Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - bài 2: Văn hóa và môi trường tự nhiên - Phan Quốc Anh
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - bài 2: Văn hóa và môi trường tự nhiên - Phan Quốc Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_co_so_van_hoa_viet_nam_phan_quoc_anh.pdf
Nội dung text: Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - bài 2: Văn hóa và môi trường tự nhiên - Phan Quốc Anh
- Bài 2: VĂN HÓA VÀ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Soạn giảng: TS Phan Quốc Anh
- NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Môi trường tự nhiên 2. Tự nhiên ngoài ta 3. Tự nhiên trong ta 4. Thích nghi và biến đổi với môi trường tự nhiên 5. Môi trường tự nhiên và văn hóa Việt Nam
- 1. Môi trường tự nhiên - Tự nhiên là cái có trước, tự nhiên tồn tại “Tạo hóa, vũ trụ, không phải sức người làm, không miễn cưỡng được” (GS Đào Duy Anh) Con người là sản phẩm của tự nhiên, cùng tồn tại, phát triển với môi trường tự nhiên, phụ thuộc vào tự nhiên
- Con người là sản phẩm của tự nhiên Thiên nhiên là vô hạn, là cái có trước con người. Lịch sử vũ trụ là 5 đến10 tỷ năm. Nếu tính vũ trụ là 1 năm thì mãi tháng 8 mới xuất hiện sự sống, và đến giờ cuối cùng của ngày 31/12 mới có con người (Có nghĩa là xuất hiện con người chỉ là một giờ trong 365 ngày). Vì vậy phải tôn trọng, khiêm tốn với thiên nhiên. Ta phải dựa vào nó, thích ứng với nó. Ta chưa chinh phục được bao nhiêu so với vũ trụ bao la, vô cùng vô hạn.
- 2. Tự nhiên ngoài ta – môi trường • Có môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo (môi trường xã hội, môi trường văn hóa) • Môi trường tự nhiên là tổng thể những nhân tố tự nhiên xung quanh chúng ta như bầu khí quyển, nước, thực vật, động vật, thổ nhưỡng, nham thạch, bức xạ mặt trời. • Môi trường nhân tạo là do con người tác tạo ra trong quá trình cải tạo, chinh phục tự nhiên • Hai môi trường có mối quan hệ biện chứng
- 3. Tự nhiên trong ta – bản năng • GS Từ Chi: Tất cả những gì không phải là thiên nhiên đều là văn hóa. Bản năng là “vốn có”, do đó cũng là thiên nhiên. Cái vốn có này mọi sinh vật đều có. • Con – người (phần sinh học và phần tư duy) • Con: Bản năng • Người: Bị môi trường xã hội kiềm chế bằng những chuẩn mực xã hội như chuẩn mực pháp lý, chuẩn mực đạo lý, chuẩn mực dư luận xã hội
- Tự nhiên – bản năng • Bản năng gắn chặt với quy luật sinh học của sự sống: ăn uống, giao hợp, bệnh tật, chết v.v • Môi trường văn hóa là sự chế ngự bản năng, hạn chế những dục vọng, ham muốn cá nhân • Loài người khác loài vật ở chỗ nó luôn có khả năng vượt lên trên sự thống trị của bản năng, vượt lên cả những gì nó đang có, liên tục có sự di truyền sinh học và di truyền văn hóa
- Vật chất (sinh học, cơ bắp) Con người Tinh thần (trí tuệ, tâm hồn) Lao động
- 4. Thích nghi và biến đổi tự nhiên • Con người luôn phải biến đổi để thích nghi với môi trường tự nhiên, con người là động vật duy nhất cải tạo tự nhiên • Có thể chia ra làm 4 giai đoạn mà loài người đã chinh phục tự nhiên
- 4 giai đoạn con người chinh phục tự nhiên • Giai đoạn I: cách nay khoảng 500.000 năm, con người biết sử dụng lửa, đánh dấu sự thay đổi về chất trong quan hệ giữa con người với môi trường • Giai đoạn II: cách nay khoảng 12 nghìn năm, con người bắt đầu thuần hóa súc vật và cây trồng, Bàn tay bắt đầu điều khiển được theo ý muốn
- 4 giai đoạn con người chinh phục tự nhiên • Giai đoạn III: Cách nay khoảng 5 nghìn năm là sự hình thành đô thị, hình thành việc tổ chức xã hội, chuyên môn hóa lao động. Tuy vậy, sự tác động của con người vào thế giới tự nhiên chưa nhiều • Giai đoạn IV: Con người bắt đầu tác động mạnh hơn vào tự nhiên, gia tăng việc sử dụng năng lượng mất cân đối với tỷ lệ dân số, buộc con người phải có các chiến lược thích nghi, xuất hiện các nền văn minh đầu tiên trên trái đất.
