Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu lên tỉnh Thừa Thiên Huế
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu lên tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- anh_huong_cua_bien_doi_khi_hau_toan_cau_len_tinh_thua_thien.doc
Nội dung text: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu lên tỉnh Thừa Thiên Huế
- TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 25, 2004 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU LÊN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Lê Văn Thăng Trung tâm Tài nguyên Môi trường, Đại học Huế 1. Mở đầu: Ngay từ khi bắt đầu xuất hiện trên Trái đất, con người đã bị chi phối bởi điều kiện khí hậu. Ngày nay, cho dù chúng ta sống ở bất kỳ nơi đâu thì cũng bị chi phối bởi khí hậu. Khí hậu chính là kiểu thời tiết đặc trưng dài hạn của từng khu vực trên thế giới. Và nếu khí hậu điều khiển con người thì ngược lại, nó cũng bị vô số các nhân tố khác điều tiết. Ngày nay, hoạt động của con người đã làm thay đổi thành phần và nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển. Điều đó cũng chính là con người đã làm cho khí hậu biến đổi, đó là sự nóng lên hay lạnh đi của thời tiết. Sự biến đổi khí hậu có nghĩa rộng là tất cả sự khác nhau giữa những số liệu thống kê dài hạn các yếu tố khí tượng ở những thời kỳ khác nhau của một khu vực, không phụ thuộc phép thống kê và nguyên nhân đã gây ra sự khác nhau đó. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu trong thời đại ngày nay được biểu hiện chủ yếu là sự nóng lên toàn cầu, bắt nguồn từ sự phát thải quá mức vào khí quyển các chất khí có hiệu ứng nhà kính. Hậu quả của quá trình này là sự thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, khí hậu bị dao động, nước biển dâng, các hiện tượng khí hậu cực đoan ENSO, Hậu quả trên đã và đang tác động mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, trong đó có sự tác động lên địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. Khái quát đặc điểm khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế : Thừa Thiên Huế là một tỉnh cực nam của vùng Bắc Trung Bộ, thuộc dạng đặc biệt của khí hậu nhiệt đới gió mùa Việt Nam và về đại thể có thể xếp vào khí hậu duyên hải nhiệt đới gió mùa Bắc Trung Bộ, sườn Đông Trường Sơn. Tuy nhiên, chế độ khí hậu duyên hải nhiệt đới gió mùa Bắc Trung Bộ, sườn Đông Trường Sơn này ở lãnh thổ Thừa Thiên Huế đã bị biến dạng, phân hóa nhiều do sự chi phối của điều kiện địa hình. Các yếu tố khí hậu bị phân hóa rõ rệt nhất là nhiệt độ và lượng mưa (chế độ nhiệt ẩm). Sự phân hóa khí hậu tại đây được thể hiện trong 3 quy luật đặc trưng: quy luật phân hóa theo mùa, quy luật phân hóa theo lãnh thổ phía Tây và phía Đông Trường Sơn và quy luật phân hóa theo độ cao địa hình. Tuy nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của biển Đông, nhưng do vị trí địa lý, do chịu ảnh hưởng của độ cao và hướng kéo dài của các dãy núi mà chế 75
