An ninh kinh tế Việt Nam trước tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư

pdf 11 trang Gia Huy 18/05/2022 2860
Bạn đang xem tài liệu "An ninh kinh tế Việt Nam trước tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfan_ninh_kinh_te_viet_nam_truoc_tac_dong_cua_cach_mang_cong_n.pdf

Nội dung text: An ninh kinh tế Việt Nam trước tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư

  1. 202 AN NINH KINH TẾ VIỆT NAM TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ Trần Thái Hưng, Vũ Công Chính Học viện An ninh nhân dân TÓM TẮT Trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, nhất là trong bối cảnh cuộc “Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư” (sau đây viết tắt là CMCN 4.0) đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung, với an ninh kinh tế nói riêng. Trên cơ sở phân tích, làm rõ một số cơ hội, thách thức của CMCN 4.0 đối với an ninh kinh tế, bài viết đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư; an ninh kinh tế; cơ hội; thách thức 1. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ VÀ AN NINH KINH TẾ 1.1. Cách mạng công nghiệp 4.0 Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, công nghệ số, sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới, có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và làm thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làm việc cũng như cách thức giao tiếp của con người, góp phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cuộc CMCN 4.0 với những ứng dụng công nghệ kỹ thuật số với hệ thống dữ liệu kết nối ở hầu hết các giao dịch kinh tế, tài chính, thương mại cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức, đe dọa an ninh kinh tế của nước ta. Trong những năm gần đây, CMCN 4.0 đã phát triển nhanh chóng và ngày càng tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, CMCN 4.0 luôn là chủ đề nghiên cứu thu hút, nhận được nhiều sự quan tâm của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước. Trong đó, thuật ngữ “Công nghiệp lần thứ Tư” lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ công nghiệp Hannover - Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 2011. Theo đó, mục đích của công nghiệp 4.0 nhằm thông minh hóa quá trình sản xuất và quản lý trong ngành công nghiệp chế tạo. Sự ra đời của Công nghiệp 4.0 tại Đức đã thúc đẩy các nước tiên tiến khác như
  2. 203 Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ thúc đẩy phát triển các chương trình tương tự nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh của mình. Đến năm 2013, thuật ngữ “Cách mạng công nghiệp 4.0” (Industrie 4.0) bắt đầu nổi lên xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Tiếp đó, ngày 20/01/2016 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 đã chính thức khai mạc tại thành phố Davos-Klosters của Thụy Sĩ, với chủ đề “Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, thu hút sự tham dự của 40 nguyên thủ quốc gia và hơn 2.500 quan khách từ hơn 100 quốc gia đã đưa ra một định nghĩa mới, mở rộng hơn khái niệm Công nghiệp 4.0 của Đức. Theo đó, bản chất của CMCN 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy. Cuộc CMCN 4.0 là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật (IoT) và điện toán đám mây. Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các “nhà máy thông minh” hay “nhà máy số”. Trong các nhà máy thông minh này, các hệ thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý. Với IoT, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau và với con người theo thời gian thực, và thông qua IoT, người dùng sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này. Theo Giáo sư Klaus Schwab, một kỹ sư, nhà kinh tế Đức, đồng thời là người sáng lập và cũng là Chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới cho rằng: “Tốc độ đột phá của CMCN 4.0 hiện nay là “không có tiền lệ lịch sử”. Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, CMCN 4.0 đang được phát triển theo hàm số mũ chứ không phải theo tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ cơ cấu của hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia, báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị” [4]. CMCN 4.0 được xem là cơ hội mang tính lịch sử góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, tạo sự phát triển bứt phá, sớm vươn lên trở thành quốc gia thuộc nhóm thu thập trung bình cao, thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển; đồng thời, tạo điều kiện cho hội nhập quốc tế sâu rộng hơn, hiệu quả hơn vào nền kinh tế thế giới và phát triển văn hóa - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Song, nếu không tận dụng tốt cơ hội này sẽ có thể thành nguy cơ dẫn tới tụt hậu xa hơn, nhất là về kinh tế. Như vậy, việc chủ động tham gia CMCN 4.0 vừa là yêu cầu tất yếu, vừa là cơ hội đối với Việt Nam.
