21 - Đông Sơn đại tướng Đỗ Thanh Nhơn đã chết như thế nào ?

pdf 215 trang cucquyet12 2300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "21 - Đông Sơn đại tướng Đỗ Thanh Nhơn đã chết như thế nào ?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdf21_dong_son_dai_tuong_do_thanh_nhon_da_chet_nhu_the_nao.pdf

Nội dung text: 21 - Đông Sơn đại tướng Đỗ Thanh Nhơn đã chết như thế nào ?

  1. 21 - ĐÔNG SƠN ĐẠI TƯỚNG ĐỖ THANH NHƠN ĐÃ CHẾT NHƯ THẾ NÀO ? Đỗ Thanh Nhơn (nhiều người đọc trại ra Đỗ Thành Nhơn), vốn người huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên, nhưng từ năm Ất Mùi (1775) thì vào Gia Định để theo phò chúa Duệ Tông Nguyễn Phúc Thuần (1765 - 1777) và sau đó thì phò chúa Nguyễn Phúc Ánh.
  2. Đỗ Thanh Nhơn sinh năm nào không rõ, chỉ biết khi Duệ Tông Nguyễn Phúc Thuần còn ở Phú Xuân, ông đã là võ quan bậc thấp, chức Hữu Đội trưởng. Năm 1775, lúc Duệ Tông Nguyễn Phúc Thuần chạy đến Trấn Biên (vùng tương ứng với đất các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay – NKT), tuy đã có cho triệu tướng Tống Phúc Hiệp đem quân đến cứu viện, nhưng Tống Phúc Hiệp không thể nào tới kịp. Nhân cơ hội đó, Đỗ Thanh Nhơn họp binh ở Ba Giồng, được hơn ba ngàn người, xưng là Đông Sơn Đại tướng quân và lấy danh nghĩa đó để giúp rập Duệ Tông. Đỗ Thanh Nhơn xưng là Đông Sơn Đại tướng quân, trước tiên là đế tỏ rõ sự đối nghịch hết sức sâu sắc với Tây Sơn, như phương Đông đối với phương Tây, chẳng có chút
  3. gặp gỡ nào cả. Do lập được chút ít chiến công, Đỗ Thanh Nhơn được chúa Duệ Tông phong cho chức Ngoại hữu Chưởng doanh, tước Phường Quận công. Bấy giờ, có tướng của Tây Sơn là Lý Tài, vốn gốc người Hoa, trước khi tham gia phong trào Tây Sơn, từng kiếm sống bằng nghề buôn bán. Đi với Tây Sơn được một thời gian, Lý Tài đã làm phản, theo về với tướng của Duệ Tông là Tống Phúc Hiệp. Khi Tống Phúc Hiệp được lệnh của Duệ Tông, kéo quân vào Gia Định, thì Lý Tài cũng đi theo. Duệ Tông muốn thu dùng Lý Tài, nhưng Đỗ Thanh Nhơn nói : - Lý Tài chẳng qua cũng chỉ là loài chó, loài heo, có dùng cũng vô ích mà thôi. Bởi lời này, Lý Tài và Đỗ Thanh Nhơn hiềm khích với nhau. Đến khi Tống
  4. Phúc Hiệp mất, Lý Tài đem quân chiếm giữ núi Châu Thới (ngọn núi nhỏ, nằm ở vùng tiếp giáp giữa Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh ngày nay - NKT) để chống lại Đỗ Thanh Nhơn. Nhưng, Lý Tài vừa bị quân Tây Sơn lẫn quân Đông Sơn tấn công nên đại bại. Sau, quân Đông Sơn của Đỗ Thanh Nhơn đã giết được Lý Tài, và cũng kể từ đó, Đỗ Thanh Nhơn luôn được hầu cận để phò tá Nguyễn Phúc Ánh. Mùa xuân năm Canh Tí (1780). Đỗ Thanh Nhơn được Nguyễn Phúc Ánh phong làm Ngoại hữu Phụ chính Thượng tướng quân. Và, đúng một năm sau, vào mùa xuân năm Tân Sửu (1781), Đỗ Thanh Nhơn đã bị Nguyễn Phúc Ánh giết chết, quân Đông Sơn từ đó cũng bị giải thể và phân tán đi mỗi bộ phận một ít.
  5. Tại sao Đỗ Thanh Nhơn bị giết và đã bị giết như thế nào. Chuyện này được sách Đại Nam chính biên liệt truyện (Sơ tập, quyển 27) ghi như sau : "Trước, (Đỗ) Thanh Nhơn tự phụ là người vừa có tài lại vừa dũng cảm hơn thiên hạ, trong tay lại có quân lính Đông Sơn, cho nên vẫn ngấm ngầm làm chuyện ngang ngược và lộng quyền. Từ lâu có chút công lao tôn phò, hắn lại càng kiêu căng hơn. Hắn tự cho mình có quyền sinh sát, cho ai sống, bắt aichết, hoặc giả là ban chức tước cho ai tất tất đều ở hắn mà ra cả. Thậm chí, hắn còn tự ý cắt bớt sự chi dùng trong cung, không chịu cung đốn đầy đủ, đến cả ngày kị ở Hưng Miếu mà hắn cũng không dâng lễ vật, khiến Thế Tổ ta (chỉ Nguyễn Phúc Ánh - NKT) phải bỏ của nhà ra sắm sửa lấy. Trong đám tay
  6. chân, hễ hắn thấy ai nặng lòng với mình thì tự tiện cho lấy theo họ của hắn. Xử tội thì dùng cực hình, hắn dám thiêu người sống, bắn giết cả đàn bà đang có thai ai ai nghe chuyện cũng đều nghiến răng tức giận. Khi Tây Sơn vào lấn cướp (chỉ việc Tây Sơn tấn công vào Gia Định- NKT), hắn lén đem quân vào núi để đầu hàng và làm phản, nhưng mưu ấy không thành. Vua (chỉ Nguyễn Phúc Ánh, sau này là Hoàng đế Gia Long - NKT) nghĩ hắn là người có công nên vẫn ưu đãi, dung túng. Vua thân đến nhà riêng mà (Đỗ) Thanh Nhơn cũng không hiếu kính giữ lễ, đã thế, bọn tay chân của hắn lại phụ họa thêm, không còn biết kiêng sợ, chỉ rắp tâm làm điều trái phép mà thôi. Bấy giờ, có quan Chưởng cơ là Tống Phúc Thiêm mật tâu với Vua xin trừ bỏ hắn là tên giặc ở cạnh Vua. Vua cho
  7. là phải, nên giả vờ bị bệnh rồi sai triệu (Đỗ) Thanh Nhơn vào bàn việc, nhân đó sai võ sĩ bắt và giết đi. Bè đảng của (Đỗ) Thanh Nhơn là bọn Võ Nhàn, Đỗ Bảng lại chiếm cứ ở Ba Giồng để làm phản. Vua sai các tướng tiến đánh, bắt được bọn (Võ) Nhàn và giết đi. Lũ còn lại đều bị đánh tan cả". Lời bàn : Thật sự muốn tận tâm dốc sức chống Tây Sơn nhưng lại cao ngạo coi thường và nói lời xúc phạm đến người cùng phe chống Tây Sơn như mình, việc ấy chỉ có kẻ lòng dạ nhỏ nhen và nhận thức kém cỏi mới làm, và một khi đã làm hậu quá sẽ ra sao, không nói cũng rõ. Đông Sơn Đại tướng quân, ngài đã chỉ vị trí của ngài trong bảng sắp hạng thứ bậc nhân cách, hậu thế đỡ mất công cân nhắc nữa, đa tạ ngài lắm lắm.
  8. Trước là Duệ Tông Nguyễn Phúc Thuần, sau là Nguyễn Phúc Ánh, dùng Đỗ Thanh Nhơn chẳng qua là để tăng vây cánh cho mình, để mình có người phò tá lên ngôi chí tôn, chớ đâu phải để nghe những lời nói cao ngạo, đâu phải để nhìn những việc làm thất lễ ? Kể ra, lời mật tấu của Tống Phúc Thiêm cũng đáng xếp vào hàng đại ác, nhưng, có suy gẫm thật lâu mới thấy, lời là lời của Tống Phúc Thiêm còn như ý là ý của Nguyễn Phúc Ánh, và cơ sở nảy sinh các lời và ý ấy lại chính là hành trạng của Đỗ Thanh Nhơn.
  9. 22 - GƯƠNG HIẾU THẢO CỦA NGUYỄN VĂN TRÌNH Báo hiếu là đại đạo của muôn thuở nhưng lại cũng chính là nghĩa thường của tất cả mọi người , bởi vì thiếu nó, con người sẽ chẳng còn là con người nữa. Nhưng, khi mà ai cũng dốc lòng báo hiếu thì sự nổi danh với đạo hiếu ở đời chẳng phải là dễ chút nào. Hẳn nhiên, không ai báo hiếu cốt để được nổi danh, nhưng sự hiếu thảo đến một mức nào đó thì thiên hạ
  10. sẽ biết tới, sử sách sẽ trân trọng ghi tên, lưu tiếng thơm cho muôn thuở. Đọc Đại Nam chính biên liệt truyện ( Sơ tập, quyển 29), thấy Nguyễn Văn Trình là một người như vậy. Sách trên viết về Nguyễn Văn Trình như sau : "Nguyễn Văn Trình. người huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An (nay, đất huyện Quỳnh Lưu thuộc tỉnh Nghệ An - NKT). Ông tính khí hiền hậu và cẩn thận lại rất có hiếu. Mẹ ông bị bệnh đau bụng đã lâu mà không khỏi, thầy thuốc đến khám, nói rằng : - Đấy là bởi ăn phải thịt chim công, nay chỉ có lấy được bao tử con nhím về ăn mới mong hết được. (Nghe vậy, Nguyễn Văn) Trình một mình vào núi, rình bắt nhím mãi mà không được, buồn quá, bèn cầu khấn các thần
  11. giúp sức. Quả nhiên đêm đến nằm mộng, thấy thần nói rằng : - Ngươi vì thương mẹ mà đi tìm thuốc, chẳng sợ gì ác thú cả, đó là hiếu thảo. Vậy, ta cho ngươi một con nhím. Ngày hôm sau, ông bắt được một con nhím ở phía đông ngôi miếu đem về làm thuốc thì bệnh của mẹ ông khỏi liền. Năm Minh Mạng thứ ba (tức năm 1822 - NKT), cha ông bị giặc bắt (không rõ giặc đây là ai - NKT). Chúng bắt gia đình ông phải chuộc bằng 150 lạng bạc. (Nguyễn Văn) Trình bán hết gia sản mà cũng chỉ được có 90 lạng, đem tới xin chuộc cha về. Giặc cho là số bạc chưa đủ, muốn đem giết cha ông đi. (Nguyễn Văn) Trình kêu khóc, xin được chết thay cha, giặc thấy ông là người chí hiếu, bèn tha cho cả hai cha con ông về. (Nguyễn Văn) Trình cõng cha
  12. về phủ thành và lo buôn bán để kiếm tiền phụng dường cha. Khi cha mất, ông làm nhà ở trên mộ để canh giữ. Sau khi đoạn tang, ông đem hài cốt của cha về làng, lo an táng rất đúng lễ, chẳng hề so đo tính toán với anh em trong nhà. Năm Minh Mạng thứ mười một (tức năm 1830 - NKT), Nhà vua thưởng cấp cho ông nhiều gấm, đoạn và bạc, cùng với một tấm biển để tuyên dương". Lời bàn : Thấy thuốc chẩn bệnh đúng sai thế nào, sự ấy bất quá chỉ để làm cho chuyện này thêm chút li kì mà thôi. Có đến Quỳnh Lưu mới biết tìm nhím ở đất Quỳnh Lưu chẳng dễ, và có biết việc chẳng dễ ấy mới kính phục đức hiếu thảo của Nguyễn Văn Trình. Bởi thương mẹ và quên cả nguy hiểm, quên cả việc có thể bị thú dữ hại mình
  13. trong rừng bất cứ lúc nào, đức hiếu thảo ấy quả là phi thường. Chuyện có thêm một vị thần giúp sức cho Nguyễn Văn Trình, chẳng qua là để tỏ rằng, việc làm của Nguyễn Văn Trình, đến cả thần nhân cũng phải cảm động đó thôi. Có được đứa con như vậy, bảo bà mẹ nào lại không vui sướng mà khỏe ra, mà hãnh diện với đời ? Tìm thuốc cứu mẹ, Nguyễn Văn Trình đã khiến cho thần nhân cảm động mà giúp sức. Dốc hết gia tài để chuộc cha, lại còn xin chết để cho cha được sống, Nguyễn Văn Trình đã khiến cho cả bọn tống tiền bất lương cũng phải chùn tay. Hóa ra, sức thuyết phục lớn lao nhất của muôn thuở vẫn là tấm lòng. Như Nguyễn Văn Trình, bảo vua Minh Mạng không khen thưởng thế nào được ?
  14. 23 - THÂN MẪU CỦA VUA TỰ ĐỨC SỐNG NHƯ THẾ NÀO ? Vua Tự Đức sinh ngày 25 tháng 8 năm Kỉ Sửu (1829), lên ngôi từ tháng 10 năm 1847, mất ngày 16 tháng 6 năm Quý Mùi (1883), thọ 54 tuổi. Vua Tự Đức là con thứ của vua Thiệu Trị (1841- 1847), thân mẫu là bà Phạm Thị Hàng, con gái của quan Lễ bộ Thượng thư, Cần Chính Điện Đại học sĩ, Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, quê ở Tân Hòa, Gia Định (nay là
  15. vùng Gò Công, Tiền Giang). Bà Phạm Thị Hàng sinh ngày 9 tháng 5 năm Canh Ngọ (1810). Ngay từ thuở bé, bà đã nổi danh là người giàu lòng hiếu thảo. Năm Quý Mùi (1823), lúc mới 18 tuổi, bà được chọn vào cung và được hoàng tộc cho tác hợp với Nguyễn Phúc Miên Tông, người về sau làm vua, đặt niên hiệu là Thiệu Trị. Việc tuyển chọn này do đích thân bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (bà nội của vua Thiệu Trị) tiến hành. Nhờ có đức lại khéo biết cư xử, bà Phạm Thị Hàng được sách phong đến Quý phi. Vua Thiệu Trị mất, vua Tự Đức lên nối ngôi. Ngày 15 tháng 4 năm Kỉ Dậu (1849), bà được tôn phong là Hoàng thái hậu, mĩ hiệu là Từ Dụ. Nguyên nghĩa, từ là tình thương của người trên đối với kẻ dưới, trong nhà, mẹ cũng thường được gọi là từ , còn dụ có
  16. nghĩa là giàu có, đầy đủ, lại cũng có nghĩa là khoan thai. Tuy nhiên, ta vẫn thường quen đọc là Từ Dũ, dẫu rằng trong Hán tự, chữ Dũ với chữ Dụ rất khác nhau. Bà Từ Dụ mất ngày 5 tháng 4 năm Thành Thái thứ mười ba, tức năm Nhâm Dần (1902) hưởng thọ 92 tuổi. Bà là người thọ nhất trong lịch sử các bà hoàng của nước ta. Mỗi thời có một quan niệm đạo đức khác nhau. Trong thế kỉ XIX, bà Từ Dụ được coi là một mẫu mực của đạo đức hoàng gia. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện (Nhị tập) đã dành trọn quyển 2 và quyển 3 để chép chuyện về bà. Nay, xin trích hai đoạn nói về nếp sống của bà trong hoàng cung như sau : "Thái hậu từ khi ra ở cung Gia Thọ (tức là ngày 15 tháng 4 năm 1849 – NKT),
  17. triều đình vẫn lấy những của ngon vật lạ trong khắp thiên hạ để phụng dưỡng, nhưng bà rất kiệm ước, mọi thứ vật dụng và ăn mặc đều mộc mạc, chẳng khác gì trước đó cả. Bà thường nói rằng : - Ta tự xét là chẳng làm được điều gì có ích cho nhà nước nữa, cho nên, việc gì cũng phải tiết kiệm, không dám phung phí. Bấy giờ có lệ tiến sáp vàng (tức đèn cầy tốt, làm bằng thứ sáp quý, màu vàng - NKT) vào cung, nhưng Thái hậu đốt rất hà tiện, vì thế mà thừa ra, sai cất vào kho. Bà nói : - Ta còn nhớ gia tư ta hồi ta còn nhỏ cũng chẳng dư dả gì, dầu đèn chẳng đủ để thắp thâu đêm. Nay nhờ trời và nhờ phúc ấm của các bậc tiên đế mà có bốn biển, mà trở nên sang giàu đó thôi. Một sợi tơ, một hạt thóc cũng đều là máu mỡ của dân, nếu
  18. lãng phí thì trước đã không ích lợi gì, sau lại mang điều xấu rất đáng tiếc, chi bằng cất giữ để nhà nước chi dùng. Thái hậu còn cho hay, những lụa là, gấm đoạn và châu ngọc được cung tiến từ trước, đều giao chứa vào kho chớ chưa từng dùng đến, vì tính của Thái hậu không thích lòe loẹt chớ không phải là dè sẻn đến quá mức đâu. Vua vào trong cung, thấy trong các thứ ngự dụng của Thái hậu, có cái quạt giấy nan tre đã cũ, chén bát ăn cơm thì dùng đã lâu ngày, có cái rạn vỡ, bèn sai người hầu đi đổi cái khác, nhưng Thái hậu không cho. Vua lại thấy cái túi đựng hạt thủy tinh để xoa mắt đã cũ, xin đem đổi cái túi mới, Thái hậu nói rằng : - Cái hạt thủy tinh để xoa mắt chỉ làm cho mắt hơi mát mà thôi, việc chữa trị
  19. không công hiệu lắm. (Thời ấy, người ta quan niệm rằng, nếu lấy hạt thủy tinh, loại to như hòn bi trẻ con ngày nay chơi đem xoa đều vào mắt thì mắt sẽ sáng ra - NKT). Nếu đem đổi cái mới thì để lâu nó cũng cũ đi, chi bằng cứ để nguyên cái cũ đổi mà làm gì ? Những sự kiệm ước (của Thái hậu) đại loại là như thế." Thái hậu thường ngăn cản họ ngoại, không cho cầu xin. Bấy giờ có người trong họ không chăm học nhưng lại xin làm Thị vệ. Thái hậu nghe được, nói rằng : - Người trong làng trong họ, lo gì không hiển đạt, chỉ sợ không có tài mà thôi. Trước đã thương cấp tiền gạo và làm nhà cửa, khiến có điều kiện để chuyên tâm học hành, để may mà đỗ đạt thì cũng là làm rạng danh cho nhà. Nào ngờ, hắn chỉ
  20. như cây gỗ mục, không thể đem mà đục hay chạm gì được lười việc học hành mà dám cầu cạnh, phụ ý tác thành của ta. Vả chăng, Thị vệ cũng là chức vụ, lẽ đâu lạm bổ được. Người trong làng trong họ, nếu được bổ làm quan thì cũng chỉ vâng mệnh chầu hầu, đâu được bắt đi tòng quân dự việc ở xa. Giá như cứ hễ xin là được thì chẳng lẽ người trong làng trong họ, ai cũng làm quan hay sao ? Việc ấy thực là trái với ý của thân già này. Có người tố cáo rằng, người trong làng trong họ (của Thái hậu) tham nhũng. Việc đến tai, Thái hậu nói với Vua rằng : - Người trong làng trong họ vốn chẳng có công trạng gì, may nhờ gia ấm mà được bổ làm quan. Vậy, phải cẩn thận giữ phép tắc, bảo vệ cho tròn gia ấm nhưng cũng phải làm sao để cho người trong làng trong
  21. họ không phạm pháp, không làm những điều xấu xa nữa. Vua sai triệu người ấy đến kinh để răn bảo, nói rõ lần sau mà còn tái phạm thì sẽ nghiêm trị". Lời bàn : Không quên quá khứ của mình, điều ấy thoạt nghe thì tưởng là rất bình thường, nhưng xem ra không phải ai cũng có thể sống như thế được, thậm chí, ngay cả khi cảnh nghèo hèn chưa hẳn đã qua, người ta đã vội vã đẩy nó vào dĩ vãng. Bà Từ Dụ nhớ rất rõ quá khứ của mình, nhưng nhớ không phải để mà nhớ, quan trọng hơn, nhớ để sống sao cho thanh đạm và giản dị, biết quý sức lao động của người đã cung đốn của cải cho mình. Dân thường mà như thế đã đáng khen, ở ngôi sang cả như bà lại càng đáng khen hơn
  22. nữa. Thời ấy có câu : Một người làm quan cả họ được nhờ. Xem ra, với họ hàng của bà ở đất Gò Công, câu này chưa được đúng. Bà.sẵn lòng giúp người, nhưng giúp là để tạo điều kiện cho họ vươn tới chớ không phải giúp để biến họ thành kẻ đục khoét của dân. Đáng kính thay !
