Bài giảng Cơ sở khoa học vật liệu - Chương 5: Cấu trúc vật liệu polyme - Lê Văn Thăng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cơ sở khoa học vật liệu - Chương 5: Cấu trúc vật liệu polyme - Lê Văn Thăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_co_so_khoa_hoc_vat_lieu_chuong_5_cau_truc_vat_lieu.pdf
Nội dung text: Bài giảng Cơ sở khoa học vật liệu - Chương 5: Cấu trúc vật liệu polyme - Lê Văn Thăng
- CƠ SỞ KHOA HỌC VẬT LIỆU Chương 5: Cấu trúc vật liệu polyme
- GIỚI THIỆU SẢN PHẨM TỪPOLYME
- NGUỒN GỐC CỦA POLYME Từ thiên nhiên: cao su thiên nhiên, xenlulo.
- NGUỒN GỐC CỦA POLYME Từ sợi nhân tạo: xenlulo acetat, xenlulo nitrat. Từ sợi tổng hợp: polyetylen, polypropylen, polystyren, polyvinylclorua
- HÌNH ẢNH VỀPHÂN TỬ POLYME
- Chương 5: Cấu trúc vật liệu polyme 5.1 Khái niệm, định nghĩa Định nghĩa polyme: Polyme là những chất có trọng lượng phân tử lớn và chứa những nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử lặp đi lặp lại. Ví dụ polyetylen: nCH2=CH2 -CH2-CH2-CH2-CH2-
- nCH2=CH2 -CH2-CH2-CH2-CH2- -(CH2-CH2)n- Số lượng mắt xích cơ sở có trong một phân tử gọi là độ trùng hợp n. M n p M u Mp: khối lượng phân tử của Polyme Mu: khối lượng phân tử của một mer
- Khối lượng phân tử và sự phân bố
- Chương 5: Cấu trúc vật liệu polyme 5.1 Khái niệm, định nghĩa Khối lượng phân tử và sự phân bố Khối lượng phân tử trung bình số: x M i Ni N1 N 2 1 M n M 1 x M 2 x x Ni Ni Ni 1 1 1 Khối lượng phân tử trung bình khối: x 2 M i Ni M 1 N1 M 2 N 2 1 M w M 1 x M 2 x x M i Ni M i Ni M i Ni 1 1 1
- Polyme A Polyme B Số phân tử Khối lượng Số phân tử Khối lượng phân tử phân tử 500 5000 400 5000 2 125000 366 6000 5000 500 125000 2 5000 400 6000 366 M n 5478 5478 502 766 50002 500 1250002 2 50002 400 60002 366 M 15909 5523 w 5000 500 125000 2 5000 400 6000 366 15909/5478=2.9 5523/5478=1.008 M w / M n
- Độ phân tán khối lượng phân tử: x M N x M 2N 1 i i 1 i i M w M n M w P = 1 x N x M N M n 1 i 1 i i
- Chương 5: Cấu trúc vật liệu polyme 5.2 Nhiệt độ nóng chảy Tm và nhiệt độ chuyển thủy tinh Tg Polyme vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy Tm xác định, do tính phân bố lộn xộn của nó. Ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ chuyển thủy tinh Tg, các đoạn mạch không chuyển động và polyme thường bị giòn. Khi nhiệt độ tăng lên gần đến Tg, các đoạn mạch phân tử bắt đầu di chuyển. Khi nhiệt độ lớn hơn Tg, nếu không có mặt tinh thể nào, polyme sẽ đủ linh động và thể hiện tính lỏng nhớt (viscous liquid) cao. Độ nhớt sẽ giảm khi tăng nhiệt độ.
- Trong polyme bán kết tinh, sự di chuyển của phân tử bị ngăn cản bởi các vùng tinh thể, cho đến khi nhiệt độ lớn hơn Tm sẽ tạo thành dạng vật liệu nhớt đàn hồi.
- Chương 5: Cấu trúc vật liệu polyme 5.3 Tổng hợp polyme Phương pháp trùng hợp: Các polyme trùng hợp được tạo thành bằng cách cộng liên tiếp các monomer để tạo thành mạch polymer mà không tách loại bất cứ phần nào của monomer. nCH2=CH2 -CH2-CH2-CH2-CH2-
- Phương pháp trùng ngưng: Phản ứng xảy ra giữa các monomer có hai nhóm chức và có tách loại các phân tử nhỏ như H2O, HCl, Trùng ngưng giữa hexametylen và axit adipic để tạo thành Nylon 66.
