An toàn và vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp FDI của ngành dệt may khi Việt Nam tham gia hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Eu (EVFTA)

pdf 11 trang Gia Huy 18/05/2022 1790
Bạn đang xem tài liệu "An toàn và vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp FDI của ngành dệt may khi Việt Nam tham gia hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Eu (EVFTA)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfan_toan_va_ve_sinh_lao_dong_trong_cac_doanh_nghiep_fdi_cua_n.pdf

Nội dung text: An toàn và vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp FDI của ngành dệt may khi Việt Nam tham gia hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Eu (EVFTA)

  1. AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP FDI CỦA NGÀNH DỆT MAY KHI VIỆT NAM THAM GIA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU(EVFTA) TS. Đinh Thị Hương, ThS. Bùi Thị Kim Thoa, ThS. Lê Thị Khánh Huyền1 Tóm tắt: Nghiên cứu đã sử dụng mẫu gồm 612 phiếu từ 21 DN FDI của ngành dệt may Việt Nam. Nghiên cứu đã thực hiện thực hiện kiểm định thang đo hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA để phân tích dữ liệu thu thập được. Kết quả chỉ ra rằng, an toàn và vệ sinh lao động trong các DN FDI của ngành dệt may khi Việt Nam gia nhập EVFTA được cấu thành bởi 30 quan sát với 5 thành tố: hệ thống quản lý ATVSLĐ, bảo hộ lao động, môi trường làm việc, ứng cứu khẩn cấp, quản lý sức khỏe và bệnh nghề nghiệp. Đồng thời nghiên cứu cũng gợi ý một số giải pháp cho các nhà quản lý tại các doanh nghiệp FDI của ngành dệt may nhằm thúc đẩy thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động của các doanh nghiệp FDI của ngành dệt may khi Việt Nam gia nhập EVFTA Từ khoá: An toàn và vệ sinh lao động, doanh nghiệp FDI, Hiệp định thương mại tự do, EVFTA THE OCCUPATIONAL HEALTH AND SAFETY IN FDI GARMENT ENTERPRISE WHEN VIETNAM JOINED IN EU- VIETNAM FREE TRADE AGREEMENT (AVFTA) Abstract: The research used 612 survey forms for 21 FDI garment enterprises. After collecting data, we analyzed by Cronbach’s Alpha reliability test, exploratory factor analysis EFA, confirmatory factor analysis CFA. The result shows that when Vietnam joined EVFTA the FDI, Garment enterprise’s OSH is included 5 components with 30 observations: OSH management system, labor protection, work environment, emergency response, occupational health, and disease management. In addition, this research also suggests some solutions for FDI Garment enterprise managements to promote performing OSH on their enterprise after Vietnam signed EVFTA. Keyword: Occupational health and safety, enterprise, FDI enterprise, free trade agreement, EVFTA 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam đã tham gia ngày càng nhiều những hiệp định thương mại tự do nhằm mở cửa thị trường, hợp tác sâu rộng hơn với thế giới, đặc biệt, chúng ta vừa tham gia ký kết hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là EVFTA. Tham gia hiệp định thương mại tự do thế hệ mới này sẽ mang lại lợi thế rất lớn cho các doanh nghiệp (DN), DN FDI. Tuy nhiên, các hiệp định này đều có những điều khoản cam kết các bên tham gia đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản của người lao động, trong đó có vấn đề về đảm bảo điều kiện lao động tối thiểu và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Như vậy, để tận dụng được lợi thế khi tham gia EVFTA, các DN, DN FDI phải thực hiện đúng các cam kết về lao 1 Trường Đại học Thương mại; Email: dinhhuongtm@gmail.com 816