  23. 24 - AN THƯỜNG CÔNG CHÚA VỚI MÓN ĐUÔI DÊ VÀ NẦM DÊ Vua Minh Mạng (1820 - 1840) có tất cả 78 Hoàng tử và 64 Công chúa, tồng cộng là 142 người con. An Thường là Công chúa thứ 4 của Nhà vua, do bà Mỹ Nhân người họ Nguyễn Văn, quê Gio Linh, Quảng Trị sinh hạ vào mùa hè năm Đinh Sửu (1817). Lúc đầu, Công chúa có tên là Nguyễn Thị Tam Xuân, sau mới gọi là Nguyễn Thị Lương Đức. Trong số các
  24. con của vua Minh Mạng, An Thường Công chúa là người nổi danh hiếu thảo hơn cả. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện (Nhị tập, quyển 9) có chép mẩu chuyện rất cảm động về bà như sau : “Khi mới sinh ra, Công chúa đã đĩnh ngộ lạ thường, lại giàu lòng hiếu thảo, Nhà vua thương lắm. Năm Công chúa lên chín tuổi, đúng dịp tiết Vạn Thọ thì thân mẫu bị bệnh, Công chúa đành phải theo các Hoàng nữ vào hầu cơm. Bấy giờ, có vị đại thần dâng tiến món đuôi dê và nầm đê (nầm dê là món nắm sữa của con dê cái - NKT), Vua liền ban cho các Hoàng nữ món này. Công chúa (An Thường) chỉ ngậm mà không nhai nuốt. Vua lấy làm lạ, liền hỏi nguyên do thì Công chúa liền đứng dậy thưa : - Thân mẫu của thần đang bị bệnh,
  25. không được đội ơn đến dự mà thần thì trộm nghe món này rất bổ nên không nỡ ăn, muốn để phần cho thân mẫu. Vua rất khen, và lại càng cho là lạ, hèn cho riêng một đĩa, sai mang về cho thân mẫu. Tả hữu đều cảm động và khen ngợi, có người chảy cả nước mắt. Lúc đã bắt đầu lớn, (Vua) cho (Công chúa) ra ở điện Trinh Minh, sai nữ quan dạy cho biết về sử sách và đại lược về nữ công. Năm Minh Mạng thứ chín (tức năm 1828 - NKT), mùa hạ, tháng tư bởi nữ tì ở điện Trinh Minh giữ lửa bất cẩn, đang đêm mà có hỏa hoạn, lửa thiêu hết cả màn trướng. Công chúa hoảng sợ thức dậy, kêu người trực đi cứu chữa rồi tự mình đốc suất việc này. Vua đi thăm Thuận An về, nghe tâu lại sự thể, vừa ngợi khen vừa thưởng cho ba lạng vàng".
  26. “Năm (Minh Mạng) thứ mười lăm (tức năm 1834 - NKT), Vua đi tuần phương Nam, sai (Công chúa) đến hầu cung Từ Thọ (nơi ở của Thuận Thiên Cao Hoàng hậu, thân mẫu của vua Minh Mạng - NKT). Công chúa lúc nào cũng tươi tỉn, Từ Cung (chỉ bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu - NKT) rất lấy làm vui, thường cho gọi đến để cùng vui chơi. Trở về, Nhà vua thưởng (cho Công chúa) một tấm thẻ bài để đeo, làm bằng ngọc màu mỡ dê, có dây thao rủ xuống. Năm (Minh Mạng) thứ mười tám (tức là năm 1837 - NKT), thân mẫu qua đời, Công chúa thương xót, để cho thân xác gầy còm. Năm (Minh Mạng) thứ hai mươi mốt (tức năm 1840 - NKT) Vua không được khỏe. Công chúa thân sắc thuốc và nấu cháo để dâng tiến, sớm hôm hầu hạ không mỏi. Vua mất, Công chúa
  27. thương xót đến ngất đi, tưởng là tắt thở. Hiến Tổ (tức vua Thiệu Trị - NKT) vẫn thường lấy cháo của Vua ăn còn lại đem cho, dụ bảo nên bớt sự thương xót (kẻo xuống sức mà có hại). Công chúa lại thường cung kính đến cung Từ Thọ thăm hỏi. Khi đem Vua đi mai táng, Công chúa theo hầu bàn thờ và sau lại chực hầu đền thờ ở lăng, trọn cả ba năm chưa từng cười đùa. Năm Thiệu Trị thứ nhất (tức năm 1841 - NKT), Vua ban cho các sách (Đại Nam) thực lục tiền biên và Tư trị thông giám mỗi loại một bộ. Sau, (Vua đem Công chúa) gả cho (Phan) Văn Oánh là con trai thứ tư của Chưởng Nghĩa Hầu Phan Văn Thúy, người ở Thuận Xương, Quảng Trị. Từ ngày vu quy, tình vợ chồng rất đằm thắm, Công chúa chẳng hề tỏ vẻ là con
  28. vua, biết kính thờ mẹ chồng, lo việc dạy con và giữ đức khuê môn". Lời bàn : Con vua Gia Long phần nhiều là ngổ ngáo, con vua Minh Mạng nói chung là tốt hơn, được giáo dục cẩn thận hơn, nhưng có được cái tâm đáng quý như An Thường Công chúa thì không phải là nhiều. Có lẽ cũng chính vì vậy mà sử đã trân trọng ghi lại vài nét đại lược về đức độ của An Thường Công chúa. Miếng ngon của vua cha ban mà cũng không dám ăn chỉ vì thương thân mẫu của mình cũng chưa từng được ăn, lại đang khi bị bệnh, cần được bổ dưỡng hành vi ấy thật khó có thể tin là của một cô Công chúa mới chín tuổi đầu, cho nên, vua cha kinh ngạc và mừng vui, quần thần cảm động mà rơi cả nước mắt, tất cả, chẳng có gì là khó hiểu cả. Sử chép việc An Thường Công
  29. chúa đã kính cẩn giữ lễ thờ thân mẫu và vua cha, nhưng giá thứ không chép thì ai cũng tin là An Thường Công chúa sẽ làm như vậy. Tấm lòng vàng ấy, đâu dễ gì phai. Con vua mà chẳng hề tỏ vẻ mình là con vua, việc này cũng không phải dễ gì làm được. Bao kẻ thấp hèn vẫn cố tìm đủ mọi cách để chối bỏ thành phần xuất thân, ngoi lên với bất cứ giá nào, miễn sao được coi là danh giá trong nhất thời đó thôi. Muôn đời vẫn thế : chớ băn khoăn với địa vị của mình mà hãy nên thường xuyên lo nghĩ việc giữ gìn phẩm giá của mình, bởi vì người có địa vị cao vẫn có thể bị chê trách và khinh bỉ, nhưng tất cả những người có phẩm giá cao thì không bị như thế bao giờ.
  30. 25 – LỜI SỚ CỦA NGUYỄN ĐĂNG TUÂN Nguyễn Đăng Tuân người huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, sinh năm Nhâm Thìn (1772), mất năm Giáp Thìn (1844) thọ 72 tuổi. Ông làm quan trải thờ ba đời vua là Gia Long (1802 - 1819), Minh Mạng (1820 - 1840) và Thiệu Trị (1841 – 1847). Thời Gia Long, ông từng được trao chức Phó Tổng tài, tham gia chỉ huy biên soạn bộ luật nổi tiếng của triều Nguyễn mà ta quen gọi là Luật Gia Long. Thời Minh Mạng, ông được trao chức Tả Tham tri bộ
  31. Lễ . Nhận chức được ít lâu, ông xin về nghỉ hưu và được Nhà vua chấp thuận, nhưng rồi thấy chỉ có ông mới uốn nắn được các Hoàng tử nên Nhà vua lại triệu ông về kinh đô, trao chức Sư bảo. Nhận chức này, ông từng nói thẳng với Nhà vua rằng các Hoàng tứ phần nhiều là vô lễ, vì thế, phải nghiêm khắc giáo dục mới mong nên người. Nhà vua đồng ý, và cũng chính vì vậy mà ông phải giữ chức này mãi cho đến năm 1842. Bấy giờ, ông lấy cớ đã 70 tuổi, xin về nghỉ hưu hẳn ở quê nhà. Vua Thiệu Trị chấp thuận nhưng thỉnh thoảng vẫn cho người tới thăm hỏi và cho phép ông được tâu trình những điều can hệ đến chính sự quốc gia. Ông nghỉ hưu được hai năm thì mất tại quê nhà. Vua Thiệu Trị truy tặng ông hàm Thiếu sư, ban tên thụy là Văn Chính, hậu cấp việc ma táng, đồng thời sai
  32. khắc ghi công trạng của ông vào bia đá và dựng ngay tại quê nhà của ông. Vua Tự Đức (1848 - 1883) còn sai quan sở tại làm nhà thờ và hàng năm lo việc cúng tế ông. Bình sinh, Nguyễn Đăng Tuân là người nghiêm cẩn và rất say mê đọc sách. Con cháu ông như Nguyễn Đăng Giai, Nguyễn Đăng Hành đã nối được chí lớn của ông, đỗ đạt cao và để lại tiếng tốt cho đời. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện (Nhị tập, quyển 13) đã chép khá nhiều chuyện về ông, trong đó có đoạn chép về lời sớ khá dài như sau : “Năm (Thiệu Trị) thứ tư (tức năm 1844 - NKT), Vua sai quan ở Nội Các mang sắc thư đến nhà (Nguyễn Đăng Tuân) để hỏi thăm sức khỏe, đồng thời, ban cho ông được hưởng thực thụ hàm Vinh Lộc Đại phu, Hiệp Biện Đại học sĩ, và hàng
  33. năm cho được hưởng một nửa số bổng lộc của hàm mới này (để dưỡng hưu), lại cho một người con thứ được tập ấm làm chức Tư vụ, cho cháu là Cử nhân (Nguyễn) Đăng Hành được ở nhà để chăm nom. (Nguyễn) Đăng Tuân dâng sớ, khẩn thiết chối từ, đại lược nói rằng : - Thần chỉ là con nhà thường dân, may mà được làm quan, rồi được dự quyền ngang với hàng Tòng nhất phẩm, đã không còn làm được việc gì nữa, chỉ chống gậy ở làng vui xem cảnh thái bình, như thế là đã quá may mắn mà được vượt khỏi phận mình rồi, dám đâu thần ở đồng nội mà ngồi bậc cao, chẳng hề có thực công, chỉ nhờ ơn sâu mà được đặc cách, lòng thần chẳng thể yên. Đó là một chuyện. Thần làm quan trải thờ ba triều, lương bổng tích trữ lâu năm và cha ông của thần còn để lại cho
  34. thần hơn 100 mẫu ruộng, đủ lo sinh nhai, nhà cửa đâu đến nỗi thiếu thốn, đã thế, thần còn nhiều lần được ban bạc, lụa rắt hậu hĩ, cộng lại cũng đủ nuôi tuổi già thừa thãi. Con của thần là (Nguyễn) Đăng Giai hiện cũng đang được hưởng lương hàng Tòng nhị phẩm, hàng năm vẫn gửi về biếu thần một nửa để góp thêm chi phí về củi, gạo. Nay, con thứ của thần là (Nguyên Đăng) Đạt được thụ ấm và cháu đích tôn là (Nguyễn) Đăng Hành cũng được ở nhà để lo chăm nom cho thần, vậy thì hết thảy mọi thứ phụng dưỡng đã đầy, đồ mặc không phải lo, thức ăn còn thừa chứ chẳng bận tâm về sự thiếu. Vậy mà còn nhận lộc quá nhiều, khiến lòng thần không được yên. Đó là hai chuyện. Vả chăng, thần vẫn nghe cổ nhân nói rằng : Làm gì cũng phải tích đức về sau, đức lớn của người làm quan để lại
  35. cho con cháu chính là sự thanh bạch. Tấm lòng của thần từ trước tới nay ra sao, chắc thánh minh đã soi thấu. Nay, nếu nhờ ơn thánh thượng rủ lòng thương xót mà cho được hưởng một nửa lương bổng hàng năm, thì thần chỉ xin lãnh một kì để gọi là vinh hạnh được Vua ban và làm sáng tỏ ý khuyến khích kẻ bề tôi trung hiếu mà thôi. Còn như việc thưởng cho chức hàm cùng các khoản lương bổng từ sang năm trở về sau thì xin (thánh thượng) chuẩn cho ý của thần là xin được miễn nhận. Có như thế mới không phương hại đến việc ban thưởng của nước nhà mà con cháu của thần cũng đời đời được nhờ phúc ấy, vui đắp phúc trạch cho nhà, tức là đã được chịu ơn vua không biết gấp bao nhiêu lần rồi vậy". Lời bàn : Làm quan mà suốt một đời được vua tin đã là khó, được vua tin mà ủy
  36. thác việc dạy dỗ Hoàng tử thì lại càng khó hơn. Dám nói con vua là vô lễ để dạy theo cách dạy những kẻ vô lễ, Nguyễn Đăng Tuân quả là khí khái và dũng cảm hơn người. Phàm là người, ai chẳng thích có tiền tài và địa vị. Nguyễn Đăng Tuân một đời làm quan cũng là để thỏa nỗi ham muôn bình thường đó thôi. Nhưng, khác với nhiều người, Nguyễn Đăng Tuân chỉ nhận những gì mình đáng nhận, kiên quyết chối từ tất cả những gì mình không đáng được nhận. Việc ấy, quả là rất khó làm, các vị quan xưa lại càng khó làm hơn nữa, bởi thế, sử mới chép chuyện này. Làm thầy các vị Hoàng tử, miệng từng nói bao lời tốt đẹp giữa hoàng cung, việc ấy có tài và được vua tin mà trao chức là có thể làm được. Nhưng, xử sự như