- độ khí hậu nhiệt đới gió mùa Thừa Thiên Huế mang dấu ấn khí hậu chuyển tiếp giữa 2 miền Bắc và Nam Việt Nam, đồng thời cũng bị phân hoá phức tạp hơn. Vào mùa khô (mùa mưa ít) nắng nhiều, bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao, nhưng lượng bay hơi vượt xa lượng mưa nên thường xảy ra hiện tượng khô hạn, thiếu ẩm dài ngày, nhất là lúc có gió Tây khô nóng và ở đồng bằng duyên hải. Như đã biết, Thừa Thiên Huế chịu sự khống chế của gió mùa mùa đông lẫn gió mùa hè khu vực Đông Nam á. ở dãy Trường Sơn Bắc gần như vuông góc với hướng gió mùa đông Đông Bắc và gió mùa hè Tây Nam nên về mùa đông, hướng gió thịnh hành trên đồng bằng duyên hải có hướng Tây Bắc với tần suất 25-29%, sau đó là gió Đông Bắc đạt tần suất 10-15%. Trong mùa hè, các hướng gió thịnh hành ở đồng bằng duyên hải khá phức tạp và xấp xỉ nhau, trong đó hướng Nam đạt 10-16%, Tây Nam khoảng 11-14% và Đông Bắc là 10-16%. Nằm trong vành đai Bắc Bán Cầu, lại thừa hưởng lượng bức xạ dồi dào nên Thừa Thiên Huế có nền nhiệt độ cao đặc trưng cho chế độ nhiệt lãnh thổ vành đai nhiệt đới. So sánh một vài đặc trưng về nhiệt theo lãnh thổ cho thấy đồng bằng duyên hải thuộc vùng nhiệt đới điển hình, còn vùng núi cao trên 500m do hiệu ứng giảm nhiệt độ theo độ cao mà một số đặc trưng về nhiệt không đạt tiêu chuẩn nhiệt đới. Điều đó chứng tỏ chế độ nhiệt ở đây không những thay đổi theo mùa do tác động của hoàn lưu khí quyển, mà còn phân hóa theo vị trí, đặc điểm địa hình. Về cơ bản Thừa Thiên Huế thuộc khí hậu nóng, tuy nhiên vẫn tồn tại những thời khoảng trong năm nhiệt độ xuống quá thấp hoặc tăng quá cao. Cực trị của nhiệt độ đó không những bị độ cao địa hình chi phối mà còn phụ thuộc vào điều kiện mặt đệm, nhất là lớp phủ thực vật. Vào mùa đông nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối (Tmin) có thể xuống dưới 50C trên vùng núi cao, dưới 100C ở đồng bằng duyên hải, thung lũng Nam Đông. Về mùa hè, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối (Tmax) có thể lên tới 40-410C ở đồng bằng và 38-39 0C trên vùng núi. Tóm lại, chế độ nhiệt ở Thừa thiên Huế có mấy đặc điểm nổi bật dưới đây: + Nền nhiệt độ khá cao, nhưng không đồng nhất theo thời gian và lãnh thổ. Nhiệt độ thấp vào mùa đông, cao về mùa hè và giảm dần từ đồng bằng lên miền núi. Đồng bằng duyên hải có khí hậu nóng với biến trình dạng nhiệt đới điển hình. Biến trình dạng nhiệt đới này rất thuận lợi cho cây trồng thực hiện nhiều vòng sinh trưởng trong năm. + Mùa lạnh chỉ tồn tại ở miền núi, còn ở đồng bằng duyên hải thời gian lạnh không kéo dài, nhưng vẫn làm giảm nhiệt độ đáng kể. Số ngày rét đậm không nhiều, nhưng thời tiết âm u kéo dài trong thời kỳ lúa trổ vẫn là một trong những nguyên nhân gây mất mùa vụ Đông Xuân. 76
- + Chế độ nhiệt biến động mạnh, biên độ nhiệt ngày cũng như biên độ nhiệt độ năm khá cao. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 40-410C trên đồng bằng, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối hạ xuống dưới 50C ở vùng núi và 100C tại vùng đồng bằng duyên hải đang đặt ra nhu cầu cấp bách trong chống nóng mùa hè và chống rét mùa đông. Mùa mưa ở Thừa Thiên Huế liên quan chặt chẽ với gió mùa Đông Bắc thời kỳ đầu, khi mà các nhiễu động nhiệt đới chưa lùi hẳn về phía Nam. Nếu như vào các tháng VI-VIII trên lãnh thổ phía Bắc là thời kỳ mưa do ảnh hưởng của bão, hội tụ nhiệt đới, áp thấp nhiệt đới, đường đứt còn đang ở vị trí cao thì miền Trung lại trãi qua thời kỳ khô nóng do hiệu ứng “phơn” khi gió mùa Tây vượt qua dãy Trường Sơn. Nhưng đến các tháng IX, X khi vùng hoạt động của nhiễu động nhiệt đới đã lùi hẳn xuống phía Nam, đồng thời gió mùa Đông Bắc bắt đầu hoạt động mạnh thì mưa lớn bộc phát theo biến trình với hai cực đại đặc trưng. Hàng năm có khoảng 200-220 ngày mưa ở vùng núi, 150-170 ngày mưa trên đồng bằng duyên hải. Vào mùa mưa nhiều, mỗi tháng có 16-24 ngày mưa, trong đó các đợt không mưa kéo dài từ 3 đến 18 ngày. Những đợt mưa kéo dài nhiều ngày trên diện rộng sẽ gây lũ lụt lớn. ở Thừa Thiên Huế không khí chứa nhiều hơi nước nên thuộc vào một trong số các vùng có độ ẩm tương đối cao nhất nước. Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí tăng theo độ cao địa hình và có giá trị từ 83 đến 87% tùy theo vùng cụ thể. Biến trình năm về độ ẩm tương đối của không khí ngược với biến trình năm của nhiệt độ không khí, nhưng vẫn phân biệt hai mùa rõ rệt. Trong thời kỳ này độ ẩm tương đối không khí hạ thấp đến 73-79% ở đồng bằng và 79-87% tại vùng núi, trong đó độ ẩm tương đối thấp nhất rơi vào cực tiểu tháng VII. Khi gió Tây khô nóng hoạt động mạnh, độ ẩm tương đối không khí có thể xuống dưới 50%, thậm chí dưới 30%. Thời kỳ độ ẩm tương đối không khí tăng cao kéo dài 7-8 tháng (tháng IX đến tháng III hoặc IV năm sau), đạt cực đại vào tháng XI với giá trị 89-92%. Ngoài ra, ở Thừa Thiên Huế có nhiều loại hiện tượng thời tiết đặc biệt như bão, áp thấp nhiệt đới, hội tụ nhiệt đới, gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam khô nóng, dông, lốc, tố, sương mù, mưa phùn, mưa đá Nói tóm lại, Dương Văn An trong tác phẩm “ Ô châu cận lục ” (1953 ) nói về khí hậu Thừa Thiên Huế như sau : “ Nói về khí vận thì rét ít, ấm nhiều, nói về địa hình thì núi cao bể rộng. Thịnh hạ thì nhiều cơn bão lớn, trung thu thì ít cảnh trăng thanh. Nước lụt thì cứ để tràn lan, không đê để chắn ”. Như vậy có thể nói rằng, bão lũ là những thiên tai thường xuyên tàn phá mảnh đất này từ khi khai sinh cho đến nay. Trong thời đại ngày nay, khi mà sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang tác động trên phạm vi toàn 77
- thế giới thì điều kiện tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế vốn đã khắc nghiệt lại càng bị tác động mạnh, đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng lên tự nhiên và cho con người. 78
- 3. Nguyên nhân và ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu: 3.1. Nguyên nhân. 3.1.1. Nguyên nhân hành tinh. Nguyên nhân xã hội. Quy mô dân số, tỷ lệ tăng và phân bố dân số góp phần quan trọng trong việc định hình môi trường toàn cầu cũng như đối với từng địa phương. Mỗi năm cư dân của các quốc gia phát triển thịnh vượng trên thế giới thải ra gần 5 tỷ tấn khí CO2 Nguyên nhân kinh tế. Hiện nay nhóm các quốc gia có GDP ở mức cao của thế giới ngày càng nhiều, điều này một mặt thể hiện giảm dần sự nghèo đói, nhưng mặt khác cũng chứng minh các vấn đề môi trường diễn ra đồng thời với sự tăng trưởng này. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, nhân loại đang làm thay đổi cỗ máy năng lượng điều khiển toàn bộ hệ thống khí hậu Trái đất. Vào cuối những năm 1990, mức phát tán đioxit cacbon hằng năm xấp xỉ bằng 4 lần mức phát tán của năm 1950 và hàm lượng đioxit cacbon trong khí quyển đã đạt đến mức cao nhất trong 160.000 năm trở lại đây. Với tốc độ biến đổi khí hậu như hiện nay, Trái đất sẽ nhanh chóng đạt tới mức nóng nhất so với mọi thời kỳ trong vòng 10.000 năm trở lại đây. Nguyên nhân thể chế. Trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường được giao cho Bộ Môi trường cộng với các Cục, Vụ chuyên trách ở các Bộ liên quan.Tuy nhiên hầu hết các cơ quan