Analysis of factors affecting the investment decision of non-state enterprises in thai nguyen province

pdf 9 trang Gia Huy 2650
Bạn đang xem tài liệu "Analysis of factors affecting the investment decision of non-state enterprises in thai nguyen province", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfanalysis_of_factors_affecting_the_investment_decision_of_non.pdf

Nội dung text: Analysis of factors affecting the investment decision of non-state enterprises in thai nguyen province

  1. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 229 - 237 ANALYSIS OF FACTORS AFFECTING THE INVESTMENT DECISION OF NON-STATE ENTERPRISES IN THAI NGUYEN PROVINCE Nguyen Thi Thu Trang* TNU - University of Economics and Business Administration ARTICLE INFO ABSTRACT Received: 09/11/2021 This study aims to analyze the factors affecting the investment decisions of non-state enterprises in Thai Nguyen province in order to Revised: 20/12/2021 propose policy solutions to encourage investment in this business Published: 20/12/2021 sector. With the data of 350 enterprises surveyed, the methods of informative collection, processing and analysis, two qualitative analysis KEYWORDS methods (in-depth interviews) were appied to build and develope a scale of influenced factors. Also, quantitative methods, exploratory Investment decisions factor analysis (EFA), and multivariate regression models were used to Encourage investment evaluate the influence of factors affecting the investment decisions of Businesses SOEs investing in the province. The results showed that the factors affecting investment decisions of SOEs are: (i) Market; (ii) Preferential Investment policies; (iii) Quality of local governance institutions; (iv) Expenses; Policy (v) Infrastructure; (vi) Human resources; (vii) Communication. In which all factors have a positive influence on investment decisions, only cost factor has a negative influence on the investment decisions. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Thị Thu Trang Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Ngày nhận bài: 09/11/2021 Nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Ngày hoàn thiện: 20/12/2021 nhằm đề xuất các giải pháp chính sách khuyến khích đầu tư vào khu Ngày đăng: 20/12/2021 vực doanh nghiệp này. Với dữ liệu của 350 doanh nghiệp được khảo sát, nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: thu thập, TỪ KHÓA xử lý và phân tích thông tin, sử dụng hai phương pháp phân tích định tính (phỏng vấn sâu) nhằm xây dựng và phát triển thang đo các yếu tố Quyết định đầu tư ảnh hưởng. Các phương pháp định lượng, phân tích nhân tố (EFA) và Khuyến khích đầu tư mô hình hồi quy đa biến được sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng Doanh nghiệp của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh. Kết quả nghiên cứu định lượng đã chỉ Đầu tư ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp Chính sách ngoài nhà nước là: (i) Thị trường; (ii) Chính sách ưu đãi; (iii) Chất lượng của các thể chế quản trị địa phương; (iv) Chi phí; (v) Cơ sở hạ tầng; (vi) Nguồn nhân lực; (vii) Giao tiếp. Trong đó tất cả các yếu tố đều có ảnh hưởng tích cực đến quyết định đô thị, chỉ có yếu tố chi phí là có ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định đô thị. DOI: *Email: nguyentrang.tueba@gmail.com 229 Email: jst@tnu.edu.vn