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 817 động trong đó có các vấn đề về ATVSLĐ. Tại các DN, DN FDI vẫn còn ghi nhận rất nhiều vấn đề. Theo MOLISA (2021): “Tình hình tai nạn lao động năm 2020 với 86 vụ, số người chết: 532 người, số người bị thương nặng: 1059 người, nạn nhân NLĐ nữ: 2.013 người. Trong đó tai nạn lao động các DN FDI ngành dệt may chiếm từ 5-7% tai nạn lao động trong cả nước.”. Tỷ lệ người làm nghề công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ được huấn luyện còn thấp (có khoảng 200.000 người được huấn luyện chủ yếu nhờ sự hỗ trợ từ Chương trình ATVSLĐ); hầu hết các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ do NLĐ trong khu vực này sử dụng đều thiếu kiểm định và chưa được vận hành theo quy trình làm việc an toàn. Với thực tế tình hình ATVSLĐ trong các DN, DN FDI ngành dệt may cần phải thực hiện nhiều biện pháp hữu hiệu để cải thiện tình hình thực hiện ATVSLĐ và tận dụng được lợi thế mà các hiệp định thương mại tự do mang lại. Xuất phát từ thực tế nêu trên, bài viết được lựa chọn thực hiện nhằm nghiên cứu công tác ATVSLĐ trong các DN FDI khi Việt Nam gia nhập Hiệp định thương mại tự do EVFTA. Từ kết quả nghiên cứu thấy được bức tranh tổng quan thực trạng về ATVSLĐ nhằm nâng cao chất lượng hệ thống ATVSLĐ trong các DN FDI của ngành dệt may và quan trọng hơn là vượt qua những rào cản để vươn mình đón lấy nhiều cơ hội phát triển trong hội nhập kinh tế và trong bối cảnh mới. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp định tính Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả thu thập, nghiên cứu dữ liệu thứ cấp nhằm phản ánh một cách khách quan, đa chiều nội dung ATVSLĐ trong các DN FDI của ngành dệt may khi Việt Nam từ GSO, ILO, IFC VITAS, MOLISA Đây là những minh chứng quan trọng để đánh giá thực trạng hệ thống ATVSLĐ tại các DN FDI ngành dệt. Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu: Phỏng vấn 10 chuyên gia là các chuyên gia, các nhà quản lý tại các DN FDI ngành dệt để thiết kế bản hỏi với 5 biến với tổng cộng gồm 27 biến quan sát, sau đó nhóm tiến hành thảo luận chuyên gia về kết quả thu được và những vấn đề đặt ra. Phương pháp xử lý thông tin dữ liệu: Các phương pháp như trừu tượng khoa học, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh; Kết hợp với việc minh họa bằng bảng biểu, hình vẽ cho vấn đề nghiên cứu trở nên trực quan hơn. Phương pháp định lượng Từ cơ sở lý thuyết đã tổng hợp, các biến quan sát được xây dựng trên thang đo Likert 5 điểm (từ 1 = hoàn toàn không đồng ý đến 5 = hoàn toàn đồng ý) phản ánh 5 khái niệm nghiên cứu hoàn chỉnh. Theo Hair và các cộng sự (1998), thì quy tắc thông thường đảm bảo tính đại diện là kích thước mẫu phải lớn hơn hoặc bằng 100 và mẫu nhỏ nhất phải có tỷ lệ mong muốn và n = 5*k. Trong nghiên cứu này có 25 quan sát, do đó mẫu tối thiểu là 27*5 = 135. Để đảm bảo tính đại diện, nghiên cứu định lượng tiến hành ngay sau đó với kích thước mẫu là 700 từ những nhà quản lý và người lao động đang làm việc tại 21 DN FDI của ngành dệt may Thời gian là từ 15/4/2021- 28/5/2021. Kích thước mẫu nghiên cứu được chia đều định mức cho mỗi DN FDI. Tiếp cận đối tượng điều tra theo 2 cách: (i) Gửi phiếu khảo sát đã thiết kế trên Google I; (ii) Gửi phiếu khảo sát trực tiếp. Sau khi sàng lọc các phiếu trả lời, loại bỏ 92 phiếu không hợp lệ. Trong đó nhà quản trị là 193 phiếu, NLĐ là 419 phiếu hợp lệ tác giả