trên ở những nước đang phát triển và kém phát triển đều rất nhỏ, chưa thoả mãn được yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Chỉ huy và kiểm soát là công cụ chủ yếu của chính sách quản lý bảo vệ môi trường; nhưng công cụ liên quan đến các yếu tố kích thích kinh tế thì ít được sử dụng. Nguyên nhân môi trường. Trên thế giới, nhiều nước nằm trong các vành đai nguy hiểm của thế giới về lụt, hạn hán, gió xoáy, giông tố Thiên tai chủ yếu xảy ra mạnh mẽ và theo chu kỳ do các yếu tố khí hậu và địa chấn. Là hệ quả của các hiện tượng khí tượng như các trận bão, lốc, lũ lụt, của các quá trình địa chất như núi lửa phun, của các hiện tượng khí hậu như El Nino. 3.1.2. Nguyên nhân địa phương. Biến đổi khí hậu của Việt Nam là một bộ phận của sự biến đổi khí hậu toàn cầu, tương tự, biến đổi khí hậu tại tỉnh Thừa Thiên Huế là một bộ phận của sự biến đổi khí hậu Việt Nam. Nằm trong thời kỳ biến đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng đã và đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhất là sự biến đổi khí hậu trong vòng 100 năm trở lại đây, tuy nhiên “ cũng như nhiều nước khác 79
- trên Thế giới, biến đổi khí hậu ở Việt Nam là một thực tế khách quan. Có điều là ở nước ta biến đổi khí hậu rất phức tạp, không có quy luật rõ rệt, không đồng đều giữa các đặc trưng yếu tố và giữa các địa điểm ”[2] Nguyên nhân làm biến đổi khí hậu tại Thừa Thiên Huế nằm trong xu thế của sự biến đổi khí hậu Việt Nam nhưng mang đặc điểm của một lãnh thổ có nhiều bất lợi về điều kiện tự nhiên, trước hết là sự chi phối bởi yếu tố địa hình. Qua nghiên cứu, nguyên nhân sâu xa của sự biến đổi khí hậu ở Thừa Thiên Huế là do sự thay đổi của hoàn lưu gió mùa Đông Nam á và hệ thống khí quyển - đại dương mà biểu hiện rõ nhất là hiện tượng El Nino và La Nina; đồng thời do đặc điểm địa hình địa phương kết hợp với việc tăng lượng khí nhà kính. Theo [3], tổng lượng khí CO 2 phát thải vào khí quyển ở Việt Nam là 97,187 triệu tấn trong năm 1990 và tăng lên 113,543 triệu tấn vào năm 1993, thì hiện nay(2004) theo Bộ Tài nguyên và Môi trường là 120,8 triệu tấn. Nó biểu hiện rõ qua sự tăng lên của tần suất bão đổ bộ, sự khắc nghiệt của hạn hán, cường độ mưa và các trận lũ lịch sử. 3.2. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Như đã phân tích ở trên, do sự biến đổi khí hậu đã và đang tác động lên thiên nhiên và con người Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây. 3.2.1. Sự tác động lên khí hậuđịa phương: Nhiệt độ trung bình năm của các thập kỷ 70 trở về trước cao hơn hiện nay khoảng 0,1 - 0,20C. Nhiệt độ trung bình của 30 năm gần đây thấp hơn khoảng 0,2 0C so với 30 năm trước đó. Trong khi đó, năm 2003 là năm thứ 3 thời tiết Trái đất nóng nhất, đến tháng XII năm 2003 nhiệt độ trung bình trên thế giới tăng 0,455 0C [10]. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu gần đây của UNFCCC là nhiệt độ trung bình mùa hè tại Thừa Thiên Huế tăng lên từ 0,1 đến 0,30C. Trong 30 năm gần đây nhiệt độ tháng I có phần thấp so với 30 năm trước đó. Mùa đông rét đậm xuất hiện tương đối nhiều trong 30 năm qua. Các kỷ lục nhiệt độ thấp nhất trong 30 năm qua thấp hơn so với 30 năm trước đó nhưng không thấp hơn nhiệt độ thấp nhất trong thập kỷ 30. Biến đổi nhiệt độ trung bình tháng VII trong vòng 30 năm gần đây có phần thấp hơn 30 năm trước đó. Hạn hán trong mùa