- 5. Môi trường tự nhiên và sự hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam • Điều kiện địa lý, khí hậu: trong khu vực ĐNÁ, gồm miền chân núi Himalaya và Thiên sơn, là nơi bắt nguồn của các dòng sông lớn như Dương Tử, sông Hồng, sông Mê công, sông Chaophay a. Hạ lưu của những con sông này là những vùng đồng bằng phù sa màu mỡ. • Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện để nghề trồng lúa nước phát triển
- Môi trường tự nhiên và sự hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam • Việt Nam nằm giữa ĐNÁ, có sự đa dạng về địa hình tạo nên sự đa dạng văn hóa. Nền văn minh Việt Nam – nền văn minh thực vật mà cốt lõi là cây lúa (thức ăn: cơm – rau – cá là chủ yếu, sinh ra tục thờ cây). • Môi trường sông nước và những ruộng lúa nước mênh mông tạo nên đặc trưng nước trong văn hóa Việt
- Sống định cư, hòa hợp với thiên nhiên • Văn hóa nông nghiệp lúa nước buộc nông dân phải sống định cư để chờ thu hoạch tạo nên văn hóa làng xã nông thôn Việt Nam. • Do sống phụ thuộc vào thiên nhiên nên luôn tôn trọng, hòa hợp với thiên nhiên: “lạy trời, nhờ trời, ơn trời”; “trông trời trông đất trông mây ”
- Nhận thức • Về nhận thức: văn hóa lúa nước hình thành lối tư duy tổng hợp, luôn chú ý mối quan hệ giữa các yếu tố hơn là đi sâu vào từng yếu tố riêng rẽ “Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa; được mùa lúa, úa mùa cau”. • Về tổ chức cộng đồng: Do phải sống định cư lâu dài đời này qua đời khác nên người dân sống trọng tình, “bán anh em xa ”, “một bồ cái lý ” dẫn đến đặc tính trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ
- Văn hóa tàn dư mẫu hệ • Việt Nam cũng như các nước ĐNÁ là xứ sở của mẫu hệ. Mặc dù có giai đoạn ảnh hưởng nho giáo nặng nề nhưng từ sâu xa, người Việt rất tôn trọng phụ nữ: “Nhất vợ nhì trời, lệnh ông ruộng sâu trâu nái phúc đức tại mẫu, sông cái, đường cái, cột cái, đũa cái, ngón cái; ba đồng một mớ đàn ông, đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha, ba trăm một mớ đàn bà, đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi ” • Tục thờ mẫu, thần nữ luôn linh thiêng.
- Tư duy tổng hợp • Lối tư duy tổng hợp luôn lo lắng, đắn đo, cân nhắc cùng với nguyên tắc trọng tình dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp với từng hòan cảnh: “ở bầu thì tròn đi với Bụt ” • Trọng tình dẫn đến sự cào bằng, dân chủ làng xã, coi trọng cộng đồng, tập thể (dựa dẫm, giảm vai trò cá nhân) • Mặt hạn chế của nó là sự thiếu quyết đoán, so đo, tính tùy tiện, trọng tình chứ không trọng lý nên coi nhẹ pháp luật: “một bồ cái lý nhất quen nhì thân tam thần tứ thế.
- Chống chọi với thiên nhiên • Bên cạnh sự phong phú đa dạng của điều kiện địa lý khí hậu, thiên nhiên cũng làm cho người dân không ít khó khăn, khí hậu thất thường, bão, lũ lụt, khí hậu nhiệt ẩm phát sinh vô vàn dịch bệnh cho vật nuôi cây trồng và cả con người • Cuộc đấu tranh, chống chọi với thiên nhiên (và cả với giặc ngoại xâm) là một trong những điều kiện để người Việt Nam cố kết cộng đồng
- Điều kiện tự nhiên – địa văn hóa • Khi nghiên cứu một nền văn hóa nào đó, trước hết phải nghiên cứu điều kiện tự nhiên của vùng đất sản sinh ra nền văn hóa đó. • Tất cả những yếu tố tự nhiên là một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu để hình thành nên bản sắc văn hóa Việt Nam
- Câu hỏi ôn tập 1. Hãy nêu mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên 2. Hãy nêu đặc điểm của điều kiện thiên nhiên ở Việt Nam ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam