Bài giảng Công nghệ thi công - Phần IV: Công trình bê tông và bê tông cốt thép - Chương 15: Gia công cốt liệu

ppt 13 trang cucquyet12 3580
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Công nghệ thi công - Phần IV: Công trình bê tông và bê tông cốt thép - Chương 15: Gia công cốt liệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_cong_nghe_thi_cong_phan_iv_cong_trinh_be_tong_va_b.ppt

Nội dung text: Bài giảng Công nghệ thi công - Phần IV: Công trình bê tông và bê tông cốt thép - Chương 15: Gia công cốt liệu

  1. PHẦN THỨ TƯ CÔNG TRÌNH BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP -Phương pháp sản xuất bê tông -Phương pháp vận chuyển vữa bê tông -Bố trí khoảnh đổ, ván khuôn, cốt thép -Đổ, san, đầm, dưỡng hộ -Nguyên nhân nứt nẻ -Một số phương pháp thi công đặc biệt Ưu điểm: -Dễ tạo thành khuôn mẫu theo thiết kế -Tính chống thấm và tính hoàn chỉnh của công trình cao -Khả năng chịu lực rất lớn
  2. CHƯƠNG 15. GIA CÔNG CỐT LIỆU Cốt liệu dùng trong bê tông thuỷ lợi chủ yếu là đá hoặc sỏi cuội, cát với khối lượng lớn. Cát là cát tự nhiên hoặc cát nghiền từ đá; 15.1. Những yêu cầu cơ bản đối với cốt liệu: 15.1.1. Độ sạch: Lượng tạp chất chứa trong cốt liệu và trong nước không vượt quá qui định của quy phạm; (14TCN 63-2002 đến 14TCN 73-2002); 15.1.2. Cấp phối: 15.1.2.1. Cát: Cát dùng để làm bê tông nặng phải thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 1770 : 1986 “Cát xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật”. Chú thích: Đối với các loại cát có hạt nhỏ (mô đun độ lớn dưới 2), khi sử dụng phải tuân theo tiêu chuẩn 20 TCVN 127 : 1986 “Cát mịn để làm bê tông và vữa xây dựng”.
  3. - Thí nghiệm kiểm tra chất lượng cát được tiến hành theo các tiêu chuẩn từ TCVN 337 : 1986 đến TCVN 346 : 1986 “Cát xây dựng – phương pháp thử”. - Nếu dùng cát vùng biển hoặc vùng nước lợ thì nhất thiết kiểm tra hàm lượng Cl- và SO42-. Nếu dùng cát mỏ, cát đồi thì cần phải kiểm tra cả hàm lượng Silic vô đình hình. Bãi chứa cát phải khô ráo, đổ đống theo nhóm hạt theo mức độ sạch bẩn để tiện sử dụng và cần có biện pháp chống gió bay mưa trôi và lẫn tạp chất. Cát là hỗn hợp thiên nhiên của các nham thạch rắn chắc có d=(0,145)mm. Mô đun độ nhỏ Mc =(2,53): A + A + A + A + A M = 2,5 1,25 0,63 0,315 0,14 c 100
  4. Trong đó: A- lượng sót tích luỹ bằng % trên các sàng có đường kính mắt sàng tương ứng; Với cát nhỏ có Mc<2 nếu sử dụng làm bê tông thuỷ công phải tuân theo quy định riêng của 14 TCN 59-2002; Bảng 15.1: Cấp phối phù hợp của cát to và vừa (14 TCN 59-2002) Đường kính mắt sàng Lượng sót tích luỹ trên sàng tính theo (mm) % trọng lượng (%) 5,00 0 2,50 0 – 20 1,25 15 – 45 0,63 35 – 70 0,315 70 – 90 0,14 90 - 100