gió Tây khô nóng có tăng lên trong vài chục năm nay, vì vậy hiện tượng nhiễm mặn sông Hương kéo dài nhiều đợt và thời gian mỗi đợt cũng dài hơn trước đây nhiều, ví dụ năm 2002 hay 2003. Mùa nắng xuất hiện sớm hơn bình thường khoảng 1 tháng và khá gay gắt, ví dụ vào năm 1998. Năm 2002 ở sông Hương tại Giã Viên, tháng VIII độ mặn lên đến 3,63%; ở hạ lưu sông Ô Lâu lên đến 12,2% Lượng mưa trung bình năm có sự biến động mạnh mẽ trong vòng 100 năm nay; có thập kỷ mưa nhiều đó là thập kỷ 20,40,90 và thập kỷ mưa ít như thập kỷ 30,70,80. Nhìn 80
- chung có xu thế giảm rõ về lượng mưa năm trong vòng 30 năm qua so với 30 trước đó, mặc dù năm 1999 lại là năm mưa lớn - đó là hiện tượng đột biến. ít có ngày mưa phùn. Lượng mưa năm giảm nhưng lại xuất hiện các kỷ lục về lượng mưa ngày, ví dụ ngày 2.11.1999 là 978 mm và lượng mưa tháng 11.1999 là 2.452 mm Theo quy luật thì lũ chính vụ xuất hiện ở Thừa Thiên Huế thông thường là vào tháng X, nhưng trong thời gian gần đây xuất hiện vào tháng XI và XII ( 1998 ). Từ thập kỷ 50 đến thập kỷ 80, số cơn bão ảnh hưởng đến địa phương có phần tăng lên so các thập kỷ trước. Trong khi thập kỷ 90, số cơn bão giảm rõ rệt và cường độ bão không mạnh bằng trước đó Về mực nước biển, hiện nay tăng từ 1 - 2mm/năm, theo Uỷ ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu thì mực nước biển dâng cao hơn từ 0,2-0,9m vào cuối thế kỷ này, như vậy sẽ ảnh hưởng lên các địa phương có biển như Thừa Thiên Huế. 3.2.2. Hậu quả của trận lũ lụt năm 1999. Trận đại hồng thuỷ năm 1999 tại Thừa Thiên Huế đã nhấn chìm 90% khu dân cư ở vùng đồng bằng và gò đồi ngập sâu từ 1,5 m đến 4 m, thượng nguồn sông Hương, sông Bồ có lúc mực nước dâng cao 8 - 9m. Lũ đã gây tổn thất nặng nề về tính mạng và tài sản của nhân dân Thừa Thiên Huế. Toàn tỉnh có 352 người chết, 21 người mất tích, thiệt hại về kinh tế lên đến 1.761,82 tỷ đồng. Hậu quả của lũ lụt đã để lại phải mất nhiều năm mới khắc phục được. Qua nghiên cứu thì lũ lụt trong những năm gần đây nói chung và đặc biệt năm 1999 là ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong 5 nguyên nhân gây nên lũ lụt vào năm 1999 tại Thừa Thiên Huế thì trong đó có 4 nguyên nhân do biến đổi khí hậu. 3.2.3. Sự tác động lên các hệ sinh thái, sinh cảnh tự nhiên. Theo ước tính, khoảng 70% các dải cát ven biển của Trái đất đang bị xói lở, điều này ở tại Thừa Thiên Huế thể hiện rất rõ. Một vài con số sau có thể minh hoạ cho điều này : vùng bờ biển Thuận An, theo số liệu đo đạt hàng tháng của chúng tôi vào năm 1998 với Sở KH,CN&MT tỉnh thì có tháng bờ biển Thuận An đã bị xói lở và xâm thực sâu vào đất liền đến 8 m, hiện nay hầu hết đường bờ biển của tỉnh đã và đang bị xói lở, đặc biệt bờ biển Thuận An. Đối với 3 sông lớn của Thừa Thiên Huế, đến tháng 12 năm 2000, bờ sông của 3 con sông trên đã bị xói lở đến 29.800m. Do nước sông Hương trong nhiều năm qua bị nhiễm mặn với thời gian kéo dài nhiều ngày, do đó đã làm cho nhiều cánh đồng ở vùng đồng bằng ven biển bị nhiễm mặn. 3.2.4. Tác động lên sức khoẻ. Mặc dù vấn đề này chúng tôi chưa có số liệu về sự tác động lên sức khoẻ người dân tại tỉnh Thừa Thiên Huế do biến đổi khí hậu, tuy nhiên qua dẫn chứng sau đây cũng có thể 81