  37. Nguyễn Đăng Tuân đã xử sự, phải thực sự là người có đức lớn mới có thể xử sự được.
  38. 26 - TRƯƠNG ĐĂNG QUẾ VỚI VỤ MẤT TRỘM Ở NHÀ CÔNG CHÚA AN NGHĨA Trương Đăng Quế người huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nhưng tiên tổ của ông lại là người huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, di cư vào Nam năm 1623. Trương Đăng Quế là người đỗ Cử nhân đầu tiên của Quảng Ngãi. Ông làm quan trải thờ ba đời vua là Minh Mạng (1820 - 1840),
  39. Thiệu Trị (1841 - 1847) và Tự Đức (1848 - 1883). Tuy hoạn lộ cũng có lúc thăng lúc trầm, nhưng nhìn chung, Trương Đăng Quế luôn được vua yêu, đồng liêu kính nể. Bình sinh, ông là người thẳng thắn và vô tư. Chính vì thẳng thắn mà thi thoảng ông bị quở trách, nhưng cũng chính vì vô tư mà chẳng bao lâu sau đó, ông lại được tin dùng. Năm 1849, Trương Đăng Quế gặp phải một chút rắc rối nho nhỏ do vụ mất trộm ở nhà Công chúa An Nghĩa. An Nghĩa là Công chúa thứ mười của vua Gia Long, tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Ngôn, sinh năm Giáp Tí (1804), mất năm Bính Thìn (1856). Năm 1823, vua Minh Mạng gả Công chúa An Nghĩa cho Lê Văn An. Lê Văn An là con của Lê Văn Phong mà Lê Văn Phong là người được hưởng quyền thừa tự Lê Văn Duyệt. Năm 1835, vì vụ án
  40. Lê Văn Duyệt, Lê Văn An cũng bị xử tử. Công chúa An Nghĩa sống trong cánh éo le như vậy nên cũng bị ức hiếp, thậm chí, có khi còn bị quan lại cấu kết với bọn bất lương để làm khó, làm dễ. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện (Nhị tập, quyển 21) có đoạn viết về thực tế này như sau : "Năm (Tự Đức) thứ hai (tức năm 1849 - NKT), bắt đầu đặt Viện Tập Hiền, (Trương) Đăng Quế được sung làm Kinh Diên Giảng quan. Một hôm, khi đã giảng xong, Vua truyền cho (Trương) Đăng Quế ở lại chiếu giáng, cho uống trà và bàn luận đạo trị nước của cố kim. Bấy giờ, nhà Công chúa An Nghĩa mất trộm. Viên quan phủ của phủ Thừa Thiên đã chỉ tên và hặc tội của viên quan làm việc ở Nội Các là Nguyễn Tấn, cho rằng (Nguyễn Tấn) đã
  41. thông đồng với kẻ trộm, đồng thời nói thêm là Quản vệ Lê Mậu Hạnh tuy biết rõ kẻ trộm nhưng không chịu bắt để giải tội. Bộ Hình tra xét thấy có nhiều chỗ hàm hồ nên cũng có ý dung túng. (Trương) Đăng Quế cố chấp, tâu vua xin đem bọn (Nguyễn) Tấn cùng với (Lê) Mậu Hạnh cách chức, để xét hỏi lại. Quan giữ chức Đô sát Phó Ngự sử viện là Bùi Quỹ hặc tội (Trương Đăng Quế) cho là (Trương Đăng) Quế tự tiện chuyên quyền. Vua nói : - (Trương) Đăng Quế là vị cố mệnh của hai triều trước, một lòng giữ sự thẳng thắn của kẻ tôi trung, chấp tâu việc ấy cũng là do ý định trừ gian cấm ác mà ra. Bởi nhất thời suy nghĩ chưa chu đáo nên xem ra có vẻ nặng ý riêng, chớ chuyên quyền tự tiện thì đâu đến nỗi, nói quá là không nên. Viên đại thần này (chỉ Trương Đăng Quế -
  42. NKT) là người thông thạo mọi việc, lẽ đâu lại có lòng dạ như vậy ? (Nói rồi), giáng (Bùi) Quỹ xuống hai cấp". Lời bàn : Thời mà cả đến nhà của Công chúa cũng bị ăn trộm và thời mà cả quan lại của triều đình cũng thông đồng với lũ ăn trộm thì chẳng thể nói khác hơn rằng, loạn, đại loạn. Trương Đăng Quế tâu xin nghiêm trị bọn quan lại dám cả gan làm chuyện động trời là thông đồng với bọn kẻ trộm, vậy mà lời ấy lại bị chính quan giữ chức Đô sát Phó Ngự sử tên là Bùi Quỹ xếp vào loại tự tiện chuyên quyền, thương hại thay ! Vua giáng Bùi Quỹ xuống hai cấp, thế là chí phải. Vua bênh vực Trương Đăng Quế, thế cũng là chí phải. Nhưng Nguyễn Tấn và Lê Mậu Hạnh thì sao? Nếu bọn họ
  43. mà cũng được bao che như Trương Đăng Quế thì đúng là vàng thau lẫn lộn, thậm nguy, chí nguy ! Công chúa An Nghĩa mất trộm, của cải bị lấy cắp chẳng biết là bao nhiêu, nhưng nhờ chuyện này, hậu thế lại mừng vì được dịp hiểu thêm nhân cách của vua quan một thời. Ngẫm mà xem !
  44. 27 - NGUYỄN TRI PHƯƠNG BỊ NGHIÊM PHÊ Nguyễn Tri Phương sinh năm Canh Thân (1800) tại làng Chi Long huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, mất năm Quý Dậu (1873), thọ 73 tuổi. Ông bước vào hoạn lộ và được quan trên chú ý tới bởi câu chuyện tướng số khá ngộ nghĩnh. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện (Nhị tập, quyển 23) chép rằng : "Một hôm, (Nguyễn Tri) Phương đến yết kiến viên đại thần là Nguyễn Đăng Tuân. (Nguyễn Đăng) Tuân thấy (Nguyễn
  45. Tri) Phương diện mạo có vẻ lạ, bèn sai cởi áo ra để coi tướng. Xong, ông nói : - Ta coi tướng cho người đã nhiều, nhưng chưa ai có tướng tốt như ngươi và con trai ta là (Nguyễn) Đăng Giai, mà so kĩ thì tướng của ngươi còn tốt hơn tướng của con ta một bậc." Từ sau cuộc kì ngộ với Nguyễn Đăng Tuân, nhờ may mắn lại cũng nhờ có tài. Nguyễn Tri Phương đã tiến rất nhanh trên bậc thang danh vọng. Ông là một trong những nhân vật nổi bật nhất của triều Nguyễn, thời Tự Đức (1848 - 1883). Hẳn nhiên, thăng giáng và vinh nhục là sự thường của các vị quan xưa. Nguyễn Tri Phương cũng vậy. Ông từng nhiều lần bị khiển trách, bị quở phạt và bị cách chức, trong đó có hai lần bị nghiêm phê mà bộ sách nói trên đã ghi chép lại như sau :
  46. "Năm (Minh Mạng) thứ mười tám (tức năm 1837- NKT), ông được thăng làm Tham tri, sung Cơ Mật Viện đại thần, cùng với Lê Bá Tú, được vào Nội Các để xem xét các việc. Vì xem xét không kĩ, ông bị khiển trách. Vua sai quan Thượng thư là Hà Duy Phiên đem thuộc viên tới tra xét lại, bấy giờ mới biết việc một số quan xin đem vải mua của Tây dương ra bán đấu giá. (Hà) Duy Phiên nói : - Vải ấy là do trước đây triều đình phái (Nguyễn) Tri Phương đi mua, nay phần nhiều đã có vết ố bẩn, nếu đem ra bán đấu giá thì e có sự không hay. (Nguyễn) Tri Phương nghe vậy thì quát lên rằng : - Đó là việc của bọn thủ kho, sao ông khắt khe thế ? Sống chết và họa phúc là việc do vua quyết, ông nói thế, chẳng qua
  47. gây hiềm gây thù cho sau này mà thôi. (Hà) Duy Phiên đem việc này hặc tâu ông. Vua cho rằng, (Nguyễn) Tri Phương là quan nhỏ mà nói năng càn quấy, bèn giao cho bộ Hình nghị tội. Vua lại hỏi (Nguyễn) Tri Phương ngay trước mặt mọi người rằng : - Ngươi tự nghĩ xem ngươi đáng tội gì ? (Nguyễn) Tri Phương phục xuống đất kêu khóc, xin chịu tội chết. Triều đình nghị án dâng lên, khép (Nguyễn Tri) Phương vào tội mắng quan trên nên cũng buộc ông vào tội chết. Vua cho là (Nguyễn Tri) Phương cũng có công trong nhiều lần sai phái khó nhọc bèn gia ân, chỉ bắt giáng làm Thư kí ở Nội Các. Mãi đến mùa đông năm ấy (tức năm 1837 - NKT) mới được phục chức, cho làm Chủ sự, sung chức
  48. Lang Trung giúp việc ở phòng giữ ấn của Nội Các". Năm Tự Đức thứ hai mươi mốt (1868), Nguyễn Tri Phương bị nghiêm phê lần thứ hai. Lần này, lí do trực tiếp là bởi ông tâu việc trước sau không ăn khớp với nhau. Sách trên (Nhị tập, quyển 24) chép như sau : "Bấy giờ, có viên quan ở bộ Công là Viên Ngoại lang Nguyễn Văn Chất, trước từng giữ việc hiện lí của bộ này, khi được cử ra Dương Xuân, vì quá nghe lời tên giặc (Đoàn) Trưng nên bị can tội (chỉ việc vua Tự Đức cho quan đốc thúc binh lính và dân phu xây Vạn Niên Cơ, khiến xảy ra cuộc nổi dậy do Đoàn Trưng chỉ huy - NKT). Khi (Nguyễn) Tri Phương mới về kinh đô nhận việc, ông hết lời chỉ trích (Nguyễn Văn Chất), cho là kẻ xảo trá,
  49. khiến cho (Nguyễn Văn) Chất bị giáng chức. Đến khi (Nguyễn) Tri Phương về nhận việc ở bộ Công, ông lại cho (Nguyễn) Văn Chất là người làm được việc, xin đặc cách cân nhắc. Vua quở (Nguyễn Tri Phương) rằng : - Trước thì ghét bỏ, nay thì thương yêu. Mới chỉ có một người và trong một thời gian chưa lâu mà lời lẽ tâu bày trước sau đã khác thế cũng đủ biết ngươi là người thế nào. Nhưng, (Nguyễn) Tri Phương không nhận ra được rằng, đó chẳng qua là vua răn bảo, cốt tác thành cho trọn vẹn hơn, nên đã tâu rằng : - Đây hẳn là có người mật tâu, cốt để hại thần. Thần vốn bất tài ít học, lạm dự chức cao, thường lo nghĩ việc đền ơn nước. Phàm người thần tiến cử (đều cốt
  50. ích lợi cho triều đình); không hề có ý riêng tư gì. Nhưng vì tính thần vốn cương trực nên có nhiều người ghét đó thôi. Thần từng bị giam cầm, tội cũ chưa chuộc hết, nay lại phạm thêm tội mới, vậy xin giao thần cho triều đình nghị tội. Xử tội một mình thần mà khiến cho các bề tôi không công trạng gì lại bất chính và tham lam trông vào mà sợ hãi , thế là hợp với sở nguyện của thần. Vua cho là (Nguyễn Tri) Phương lầm lẫn, nói năng không phải phép, bèn sai các quan ở Nội Các và Đô Sát Viện, bày nghi trượng ở đại cung rồi sai đình thần vâng chỉ mà xét hỏi. (Nguyễn) Tri Phương liền trình bày nguyên do vì sao mình lại tâu như vậy và xin tạ tội. Vua dụ rằng : - Xưa nay, các bề tôi kì cựu biết một lòng vì nước, nếu không phạm lỗi lớn,
  51. trẫm đều bao bọc, chẳng riêng gì khanh mà ai cũng vậy. Tình trẫm đối với khanh, chẳng những dương gian mà cả đến âm phủ cũng đều rõ cả. Thần dân trong ngoài đều cho như thế là thái quá. Trẫm biết là khanh già lẫn, không chấp nhặt. Nhưng nếu bỏ qua thì người đời sau sẽ không nắm vững mà chê vua tôi ta đủ điều, ai sẽ là người lo giải thích cho ? Đình thần xin khép (Nguyễn) Tri Phương vào tội tấu đối thất lễ, để giáng hai cấp nhưng vẫn cho lưu lại chức cũ để làm việc chỉ nên thôi việc ở bộ (Công), vẫn làm cơ mật đại thần, lo việc phòng bị vùng biển và được phép dự bàn các việc của triều đình. Lời bàn : Hai lần bị nghiêm phê, trước sau cách nhau hơn ba chục năm trời, nhưng sai phạm thì cũng chẳng khác nhau
  52. bao nhiêu. Lần đầu, ông thất lễ với đại thần, lần sau, ông thất lễ với cả vua, nghĩa là lúc trẻ cũng như lúc già, Nguyễn Tri Phương thường hay mắc lỗi thất lễ. Ông gọi đó là cương trực, nhưng, có lẽ là ông đã lầm. Xem suốt hành trạng mới rõ, mỗi lần bị nghiêm phê về một lỗi lầm nào đó là Nguyễn Tri Phương lại phản ứng dữ dội, và đấy mới chính là nguyên nhân của sự thất lễ. Xem việc ông vội vã đổ lỗi cho thủ kho, việc ông tiến cử Viên Ngoại lang Nguyễn Văn Chất mà không lí giải rành rọt và việc ông nghi ai đó đã dâng lời mật tấu để hại mình cũng đủ biết tướng Nguyễn Tri Phương chưa phải là người cẩn trọng xem xét mọi lẽ. Khi có chức có quyền, người ta cảm thấy dễ ăn dễ nói, nhưng nào biết đâu rằng,
  53. bất cứ lời nào của người có chức có quyền cũng đều chịu sự phẩm bình nghiêm khắc của muôn dân.
  54. 28 - PHAN THANH GIẢN BẢY LẦN BỊ TRÁCH PHẠT Phan Thanh Giản sinh năm Bính Thìn (1796) tại làng Tân Thạnh, huyện Bảo An (nay thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Tiên tổ Phan Thanh Giản vốn gốc Trung Quốc, mới di cư sang nước ta từ cuối thời Minh, đầu thời Thanh. Lúc đầu, họ Phan định cư ở Bình Định, mãi đến khi phong trào Tây Sơn bùng nổ, họ Phan mới di cư vào Bảo An.
