Bài giảng Cơ sở hệ thống thông tin - Chương 5: Hệ thống hỗ trợ thông tin và quyết định - Hà Quang Thụy

pptx 61 trang Gia Huy 16/05/2022 6352
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cơ sở hệ thống thông tin - Chương 5: Hệ thống hỗ trợ thông tin và quyết định - Hà Quang Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_co_so_he_thong_thong_tin_chuong_5_he_thong_ho_tro.pptx

Nội dung text: Bài giảng Cơ sở hệ thống thông tin - Chương 5: Hệ thống hỗ trợ thông tin và quyết định - Hà Quang Thụy

  1. BÀI GIẢNG CƠ SỞ HỆ THỐNG THÔNG TIN CHƯƠNG 5. HỆ THỐNG HỖ TRỢ THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH PGS. TS. HÀ QUANG THỤY HÀ NỘI 02-2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1
  2. PHẦN II. CÁC HTTT DOANH NGHIỆP HTTT trong các tổ chức kinh doanh theo ba mức: Mức trên: Hệ thống quản lý tri thức và hệ thống thông tin kinh doanh chuyên ngành . QL chiến lược Mức giữa: HT thông tin quản lý và Hệ hỗ trợ quyết định. QL chiến thuật Mức dưới: Thương mại điện tử, thương mại không dây (M-commerce: Mobile-commerce) và các hệ thống doanh nghiệp. QL chức 2 năng (tác nghiệp)
  3. Nội dung 1. Ra quyết định và giải quyết vấn đề 2. Khái quát về HTTT quản lý 3. Các HTTT quản lý chức năng 4. Khái quát về hệ hỗ trợ quyết định 5. Các thành phần của hệ hỗ trợ quyết định 6. Hệ thống hỗ trợ nhóm 7. Hệ thống hỗ trợ điều hành 8. Dẫn luận: Công ty Generals Mills, Mỹ 9. C/ty dược phẩm AstraZeneca giảm thời gian ra thị trường 10. Bốn nguyên lý và mục tiêu học tập 3
  4. 1. Ra quyết định và giải quyết vấn đề ⚫ Giới thiệu ▪ Mọi tổ chức cần ra quyết định hiệu quả ▪ Các khóa học ra quyết định ➢ Nhân viên và đơn vị kinh doanh ➢ Hoàn thành mục tiêu và mục đích ▪ HTTT hỗ trợ giải quyết vấn đề: ➢ Giúp ra quyết định tốt hơn và tiết kiệm hơn ▪ Ví dụ HTTT Trung tâm Y tế ĐH Hackensack ➢ Phân tích tương tác thuốc tiềm năng “thuốc – phản ứng”. Chủ đề nghiên cứu “phân tích quan hệ ngữ nghĩa (“thuốc – phản ứng”) trong văn bản y sinh. Nhóm Lê Hoàng Quỳnh ➢ Cụ thể: Thuốc trầm cảm cho bệnh nhân AIDS ➢ Đầu tư hàng triệu đô la cho HTTT 4
  5. Các kiểu vấn đề ⚫ Vấn đề cấu trúc được và không cấu trúc ▪ Vấn đề cấu trúc được (structured problem) ➢ Quen thuộc, đơn giản, và các yêu cầu thông tin rõ ràng. ➢ “Doanh số tuần này có cao hơn tuần trước”? ➢ Chia nhỏ được thành chuỗi các bước đã được xác định tốt ➢ Tương ứng với “thuật toán hóa”: Lời giải lập trình được ▪ Vấn đề không cấu trúc được (unstructured problem) ➢ Mơ hồ do thiếu thông tin ➢ “Đặc trưng khách hàng mua nhiều hàng tuần này” ? ➢ Không thể chia nhỏ được thành chuỗi bước được xác định tốt ➢ Cần sử dụng trực giác, lý luận, và ghi nhớ ➢ Lời giải không lập trình được 5
  6. Ra quyết định: thành phần của giải vấn đề ⚫ Giải vấn đề ▪ Hoạt động quan trọng của mọi tổ chức kinh doanh ▪ Người “giải vấn đề thực sự” ⚫ Mô hình giải vấn đề ▪ Mô hình ra quyết định Herbert Simon ➢ Nổi tiếng ➢ Ba giai đoạn: thu thập thông tin (intelligence), thiết kế (design), chọn lựa (choice) ▪ Mô hình giải vấn đề ➢ George Huber mở rộng mô hình trên ➢ Thi hành (implementation), Giám sát (monitoring) kết quả giải vấn đề 6
  7. Các giai đoạn giải vấn đề: ra quyết định ⚫ Ví dụ: muốn bán vải thiều Mai Siu tại Hà Nội ⚫ Thu thập thông tin ▪ Nhận dạng và xác định vấn đề hoặc cơ hội tiềm năng ▪ Điều tra tài nguyên và ràng buộc môi trường ▪ Vấn đề: vải thiều dễ hỏng; ▪ Cơ hội: giá bán buôn vải ở Hà Nội cao ⚫ Thiết kế ▪ Các giải pháp thay thế nhau (nên vài ba giải pháp) “Mọi mô hình đều sai và có một vài mô hình dùng được” ▪ Thuê ô tô riêng / đi ô tô khách / đi bằng xe máy ▪ Thời gian: lộ trình ? Chi phí ? ⚫ Chọn lựa ▪ Chọn giải pháp khả thi nhất từ các giải pháp thay thế nhau ▪ Thuê ô tô riêng/đi ô tô khách/đi bằng xe máy 7