  3. 818 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI sử dụng để nhập và xử lý dữ liệu. Dữ liệu thu được tiến hành phân tích độ tin cậy của thang đo Crobanch’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA. 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP FDI Thuật ngữ “occupational safety and health”, được dịch là an toàn và sức khỏe lao động, là thuật ngữ để chỉ một lĩnh vực đa ngành liên quan đến sự an toàn, sức khỏe và phúc lợi của người lao động tại nơi làm việc. (Fanning, Fred E., 2003). An toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp FDI được hiểu là tất cả những biện pháp mà doanh nghiệp FDI thực hiện để phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp từ điều kiện lao động nguy hiểm, có hại, để đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động, đồng thời không ảnh hưởng đến môi trường và xã hội. Hiệp định thương mại tự do EVFTA nhấn mạnh vào “những lợi ích của hợp tác về các vấn đề lao động và môi trường liên quan tới thương mại là một phần của chiến lược toàn cầu về thương mại và phát triển bền vững” (khoản 4, điều 13.1, EVFTA); đồng thời tuyên bố “thông qua hoặc sửa đổi luật pháp và chính sách liên quan phù hợp với các tiêu chuẩn đã được quốc tế công nhận và những hiệp định nêu tại Điều 13.4 (Các tiêu chuẩn và hiệp định lao động đa phương) và Điều 13.5 (Các hiệp định môi trường đa phương) mà Bên đó là thành viên” (Điểm c, khoản 1, điều 13.2, EVFTA), các quốc gia tham gia phải đảm bảo thực hiện đúng những công ước về lao động của ILO mà quốc gia đã phê chuẩn. Dựa theo những công ước và khuyến nghị của ILO về an toàn, vệ sinh lao động mà VN đã thông qua như: Công ước 148 về bảo vệ người lao động phòng chống các rủi ro nghề nghiệp do ô nhiễm không khí, ồn và rung ở nơi làm việc (1977); Công ước 155 về an toàn, vệ sinh lao động và môi trường lao động, Khuyến nghị 164 về An toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường làm việc (1981); Công ước 170 về an toàn trong việc sử dụng hóa chất khi làm việc, Khuyến nghị số 177 về an toàn trong việc sử dụng hóa chất khi làm việc (1990); Công ước 183 về bảo vệ thai sản (2000) và luật pháp quốc gia gồm: Luật An toàn, vệ sinh lao động (2015); Luật phòng cháy chữa cháy (2001); Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn luật An toàn, vệ sinh lao động, Nghị định 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc và một số tài liệu về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp như: fundamental principle of OSH (Benjamin O. Alli, 2008); Principles of Occupational Safety Management (Ron Dotson, Troy Rawlins, Earl Blair, Scott Rockwell, 2017) và giáo trình an toàn, vệ sinh lao động (Đặng Đình Đào, 2015) cho thấy, hệ thống an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp gồm: (i) Hệ thống quản lý ATVSLĐ Hệ thống quản lý ATVSLĐ: đó là các vấn đề thuộc về việc xây dựng bộ máy, phân định trách nhiệm của các mắt xích và quy định cơ chế phối hợp trong quản lý ATVSLĐ trong doanh nghiệp. Hệ thống quản lý ATVSLĐ gồm 5 biến quan sát: HT1- DN FDI xây dựng chính sách, quy định về ATVSLĐ, HT2- NSDLĐ thường xuyên đánh giá thực hiện về ATVSLĐ tại DN; HT3- NSDLĐ thống kê những tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; HT4- Xây dựng quy trình xử lý trong những trường hợp khẩn cấp; HT5- Xây dựng quy trình kiểm soát những rủi ro về ATVSLĐ. (ii) Bảo hộ lao động Bảo hộ lao động: bảo hộ được hiểu là những dụng cụ, thiết bị để phòng vệ, bảo đảm an toàn. Bảo hộ lao động là hoạt động mà doanh nghiệp cung cấp những dụng cụ, thiết bị cho NLĐ để đảm bảo an toàn cho họ. Bảo hộ lao động với 5 biến quan sát: BH1- Trang bị cho NLĐ