  2. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 229 - 237 1. Đặt vấn đề Doanh nghiệp (DN) là một bộ phận không thể thiếu và ngày càng đóng vai trò tích cực trong nền kinh tế. Theo hình thức sở hữu vốn, các DN trong nền kinh tế nước ta bao gồm: DN nhà nước, DN ngoài nhà nước (DNNNN), DN có vốn đầu tư nước ngoài. DNNNN phát triển nhanh chóng và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng số DN của nền kinh tế, có năng suất lao động và hiệu quả đầu tư cao hơn so với DN nhà nước. Đầu tư và quyết định đầu tư (QĐĐT) của DN là sự khởi nguồn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, giảm đói nghèo và cải thiện phúc lợi. Do vậy, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các DNNNN đầu tư mới và mở rộng các dự án đầu tư hiện có trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong quản lý kinh tế của Nhà nước ở cấp trung ương và cấp địa phương. Có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập tới vấn đề này. Tiếp cận theo quan điểm vĩ mô và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của DN, lý thuyết về môi trường đầu tư đã chỉ rõ có 5 yếu tố có ảnh hưởng đến QĐĐT của DN (bao gồm: Chính trị - Pháp luật, cơ sở hạ tầng, chi phí, thị trường, văn hóa – xã hội), lý thuyết OLI của Dunning (1997) [1], lý thuyết marketting địa phương của P. Kotler (2002) [2] là những căn cứ nền tảng lý thuyết để các nghiên cứu tại Việt Nam gần đây như Phan Đình Nguyên (2013) [3], Nguyễn Mạnh Cường (2018) [4], Lê Thị Lan (2017) [5] đã ứng dụng nghiên cứu thực nghiệm. Phan Đình Nguyên (2013) [3] đã chỉ rõ các yếu tố kinh tế vĩ mô có thể ảnh hưởng đến QĐĐT ở cấp DN. Trong khi đó, nghiên cứu của Lê Khương Ninh và cộng sự (2008) [6] lại chỉ ra những chủ trương, chính sách thu hút đầu tư của chính quyền lại không có tác động rõ rệt đến đầu tư của các DN ngoài quốc doanh. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Cường (2016, 2018) [4], [7] và Lê Thị Lan (2017) [5] cho thấy mỗi yếu tố trong môi trường đầu tư đối với QĐĐT của các DN là: chính trị pháp luật, cơ sở hạ tầng, chi phí, thị trường, văn hóa xã hội, hiệu quả quản trị hành chính. Điểm chung của các nghiên cứu chỉ ra , DNNNN và đầu tư của DNNNN đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Tuy nhiên, nghiên cứu về QĐĐT của DNNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chưa được xem xét trong các nghiên cứu trước đây [1]-[9]. Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc. Trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đã đạt được những thành tựu nhất định: tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh có xu hướng tăng ngày càng cao, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015 – 2020 đạt 11,1%/năm, trong đó công nghiệp – xây dựng tăng 14,5%/ năm, dịch vụ tăng 7,3%/năm, nông – lâm – thủy sản tăng 3,8%/năm. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng nông, lâm, nghiệp thủy sản; GDP bình quân đầu người tăng từ 51 triệu đồng/người năm 2015 lên 90 triệu đồng/ người năm 2020. Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2016 – 2020 đạt 238 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so với giai đoạn 2011- 2015. Thái Nguyên trở thành tỉnh có môi trường cạnh tranh cấp tỉnh thuộc nhóm tốt trong phạm vi cả nước và là tỉnh dẫn đầu ở vùng trung du Bắc Bộ [10]. Tính đến 31/12/2019, tỉnh Thái Nguyên có 3656 DN, trong đó 3370 DNNNN (chiếm 92,17%), số DNNNN đang hoạt động là 3165 (chiếm 93,91% tổng số DNNNN), hơn 90% DNNNN có quy mô vừa nhỏ và siêu nhỏ. Năm 2019, vốn đầu tư của DNNNN đạt 20,06 nghìn tỷ đồng, đóng góp 49,53% vốn đầu tư trên toàn tỉnh, mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, mức tăng vốn đầu tư của DNNNN chủ yếu là đầu