  3. 204 1.2. An ninh kinh tế Theo khoản 1, Điều 3, Luật An ninh quốc gia ngày 03/2/2004 thì: “An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” [5]. Tiếp cận dưới góc độ an ninh kinh tế là một bộ phận cấu thành của an ninh quốc gia, có thể hiểu an ninh kinh tế là sự an toàn, phát triển ổn định, bền vững của nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Có thể hiểu, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam (tức nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản) thì an ninh kinh tế là một trạng thái của nền kinh tế, được thể hiện qua sự đúng đắn của việc hoạch định, thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế; sự độc lập, giữ vững chủ quyền và lợi ích quốc gia trong các hoạt động kinh tế; sự an toàn của sở hữu nhà nước cũng như các loại bí mật nhà nước, bản quyền và thương hiệu quốc gia trên lĩnh vực kinh tế; sự phát triển ổn định, bền vững của các loại thị trường, các thành phần kinh tế theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống âm mưu, hoạt động phá hoại kinh tế của các thế lực thù địch và các loại tội phạm kinh tế. An ninh kinh tế được đảm bảo, giữ vững là điều kiện cơ sở, tiền đề nền tảng cho mọi hoạt động của nền kinh tế được diễn ra bình thường, đúng theo định hướng của Đảng Cộng sản. Xét trong tổng thể an ninh quốc gia nói chung, an ninh kinh tế có mối quan hệ thống nhất, chặt chẽ với an ninh chính trị, an ninh văn hóa - tư tưởng, an ninh thông tin, an ninh môi trường và các vấn đề an ninh phi truyền thống khác, trong đó an ninh kinh tế đóng vai trò là một bộ phận nền tảng quan trọng. Do đó, bảo vệ an ninh kinh tế phải tuân thủ theo các nguyên tắc chung trong bảo vệ an ninh quốc gia, gồm: Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt; Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh, quốc phòng và đối ngoại; Chủ động phòng ngừa, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia [5].
  4. 205 An ninh kinh tế là một bộ phận của an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh kinh tế là góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, do đó, có thể khẳng định, bảo vệ an ninh kinh tế là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn dân, mọi cơ quan, tổ chức và công dân đều có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ an ninh kinh tế theo quy định của pháp luật. Mọi hoạt động xâm hại, đe dọa xâm hại đến an ninh kinh tế đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. 2. AN NINH KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ Xét dưới góc độ kinh tế, tham gia CMCN 4.0 sẽ giúp Việt Nam cải thiện, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu; đồng thời tạo ra sự thay đổi lớn về hình thái kinh doanh dịch vụ, tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển; mang đến cơ hội đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng trong lĩnh vực kinh tế số. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội lớn cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ với trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại. Ngoài ra, CMCN 4.0 không chỉ sẽ làm thay đổi về công nghệ mà cả về mô hình kinh doanh, quản trị doanh nghiệp và tư duy, nhận thức của các nhà hoạch định chính sách, quản lý hành chính nhà nước. Việc áp dụng các công nghệ mới cho phép doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm thông minh có giá trị cao, dịch vụ tiện ích, đáp ứng nhu cầu của con người, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động thương mại; đồng thời, việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước, bảo đảm tính dân chủ, minh bạch trong quá trình tương tác giữa người dân và chính quyền. Nhằm tạo cơ sở chính trị, pháp lý cho sự đột phá, tận dụng thời cơ, thuận lợi của CMCN 4.0, ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52/TQ-TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0, trong đó xác định quan điểm chỉ đạo: “Chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu tất yếu khách quan; là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng”, “Phải nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội thông qua nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội” và “Phát huy tối đa các nguồn lực, bảo đảm đủ nguồn lực cho việc chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xác định nguồn lực bên trong là quyết định, chiến lược, cơ bản lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý
  5. 206 của Nhà nước, phát huy sức mạnh của toàn xã hội” [1]. Đồng thời, Nghị quyết 52 cũng chỉ ra một số chủ trương, chính sách để Việt Nam chủ động, tham gia có hiệu quả vào CMCN 4.0 như: Đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội; Hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi cho chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số quốc gia; Chính sách phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia Tiếp đó, ngày 14/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/CT- TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Theo đó, Chỉ thị nêu rõ: “Đến năm 2030, Việt Nam cần ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số để phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, ứng dụng thành tựu công nghệ số rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và thực hiện chuyển đổi số quốc gia. Bốn loại doanh nghiệp công nghệ số cần tập trung phát triển bao gồm: (i) Các tập đoàn, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ lớn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực công nghệ số, đầu tư nghiên cứu công nghệ lõi; (ii) Các doanh nghiệp công nghệ thông tin đã khẳng định được thương hiệu đảm nhận các sứ mệnh tiên phong nghiên cứu, phát triển, làm chủ công nghệ số và chủ động trong sản xuất; (iii) Các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội; và (iv) Các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo về công nghệ số” [3]. Bên cạnh những lợi ích to lớn không thể phủ nhận, CMCN 4.0 cũng đã, đang và sẽ làm nảy sinh nhiều rủi ro, thách thức đối với nền kinh và gia tăng áp lực đối với an ninh kinh tế và công tác bảo vệ an ninh kinh tế, cụ thể: Thứ nhất, yêu cầu cấp bách về thay đổi phương thức quản lý hành chính nhà nước về kinh tế nhằm đáp ứng tốc độ nhanh chóng của CMCN 4.0 trong bối cảnh phát triển các mô hình kinh tế chia sẻ, kinh tế số như hiện nay, nhất là trong công tác quản lý hành chính nhà nước đối với doanh nghiệp (như quản lý đăng ký kinh doanh, thuế, hải quan, ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngành nghề công nghệ số ); nếu không sẽ là nguy cơ bị nới rộng khoảng cách, tụt hậu xa hơn các quốc gia khác. Thứ hai, áp lực gia tăng về cơ cấu kinh tế ngành, vấn đề việc làm và lao động trở thành sức ép nặng nề. Thực tiễn trong nền kinh tế chuyển đổi số, một số ngành, nghề truyền thống có thể sẽ bị “khai tử” trong tương lai không xa (chẳng hạn như người giúp việc, nhân viên siêu thị ), đồng thời song song với đó là sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới mang tính công nghệ rõ nét (như lái xe công nghệ, chuyên gia bảo mật, thiết kế đồ họa ), điều này dẫn tới nguy cơ khủng hoảng cơ cấu lao động, việc làm do người lao động khi