  55. Thuở nhỏ, Phan Thanh Giản đã nổi tiếng văn chương. Năm Ất Dậu (1825), ông đỗ Á khoa, khoa thi Hương tại trường Hương - Gia Định. Năm Bính Tuất (1826), ông đỗ Tiến sĩ, và ông là người đổ Tiến sĩ đầu tiên của đất Nam kì lục tỉnh. Phan Thanh Giản làm quan trải thờ ba đời vua là Minh Mạng (1820 - 1840), Thiệu Trị (1841 - 1847) và Tự Đức (1848 - 1883), với nhiều chức vụ quan trọng như : Thượng thư bộ Hình, Thượng thư bộ Lễ, Thượng thư bộ Hộ Thời Tự Đức, Phan Thanh Giản là Cơ mật đại thần, Hiệp biện Đại học sĩ, từng cầm đầu phái bộ sứ giả của nước ta sang Pháp. Năm Đinh Mão (1867), Phan Thanh Giản đã uống thuốc độc tự tử, hưởng thọ 71 tuổi. Từ khi ra làm quan, Phan Thanh Giản đã tiến rất nhanh trên hoạn lộ, nhưng cũng
  56. chính trên hoạn lộ, Phan Thanh Giản đã gặp không ít gian truân và cuối cùng, ông đã tự giải thoát bằng liều thuốc độc. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện (Nhị tập quyển 26) đã dành một đoạn khá dài đề viết về Phan Thanh Gián. Nay, xin theo đó để lược thuật bảy lần Phan Thanh Giản bị trách phạt như sau : - Lần thứ nhất xảy ra vào năm Minh Mạng thứ mười hai (1831). Bấy giờ có cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc ít người ớ Quáng Nam. Phan Thanh Giản được lệnh đem quân đi đánh nhưng vì thua trận nên bị cách chức, bắt phải lập công để chuộc lỗi lầm. Năm sau (1832), ông được phục chức. - Lần thứ hai xảy ra vào năm Minh Mạng thứ mười bảy (1836). Năm này, vua Minh Mạng cho là đất nước thái bình nên
  57. định di tuần du ở Quảng Nam. Phan Thanh Giản dâng sớ can ngăn, khiến Vua không vui. Nhà vua phái quan Ngự sử là Vũ Duy Tân đến Quảng Nam xem xét. Vũ Duy Tân đi về tâu rằng, nhân dân mong Nhà vua tới, còn quan lại ở Quảng Nam thì làm việc lười biếng lại còn tham nhũng. Vua giận, giáng chức của Phan Thanh Giản, bắt phải vào Quảng Nam cố sức làm việc để sửa lỗi. Hai tháng sau Phan Thanh Giản lại được phục chức. - Lần thứ ba xảy ra vào năm Minh Mạng thứ mười chín (1838). Lúc này, Phan Thanh Giản đang giữ chức Thự thị lang bộ Hộ. Một hôm, Nhà vua phát hiện có tờ sớ của địa phương gửi về tâu việc thuộc lãnh vực của bộ Hộ. Sớ ấy, Nhà vua đã có lời phê, giao xuống cho bộ Hộ vào đúng ngày trực của Phan Thanh Giản
  58. nhưng Phan Thanh Giản lại quên không đóng đấu ấn vào. Vì việc này, ông lại bị giáng chức, buộc phải ra Thái Nguyên làm việc một thời gian. - Lần thứ tư xảy ra vào năm Minh Mạng thứ hai mươi (1839). Năm này, Phan Thanh Giản giữ chức Thị lang bộ Hộ. Ông và một vị quan trong triều là Vương Hữu Quang, vốn người cùng làng với nhau. Vương Hữu Quang tâu việc bị coi là càn quấy nên triều đình định xử tội nặng. Nhờ được Phan Thanh Giản tìm cách che chở nên Vương Hữu Quang chỉ bị xử nhẹ. Việc đến tai Vua. Vua cho Phan Thanh Giản là kẻ b#417nh vực người cùng làng nên giáng chức của ông, bắt ra coi việc ở nhà kho. - Lần thứ năm xảy ra vào năm Minh Mạng thứ hai mươi mốt (1840). Lần này, Phan Thanh Giản được cử làm Phó Chủ
  59. khảo trường thi Hương ở Thừa Thiên. Bấy giờ, có Mai Trúc Tùng làm bài phú bị trùng vần mà Phan Thanh Giản không biết. Sau, các quan ở bộ Lễ phát hiện ra, vì thế, Phan Thanh Giản bị giáng một cấp. Nhưng, cũng chẳng bao lâu sau đó, ông được phục chức và được thăng làm Thự Thị lang bộ Binh. Suốt thời Thiệu Trị rồi suốt hơn một chục năm đầu thời Tự Đức, hầu như Phan Thanh Giản không bị trách phạt gì, lại còn được liên tiếp thăng chức. Nhưng, chẳng ai ngờ kết cục bi thảm đang chờ ông. - Lần thứ sáu xảy ra vào năm Tự Đức thứ mười lăm (1862), Lúc này, thực dân Pháp đã ngang nhiên nổ súng xâm lược nước ta. Triều đình Tự Đức bàn nên thương lượng với Pháp, Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp xin tình nguyện đi. Đến
  60. Gia Định, chính Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp đã kí hòa ước Nhâm Tuất (1862), cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kì là Biên Hòa, Gia Định và Định Tường cho Pháp, lại còn chấp thuận bồi thường cho Pháp 4.000.000 đồng chiến phí ! Bởi việc này, Phan Thanh Giản bị quở, bị cách chức nhưng vẫn lưu lại để làm việc như cũ. Năm sau (1863), ông được sung làm Chánh sứ sang Pháp và đến năm 1864 thì ông được thăng làm Thượng thư bộ Hộ. - Lần thứ bảy xảy ra vào năm Tự Đức thứ hai mươi mốt (1868), tức là đúng một năm sau khi Phan Thanh Giản đã qua đời. Trước đó, Phan Thanh Giản được vua Tự Đức giao trách nhiệm thương lượng với người Pháp thêm một lần nữa. Nhưng, người Pháp đã bất chấp mọi lời đề nghị. Năm 1867, đến lượt ba tỉnh miền Tây Nam
  61. Kì là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên lại lọt vào tay thực dân Pháp. Phan Thanh Giản đau xót, hoang mang và hoảng sợ. Rốt cuộc, ông đã nhịn ăn và uống thuốc độc để tự tử. Vua Tự Đức hạ lệnh truy tước hết mọi chức hàm của ông, đồng thời, đục bỏ tên ông ở bia Tiến sĩ. Lời bàn : Bảy lần bị trách phạt, trước sau mức độ tuy có khác nhau nhưng lỗi của Phan Thanh Giản thì gần như chỉ có một, ấy là sự bất cẩn. Thường dân mà bất cẩn thì hại nhà, nhiều lắm cũng chỉ hại làng hại xóm. Nhưng là quan mà bất cẩn thì hại nước, hại dân, mức độ thật khó mà lường được. Không thể đổ hết trách nhiệm để mất nước cho Phan Thanh Giản, nhưng, trong số những người phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về đại họa mất nước, hẳn nhiên phải có Phan Thanh Giản. Sau lần
  62. thứ bảy, Phan Thanh Giản chẳng còn có thể chuộc lại lỗi lầm, thế mới biết, sự cẩn trọng lúc sinh thời cần thiết biết là bao. Lường trước tính sau vân chưa chắc đã tránh hết mọi sai lầm huống chi là vội vã.
  63. 29 - LƯỢC TRUYỆN NGUYỄN BÁ NGHI Nguyễn Bá Nghi người làng Lạc Phố, huyện Mộ Hoa (sau đổi là Mộ Đức) tỉnh Quảng Ngãi, không rõ sinh năm nào, chỉ biết ông mất vào năm Tự Đức thứ hai mươi ba (tức năm 1870), sau ngót 40 năm làm quan. Theo Quốc triều Hương khoa lục (quyển 1) thì Nguyễn Bá Nghi đỗ Cử nhân tại trường Hương - Thừa Thiên, khoa Tân Mão (1831) và năm Nhâm Thìn
  64. (1832), ông đỗ Phó bảng. Buổi đầu, ông làm Tri huyện, sau thăng làm Tri phủ. Nhờ có tiếng là ngay thẳng, ông được trao chức Thự án sát ở Vĩnh Long. Tại đây, vì xử án cẩu thả, ông bị cách chức một thời gian. Đầu đời Thiệu Trị (1841 - 1847), Nguyễn Bá Nghi được làm Thị giảng Học sĩ, rồi được thăng làm Thự Thị lang bộ Lại, nhưng chẳng được bao lâu lại bị giáng xuống làm Thị giảng Học sĩ như cũ. Năm 1844, Nguyễn Bá Nghi lại được thăng làm Thự Bố chánh An Giang. Năm 1846, ông lại về kinh, giữ chức Thị lang bộ Lễ và sang năm 1847 thì được ăn lương ngang với hàng Tòng nhị phẩm. Dưới thời Tự Đức, Nguyền Bá Nghi từng được phong tới các Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên rồi Thượng thư bộ Hộ. Ông là một trong những bậc đại thần có danh vọng
  65. lớn. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện (Nhị tập, quyển 27) có chép về đoạn cuối cuộc đời của Nguyễn Bá Nghi như sau : "Năm (Tự Đức) thứ mười bốn (tức năm 1861 - NKT), quân Pháp vây hãm Đại Đồn ở Gia Định, Nguyễn Tri Phương trúng đạn và bị thương, cho nên, triều đình đặc cách, chọn (Nguyễn) Bá Nghi làm Khâm sai Đại thần, thống lĩnh hết số quân mới sai phái đến, cùng với các quan ở quân thứ (Gia Định) tính toán các việc mà làm. (Nguyễn) Bá Nghi vừa đem cờ tiết tới nơi đã nói rằng, đánh hay giữ đều không tiện, bèn sai người đến (dinh trại của quân Pháp) xin giảng hòa. Ông lại ghi sự trạng đang xảy ra, định dâng lên Vua. Đúng lúc đó, lại được dụ của Vua, đại ý nói rằng, nếu có chủ ý gì, cứ việc thẳng thắn tâu lên.
  66. (Nguyễn) Bá Nghi nhân đó tâu rằng : - Sự thế của Nam Kì ngày nay, duy chỉ có giảng hòa là hơn cả, nếu không thì sẽ nẩy sinh rất nhiều trở ngại. (Toàn bộ lời tâu của ông) đại để như sau : - Thần vẫn nghe các nhà binh nói rằng, tàu của Pháp chạy bằng hơi nước, nhanh như bay. Súng của họ có thể bắn vỡ thành, công phá đến vài nhẫn (mỗi nhẫn tương đương với 8 thước mộc, mỗi thước mộc tương đương với 0,425 mét - NKT), lại bắn xa được vài mươi dặm (mỗi dặm bộ tương đương với chừng 500 mét - NKT). Họ có những khí giới như vậy, ta đánh hay giữ đều khó cả. Thoạt nghe, lòng thần vẫn chưa tin, nhưng đến năm Thiệu Trị thứ bảy (tức năm 1847 - NKT), mùa xuân, tàu của Pháp đến Đà Nẵng chưa đầy vài khắc đã
  67. bắn vỡ năm chiếc thuyền đồng cỡ lớn của ta. Lần ấy, thần ở Quảng Nam nên được trông thấy rõ ràng. Ba bốn năm nay, quân ta đâu phải không mạnh, đồn lũy của ta đâu phải không vững, nhưng vẫn không thể đánh được họ là vì tàu và súng của họ hơn hẳn ta, và chúng lại đánh rất dữ dội. Các quan ở quân thứ không tự so sánh họ với mình, gượng ép mà đánh nên mới thua. Thần đến Biên Hòa, xét thấy tình thế rất cấp bách, cho nên mới bất đắc dĩ phải người đến gặp tướng Pháp để vặn hỏi, tiếng là tạm mượn kế để hoãn binh, thực là để tỏ cái ý ngu của thần, ấy là sự thể đã đến lúc đánh hay giữ đều không được. Không hòa tất không định nổi thời cuộc, cho nên lời tâu của thần đều từ kế ấy mà ra, (nếu có bề nào), thần xin một mình chịu tội. Hòa thì hẳn nhiên là thua kém, nhưng
  68. sự thể ở Nam Kì không thể làm gì hơn được. Tình thế đến vậy, dẫu binh thuyền của ta có nhiều cũng chưa chắc dùng được, bởi từ lâu, người Pháp đã cho rằng ta lạnh nhạt với họ, họ sợ các lân bang khinh khi, cho nên, cốt dùng binh mạnh mà bức bách để mong ta giảng hòa. Cứ xem những lần sai người đến xin giảng hòa từ trước thì có thể tin là họ thực lòng xin hòa. Lại nghĩ, bờ biển nước ta rất dài, mà từ lúc dùng binh đến nay, ta vẫn tránh sở trường thủy chiến của họ, nên binh thuyền để đó không dùng, tức là binh lực của ta đã giảm bớt mất một nửa rồi vậy. Nay, chỉ cậy ở súng lớn và thành lũy để làm kế đánh hoặc giữ, thì việc đánh hay giữ lại càng khó nói. Nếu ta không hòa, họ đánh mãi không thôi, thì binh đao luôn gây ra tai họa, kẻ ngu thần này thực sự lấy làm lo cho nên, ngoài kế
  69. giảng hòa ra, thần chỉ xin chịu tội (chớ không nghĩ đến kế khác). Còn nhớ, vào khoảng cuối thời Minh Mạng, đầu thời Thiệu Trị, triều đình đem binh dẹp yên được giặc (Lê Văn) Khôi cùng hai nước Xiêm (La) và (Cao) Man, ấy là nhờ đất Nam Kì nhiều sông ngòi, quân thủy bộ dễ tiếp ứng cho nhau. Đường sông thì các loại thuyền nhẹ lướt đi nhanh nhẹn. Súng to đạn nặng thì đã có thuyền lớn từ biển chở vào. Lương thực thì đã có sáu tỉnh cung ứng đầy đủ. (Thuận lợi là thế) mà cũng phải mất ba năm mới xong việc (dẹp Lê Văn Khôi), và hơn hai năm nữa mới buộc được Cao Man đến giảng giải. Nay xét sáu tỉnh ( Nam Kì ) thì hai tỉnh Gia Định và Định Tường, người Pháp đã chiếm cứ từ Cao Man đến tận biên, hai tỉnh Vĩnh Long và Biên Hòa thì cách trở khó thông. Vả chăng, Biên Hòa
  70. là nơi tiếp giáp với nơi họ đã chiếm; sau lưng có rừng, rừng ấy lại tiếp giáp với CaoMan. là nơi xung yếu mà biệt lập. Cho n97; n, bốn tỉnh nói trên, cho dẫu đầy đủ thuyền bè cũng khó mà đối địch được với tàu của họ. (Người xưa) nói, binh thuyền dẫu nhiều vẫn chưa hẳn dùng được là vậy. Hiện nay, người Pháp đã chiếm cứ Gia Định, ta hòa hay không hòa cũng đã kém thua họ rồi. Giá thử nghị hòa mà họ vẫn không giao trả cho ta thì sự kém thua cũng chỉ dừng ở mức ấy, mà ba tỉnh còn lại vẫn thuộc về ta, đường dịch trạm và đường biển vẫn còn thông, có thể tạm đỡ nguy cơ trước mắt để mưu tính việc sau. Nếu cho như thế là thua kém mà không chịu giảng hòa với họ, thì họ đâu dễ chịu ngồi yên. Sáu tỉnh Nan Kì ắt sẽ bỏ mất kể từ đó, việc buôn bán lưu thông đường biển
  71. đường sông cũng bị cắt đứt. Quả thật, việc đáng ngại lại là việc khó nói, thần chẳng dám quá lời. Cho nên, hòa giải tuy là kém thua nhưng việc Nam Kì từ đó còn có thể mưu tính được, nếu không hòa giải, thần chẳng biết là sẽ phải đợi nghị tội ở đâu. Giờ đây, thế nước ở ngoài đã vậy, tình hình sáu tỉnh lại như thế kia, việc đánh hay giữ đều quyết không thể nào làm được. Đã không thể đánh hay giữ, chỉ đánh cho có đánh, thì việc ấy chỉ khiến họ dùng binh, tổn hại càng lớn mà thôi. Từ trước đến nay, thần không đắp đồn lũy, giảm bớt sự kêu đòi thêm binh lương cũng là vì nghĩ như thế. Đó là chủ ý của thần, cúi xin (bệ hạ) quyết đoán để cho (chính thức) thi hành, nhằm cứu khổ cho dân và binh, nhất là từ Nam Ngãi trở vào. Nếu không quyết đoán mà làm cả hai đằng (tức vừa đánh
  72. vừa đàm - NKT), thì khi soạn thư từ qua lại (với họ) mà quân thì không trái lời của bộ (tức là đánh NKT), triều đình lại cho người lén tới chiêu quân, hoặc giả là sửa soạn đôn lũy để tỏ ý định đánh hoặc giữ, thì người Pháp ở ngoài sẽ thấy rõ là ta không thực lòng. Họ cố tình ức hiếp, thì lúc ấy, đánh không được, giữ cũng không được, hòa lại càng không được, thần lấy làm lo là không biết xử trí thế nào. Tờ sớ ấy dâng lên, Vua dụ rằng : - Sự thế khó khăn như thế nào, ta biết rõ cả rồi. Khanh có lòng đảm trách công việc thì nên hết sức mà làm, có thế mới tỏ được cái ý gặp gió mạnh mới biết cây nào cứng. Sau, (Nguyễn) Bá Nghi lại dâng sớ xin truy phục quan chức cho nguyên tỉnh thần Gia Định là Võ Duy Ninh và Lê Từ, xin
  73. ban tuất ấm (cho con cháu của họ). Vua xuống dụ quở trách và phạt phải cắt lương bổng trong chín tháng. (Nguyễn) Bá Nghi cùng với tướng Pháp giảng thuyết, bí mật tâu Vua ý định xin giảng hòa của viên tướng này. Vua dụ rằng : - Khanh từ khi được sai đi đến giờ, chỉ thấy chủ trương nghị hòa. Khanh là người thạo việc lại mẫn cán, trẫm đã chọn mà ủy thác công việc cho, lòng trông đợi không phải là nhỏ. Vậy, khanh nên hết lòng đền ơn nước, nếu sớm có công dâng lên thì sẽ được thưởng cho thật hậu hĩ. (Nguyễn) Bá Nghi lại xin Vua chọn và phái đại thần tới để lo trông coi mọi việc. Vua sai người đến hỏi : - Nếu khanh tự liệu có thể giảng hòa được để làm nốt phần việc đã trót tính toán thì cứ tâu bày lên, còn như khanh tự
  74. liệu là cả hòa lẫn giữ đều không thể được thì cũng cứ tình thực mà tâu để trẫm còn liệu cách xử trí. (Nguyễn) Bá Nghi cùng với Trần Đình Túc dâng Vua tập ghi lời tâu về tình hình Biên Hòa, nói rằng lực ta yếu ớt, không thể đánh hay giữ được, mà hòa nghị cũng không thành, vậy xin giảm bớt quân và phái người đi cầu viện nước khác. Vua xuống dụ quở trách nhưng lại sai họp bàn, tìm xem có mưu kế gì có thể giữ vững được Biên Hòa và An Giang, đồng thời, thu phục được hai tỉnh Gia Định và Định Tường, thì cứ việc làm tờ tâu để dâng lên. Mùa đông năm ấy, (Nguyễn) Bá Nghi lại cho là quân lính đã lui, ở phân tán nên không thể dùng kế giữ được, xin được nhận tội. Vua xuống chiếu cho (Nguyễn Bá Nghi) đem quân về đóng ở Bình Thuận".
  75. Lời bàn : Giặc vào, vua quan đều lúng túng và bạc nhược, ngao ngán thay ! Nguyễn Bá Nghi là người khoa bảng, nắm giữ trọng trách của bậc đại thần, được vua và triều đình tin cậy mà ủy thác việc đối phó với thực dân Pháp ở Nam Kì, thế mà cụ Phó bảng hỡi, hậu thế chỉ có thể gọi cụ là phó nhát mà thôi. Bởi nhút nhát, Nguyễn Bá Nghi đã không thể đủ bình tĩnh để phân tích những diễn biến phức tạp của tình hình. Bởi nhút nhát, Nguyễn Bá Nghi đã khiếp đảm trước vũ khí của thực dân. Bởi nhút nhát đến độ hoang mang và mất cả chí tiến thủ Nguyễn Bá Nghi đã xin cầu viện nước ngoài. Trước sau, Nguyễn Bá Nghi chỉ một mực xin giáng hòa. Ôi ! nhận thức chính trị của đấng khoa bảng này mới mơ hồ và tội nghiệp làm sao. Sự thế lúc này, chẳng thể
  76. nói khác hơn cách nói của Cử nhân Phan Vãn Trị : Nực cười hết nói nổi quan ta ! Nhưng, trách riêng Nguyễn Bá Nghi có được chăng ? Đọc những lời dụ của vua mới thấy vua cũng chẳng hơn gì. Trí không đủ điều khiển vận nước, dũng không đủ để đối phó với giặc ngoài, tín không đủ để thấm xuống thiên hạ thời ấy mà vua quan ấy, bất hạnh thay !
