Ảnh hưởng của quốc gia xuất xứ tới hành vi của người tiêu dùng

pdf 7 trang Gia Huy 18/05/2022 3900
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của quốc gia xuất xứ tới hành vi của người tiêu dùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_quoc_gia_xuat_xu_toi_hanh_vi_cua_nguoi_tieu_du.pdf

Nội dung text: Ảnh hưởng của quốc gia xuất xứ tới hành vi của người tiêu dùng

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA QUỐC GIA XUẤT XỨ TỚI HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ThS. Nguyễn Thu Ngà1 Tĩm tắt: Quốc gia xuất xứ được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với người tiêu dùng khi quyết định mua hàng. Rất nhiều nhà tiếp thị và học giả trên thế giới đã nghiên cứu yếu tố này từ các khía cạnh khác nhau. Thơng tin về quốc gia xuất xứ cĩ thể giúp người tiêu dùng dễ dàng đánh giá sản phẩm khi họ muốn mua sản phẩm khơng rõ nguồn gốc từ nước ngồi. Mục đích của bài viết là xem xét các tài liệu hiện cĩ để hiểu chính xác hơn về yếu tố “quốc gia xuất xứ” và lý giải ảnh hưởng của nĩ đến hành vi của người tiêu dùng. Từ khĩa: quốc gia xuất xứ, người tiêu dùng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những thập kỷ gần đây, ảnh hưởng của quốc gia xuất xứ đối với hành vi của người tiêu dùng đã thu hút sự chú ý ngày càng tăng của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Quốc gia xuất xứ đã phát triển thành một trong những chủ đề được nghiên cứu nhiều nhất trong lĩnh vực tiếp thị quốc tế. Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hình ảnh của một quốc gia cĩ ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức của người tiêu dùng về giá trị và rủi ro của các sản phẩm cũng như ý định mua hàng của người tiêu dùng. Các sản phẩm từ các quốc gia khác nhau cĩ sự khác nhau về chất lượng và các khía cạnh khác, do đĩ, thơng tin về quốc gia xuất xứ cĩ thể ảnh hưởng tới việc đánh giá sản phẩm và ra quyết định của người tiêu dùng. 2. KHÁI QUÁT VỀ QUỐC GIA XUẤT XỨ SẢN PHẨM Trong quá khứ, quốc gia xuất xứ (country of origin – COO) được đề cập đến như là quốc gia nơi sản xuất ra sản phẩm. Tuy nhiên, cùng với quá trình tồn cầu hĩa, các cơng ty đa quốc gia đã tiến hành phân tán hoạt động sản xuất của mình tới nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới nhằm tận dụng lợi thế của các quốc gia về chi phí và chất lượng của các yếu tố đầu vào. Theo xu hướng này, các cơng ty đa quốc gia cĩ sự hiện diện trên tồn cầu và do đĩ, cĩ thể cĩ cơ sở sản xuất ở bất kỳ châu lục nào trên thế giới. Trong bối cảnh này, cĩ khả năng một cơng ty từ quốc gia X sản xuất sản phẩm của mình trên quốc gia Y và lắp ráp nĩ trên quốc gia Z. Tình trạng này đã dẫn đến nhu cầu phát triển hơn nữa khái niệm về COO. Do đĩ, các khái niệm “sản phẩm lai” hoặc “sản phẩm đa quốc gia” được các nhà nghiên cứu đưa ra để đề cập đến các sản phẩm được sản xuất tại từ hai quốc gia trở lên. Khái niệm COO ngày càng phức tạp và cần được chia thành các khái niệm cụ thể hơn để cĩ thể bao hàm hết các quốc gia xuất xứ mà một sản phẩm cĩ thể cĩ. Các nhà nghiên cứu đã phân tích xuất xứ của các sản phẩm đa quốc gia từ một khái niệm COO đơn lẻ thành các khái niệm thành phần như: – Quốc gia xuất xứ thương hiệu (Country of Brand – COB) là nơi thương hiệu sản phẩm hình thành (Thakor, 1996); – Quốc gia thiết kế (Country of Design – COD) là quốc gia nơi thiết kế sản phẩm (Insch và McBride, 2004); – Quốc gia sản xuất (Country of manufacturing – COM) là quốc gia cuối cùng mà sản phẩm được tạo ra và thường được dán nhãn “Sản xuất tại ” (made in ) (Pharr, 2005). 1 Đại học Kinh tế Quốc dân. Email: thunga@neu.edu.vn. 186