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 819 thiết bị và quần áo bảo hộ cá nhân; BH2- NLĐ được đào tạo và khuyến khích sử dụng đúng các máy móc và thiết bị bảo hộ; BH3- Nơi làm việc được bố trí khoa học và an toàn, BH4- Các cảnh báo an toàn thích hợp được dán ở nơi làm việc, BH5- Dây điện, cáp, công tắc, phích cắm và thiết bị được lắp đặt và bảo trì đảm bảo an toàn. (iii) Môi trường làm việc Môi trường làm việc: môi trường làm việc là tổng hòa những yếu tố xung quanh người lao động như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, những yếu tố này ở mức độ cho phép sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Môi trường làm việc với 6 biến quan sát: MT1- Nhiệt độ, hệ thống gió, tiếng ồn, ảnh ảnh ở mức độ cho phép, MT2- Tuân thủ các yêu cầu pháp lý liên quan đến việc kiểm tra y tế cho NLĐ, MT3- Giải quyết các rủi ro về ATVSLĐ và sức khỏe cho NLĐ mang thai; MT4- Cung cấp đủ nhà vệ sinh, bồn rửa, xã phòng cho NLĐ, MT5-Cung cấp nước uống an toàn cho NLĐ, MT6- Có đủ khu vực ăn vệ sinh cho NLĐ. (iv) Ứng cứu khẩn cấp Ứng cứu khẩn cấp: ứng cứu khẩn cấp thường xảy ra với những tai nạn liên quan đến hỏa hoạn, chập điện, sập tòa nhà là những tai nạn xảy ra với quy mô lớn và hậu quả nặng nề. Ứng cứu khẩn cấp với 6 biến quan sát: KC1- Nơi làm việc có hệ thống phát hiện và báo cháy, KC2- Nơi làm việc có đầy đủ thiết bị chữa cháy; KC3-NLĐ tập huấn để sử dụng các thiết bị chữa cháy, KC4 - Có đủ lối thoát hiểm theo quy định, KC5- Các lối thoát hiểm được chỉ dẫn rõ ràng; KC6- Các lối thoát hiểm không bị cản trở, khóa trong giờ làm việc. (vi) Quản lý sức khỏe và bệnh nghề nghiệp Quản lý sức khỏe và bệnh nghề nghiệp: Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh khi người lao động chịu ảnh hưởng của môi trường làm việc có hại trong một thời gian dài, làm suy giảm sức khỏe của người lao động. Quản lý sức khỏe và bệnh nghề nghiệpvới 6 biến quan sát: QL1- DN khám sức khỏe khi tuyển dụng cho NLĐ, QL2- DN khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ - DN; QL3 - DN lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cho NLĐ, QL4- Nơi làm việc có các phương tiện y tế và nhân viên y tế tại chỗ, QL5- Đào tạo sơ cấp cứu cho NLĐ. Như vậy hệ thống quản lý ATVSLĐ, bảo hộ lao động, môi trường làm việc, ứng cứu khẩn cấp, quản lý sức khỏe và bệnh nghề nghiệp là 5 nội dung chính của an toàn, vệ sinh lao động trong DN FDI khi Việt Nam tham gia EVFTA. Đây là những nội dung trong quy định của pháp luật Việt Nam về ATVSLĐ và những công ước, khuyến nghị của ILO về vấn đề này đã được Việt Nam thông qua. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP FDI CỦA NGÀNH DỆT MAY KHI VIỆT NAM GIA NHẬP HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI EVFTA 4.1. Kết quả nghiên cứu thông qua dữ liệu sơ cấp 4.1.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Trong 21 DN FDI ngành dệt may được điều tra số lao động nữ chiếm 71,2%, nam chiếm 28,8%. Bởi vì đặc thù của ngành dệt may mặc, do công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo cho nên lao động nữ là phù hợp với công việc này. Có thể nhận thấy rằng số lao động có trình độ trung học, đào tạo nghề chiếm tỷ lệ cao 51,5%, tiếp đến là trình độ trung học phổ thông 32,1%, cao đẳng là 15% trong khi tỷ lệ trình độ đại học và trên đại học là 1,7%. Điều này phản
  5. 820 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI ánh đặc diểm của ngành dệt may mặc lao động chủ yếu là lao động phổ thông, không đòi hỏi về trình độ văn hóa cao. Bên cạnh đó, trong số 612 tại các DN FDI của ngành dệt may có mẫu khảo sát có 125 mẫu khảo sát là nhà quản lý và 447 người lao động. Về quy mô các DN FDI của ngành dệt may điều tra có 65,2% các DN FDI của ngành dệt may có quy mô nhỏ và vừa, 34,8% các DN dệt may có quy mô lớn. Điều này phù hợp với thực trạng của các DN DFI của ngành dệt may chủ yếu là quy mô vừa. Bên cạnh đó, số phiếu điều tra về số năm thành lập trên 10 năm chiếm 72,7%, tiếp đến là DN từ 5 đến 10 tuổi chiếm 20,6%, số DN FDI của ngành dệt may thành lập dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 6,7%. 4.1.