  77. 30 - THÂN VĂN QUYỀN MAY MÀ THOÁT ĐƯỢC TỘI CHÉM ĐẦU Thân Văn Quyền người huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, nổi tiếng hay chữ nhưng không thi cử đỗ đạt gì. Ông sinh năm Tân Mão (1771) mất năm Đinh Dậu (1837), thọ 66 tuổi. Đầu đời Minh Mạng, nhờ Trịnh Hoài Đức tiến cử, ông được trao chức giáo thụ phủ Thăng Hoa. Bấy giờ, có quan Quốc tử giám Tư nghiệp là Nguyễn Đăng Sở bị biếm chức, cho nên,
  78. quan Tham tri của bộ Lễ là Hoàng Kim Hoán xin đề cử Thân Văn Quyền vào thay, vì thề, Thân Văn Quyền mới được trao chức Thự Tư nghiệp. Nhưng, tới kì khảo hạch, học trò trường Quốc Tử Giám không có ai đạt hạng ưu, vua Minh Mạng cho rằng Thân Văn Quyền làm việc không có kết quả, bèn giáng ông làm Chủ sự ở bộ Lại. Từ đây, hoạn lộ của Thân Văn Quyền bắt đầu gieo neo. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện (Nhị tập, quyển 28) chép chuyện Thân Văn Quyền có đoạn như sau : “Năm (Minh Mạng) thứ chín (tức nám 1828 - NKT), ông được bổ làm Thị lang bộ Hộ rồi thăng đến chức Thự hữu Tham tri. Lúc ấy có tên lái buôn xảo quyệt người nhà Thanh (Trung Quốc - NKT) tên là Liêu Ninh Thái, muốn lĩnh trưng việc thu thuế cửa ải ở Bắc Kì. Quan Tả Tham tri là
  79. Lý Văn Phức đã nhận của hắn 100 lạng bạc hối lộ để tâu xin giùm hắn. Việc bị phát giác, (Lý Văn) Phức bị tước chức, (Thân Văn) Quyền vì xong việc mới nhận phần tiền hối lộ nên chỉ bị giáng làm Hàm lâm Thị độc. Năm (Minh Mạng) thứ mười một (tức năm 1830 – NKT), ông được đổi đi làm Tham hiệp ở Quảng Bình, sau được thăng làm Thự Hiệp trấn, làm Phó Chủ khảo trường thi Hương ở Gia Định và Thị lang của bộ Hộ. Trước đó, cục Bảo Tuyên ở Bắc Thành đức tiền phần nhiều bị thiếu hụt, bị bộ Hộ hặc tội. (Thân Văn) Quyền cho quan Viên Ngoại lang là Lưu Công Nghị và quan Tư vụ là Nguyễn Doãn Thông đến tiếp tục lo việc đúc tiền. Việc tiến hành chưa dược bao lâu thì (Thân Văn Quyền)
  80. lại tâu xin giảm nhẹ (lượng đồng đúc tiền) cho. Vua nói rằng, (Thân Văn) Quyền lập bè đảng để mưu tạo tiếng thơm cho riêng mình, bèn cách chức và bắt phải lập công chuộc tội. Sau, bắt đầu cho phục chức từ hàm Biên tu, rồi Giáo tập ở nhà Quảng Phúc. Các vị vương tước như Thương Sơn và Vĩ Dã lúc nhỏ cũng từng là học trò của ông. Sau, ông được thăng làm Thị độc Học sĩ rồi án sát Tuyên Quang, được độ hơn một tháng thì được thăng làm Thị lang bộ Hộ, sung biện các việc ở Nội Các. Năm (Minh Mạng) thứ mười lăm (tức năm 1836 - NKT), quan án sát sứ ở Hưng Yên là Nguyễn Trữ trót dại nghe lời xúi giục của các quan dưới quyền, bỏ bớt lời khai của bọn tội phạm, bị quan Tuần phủ là Phan Bá Đạt hặc tâu nên bị kết án phải đi đày. Nhưng, Vua lại cho là chưa đủ
  81. chứng cớ để nói là nhận hối lộ, cho nên, đặc cách cho được hưởng án cách chức và lập công để chuộc tội. (Thân Văn) Quyền nghĩ rằng, (Nguyễn) Trữ là Tiến sĩ xuất thân, cho nêm tâu xin giảm nhẹ tội hơn nữa. Vua ghét, cho là (Thân Văn Quyền) có ý che chở, liền sai vệ sĩ lôi ra chém. Nhưng, khi (Thân Văn Quyền) sắp sửa bị chém thì Vua lại xuống lệnh đem ông tống giam để chờ đến mùa thu xét xử. Sau, ông được tha nhưng buộc phải đi phục dịch trên chuyến tàu đến La Tống (tức Philippine - NKT) để chuộc tội". Lời bàn : Lần thứ nhất, tạm cho là học trò trường Quốc Tử Giám chưa giỏi, vua Minh Mạng giáng chức của Thân Văn Quyên như thế là có phần khắt khe. Vả chăng, lỗi của Thân Văn Quyền trong trường hợp này, nhiều lắm cũng chỉ có thể
  82. nói là năng lực còn hạn chế ! Lần thứ hai, tuy có khôn ngoan hơn Lý Văn Phức, nhưng rõ ràng, Thân Văn Quyền là người ăn hối lộ. Của ấy khó nuốt nên Thân Văn Quyền phải nhả ra, ô uế cả một đoạn sử, giận thay ! Lần thứ ba, Thân Văn Quyền đứng hẳn về phe những người ăn bớt ở lò đúc tiền. Lời ông tâu kể đã hơn một trăm năm mà giờ đây nghe lại vẫn còn đủ để gây kinh ngạc cho hậu thế. Lần thứ tư, Thân Văn Quyền bao che cho kẻ có tội là Nguyễn Trữ chẳng qua chỉ vì Nguyễn Trữ là Tiến sĩ xuất thân. Ôi, thế là rõ ! Từ năng lực đến phẩm chất, Thân Văn Quyền đã tự phơi bày, thoáng trông mà hoảng. Vua giận, sai võ sĩ lôi ông ra chém đầu là phải, mà Vua chợt nghĩ lại, hạ án chém xuống án tù, kể cũng
  83. rất phải, bởi vì từ sau lần thứ nhất, lỗi của Thân Văn Quyền xem ra cũng một phần vì lệnh Vua không nghiêm. Phạm những tội tày đình đến vậy mà giáng ít, thăng nhiều, xử như thế thì cái uy của vua, của phép nước kể như chẳng còn nữa.
  84. 31 - THÂN VĂN NHIẾP BỐN LẦN DÂNG SỚ CAN VUA Thân Văn Nhiếp sinh năm Quý Sửu (1793), mất năm Tân Dậu (1861) thọ 68 tuổi. Ông người làng Yên Lỗ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, là con của Thân Văn Quyền, em của Thân Văn Soạn, Thân Văn Duy, là anh của Thân Trọng Tiết, và là ông nội của Thân Trọng Cảnh. Năm Thiệu Trị thứ nhất (Tân Sửu, 1841), Thân Văn Nhiếp đỗ thủ khoa trường Hương
  85. Thừa Thiên, từ đó, ông bắt đầu cuộc đời làm quan, từng trải thờ hai đời vua là Thiệu Trị (1841 - 1847) và Tự Đức (1848 - 1883). Khác với cha là Thân Văn Quyền, lí lịch một đời làm quan của Thân Văn Nhiếp trong sạch hơn nhiều. Ông là người thanh liêm và đặc biệt là rất cương trực. Thời Tự Đức, ông đã bốn lần dâng sớ can vua, lời lẽ nhún nhường rất chừng mực nhưng cũng rất kiên quyết. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện (Nhị tập, quyển 28) đã trân trọng ghi lại những lời sớ của ông. Nay, xin theo sách này giới thiệu lại như sau : Tờ sớ thứ nhất, Thân Văn Nhiếp dâng vua Tự Đức năm Nhâm Tí (1852). Bấy giờ, ông đang giữ chức Thự Án sát Bình Định. Nghe tin vua Tự Đức cho xây đựng nhiều lâu đài cung điện và những nơi ăn
  86. chơi, ông dâng sớ can ngăn rằng : "Nói là nơi tiêu khiển nhất thời, vậy mà sao làm nhà thuỷ tạ hứng mát lại kéo dài nhiều tuần ? Làm vườn sau đua ngựa, tiếng là để khó nhọc tập luyện võ nghệ mà thực chỉ là nơi rong ruổi chơi vui. Đến như việc xây đắp từng có lệnh hoãn, sao có lúc vẫn thấy làm ? Khi gỗ đã cạn sao nỡ ép mua giá hạ của dân, khiến cho dân quẫn bách ? Binh lực giờ đây đã mỏi mệt, nghiêm lệnh không được trốn tránh, nhưng xem ra thì họ còn đó cũng như không vậy. Lại nói gần đây, triều đình cho người đi mua hàng hóa của nhà Thanh, hàng năm tốn đến bạc vạn, đã thế lại còn cho người đi hỏi han châu báu khắp các tỉnh. Ai tâu điều gì thì vặn hỏi bắt trả lời, như vậy, người cương trực thì thấy là thánh minh khoan dung (muốn rõ sự lí), nhưng, những người thấp kém hơn thì
  87. lại vì thế mà ngần ngại. Hẳn nhiên, cao thấp khó sánh, nhưng, lời trái ngược nhau không phải là không có chút ích lợi gì. Nếu (bệ hạ) cứ vặn hỏi, sau, dẫu ai có muốn tâu cũng đều sợ bị tội, như thế thì chưa phải là thông suốt đạo trị nước và hiểu tình của kẻ dưới vậy. Nay, xin triệt bỏ nhà thủy tạ, bãi bỏ hết mọi việc xây cất, hủy vườn đua ngựa và cũng chẳng cần đến ngựa hay, bỏ luôn việc đặt giá ép mua của dân để giảm khổ đau cho họ, đồng thời, xin lánh xa bọn con hát, lắng nghe lời đoan chính. Quần thần có tâu điều gì dùng được thì tiếp nhận. không dùng được thì bỏ đó. Người đời có câu : cầu trời ở trời chẳng bằng cầu trời ở tâm". Vua Tự Đức nhận tờ sớ này, quở trách Thân Văn Nhiếp, cho là chỉ nói việc cũ, lời lẽ sáo rỗng và hủ lậu, nhưng cũng
  88. không bắt tội ông. Tờ sớ thứ hai, Thân Văn Nhiếp dâng vua Tự Đức vào năm Ất Sửu (1865). Bấy giờ, triều đình cho rằng không nên cấm thuốc phiện mà nên cho dân sản xuất và buôn bán thuốc phiện. Nhà nước chỉ nên đánh thuế thật nặng vào nghề sản xuất và kinh doanh đặc biệt này mà thôi. Lúc này, Thân Văn Nhiếp đang là quan Tổng đốc Bình Phú. Ông đã ba bốn lần dâng lời can ngăn, nhưng, sớ của ông bị bỏ, không được xét đến để thi hành. Tờ sớ thứ ba, Thân Văn Nhiếp dâng vua Tự Đức vào năm Bính Dần (1866). Lúc này, ông đang giữ chức Tuần phủ. Nghe tin ở kinh thành Huế có cuộc nổi dậy của binh lính và dân phu đang xây Vạn Niên Cơ, do Đoàn Trưng cầm đầu, Thân Văn Nhiếp vội dâng vua tờ sớ, đại ý nói :
  89. "Thần nghe : có trái sự ngang trái, bậc quân tử mới tỏ được cái đức của mình. Nhà nước ta, từ tám chín năm nay luôn có biến cố, trong thì lụt lội, hạn hán và dịch tật, ở ngoài thì cả phía Nam lẫn phía Bắc đều bị giặc xâm lấn tơi bời, khiến triều đình phải bồi thường chiến phí và cắt đất cho giặc. Đây chính là lúc kẻ làm tôi, làm con phải dốc sức hiến thân, và cũng là lúc Nhà vua nên nằm gai nếm mật. Thế mà, thấy những việc tai biến lại cho là ngẫu nhiên, chưa hề thấy thực tâm tu tỉnh hay bổ cứu. Nay, pháp lệnh thay đổi, chỉ so đo về lợi lộc, chẳng thấy lo tính việc xa. Gần đây, ngay ở kinh sư mà có nghịch án lớn xảy ra. Thế mới biết biến cố xảy ra có thể ở bất cứ chỗ nào, từ bất cứ việc gì, cho nên, ở bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì cũng đều phải kính cẩn. Kinh Thư có câu : Oan
  90. không tự sinh ra ở nơi sáng tỏ, cho nên, chưa có nỗi oan cũng phải toan tính đến lúc có nỗi oan vậy. Chính sự của ta hay dở thế nào, nước láng giềng đều có thể lợi dụng kẽ hở để can thiệp, thật đáng sợ lắm. Nơi cung khuyết chín tầng tôn nghiêm, xin bệ hạ hãy dốc lòng cố gắng. Hãy thương lấy xứ Nam đang bị giặc phá hủy. Khi ăn của ngon vật lạ thì xin hãy nghĩ xem thổ sản ở Nam Kì có còn hay không; Khi ngắm nghía lầu gác ở lăng tẩm rực rỡ thì xin hãy nghĩ đến mồ mả của dân Nam Kì đã bị giặc phá; Lúc vỗ về dân chung quanh kinh đô thì xin hãy nghĩ đến Nam Kì, xem có ai cần chẩn cấp không Nghĩ đi rồi nghĩ lại, việc tự nhiên có thể cảm hóa lòng thánh thượng, khiến có thể lo xa, bỏ việc không cần kíp, ban hành chính sách tốt đẹp, dùng người và dùng quân đều kiệm ước, tránh
  91. xa xỉ: đẩy xe xa vết cũ, thì tất cả sẽ tốt đẹp. Nhưng, trước hết xin hãy bãi bỏ việc đi Đông đi Tây, triệu những người sai đi mua vật phẩm trở về, rút hết tàu thuyền về cửa Thuận An để lo phòng bị tuần tiễu. Với những binh lính đang bị sai làm các việc, xin hãy khoan thư cho họ, chớ đốc thúc, chỉ mong làm sao để họ thực tâm làm. Tiếng tốt lan tới đâu, lòng người sẽ vui thuận đến đó. Lòng người đã vui thuận thì trời ắt cũng giúp cho, khiến cho gốc của nước được vững bền và yên ổn mãi mãi. Người xưa có câu rằng: Có vượt được hoạn nạn mới dựng được nước, có lo nghĩ nhiều mới có thánh đức, đại để là như thế. Nếu bệ hạ coi lời ấy là tầm thường thì mối lo về sau chưa hẳn đã dứt. Thần tuổi già lại bệnh hoạn, há dám nghĩ đến việc rút lui, chẳng qua vì tấm lòng
  92. khuyển mã, không thể không dâng lời đó thôi. Cúi mong bệ hạ rủ lòng thương mà soi xét, nếu được chỗ nào thì xin mau cho thi hành, nếu cho là lời nói càn thì xin đem cách chức, phận làm tôi như thần không dám trách cứ gì". Tờ sớ này được Vua khen, nhưng vẫn không cho thi hành. Tờ sớ thứ tư, Thân Văn Nhiếp dâng vua Tự Đức vào năm Đinh Mão (1867). Lúc này, ông được thăng chức Thự Tổng đốc. Thấy Vua thường ngao du, xem việc xây cất, Thân Văn Nhiếp tâu rằng : "Từ xưa, đấng trị nước mà siêng năng chăm chỉ thì thường lo về sự nguy biến, còn người lười biếng, thích vui chơi thì chỉ thấy yên ổn. Thường thấy nguy biến là gốc của thịnh trị, thường thấy yên ổn là gốc của họa loạn." Ông cực lực phê phán việc xây cất
  93. Vạn Niên Cơ và các công trình khác. Vua nhận lỗi nhưng không sửa, lại thăng cho Thân Văn Nhiếp được chính thức làm Tổng đốc. Lời bàn : Bốn lần dâng sớ, bốn lần thẳng thắn chỉ trích lỗi lầm của vua, chừng ấy cũng đủ nói Thân Văn Nhiếp là vị quan rất cương trực, so với cha của ông là Thân Văn Quyền, thì ông quả là hơn xa. Con hơn cha là nhà có phúc đấy chăng ? Vua Tự Đức nhiều lần nhận lỗi nhưng không sửa lại thăng chức cho người dám can ngăn là Thân Văn Nhiếp, như thể phỏng có ích gì ?
  94. 32 - DŨNG CỦA PHẠM KHÔI Phạm Khôi sinh năm nào không rõ, chỉ biết ông mất năm Tự Đức thứ mười hai, Kỉ Mùi (1859), sau hơn ba chục năm làm quan, trải thờ ba đời vua là Minh Mạng (1820 - 1840). Thiệu Trị (1841 - 1847) và Tự Đức (1848 - 1883). Sách Đại Nam chính biên liệt truyện (Nhị tập, quyển 29) cho hay, ông người huyện Võ Giàng, nay thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Năm Minh Mạng thứ mười (1829), Phạm Khôi đỗ Tiến sĩ và bắt dầu ra làm quan kể từ đó. Sinh thời, Phạm Khôi là người cương trực và sống thanh liêm, giản dị. Sử cũ ca
  95. ngợi rằng, ông trải hơn ba chục năm làm quan mà chưa từng tậu ruộng hoặc xây nhà, chỉ chuyên răn bảo con giữ nếp thanh bạch. Vì cương trực, Phạm Khôi từng bị cách chức, nhưng điều ấy vẫn không làm ông nản. Sách trên đã chép lời ông can vua Thiệu Trị như sau : “Năm (Thiệu Trị) thứ bảy (tức năm 1847 - NKT). Vua sai xây dựng Xương Lăng (tức lăng Thiệu Trị. Các vua nhà Nguyễn đều lo xây lăng cho mình ngay khi đang sống - NKT), bàn định nên xây thêm lầu và gác cùng với thành bao bọc ở phía ngoài. Công trình nặng nhọc và to lớn, nhưng không ai dám nói gì cả. (Phạm) Khôi dâng sớ, đại lược nói rằng : - Thuở xưa, lăng tẩm của các bậc đế vương đều làm theo chế độ giản lược.