tư mới, trong khi hoạt động đầu tư vốn phát triển doanh nghiệp còn hạn chế. Song song với đó, tỷ lệ DNNNN gặp khó khăn trong đầu tư kinh doanh, phải dừng hoạt động cũng rất cao. Điều này, chứng tỏ DNNNN hiện nay còn phải đối mặt nhiều thách thức và trở ngại, ảnh hưởng đến khả năng phát triển bền vững, ổn định [11]. Do đó, nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến QĐĐT của DNNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất các giải pháp chính sách khả thi, hiệu quả để tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy DN mạnh dạn đầu tư vốn để mở rộng quy mô, phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD), tăng lợi nhuận, góp phần khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh là hết sức cần thiết. 230 Email: jst@tnu.edu.vn
  3. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 229 - 237 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: thu thập, xử lý và phân tích thông tin, sử dụng hai phương pháp phân tích định tính (Phỏng vấn sâu chuyên gia – nhà quản lý) nhằm xây dựng, phát triển thang đo các yếu tố ảnh hưởng và phương pháp định lượng, phân tích nhân tố khám phá (EFA), sử dụng mô hình hồi quy đa biến để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến QĐĐT của DNNNN đang đầu tư trên địa bàn tỉnh. 2.2. Mô hình nghiên cứu Cơ sở hạ tầng + + Nguồn nhân lực Thị trường + QĐĐT của DNNNN + Chất lượng thể chế quản trị địa phương + Chính sách ưu đãi + Chi phí Truyền thông Hình 1. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến QĐĐT của DNNNN Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để kiểm định sự ảnh hưởng của các yếu tố đến QĐĐT của DNNNN đang đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mô hình hồi quy có dạng: QĐ = β0 + β1 HT+ β2 TTR+ β3 CS+ β4 CP + β5 NL+ β6 TC+ β7 TT + ei Trong đó: Y là biến phụ thuộc phản ánh quyết định đầu tư của doanh nghiệp; β0: hệ số tự do; β1, β2, , β7 là các tham số hồi quy cần ước lượng đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố tới quyết định đầu tư; 7 biến độc lập (HT, TTR, CS, CP, NL, TC, TT); ei: sai số ngẫu nhiên. Kế thừa và phát triển từ các nghiên cứu trước đây, 8 yếu tố được đưa vào mô hình được xây dựng thang đo gồm các biến quan sát được trình bày cụ thể tại bảng 1. Bảng 1. Thang đo của các biến trong mô hình I Thang đo về cơ sở hạ tầng Mã hóa Nguồn tham khảo 1 Hạ tầng giao thông vận tải đầy đủ, thuận lợi HT1 Phan và cộng sự (2013), 2 Hệ thống cung cấp năng lượng hiệu quả, tin cậy HT2 Lê Khương Ninh (2008), 3 Hệ thống cung cấp, thoát nước hoạt động tốt, ổn định. HT3 Nguyễn Mạnh Cường 4 Trình độ công nghệ, hệ thống thông tin phát triển. HT4 (2018) [3], [4], [6] 5 Tính tập trung sản xuất cao: KCN, cụm công nghiệp phát triển HT5 II Thang đo về thị trường Mã hóa Nguồn tham khảo 1 DN hài lòng với quy mô thị trường hiện tại TTR1 Galan và cộng sự (2007); 2 Thị trường có tiềm năng tăng trưởng tốt TTR2 Lauren và cộng sự (2007), 3 Mức độ cạnh tranh trong ngành thấp. TTR3 Nguyễn Mạnh Cường 4 Tăng trưởng kinh tế ổn định TTR4 (2016) [7]-[9] 5 Tiếp cận thị trường mục tiêu thuận lợi, dễ dàng TTR5 III Thang đo về chính sách ưu đãi Mã hóa Nguồn tham khảo 1 Chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn CS1 Lê Khương Ninh (2008), 2 Được miễn/ giảm thuế CS2 Galan và cộng sự 3 Thủ tục thuê đất/ cấp đất nhanh gọn CS3 (2007); Nguyễn Mạnh 4 Được miễn/giảm tiền thuê đất CS4 Cường (2016) [6]-[8] 5 Chính sách ưu đãi đầu tư công bằng với mọi DN CS5 231 Email: jst@tnu.edu.vn