- nói có sự tác động nhất định lên sức khoẻ người dân. Thời gian qua do tác động của khí hậu mà đã có 14 loại dịch bệnh đã xuất hiện trên thế giới, trong số đó có một vài loại dịch bệnh xuất hiện tại Thừa Thiên Huế. Ví dụ sốt rét gia tăng ở các huyện vùng cao tỉnh ta vào thời kỳ 1987 - 1990; hay dịch sốt đăng- gơ do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino. Sự biến đổi khí hậu làm tăng sự ô nhiễm không khí cho nên ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Về hậu quả của bão và lũ lụt tại Thừa Thiên Huế từ năm 1980 đến 1999 như sau: Bảng 1: Số người bị thương và chết do bão và lũ lụt gây ra từ 1980 đến 1999 Năm Tai biến Thiệt hại 1980 Lũ lụt 173 người chết 1983 Lũ lụt 252 người chết, 115 người bị thương 1985 Bão 604 người chết, 234 bị thương, 98 người mất tích 1989 Lũ lụt 53 người chết 1992 Lũ lụt 7 người chết 1998 Lũ lụt 31 người chết 1999 Lũ lụt 352 người chết, 21 người mất tích Nguồn: Dương Văn Khánh, 2001 4. Một số nhận định và đề xuất giải pháp: 4.1. Một số nhận định. Trong báo cáo vào tháng 2.2004, Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu cho biết, đến cuối thế kỷ 21 nhiệt độ trung bình trên Trái đất sẽ tăng từ 1,4 - 5,8 0C, mực nước biển dâng cao hơn từ 0,2m - 0,9m. Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp Australia ( CSIRO ) cảnh báo tình trạng khí hậu Trái đất nóng lên có thể phá huỷ các luồng hải lưu. Cơ quan hàng không vũ trụ Châu Âu ( NASA ) cảnh báo việc các núi băng tan tại Bắc cực, làm cho nhiệt độ trung bình của Châu Âu có thể giảm. Là một địa phương nằm trong lãnh thổ Việt Nam, Thừa Thiên Huế do đặc điểm tự nhiên như đã phân tích trên, cho nên xu thế diễn biến khí hậu theo hướng bất lợi đã và sẽ tác động mạnh lên thiên nhiên và môi trường ở đây. 4.2. Giải pháp. Mặc dù hậu quả của biến đổi khí hậu đã và đang tác động đến môi trường toàn cầu cũng như từng quốc gia và các địa phương, tuy nhiên khi đề cập đến giải pháp thì thông thường là thể hiện tính chất toàn cầu hơn là địa phương. Có nghĩa là hành động mang tính chất địa phương nhưng ý nghĩa mang tính chất toàn cầu. 4.2.1. Đối với chính quyền địa phương Hiện tượng nóng lên toàn cầu là một thực tế, nó đang hiện hữu, nó rất nghiêm trọng, đang đe doạ cuộc sống chúng ta và tương lai con cháu chúng ta. Tại Hội nghị Rio 82
- 92, Chính phủ Việt Nam đã ký vào Công Ước về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc, đã cam kết thực hiện các chương trình giảm nhẹ sự biến đổi khí hậu và hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu và đào tạo. Điều này cũng có nghĩa là đối với một tỉnh, các công việc trên cũng cần thực hiện một cách đầy đủ nhằm góp phần hạn chế và đi đến chấm dứt trình trạng biến đổi khí hậu. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, trong thời gian qua đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường địa phương thông qua các hoạt động của mình mà minh chứng cho điều này là nhân ngày Môi trường thế giới năm 2003, cơ quan quản lý môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng Bằng khen về thành tích bảo vệ môi trường địa phương. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng mọi nổ lực của Chính quyền địa phương về bảo vệ môi trường cần được tiếp tục triển khai rộng và sâu hơn nữa. 4.2.2. Đối với các ngành kinh tế Có thể nói rằng để góp phần giảm thiểu ô nhiễm, hạn chế tối đa việc phát thải khí nhà kính, các ngành kinh tế cần tích cực hơn nữa thì mới có hiệu quả. Theo chúng tôi đã đến lúc các doanh nghiệp cần có chiến lược phát triển ngành của mình nhưng phải trên quan điểm phát triển bền vững 4.2.3. Đối với cộng đồng Với tốc độ mà công nghệ mới hiện nay đang tiến dần vào từng gia đình, bất cứ ai cũng đều có thể làm được một điều gì đó nhằm giảm nguy cơ biến đổi khí hậu. Thay phương tiện di chuyển từ xe máy sang xe đạp chỉ một ngày mỗi tuần sẽ giúp giải quyết tình trạng khủng hoảng khí hậu. Thay đổi 1 0C đối với máy điều hoà nhiệt độ cũng sẽ có tác dụng tương tự Cắt giảm việc di chuyển bằng ôtô không cần thiết, sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, tái sử dụng phế thải và vận động mọi người hưởng ứng những hành động đó là một trong những điều mọi người có thể thực hiện để giảm nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu và địa phương. 4.2.4. Đối với các tổ chức nghiên cứu quốc tế và quốc gia. WWF là một trong những tổ chức quốc tế hiện đang đóng góp những nổ lực hàng đầu nhằm bảo vệ hành tinh khỏi sự tàn phá của tình trạng biến đổi khí hậu. WWF còn vận động tới năm 2005 giảm khí CO2 phát thải tại các nước đang phát triển xuống ít nhất 20% so với mức phát thải của năm 1990. Tổ chức này còn tham gia vào công tác giáo dục và nâng cao nhận thức cho quần chúng về tình hình biến đổi khí hậu. 5. Kết luận Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tiếp tục tác động lên tự nhiên và con người. Đối với Thừa Thiên Huế, một tỉnh có đặc điểm tự nhiên phức tạp, yếu tố địa hình chi phối 83
- mạnh mẽ đến khí hậu địa phương. Qua nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu, có thể nói rằng hậu quả là rất lớn đối với tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây. Vì vậy, cần nổ lực nhiều hơn nữa trong việc tìm giải pháp hạn chế tối đa sự tác động của chúng lên môi trường. Hy vọng rằng, những thông tin này sẽ góp phần nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu lên tỉnh Thừa Thiên Huế. Là cơ sở cho mọi nổ lực từ các phía hành động nhằm chống lại nguy cơ của sự biến đổi khí hậu. Chúng ta chính là nguyên nhân , đồng thời chúng ta cũng có thể là giải pháp của vấn đề. Vậy, chúng ta sẽ vắt kiệt, hay sẽ dốc sức bảo vệ Trái đất cho các thế hệ tương lai của chúng ta ? Câu hỏi lớn đó dành cho bạn tự trả lời. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Văn An ( Bùi Lương dịch ). Ô châu cận lục. NXB á châu (1961) 2. Nguyễn Trọng Hiệu và Nguyễn Khắc Hiếu. Kiểm kê quốc gia khí nhà kính của Việt Nam năm 1993. Hội nghị Khoa học lần thứ IV. Viện Khí tượng Thuỷ văn. Hà Nội. (1997) 3. Ngân hàng Thế giới. Phát triển bền vững trong một Thế giới năng động. NXB.CTQG, Hà Nội (2003) 4. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong khoảng 100 năm gần đây. Tài liệu nội bộ. Hà Nội (1990) 5. Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên Huế. Thông tin Khoa học và Công nghệ Số 1( 27 ) (2000). 6. Tổng luận Khoa học Kỹ thuật Kinh tế. Môi trường Châu Á - Thái Bình Dương. Số 1 (119 ) (1998). 7. WWF. Khủng hoảng khí hậu ( WWF - Indochina Programme) (1998) THE INFLUENCES OF CLIMATE CHANGE TO THUA THIEN HUE PROVINCE Le Van Thang Hue University Thua Thien Hue Province has very complex natural characteristics, especialy, its climate. Similar to many other countries in the world, the influences of climate change has been impacting and resulting in the terrible consequences to nature and people of the Thua Thien Hue 84