Ảnh hưởng của chính sách công và thể chế lên sự mở rộng quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN

pdf 8 trang Gia Huy 3470
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của chính sách công và thể chế lên sự mở rộng quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_chinh_sach_cong_va_the_che_len_su_mo_rong_quoc.pdf

Nội dung text: Ảnh hưởng của chính sách công và thể chế lên sự mở rộng quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) ẢNH HƢỞNG CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ THỂ CHẾ LÊN SỰ MỞ RỘNG QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN PUBLIC POLICIES AND INSTITUTIONAL DETERMINANTS OF VIETNAMESE SMEs‘ INTERNATIONAL EXPANSION IN THE CONTEXT OF THE AEC Đặng Thị Thu Trang Khoa Thương mại, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng trang1892002@yahoo.com TÓM TẮT Mục tiêu của bài viết này là nghiên cứu những yếu tố chính về mặt thể chế và các chính sách công của chính phủ tác động đến sự mở rộng quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập cộng động kinh tế ASEAN (AEC). Trước hết, nghiên cứu này đánh giá cơ hội và thách thức cho DNVVN nhìn từ AEC, sự ảnh hưởng của môi trường thể chế và chính sách công lên sự mở rộng quốc tế của các DNVVN trên thế giới, nhất là trong bối cảnh quốc tế hoá của các DNVVN. Trên cơ sở đó, kết hợp với điều kiện thực tế Việt Nam, đặc biệt là trong viễn cảnh hội nhập công đồng kinh tế ASEAN, tác giả xây dựng mô hình lý thuyết ảnh hưởng của môi trường thể chế và chính sách công đến sự mở rộng quốc tế các DNVVN Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC, và làm cơ sở cho việc triển khai nghiên cứu thực tiễn mối quan hệ này trong tương lai. Từ khoá: AEC, Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (DNVVN), chính sách công, thể chế, mở rộng quốc tế ABSTRACT This article attempted to identify the main factors related to public policies and institution affecting Vietnamese SMEs’ international expansion (SME- Small and medium-sized Enterprise). First, the author examines challenges and opportunities for SMEs in the context of the AEC (ASEAN Economic Community), the different factors related to public policies and institution that are affecting SMEs’international expansion worldwide. Second, the author builds a theoretical model on Vietnamese SMEs based on the above with the analysis of actual situations in the context of the AEC in order to faciliate the practical study at prospective SMEs in Vietnam. We believe that this paper will have implications for SME managers and policymakers. Key words: AEC, Vietnamese SMEs, public policy, institution , international expansion 1. Giới thiệu Hội nhập kinh tế quốc tế có vai trò quan trọng, đặc biệt là sự đi vào hoạt động chính thức của Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) vào tháng 12/2015. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi môi trƣờng kinh doanh thay đổi và tình hình cạnh tranh trở nên gay gắt. Điều này cũng đặt ra vấn đề về đổi mới thể chế kinh tế nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các DNVVN trong bối cảnh này. Vấn đề đặt ra là việc tạo lập cà củng cố mạng lƣới liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa và sự tham gia của các doanh nghiệp này trong mạng sản xuất/phân phối ở khu vực, đặc biệt là khu vực ASEAN. Việc ƣu tiên phát triển các DNVVN là không đơn giản do các doanh nghiệp này khác biệt rất nhiều về tiếp cận tài chính, khả năng sáng tạo, Đặc biệt, việc hoàn thiện thể chế kinh tế (―luật chơi‖, tổ chức, thực thi), tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển DNVVN là một trong những vấn đề quan trọng hƣớng tới AEC của Việt Nam (Vo, 2015). Bởi vì phát triển các doanh nghiệp này vừa rất quan trọng để giúp cải thiện khả năng chống đỡ vừa có khả năng giảm chênh lệch về trình độ phát triển ở khu vực. Mặt khác, nhận thức của doanh nghiệp và của các cơ quan quản lý nhà nƣớc của Việt Nam về AEC hiện ở mức thấp nhất trong ASEAN. Theo điều tra của Viện nghiên cứu đông Á, có 76% doanh nghiệp Việt Nam không biết gì về AEC, có 63% số doanh nghiệp đƣợc hỏi cho rằng AEC chẳng ảnh hƣởng gì 79