  4. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 229 - 237 IV Thang đo về chi phí đầu vào Mã hóa Nguồn tham khảo 1 Giá thuê đất và chi phí giải phóng mặt bằng cao CP1 2 Chi phí nhân công cao CP2 Lê Khương Ninh (2008), 3 Chi phí xử lý nước thải cao CP3 Galan và cộng sự 4 Giá dịch vụ (điện, nước, thông tin liên lạc) cao CP4 (2007); Nguyễn Mạnh 5 Chi phí vận chuyển và dịch vụ hậu cần cao CP5 Cường (2016) [6]-[8] 6 Chi phí nguyên vật liệu cao CP6 7 Phải trả các chi phí không chính thức CP7 V Thang đo về nguồn nhân lực Mã hóa Nguồn tham khảo Các trường đào tạo lao động của địa phương đáp ứng được yêu 1 NL1 cầu của DN Phan và cộng sự (2013), 2 Nguồn lao động phổ thông dồi dào NL2 Nguyễn Mạnh Cường 3 Lao động có chuyên môn đáp ứng yêu cầu của DN NL3 (2016), Lê Thị Lan 4 Lao động có kỹ năng cần thiết cho DN NL4 (2016) [3], [5], [7] 5 Dễ dàng tuyển chuyên gia và cán bộ quản lý giỏi tại địa phương NL5 VI Thang đo về chất lượng thể chế quản trị địa phương Mã hóa Nguồn tham khảo 1 Hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh đầy đủ hoạt động tốt TC1 2 Thủ tục đầu tư, kinh doanh được thực hiện nhanh chóng TC2 3 Có nhiều dịch vụ công hỗ trợ cho hoạt động của DN TC3 Phan và cộng sự (2013), 4 Chính quyền, công chức có thái độ tốt, nhiệt tình và không quan liêu TC4 Nguyễn Mạnh Cường Lãnh đạo địa phương năng động tạo môi trường kinh doanh (2016) [3 , [7] 5 TC5 ] thuận lợi cho DN 6 Đối thoại giữa DN và cơ quan nhà nước thường xuyên TC6 VII Thang đo về truyền thông Mã hóa Nguồn tham khảo Chúng tôi nhận được đầy đủ các thông tin về chính sách ưu đãi 1 TT1 đầu tư. Các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư của tỉnh được cập Lê Thị Lan (2016), và 2 TT2 nhật đầy đủ trên Website chính thức nghiên cứu định tính của Các thông tin liên quan đến tỉnh Thái Nguyên và hoạt động liên tác giả [5] 3 quan đến đầu tư được cập nhật đầy đủ trên các phương tiện thông TT3 tin đại chúng (báo chí, truyền thanh, truyền hình ) 4 Tỉnh thường xuyên tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư TT4 VIII Thang đo về QĐĐT của DNNNN Mã hóa Nguồn tham khảo 1 Đầu tư tại địa phương là một quyết định đúng đắn QĐ1 Nguyễn Mạnh Cường 2 DN sẽ đầu tư mới /mở rộng đầu tư tại địa phương QĐ2 (2018), Lê Thị Lan (2016) 3 DN sẵn sàng giới thiệu địa phương cho các nhà đầu tư và DN khác. QĐ3 và nghiên cứu định tính 4 DN sẽ tiếp tục đầu tư dài hạn tại địa phương QĐ4 của tác giả [4], [5] 2.3. Dữ liệu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu: Nghiên cứu lựa chọn 5 địa bàn đại diện cho tỉnh để điều tra, gồm: Thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công (đại diện cho phân vùng trung tâm), huyện Đồng Hỷ (đại diện cho phân vùng phát triển hỗn hợp), thị xã Phổ Yên (đại diện cho phân vùng du lịch phía Tây), huyện Võ Nhai (đại diện cho phân vùng sinh thái phía Đông). Tính đến thời điểm điều tra, tổng số DNNNN trên 5 địa bàn: Thành phố Thái Nguyên (1737); Thành phố Sông Công (224); Thị xã Phổ Yên (259); Huyện Đồng Hỷ (61); Huyện Võ Nhai (29). Với 5 địa bàn được lựa chọn nghiên cứu (N=2310), nghiên cứu chọn mẫu khảo sát theo công thức Slovin (1960). Sau khi tính toán, tác giả xác định mẫu cần điều tra n = 340 DNNNN. Để đảm bảo phần dư, nên tác giả lựa chọn cỡ mẫu > 340 là n = 350 DNNNN. Khảo sát tiến hành đối với đại diện lãnh đạo, quản lý (tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc ), những người này có phụ trách đầu tư của DN, mỗi DN tác giả lựa chọn phát 01 phiếu, DNNNN có thời gian hoạt động trên 3 năm. Và sau đó, lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên. Các nguồn thông tin sau khi được thu thập sẽ được phân tích, tổng hợp trên phần mềm SPSS 20.0. 232 Email: jst@tnu.edu.vn