  2. – Quốc gia lắp ráp (Country of assembly – COA) là quốc gia nơi diễn ra phần lớn hoạt động lắp rắp nên sản phẩm (Chandrasen và Paliwoda, 2009; Insch và McBride, 2004); – Quốc gia xuất xứ nguyên vật liệu (Country of Parts – COP) là quốc gia nơi xuất xứ phần lớn nguyên vật liệu hoặc các thành phần chính tạo nên sản phẩm (Insch và McBride, 2004). Ngồi ra cịn một số khái niệm khác. Tuy nhiên, 5 khái niệm thành phần trên là các khái niệm cơ bản và được nhiều nghiên cứu đề cập đến. Khi nghiên cứu về tác động của COO tới người tiêu dùng, các nhà nghiên cứu thường xem xét COO như là những tín hiệu bên ngồi, chỉ ra cho người tiêu dùng biết nguồn gốc của sản phẩm. Ahmed và d′ Astous (1995) cho rằng: COO là một thơng tin bên ngồi cho phép người mua suy luận về giá trị nội tại của một sản phẩm. Như vậy, cĩ thể hiểu: Quốc gia xuất xứ sản phẩm bao gồm các quốc gia tham gia vào quá trình hình thành nên sản phẩm, đĩ cĩ thể là quốc gia xuất xứ thương hiệu/ thiết kế/sản xuất/lắp ráp sản phẩm, thường được thể hiện qua những tín hiệu bên ngồi, chỉ cho người tiêu dùng biết nguồn gốc của sản phẩm. Người tiêu dùng thường sử dụng thơng tin về quốc gia xuất xứ sản phẩm để đánh giá chất lượng sản phẩm và ra quyết định mua thơng qua 3 thành phần: – Nhận thức, đề cập đến chất lượng sản phẩm; – Tình cảm, bao gồm các giá trị cảm xúc và biểu tượng cho người tiêu dùng; – Quy ước/quy phạm, bao gồm mối quan hệ xã hội và cá nhân giữa người tiêu dùng và quốc gia xuất xứ. 3. CÁC LÝ THUYẾT LÝ GIẢI HIỆU ỨNG COO VÀ CÁC YẾU TỐ ĐIỀU TIẾT HIỆU ỨNG COO Theo Gregory và Ross (1994), hiệu ứng quốc gia xuất xứ (COE) đề cập đến ảnh hưởng của quốc gia xuất xứ của sản phẩm, dịch vụ cụ thể đến quá trình đánh giá và ra quyết định của người tiêu dùng. Hiệu ứng này được tạo ra do nhận thức của người tiêu dùng về một quốc gia nhất định, cĩ thể tích cực hoặc tiêu cực. Do đĩ, các sản phẩm cĩ tính năng giống hệt nhau, cĩ nguồn gốc từ các quốc gia khác nhau, khơng được người tiêu dùng đánh giá như nhau (Bilkey và Nes, 1982; Schooler, 1965). Việc ra quyết định của người tiêu dùng liên quan đến việc xử lý các thơng tin cĩ sẵn và theo đĩ, họ đưa ra các phán quyết phù hợp. Người tiêu dùng thường đưa ra những suy luận nhất định về một sản phẩm trên cơ sở kinh nghiệm trong quá khứ và những thơng tin được lưu trữ trong tâm trí họ về các tín hiệu khác nhau của sản phẩm. Những tín hiệu này cung cấp một cơ sở cho người tiêu dùng để đánh giá sản phẩm. Một số người sử dụng các tín hiệu bên trong, một số khác sử dụng các tín hiệu bên ngồi. Các tín hiệu bên trong là những tín hiệu liên quan trực tiếp đến một sản phẩm nhất định, ví dụ như các tính năng vật lý và các tính năng vốn cĩ của sản phẩm. Các tín hiệu bên ngồi thường là các thơng tin như COO, giá cả, thương hiệu, điều kiện bảo hành, phân phối Trong trường hợp khơng cĩ thơng tin hoặc chưa từng sử dụng sản phẩm trước đĩ, người tiêu dùng thường cĩ xu hướng dựa vào các tín hiệu bên ngồi để đánh giá và ra quyết định về sản phẩm. Quốc gia xuất xứ là một trong những tín hiệu bên ngồi, dựa vào đĩ người tiêu dùng đánh giá một sản phẩm. 3.1. Một số lý thuyết lý giải hiệu ứng quốc gia xuất xứ Ảnh hưởng của quốc gia xuất xứ đến đánh giá sản phẩm của người tiêu dùng đã được các nhà nghiên cứu lý giải thơng qua: Hiệu ứng hào quang (the Halo effect), cấu trúc tĩm tắt (the Summary construct) (Hong và Wyer Jr, 1989; Han, 1989) và lý thuyết phân loại (Hamzaoui và Merunka, 2006; Lee và Ganesh, 1999; Maheswaran, 1994). 187
  3. Khi yếu tố COO xuất hiện, tác động của COO lên quá trình nhận thức của người tiêu dùng được xác định cĩ thể diễn ra theo hai cách (Hong và Wyer Jr, 1989; Han, 1989): Hiệu ứng hào quang (the Halo effect) và cấu trúc tĩm tắt (the Summary construct). Hiệu ứng hào quang xảy ra khi người tiêu dùng khơng quen thuộc với các sản phẩm của một quốc gia. Do đĩ, họ thường đánh giá chất lượng sản phẩm từ hình ảnh quốc gia. Hình ảnh quốc gia cĩ ảnh hưởng đến người tiêu dùng thơng qua niềm tin (cĩ thể tích cực hoặc tiêu cực) về các thuộc tính sản phẩm và tác động của những niềm tin đĩ đến việc đánh giá tổng thể sản phẩm. Ảnh hưởng của COO cĩ xu hướng mạnh hơn khi người tiêu dùng khơng quen thuộc với sản phẩm, vì họ sử dụng quốc gia xuất xứ làm chỉ số đánh giá chất lượng sản phẩm. Hình 1. Hiệu ứng hào quang của quốc gia xuất xứ Niềm tin về sản Đánh giá sản phẩm của người Hình ảnh quốc gia phẩm tiêu dùng Nguồn: Han, 1989 Hình 2. Hiệu ứng cấu trúc tĩm tắt của quốc gia xuất xứ Đánh giá sản phẩm của người Niềm tin Hình ảnh quốc gia tiêu dùng Nguồn: Han, 1989 Ngược lại, cấu trúc tĩm tắt (the summary construct) xảy ra khi người tiêu dùng đã cĩ những trải nghiệm hoặc quen thuộc với sản phẩm của một quốc gia, hình ảnh quốc gia trở thành cấu trúc tĩm tắt bởi vì người tiêu dùng giả định thơng tin sản phẩm hay niềm tin của họ về các thuộc tính sản phẩm từ hình ảnh quốc gia. Han (1990) định nghĩa cấu trúc tĩm tắt là một tệp thơng tin về các thương hiệu từ một quốc gia mà người tiêu dùng phát triển theo thời gian, lưu trữ trong tâm trí họ dưới dạng đánh giá tổng thể các sản phẩm từ quốc gia đĩ và dễ dàng truy xuất khi đánh giá nhãn hiệu/ sản phẩm khác cĩ cùng quốc gia xuất xứ. Lý thuyết phân loại (the Categorisation theory) đề cập đến xu hướng của người tiêu dùng trong việc sắp xếp những thơng tin nhất định vào một số danh mục phạm trù hợp lý để xử lý thơng tin nhanh chĩng và hiệu quả. Cĩ thể nĩi rằng việc phân loại xảy ra khi người tiêu dùng sử dụng những kiến thức trước đây đã cĩ cho mục đích ghi nhãn, xác định hoặc phân loại một đối tượng mới. Do đĩ, khi người tiêu dùng nghe về một thương hiệu hoặc sản phẩm cụ thể, họ sẽ cố gắng phân loại thương hiệu hoặc sản phẩm đĩ trên cơ sở một số danh mục phạm trù nhất định. Quốc gia xuất xứ là một phạm trù cơ sở để phân loại, đĩng vai trị là nhãn danh mục để người tiêu dùng đánh giá sản phẩm từ một quốc gia cụ thể. Khi người tiêu dùng tiếp xúc với một thương hiệu/ sản phẩm từ một quốc gia, dựa trên lý thuyết phân loại, người tiêu dùng sẽ sử dụng kiến thức về quốc gia đĩ để phân tích và sắp xếp thương hiệu/ sản phẩm vào các danh mục (quốc gia) tương ứng và điều này ảnh hưởng đến đánh giá của người tiêu dùng về thương hiệu/ sản phẩm. Khi người tiêu dùng lưu giữ hình ảnh hoặc cĩ nhận thức tích cực về một quốc gia, thương hiệu/ sản phẩm từ quốc gia đĩ sẽ được họ cảm nhận theo cách tích cực. Mặt khác, nếu người tiêu dùng giữ hình ảnh tiêu cực của một quốc gia, thì thương hiệu/ sản phẩm từ quốc gia đĩ sẽ được họ cảm nhận theo cách tiêu cực. Theo Hamzaoui và Merunka (2006), COO hoạt động như một phạm trù nhận thức bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ các sản phẩm khác nhau cĩ thể được thiết kế hoặc sản xuất ở các quốc gia khác nhau. Do đĩ, người tiêu dùng tổ chức thơng tin liên quan đến sản phẩm dựa trên các đặc điểm nhất định của các quốc gia đĩ. 188