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Kiểm định độ tin cậy của 5 thang đo HT, BH, MT, KC, QL đều thỏa mãn hệ số Cronbach’s Alpha, hệ số tương quan biến tổng (xem bảng 1) quan sát không đảm bảo độ tin cậy bị loại khỏi là: MT2. Bảng 1: Tổng hợp độ tin cậy của các thang đo Yếu tố Cronbach’s Alpha (lần cuối) Hệ số tương quan biến tổng (giá trị nhỏ nhất) HT 0,806 0,513 BH 0,792 0,451 MT 0,728 0,480 KC 0,754 0,426 QL 0,771 0,513 Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích SPSS 21 4.1.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) Khi phân tích EFA lần 1 cho các nhóm nhân tố, kết quả cho thấy KMO = 0,846 >0,5, Sig của kiểm định Bartlett’s = 0,000 0,5. Sau đó chạy lại EFA lần cuối cho kết quả KMO = 0,833 > 0,5, Sig của kiểm định Bartlett’s = 0,000 50%, các biến với điểm dừng 3,864 > 1 thỏa mãn yêu cầu. Bảng 2: Pattern Matrixa Factor 1 2 3 4 5 HT5 .732 HT1 .729 HT4 .698 HT2 .638 HT3 .607 BH2 .696 BH3 .695 BH1 .657 BH5 .634 QL3 .728 QL2 .650 QL1 .646
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 821 QL4 .621 KC1 .674 KC6 .641 KC5 .537 KC2 .526 KC4 .502 MT4 .819 MT5 .738 MT3 .534 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát từ SPSS 21 Như vậy qua kiểm tra độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố, mô hình chỉ còn 21 biến quan sát, thu được 5 nhân tố về ATVSLĐ như sau: Nhân tố 1 bao gồm HT5, HT1, HT4, HT2, HT3; Nhân tố 2: BH2, BH3, BH1, BH5; Nhân tố 3: QL3, QL2, QL1, QL4; Nhân tố 4: KC1, KC6, KC5, KC2, KC4; Nhân tố 5: MT4, MT5, MT3. 4.1.4. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA Kết quả CFA lần 1 của mô hình thang đo có 179 bậc tự do. Các chỉ số Chi-bình phương = 558,056 với giá trị p=.000. Các chỉ tiêu khác: Chi-bình phương/df = 3,118, GFI, CFI đều cao hơn 0,9 (Bentler & Bonett, 1980), RMSEA = 0,063 0.9. Nghiên cứu tiến hành vào modification Indicces rồi vào covanriances trong AMOS 21 để nối các e nhằm cải thiện mô hình. Có các gợi ý cải thiện mô hình như là: e2 - e5, e1 - e3,e6 - e9, e6 - e8, e10 - e13, e10 - e12, e10 - e 11, e14 - e17, e14 - e18, e15 - e16, e15 - e17, e16- e18, e17 - e18. Sau đó chạy lại CFA chuẩn hóa hóa (xem hình 2) cho thấy giá trị của các chỉ số Chi-bình phương = 373.202 với giá trị p=.000. Các chỉ tiêu khác: Chi-bình phương/df = 2.262, GFI, TLI, CFI đều cao hơn 0,9 (Bentler & Bonett, 1980), RMSEA = 0,049 < 0,08 (Steiger, 1990). Như vậy, có thể suy ra mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường. Hình 1: Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA (chuẩn hóa) Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phân tích SPSS và Amos 21
  7. 822 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI 4.2. Kết quả nghiên cứu thông qua dữ liệu thứ cấp Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới EVFTA tạo điều kiện để DN FDI ngành dệt may đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn như EU. Theo GSO đến cuối năm 2019, tổng số DN FDI trong lĩnh vực dệt may cả nước có 1180 DN, trong đó số lượng DN gia công hàng may mặc chiếm 74,7%; số lượng DN trong lĩnh vực dệt và phụ trợ gồm sản xuất bông, xơ, sợi, vải, nhuộm, phụ liệu, sản xuất máy móc ngành May chiếm 25,3% (xem bảng 3). Bảng 3: Một số chỉ tiêu bình quân của các DN FDI ngành dệt may trong năm 2019 Doanh thu bình quân Lợi nhuận bình quân Thu nhập bình quân/ Các DN FDI Số lượng doanh TT của DN sau thuế TNDN tháng của người lao động ngành dệt may nghiệp (tỷ đồng) (tỷ đồng) (triệu đồng) 1 DN may 882 216 1,52 6,4 2 DN dệt 131 314 10,56 4,3 3 DN sản xuất bông sợi 106 1105 50,53 8,6 4 DN nhuộm 6 45 0,90 9,3 5 DN sản xuất phụ liệu may 55 318 5,24 7,2 (Nguồn: Tổng hợp từ GSO, 2019) Kim ngạch xuất khẩu của các DN dệt may nói chung và DN dệt may FDI không ngừng tăng lên từ năm 2010 đạt 