  5. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 229 - 237 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Kết quả thống kê mô tả Quá trình điều tra chính thức được thực hiện trong vòng 2 tháng. Tỷ lệ hồi đáp cao là do điều tra kết hợp nhiều kênh: kênh gọi điện và hẹn trực tiếp điều tra (120 phiếu); kênh điều tra qua hỗ trợ của các chi cục thuế Thành phố Thái Nguyên và các Huyện (230). Mẫu nghiên cứu 350 DNNNN có đặc điểm chung được trình bày tại bảng 2. Qua bảng 2 ta thấy, phần lớn các DN khảo sát có thời gian hoạt động trên 5 năm là 198 DN (chiếm 56,6%), các DN hoạt động dưới 5 năm là 152 DN (chiếm 43,4%). Bên cạnh đó, về loại hình DN, công ty TNHH là 207 DN (chiếm 59,1%); công ty CP là 77 DN (chiếm 22%). Mẫu phân bổ theo lĩnh vực bao gồm 199 DN (chiếm tỷ lệ 56,8%) thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng; tiếp theo là 79 DN thuộc lĩnh vực dịch vụ (chiếm 22,6%); và có 72 DN thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản với tỷ lệ 20,6%. Nhìn chung số phiếu của các DN đều đảm bảo trên 50 phiếu. Bảng 2. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Đặc điểm mẫu Phân loại Số lượng Tỷ lệ (%) Dưới 5 năm 152 43,4 Thời gian hoạt động Trên 5 năm 198 56,6 DN Tư nhân 66 18,9 Loại hình DN Công ty TNHH 207 59,1 Công ty Cổ phần (CP) 77 22,0 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 72 20,6 Ngành nghề Công nghiệp, xây dựng 199 56,8 Dịch vụ 79 22,6 DN lớn (trên 200 tỷ đồng) 36 10,3 DN vừa (Từ 50 – 200 tỷ) 169 48,3 Quy mô DN nhỏ (Từ 5 – 50 tỷ) 125 35,7 DN siêu nhỏ (Dưới 5 tỷ) 20 5,7 Dưới 10 người 20 5,7 Từ 10 – 50 người 64 18,3 Số lao động Từ 50 – 200 người 156 44,6 Trên 200 người 110 31,4 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra) Theo quy mô, 169/350 DN (chiếm tỷ lệ 48,3%) là DN vừa (từ 50- 200 tỷ VNĐ), 125/350 DN (chiếm tỷ lệ 35,7%) là DN nhỏ (từ 5-50 tỷ), còn lại 15,8% là DN lớn và siêu nhỏ. Mẫu có đặc điểm tương thích với tổng thể các DNNNN đang hoạt động và đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên. Theo số lao động, DN có tổng số lao động từ 50 – 200 người là 156 DN (chiếm tỷ lệ 44,6%); trên 200 người có 110 DN (chiếm tỷ lệ 31,4%); còn lại là 84 DN có quy mô dưới 50 người. 3.2. Kiểm định giá trị của thang đo chính thức bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) * Kiểm định số lượng mẫu thích hợp KMO Khi tiến hành phân tích nhân tố, tác giả sử dụng phương pháp trích (Extraction method) là Principal components factoring với phép xoay (Rotation) varimax. Bảng 3. Kiểm định KMO và Barlett’s KMO và kiểm định Bartlett Đánh giá Thước đo KMO 0,871 0,5 < 0,871 < 1 7892,713 Giá trị Kiểm định Bartlett Bậc tự do (df) 630 Mức ý nghĩa (Sig) 0,000 0,000<0,05 233 Email: jst@tnu.edu.vn
  6. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 229 - 237 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test ở bảng 3 cho thấy cơ sở dữ liệu này là hoàn toàn phù hợp vì giá trị kiểm định đạt 0,871 (thuộc trong khoảng từ 0,5 đến 1) có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (Sig. =0,000 50%). Các giá trị Factor loading thấp nhất là 0,649 (TC1) nên đạt tiêu chuẩn như yêu cầu. Theo Nunally & Burnstein (1994) thì hệ số này càng cao, sự tương quan của biến với các biến khác trong nhóm càng cao, các biến có hệ số tương quan biến tổng < 0,3 sẽ bị loại ra khỏi thang đo. Do đó, kết quả cho thấy các hệ số đều thỏa mãn tiêu chuẩn (lớn hơn 0,3) nên có