  8. Hai giai đoạn thi hành quyết định ⚫ Ví dụ: muốn bán vải thiều Mai Siu tại Hà Nội ⚫ Thực thi ▪ Thực thi giải pháp đã lựa chọn (vận chuyển vải bằng xe máy) ▪ Thông báo khách hàng, vận chuyển vải, giao quả vải, nhận tiền ⚫ Giám sát ▪ Có thông tin kết quả thực thi: thông tin phản hồi ▪ Người ra quyết định tốt đánh giá giải pháp được chọn ▪ Thông tin phản hồi→ Điều chỉnh giải pháp được chọn ▪ ví dụ, điều chỉnh lịch trình vận chuyển, cách đặt vải thiều vào sọt ▪ Thay đổi giải pháp: chọn giải pháp thay thế phù hợp 8
  9. Quyết định lập trình được ▪ Chọn lựa: nhiều nhân tố tác động đến chọn giải pháp ▪ Một nhân tố: quyết định lập trình được hay không ⚫ Quyết định lập trình được ▪ Có được với một quy tắc/thủ tục/phương pháp định lượng ➢ Ví dụ: “hàng trong kho dưới 100 đơn vị thì cần được đặt hàng” là quyết định lập trình được vì tuân theo một quy tắc ▪ Dễ dàng tin học hóa khi dùng HTTT truyền thống ➢ Dễ lập trình khi số hàng trong kho <= 100 đơn vị thì đặt hàng ▪ Mối quan hệ giữa các thành phần trong HT là cố định ▪ Một dạng QĐ lập trình được: cung cấp báo cáo vấn đề thường xuyên mà mối quan hệ được xác định ⚫ Giải pháp ▪ Hầu hết quá trình tự động hóa ở HT HĐNLDN / HTXLGD ▪ HTTT quản lý: các báo cáo mức cao hơn 9
  10. Quyết định không lập trình được ⚫ Tình huống ▪ Các tình huống bất thường hoặc đặc thù ➢ Xác định chương trình đào tạo cho một nhân viên mới ➢ Quyết định phát triển một sản phẩm/dịch vụ mới ➢ cân nhắc lợi ích và hạn chế lắp đặt một hệ thống kiểm soát ô nhiễm nâng cấp ➢ Hệ thống thông tin soạn thảo, thi hành luật ▪ Quyết định rất khó định lượng ▪ Quyết định có tính độc đáo ▪ Không áp dụng được các quy tắc, thủ tục chuẩn ⚫ Giải pháp ▪ Hệ hỗ trợ quyết định 10
  11. Tiếp cận tối ưu hóa ⚫ Mô hình tối ưu hóa ▪ Hệ HT quyết định tin học hóa là tối ưu hoặc đáp ứng ▪ Một quá trình tìm giải pháp tốt nhất (một trong các tốt nhất) giúp tổ chức đạt được mục tiêu của mình. ▪ mô hình tối ưu hóa tìm thấy giải pháp tốt nhất ➢ điều kiện và giả định nhất định cho trước ➢ sử dụng ràng buộc vấn đề ➢ một mô hình tối ưu hóa tìm thấy lượng sản phẩm thích hợp mà tổ chức phải sản xuất để đáp ứng mục tiêu lợi nhuận 11
  12. Tiếp cận đáp ứng ⚫ Khái niệm ▪ Mô hình đáp ứng tìm được giải pháp tốt song không phải là tốt nhất ➢ Có phương pháp tìm được giải pháp tốt ➢ Rất khó đánh giá tốt nhất ? ▪ Không xem xét được mọi khả năng mà xem một vài khả năng tốt ▪ Ví dụ ➢ Lựa chọn vị trí đặt cửa hàng ➢ Tốt nhất: xem mọi tình huống nhưng không thể ➢ Đáp ứng: khoang vùng được tốt/tốt nhất rồi mới tìm kiếm ▪ “Đáp ứng” là phương pháp mô hình hóa thay thế tốt ➢ Quá đắt để phân tích mọi lựa chọn để lựa chọn tốt nhất, 12
  13. Heristic (tự khám phá) và phản hồi ⚫ Heuristics ▪ Quy tắc ngón tay cái: rules of thumb ▪ Chấp nhận hướng dẫn/thủ tục tìm giải pháp tốt ▪ Thường dùng khi ra quyết định ➢ Đặt hàng trước 4 tháng khi số hàng <=20 ▪ Phần mềm chống thư rác ➢ Heuristic dựa theo luật/phân lớp ➢ Tìm ra thư có khả năng nhất ➢ Không tìm tất cả các thư ⚫ Cảm nhận và phản hồi ▪ Sense and Respond ▪ xác định vấn đề/cơ hội (cảm nhận) và phát triển hệ thống để giải vấn đề /tận dụng cơ hội (phản hồi) ▪ SAR thường đòi hỏi phải tổ chức linh hoạt để thay thế dòng truyền thống 13