  4. 3.2. Các yếu tố điều tiết ảnh hưởng của COO đến hành vi người tiêu dùng Các tác giả cũng thảo luận rằng: Trong một số trường hợp, COO xác định hành vi mua hàng của người tiêu dùng mà khơng ảnh hưởng đáng kể đến việc đánh giá sản phẩm. Hiện tượng này được Klein (2002) giải thích thêm khi cho rằng sự thù địch và nhận thức tiêu cực đối với một quốc gia nào đĩ cĩ thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng khi người tiêu dùng phải lựa chọn giữa hai hàng hĩa cĩ quốc gia xuất xứ khác nhau. Vì vậy, cĩ một mối liên hệ trực tiếp giữa hình ảnh quốc gia và hiệu ứng COO (Magnusson và Westjohn, 2011). Tất cả các nghiên cứu về cách người tiêu dùng sử dụng thơng tin COO tiết lộ rằng COO ảnh hưởng đến việc người tiêu dùng đánh giá sản phẩm được điều tiết bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như mức độ quen thuộc với sản phẩm, hình ảnh quốc gia hoặc các tín hiệu sản phẩm mà người tiêu dùng tiếp xúc. Magnusson và Westjohn (2011) đã tổng kết và phân loại các yếu tố điều tiết này thành bốn loại: Các khía cạnh COO, loại sản phẩm, đặc điểm người tiêu dùng và thuộc tính sản phẩm. Các khía cạnh COO đề cập đến quốc gia thiết kế, lắp ráp, sản xuất hoặc thương hiệu. Theo Rashid (2016), ngày nay COB dễ tiếp cận hơn đối với người tiêu dùng và họ cĩ xu hướng bỏ qua quốc gia sản xuất thực tế. Hơn nữa, đơi khi các cơng ty cĩ thể giấu thơng tin COO bất lợi và chỉ hiển thị COB nếu nĩ tạo ra tác động tích cực đến việc đánh giá sản phẩm (Koubaa, 2008). Một số nghiên cứu cho rằng hiệu ứng COM sẽ bị suy yếu nếu COB được đưa ra và nĩ được coi là cơ hội để gắn nhãn sản phẩm với một quốc gia cĩ ý nghĩa tích cực hơn đối với người tiêu dùng (Rashid, 2016; Verlegh và Steenkamp, 1999). Mặt khác, chỉ dẫn COB khơng tạo ra tác động trừ khi người tiêu dùng thực sự cĩ kiến thức về nguồn gốc của thương hiệu. Samiee và cộng sự (2005) đã đưa ra thuật ngữ “Độ chính xác nhận dạng nguồn gốc thương hiệu” (BORA) liên quan đến “một dạng kiến thức mà người tiêu dùng cĩ khả năng lưu trữ trong bộ nhớ và cĩ thể truy xuất khi hình thành các đánh giá và lựa chọn liên quan đến thương hiệu”. Các tác giả cho rằng người tiêu dùng cĩ thể cĩ nhận thức khơng chính xác về nguồn gốc của thương hiệu và đưa ra quyết định dựa trên thơng tin xuất xứ sai, ví dụ: một tên thương hiệu phát âm tiếng Anh cĩ thể được coi là xuất xứ Mỹ mặc dù thực tế nĩ cĩ xuất xứ từ Hàn Quốc. Liefeld (2004) trong nghiên cứu về kiến thức của người tiêu dùng về COB, phát hiện ra rằng 93% trong số hơn một nghìn người tiêu dùng khơng biết nguồn gốc của các nhãn hiệu đã mua. Do đĩ, cĩ thể nĩi rằng khơng chỉ nhãn sản phẩm mà cả cách truyền thơng của thương hiệu cũng cĩ thể được xem là yếu tố quan trọng quyết định đến việc người tiêu dùng cĩ gắn sản phẩm của họ với đúng quốc gia hay khơng. Yếu tố điều tiết thứ hai là đặc điểm người tiêu dùng, bao gồm