- Chương 5: Cấu trúc vật liệu polyme 5.3 Phân loại polyme Phân loại polyme Theo nguồn gốc Theo cấu trúc lập thể Theo cấu tạo mạch Theo công dụng Theo cấu trúc mạch Theo tính chất cơ lý
- Chương 5: Cấu trúc vật liệu polyme 5.3 Phân loại polyme Theo nguồn gốc Tự nhiên: cao su thiên nhiên, xenlulo. Nhân tạo: xenlulo acetat, xenlulo nitrat. Tổng hợp: polyetylen, polypropylen, polystyren, polyvinylclorua
- Chương 5: Cấu trúc vật liệu polyme 5.3 Phân loại polyme Phân loại polyme Theo nguồn gốc Theo cấu trúc lập thể Theo cấu tạo mạch Theo công dụng Theo cấu trúc mạch Theo tính chất cơ lý
- Chương 5: Cấu trúc vật liệu polyme 5.2 Phân loại polyme Theo cấu tạo mạch Polyme mạch Carbon:
- Polyme dị mạch:
- Chương 5: Cấu trúc vật liệu polyme 5.3 Phân loại polyme Phân loại polyme Theo nguồn gốc Theo cấu trúc lập thể Theo cấu tạo mạch Theo công dụng Theo cấu trúc mạch Theo tính chất cơ lý
- Chương 5: Cấu trúc vật liệu polyme 5.2 Phân loại polyme Theo cấu trúc mạch: Polyme mạch thẳng: Polyme mạch nhánh:
- Polyme không gian:
- Chương 5: Cấu trúc vật liệu polyme 5.3 Phân loại polyme Phân loại polyme Theo nguồn gốc Theo cấu trúc lập thể Theo cấu tạo mạch Theo công dụng Theo cấu trúc mạch Theo tính chất cơ lý
- Chương 5: Cấu trúc vật liệu polyme 5.2 Phân loại polyme Theo cấu trúc lập thể: Polyme điều hòa: polyme isotactic: A A A A B B B B polyme syndiotactic: A B A B B A B A Đồng phân cis-cis H3C H CH CH2 CH2 CH2 CH2 CH2 2 H C H3C H 3 H
- Đồng phân trans - trans: CH2 H H3C H2C CH2 H H3C H2C CH2 H H3C CH2 Polyme không điều hòa: polyme atactic: A A B A B B A B
- Chương 5: Cấu trúc vật liệu polyme 5.3 Phân loại polyme Phân loại polyme Theo nguồn gốc Theo cấu trúc lập thể Theo cấu tạo mạch Theo công dụng Theo cấu trúc mạch Theo tính chất cơ lý
- Chương 5: Cấu trúc vật liệu polyme 5.2 Phân loại polyme Theo công dụng: Chất dẻo Sợi Cao su Sơn và keo dán
- Chương 5: Cấu trúc vật liệu polyme 5.2 Phân loại polyme Phân loại polyme Theo nguồn gốc Theo cấu trúc lập thể Theo cấu tạo mạch Theo công dụng Theo cấu trúc mạch Theo tính chất cơ lý
- Chương 5: Cấu trúc vật liệu polyme 5.3 Phân loại polyme Theo tính chất cơ lý: Nhựa nhiệt dẻo: PP, PE, PVC, PS Nhựa nhiệt rắn: Epoxy, polyeste, Cao su (chất đàn hồi cao)
- Chương 5: Cấu trúc vật liệu polyme 5.4 Cấu hình và cấu trạng Cấu hình là trật tự sắp xếp của các nguyên tử trong mạch polyme, được quyết định bởi các liên kết hóa học B A A A A A A B B B B B B A B A A A B A B B A B
- Cấu trạng là trật tự sắp xếp của các nguyên tử, tạo thành khi quay phân tử quanh một liên kết đơn. Phân tử càng có nhiều cấu trạng thì càng mềm dẻo, linh động cao. CH2F-CH2F Anti (trans) Eclipsed (cis) Eclipsed (cis) Gauch (+) Gauch (-)
- Chương 5: Cấu trúc vật liệu polyme 5.5 Hình dạng của mạch polyme Mạch phân tử rất dài của polyme thường không thẳng do các nguyên tử cacbon trên mạch chính tạo với nhau một góc 109o và có thể quay tự do nếu giữa chúng là liên kết đơn. Mỗi nguyên tử cacbon có thể di chuyển trên một hình nón như hình vẽ.