  14. Lợi ích HTTT QL và HTHTQĐ 14
  15. 2. Tổng quan về HTTT quản lý ⚫ Khái niệm ▪ Khái niệm ▪ con người, thủ tục, cơ sở dữ liệu, và các thiết bị ▪ cung cấp thông tin cho các nhà quản lý ra quyết định ▪ giúp đạt được mục tiêu của tổ chức ▪ Lợi thế cạnh tranh: thông tin chính xác, đúng người, đúng lúc The Truth About Your Future ⚫ Các khía cạnh ▪ Ngắn hạn: các báo cáo phản hồi hoạt động hàng ngày ▪ Mọi cấp trong toàn tổ chức 15
  16. HTTT quản lý 16
  17. HTTT quản lý: Đầu vào HTTTQL chỉ là một trong nhiều nguồn TT quản lý (Hệ HTQĐ, hệ HTĐH và hệ 17 CG cũng hỗ trợ việc ra quyết định). Từ giao dịch chuỗi cung ứng và kinh doanh
  18. HTTT QL: Đầu vào ⚫ bên trong và bên ngoài, bao gồm chuỗi cung ứng (supply chain) ⚫ được xử lý thành báo cáo dễ sử dụng cho các nhà quản lý ⚫ Bên trong ▪ Nguồn quan trọng nhất các TPS, HT ERP và CSDL liên quan ▪ Kho DL, kho DL chuyên (Data mart): thông tin kinh doanh giá trị, thông minh kinh doanh ▪ DL từ các khu vực chức năng khác ⚫ Bên ngoài ▪ DL về khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, cổ đông, DL khác (Internet) ▪ Nhóm doanh nghiệp kết nối với nhau trao đổi DL 18
  19. HTTT quản lý: Đầu ra 19
  20. HTTT QL: Đầu ra ⚫ tập kiểu các báo cáo: cung cấp từng người kịp thời ⚫ định kỳ (scheduled), chỉ số chính (key indicator), theo yêu cầu (demand), ngoại lệ (exception), khoan xuống (drill down) ⚫ Các loại báo cáo ▪ Báo cáo định kỳ: được tạo ra theo định kỳ, hoặc theo một lịch trình, chẳng hạn như hàng ngày, hàng tuần, hoặc hàng tháng. ▪ Báo cáo chỉ số chính: tóm tắt các hoạt động quan trọng của ngày trước đó, sẵn sàng đầu ngày làm việc của nhà quản lý- điều hành. ▪ Báo cáo theo yêu cầu: báo cáo được tạo ra để cung cấp thông tin nào đó theo yêu cầu của một người (điều hành, nhà cung cấp, khách hàng). ▪ Báo cáo ngoại lệ: được tự động tạo ra khi một tình huống bất thường hoặc theo đòi hỏi hành động quản lý (người quản lý đặt tham số để tạo một báo cáo về mọi sản phẩm tồn kho ít hơn lượng năm ngày bán hàng hiện hành) ▪ Báo cáo khoan xuống (chi tiết hóa) cung cấp dữ liệu chi tiết hơn về một tình huống. Khoan xuống là một kỹ thuật trong kho dữ liệu 20
  21. Đặc điểm của HTTTQL ▪ Báo cáo định kỳ ​​, chỉ số chính, theo yêu cầu, ngoại lệ, và khoan xuống giúp các nhà quản lý và điều hành ra quyết định tốt hơn, kịp thời hơn. ⚫ Các đặc điểm HTTTQL ▪ Cung cấp các báo cáo với các định dạng cố định và chuẩn ▪ Tạo ra các báo cáo bản cứng và bản mềm ▪ Dùng dữ liệu nội bộ được lưu trong hệ thống máy tính ▪ Cho phép người dùng xây dựng báo cáo của riêng họ ▪ Phụ thuộc yêu cầu người dùng tới các báo cáo được nhân viên hệ thống phát triển 21
  22. 3. Khía cạnh chức năng của các HTTTQL ⚫ Đặt vấn đề ▪ Tổ chức được cấu trúc theo tuyến hoặc vùng chức năng: phân cấp theo vai trò hoặc vị trí ▪ MIS theo vùng chức năng truyền thống: tài chính, sản xuất, tiếp thị, nguồn nhân lực, khác 22
  23. HTTT quản lý tài chính ⚫ Sơ bộ ▪ Phù hợp HTTTQL chung ▪ Yêu cầu khách hàng ▪ Các báo cáo ▪ Hệ thống lợi nhuận/ chi phí, giá ▪ Kiểm toán ▪ Dùng và quản lý quỹ ▪ DSS TC, GSS TC, HTTTTC chuyên sâu ⚫ HTTT quản lý tài chính ▪ Cung cấp TT tài chính không chỉ người điều hành mà cho tập rộng rãi người cần ra quyết định tốt hơn hàng ngày (đầu tư cổ phiếu ) ▪ Cho phép tự động gắn máy kinh doanh 23