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG hoặc ảnh hƣởng không đáng kể đến hoạt động của họ. Số doanh nghiệp ―vô tƣ‖ trƣớc sự kiện này là lớn nhất trong 10 nƣớc ASEAN. Nhiều cán bộ quản lý nhà nƣớc cũng hiểu rất ―lơ mơ‖ về sự kiện này (Truong, 2015). Hơn nữa, hiện có rất ít nghiên cứu về ảnh hƣởng của các chính sách công và thể chế lên sự phát triển quốc tế của các DNVVN Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu này chủ yếu trả lời câu hỏi sau: ―Các nhà quản lý hay chủ sở hữu DNVVN Việt Nam cảm nhận nhƣ thế nào về những rào cản thể chế và chính sách công đối với chiến lƣợc mở rộng quốc tế của doanh nghiệp họ, đặc biệt trong bối cảnh gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN‖. 2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ và cơ hội, thách thức cho DNVVN nhìn từ AEC Theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP, doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đƣợc định nghĩa nhƣ sau: ―DNVVN vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 ngƣời‖. Các doanh nghiệp cực nhỏ đƣợc quy định là có từ 1 đến 9 nhân công, doanh nghiệp có từ 10 đến 49 nhân công đƣợc gọi là doanh nghiệp nhỏ. Phát triển kinh tế cân bằng, đƣợc thực hiện thông qua các kế hoạch phát triển DNVVN và thực hiện sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN là một trong bốn mục tiêu cũng là bốn yếu tố cấu thành của AEC5. Nghiên cứu của Vo (2015) cho thấy, liên kết của ASEAN và AEC đối với Việt Nam có ý nghĩa quan trọng: (1) Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển (ổn định khu vực, huy động nguồn lực và phân bổ hiệu quả, hợp tác phát triển); (2) Các thành viên ASEAN là đối tác thƣơng mại và đầu tƣ quan trọng; (3) Bƣớc ―tập dƣợt‖ cho tự do hoá và hội nhập kinh tế sâu rộng hơn (Việt Nam trở thành thành viên của WTO năm 2007); (4) Tăng cƣờng ―sức mạnh mặc cả‖ và (5) Góp phần giảm khoảng cách phát triển trong ASEAN. Mặt khác, cũng theo GSO (2012), trong thời kỳ 1990-2012, tổng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) vào Việt Nam chiếm gần 20% FDI đăng ký từ ASEAN với hơn 13% số dự án (FDI từ ASEAN đạt 41,5 tỷ USD với 1.906 dự án). Trong khi đó, FDI từ Việt Nam sang ASEAN là 6,7 tỷ USD với 422 dự án (chủ yếu vào Campuchia và Lào). Hơn nữa, mức tỷ trọng thƣơng mại của hàng hoá của Việt Nam với ASEAN giảm đáng kể từ 2008 đến 2012 (cụ thể xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN giảm từ 16,3% năm 2008 xuống còn 15,1% năm 2012; nhập khẩu từ ASEAN vào Việt Nam cũng giảm từ 24,2% năm 2008 xuống còn 18,2% năm 2012). Điều này là do việc mở rộng thƣơng mại của Việt Nam với các đối tác khác nhƣ Đông Bắc Á và Hoa Kỳ. Theo điều tra của Tran et al (2010) về sự tham gia mạng sản xuất (Đông Á), Đông Á (đặc biệt là Trung Quốc) là nhà cung cấp chính DNVVN Việt Nam (69% DNVVN bán hàng sang Đông Á). Hơn nữa, cũng theo nhóm tác giả, việc tận dụng ƣu đãi thuế với các FTA khá khác biệt (ASEAN- Hàn Quốc FTA>90%, trong khi đó trong ASEAN khoảng 20% do các nguyên nhân (dù chi phí hành chính không cao): (1) Thông tin truyền thông chƣa đủ rộng rãi; (2) Không đáp ứng ROO; (3) Đối với không ít sản phẩm khác biệt thuế quan MFN và CEPT/AFTA nhỏ và (4) Sự tƣơng đồng hàng hoá. Có thể nói, những thay đổi môi trƣờng kinh doanh ở Việt Nam từ AEC hay sự quốc tế hoá đang gia tăng trong nền kinh tế Việt Nam có thể tác động lên hành vi và hiệu quả kinh doanh của các DNVVN, khu vực có ý nghĩa kinh tế quan trọng ở Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc CLMV (xem Bảng 1). Bảng 1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước CLMV 5 80