- Khoảng cách giữa hai đầu cuối của mạch nhỏ hơn rất nhiều so với chiều dài của toàn mạch. Cấu trúc như vậy quyết định các tính chất của polyme, trong đó có tính đàn hồi cao của caosu. Tính chất cơ và nhiệt của polyme phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quay của một đoạn mạch phân tử khi có ứng lực đặt vào hoặc nhiệt độ thay đổi.
- Chương 5: Cấu trúc vật liệu polyme 5.6 Cấu trúc vật lý của polyme Phân tử polymer có thể tồn tại ở hai trạng thái vật lý riêng biệt: kết tinh (crystalline) và vô định hình (amorphous). Polymer không thể kết tinh 100%(vật liệu bán kết tinh).
- Mức độ kết tinh sẽ phụ thuộc Tốc độ làm nguội Cấu hình của mạch. Dễ kết tinh Khó kết tinh - Các nhóm chức nhỏ, - Các nhóm chức lớn, đơn giản phức tạp - Mạch thẳng - Mạch nhánh nhiều, có - Mạch isotactic hoặc liên kết ngang, tạo mạng syndiotactic lưới - Mạch atactic
- Chương 5: Cấu trúc vật liệu polyme 5.7 Cấu trúc ngoại vi phân tử của polyme Cấu trúc ngoại vi của polymer vô định hình. Các mạch phân tử ở dạng hình cầu nhỏ (globule) hoặc dạng mạch thẳng. Khi các dạng cầu này tiếp xúc với nhau, nó có thể tạo các cấu trúc cầu đa phân tử chứa nhiều hơn một mạch phân tử nếu mạch rất mềm dẻo Dạng bó tạo thành khi các mạch thẳng, cứng tiếp xúc với nhau. Một bó thì rất dài so với một mạch phân tử.
- Ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ chuyển thủy tinh Tg, các bó tập hợp lại thành những tổ chức lớn hơn, gọi là cấu trúc vô định hình dạng sợi (amorphous fibrils) hoặc dạng nhánh cây (dendrites) Ở nhiệt độ cao hơn Tg, khi độ linh động của các mạch phân tử và các bó đủ lớn, các bó sẽ kết hợp với nhau tạo thành cấu trúc dải (banded structure). Ở trạng thái vô định hình, các phân tử polymer không phải bao giờ cũng nằm ở trạng thái cuộn rối hoặc sắp xếp không trật tự mà trái lại có thể sắp xếp theo những trật tự nhất định.
- Cấu trúc ngoại vi của polymer kết tinh. Bó là đơn vị cấu trúc cơ bản để polyme có khả năng kết tinh. Nếu bó tạo thành từ các mạch không điều hòa hoặc đôi khi với một số mạch điều hòa, lực nội phân tử có thể làm cho nó bị cong lại. Khi đó không thể tham gia vào quá trình kết tinh được. Polyme tinh thể có thể kết tinh theo hai hướng: Cấu trúc dạng tấm Cấu trúc dạng sơi.
- Cơ chế tạo dạng tấm: Các bó gấp lại thành các dạng băng gấp để giảm năng lượng bề mặt dư. Các dạng băng gấp này sắp xếp lại với nhau tạo thành cấu trúc dạng tấm để giảm sức căng bề mặt
- Cơ chế tạo dạng sợi (fibrillar): Kết tinh bên trong các bó Sắp xếp các bó kết tinh dọc thành sợi mà không tạo các gấp. Thông thường, quá trình kết tinh dừng lại ở một trong các giai đoạn trung gian (bó, dảy ruybăng, tấm hoặc sơi).
- Sự tạo thành các đơn tinh thể Sắp xếp các dạng trung gian này, kèm theo sự giảm năng lượng bề mặt, tạo thành dạng tinh thể hình cầu (spherulite). Tinh thể hình cầu bao gồm các vùng tinh thể và vùng vô định hình.