  6. 207 không kịp thích ứng về trình độ, kỹ năng quản lý, kỹ năng tay nghề; robot, trí tuệ nhân tạo, hệ thống tự động hóa dần dần thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, nhất là trong các ngành dịch vụ (bảo hiểm, vận tải ), các ngành sử dụng nhiều lao động (dệt may, cơ khí, da giày )7 Thứ ba, nguy cơ mất, lộ bí mật nhà nước, bí mật kinh tế trên không gian mạng. Hiện nay, 100% các bộ, ngành đều có cổng thông tin điện tử, dịch vụ Internet trở nên phổ biến; các văn bản, tài liệu, thông tin, số liệu thường xuyên được trao đổi trên môi trường mạng, điều này làm gia tăng nguy cơ mất, lộ bí mật nhà nước. Trong khi đó, nhiều trường hợp cán bộ, công nhân viên do chủ quan, nhận thức chưa đầy đủ hoặc vô ý đăng tải công khai tài liệu bí mật nhà nước, bí mật kinh tế trên cổng thông tin điện tử; sử dụng Internet, email, mạng xã hội để chuyển, giao nhận tài liệu bí mật nhà nước nhưng không mã hóa theo quy định của pháp luật; hoặc soạn thảo, lưu trữ các tài liệu có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước trong lĩnh vực kinh tế trên các thiết bị điện tử có kết nối mạng Internet, hoặc có chức năng thu, phát sóng. Các phần tử xấu, phần tử thù địch, đối tượng tin tặc với nhiều phương tiện, thiết bị công nghệ hiện đại luôn tìm cách đánh cắp bí mật nhà nước bằng các phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Việc mất, lộ bí mất nhà nước trên lĩnh vực kinh tế, nhất là trong bối cảnh Việt Nam chủ trương mở cửa, thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, có nguy cơ tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình phát triển kinh tế, đặc biệt là trong các ngành như tài chính, ngân hàng, năng lượng tạo điều kiện cho các thế lực bên ngoài lợi dụng các thông tin mật để gây sức ép về mặt chính trị, ngoại giao, hoặc lợi dụng chiêu bài kinh tế để tác động, hướng lái nền kinh tế nước ta đi theo quỹ đạo của chúng. Thứ tư, nguy cơ mất an ninh, an toàn các công trình, dự án trọng điểm quốc gia. Hoạt động tấn công mạng vào hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước, các tập đoàn kinh tế, các tổ chức tín dụng nhằm chiếm đoạt thông tin, dữ liệu, chiếm quyền điều khiển có dấu hiệu gia tăng cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng. Mục tiêu tập trung vào các hệ thống giám sát, điều khiển tự động (ICS/SCADA); hạ tầng công nghệ thông tin liên quan đến công tác đảm bảo hoạt động bay tại các trung tâm kiểm soát không lưu đường dài, tiếp cận, các đài kiểm soát không lưu, trạm radar dẫn đường, khu bay của cảng hàng không, sân bay; hệ thống vận hành, điều khiển tự động của các công trình kinh tế trọng điểm (Nhà máy lọc, hóa dầu Dung Quất, các Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Sơn La, các sân bay quốc tế ). Điển hình, vào ngày 29/7/2016, tin tặc đã tấn công hệ thống thông tin của các Cảng hàng không quốc tếNội Bài, Tân Sơn Nhất và hệ thống máy chủ của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng, làm chậm hơn 100 chuyến bay, chiếm đoạt 7 Theo báo cáo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), ở Việt Nam có khoảng 86% lao động trong ngành may mặc, da giày sẽ chịu tác động từ làn sóng tự động hóa, công nghiệp hóa.
  7. 208 gần 92MB dữ liệu thông tin về 411.000 khách hàng chương trình Bông sen vàng của hãng và tán phát lên mạng8. Thứ năm, thách thức về các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao trên lĩnh vực kinh tế. Thời gian qua, tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng. Xuất hiện tình trạng đối tượng người nước ngoài sử dụng séc giả, thẻ tín dụng giả, phát hành và đưa các loại tiền ảo vào phương tiện thanh toán đối với hàng hóa buôn lậu, mục đích trốn thuế hoặc huy động vốn rồi thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; nhiều đối tượng phạm tội lợi dụng “kẽ hở” của pháp luật, những hạn chế, sơ hở trong công tác quản lý, kiểm soát để trốn thuế. Thủ đoạn chủ yếu của loại tội phạm này là sử dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới để tấn công, xâm nhập vào cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp để đánh cắp thông tin thẻ tín dụng, chuyển khoản thông qua một vài tài khoản trung gian trước khi rút, hoặc chuyển khoản sang