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Nguồn: Hiaing (2014) Mặt khác, ASEAN là một khu vực đa dạng với điểm gần nhau nhất là địa lý và khác biệt rất nhiều về ngôn ngữ, hệ thống chính trị và kinh tế. Ở khu vực này, quá trình hội nhập có vẻ nhƣ từ dƣới lên (khi doanh nghiệp phát triển thì tự nhiên có nhu cầu tiếp cận thị trƣờng với các nƣớc láng giềng hay khi ngƣời dân có thu nhập cao hơn và có học vấn tốt hơn thì có nhu cầu đến các nƣớc láng giềng). Tuy nhiên, cũng có những chính sách hội nhập từ trên xuống. Theo nhìn nhận của các tập đoàn lớn, ASEAN đang tiến gần hơn đến một nền kinh tế khu vực năng động với 10% dân số thế giới, dự báo năm 2018 đứng thứ 5 về quy mô kinh tế, chiếm tới 14 trong 100 thành phố hàng đầu theo xếp hạng BPO và là thị trƣờng thứ 3 cho điện thoại di động, tăng trƣởng chỉ chậm hơn so với Trung Quốc và Ấn Độ (Vo, 2015). Nghiên cứu của Vo (2015) cho thấy AEC mở ra các cơ hội cho DNVVN nhƣ: Tiếp cận thị trƣờng khu vực đƣợc cải thiện (1- Các rào cản thƣơng mại giảm đáng kể, ví dụ: năm 2015, tất cả các mặt hàng xuất khẩu của CLMV không phải chịu thuế nhập khẩu ở các nƣớc ASEAN-6; 2- Giảm các biện pháp phi thuế quan, ví dụ: tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp kiểm dịch động thực vật; 3- Cam kết thuận lợi hoá thƣơng mại ở ASEAN, đi kèm với Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN nhƣ thể chế, hạ tầng, con ngƣời tới con ngƣời). Thêm vào đó, AEC tạo điều kiện cho DNVVN tham gia vào chuỗi cung ứng và mạng sản xuất khu vực, mỗi sản phẩm có thể đi qua nhiều nƣớc (bao gồm cả CLMV) để gia công, chế biến, lắp ráp trƣớc khi đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Trong đó, không chỉ chuỗi giá trị ở ASEAN, mà còn ở ASEAN+1 (Ví dụ: Chiến lƣợc Trung Quốc+1 của các tập đoàn điện tử lớn, với các cơ sở sản xuất ở cả Trung Quốc và Việt Nam để giảm phụ thuộc). Hơn nữa, các doanh nghiệp FDI lớn có thể tăng cƣờng liên kết với các nhà cung cấp địa phƣơng là các DNVVN. Thêm vào đó, DNVVN ở các nƣớc CLMV có thể đƣợc bảo hộ trong thời gian dài hơn (Ví dụ: Giảm thuế có thể linh hoạt hơn đến năm 2018). Ngoài ra, hợp tác ASEAN trong lĩnh vực du lịch cũng có thể giúp tăng chi tiêu của khách nƣớc ngoài, cũng nhƣ thêm cơ hội cho hệ thống khách sạn, nhà hàng. Điều này giúp DNVVN sẽ hƣởng lợi từ các tác động lan toả. Đặc biệt, AEC hỗ trợ cho các DNVVN tiếp cận tín dụng (ví dụ: Quỹ phát triển DNVVN ASEAN), tăng cƣờng chất lƣợng nguồn nhân lực, khả năng sáng tạo và tiếp thị cho DNVVN. Lợi ích này có thể lớn hơn nếu đi kèm với các chính sách trong nƣớc để phát huy vai trò của DNVVN trong các ngành công nghiệp hỗ trợ (Ví dụ DNVVN ở Tiểu vùng sông Mê-Kong mở rộng) Bên cạnh những cơ hội, DNVVN Việt Nam cũng đối mặt với các thách thức sau từ AEC (Vo, 2015): (1) Khả năng thích ứng với nhu cầu của thị trƣờng: Những biến động bất lợi trên thị trƣờng trong nƣớc và khu vực có thể ảnh hƣởng đáng kể đến doanh nghiệp, đặc biệt là DNVVN (Các nƣớc ASEAN khác biệt rất nhiều về hệ thống thuế, chi phí thuê đất và các quy định về đầu tƣ khác); (2) Thiếu năng lực cạnh tranh hoặc đàm phán với doanh nghiệp FDI (Một số doanh nghiệp FDI nhƣ trong ICT, điện tử kiểm soát chuỗi giá trị, DNVVN có thể phải chấp nhận nhiều điều kiện ngặt nghèo để trở thành các nhà cung ứng). Bên cạnh đó, một thách thức quan trọng cho DNVVN là việc xử lý các vấn đề hiện có rất khó khăn. Theo nghiên cứu của Hiaing (2014), các DNVVN Việt Nam gặp phải những khó khăn về tiếp cận nguồn lực (tín dụng, đất đai, lao động, công nghệ và hỗ trợ của chính phủ), hay sân chơi không bình đẳng 81