  24. HTTT quản lý tài chính: chức năng ⚫ Chức năng ▪ Tích hợp thông tin tài chính và hoạt động từ nhiều nguồn (cả Internet) vào một hệ thống duy nhất ▪ Cung cấp sự dễ dàng truy cập dữ liệu cho người sử dụng cả về tài chính và phi tài chính, thường dùng mạng nội bộ công ty để truy cập các trang web của công ty dữ liệu và thông tin tài chính ▪ Tạo sự sẵn có tức thời dữ liệu tài chính để rút ngắn thời gian chu kỳ phân tích ▪ Cho phép phân tích dữ liệu tài chính theo nhiều chiều: thời gian, địa lý, sản phẩm, nhà máy, và khách hàng ▪ Phân tích hoạt động tài chính lịch sử và hiện tại ▪ Theo dõi và kiểm soát việc sử dụng quỹ theo thời gian ⚫ Cấu trúc điển hình ▪ đầu vào, các hệ thống con đầu ra: xem hình vẽ trang trước ▪ Các hệ thống con: lợi nhuận/chi phí và giá, kiểm toán, sử dụng-quản lý quỹ 24
  25. HTTT quản lý tài chính: các hệ thống con ⚫ HT con lãi/chi phí và định giá ▪ Các trung tâm lợi nhuận ở nhiều bộ phận: hướng tới sinh lợi nhuận. Ví dụ: phòng đầu tư của một Cty bảo hiểm và thẻ tín dụng lớn ▪ Các trung tâm doanh số: hướng tới tăng doanh số như các bộ phận bán hàng, tiếp thị ▪ Các trung tâm giá: hướng tới giảm giá như bộ phận sản xuất, R&D ▪ Htcon lợi nhuận, chi phí, doanh số, định giá ⚫ HT con kiểm toán ▪ quá trình có tính hệ thống, độc lập và được làm tài liệu để có bằng chứng kiểm toán (hồ sơ, báo cáo về sự kiện/thông tin khác có liên quan và kiểm chứng được) và đánh giá nó một cách khách quan nhằm xác định mức độ các tiêu chuẩn kiểm toán (tập các chính sách, thủ tục hoặc yêu cầu) được đáp ứng. Phân tích điều kiện tài chính ▪ Xác định thông báo và báo cáo tài chính do MIS tạo ra có chính xác ▪ Kiểm toán nội bộ (trong): Bộ phận tài chính dùng nhân viên ▪ Kiểm toán độc lập (ngoài): Big Four gồm Deloitte, PwC, Ernst&Young, KPMG (USD23.03 billion in the 2012 fiscal year) 25
  26. HTTT quản lý tài chính: HT con quỹ ⚫ Dùng quỹ nội bộ ▪ mua hàng tồn kho bổ sung, ▪ nâng cấp nhà máy và thiết bị, ▪ thuê nhân viên mới, ▪ mua lại các công ty khác, mua hệ thống máy tính mới, ▪ tăng tiếp thị và quảng cáo, mua nguyên liệu hoặc đất đai, ▪ đầu tư vào sản phẩm mới, và tăng nghiên cứu và phát triển ⚫ Dùng quỹ ra ngoài ▪ Đầu tư kinh phí dư thừa ra bên ngoài ▪ Tài khoản ngân hàng, cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, danh tiếng, cho tương lai, quyền mua bán, ngoại tệ ▪ Tạo khoản vay trên Internet: 26
  27. HTTT quản lý sản xuất ⚫ Giới thiệu ▪ HTTTQL sản xuất: “cách mạng hóa” sản xuất bằng HTTTQL ▪ Cải thiện đáng kể nhiều hoạt động sản xuất ▪ Nhấn mạnh chất lượng và năng suất hơn → một quá trình sản xuất hiệu quả ngày càng trở nên quan trọng hơn ▪ Tin học hóa: từ quầy hàng tới lãnh đạo cấp cao. ▪ Càng nhiều công ty gia công phần mềm quá trình sản xuất ⚫ Nội dung sơ bộ ▪ HTTTQL sản xuất và kết quả ra để theo dõi & quản lý dòng chảy vật liệu, sản phẩm xuyên qua công ty. ▪ HTTTQL SX mọi khâu chuyển đổi nguyên vật liệu tới thành phẩm ▪ Công nghệ mới (chip): tạo dễ dàng dòng chuyển này ▪ Thành công của tổ chức phụ thuộc vào chức năng sản xuất ▪ Nhiều HTTTQL con. 27
  28. HTTTQL sản xuất: sơ đồ chung 28
  29. HTTTQL sản xuất: Các HT con ⚫ Thiết kế và kỹ nghệ ▪ HTTT thiết kế nhờ MT (computer-aided design: CAD) sản phẩm mới hoặc hiện có ▪ Dùng CAD phát triển và thiết kế sản phẩm/cấu trúc phức tạp ▪ Ví dụ Boeing ⚫ Điều khiển lịch sản xuất và kiểm soát hàng tồn kho ▪ Lập kế hoạch SX và kiểm soát hàng tồn kho: rất quan trọng cho mọi công ty sản xuất ▪ Mục tiêu của điều khiển lập lịch: cung cấp KH chi tiết cả lịch biểu ngắn hạn và dài hạn của các CSSX ▪ Nhiều kỹ thuật: giảm thiểu chi phí hàng tồn kho. Khi nào và bao nhiêu hàng tồn kho cần đặt hàng ? Câu trả lời reorder point: ROP. 29
  30. HTTTQL sản xuất: HT con điều khiển QT ⚫ Khái niệm ▪ Theo dõi và sắp xếp dòng quá trình SX (KPQT) ▪ Trực tiếp điều khiển thiết bị SX: SX có máy tính hỗ trợ (computer- assisted manufacturing: CAM). Hệ thống CAM điều khiển máy khoan, dây chuyền lắp ráp, và nhiều ứng dụng khác ▪ Sản xuất tích hợp máy tính (Computer-integrated manufacturing: CIM): dùng máy tính liên kết các thành phần SX. Mục tiêu của CIM: kết hợp chặt chẽ mọi khía cạnh sản xuất, bao gồm xử lý đơn hàng, thiết kế sản phẩm, sản xuất, kiểm tra, kiểm soát chất lượng, và vận chuyển. ▪ Hệ thống SX linh hoạt (flexible manufacturing system: FMS): cho phép cơ sở sản xuất để nhanh chóng và hiệu quả từ đã có một sản phẩm khác. Thay đổi quá trình 30
  31. HTTTQL sản xuất: Các HT con ⚫ Điều khiển quy trình ▪ Phương pháp lượng đặt hàng kinh tế (economic order quantity: EOQ). Khi hàng nhỏ hơn ngưỡng (reorder point: ROP) ▪ Kỹ thuật lập kế hoạch yêu cầu vật liệu (MRP): tập kỹ thuật kiểm soát hàng tồn kho trợ giúp phối hợp hàng ngàn mặt hàng tồn kho khi nhu cầu của một mặt hàng phụ thuộc vào nhu cầu khác ▪ Kỹ thuật hàng tồn kho và sản xuất Just-in- time (JIT): Duy trì hàng tốn kho ở mức thấp nhất mà không mất tính sẵn có của SP hoàn chỉnh. ▪ JIT: hết hàng tồn kho khi có đợt mua hàng nhiều ⚫ Kiểm soát chất lượng và kiểm thử ▪ Kiểm soát chất lượng: sản phẩm đáp ứng yêu cầu người dùng ? 31
  32. HTTT quản lý tiếp thị ⚫ Khái niệm ▪ hỗ trợ quản lý phát triển sản phẩm, phân phối, quyết định giá cả, hiệu quả quảng cáo, và dự báo bán hàng. ▪ Xu thế sử dụng trên Internet ▪ Các HTTT con: nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, khuyến mãi và quảng cáo, và giá cả sản phẩm 32
  33. HTTT quản lý tiếp thị ⚫ HT con nghiên cứu thị trường ▪ Tiến hành một nghiên cứu chính quy về thị trường và sở thích của khách hàng ▪ Chương trình máy tính giúp tiến hành và phân tích kết quả điều tra, bảng hỏi, nghiên cứu thí điểm, và các cuộc phỏng vấn ⚫ Phát triển sản phẩm ▪ chuyển đổi nguyên liệu vào hàng hóa và dịch vụ hoàn thiện: tập trung chủ yếu vào các thuộc tính vật chất của sản phẩm ▪ Các yếu tố: năng suất máy móc, kỹ năng lao động, các yếu tố kỹ thuật, và các tài liệu ▪ chương trình máy tính phân tích các yếu tố khác nhau và lựa chọn sự pha trộn thích hợp của lao động, vật tư, máy móc thiết bị, và thiết kế kỹ thuật 33
  34. N/C thị trường: sản phẩm/thị trường 34
  35. N/C thị trường: nhu cầu/thời gian 35
  36. HTTT quản lý tiếp thị ⚫ Xúc tiến và quảng cáo ▪ chức năng quan trọng nhất của mọi nỗ lực tiếp thị ▪ sử dụng Internet để quảng cáo và bán sản phẩm và dịch vụ ▪ quảng cáo truyền hình và Internet ⚫ Định giá SP ▪ một chức năng tiếp thị quan trọng và phức tạp: giá bán lẻ, giá bán buôn, giảm giá ▪ phát triển chính sách giá cả để tối đa tổng doanh thu bán hàng: chương trình máy tính phân tích mối quan hệ giữa giá và tổng doanh thu ⚫ Phân tích bán hàng ▪ rất quan trọng để xác định sự đóng góp của sản phẩm, nhân viên bán hàng, và khách hàng đóng góp vào lợi nhuận ▪ Một số báo cáo được tạo ra giúp đưa ra quyết định bán hàng tốt ➢ Báo cáo bán hàng theo sản phẩm chính ➢ Báo cáo bán hàng theo nhân viên bán hàng ➢ Báo cáo bán hàng theo khách hàng 36
  37. HTTT quản lý nhân lực ⚫ Khái niệm ▪ quan tâm tới các hoạt động liên quan đến người lao động và người lao động tiềm năng ▪ Thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai ▪ Đóng vai trò quan trọng đảm bảo thành công của tổ chức 37