tài khoản ở nước ngoài; giả mạo tin nhắn thương hiệu (SMS Brand New) để chiếm đoạt tiền trong tài khoản Nguy hiểm hơn, chúng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động để đối phó, trốn tránh các cơ quan chức năng. Hiện nay, công nghệ di động 5G đang được triển khai tại Việt Nam, hứa hẹn mở ra nhiều ứng dụng, tiện ích trong tương lai gần, nhất là khả năng kết nối Internet vạn vật (IoT) giữa các phương tiện và hệ thống hạ tầng giao thông, nền tảng cho xe tự hành, thúc đẩy sự ra đời của thành phố thông minh, ; nhưng bên cạnh đó, tiềm ẩn nguy cơ các loại tội phạm có thể lợi dụng để thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật, xâm phạm an ninh kinh tế, an ninh quốc gia như: đánh cắp dữ liệu, kiểm soát các dịch vụ trọng yếu, phá hoại kết cấu hạ tầng, gây gián đoạn đường truyền, chiếm quyền kiểm soát hệ thống thông tin, hạ tầng quốc gia. Thứ sáu, yêu cầu, đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật hiện đang còn nhiều sơ hở, bất cập. Trong lĩnh vực ngân hàng, việc triển khai dịch vụ ngân hàng số đang vướng phải những quy định truyền thống về định danh khách hàng (bắt buộc ngân hàng phải gặp mặt trực tiếp khách hàng khi lần đầu thiết lập mối quan hệ), thiếu khung pháp lý cung cấp một số dịch vụ ngân hàng, trong khi việc ứng dụng các công nghệ mới trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng đang tạo ra ngành công nghiệp fintech rất tiềm năng. Việc huy động vốn từ cộng đồng, cho vay ngang hàng, thiếu cơ sở pháp lý để thực hiện. Pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử cũng còn không ít bất cập, tính đồng bộ chưa cao; ngoài Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Luật Thương mại năm 2015 thì hiện nay còn rất nhiều luật về kinh doanh nghiệp thương mại, luật chuyên ngành khác với nhiều nghị định, thông tư có nội dung liên quan đến hoạt động thương mại điện tử, gây khó 8 Theo Báo điện tử 318406.html
  8. 209 khăn cho việc nắm bắt và tuân thủ của cả người dân và doanh nghiệp, trong khi lại thiếu các quy định đặc thù về bảo vệ người tiêu dùng trên mạng Hiện nay đã có quy định đối với thiết bị bay không người lái (drone, flycam) nhưng trong thời gian tới cần phải sửa đổi, bổ sung theo hướng tăng cường quản lý, giát sát nhưng khuyến khích nghiên cứu phát triển công nghệ phục vụ mục đích quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế - xã hội theo đúng quy định pháp luật. Thứ bảy, thách thức đối với chính sách quản lý vĩ mô. Với lượng tiền giao dịch lớn, không thông qua hệ thống tổ chức tín dụng trong nước đã và đang đặt ra thách thức trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh toán và thị trường tiền tệ như: nguy cơ mất ổn định hoạt động huy động tài chính do tính rủi ro pháp lý khi xảy ra tranh chất; thất thu thuế, gia tăng các loại tội phạm, nhất là lừa đảo đa cấp, huy động vốn, rửa tiền, tài trợ khủng bố, mua bán thông tin thẻ tín dụng; buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên các sàn giao dịch điện tử; quản lý thị trường vận tải xe công nghệ; mất chủ quyền thanh toán Thứ tám, nguy cơ các phần tử phản động, thế lực thù địch lợi dụng thành tựu CMCN 4.0 (IoT, mạng xã hội, diễn đàn xã hội, flycam ) để lôi kéo, kích động quần chúng nhân dân tham gia các hoạt động gây bất ổn xã hội. Nhất là âm mưu, ý đồ lan tỏa, kích động các xung đột xã hội tiềm tàng bùng phát, kích động gây bức xúc xã hội thông qua các vụ việc liên quan đến lĩnh vực kinh tế như sự cố ô nhiêm môi trường biển tại các tỉnh miền Trung, vụ hầm Thủ Thiêm, dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, vụ tranh chấp đất đai tại xã Đồng Tâm, đền bù giải phóng mặt bằng các dự án làm thiệt hại nặng nề về cả về chính trị, kinh tế - xã hội, hình thành các “điểm nóng” kéo dài, gây phức tạp về an ninh, trật tự, làm