  4. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG và yếu kém về năng lực quản lý. Để vƣợt qua những thách thức trên, một trong những chiến lƣợc kinh doanh đƣợc Vo (2015) đƣa ra cho các DNVVN là nhấn mạnh vai trò của Chính phủ đối với DNVVN. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu sự cảm nhận về rào cản liên quan đến chính sách công và môi trƣờng thể chế đến sự mở rộng quốc tế của các DNVVN Việt Nam, qua đó đƣa ra những hàm ý cho các nhà hoạch định chính sách cũng nhƣ các nhà quản lý DNVVN này. 3. Mô hình các nhân tố liên quan đến chính sách công và môi trƣờng thể chế ảnh hƣởng đến sự mở rộng quốc tế của các DNVVN trong bối cảnh hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN Để xây dựng nên mô hình những nhân tố liên quan đến chính sách công và thể chế giải thích cho sự mở rộng quốc tế của những DNVVN tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, tác giả dựa trên cơ sở phân tích những nhân tố liên quan đến chính sách công và môi trƣờng thể chế ảnh hƣởng đến sự mở rộng quốc tế của các DNVVN trên thế giới, kết hợp với phân tích bối cảnh Việt Nam. Thể chế đƣợc quan niệm là những luật lệ của cuộc chơi trong xã hội (rules of the game) (North 1990). Hay nói cách khác, đó là những ràng buộc do con ngƣời tạo ra để điều chỉnh và định hình các tƣơng tác của mình. Cũng theo tác giả này, vai trò chính của thể chế trong xã hội là làm giảm tính bất trắc bằng cách cung cấp một cấu trúc cho hoạt động trong đời sống hằng ngày. Hơn nữa thể chế còn hƣớng dẫn sự tƣơng tác giữa con ngƣời với con ngƣời. Ví dụ nhƣ cùng một giao dịch (nhƣ lái xe, mở doanh nghiệp, chào bạn trên đƣờng phố) nhƣng đƣợc thực hiện ở những nơi khác nhau sẽ phải theo những luật lệ khác nhau. Hệ thống thể chế bao gồm: thể chể chính thức (thành văn, nhƣ luật lệ), thể chế phi chính thức (bất thành văn nhƣ tục lệ và các quy tắc ứng xử) và các cơ chế và biện pháp chế tài. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng thể chế nhƣ sự đa dạng văn hóa (Hofstede, 1981; Hofstede & Bond, 1988), khoảng cách tâm linh và không quen với điều kiện kinh doanh (Eden & Miller, 2004; Petersen & Pedersen, 2002), hoặc của các chính sách công, thể chế pháp lý và cơ cấu quản lý (Child & Yuan, 1996; Peng & Heath, 1996). Đặc biệt, nghiên cứu của Peng và Heath (1996) cho thấy sự tác động của các chính sách công và môi trƣờng thể chế khác nhau lên chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp nhà nƣớc trong nền kinh tế kế hoạch tập trung trong quá trình chuyển đổi ở Trung Quốc. Chính sách công đƣợc định nghĩa nhƣ là một hệ thống "các hành động, biện pháp quản lý, pháp luật, và ƣu tiên tài trợ liên quan đến một chủ đề đƣợc đƣa ra bởi một cơ quan chính phủ hoặc đại diện của cơ quan này ban hành". Chính sách công thƣờng đƣợc thể hiện trong hiến pháp, hành pháp, và các quyết định tƣ pháp (Schuster, 2008). Hoạch định chính sách công có thể đƣợc mô tả nhƣ là một hệ thống năng động, phức tạp và tƣơng tác thông qua đó các vấn đề công cộng đƣợc xác định hay phản đối bằng cách tạo ra các chính sách công mới hoặc cải cách chính sách công cộng hiện hữu (John, 1998). Các vấn đề công cộng có thể đòi hỏi phải phản ứng với các chính sách khác nhau (chẳng hạn nhƣ các quy định, các khoản trợ cấp, hạn ngạch, và pháp luật) ở cấp địa phƣơng, quốc gia hay quốc tế. Trong hoạch định chính sách công, nhiều cá nhân và các nhóm lợi ích cạnh tranh và hợp tác nhằm gây ảnh hƣởng đến hành động của nhà hoạch định chính sách. Các tác nhân trong các quá trình chính sách công nhƣ các chính trị gia, công chức, các chuyên gia miền, và đại diện ngành công nghiệp, sử dụng nhiều chiến thuật và các công cụ để thúc đẩy các mục tiêu của họ, bao gồm cả ủng hộ công khai, cố gắng để giáo dục những ngƣời ủng hộ và phản đối, hay huy động các đồng minh về một vấn đề cụ thể (Sharkansky & Hofferbert, 1969). Trong những thập kỷ qua, khi hệ thống xã hội thay đổi, hệ thống hoạch định chính sách công đã thay đổi. Hơn nữa, truyền thông đại chúng và thay đổi công nghệ đã làm cho các hệ thống chính sách 82