sự thù địch, chủ nghĩa dân tộc, giá trị và trạng thái cảm xúc (Magnusson và Westjohn, 2011). Sự thù địch ảnh hưởng đến sự lựa chọn giữa các sản phẩm cĩ COO nước ngồi (Klein, 2002). Một ví dụ minh họa về tác động điều tiết của sự thù địch là một nghiên cứu của Sliburyte và Bankauskiene (2017). Nghiên cứu này cho rằng nhận thức kém tích cực hơn về Nga, so với Thụy Sĩ, dẫn đến đánh giá thấp hơn đối với các sản phẩm của Nga ở Lithuania. Vì vậy, thơng tin COO sẽ ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đến việc đánh giá sản phẩm, phụ thuộc vào hình ảnh tổng thể của quốc gia trong mắt người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi nĩi đến sự lựa chọn giữa các sản phẩm trong nước và nước ngồi, chủ nghĩa dân tộc của người tiêu dùng cĩ tầm quan trọng hơn. Cụ thể hơn, chủ nghĩa dân tộc gợi lên đánh giá khơng thuận lợi về các sản phẩm cĩ nguồn gốc nước ngồi, được coi là cĩ hại cho thị trường địa phương (Rashid, 2016; Sharma, 2011). Theo Rashid (2016), bất kể nguồn gốc xuất xứ từ quốc gia nào, người tiêu dùng cĩ tính dân tộc cao sẽ thích các sản phẩm địa phương hơn. Mặt khác, những thương hiệu gắn liền với trách nhiệm xã hội và thực hành kinh doanh cĩ đạo đức sẽ được người tiêu dùng nhân từ đánh giá tốt hơn so với những người coi trọng quyền lực (Rashid, 2016). Do đĩ, các giá trị cá nhân của người tiêu dùng trở thành một biến điều tiết quan trọng. Nĩi cách khác, thương hiệu cĩ ý nghĩa biểu tượng đối với người tiêu dùng và dựa trên mức độ phù hợp với giá trị cá nhân của người tiêu dùng, sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá sản phẩm. 189
  5. Hiệu ứng COO cũng được điều tiết bởi loại sản phẩm. Các nhà nghiên cứu đồng ý rằng COO ảnh hưởng đến cả hàng tiêu dùng và hàng cơng nghiệp (Magnusson và Westjohn, 2011; Verlegh và Steenkamp, 1999). Tuy nhiên, việc đánh giá một sản phẩm cụ thể cịn phụ thuộc vào mức độ phù hợp của sản phẩm với quốc gia xuất xứ (Roth và Romeo, 1992). Nĩi cách khác, người tiêu dùng ưa thích một quốc gia xuất xứ nhất định nếu họ tin rằng quốc gia đĩ cĩ khả năng đáp ứng được những yêu cầu về kỹ năng và thế mạnh để sản xuất một sản phẩm cụ thể. Verlegh và Steenkamp (1999) đưa ra một ví dụ về ơ tơ của Đức được ưa chuộng hơn do nhận thức tích cực về các kỹ sư Đức và niềm tin rằng Đức là một quốc gia cĩ cơng nghệ tiên tiến. Một nghiên cứu khác của Dagger và Raciti (2011) chỉ ra rằng sự phù hợp hoặc khơng phù hợp giữa quốc gia và sản phẩm cĩ ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng Úc đối với các sản phẩm khác nhau. Sự kết nối hợp lý giữa danh mục sản phẩm và quốc gia được Hamzaoui và Merunka (2006) đặt tên là “sự phù hợp”. Một sản phẩm càng phù hợp với hình ảnh xuất xứ của quốc gia sản xuất thì nĩ càng ảnh hưởng tích cực đến đánh giá của người tiêu dùng. Yếu tố điều tiết cuối cùng là thuộc tính sản phẩm, đề cập đến độ phức tạp của sản phẩm, sự tham gia và sự quen thuộc của người tiêu dùng. Ekstrưm và cộng sự (2017) cho rằng các sản phẩm phức tạp được đặc trưng bởi mức độ tham gia cao hơn, cĩ nghĩa là người tiêu dùng cĩ thể tìm kiếm thơng tin chi tiết hơn để đưa ra quyết định mua hàng. Do đĩ, khi thơng tin về các thuộc tính liên quan đến sản phẩm cĩ thể truy cập nhiều hơn, tín hiệu COO trở nên ít ảnh hưởng hơn (Rashid, 2016). Theo đĩ, giá cả và chất lượng là những tín hiệu liên quan đến