đình trệ các hoạt động sản xuất kinh doanh, cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, ảnh hưởng đến uy tín, vị thế của Việt Nam trong các hoạt động kinh tế quốc tế. 3. PHƯƠNG HƯỚNG ĐẢM BẢO AN NINH KINH TẾ TRONG THỜI GIAN TỚI Việc chủ động nhận định, nắm bắt những nguy cơ, thách thức trên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đề ra các phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ an ninh kinh tế, góp phần vào sự ổn định và phát triển đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và sự chuyển biến nhanh chóng của tình hình thế giới trong bối cảnh CMCN 4.0 hiện nay. Để nâng cao hiệu quả đảm bảo an ninh kinh tế trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần chú ý làm tốt một số nội dung trọng tâm sau: Một là, nâng cao chất lượng công tác tham mưu chiến lược với Đảng, Nhà nước về bảo đảm an ninh kinh tế trong tận dụng cơ hội của CMCN 4.0 nhằm thúc đẩy sự phát triển
  9. 210 của nền kinh tế, cụ thể như: (1) Tham mưu trong việc lựa chón phát triển các ngành, lĩnh vực và công nghệ ưu tiên có độ phức hợp cao, quy mô thị trường đủ lớn để chuyển đổi cơ cấu sản xuất, có đủ năng lực, khả năng cạnh tranh quốc tế và tạo ra giá trị gia tăng lớn, các công nghệ nền tảng có tác động lan tỏa lớn như AI, IoT, BigData, Blockchain, (2) Khuyến khích các hoạt động kinh tế chia sẻ, kinh tế số, kinh tế thuê bao, các mô hình kinh doanh mới hình thành từ CMCN 4.0, Nhà nước kiến tạo và khơi dậy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo, đón đầu xu thế; (3) Lựa chọn một số doanh nghiệp có đủ năng lực để xây dựng hạ tầng viễn thông, kết nối số và trí tuệ nhân tạo tầm quốc gia; (4) Hình thành các cộng đồng đổi mới sáng tạo Internet vạn vật (IoT) để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ kết nối với các đối tác cùng sáng tạo và phát triển. Hai là, các bộ, ban, ngành chủ động định hướng nghiên cứu, nắm tình hình có liên quan trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, ứng dụng công nghệ 4.0 (AI, BigData, Blockchain ), nhất là trên lĩnh vực tài chính - ngân hàng (ngân hàng, thuế, kho bạc, chứng khoán ); vừa ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học công nghệ, vừa phải đảm bảo tuyệt đối yêu cầu về an ninh, an toàn và bảo mật, từng bước giảm thiểu, hạn chế, xóa bỏ nguy cơ lộ, mất bí mật nhà nước, bí mật kinh tế, thông tin nội bộ, thông tin cá nhân. Bên cạnh đó, cấp ủy đảng, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cần chú trọng đến khâu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên trong việc chấp hành, tuân thủ nghiêm các quy định của cơ quan, đơn vị cũng như quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trong mọi hoạt động (soạn thảo, lưu trữ, sao chép, giao, gửi, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước; phát ngôn trong hội thảo, hội nghị; đi học tập, công tác, du lịch nước ngoài; ). Qua đó góp phần đảm bảo an toàn cho bí mật nhà nước, an toàn cho hoạt động của các cơ quan, tổ chức cũng như an toàn cho sinh mệnh chính trị của chính cán bộ, đảng viên. Ba là, các lực lượng chức năng trong đó lực lượng Công an là nòng cốt cần tăng cường công tác phối hợp, thúc đẩy triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trên lĩnh vực kinh tế, nhất là các loại tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm mới phát sinh dưới tác động của CMCN 4.0 như tội phạm tiền giả, rửa tiền, tội phạm công nghệ cao, xâm phạm sở hữu trí tuệ Kịp thời phát hiện những sơ hở thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước về thương mại, đầu tư, tài chính, năng nượng, để chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả. Bốn là, tiếp tục đổi mới tư duy trong công tác phối hợp nghiên cứu, tham mưu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế trong bối cảnh CMCN 4.0. Trước hết, qua công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện sơ hở, thiếu sót để đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể điều chỉnh các vấn đề mới phát