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) công trở nên phức tạp và liên kết với nhau. Những thay đổi này đặt ra những thách thức mới cho các hệ thống chính sách công hiện hành và gây áp lực cho chúng phải phát triển để duy trì hiệu quả (Thei, Geurts; Be Informed, 2010). Tại Việt Nam, chính sách công đƣợc hiểu là những hoạt động mà chính quyền chọn làm và không làm. Nói cách khác, các hoạt động mà chính quyền làm hoặc không làm phải có tác động, ảnh hƣởng lâu dài và sâu sắc đến nhân dân thì mới là chính sách công. Nhƣ vậy không phải tất cả những việc mà chính quyền làm hoặc không làm đều là chính sách công. Ví dụ: chủ trƣơng cho ngƣời lao động nghỉ làm vào các ngày lễ, tết là chính sách công vì đó là việc chính quyền làm và có tác động, ảnh hƣởng lâu dài, sâu sắc đến ngƣời dân; còn tổ chức thực hiện việc nghỉ lễ, tết thế nào cho hợp lý (làm bù hay nghỉ bù) không phải chính sách công mà là thực hiện chính sách công (tuy nhiên chính quyền vẫn phải có quyết định về việc này). Chính sách công có các thuộc tính căn bản nhƣ: tính nhà nƣớc, tính công cộng, tính hành động thực tiễn, tính hệ thống, tính kế thừa lịch sử và gắn với một quốc gia cụ thể với các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội nhất định. Đây là nhận thức bƣớc đầu về chính sách công theo hƣớng tiếp cận của khoa học tổ chức nhà nƣớc.6 Nghiên cứu của Deng (2012) cho thấy rằng hoạt động mở rộng kinh doanh có xu hƣớng tập trung hoàn toàn vào các yếu tố nội bộ của công ty (quản lý, tài chính, công nghệ, ) và các yếu tố thị trƣờng liên quan, nhƣng có một sự thiếu hiểu biết về những tác động của các tổ chức chính thức, chẳng hạn nhƣ các chính sách của chính phủ, chƣơng trình hỗ trợ và các quy định về việc mở rộng trong nƣớc và ở nƣớc ngoài của doanh nghiệp nhỏ (Cardoza & Fornes, 2012). Mặt khác, theo nghiên cứu của (Buckley et al., 2007) về sự mở rộng quốc tế của các công ty Trung Quốc, các khiếm khuyết của thị trƣờng có thể đƣợc nhìn thấy nhƣ: (1) Một số doanh nghiệp nhà nƣớc có vốn sẵn với tỷ lệ lãi suất thấp hơn thị trƣờng, (2) Các khoản vay đƣợc hỗ trợ từ các ngân hàng nhà nƣớc (đƣợc hỗ trợ bởi Chính phủ), (3) Thị trƣờng vốn nội bộ không hiệu quả có thể gây trợ cấp chéo trong các tập đoàn và (4) Nguồn vốn giá rẻ từ các hộ gia đình tài trợ cho sự mở rộng quốc tế của công ty mình. Thêm vào đó, Cai (1999) và Child & Rodrigues (2005) trong các nghiên cứu của mình đã nhấn mạnh rằng ảnh hƣởng của chính quyền trung ƣơng và địa phƣơng dƣờng nhƣ đã chỉ đạo nhiều cho hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) với mục đích thúc đẩy xuất khẩu và đảm bảo nguyên liệu, mặc dù một số công ty quốc doanh cũng đầu tƣ ở nƣớc ngoài để tiếp thu công nghệ và kỹ năng. Kinh nghiệm từ hoạt động mở rộng quốc tế của các DNVVN Trung Quốc cho thấy, các chƣơng trình hỗ trợ của chính phủ, sự tham gia của chính phủ trong các quyết định chiến lƣợc có thể mang lại lợi ích hoặc gây khó khăn cho sự mở rộng các DNVVN (Child & Rodrigues, 2005). Sự hỗ trợ của chính phủ thông qua tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp, hoặc những ƣu đãi để có các hợp đồng mua sắm công có thể đẩy nhanh sự phát triển của các DNVVN, tuy nhiên, DNVVN cũng có thể gặp phải những rào cản hành chính rất quan liêu và nặng nề trong việc phát