thể kết luận các biến quan sát ở mỗi nhóm yếu tố này có quan hệ ý nghĩa với 7 biến được đưa vào mô hình. Bảng 4. Ma trận tương quan Component 1 2 3 4 5 6 7 8 CP2 0,857 CP6 0,823 CP7 0,794 CP3 0,754 CP4 0,738 CP5 0,678 TC5 0,848 TC6 0,848 TC3 0,835 TC2 0,811 TC4 0,674 TC1 0,649 HT5 0,836 HT1 0,826 HT2 0,813 HT3 0,759 HT4 0,729 TTR5 0,881 TTR2 0,861 TTR3 0,813 TTR1 0,787 TTR4 0,721 CS5 0,889 CS1 0,856 CS2 0,828 CS3 0,771 CS4 0,657 NL5 0,866 NL2 0,799 NL3 0,776 NL1 0,753 NL4 0,739 TT2 0,769 TT3 0,720 TT1 0,714 TT4 0,700 234 Email: jst@tnu.edu.vn
  7. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 229 - 237 3.3. Kết quả kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố tới QĐĐT của DNNNN Sau khi sử dụng phần mềm SPSS 20.0. Các kết quả chạy mô hình chi tiết tại bảng 5. Kết quả kiểm định các mô hình hồi quy thu được R2 hiệu chỉnh là 0,699, điều này cho thấy, 7 biến độc lập đưa vào ảnh hưởng 69,9% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Ngoài ra, hệ số Durbin- Watson là 1,821 cho thấy không có sự vi phạm khi sử dụng mô hình hồi quy bội và có thể khẳng định không có hiện tượng tự tương quan. Kết quả hồi quy cho thấy, giá trị Sig của kiểm định F là 0,000 < 0,05, như vậy mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng phù hợp với tổng thể. Giá trị Sig kiểm định t của từng biến độc lập đều <0,05, có nghĩa là 7 biến độc lập đều có ý nghĩa trong mô hình. Mặt khác, hệ số VIF < 2, do vậy không có đa cộng tuyến xảy ra. Như vậy, phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa có dạng như sau: QĐ = 0,595+ 0,275 TTR + 0,22 * CS – 0,162* CP + 0,159 * NL + 0,131*TC + 0,123 *TT+ 0,087*HT Bảng 5. Kết quả phân tích hồi quy Hệ số β chưa Mức ý nghĩa Biến số Hệ số β đã chuẩn hóa Giá trị VIF chuẩn hóa (Sig) (Constant) 0,595 ,018 HT 0,087 0,111 ,002 1,454 TTR 0,275 0,387 ,000 1,798 CS 0,220 0,199 ,000 1,188 CP -0,162 -0,147 ,000 1,429 NL 0,159 0,218 ,000 1,216 TC 0,131 0,133 ,000 1,162 TT 0,123 0,112 0,001 1,204 Số quan sát 350 Hệ số xác định R2 0,699 Durbin-Watson 1,821 Giá trị F 113,701 Mức ý nghĩa (Sig) 0,000 (Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS từ số liệu điều tra) Đối với biến cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng cùng chiều tới QĐĐT của DNNNN với ß = 0,002 (p<0,05). Có đủ cơ sở để kết luận chấp nhận giả thuyết H01. Điều này khẳng định rằng, Cơ sở hạ tầng là yếu tố tạo động lực đầu tư của các DNNNN. Đối với biến thị trường: Thị trường ảnh hưởng cùng chiều tới QĐĐT của DNNNN với ß = 0,000 (p<0,05). Có đủ cơ sở để kết luận chấp nhận giả thuyết H02. Điều này khẳng định rằng, thị trường là yếu tố tạo động lực đầu tư của các DNNNN. Đối với biến chính sách ưu đãi: Chính sách ưu đãi ảnh hưởng cùng chiều tới QĐĐT của DNNNN với ß = 0,000 (p<0,05). Có đủ cơ sở để kết luận chấp nhận giả thuyết H03. Điều này khẳng định rằng, chính sách ưu đãi là yếu tố tạo động lực đầu tư của các DNNNN. Đối với biến chi phí: Chi phí ảnh hưởng ngược chiều tới QĐĐT của DNNNN với ß = 0,000 (p<0,05). Có đủ cơ sở để kết luận chấp nhận giả thuyết H04. Điều này khẳng định rằng, chi phí là yếu tố cản trở đầu tư của các DNNNN. Đối với biến nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực ảnh hưởng cùng chiều tới QĐĐT của DNNNN với ß = 0,000 (p<0,05). Có đủ cơ sở để kết luận chấp nhận giả thuyết H05. Điều này khẳng định rằng, nguồn nhân lực là yếu tố tạo động lực đầu tư của các DNNNN. Đối với biến chất lượng thể chế quản trị địa phương: chất lượng thể chế quản trị địa phương ảnh hưởng cùng chiều tới QĐĐT của DNNNN với ß = 0,000 (p<0,05). Có đủ cơ sở để kết luận chấp nhận giả thuyết H06. Điều này khẳng định rằng, chất lượng thể chế quản trị địa phương là yếu tố tạo động lực đầu tư của các DNNNN. 235 Email: jst@tnu.edu.vn