- CƠ SỞ KHOA HỌC VẬT LIỆU Chương 6: Vật liệu composit
- Chương 6: Vật liệu composit 6.1 Khái niệm: Vật liệu composite là vật liệu được chế tạo từ hai hay nhiều thành phần khác nhau, nhằm mục đích tạo ra một vật liệu mới có tính năng ưu việt hơn hẳn những vật liệu thành phần ban đầu. KIM LOẠI COMPOSIT POLYME CERAMIC
- Chương 6: Vật liệu composit 6.2 Thành phần: Nền + Cốt Composit Matrix Reinforcements Composite • Isotropic • Support Load • Anisotropic • Pass on Stresses • Hi strength & Modulus • Protects Types • Toughness Reinforcements • Glass improvement • Carbon • corrosion resistance Types • Kevlar • Tailor-ability • Polymer (Thermoset, • SiC Thermoplastic) • Al2O3 Types • Metal Forms • Polymer Composites (Al, Mg,Cu, Ti, etc) • Continuous fiber • Metallic Composites • Ceramic ( UD, textile ) • Ceramic Composites • short fiber, particle
- Nền là pha liên tục đóng vai trò : - Liên kết toàn bộ các phần tử cốt thành khối compozit đồng nhất - Che phủ và bảo vệ cốt tránh các hư hỏng cơ học và hoá học của môi trường - Truyền tải và phân bố tải trọng sang cốt sợi làm giảm ứng suất tập trung - Tạo khả năng dễ dàng tiến hành các phương pháp gia công compozit thành các chi tiết theo thiết kế. Cốt là pha gián đoạn đóng vai trò tạo nên độ bền cao, modul đàn hồi cao cho compozit. Do đó cốt phải có độ bền và module đàn hồi cao và phải có khối lượng riêng nhỏ.
- Các yếu tố ảnh hưởng tính chất composit Bản chất nền và cốt. Liên kết nền và cốt. Tỷ lệ giữa nền và cốt. Sự định hướng và phân bố của cốt trong nền. Phương pháp gia công composit
- Chương 6: Vật liệu composit 6.3 Phân loại: Cơ sở để phân loại VLC : - Theo bản chất của pha nền - Theo hình học của cốt Theo bản chất của pha nền Vật liệu composit Composit Composit Composit Composit nền hỗn nền polyme nền ceramic nền kim loại hợp nhiều pha
- Theo hình học của cốt Composit Cốt hạt Cốt sợi Composit cấu trúc Hạt Hạt Liên Gián Lớp Tấm ba Tổ ong thô mịn tục đoạn lớp (sanwich)
- Chương 6: Vật liệu composit 6.4 Giới thiệu một số loại composit: Theo hình học của cốt Composit Cốt hạt Cốt sợi Composit cấu trúc Hạt Hạt Liên Gián Lớp Tấm ba Tổ ong thô mịn tục đoạn lớp (sanwich)
- Composit gia cường bằng hạt: Cốt dạng hạt phân bố đều trong nền Các phần tử cốt thường là pha cứng và bền hơn nền, ví dụ các oxyt, nitrit, borit, cacbit, Hạt có nhiều dạng hình học khác nhau nhưng kích thước gần như bằng nhau theo mọi hướng. Để gia cường hiệu quả, hạt phải nhỏ và phân tán đồng đều trong nền. Phân loại thành composit hạt thô và hạt mịn (nhỏ hơn 0.1 micromet) Một số composit cốt hạt: Composit hạt thô nền polyme Composit hạt thô nền kim loại Composit hạt thô nền gốm
- Một ví dụ về composit hạt thô là bêtông: ximăng là nền, cát và sỏi là cốt.