  96. Không phải vì (các đế vương xưa) sợ khó nhọc, cũng chẳng phải vì sợ hao tốn tiền của, mà tất cả chỉ vì muốn sao cho xứng đáng với lễ đó thôi. Đạo hiếu lấy sự hợp lễ làm quý. (Những việc như) đào huyệt để chôn, đắp đường dưới đất, xây thêm thành chung quanh, làm đền thờ ở mộ, dựng nhà để bia đều là đúng với lễ. Còn những việc như xây thành cho rộng rãi, làm lầu gác cho nguy nga, nhiều đến bao nhiêu cũng chẳng thể nói là phong lưu, ít đến bao nhiêu cũng chẳng thể nói là kiệm ước, cho nên thuở xưa, Hán Văn Đế dựng Bá Lăng, Đường Thái Tông xây Hiếu Lăng mà (các quan như) Trương Thích Chi và Ngu Thế Nam đều can nên kiệm ước, và hai vua ấy đều nghe theo, để tiếng thơm khen ngợi đến ngàn đời. Lại nói, Hán Quang Võ làm Nguyên Lăng, xuống chiếu làm theo lối
  97. giản tiện, sau, (Hán) Minh Đế muốn tăng thêm chút ít, thế mà người đời sau am tường việc lễ còn có lời nghị luận khen chê. Xem vậy cũng đủ biết, các đế vương được coi là đại hiếu đều là kiệm ước chứ không phải xa hoa. Cúi mong nhà vua hãy theo kiệm ước. Huyệt chôn và đường đất xin theo quy chế của Hiếu Lăng. Điện thờ, sân vườn, non bộ nên theo người xưa mà châm chước. Việc xây cất cốt sao để tỏ được cái ý bớt xa xỉ và năng cần kiệm của nhà vua đối với đời sau. Sớ ấy dâng lên, Vua dụ rằng : - Bớt xa xỉ, theo kiệm ước vẫn là mối lo nghĩ lớn của các bậc đế vương, nhưng không phải vì thế mà tiết kiệm của cải cả nước với vua là bậc cha mẹ của dân. Nói rồi, (Nhà vua) giao cho đình thần bàn nghị, việc gì cần xem xét lại, cứ việc
  98. thẳng thắn tâu bày, cốt sao cho thỏa đáng thì thôi, đừng thấy ý Vua như vậy rồi không dám nói. (Nhà vua) còn đem lời tâu của Phạm Khôi cho đình thần xem xét, bàn luận đúng sai ra sao rồi cứ việc tâu lên." Lời bàn : Dẫu nhiều lần bị cách chức nhưng trước sau Phạm Khôi vẫn giữ lòng cương trực, kính thay ! Sống mà chỉ cốt lấy lòng các đấng trưởng thượng, ta bất quá chỉ là bản sao vụng về của người khác mà thôi. Phạm Khôi khẳng khái can vua, ý nảy sinh từ đức độ của mình và cũng là đại đạo của muôn thuở, lời gắn chặt với điển lễ tôn kính của ngàn xưa và cũng là của lòng dân đương thời, đấng vương giả dẫu chẳng vui cũng khó mà bắt lỗi, đáng phục thay ! Bấy giờ, cũng có kẻ can vua nhưng
  99. thực là nịnh vua, họ nói lời can ngăn chẳng qua để lấy tiếng chớ không phải để nghiêm giữ kỉ cương phép nước, rốt cuộc chỉ khiến chính sự thêm rối bời mà thôi. Phạm Khôi thì khác hẳn, ông can vua vì thực lòng mong cho xã tắc có đấng minh quân. Nỗi mong chân thành và mãnh liệt ấy đã khiến ông dám nói những lời mà bá quan không ai dám nói. Mới hay, quan trong triều lúc ấy thì đông mà có dũng khí như ông lại quá ít. Phạm Khôi nói sao làm vậy. Hơn ba mươi năm làm quan mà chưa từng tậu ruộng hoặc xây nhà, việc ngỡ như bình thường này, nếu chẳng phải là bậc thanh liêm, giàu đức độ, bản lĩnh và dũng khí quyết không thể làm được. Giếng nước trong giữa vùng sa mạc là đấy chăng !
  100. 33 - TÂM SỰ ĐỖ QUANG Đỗ Quang người huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương, sinh năm Đinh Mão (1807), mất năm Bính Dần (1866), thọ 59 tuổi. Năm Nhâm Thìn (1832), Đỗ Quang đỗ Tiến sĩ, từ đó ông làm quan, trải thờ ba đời vua là Minh Mạng (1820 - 1840), Thiệu Trị (1841 - 1847) và Tự Đức (1848 - 1883). Năm Tự Đức thứ mười ba (1860) ông giữ chức Thự Tuần phủ Gia Định, cùng lúc đó, thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược nước ta. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện (Nhị tập, quyển 31) chép rằng: “Mùa xuân năm sau (năm 1861 -
  101. NKT), Pháp cử binh đổ bộ lén đánh. Quân ta ở Đại Đồn và các tỉnh tạm thua. (Lúc ấy), Đỗ Quang đóng ở Biên Hòa, vì chuyện này mà bị cách chức nhưng vẫn được lưu dụng. (Đỗ) Quang bí mật sai người tới dụ các hào mục và sĩ dân ở Gia Định, khuyên họ đứng ra tuyển mộ quân để đợi thời cơ. Mùa đông năm đó, quân Pháp vây hãm Biên Hòa, ông bèn tới Tân Hòa để cùng với Phó Lãnh binh Trương Định đem quân đến chiếm giữ những chỗ hiểm để chống cự. Năm (Tự Đức) thứ mười lăm (tức năm 1862 - NKT), tháng năm, việc hòa nghị xong, (triều đình) chấp nhận cắt đất và triệu ông về kinh để bổ chức Tuần phủ Nam Định. (Đỗ) Quang dâng sớ, dùng lời lẽ ôn tồn, nói rằng : - Hôm thần về, sĩ dân đứng che kín cả đường và nói : Nay cha bỏ con, quan bỏ
  102. dân. Quan về thì quan lại làm quan nhưng dân ở lại thì dân không còn được làm dân của triều đình nữa. Tiếng kêu khóc đầy đường, thần cũng phải gạt nước mắt mà đi. Thần trộm nghĩ, thần tài hèn sức mọn, nhưng từ trước tới nay vẫn sum vầy với dân, chưa từng tính đến ngày bỏ dân mà về. Nghĩa dân từ trước từng vì triều đình mà dốc hết sức người sức của, giờ chẳng biết bỏ thân nơi nào. Như thế là thần, ở trên thì phụ với triều đình, ở dưới thì phụ với dân trăm họ, tội không thể chối được. Giờ nếu thần lại lạm dự chức ở Nam Định thì biết ăn nói thế nào với sĩ dân Gia Định ? Biết trả lời thế nào với công luận trong nước ? Thần vẫn còn có chút lòng, quả là rất hổ thẹn. Vả chăng, thần vốn là kẻ kiến thức nông cạn và hạn hẹp, nếu cứ gắng gượng mà làm việc mãi cũng chẳng thể gọi
  103. là báo bổ. Vậy, xin bệ hạ hãy thu sắc mệnh, cho thần được bãi chức về với làng với ruộng, hầu làm nguôi bớt lòng oán giận của sĩ dân, cũng là để giữ tiết liêm sỉ của thần vậy. Vua xem lời tâu. sai triệu (Đỗ Quang) vào và dụ rằng : - Trẫm đã biết tấm lòng của Đỗ Quang, nhưng Đỗ Quang cũng cần phải biết cho tấm lòng của trẫm nữa chớ. Không nên làm như thế." Lời bàn : Tình thế của Nam Kì lúc ấy thật éo le, trung quân và ái quốc không còn hợp làm một như xưa nữa. Yêu nước là phải đánh Pháp, mà đánh Pháp thì phải bất tuân mệnh lệnh của triều đình. Trước cuộc giằng xé đầy bi kịch ấy, không phải ai cũng đủ bản lĩnh để ở lại chiến đấu cùng nhân dân, không phải ai cũng có thể làm được
  104. như Trương Định. "Bởi lòng chúng chẳng nghe thiên tử chiếu, đón ngăn mấy dặm mã tiền; Theo bụng dân phải chịu tướng quân phù, gánh vác một vai khổn ngoại”. (Nguyễn Đình Chiểu : Văn tế Trương Định) Đỗ Quang gạt nước mắt mà dứt áo ra đi, giữ được đức trung quân thì lại phải nhói lòng vì bạc nghĩa với sĩ dân Nam Kì đang ngoan cường chống Pháp. Ông cảm thấy hổ thẹn, ngửa mặt không dám nhìn trời, cúi xuống chẳng dám nhìn đất, ngơ ngẩn bởi cho rằng liêm sỉ của mình đã bị mất. Với ai, đó có thể chỉ là lời chữa thẹn sáo rỗng, nhưng với Đỗ Quang, đó thực sự là cả một nỗi lòng. Vua Tự Đức nói : - Trẫm đã biết lòng của Đỗ Quang,
  105. nhưng Đỗ Quang cũng cần phải biết cho lòng của trẫảm nữa chớ. Không nên làm như thế. Lòng của Vua ư ? Thật khó mà hiểu thấu. Trên trang sử này cho thấy bàng bạc một nỗi u hoài khó tả của Đỗ Quang.
  106. 34 - LỜI ĐÁP CỦA VÕ TRỌNG BÌNH Võ Trọng Bình người huyện Phong Phú tỉnh Quảng Bình, tên tự là Sư Án, đỗ Cử nhân năm Minh Mạng thứ mười lăm (1834) và bắt đầu làm quan kể từ đó. Các quan thời Nguyễn, ít ai được trường thọ như Võ Trọng Bình. Ông sinh năm Gia Long thứ tám (Kỉ Tị, 1809) và mất năm Thành Thái thứ mười (Kỉ Hợi, 1899), thọ 90 tuổi. Tuy nhiên, Võ Trọng Bình nổi tiếng không phải vì trường thọ mà là vì sự nhân ái và cương trực khả kính của ông.
  107. Ông làm quan trải thờ 9 đời vua của triều Nguyễn và triều nào ông cũng có tiếng là nhân ái và cương trực như vậy. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện (Nhị tập, quyển 31) đã chép lại mấy lời ông tâu vua rất đáng chú ý sau đây. Lời thứ nhất, Võ Trọng Bình tâu vua Tự Đức vào năm Bính Dần (1866). Bấy giờ, tình hình đất nước rất rối ren. Ở phía Nam, thực dân Pháp đã lấy hết ba tỉnh miền Đông và đang ráo riết mở rộng cuộc tấn công để lấy hết ba tỉnh miền Tây còn lại. Ở miền Bắc, lợi dụng khó khăn của ta, bọn phỉ người Trung Quốc thường xuyên tràn sang cướp phá. Quan quản các tỉnh ở Bắc Kì phải chống đối rất vất vả. Sức người và sức của phải huy động ngày một nhiều. Trước tình hình đó, Võ Trọng Bình (lúc này là quan Hiệp biện Đại học sĩ) tâu
  108. vua rằng : - Thành trì là chỗ hiểm hữu hình còn lòng người là chỗ hiểm vô hình. Dân đã mệt mỏi từ lâu rồi, không thể chịu thêm lực dịch và phí tổn được nữa. Vua Tự Đức đã nghe theo lời tâu ấy của ông, thay vì lo xây đắp thành trì thì lo củng cố lòng người và giảm bớt lực dịch cho dân. Lời thứ hai, Võ Trọng Bình tâu vua Tự Đức vào năm Canh Thìn (1880). Lúc này, Bắc Kì không phải chỉ có bọn phỉ quấy phá mà còn có cả thực dân Pháp nữa. Tình hình đã rối ren lại càng thêm rối ren. Mùa thu năm này, Võ Trọng Bình về kinh, vua Tự Đức triệu ông vào chầu. Sách trên chép : “Vua cho triệu ông vào hỏi việc biên cương phía Bắc, nhân đó hỏi ông rằng :
  109. - Việc trận mạc ở biên cõi Bắc Hà chưa biết đến ngày nào mới xong được. Nay, người bàn thì nhiều mà người có khả năng tâm đầu ý hợp với Hoàng Tá Viêm thì quá ít. (Hoàng Tá Viêm . tức Hoàng Kế Viêm, người Quảng Bình, võ quan nước ta thời Nguyễn. Ông là người đã có công đánh đuổi quân Cờ Đen và quân Cờ Vàng ở vùng biên giới Việt Bắc. Ông cũng là người đã thu phục được Lưu Vĩnh Phúc - NKT). Giá như dùng khanh vào chức Hiệp đốc hoặc là Biên vụ, liệu khanh có thê cùng với Hoàng Tá Viêm thương nghị mà làm nên việc lớn được không ? (Võ) Trọng Bình tâu : - Thần vốn tính thô thiển và hay khinh suất, việc quân lại chẳng phải là sở trường, cho nên không dám cáng đáng các chức ấy. Nhưng riêng việc giao cho thần
  110. nhiệm sở ở Sơn Tây rồi nếu có điều gì thì cùng thương lượng (với Hoàng Tá Viêm) thì thiết nghĩ là cũng có chỗ để nghe nhau được. Vua lại hỏi : - Khanh trị dân như thế nào mà được dân yêu ? (Võ) Trọng Bình thưa : - Thần không dung túng cho quan lại dưới quyền, nghiêm bắt bọn trộm cướp và sức cho phủ huyện rằng, hết thảy các việc kiện tụng không được để lâu, thuế của dân hàng năm thì tự mình phải biết châm chước chiếu cố, mệnh lệnh phải rõ ràng". Lối bàn : Hai lời tâu, hai thời điểm cách nhau khá xa, nhưng tấm lòng của người dâng lời tâu là Võ Trọng Bình thì trước sau vẫn là một. Lần thứ nhất, ông coi lòng dân là chỗ hiểm, người cầm quân mà
  111. không bám được vào chỗ hiểm này thì không thể thắng đối phương. Cho nên, lo đắp thành cao, lo đào hào sâu mà không lo bồi bổ sức dân càng có nghĩa là tự mình chuốc lấy thất bại vậy. Võ Trọng Bình nói rằng, cầm quân không phải là sở trường của ông, nhưng xem lời ấy cũng đủ thấy, tướng quân chưa dễ đã có được mấy người như ông. Lần thứ hai, Võ Trọng Bình đã đáp một cách thông minh trước câu hỏi quả là vụng về của Vua. Vua chỉ mới nghĩ đến chỗ, người có chức thì bàn với người có chức mới hợp, chứ chưa nghĩ thấu đến chỗ, đấng có tài bao giờ cũng dễ tâm đầu ý hợp với đấng có tài. Câu Vua hỏi Võ Trọng Bình về phép trị dân, quả là vụng về hơn cả sự vựng về thường thấy. Phép trị dân ư ? Tất cả đã có đủ trong sách vở,
  112. khác nhau chăng thì cũng chỉ là ở cái tâm của người làm quan khi vận dụng sách vở mà thôi. Vua hỏi cũng có nghĩa là Vua tự thú rằng, chính Vua cũng trị dân không giống với những điều tốt đẹp mà sách vở đã ghi vậy. Chớ bảo ngôi cao thì đức lớn, có thấy sử sách ghi như thế đâu !
  113. 35 - CÁI CHẾT CỦA TRẦN TIỄN THÀNH Sách Đại Nam chính biên liệt truyện (Nhị tập, quyển 32) cho biết, tổ tiên Trần Tiễn Thành là người Phúc Kiến (Trung Quốc), di cư sang nước ta vào buổi đầu của nhà Thanh (nửa sau thế kỉ thứ XVII). Trần Tiễn Thành sinh ra và lớn lên tại huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên. Năm 1820, vì tự xét thấy mình cũng có chút tài văn chương, Trần Tiễn Thành ra ứng cử và được vua Minh Mạng cho làm quan. Mười tám năm sau (năm 1838), Trần Tiễn Thành dự thi Hội và đỗ Tiến sĩ. Từ đó, hoạn lộ
  114. của ông ngày một thênh thang. Cuối thời Tự Đức, Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết là ba bậc đại thần, quyền uy rất lớn. Chính ba người này đã nhận di chiếu của vua Tự Đức và chịu trách nhiệm tôn lập vua mới. Nhưng, công việc này đã dẫn đến cái chết đầy bí ẩn của Trần Tiễn Thành. Sách trên cho biết như sau : “Tháng sáu năm ấy (năm Quý Mùi, 1883 - NKT), di chiếu để lại cho Hoàng Trưởng tử là Thụy Quốc công (nay truy tôn là Cung Huệ Hoàng đế) nối nghiệp lớn. (Vua Tự Đức không có con trai, Thụy Quốc công ở đây là Nguyễn Phúc Ưng Chân, con của Nguyễn Phúc Hồng Y nhưng lại làm con nuôi của Tự Đức. Ông được tôn lên ngôi, đó là vua Dục Đức, nhưng chỉ mới được ba ngày thì bị giết - NKT).