  38. HTTT quản lý nhân lực ⚫ Một số nội dung ▪ Lập kế hoạch nguồn nhân lực: khía cạnh đầu tiên xác định nhân viên và nhu cầu nhân lực ▪ Lựa chọn và tuyển dụng: chương trình máy tính sắp xếp các nỗ lực tuyển dụng, kiểm tra kỹ năng nhân viên tiềm năng, sàng lọc người xin việc qua Internet ▪ Đào tạo và phát triển kỹ năng: yêu cầu đào tạo rất cụ thể cho nhân viên mới như văn hóa tổ chức, định hướng, tiêu chuẩn, và mong đợi của tổ chức. ▪ Lập kế hoạch và sắp xếp công việc ▪ Tiền lương và quản lý tiền lương ▪ Tìm việc. Nhân viên rời khỏi công ty vì nhiều lý do. Công ty cung cấp dịch vụ tìm việc giúp nhân viên thực hiện quá trình chuyển đổi. 38
  39. HTTT quản lý khác ⚫ HTTT QL kế toán ▪ Liên quan tới MIS tài chính ▪ thực hiện một số hoạt động quan trọng, cung cấp thông tin tổng hợp về các khoản phải trả, các khoản phải thu, biên chế, và nhiều ứng dụng khác ⚫ Hệ thống thông tin địa lý (GIS) ▪ Geographic Information Systems ▪ Trực quan hóa dữ liệu dưới dạng đồ họa ▪ hệ thống máy tính có khả năng lắp ráp, lưu trữ, thao tác, và hiển thị thông tin địa lý tham chiếu:dữ liệu xác định theo vị trí của nó 39
  40. 4. Khái quát về HHTQĐ ⚫ Hệ HTQĐ nhiều đặc trưng trở thành công cụ hỗ trợ QL hiệu quả ⚫ Đặc trưng của HHTQĐ ▪ Cung cấp truy cập nhanh đến thông tin. ▪ Xử lý một lượng lớn dữ liệu từ các nguồn khác nhau ▪ Cung cấp và trình bày linh hoạt các báo cáo ▪ Cung cấp cả hai định hướng văn bản và đồ họa ▪ Hỗ trợ phân tích khoan xuống ▪ Thực hiện phân tích và so sánh phức tạp, tinh vi sử dụng các gói phần mềm tiên tiến ▪ Hỗ trợ tối ưu hóa, pháp thoả mãn, và cách tiếp cận heuristic ▪ Thực hiện phân tích mô phỏng: khả năng của HHTQĐ để sao chép các tính năng của một hệ thống thực, nơi có liên quan tới tính khả năng hoặc tính không chắc chắn 40
  41. Vai trò của HHTQĐ 41
  42. HHTQĐ: Một số ví dụ ⚫ Đ 42
  43. Năng lực của HHTQĐ ⚫ Giới thiệu ▪ Phát triển HHTQĐ nhằm mục đích: ➢ Linh hoạt hơn HTTTQL ➢ Tăng cường năng lực hỗ trợ ra quyết định trong nhiều tình huống ▪ HHTQĐ hỗ trợ giải vấn đề ➢ toàn bộ/hầu hết các khâu ➢ Kiểu thường xuyên quyết định ➢ Kiểu cấu trúc vấn đề ▪ Đối tượng sử dụng HHTQĐ: người ra quyết định ở mọi mức ⚫ Tiếp cận HHTQĐ ▪ Hỗ trợ mọi mức của quá trình ra quyết định ▪ HHTQĐ chỉ thi hành một vài năng lực ▪ Mục đích và phạm vi sử dụng một HHTQĐ quy định tập con năng lực của HHTQĐ đó 43
  44. HHTQĐ: Tập năng lực ⚫ Hỗ trợ các giai đoạn giải vấn đề ▪ Hỗ trợ một vài pha trong thu thập TT, thiết kế, lựa chọn, thực thi, giám sát ▪ Hỗ trợ nhiều tiếp cận trong mỗi pha: linh hoạt cho người ra QĐ ⚫ Hỗ trợ ra quyết định thường xuyên khác nhau ▪ Từ QĐ đơn nhất (one-of-a-kind) tới QĐ được lặp đi lặp lại ▪ QĐ đơn nhất: ➢ xuất hiện chỉ một vài lần trong cuộc sống của tổ chức ➢ doanh nghiệp nhỏ: có thể chỉ xảy ra một lần ➢ Xây dựng nhà máy tài khu vực khác trong nước ➢ HHTQD chuyên biệt (ad hoc DSS) ▪ QĐ lặp đi lặp lại: ➢ Vài lần hoặc hơn trong một năm ➢ HHTQĐ tổ chức (institutional DSS) ➢ Vài lần/năm và được tinh chỉnh theo thời gian: Vấn đề Danh mục đầu tư, quyết định đầu tư, lập lịch sản xuất ➢ Vài lần/ngày: Giải vấn đề dựa vào máy tính, DSS giám sát từng giây 44