sản phẩm, cĩ nhiều khả năng làm suy yếu hiệu ứng COO. Tác giả cũng lập luận rằng giá cả là yếu tố điều tiết mạnh mẽ hơn chất lượng, tuy nhiên, khơng nên bỏ qua sự khác biệt giữa các quốc gia. Ví dụ, ở các thị trường mới nổi, người tiêu dùng đang trở nên coi trọng vật chất và quan tâm đến tài sản và địa vị nhiều hơn, nhưng vẫn nhạy cảm về giá cả do sức mua thấp hơn, điều này ít phổ biến hơn ở các thị trường phát triển (Sharma, 2011). Do đĩ, tác động điều tiết của giá cả khơng nhất thiết phải cĩ cùng mức độ quan trọng ở các quốc gia khác nhau. Một yếu tố quan trọng khác khiến người dùng ít quan tâm hơn đến COO là sự quen thuộc đối với sản phẩm (Lopez– Lomelí và cộng sự, 2019). Người tiêu dùng đã cĩ kinh nghiệm sử dụng sản phẩm quan tâm nhiều hơn đến thiết kế và hiệu suất của sản phẩm. Ngược lại, hiệu ứng COO cĩ xu hướng mạnh hơn khi người tiêu dùng khơng quen thuộc với sản phẩm (Magnusson và Westjohn, 2011). Điều này phù hợp khẳng định rằng: COO cĩ thể giúp đưa ra quyết định, đặc biệt là khi người tiêu dùng chưa sử dụng sản phẩm trước đây. 4. KẾT LUẬN Những nghiên cứu về COO trong thời gian qua cho thấy: COO là một tín hiệu bên ngồi, được sử dụng để đơn giản hĩa quy trình đánh giá sản phẩm phức tạp. Nĩi chung, hình ảnh COO liên quan trực tiếp đến hình ảnh tổng thể của quốc gia. Tuy nhiên, COO khơng hoạt động như một tín hiệu duy nhất mà được điều tiết bởi nhiều yếu tố khác. Trong đĩ, quan trọng nhất là giá cả sản phẩm. Ngồi ra, kinh nghiệm trước đây giúp nd hình thành những nhận hức về các tính năng nội tại của sản phẩm, cũng đĩng vai trì điều tiế hiệu ứng COO. Thương hiệu cũng cĩ thể tạo ra tác động đáng kể, tùy thuộc vào mức độ phù hợp giữa biểu tượng của thương hiệu với các giá trị cá nhân của người tiêu dùng. Ngồi ra, các đặc điểm khác nhau của người tiêu dùng như trạng thái cảm xúc và chủ nghĩa dân tộc cĩ thể ảnh hưởng đến cách nhìn nhận một COO cụ thể. Hơn nữa, vai trị COO và các chiến lược đánh giá sản phẩm khác nhau tùy thuộc vào mức độ phức tạp của sản phẩm. 190
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahmed Sadrudin A và Alain d′ Astous (1995), Comparison of country of origin effects on household and organizational buyers′ product perceptions, Tạp chí European journal of marketing, Số 29(3), Trang: 35–51. 2. Bilkey Warren J và Erik Nes (1982), Country–of–origin effects on product evaluations, Tạp chí Journal of international business studies, Số 13(1), Trang: 89–100. 3. Chandrasen Abhirarm và Stanley J Paliwoda (2009), Country of Assembly (COA) effect on perceived automobile quality: a Thai consumers' perspective, Tạp chí Journal of marketing management, Số 25(5–6), Trang: 483–499. 4. Ekstrưm Karin M, Mikael Ottosson và Anders Parment (2017), Consumer behaviour: Classical and contemporary perspectives, soạn): Nhà xuất bản Studentlitteratur AB. 5. Gregory E và C Ross (1994), Consumer Perception of Product Quality and the Country–of–Origin Effect, Tạp chí Journal of International Marketing, Số 2(2), Trang: 49–62. 6. Hamzaoui Leila và Dwight Merunka (2006), The impact of country of design and country of manufacture on consumer perceptions of bi–national products' quality: an empirical model based on the concept of fit, Tạp chí Journal of consumer marketing, Số 23(3), Trang: 145–155. 