2,49 tỷ USD đến năm 2017 là 8,38 tỷ USD (xem hình 2), đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và đạt mức tăng trưởng 11,81 %/năm. Năm 2019, các DN FDI trong lĩnh vực sản xuất bông, xơ, sợi, sản xuất máy và dệt vải có doanh thu và lợi nhuận bình quân sau thuế đạt mức cao nhất. Tuy nhiên, thu nhập của lao động trong lĩnh vực dệt và may lại khá thấp. Đơn vị: tỷ USD Hình 2: Giá trị xuất khẩu DN dệt may FDI và DN dệt may Việt Nam qua các năm Nguồn: Tổng cục Hải quan Một số kết quả về an toàn và vệ sinh lao động của các DN FDI ngành dệt may khi Việt Nam gia nhập EVFTA như sau: Đối với Hệ thống quản lý ATVSLĐ: trong DN FDI ngành dệt may các DN này đã thực hiện tốt các chính sách về ATVSLĐ của Việt Nam (xem bảng 4). Bên cạnh đó nhiều DN dệt may đã xây dựng chính sách, quy định về ATVSLĐ trong toàn DN như Công ty TNHH Yakjin Việt Nam, Công Ty TNHH Yesum Vina, Công Ty TNHH Việt Nam Yupoong, Công ty TNHH MTV Wondo Vina.
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 823 Bảng 4: Chính sách về ATVSLĐ được tập huấn nghiệp tại các DN may TT Một số chính sách mới về ATVSLĐ, PCCC Nơi ban hành 1 Luật số 84/2015/QH13 về an toàn vệ sinh lao động, Quốc hội 2 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động, Chính phủ 3 Luật số 40/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 Quốc hội 4 Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC Chính phủ 5 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy Quốc hội Nghị định 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh 6 Chính phủ nghề nghiệp bắt buộc Nguồn: Tổng hợp từ VITAS Đối với bảo hộ lao động: Việc trang bị các loại giày, ủng bảo vệ, những loại thiết bị bảo về mắt, đầu, chân tay, các thiết bị bảo vệ thường hô hấp hay các miếng chắn bảo vệ cho NLĐ đòi hỏi DN phải bỏ một khoản tài chính không nhỏ, chính vì vậy, việc trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động đối với các DN cũng phụ thuộc vào quy mô, tình hình tài chính của DN. Kết quả này cũng được VITAX (2017) ghi nhận: “Khoảng gần 40% DN FDI ngành dệt may quy mô nhỏ và vừa không thực hiện đầy đủ các quy định về cung cấp và sử dụng bảo hộ cá nhân như khẩu trang, găng tay sắt, kính bảo hộ ”. Điều này sẽ ảnh hưởng đến ATVSLĐ. Đối với môi trường làm việc: nhiều DN FDI ngành dệt may như Công Ty TNHH Yesum Vina, Công Ty TNHH Việt Nam Yupoong, Công ty TNHH MTV Wondo Vina đã có hệ thống làm mát bằng hơi nước 100% tại các xí nghiệp may, đổi mới trang thiết bị, PCCC. Nhờ những biện pháp đồng bộ đó đã đảm bảo ATVSLĐ và sức khỏe nghề nghiệp. Kết quả về ATVSLĐ và sức khỏe nghề nghiệp đã có một số thành công nhất định.Tuy nhiên vấn đề cung cấp nước uống an toàn, khu vực ăn vệ sinh hay nhà vệ sinh cho lao động nữ theo Nghị định 85/NĐ-CP tại các DN FDI ngành dệt may may thực tế vẫn còn khá nan giải. Đối với ứng cứu khẩn cấp: tại các DN FDI của ngành dệt may thì đây là nội dung yếu kém nhất. Các lối thoát hiểm bị khóa đã gây khó khăn rất lớn trong quá trình PCCC và thoát hiểm của NLĐ khi có cháy, nổ xảy ra. Thực trạng này cũng được ghi nhận trong Báo cáo tuân thủ trong ngành may mặc của ILO & IFC trong các lần gần đây (xem hình 4). Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ cháy lớn, thiệt hại về người và tài sản ở các DN may. Hình 3: Số DN FDI tuân thủ nội dung không để bị vướng hoặc bị khóa các lối thoát hiểm Nguồn: Tổng hợp từ ILO