- Ví dụ về composit hạt mịn: cao su độn than đen kích thước hạt 20 – 50 nm
- Chương 6: Vật liệu composit 6.4 Giới thiệu một số loại composit: Theo hình học của cốt Composit Cốt hạt Cốt sợi Composit cấu trúc Hạt Hạt Liên Gián Lớp Tấm ba Tổ ong thô mịn tục đoạn lớp (sanwich)
- Composit gia cường bằng sợi Cả nền và sợi đều cần có khối lượng riêng nhỏ, nền phải tương đối dẻo, còn sợi cốt phải có độ cứng vững và bền cao Một số dạng hình học của sợi: Râu đơn tinh thể Sợi cốt Dây
- Râu là những đơn tinh thể rất mỏng với tỷ lệ giữa chiều dài và đường kính là rất lớn. Nó không tồn tại khuyết tật nên độ bền rất cao, vì vậy rất đắt tiền. Đặc biệt râu tinh thể rất khó liên kết với vật liệu nền. Những vật liệu râu tinh thể bao gồm graphite, silicon carbide, silicon nitride, aluminum oxide. Vật liệu làm sợi ở dạng đa tinh thể hoặc vô định hình có đường kính nhỏ, thông thường là polymer hoặc ceramic ( polymer aramids, glass, carbon, boron, aluminum oxide, silicon carbide). Dạng dây có đường kính lớn hơn, những vật liệu điển hình như: molybdenum và tungsten. Dây được dùng như những sợi thép gia cường trong lốp xe ôtô.
- Tính chất phụ thuộc: Hàm lượng sợi, sự phân bố, định hướng sợi, kích thước, hình dạng của nó. Chiều dài sợi phải lớn hơn hoặc bằng chiều dài tới hạn.
- Một số composit cốt sợi thông dụng: Composit nền polymer cốt sợi Composit nền kim loại cốt sợi Composit nền ceramic cốt sợi
- Composit nền polymer cốt sợi Vật liệu cốt: sợi thủy tinh, sợi cacbon, sợi aramid
- Vật liệu nền: Cần có tính chất cơ lý, tính bám dính, độ bền và khả năng chiu môi trường tốt. Gồm có nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn: polyethylen, polypropylen, polyester, vinyl ester, epoxy, poyimide, polyetheretherketone, poly(phenylene sulfide, polyetherimide
- Một số phương pháp gia công composit nền polymer cốt sợi Phương pháp thủ công lăn tay:
- Phương pháp phun sợi và nhựa
- Phương pháp kéo sợi:
- Phương pháp quấn sợi
- Chương 6: Vật liệu composit 6.4 Giới thiệu một số loại composit: Theo hình học của cốt Composit Cốt hạt Cốt sợi Composit cấu trúc Hạt Hạt Liên Gián Lớp Tấm ba Tổ ong thô mịn tục đoạn lớp (sanwich)
- Cấu tạo composit dạng cấu trúc Composit cấu trúc dạng lớp: Cấu trúc: gồm các lớp cơ sở là những tấm composit có sợi gia cường theo một hướng nhất định. Những tấm này được liên kết với nhau tạo composit cấu trúc lớp chịu được lực theo nhiều hướng:
- Chẳng hạn các tấm vải bông, vải sợi thủy tinh hoặc carbon được ép lại nhờ chất kết dính là polymer sẽ cho ta các composit dạng lớp có độ bền cao theo phương bất kỳ song song với mặt tấm.
- Composit dạng sanwich. Khái niệm Bao gồm 2 lớp mỏng cứng bên ngoài bao bọc một lớp lõi dày bên trong. Tạo nên một cấu trúc nhẹ nhưng có độ cứng và độ bền tương đối cao.
- Lớp vỏ ngoài được chế tạo từ vật liệu bền và cứng, điển hình là hợp kim nhôm, nhựa gia cường sợi, titanium, thép, ván ép. Lớp vỏ tạo nên độ bền và độ cứng cho toàn bộ cấu trúc, vì vậy phải đủ dày để chịu được ứng suất kéo và nén. Vật liệu làm lõi thì nhẹ hơn, thông thường có module đàn hồi thấp. Nhưng nhờ có độ dày hơn nên nó cung cấp cho composite sandwich độ bền uốn , bền trượt cao. Vật liệu lõi thông thường là: foam polymer cứng (phenolics, epoxy, polyurethanes), gỗ, cấu trúc tổ ong.
- Composit dạng tổ ong Mô hình trên mô tả composite sandwich (A) và các thành phần của nó gồm: các tấm mặt (B) và lõi có cấu trúc tổ ong (C) Cấu trúc tổ ong thông thường làm từ hợp kim nhôm hoặc polymer aramid. Composit cấu trúc sandwich có nhiều ứng dụng: tấm lợp mái, sàn, tường trong xây dựng, hoặc cánh, thân máy bay, một phần đuôi máy bay.