7. Han C Min (1989), Country image: Halo or summary construct, Tạp chí Journal of marketing research, Số 26(2), Trang: 222–229. 8. Han C Min (1990), Testing the role of country image in consumer choice behaviour, Tạp chí European journal of marketing, Số 24(6), Trang: 24–40. 9. Hong Sung–Tai và Robert S Wyer Jr (1989), Effects of country–of–origin and product–attribute information on product evaluation: An information processing perspective, Tạp chí Journal of consumer research, Số 16(2), Trang: 175–187. 10. Insch Gary S và J Brad McBride (2004), The impact of country–of–origin cues on consumer perceptions of product quality: A binational test of the decomposed country–of–origin construct, Tạp chí Journal of Business Research, Số 57(3), Trang: 256–265. 11. Koubaa Yamen (2008), Country of origin, brand image perception, and brand image structure, Tạp chí Asia Pacific journal of marketing and logistics, Số 20(2),Trang: 139–155. 12. Lee Dongdae và Gopala Ganesh (1999), Effects of partitioned country image in the context of brand image and familiarity: A categorization theory perspective, Tạp chí International Marketing Review, Số 16(1), Trang: 18–39. 13. Liefeld John P (2004), Consumer knowledge and use of country‐of‐origin information at the point of purchase, Tạp chí Journal of Consumer Behaviour, Số 4(2), Trang: 85–87. 14. Lopez–Lomelí Miguel Ángel, Joan Llonch–Andreu và Josep Rialp–Criado (2019), Local, global and glocal consumer brand relationships, Tạp chí Spanish Journal of Marketing–ESIC. 15. Magnusson Peter và Stanford A Westjohn (2011), '15 Is there a country–of–origin theory?', Trong Handbook of research in international marketing, Subhash C. Jain, and David A. Griffith (Biên soạn), Xuất bản lần Second, Nhà xuất bản Edward Elgar Publishing, trang 292. 16. Maheswaran Durairaj (1994), Country of origin as a stereotype: Effects of consumer expertise and attribute strength on product evaluations, Tạp chí Journal of consumer research, Số 21(2), Trang: 354–365. 17. Pharr Julie M (2005), Synthesizing country–of–origin research from the last decade: is the concept still salient in an era of global brands?, Tạp chí Journal of Marketing Theory and Practice, Số 13(4), Trang: 34–45. 191
  7. 18. Rashid Md Sanuwar (2016), Weakening the effect of unfavorable country of origin: A process–and parameter–associated theoretical framework, Tạp chí Journal of Global Marketing, Số 30(2), Trang: 87–98. 19. Roth Martin S và Jean B Romeo (1992), Matching product catgeory and country image perceptions: A framework for managing country–of–origin effects, Tạp chí Journal of international business studies, Số 23(3), Trang: 477–497. 20. Schooler Robert D (1965), Product bias in the Central American common market, Tạp chí Journal of marketing research, Trang: 394–397. 21. Sliburyte Laimona và Giedre Bankauskiene (2017), An Empirical Study on the Impact of Country of Origin Effect on Young Lithuanian Consumers’ Attitude towards Products, Tạp chí Engineering Economics, Số 28(4), Trang: 455–466. 22. Thakor Mrugank V (1996), Brand origin: conceptualization and review, Tạp chí Journal of consumer marketing, Số 13(3), Trang: 27–42. 23. Verlegh Peeter WJ và Jan–Benedict EM Steenkamp (1999), A review and meta–analysis of country– of–origin research, Tạp chí Journal of economic psychology, Số 20(5), Trang: 521–546. 192