  115. Trần Tiễn Thành được làm Phụ chính Đại thần, còn Nguyễn Văn Tường và Lê Thuyết (tức Tôn Thất Thuyết, sau bị đối theo họ mẹ) thì làm Đồng Phụ chính Đại thần. Một ngày trước khi được tấn tôn, Tự Quân (tức Thụy Quốc công - NKT) thấy trong di chiếu có câu rằng : "Sắc cho răn bảo điều hay", liền cho triệu các Phụ chính Đại thần tới để nghị bàn. (Nguyễn Văn) Tường và (Tôn Thất) Thuyết đều nói là xin để Nhà vua quyết định lấy. (Trần) Tiễn Thành cũng để bụng, cho như thế là đúng. Khi tuyên đọc chiếu thư, (Nguyễn) Văn Tường cáo bệnh không ở trong ban được cho nên (trong ban) chỉ có (Tôn Thất) Thuyết đứng cạnh (Trần) Tiễn Thành mà thôi. Lúc (Trần) Tiễn Thành đọc đến đoạn ấy thì khẽ tiếng rồi húng hắng ho. (Tôn Thất) Thuyết bèn giả bộ ngạc nhiên đến độ lạ lùng, chờ
  116. cho (Trần Tiễn Thành) đọc xong thì vặn hỏi. (Trần) Tiễn Thành lựa lời đáp rằng : - Sao lại nói là không đọc (đoạn ấy). Lão phu lúc ấy bị ho nên hụt hơi, khiến cho tiếng bị nhỏ đi đó thôi. (Tôn Thất) Thuyết lại cãi là không phải. Sau, (Tôn Thất Thuyết) bàn mưu phế lập. Bấy giờ, (Nguyễn Văn) Tường và (Tôn Thất) Thuyết cậy thế là người nắm quân đội trong tay, đình thần đều sợ như là sợ hỏa hoạn nên không ai dám làm gì, (Nguyễn Văn) Tường và (Tôn Thất) Thuyết muốn gì họ cũng phải cúi đầu tuân theo. Phế Đế được lập (chỉ việc Dục Đức lên ngôi, sau bị phế nên sách này chép là Phế Đế - NKT), (Trần) Tiễn Thành được thăng là Thái bảo Cần Chánh Điện Đại học sĩ. Ông cố từ chối nhưng không được. Sau đó, bọn Hoàng Côn hặc tấu việc (Trần
  117. Tiễn Thành) đọc di chiếu mà tự ý bỏ bớt đi. Vua giao (Trần Tiễn Thành) cho triều đình bàn nghị. Đình thần cho là (Trần Tiễn) Thành khi đọc di chiếu có bị nhầm lẫn, khép vào tội phải đánh bằng gậy và cách chức, nhưng Phế Đế cho là bậc cựu thần của bốn triều vua, nên chỉ giáng hai cấp và vẫn lưu lại để làm việc. Từ đó, (Trần) Tiễn Thành ngày nào cũng bị (Nguyễn Văn) Tường và (Tôn Thất) Thuyết bức bách, bèn viện cớ có bệnh, xin giải chức để về nhà riêng tại chợ Dinh để tiện an dưỡng. Đến sau, (Nguyễn Văn) Tường và (Tôn Thất) Thuyết lại bàn mưu phế lập lần nữa (chỉ việc phế bỏ vua Hiệp Hòa vào cuối năm 1883 - NKT). Họ sai người đến nói rõ ý định, cốt được (Trần) Tiễn Thành nghe theo. Nhưng, (Trần) Tiễn Thành bác đi và nói rằng :
  118. - Phế lập là việc đại sự, sao mà làm nhiều đến thế. Ta đã bãi chức về rồi, không dám can dự. (Nguyễn Văn) Tường và (Tôn Thất) Thuyết rất nghi. Ngay đêm đó, (Trần) Tiễn Thành bị kẻ trộm giết chết, người người đều ngờ là có kẻ sai khiến làm nên chuyện ấy, nhưng không dám nói ra. (Nguyễn Văn) Tường và (Tôn Thất) Thuyết cho rằng bản án cũ dành cho (Trần) Tiễn Thành mà chỉ giáng (hai cấp) và lưu lại làm việc là quá nhẹ, bèn sửa lại, xin giáng làm Thượng thư.” Lời bàn : Bấy giờ, vận nước đang hồi nghiêng ngửa, xã tắc đang mong mỏi có đấng chí tôn thật sáng giá, cho nên, việc phế lập của các quan đại thần đúng sai thế nào, hậu sinh không dám lạm bàn đến. Song, cũng là đại thần, mà sao các quan
  119. lúc bấy giờ đối xử với nhau tệ bạc quá. Bắt bẻ nhau từng chữ ở chốn triều đình như vậy, các bậc đại thần đã vô tình vất bỏ tư thế đường đường của đấng đại trượng phu và phơi bày tất cả sự nhỏ nhen chấp nhặt và tầm thường của đám tiểu nhân hèn mọn. Thắng người bằng cách ấy, nào có vẻ vang gì đâu. Sách chép Trần Tiễn Thành bị giết bởi lũ kẻ trộm nhưng người người đểu ngờ. Hậu sinh chẳng biết nói thế nào cho phải lễ với các cây đại bút thuở trước, bởi vì ngờ mà làm chi. Nếu kẻ giết Trần Tiễn Thành không phải là kẻ trộm chính tông thì nhân cách của chúng cũng chẳng hơn gì lũ ăn trộm. Chi li chỗ này phỏng có ích gì ?
  120. 36 - VÕ VĂN BẢN GẶP MAY Võ Văn Bản người xã Việt Yên, châu La Sơn (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh), sinh năm Quý Sửu (1793) và mất năm Kỉ Dậu (1849), thọ 56 tuổi. Thực ra, tiên tổ của Võ Văn Bản vốn người họ Nguyễn. Thời Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, người họ Nguyễn có Nguyễn Lộng (lúc bấy giờ còn định cư ở Thanh Hóa) đã hăng hái tham gia. Nguyễn Lộng lập được nhiều võ công xuất sắc nên được Lê Lợi cho đổi từ họ Nguyễn sang họ Võ và thăng thưởng dần đến tước Quận công. Sau, dòng họ Võ mới xuất hiện này đã di cư đến La Sơn (Hà Tĩnh), trải mười bốn đời thì đến Võ Văn
  121. Bản. Lúc đầu, Võ Văn Bản có tên là Võ Ngọc Giá, sau không hiểu vì sao lại đổi gọi là Võ Văn Bản. Ông có tên hiệu là Tùng Loan. Thuở nhỏ Võ Văn Bản đã nức tiếng văn chương. Bấy giờ, người ta gọi bốn người, gồm ông, Nguyễn Đức Hiển, Nguyễn Văn Giao và Nguyễn Thái Để là Diễn Hoan tứ hổ (bốn con hổ của đất châu Diễn và châu Hoan, tức là vùng Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay). Tiếc thay học tài, thi phận. Năm Minh Mạng thứ sáu (1825), ông đi thi Hương lại hỏng. Bởi mến tiếc người tài, các vị khảo quan đã đổi lời phê, quyết lấy ông được đỗ. Nhưng, khi hồ sơ khoa thi Hương này chuyển về kinh đô thì việc bị phát giác, cho nên, ông lại bị đánh hỏng. Không nản chí, Võ Văn Bản lại dùi mài kinh sử. Khoa Giáp Ngọ (1834), ông
  122. đỗ thủ khoa tại trường Hương - Nghệ An và sang năm sau, Ất Mùi (1835) ông dự thi Hội, đỗ Phó bảng. Từ đó, ông bắt đầu làm quan trải thờ ba đời vua là Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Sinh thời, Võ Văn Bản chỉ thích sách vở văn chương. Đời làm quan của ông chỉ có một mẩu chuyện đáng kể, ấy là chuyện ông xét án khi ông đang làm Tri phủ của phủ Thiên Trường (nay thuộc Nam Định). Sách Đại Nam chính biên liệt truyện (Nhị tập, quyển 32) chép chuyện này như sau : “(Võ Văn) Bản tính nết thật thà, chất phác. Khi làm Tri phủ ở phủ Thiên Trường, có vụ án mạng, viên Tri phủ trước tra xét đến năm năm mà vẫn chưa tìm ra tội phạm, bởi vậy, ông mới tới mà đã bị quan tỉnh hối thúc phải tìm ra thủ phạm thật gấp. (Võ Văn) Bản bèn trai giới sạch
  123. sẽ, đến cầu đảo ở chùa Huyền Quang. Thế rồi đêm về, đang lúc mơ màng, ông bỗng thấy trước án thư, có con nhện con giăng tơ mà kết thành hai chữ tiểu nguyệt. Ông tỉnh dậy, mừng thầm vì cho rằng tội phạm ắt phải tên là Tiểu (trong Hán tự chữ tiểu gồm có chữ tiểu ở trên và chữ nguyệt ở dưới - NKT). Ông bèn mật hỏi thì quả có người (tên là Tiểu), liền bắt tra khảo, (tên Tiểu) thú nhận hết. Ai cũng cho ông có tài như thần, bèn làm khúc hát để ca ngợi việc này. Kh:couc hát ấy có câu : Độ thế tế dân, tâm thị Phật Cấm gian trích phục đạo hà thần (Nghĩa là : Cứu đời giúp dân, lòng thờ Phật; Trừ gian vạch tội đạo ơn thần). Ấy là nhờ lòng thành cảm cách mới được vậy." Lời bàn : Đọc hết truyện, thấy Võ Văn Bản là người rất dễ đậu mà cũng rất dễ
  124. hỏng, ông thích tùy hứng nhiều hơn là theo khuôn phép. Cao hứng mà làm thơ, nếu chẳng được tuyệt tác thì cũng được bài thơ có hồn, còn như cao hứng mà xử việc ở công đường, không theo một phép tắc nào cả, thì sai là chính, đúng chẳng qua chỉ là may mắn đó thôi.
  125. 37 - KHÍ KHÁI PHẠM VĂN NGHỊ Sách Đại Nam chính biên liệt truyện (Nhị tập quyển 33) chép rằng : "Phạm Văn Nghị hiệu là Nghĩa Trai, người huyện Đại An, tỉnh Nam Định. Năm Minh Mạng thứ mười chín (tức năm Mậu Tuất 1838 - NKT) ông đỗ Tiến sĩ, làm quan bắt đầu từ chức Hàn lâm Tu soạn rồi Tri phủ phủ Lý Nhân. (Phạm Văn Nghị) khi làm quan thường không thích giấy tờ án kiện, hễ dân có việc phải tranh tụng lẫn nhau thì ông hay lấy điều nghĩa và đức hiếu để khuyên bảo. Sau, ông được thăng
  126. làm Biên tu ở Quốc Sử Quán. (Chẳng bao lâu), nhân vì có bệnh, ông cáo quan xin về dạy học. Học trò của ông rất đông, nhiều người thành đạt, và trong số những người thành đạt ấy, phần nhiều đều ra làm quan. Nơi ông ở gần cửa biển Đại An, thấy đất gần cửa biển bỏ không, ông bèn chiêu tập người cùng làng đến để khẩn hoang lập ấp đặt tên cho nơi mới khai khẩn ấy là trại Sĩ Lâm. Năm Tự Đức thứ mười một (tức năm Mậu Ngọ, 1858 - NKT), ông được khởi phục, cho lãnh chức Đốc học Nam Định. Năm ấy có biến ở Sơn Trà (chỉ việc thực dân Pháp nổ súng vào bán đảo Sơn Trà, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta - NKT), ông dâng sớ xin tập hợp nghĩa dũng để theo quân (triều đình) đi đánh giặc, nhưng khi ông đến thì họa binh lửa
  127. đã chuyển về Nam (chỉ việc thực dân Pháp kéo quân vào Nam đánh chiếm Gia Định - NKT). Vua cho rằng, (Phạm Văn) Nghị là người có dũng khí và chí lớn hơn người, liền khen ngợi rồi cho về giữ chức cũ. Khi ấy, giặc ở Đông Bắc lại quấy nhiễu (chỉ bọn thổ phỉ người Trung Quốc tràn sang quấy phá nước ta - NKT) cho nên (Phạm) Văn Nghị lại đem số nghĩa dũng đã chiêu mộ được trước đó, đến đóng giữ ở đồn Thượng Nguyên vài tháng mới thôi. Triều đình thăng ông làm Hàn Lâm Viện Thị giảng Học sĩ, nhưng ông vì bệnh nên lại xin về nghỉ. (Phạm) Văn Nghị cùng với Doãn Khuê (đỗ Tiến sĩ cùng khoa với Phạm Văn Nghị - NKT) được kẻ sĩ đương thời rất mến phục. Hai ông đối đãi với họ rất ưu ái. Có lần (Doãn) Khuê vào bái yết Vua, Vua
  128. thong thả hỏi chuyện bệnh tình của (Phạm) Văn Nghị rồi cho vàng và tiền đề mua thuốc men, lại dụ rằng : - Không phải ta khen về sự tiến thoái nhanh nhẹn, mà là khen về khí tiết hơn người, gặp việc là hăng hái làm. Năm (Tự Đức) thứ mười chín (tức là năm Bính Dần, 1866 - NKT) ông được sung chức Thương biện, đóng quân ở Hà Cát để trông coi vùng biển, cùng với các quân thứ khác, họp bàn mà làm các việc. Năm (Tự Đức) thứ hai mươi sáu (tức năm Quý Dậu 1873 - NKT), ông được thăng làm Thị độc Học sĩ, được ban thẻ bài bằng vàng. Mùa đông năm ấy, Hà thành có việc (chỉ việc thực dân Pháp đánh chiếm Hà.Nội - NKT), ông dâng sớ xin chiêu tập nghĩa dũng để phòng bị và đem quân đến đóng ở đồng Độc Bộ đề
  129. ngàn chặn. Do quân ít, chống không nổi, ông liền rút về Ý Yên, tập hợp thân hào ở vùng này lại, chờ đợi sự sai khiến của triều đình. Khi việc hòa hiếu đã định đoạt xong (chỉ hàng ước kí ngày 15-3-1874 gồm 22 diều khoản nặng nề, trong đó có việc triều Nguyễn phải thừa nhận chủ quyền của Pháp đối với Nam Kì - NKT), ông được sung làm Thương biện ở tỉnh (Nam Định) song ông viện cớ tuổi cao, xin về dưỡng lão. Vua chấp thuận. Sau, vì việc thành (Nam Định) bị thất thủ, ông bị triều đình nghị án, đoạt hết mọi chức tước. Vua nói : - Ta không thể vì ơn riêng mà bỏ qua phép nước được. (Từ khi bị đoạt chức), Phạm Văn Nghị về làm nhà ở động Liên Hà tỉnh Ninh Bình, xưng là Liên động Chủ nhân. Quan lại địa
  130. phương đem việc này tâu lên. Vua ban cho ông 100 lạng bạc và dụ rằng : - An cư, dưỡng lão, dạy bảo hiền tài, thế cũng đã là lo báo đáp, không nên tự cho như thế là chưa đủ. (Phạm Văn Nghị) mất năm 76 tuổi. Vua chuẩn cho được phục lại nguyên chức hàm cũ là Thị độc Học sĩ. Con trưởng của ông là (Phạm Văn) Giảng, thi Hội đỗ Phó bảng, làm quan đến chức Bố chánh Thanh Hóa. Con thứ là (Phạm Văn) Hân, (Phạm Văn) Hàm, (Phạm Văn) Phả đều là Cử nhân". Lời bàn : Phạm Văn Nghị khi làm quan thì dốc lòng lấy đức hiếu và điều nghĩa để khuyên bảo dân, hăng hái tổ chức cho dân đi khẩn hoang lập ấp, ban ơn cho một vùng mà khích lệ đến bao vùng khác, thật đáng kính lắm thay.
  131. Nước có giặc thì quyết chí đánh giặc. Khí khái Phạm Văn Nghị rõ là hơn hẳn bao kẻ áo mão xênh xang đương thời. Tiếc thay, việc chiêu tập nghĩa dũng lúc ấy chẳng phải là quá khó, vậy mà vua và triều đình lại dửng dưng. Ông tập hợp thân hào ở Ý Yên để chờ sự sai khiến của triều đình, nhưng thương thay, ông đã gởi niềm mong chờ không đúng địa chỉ. Vua và triều đình lần lượt để từng vùng, rồi cuối cùng là để cả nước rơi vào tay giặc, lúc ấy lại vô tội, còn những người quyết đánh, nhưng không đủ sức đánh, để mất thành thì bị xử án nặng nề. Tấn bi hài của lịch sử là đó chăng ?