  45. HHTQĐ: Tập năng lực (tiếp) ⚫ Hỗ trợ giải vấn đề với nhiều mức cấu trúc ▪ Cấu trúc được và lập trình được cao → không cấu trúc và không lập trình được ▪ Vấn đề cấu trúc được: các sự kiện và quan hệ đã biết → HHTQĐ đơn giản ▪ Vấn đề không cấu trúc và nửa cấu trúc → HHTQĐ phức tạp ➢ quan hệ giữa các DL không tường minh, ➢ DL ở nhiều định dạng khó thao tác ➢ Yêu cầu thông tin quyết định có thể chưa biết trước ➢ DSS hỗ trợ phân tích đầu tư tinh vi và không cấu trúc → tạo lợi nhuận đáng kể cho thương nhân và nhà đầu tư ➢ Một vài phần mềm DSS lập trình đặt lệnh mua và bán tự động 45
  46. HHTQĐ: Tập năng lực (tiếp) ⚫ Hỗ trợ nhiều cấp độ ra quyết định ▪ Trong một tổ chức: một HHTQĐ hỗ trợ nhiều cấp ▪ Mức quản lý tác nghiệp: ra QĐ hàng ngày và thường xuyên ▪ Mức QĐ chiến thuật: lập kế hoạch và kiểm soát đúng cách ▪ Mức QĐ chiến lược: thông tin dài hạn 46
  47. So sánh HHTQĐ với HTTT quản lý 47
  48. 5. Các thành phần của HHTQĐ ⚫ Thành phần chung ▪ Cốt lõi: CSDL và Cơ sở mô hình ▪ Giao diện người dùng (bộ quản lý hội thoại: dialogue manager) ▪ Hình vẽ: Mô hình khái niệm HHTQĐ 48
  49. HHTQĐ: Cơ sở dữ liệu ⚫ Đặc trưng ▪ Cho phép phân tích định tính để ra quyết định ▪ DL nội bộ đa dạng của công ty: CSDL, kho DL, kho DL chuyên đề ⚫ HHTQĐ định hướng DL ▪ Data-driven DSS (DDSS) ▪ Lấy thông tin hàng tồn kho, bán hàng, nhân viên, sản xuất, tài chính, kế toán hỗ trợ quyết định để giảm chi phí hàng tồn kho ▪ Khai phá dữ liệu và thông minh kinh doanh (BI) ▪ DDSS y tế: bác sĩ truy cập hồ sơ y tế đầy đủ của bệnh nhân ▪ Lưu ý vấn đề riêng tư ▪ Có thể kết nối lấy DL ngoài 49
  50. HHTQĐ: Cơ sở mô hình ⚫ Đặc trưng ▪ Cho phép phân tích định lượng để ra quyết định ▪ Dữ liệu nội bộ và bên ngoài ▪ Cơ sở mô hình: các mô hình miền bài toán ⚫ HHTQĐ định hướng mô hình ▪ Model-driven DSS (MDSS) ▪ Quản lý mô hình cho phép người dùng truy cập nhiều mô hình, tạo kịch bản theo mô hình và trực quan hóa kết quả ▪ Procter & Gamble: MDSS sắp xếp hợp lý hóa dòng chảy nguyên vật liệu và sản phẩm từ các nhà cung cấp tới khách hàng: tiết kiệm được hàng trăm triệu US$ chi phí chuỗi cung ứng. ▪ Tiện lợi cho dự đoán hành vi khách hàng ▪ LoanPerformance (www.loanperformance.com): dùng MDSS hỗ trợ dự báo khách hàng có thể trễ hoặc vỡ nợ ▪ Highmark (bảo hiểm y tế): dùng MDSS để dự đoán gian lận 50
  51. HHTQĐ: Cơ sở mô hình (tiếp) ⚫ Phần mềm quản lý mô hình ▪ Model management software | hệ thống quản lý mô hình ▪ các mô hình: tài chính, thống kê, đồ họa, quản lý dự án ▪ Sử dụng một hoặc phối hợp nhiều mô hình theo nhu cầu 51
  52. HHTQĐ: Giao diện người dùng ⚫ Vai trò ▪ user interface / dialogue manager ▪ Cho phép tương tác người dùng với DSS để nhận thông tin ▪ Hỗ trợ mọi phương diện truyền thông giữa người dùng và phần cứng &phần mềm tạo thành DSS ▪ Quan niệm người dùng: Giao diện chính là DSS ⚫ Người ra quyết định mức trên ▪ ít quan tâm: nơi mà thông tin đến hoặc cách thông tin được thu thập ▪ Quan tâm nhiều: thông tin dễ hiểu và dễ truy cập ▪ Giao diện thân thiện, phù hợp người dùng 52
  53. 6. Hệ hỗ trợ làm việc nhóm ⚫ GSS và vai trò ▪ Group Support System | Group Decision Support System ▪ DSS hỗ trợ ra quyết định ở mức cá nhân ▪ Đặc trưng của tổ chức: hoạt động nhóm ▪ Ra quyết định ở mức trên (chiến lược và chiến thuật) cần làm việc nhóm ▪ GSS hỗ trợ ra quyết định ở mức nhóm làm việc trên máy tính ▪ GSS = DSS + phần mềm hỗ trợ hiệu quả môi trường ra quyết định nhóm ⚫ Ứng dụng ▪ dùng trong hầu hết ngành công nghiệp, chính phủ và quân đội ▪ Kiến trúc sư+kiến trúc sư và nhà xây dựng tạo kế hoạch tốt nhất và hợp đồng cạnh tranh ▪ Nhà sản xuất: DSS nối nhà cung cấp nguyên liệu tới HT của họ ▪ Mathcad Enterprise: cho phép tạo, chia sẻ, và tái sử dụng tính toán ▪ Có thể dùng phương tiện xã hội cho GSS 53