triển các sáng kiến của họ và/hoặc áp lực trong việc sắp xếp các chiến lƣợc kinh doanh của họ cho phù hợp với các mục tiêu và kế hoạch của chính phủ (Cardoza & Fornes, 2011; Child & Rodrigues, 2005). Qua các nghiên cứu này, chúng ta thấy rằng chính sách và các chƣơng trình hỗ trợ của chính phủ có thể ảnh hƣởng đến nhận thức sự không chắc chắn và rủi ro về thể chế, tiếp cận kiến thức thị trƣờng liên quan và các nguồn lực tài chính; và ảnh hƣởng quan trọng đối với quá trình mở rộng quốc tế của các DNVVN Trung Quốc. Xem xét những vấn đề trên cho trƣờng hợp các DNVVN ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC, nghiên cứu này cũng đƣa ra các giả định tƣơng tự và sẽ làm tiền đề cho việc kiểm chứng thực tế cho các DNVVN trong tƣơng lai gần. Hỗ trợ tài chính của chính phủ, mức độ sở hữu nhà nƣớc và hợp đồng mua sắm công 6 ch-c-nha-n-c.aspx 83
  6. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Khảo sát nghiên cứu các DNVVN ở một số quốc gia cho thấy vai trò quan trọng của sự hỗ trợ tài chính của chính phủ trong việc mở rộng quốc tế của các doanh nghiệp này. Điển hình ở Trung Quốc, sự hỗ trợ tài chính của chính phủ đƣợc xem là rào cản quan trọng đối với các DNVVN trong nghiên cứu của Zhu et al. (2012). Ở Campuchia, những khó khăn mà các DNVVN phải đổi mặt chủ yếu sau: (1) Tiếp cận vốn khó khăn (yêu cầu thế chấp và lãi suất cao); (2) Công nghệ lạc hậu; (3) Gánh nặng thuế; (4) Thiếu thông tin thị trƣờng và tiếp cận thị trƣờng và (5) Cạnh Tranh không bình đẳng (Hiaung, 2014). Trong khi đó, các DNVVN Lào đối mặt với hai vấn đề chính: (1) Tiếp cận tín dụng khó khăn; (2) Hạn chế khi mở rộng thị trƣờng (Hiaung, 2014). Cũng theo nghiên cứu này, các doanh nghiệp siêu nhỏ, các DNVVN ở Việt Nam gặp khó khăn nhiều trong ba vấn đề: (1) Tiếp cận nguồn lực (tín dung, đất đai, lao động, công nghệ và hỗ trợ của chính phủ); (2) Sân chơi không bình đẳng và (3) Yếu kém về năng lực quản lý. Theo đánh giá của Vo (2015), việc đồng hành với Chính phủ và biết ―đối thoại‖ pháp lý với chính phủ là chiến lƣợc quan trọng giúp các DNVVN Việt Nam trong thời kỳ hội nhập AEC. Cụ thể, việc nắm thông tin về hội nhập (AEC, ASEAN+1FTAs, RCEP, TPP ) cùng chính sách, cải cách của chính phủ (Các hiệp định có nhiều đòi hỏi đối với các chính sách ―sau đƣờng biên giới‖) tạo điều kiện trao đổi, đối thoại đầy đủ, sâu sắc Doanh nghiệp-Chính phủ. Thêm vào đó, việc hiểu biết cơ sở pháp lý/cơ chế, quy trình giải quyết tranh chấp còn giúp tranh luận và thực thi đảm bảo hợp đồng kinh doanh và quyền lợi doanh nghiệp. Từ những nghiên cứu trên, kết hợp với điều kiện thực tế các DNVVN Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC nhƣ đã phân tích ở trên, có thể giả định rằng sự tiếp cận hạn chế các hệ thống hỗ trợ nhƣ tài chính công, các hợp đồng mua sắm chính phủ, mức độ sở hữu nhà nƣớc ảnh hƣởng đến việc mở rộng quốc tế của các DNVVN Việt Nam. Vì vậy, các giả thiết đƣợc đề xuất nhƣ sau: Giả thiết 1: Sự phát triển quốc tế của các DNVVN Việt Nam chủ yếu dựa trên sự hỗ trợ tài chính của chính phủ. Giả thiết 2: Các DNVVN Việt Nam có sự tham gia của nhà nƣớc về vốn (mức độ sở hữu nhà nƣớc) có nhiều khả năng mở rộng quốc tế. Giả thiết 3: Các DNVVN Việt Nam hƣởng lợi từ các hợp đồng mua sắm công có xu hƣớng mở rộng quốc tế nhiều hơn. Hỗ trợ thông tin và kiến thức thị trƣờng của chính phủ, khung pháp lý và mở rộng quốc tế Ngoài những yếu tố trên, sự mở rộng quốc tế của các DNVVN còn chịu ảnh hƣởng bởi sự cảm nhận của các doanh nghiệp này về sự hỗ trợ thông tin và kiến thức thị trƣờng cũng nhƣ khung pháp lý của chính phủ. Ở Trung Quốc, mặc dù Luật khuyến khích DNVVN đã đƣợc thông qua vào năm 2002, doanh nghiệp nhỏ của Trung Quốc vẫn còn gặp nhiều khó khăn để truy cập nguồn