  132. 38 - LÒNG HIẾU THẢO VÀ ĐỨC THANH LIÊM CỦA NGUYỄN DỤC Nguyễn Dục người Quảng Nam, sinh năm Đinh Mão (1807), mất năm Đinh Sửu (1877), thọ 70 tuổi. Từ nhỏ, Nguyễn Dục đã nổi tiếng thông minh và hiếu thảo. Năm Minh Mạng thứ mười chín (1838), ông dự thi Hội, đỗ Phó bảng, được triều đình cho bổ dụng làm quan nhưng ông xin được ở
  133. nhà để lo phụng dưỡng mẹ già cho đến khi mẹ mất mới thôi. Đến năm Thiệu Trị thứ ba (1843), khi mẹ ông đã mất, Nguyễn Dục mới bắt đầu ra làm quan, với những chức vụ như Đồng tri phủ, Quốc Sử Quán Biên tu, Nội các Hành tẩu v.v. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện (Nhị tập quyển 33) chép chuyện Nguyễn Dục, có đoạn như sau : "Năm (Thiệu Trị) thứ bảy (tức năm Đinh Mùi, 1847 - NKT), ông vì bị bệnh, xin cáo quan về nhà nghỉ đến hơn mười năm, lấy sách vở làm vui và mở trường dạy học. Học trò của ông rất nhiều người đỗ đạt. Năm Tự Đức thứ mười bốn (tức năm Tân Dậu, 1861 - NKT), ông ra nhận chức Giáo thụ ở Điện Bàn, sau chuyển làm Đốc học tỉnh Quảng Ngãi. Năm (Tự Đức) thứ
  134. mười bảy (tức năm Giáp Tí, 1864 - NKT), ông được chuyển làm Viên ngoại, lãnh chức Lang trung bộ Lại. Bấy giờ, học trò trường Quốc Tử Giám thường rất ít. Vua nhân đó hỏi quan Tham tri bộ Lại là Phạm Phú Thứ (cũng là người Quảng Nam - NKT) rằng : - Ở Quảng Nam có ai phẩm hạnh đoan chính không ? (Phạm) Phú Thứ thưa : - Có (Nguyễn) Dục. Vua liền thăng ông làm Tế tửu. Đó là đặc cách lựa chọn vậy. Song, chẳng bao lâu, ông lại xin từ chức vì cớ có bệnh. Vua xuống dụ an ủi để lưu lại và cử ông làm Phó Chủ khảo trường thi Hương Bình Định. Năm (Tự Đức) thứ hai mươi mốt (tức năm Mậu Thìn, 1868 - NKT), ông được chuyển làm Thị độc Học sĩ và Đốc
  135. học Quảng Nam. Năm (Tự Đức) thứ hai mươi lăm (tức năm Nhâm Thân, 1872 - NKT), ông được thăng làm Thị lang bộ Lễ, sung chức Giáo đạo ở nhà Dục Đức. Nguyễn Dục ăn mặc rất chỉnh tề nên các Hoàng tử vẫn kính sợ. Năm (Tự Đức) thứ hai mươi bảy (tức năm Giáp Tuất, 1874 - NKT), tháng 2 có lễ tế Nam Giao, Vua chuẩn cho Hoàng tử tế thay. Khi mới tới đàn Nam Giao, quan Hữu quân là Lê Sỹ tặng (Hoàng tử) cái quạt lông, (Nguyễn) Dục hặc trách là không đúng lễ. Vua rất khen chuyện này, bèn thưởng sa và lụa cho ông. Năm (Tự Đức) thứ hai mươi chín (tức năm Bính Tí, 1876 - NKT), (Nguyễn) Dục đã đến tuổi bảy mươi (tính theo tuổi ta - NKT), lại bị bệnh nên xin về nghỉ. Vua chỉ cho nghỉ ba tháng, tặng 50 lạng bạc và sắc cho địa phương phải luôn tới thăm hỏi
  136. đồng thời lệnh cho ông rằng chừng nào mãn hạn phải phúc tâu lên Vua. Năm (Tự Đức) thứ ba mươi (tức năm Đinh Sửu, 1877 - NKT) do bệnh tình không thuyên giảm, (Nguyễn) Dục dâng sớ xin nghỉ hẳn tại làng. Vua dụ rằng : - (Nguyễn) Dục là người đức hạnh thuần khiết và lão luyện, xử việc thận trọng, lại xem xét mọi lẽ nghiêm chỉnh nên Hoàng tử biết kính sợ, so với Đoàn Khắc Thượng có phần khá hơn. Trước đây, (Nguyễn Dục) vẫn cáo bệnh xin về, trẫm cũng thương là bậc già yếu nên cũng gượng theo lời xin mà cho nghỉ, tưởng sẽ còn có lúc trở lại nhận chức nên chỉ mới đặc cách ban tặng vàng mà chưa gia ơn tặng chức. Năm nay, (Nguyễn Dục) đã hơn bảy mươi (bảy mươi mốt tuổi ta - NKT), vậy, cho (Nguyễn Dục) được thăng làm Thự Lễ bộ
  137. Hữu tham tri, cho được nhận một nửa bổng lộc (của chức mới này) mà về làng nghỉ. Hễ thấy bệnh thuyên giảm thì mau vào cung nhận chức, để đáp ơn tri ngộ trước sau, lại cũng để thỏa ý tôn trọng người làm thầy và sự chú tâm đến người ngay của trẫm. (Nguyễn) Dục dâng sớ nói : - Ghi nhận đức độ để định ngôi thứ cao thấp, xét công lao mà ban cho bổng lộc hậu việc này triều đình đã có quy định phép tắc rõ ràng. Nhưng, bề tôi phải có đức lớn, công to như quan Đông các Đại học sĩ Vũ Xuân Cẩn mới xứng đáng được đặc biệt gia ơn, chớ kẻ tài hèn đức mọn như hạ thần, chẳng hề có công trạng gì, vì bị bệnh mà xin về nghỉ, thì dám đâu lại nhận chức đến hàng phó khanh và một nửa bổng lộc như thế.
  138. Vua không bằng lòng, bảo rằng : - Như thế không phải là lạm đâu. Mùa đông năm ấy (năm 1877 - NKT) ông mất ở nhà, thọ 71 (tuổi ta). Tỉnh thần tâu lên, vua sai chiếu theo lệ mà cấp tiền tuất. (Nguyễn) Dục là người ít nói, trung hậu và giản dị, văn chương thuần nhã. Trong huyện, ông là người đứng đầu của các khoa thi Hội. Ông làm quan thanh liêm, thân sĩ vẫn suy tôn ông là người có học hạnh. Con ông là (Nguyễn) Thích đỗ Tiến sĩ ở khoa đầu đời vua Kiến Phúc (tức khoa Giáp Thân, 1884 - NKT), giữ chức Biên tu, sung chức Hành tẩu ở Cơ Mật Viện. Đến năm đầu đời vua Hàm Nghi (tức năm Ất Dậu, 1885 - NKT), kinh thành có loạn (chỉ sự kiện Hàm Nghi xuất bôn - NKT) nên (Nguyễn Thích) bị hại".
  139. Lời bàn : Phàm là cha mẹ, ai mà chà sung sướng trước sự thành đạt của con mình ? Nhưng, bà mẹ của Nguyễn Dục hơn hẳn nhiều bà mẹ khác ở chỗ có hai lần được hưởng đại phúc. Lần thứ nhất là con bà đỗ Phó bảng, đền đáp xứng đáng công chăm lo và ao ước của bà. Lần thứ hai là lúc con bà từ chối nhận quan chức để ở nhà tự tay chăm sóc phụng dưỡng bà. Chẳng rõ gia cảnh của bà lúc ấy ra sao, nhưng sống trong nghĩa báo đáp của con, xem ra chưa dễ mấy ai được như bà. Khen Nguyễn Dục giàu lòng hiếu thảo cũng được mà ca ngợi bà có tài dạy con tài đức vẹn toàn cũng được. Nguyễn Dục dạy Hoàng tử bắt đầu từ sự nghiêm chỉnh trong cách ăn mặc. Hẳn nhiên, đó chưa phải là tất cả, nhưng đó chính là sự mở đầu tốt đẹp không thể bỏ
  140. qua. Xưa nay, khoảng cách từ việc rẻ rúng bề ngoài đến coi thường phẩm hạnh bên trong, vốn không bao xa. Quan Tham trị bộ Lại là Phạm Phú Thứ quả đã nhìn người rất giỏi vậy. Làm quan mà không tham của dân đã là giỏi, không dám nhận của do vua ban lại càng giỏi hơn. Chỉ nhận những gì mình thực sự xứng đáng được nhận. Nguyễn Dục đã xử thế như vậy. Việc ngỡ như thường nhưng người thường không dễ làm được đâu. Kính thay Nguyễn Dục, người làm sáng một đoạn sử mờ !
  141. 39 – LỜI CAN GIÁN CỦA MAI ANH TUẤN Mai Anh Tuấn người huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Lúc đầu, ông có tên là Mai Thế Tuấn, nhưng năm 1843, sau khi đỗ Thám hoa, ông được vua Thiệu Trị cho đổi tên thành Mai Anh Tuấn. Sinh thời, ông là người vui vẻ và nhã nhặn, rất ít khi khiến ai phải mất lòng. Ông mất ngày 6 tháng 4 năm Tự Đức thứ tám (1855) trong một lần đi đánh dẹp ở Lạng Sơn, do chưa rõ năm sinh nên chưa rõ ông thọ bao nhiêu tuổi. Một số tài liệu dân gian nói ông đỗ Thám hoa năm 29 tuổi. Nếu
  142. đúng vậy thì ông mất năm mới ngoài bốn chục tuổi mà thôi. Dưới thời trị vì của vua Tự Đức, ông từng dâng lời can gián Vua. Lời ấy, được sách Đại Nam chính biên liệt truyện (Nhị tập, quyển 34) trân trọng ghi lại, theo đó thì Mai Anh Tuấn đã can vua Tự Đức ngay khi Nhà vua vừa mới lên ngôi : "Năm đầu đời Tự Đức (tức là năm Mậu Thân, 1848- NKT), quan ở Việt Đông (Quảng Đông, Trung Quốc - NKT) là Ngô Hội Lân, vì gặp bão mà phiêu bạt tới nước ta. Vua sai quan đem thuyền đưa về. Bộ Lễ và bộ Hộ nhân đó xin theo lệ cũ, đem thuyền đi hộ tống, chở theo thóc gạo và gỗ quý, lại còn đem thêm hai chục ngàn lạng bạc để sang mua hàng hóa chở về. (Mai) Anh Tuấn nhân Vua mới lên ngôi, muốn ngăn mầm xa xỉ, bèn dâng sớ nói lời rất
  143. thống thiết, đại để như sau : - Việc sang mua bán ở Việt Đông, từng có lệnh đình chỉ, trong ngoài đều rõ cả. Nay, nếu cứ thương kẻ mắc nạn, mượn tiếng hòa hiếu với lân bang để đi doanh thương đổi chác, thế là giả danh đưa (người bị nạn) để chở hàng hóa về, người nước láng giềng tất sẽ tự hỏi : thuyền ấy là thuyền gì ? Vả chăng, nay ở Lạng Sơn, bọn thổ phỉ (Trung Quốc) tràn sang dễ đã đến mấy tuần, công văn giấy tờ hai nước qua lại trước sau bất nhất, (thế thì tai họa của quan ở Việt Đông kia) chỉ là vớ vẩn, không đáng gì với tai nạn của dân ta (ở Lạng Sơn). Thiết tưởng, việc làm (của bộ Hộ và bộ Lễ) không phải là việc nghĩa. Xin đem những hàng hóa dự định chở sang Việt Đông (nói trên) thưởng cho binh lính, khiến họ quét nhanh đám giặc ngoài biên
  144. cõi tới. Tờ sớ ấy dâng vào, Vua sai bộ Lại bàn để trị tội, nhưng các vị đại thần đều liên tiếp dâng sớ xin tha. Vua liền nhẹ trách rồi sai (Mai Anh Tuấn) đi làm án sát ở Lạng Sơn. Bấy giờ, giặc đang bành trướng, ai cũng lấy làm nguy, nhưng (Mai) Anh Tuấn vẫn điềm nhiên vào bái mạng để ra đi". Lời bàn : Can gián việc làm của vua khi vua mới lên ngôi là một sự lạ, nếu không phải là bậc có dũng khí và vững vàng bản lĩnh, quyết không thể làm được. Can gián việc làm của vua mà công việc ấy đã được sự ủng hộ mạnh mẽ của hai bộ lớn trong triều đình đương thời là bộ Lại và bộ Hộ, ấy là sự lạ thứ hai, nếu chẳng phải là đấng cương trực và khí khái hơn người, quyết không thể làm được. Hóa ra, mượn cớ này để làm việc
  145. khác, miễn sao có lợi, cũng là chuyện vốn có của ngàn xưa. Vua mà như vậy cũng chẳng ai ưa, huống chi là quan lại các cấp. Vua giao Mai Anh Tuấn cho các quan ở bộ Lại xét hỏi để trị tội, tức là Vua muốn ra oai cho Mai Anh Tuấn biết mặt, bởi bộ Lại và bộ Hộ cũng cùng chung ý với Nhà vua. May thay, các bậc đại thần đã dâng sớ xin tha cho Mai Anh Tuấn. Cái chính không phải là nhờ đó, Mai Anh Tuấn được thoát nạn, mà là nhờ đó, hậu sinh thấy các quan lúc ấy cũng có người đáng gọi là quan ! Biết là đến Lạng Sơn có thể chết bất cứ lúc nào nhưng Mai Anh Tuấn vẫn điềm nhiên vào bái mạng để ra đi. Và về sau, quả thật ông đã chết bởi cuộc tấn công cua thổ phỉ người Trung Quốc. Dũng thay ! Tên ông còn mãi, một phần cũng chính là
  146. nhờ ở dũng khí này vậy.
  147. 40 - THƯƠNG HẠI THAY, TRẦN ĐÌNH TÚC ! Trần Đình Túc quê ở Gio Linh (Quảng Trị) nhưng tiên tổ lại vốn là người Thanh Hóa. Tổ bảy đời của Trần Đình Túc là Trần Đông, theo Nguyễn Hoàng vào Nam. Thân phụ của Trần. Đình Túc là Trần Trung từng làm quan Hiệp trấn Phú Yên dưới thời Gia Long. Trần Đình Túc là con thứ hai của Trần Trung. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện (Nhị tập, quyển 35) thì Trần Đình Túc sinh năm Kỉ Tị (1809), mất năm Nhâm Thìn (1892) , thọ 81 tuổi. Năm Thiệu Trị thứ hai (1842), Trần Đình
  148. Túc đỗ Cử nhân và bắt đầu ra làm quan kể từ đó. Thời Trần Đình Túc làm quan cũng là thời chính sự nước nhà rất rối ren, trong thì phong trào nông dân rầm rộ nổi lên ở khắp nơi, ngoài thì quân xâm lăng tràn vào cướp nước. Bấy giờ, ngay cả Nhà vua cũng lúng túng và bất lực. Sách trên viết rằng : “Năm (Tự Đức) thứ chín (tức năm Bính Thìn, 1856 - NKT) lại bổ dụng (Trần Đình Túc) làm Tùy biện ở quân thứ Quảng Nam. Vua sai người chạy ngựa trạm vào, đón (Trần Đình Túc) về kinh đô để hỏi về ba chước là đánh, giữ hay hòa. (Trần) Đình Túc xin dâng kế thanh dã (tức là kế làm vườn không nhà trống - NKT) và nói rằng kế ấy khiến giặc dẫu tiến đánh thế nào cũng chẳng kiếm được gì để ăn. Cứ thế mà
  149. làm mãi, sau nếu có hòa cũng không sao". Các chước mà Nhà vua nói đến ở trên là những chước dự định ứng phó với người Pháp. Hai năm sau ngày Nhà vua hỏi ý kiến Trần Đình Túc, thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược nước ta. Năm 1862, triều đình Huế phải cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kì, rồi năm 1867, lại phải cam lòng cát nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì cho thực dân Pháp. Năm 1873, thực dân Pháp tấn công Hà Nội. Cuộc chiến tranh xâm lược của chúng đã lan rộng ra cả nước. Sách trên viết tiếp : “Năm (Tự Đức) thứ hai mươi sáu (tức năm Quý Dậu, 1873 - NKT) đến lượt khu Đông Nam thành Hà Nội bị đánh úp. Sau đó, tỉnh Ninh Bình cũng bị mất về tay giặc. Phái viên của Pháp Các Nhi (tức Francois Garnier - NKT) có ý muốn thương lượng.
  150. Vua sai (Trần) Đình Túc lãnh chức Tổng đốc Hà Nội, cùng với quan Tuần phủ mới (của Hà Nội) là Nguyễn Trọng Hợp và quan án sát là Trương Gia Hội đi thương lượng, bàn định sao đó để lấy lại được thành trì. (Trần) Đình Túc tâu : - Ở cõi phía Đông này, người Âu lan tràn đến đâu phải chỉ có một nước, cho nên, rõ ràng không thể lấy sức mà chống lại được. Nay, xin được chuyển thế cuộc : tất cả quan binh nhất loạt vừa mới phái tới hãy tạm đình chỉ và cho họ lưu lại ở đâu đó, thần sẽ xin cùng với các quan cộng sự đi ngay Hà Nội để thương lượng. Vua y cho". Lời bàn : Kể ra, cuộc đời Trần Đình Túc cũng còn khá nhiều sự kiện lớn khác nữa, nhung xét về tiết tháo của người làm quan khi vận nước lâm nguy, chừng ấy
  151. cũng đã quá đủ để phán quyết rồi. Lúc quân Pháp chưa sang, Vua lo lắng và hoang mang nên một sai người đón Trần Đình Túc về để hỏi. Tiếc thay, chưa có giặc mà Trần Đình Túc đã lo tính chước bỏ chạy rồi. Cái kế thanh dã mà Trần Đình Túc nói đến, thoạt nghe thì cứ tưởng là ông kế thừa được kinh nghiệm của tổ tiên, nhưng thực sự thì ngược lại. Bấy giờ chưa biết thực dân Pháp sẽ đánh ở đâu trước, chưa biết đất nào sẽ là chiến trường, làm sao lại có thể tính kế thanh dã được đã chứ. Chẳng lẽ nhất loạt khiến cả nước trốn ! Lạ thay ! Giặc tìm cơ hội để đánh úp và thực sự đã đánh úp, vậy mà Trần Đình Túc lại xin triều đình phải lui binh để thương lượng. Ngây thơ đến thế là cùng. Trước đó sáu năm, cuộc thương lượng ở Nam Kì đã thất