  8. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 229 - 237 Đối với biến truyền thông: Truyền thông ảnh hưởng cùng chiều tới QĐĐT của DNNNN với ß = 0,001 (p<0,05). Có đủ cơ sở để kết luận chấp nhận giả thuyết H07. Điều này khẳng định rằng, truyền thông là yếu tố tạo động lực đầu tư của các DNNNN. 4. Kết luận và đề xuất giải pháp Kết quả nghiên cứu định lượng đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến QĐĐT của DNNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến QĐĐT của DNNNN là: (i) Thị trường; (ii) Chính sách ưu đãi; (iii) Chất lượng thể chế quản trị địa phương; (iv) Chi phí; (v) Cơ sở hạ tầng; (vi) Nguồn nhân lực; (vii) Truyền thông. Trong đó, các yếu tố đều có ảnh hưởng tích cực đến QĐĐT, chỉ duy nhất có yếu tố chi phí ảnh hưởng tiêu cực đến QĐĐT. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm khuyến khích, thúc đẩy đầu tư của khu vực doanh nghiệp này. Thứ nhất, giải pháp về thị trường: Xây dựng mối liên kết giữa các DNNNN, cả theo chiều ngang và chiều dọc. Khơi thông và gắn kết quan hệ cùng có lợi giữa DNNNN với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI. Đổi mới nâng cấp kỹ thuật và năng lực quản lý trong các DNNNN; Nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại cho DNNNN. Ứng dụng và phát triển hạ tầng thương mại điện tử cho DNNNN. Hỗ trợ các DNNNN trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa Thứ hai, giải pháp về nguồn nhân lực: Xây dựng qui hoạch và triển khai thực hiện qui hoạch phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề vừa đáp ứng theo yêu cầu của doanh nghiệp, vừa phù hợp với tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế. Nâng cao tỷ lệ lao động trong độ tuổi được qua đào tạo. Đầu tư thành lập các trung tâm đào tạo nghề, các sàn giao dịch việc làm, đảm bảo khả năng giới thiệu việc làm và làm cầu nối cung ứng lao động đảm bảo chất lượng cho doanh nghiệp. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo lao động. Xây dựng qui chế chuẩn hóa độ ngũ cán bộ, công chức. Thu hút và có chế độ đãi ngộ đối với chuyên gia và người lao động có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm từ các tỉnh khác và từ nước ngoài di chuyển cơ học đến làm việc tại địa phương. Thứ ba, giải pháp về chi phí đầu vào: Phát triển thị trường tín dụng, hỗ trợ DNNNN tiếp cận tín dụng. Cải thiện nguồn cung đất hạn chế, cải thiện cơ sở hạ tầng thông tin thị trường đất, tinh gọn thủ tục hành chính liên quan đến đất đai. Giải pháp giảm chi phí vận chuyển và dịch vụ hậu cần: khuyến khích các DN không chỉ chú trọng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ mà kết hợp với đường thủy, hàng không Tỉnh có phương án đề xuất xây dựng quy hoạch chi phí vận chuyển và dịch vụ hậu cần theo ngành hoặc từng loại hình doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng hệ thống các trường dạy nghề, đổi mới phương pháp đào tạo theo chuẩn đầu ra kết nối đủ và đúng với năng lực nghề nghiệp, vị trí việc làm trong các doanh nghiệp. Thứ tư, giải pháp về nâng cao chất lượng thể chế quản trị địa phương: Sau khi trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh hoạt động ổn định sẽ tiếp tục thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công cấp huyện. Hình thành một Ban chỉ đạo thu hút đầu tư gồm cán bộ lãnh đạo của các cơ quan có liên quan nói