tài chính công và đối mặt với quy định phân biệt đối xử và phức tạp, những chính sách thiếu sự phối hợp gây khó khăn cho việc hƣởng lợi từ hệ thống hỗ trợ hiện có và mở rộng kinh doanh tại các quốc gia và cấp quốc tế (Oly Ndubisi et al., 2009). Mặt khác, nghiên cứu của Yuan & Vinig (2007) cho thấy, so với các doanh nghiệp nhà nƣớc, các DNVVN nghĩ rằng, bị phân biệt đối xử về pháp lý ngăn cản họ tiếp cận với các nguồn lực quan trọng cho việc mở rộng trong nƣớc và quốc tế. Hơn nữa, nghiên cứu các DNVVN ở nƣớc này thấy rằng các chƣơng trình và dịch vụ trợ giúp công cộng không hiệu quả và không phải luôn luôn phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp này (Buckley et al., 2007). Đặc biệt, việc thiếu thông tin và kiến thức về thị trƣờng và ngƣời tiêu dùng là một trở ngại nghiêm trọng trong quá trình phát triển DNNVV (Cardoza & Fornes, 2011). Ngoài ra, các chính sách chính phủ còn làm tăng khả năng cạnh tranh của các DNVVN, ảnh hƣởng tích cực đến sự phát triển chiến lƣợc hội nhập công nghệ mới ở các doanh nghiệp này. Các chính sách này bao gồm hỗ trợ cho nghiên cứu và phát triển (R&D), các chính sách phát triển chi nhánh, các khoản vay đầu tƣ, các khoản vay cho R&D (Fellow et al., 2004) 84
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Thực tế ở Việt Nam cho thấy, sự mở rộng quốc tế của các DNVVN gặp những khó khăn tƣơng tự Trung Quốc, nhất là về mặt thể chế. Việc lƣu ý đến các cơ hội thị trƣờng quốc tế tạo ra từ AEC là điều quan trọng. Nghiên cứu của Vo (2015) cũng đề cập đến giải pháp chiến lƣợc cho các DNVVN trong bối cảnh AEC rằng các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần tăng cƣờng thông tin (chính sách, hội nhập, thị trƣờng), tham vấn doanh nghiệp và dành các hỗ trợ phù hợp, không trái với các cam kết quốc tế cho doanh nghiệp. Đồng thời bản thân các DNVVN cần lƣu tâm đến hợp tác, liên kết kinh doanh với các doanh nghiệp trong nƣớc và các doanh nghiệp hàng đầu của nƣớc ngoài (nhất là các doanh nghiệp đầu chuỗi giá trị). Trong bối cảnh này, hai giả thiết sau đƣợc đề xuất: Giả thiết 4: Các DNVVN Việt Nam nhận thức sự hỗ trợ thông tin và kiến thức về thị trƣờng và ngƣời tiêu dùng một cách nghèo nàn có nhiều khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế. Giả thiết 5: Các DNVVN Việt Nam nhận thức các khung khổ pháp lý bất lợi và không phù hợp có nhiều khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế. Những giả thiết trên đây sẽ là một trong những cơ sở cho việc thực hiện nghiên cứu định lƣợng về mặt thực tiễn ảnh hƣởng của chính sách công và thể chế đến sự mở rộng quốc tế của các DNVVN Việt Nam trong bối cảnh AEC. Qua phân tích những yếu tố trong mô hình, chúng ta có thể hiểu sâu hơn đâu là những nhân tố quan trọng về mặt thể chế và chính sách công ảnh hƣởng quyết định đến sự mở rộng quốc tế của các DNVVN. Hình 1 : Mô hình những nhân tố liên quan đến chính sách công và thể chế ảnh hưởng lên sự mở rộng quốc tế của các DNVVN tại Việt Nam 4. Kết luận và kiến nghị Việc xây dựng mô hình lý thuyết những nhân tố liên quan đến chính sách công và thể chế tác động đến sự mở rộng quốc tế của các DNVVN tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC là tiền đề quan trọng cho việc phân tích thực tiễn trong tƣơng lai ở các doanh nghiệp này. Có thể xem nghiên cứu này là cần thiết giúp chính phủ cũng nhƣ bản thân DNVVN có cái nhìn sâu hơn trong việc ra quyết định. Trên cơ sở mô hình và những giả thiết xây dựng trong khuôn khổ nghiên cứu này, trong thời gian tới, tác giả sẽ thu thập dữ liệu, khảo sát tình hình thực tiễn tại các DNVVN Việt Nam để tìm ra những nhân tố liên quan đến thể chế và chính sách công cũng nhƣ mức độ tác động của các nhân tố này đến sự mở rộng quốc tế của các DNVVN này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Buckley, Peter J., et al. (2007) ―The Determinants of Chinese Outward Foreign Direct Investment,‖ 38 Journal of international business studies 499–518. 85