  9. 824 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI Đối với quản lý sức khỏe và bệnh nghề nghiệp: Bởi đặc thù của ngành dệt may mặc là môi trường làm việc chịu nhiều tác động của các yếu tố như bụi vải, tiếng ồn, ánh sáng và tư thế làm việc dẫn đến một số bệnh mãn tính như: bụi phổi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản, các bệnh về tai, mắt, xương khớp và thoái hóa cột sống vì vậy, việc DN FDI ngành dệt may đảm bảo các yêu cầu về khám và theo dõi sức khỏe NLĐ không chỉ giúp họ kịp thời phát hiện và có hướng xử lý kịp thời. 5. THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP FDI CỦA NGÀNH DỆT MAY KHI VIỆT NAM GIA NHẬP EVFTA Nghiên cứu mô hình SEM cho thấy BH4 (Các cảnh báo an toàn thích hợp được dán ở nơi làm việc), MT1 (Nhiệt độ, hệ thống gió, tiếng ồn, ảnh ảnh ở mức độ cho phép), MT2 (Tuân thủ các yêu cầu pháp lý liên quan đến việc kiểm tra y tế cho NLĐ), MT6 (Có đủ khu vực ăn vệ sinh cho NLĐ), KC3 (NLĐ tập huấn để sử dụng các thiết bị chữa cháy), QL5 (Đào tạo sơ cấp cứu cho NLĐ) bị loại ra khỏi mô hình với 5 biến cấu thành nên công tác an toàn, vệ sinh lao động trong DN FDI khi Việt Nam tham gia EVFTA. Kết quả này hoàn toàn đồng nhất với kết quả trong nghiên cứu của Merk, J., & Mouen, T. (2012), James Harrison et al (2018), ILO (2019), Công tác ATVSLĐ tại các DN FDI ngành dệt may khi gia nhập EVFTA đã đạt được một số thành công nhất định tuy nhiên thực trạng ứng các lối thoát hiểm bị khóa vẫn còn hạn chế hay còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bệnh nghề nghiệp cho NLĐ. Tham gia EVFTA kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên để các DN FDI của ngành dệt may cần coi trọng một số giải pháp: 5.1. Tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý an toàn và vệ sinh lao động Các DN FDI của ngành dệt may cần xây dựng chính sách, quy định về ATVSLĐ, thường xuyên đánh giá thực hiện về ATVSLĐ tại DN. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động để người lao động nắm được và thực hiện chất lượng, hiệu quả; Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp, lựa chọn những cán bộ có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm, ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm để phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động; Nâng cao hiệu quả của công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Bên cạnh đó tăng cường công tác thanh tra, xử lý nghiêm các hành vi cố tình vi phạm của NLĐ nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Cùng với đó ban hành kịp thời các quy định về xử lý trong những trường hợp khẩn cấp, quy trình kiểm soát những rủi ro về ATVSLĐ theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An toàn, vệ sinh lao động đảm bảo đầy đủ và phù hợp với thực tế. 5.2. Đảm bảo thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động Các DN FDI cần thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người lao động chấp hành các quy định về sử dụng thiết bị bảo hộ lao động trong quá trình làm việc; Các DN FDI của ngành dệt may cần quan tâm đến công tác bảo đảm thực hiện tốt bảo hộ lao động. Tại xưởng may, 100% công nhân được trang bị thiết bị bảo hộ lao; Các DN cần tiến hành kiểm tra việc thực hiện công tác mang bảo hộ lao động các công cụ cứu hỏa, vệ sinh nơi làm việc, hệ thống thông khí, ánh sáng, tiếng ồn Từ đó, kịp thời nhắc nhở thiếu sót của người lao động, cán bộ quản lý, bảo đảm sản xuất an toàn. Cùng với đó, công ty cũng tổ chức định kỳ các lớp tập huấn về