  54. Mô hình GSS = DSS + phần mềm GSS 54
  55. Đặc trưng GSS: nâng cao ra quyết định ⚫ Nâng cao quyết định ▪ “Hai cái đầu tốt hơn một”; “Một cây – không, ba cây – hòn núi cao” ▪ Độc đáo để có quyết định tốt hơn ▪ DSS hỗ trợ cá nhân + độc đáo làm việc nhóm ▪ Độc đáo: có thể không là mặt đối mặt ⚫ Đặc trưng: Thiết kế đặc biệt ▪ Thủ tục đặc biệt với thiết bị, tiếp cận độc đáo ▪ Thủ tục: thúc đẩy tư duy sáng tạo, truyền thông hiệu quả, và kỹ thuật ra quyết định nhóm tốt ⚫ Dễ sử dụng ▪ GSS phải dễ hiểu và dễ sử dụng ⚫ Linh hoạt ▪ Thành viên nhóm: phong cách và sở thích riêng. Một mặt cần nâng cao kỹ năng làm việc nhóm song GSS cũng cần linh hoạt 55
  56. Các đặc trưng GSS ⚫ Hỗ trợ ra quyết định ▪ hỗ trợ các phương pháp ra quyết định khác nhau: phương pháp Delphi, phương pháp khơi nguồn ý tưởng (brainstorming), đồng thuận nhóm (group consensus approach), kỹ thuật nhóm danh nghĩa (nominal group technique), ⚫ Đầu vào ẩn danh ▪ anonymous: người nạp dữ liệu được “ẩn danh” với các thành viên khác trong nhóm (không biết ai đã nạp dữ liệu). ▪ Đầu vào ẩn danh: người ra quyết định nhóm tập trung vào giá trị đầu vào mà không xem xét người nào đã ra mỗi quyết định ▪ Bỏ phiếu kín ▪ sử dụng đầu vào ẩn danh đưa ra quyết định tốt hơn <> có thể dẫn đến tình huống “thiêu đốt”(flaming), thành viên nhóm ẩn danh viết ra lời lăng mạ hoặc thậm chí những lời tục tĩu trên GSS 56
  57. Các đặc trưng GSS ⚫ Giảm thiếu hành vi nhóm tiêu cực ▪ thiêu đốt khi đầu vào ẩn danh: một dạng hành vi nhóm tiêu cực ▪ Thông đồng, cá nhân chi phối ▪ tư duy tập thể (groupthink) ▪ Thủ tục lập kế hoạch và quản lý các cuộc họp nhóm hiệu quả ⚫ Truyền thông song song và đơn nhất ▪ mọi thành viên giải quyết vấn đề/có ý kiến cùng một lúc bằng cách nhập ý kiến từ máy tính cá nhân hoặc máy trạm ▪ nhận định và vấn đề được hiển thị tức thì trên máy tính cá nhân hoặc trạm làm việc ▪ Truyền thông song song (parallel communication) , truyền thông hợp nhất (unified communications) ⚫ Lưu trữ hồ sơ tự động ▪ lưu giữ tự động hồ sơ chi tiết của cuộc họp nhóm ▪ bình luận, ý kiến được nhập vào từ máy tính hoặc máy trạm của một nhóm thành viên có thể được ghi ẩn danh 57
  58. Phần mềm hệ hỗ trợ nhóm ▪ Phần mềm GSS (groupware/ workgroup software). ▪ Lịch biểu điện tử dùng chung (shared electronic calendars) ▪ Phần mềm GSS ngày càng được tích hợp vào gói phần mềm hiện có (gói HTXLGD và hệ thống ERP) 58
  59. Hệ HTQĐ ví dụ Các thành phần cốt lõi của một DSS hậu cần cảng và chuỗi cung ứng hàng hải 59
  60. 7. HT hỗ trợ điều hành ⚫ Khái niệm ▪ Executive Support System: ESS ▪ HHTQĐ chuyên dụng hỗ trợ giám đốc điều hành cấp cao ▪ ESS, còn được gọi là hệ thống thông tin điều hành (Executive Information System: EIS), hỗ trợ hoạt động ra quyết định của các thành viên Ban giám đốc, người chịu trách nhiệm cho các cổ đông ▪ Các tầng như hình vẽ 60
  61. Yêu cầu và khả năng HT hỗ trợ điều hành ⚫ Yêu cầu ▪ Phù hợp với cá nhân giám đốc điều hành, ▪ Dễ sử dụng, ▪ Có khả năng khoan xuống, ▪ Hỗ trợ nhu cầu về dữ liệu bên ngoài, ▪ Trợ giúp trong các tình huống có mức độ không chắc chắn cao, ▪ Có định hướng tương lai, ▪ Được liên kết với các quá trình kinh doanh giá trị gia tăng ⚫ Khả năng ▪ Hỗ trợ xác định một tầm nhìn tổng thể ▪ Hỗ trợ lập kế hoạch chiến lược (Strategic planning) ▪ Hỗ trợ tổ chức và nhân sự chiến lược ▪ Hỗ trợ kiểm soát chiến lược ▪ Hỗ trợ quản lý khủng hoảng 61