  8. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG [2] Cai, Kevin G. (1999) ―Outward Foreign Direct Investment: A Novel Dimension of China‘s Integration into the Regional and Global Economy,‖ 160 The China Quarterly 856–80. [3] Cardoza, G., & G. Fornes (2012) ―The International Expansion of China‘s Small and Medium-Sized Enterprises: A Review,‖ SPAIS University of Bristol Working Paper Series. [4] Cardoza, Guillermo, & Gaston Fornes (2011) ―The Internationalisation of SMEs from China: The Case of Ningxia Hui Autonomous Region,‖ 28 Asia Pacific Journal of Management 737–59. [5] Child, John, & Suzana B. Rodrigues (2005) ―The Internationalization of Chinese Firms: A Case for Theoretical extension?[1],‖ 1 Management and organization review 381–410. [6] Child, John, & Lu Yuan (1996) ―Institutional Constraints on Economic Reform: The Case of Investment Decisions in China,‖ 7 Organization Science 60–77. [7] Deng, Ping (2012) ―The Internationalization of Chinese Firms: A Critical Review and Future Research*,‖ 14 International Journal of Management Reviews 408–27. [8] Eden, Lorraine, & Stewart R. Miller (2004) ―Distance Matters: Liability of Foreignness, Institutional Distance and Ownership Strategy,‖ 16 Advances in international management 187–221. [9] Fellow, Jennifer L. Gibbs Senior Research, et al. (2004) ―A Cross‐Country Investigation of the Determinants of Scope of E‐commerce Use: An Institutional Approach,‖ 14 Electronic Markets 124–37. [10] Hofstede, G. (1981) ―Culture and Organizations,‖ International Studies of Management and Organization, 10(4), 15-41. [11] Hofstede, G., & M. Bond (1988) ―The Confucius Connection: From Cultural Roots to Economic Growth,‖ Organizational Dynamics, 16(4), 5-21. [12] John, Peter (1998) Analysing Public Policy. A&C Black. [13] North, Douglass C. (1990) Institutions, Institutional Change and Economic Performance. Cambridge university press. [14] Oly Ndubisi, Nelson, et al. (2009) ―Impact of Government Export Assistance on Internationalization of SMEs from Developing Nations,‖ 22 Journal of Enterprise Information Management 408–22. [15] Peng, Mike W., & Peggy Sue Heath (1996) ―The Growth of the Firm in Planned Economies in Transition: Institutions, Organizations, and Strategic Choice,‖ 21 Academy of management review 492–528. [16] Petersen, Bent, & Torben Pedersen (2002) ―Coping with Liability of Foreignness: Different Learning Engagements of Entrant Firms,‖ 8 Journal of International Management 339–50. [17] Schuster, W. Michael (2008) For the Greater Good: The Use of Public Policy Considerations in Confirming Chapter 11 Plans of Reorganization. SSRN Scholarly Paper, Rochester, NY: Social Science Research Network. [18] Sharkansky, Ira, & Richard I. Hofferbert (1969) ―Dimensions of State Politics, Economics, and Public Policy,‖ 63 American Political Science Review 867–79. [19] Thei, Geurts; Be Informed (2010) ―Public Policy: The 21st Century Perspective.,‖ [20] Truong, Dinh Tuyen (2015) ―Năng Lực Cạnh Tranh Của Việt Nam Trong Cộng đồng Kinh Tế ASEAN. Thực Trạng và Giải Pháp.,‖ [21] Vo, Chi Thanh (2015) ―Chiến Lƣợc Kinh Doanh Trong Thời Kỳ Hội Nhập Kinh Tế Khu Vực.,‖ [22] Yuan, Ning, & Tsvi Vinig (2007) ―Ownership Structure of Chinese SME‘s and the Challenges It Presents to Their Growth,‖ 7 Sprouts: Working Papers on Information Systems Number. [23] Zhu, Yanmei, et al. (2012) ―Institution-Based Barriers to Innovation in SMEs in China,‖ 29 Asia Pacific Journal of Management 1131–42. 86