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 825 phòng cháy, chữa cháy, thực hiện chế độ tự kiểm tra, bảo dưỡng hằng năm về ATLĐ đối với các máy, thiết bị nhà xưởng, kho tàng, lắp đặt hệ thống chống sét. 5.3. Lành mạnh hóa môi trường làm việc Tại các DN FDI của ngành dệt may do môi trường làm việc có tiếng ồn, bụi, nhiệt độ nhà xưởng cao, vì vậy Công ty đã lắp hệ thống điều hòa không khí; lắp đặt loa xung quanh nhà xưởng, tới giờ nghỉ trưa phát nhạc giảm căng thẳng; đầu tư phòng cho công nhân nghỉ ngơi sau giờ làm Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác lành mạnh hóa môi trường làm việc hàng quý, hàng năm với các nội dung: Phân tích các kết quả, các thiếu sót, tồn tại và các bài học kinh nghiệm; tổ chức khen thưởng đối với các đơn vị và cá nhân làm tốt công tác lành mạnh hóa môi trường làm việc; phát động phong trào thi đua đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động. 5.4. Thực hiện đúng, nghiêm túc công tác ứng cứu khẩn cấp Hiện nay trong nội dung của EVFTA, CPTPP và một số CoC quốc tế về lao động đã đề cập khá rõ về vấn đề ATVSLĐ như: DN cần có cam kết của lãnh đạo về vấn đề đảm bảo ATVSLĐ, đảm bảo một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh An toàn vệ sinh lao động và sức khỏe nghề nghiệp là điều kiện cần để các DN FDI ngành dệt may “khởi động” quá trình sản xuất, kinh doanh của mình. Cho dù đặc thù ngành dệt may là quy mô hoạt động, số lượng lao động lớn cộng với việc nhà xưởng chứa nhiều hàng hóa, vật liệu dễ cháy như vải vóc, sợi, chỉ thì các lối thoát hiểm phải không để bị vướng hoặc bị khóa các lối thoát hiểm khẩn cấp trong giờ làm việc tại các DN may. Đây là một trong những biện pháp “cấp thiết” mà các DN FDI ngành may phải thực hiện ngay để đảm bảo ATVSLĐ và sức khỏe trong quá trình làm việc. 5.5. Đầu tư cho công tác quản lý sức khỏe và bệnh nghề nghiệp Các DN FDI ngành dệt may cần tăng cường quản lý sức khỏe và bệnh nghề nghiệp cho NLĐ. Đầu tư hơn nữa về kinh phí cho việc cung cấp các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe nâng cao lao động cho NLĐ nhằm tăng cường chất lượng thể chất của NLĐ; Các DN FDI ngành dệt may cần phải kết hợp với Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, trung tâm y tế dự phòng triển khai nhiều biện pháp truyền thông về sức khỏe sinh sản, dân số đến NLĐ nữ. Bộ phận y tế của DN FDI của ngành dệt may tiến hành tư vấn, cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình, các bệnh phụ nữ để đảm bảo “độ bao phủ sâu” sau các buổi tư vấn cũng như các DN FDI ngành dệt may tổ chức hội thi tìm hiểu sức khỏe sinh sản, chăm sóc nuôi dạy con cái cho lao động nữ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Thùy Linh (2014) , Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và vấn đề cải cách thể chế kinh tế ở nước ta, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 21(277), tháng 11/2014) 2. Phạm Trọng Nghĩa (2009), Pháp luật về lao động trong quá trình toàn cầu hóa. 3. ILO (2018), “Cải thiện An toàn và Sức khỏe cho Lao động trẻ”, ILO 4. ILO và IFC, báo cáo tuân thủ lần thứ 7 đến lần 10, ILO 5. Viện khoa học lao động và xã hội, (2019), Tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến vấn đề lao động, việc làm ở Việt Nam, Viện khoa học lao động và xã hội.
  11. 826 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI Tiếng Anh 6. Benjamin O. Alli (2008), fundamental principle of OSH, ILO 7. James Harrison (2018), Governing Labour Standards through Free Trade Agreements: Limits of the European Union’s Trade and Sustainable Development Chapters, Journal of Common Market Studies published by University Association for Contemporary European Studies and John Wiley & Sons Ltd 8. Mary Jane Bolle (2016), Overview of Labor Enforcement Issues in Free Trade Agreements, 9. Merk, J., & Mouen, T. (2012), “10 years of the Better Factories Cambodia project: a critical evaluation”, ILO&IFC 10. Ron Dotson, Troy Rawlins, Earl Blair, Scott Rockwell (2017), Principles of Occupational Safety Management, Cognella Academic 11. Oka, C. (2016). Improving working conditions in garment supply chains: The role of unions in Cambodia. British Journal of Industrial Relations, 54(3), 647-672.