trên. Ban sẽ sinh hoạt theo định kỳ để bàn bạc và thống nhất hướng giải quyết kịp thời các vướng mắc có liên quan đến yêu cầu của doanh nghiệp. Tiếp tục rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, loại bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, chồng chéo, gây phiền hà, không đúng qui định để góp phần đơn giản hoá thủ tục hành chính. Thứ năm, giải pháp cải thiện cơ sở hạ tầng: Nâng cấp một số tuyến đường huyết mạch trên địa bàn tỉnh đã quá tải. Tỉnh Thái Nguyên tạo sự liên kết của hạ tầng giao thông liên huyện, liên xã. Nâng cấp hạ tầng tuyến đường sắt, đường thủy và hiện đại hóa kho bãi của ga đường đắt và cảng Đa Phúc. Tổ chức các kênh thông tin để DNNNN nắm bắt được công nghệ và kỹ thuật tiên tiến. Tỉnh cung cấp dịch vụ hỗ trợ nâng cao năng lực các nhà quản lý doanh nghiệp và thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp cũng như thúc đẩy mạnh chia sẻ công nghệ giữa DNNNN với các doanh nghiệp khác. Thứ sáu, phát triển các dịch vụ hỗ trợ DNNNN: Để tăng cường khả năng thu hút đầu tư tư nhân, chính quyền địa phương phải quan tâm phát triển các dịch vụ hỗ trợ trên cả 2 mặt: (i) Dịch vụ hỗ trợ hành chính công và (ii) Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. 236 Email: jst@tnu.edu.vn
  9. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 229 - 237 TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1] Dunning John H. (1997), Trade, location of economic Activity and the MNE: A search for Approach in the international allocation of economic activity. Edited by Bertil Ohlin Hesselborn and per Magues Wijiman, New York, Holmes and Meier Publisher. [2] Philip Kotler (2002). Marketing management, elevent Edittion, Published by Prentice Hall PTR [3] D. N. Phan and T. A. D. Phan, "Determinants of Corporate. Investment Decisions: The Case of Vietnam," Journal of Economics and Development, vol. 15, no. 1, pp. 32-48, 2013. [4] M. C. Nguyen and H. H. Do, “Impact of infrastructure and costs on investment decisions of small and medium enterprises in Vietnam,” Proceedings of the scientific conference, University Hanoi Industry, Q2, 2018, pp. 75-82. [5] T. L. Le, “Applying local marketing to build a model of factors affecting investment decisions of enterprises in EZs,” Asia-Pacific Economic Review, July 2016. [6] K. N. Le et al, “Analysis of factors affecting investment decisions of non-state enterprises in Kien Giang,” Science Magazine, vol. 9, pp. 103-112, 2008. [7] M. C. Nguyen and V. L. Ho, "Effect of provincial competitiveness index on attracting foreign investment in Vietnam's provinces and cities in the period 2012-2016," Scientific Journal and technology, no. 37, pp. 98-106, December 2016. [8] Galan, Benito, and Vincente, “Factors determining the position of Spanish MNEs: analysis based on investment development roadmap,” Journal of International Business Research, vol. 38 , no. 6, pp. 975-997, 2007. [9] L. M. Phillips, “Growth and an investment climate: Progress and challenges for Asian economies,” Institute for Development Studies and Foreign Development Institute, vol. 37, no. 3, pp. 45-63, 2007. [10] Thai Nguyen Provincial People's Committee, Report on the performance of socio-economic development tasks in 2017,2018, 2019, 2020 and socio-economic development tasks in 2018, 2019, 2020, 2021, Thai Nguyen, 2018, 2019, 2020, 2021. [11] Department of Statistics of Thai Nguyen Province, Statistical Yearbook, Thai Nguyen, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019. 237 Email: jst@tnu.edu.vn