  10. 211 sinh trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ, kinh tế số, tiền ảo với tinh thần tiếp thu kinh nghiệm từ các nước phát triển, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và có tầm nhìn dài hạn. Năm là, nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện, phát triển lý luận quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối với CMCN 4.0, chiến tranh mạng, tội phạm mạng và tăng cường đổi mới chương trình, nội dung tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn cho cán bộ thực hiện các hoạt bảo đảm an ninh kinh tế; từ đó chủ động trong công tác bảo vệ an ninh kinh tế, kịp thời phát hiện, tham mưu giải quyết, xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng CMCN 4.0, nhất là các vấn đề mới trên lĩnh vực tiền tệ (thanh toán điện tử, tiền ảo, cho vay ngang hàng ) để xâm phạm an ninh quốc gia trên lĩnh vực kinh tế. Sáu là, các bộ, ban, ngành chức năng (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước, ) chú trọng rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là về khởi nghiệp, sáng tạo khởi nghiệp, thương mại, đầu tư, kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các mô hình và hoạt động kinh tế mới dựa trên nền tảng công nghệ số như kinh tế số, kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo. Bảy là, các lực lượng bảo vệ an ninh thông tin, an ninh mạng đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ an ninh thông tin liên lạc, an ninh kinh tế liên quan hội nhóm bất hợp pháp trên không gian mạng; kịp thời phát hiện các hành vi lợi dụng mạng xã hội để đăng tải các thông tin độc hại, sai lệch hoặc lợi dụng các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự, sơ hở, bất cập trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế để dẫn dắt, đăng tải nguồn tin không chính thống, thậm chí xuyên tạc, kích động gây rối. Đồng thời phối hợp kiểm tra hoạt động của các công ty công nghệ tài chính, kịp thời phát hiện, điều tra, xác minh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Tổ chức triển khai và thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nêu trên sẽ góp phần quan trọng đẩy lùi, hạn chế các nguy cơ, thách thức cũng như rủi ro về mặt an ninh có thể xảy ra trên lĩnh vực kinh tế trước những tác động, ảnh hưởng từ cuộc CMCN 4.0. 4. KẾT LUẬN Tác động mạnh mẽ, đa chiều của CMCN 4.0 trong thời gian tới sẽ mang đến nhiều cơ hội thuận lợi cũng như nguy cơ, thách thức đối nền kinh tế nói chung, với an ninh kinh tế riêng. Chủ động nghiên cứu, đánh giá về các tác động này là cơ sở quan trọng để nắm bắt, tận dụng có hiệu quả các cơ hội thuận lợi mà CMCN 4.0 mang lại, tạo đà cho nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định, bền vững; đồng thời có giải pháp nhằm hạn chế, xóa bỏ các
  11. 212 nguy cơ, thách thức đối với an ninh kinh tế, góp phần giữ vững chủ quyền, lợi ích quốc gia trong tiến trình hội nhập, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ để phát triển kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Bộ Chính trị (2019), Nghị quyết số 52/TQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Dự thảo Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đến năm 2030 (Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư: www.mpi.gov.vn). 3. Chính phủ (2020) Chỉ thị số 01/CT-TTg 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. 4. Klaus Schwab (2018), Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư (Bộ Ngoại giao dịch và hiệu đính), Nxb Thế giới. 5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI (2004), Luật An ninh quốc gia, Hà Nội.