  5.  Bảng 15.2: Phân loại cát theo cấp phối (14 TCN 59-2002) Lượng sót tích luỹ trên sàng 0,63mm Mô đun độ lớn của cát (Mc) tính theo % trọng lượng (%) Cát to 3,5 – 2,5 50 Cát vừa 2,5 – 2,0 30 – 50 Cát nhỏ 2,0 – 1,5 10 – 30 Cát mịn <1,5 <10
  6. 15.2.2. Cốt liệu lớn. 15.2.2.1. Cốt liệu lớn dùng cho bê tông bao gồm đá dăm nghiền đập từ đá thiên nhiên, sỏi dăm đập từ sỏi thiên nhiên. Khi sử dụng các loại cốt liệu lớn này phải đảm bảo chất lượng theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 1771 : 1986 “Đá dăm, sỏi dăm, sỏi dùng trong xây dựng”. 15.2.2.2. Ngoài yêu cầu của TCVN 1771 : 1986, đá dăm, sỏi dùng cho bê tông cần phân thành nhóm có kích thước hạt phù hợp với những quy định sau: a) Đối với bản, kích thước hạt lớn nhất không được lớn hơn 1/2 chiều dày bản; b) Đối với các kết cấu bê tông cốt thép, kích thước hạt lớn nhất không được lớn hơn 3/4 khoảng cách thông thuỷ nhỏ nhất theo mặt cắt ngang của kết cấu;
  7. c) Đối với công trình thi công cốp pha trượt, kích thước hạt lớn nhất không quá 1/10 kích thước cạnh nhỏ nhất theo mặt cứt ngang của kết cấu; d) Khi dùng máy trộn bê tông có thể tích lớn hơn 0,8m3, kích thước lớn nhất của đá dăm và sỏi không vượt quá 120mm. Khi dùng máy trộn có thể tích nhỏ hơn 0,8m2, kích thước lớn nhất không vượt quá 80mm; e) Khi vận chuyển bê tông bằng máy bơm bê tông, kích thước hạt lớn nhất không được lớn hơn 0,4 đường kính trong của vòi bơm đối với đá sỏi và 0,33 đối với đá dăm; f) Khi đổ bê tông bằng ống vòi voi, kích thước hạt lớn nhất không lớn hơn 1/3 chỗ nhỏ của đường kính.
  8. Đá có cấp phối nằm trong phạm vi cho phép qui định của QP; Bảng 15.3 Cấp phối đá theo 14 TCN 59-2002 Tất cả phải lọt qua mắt sàng 1,25Dmax , không được lẫn đất sét cục; Lượng sót tích luỹ trên Kích thước mắt sàng sàng tính theo % trọng lượng (%) Dmin 95 – 100 0,5(Dmax+Dmin) 40 – 70 Dmax 0 – 5
  9. 0 Theo 14TCN 59-2002 0 Theo gi¸o tr×nh Luîng sãt l¹i trªn sµng ( sµng trªn l¹i sãt Luîng Theo gi¸o tr×nh 20 20 c¸t nhá %) 40 40 60 60 %) c¸t th« 80 80 Theo 14TCN 59-2002 Luîngsãt l¹i trªn sµng( 100 100 0,14 0,315 0,631,25 5m m D m in 0,5(D m ax+Dm in) D m ax §uêng kÝnh m¾t sµng §uêng kÝnh m¾t sµng H×nh 16.1 §uêng cÊp phèi c¸t H×nh 16.2 §uêng cÊp phèi ®¸
  10. 15.2 Gia công cốt liệu 15.2.1. Nghiền đá: Đá khai thác ở mỏ sau nổ mìn thường phải nghiền nhỏ để đạt được các cỡ hạt theo yêu cầu của bê tông; Nguyên lý nghiền: ép vụn, chẻ vụn, đập vụn, bẻ vụn, nghiền vụn Dựa theo nguyên lý trên có nhiều loại máy nghiền khác nhau 15.2.2. Sàng cốt liệu: Sau hệ thống máy nghiền là hệ thống máy sàng để phân ra thành các loại đá theo cỡ hạt khác nhau. Máy sàng chia ra hai loại là sàng phẳng và sàng ống (sàng trụ);
  11. H×nh 16.3 C¸c h×nh thøc lµm vì ®¸. 1- Ðp vôn; 2- chÎ vôn; 3- ®Ëp vôn; 4- bÎ vôn; 5- nghiÒn vôn H×nh 16.4 S¬ ®å lµm viÖc cña c¸c kiÓu m¸y nghiÒn ®¸ 1- hµm kÑp; 2- chãp côt; 3- trô quay; 4- bóa ®Ëp
  12. 15.2.3. Rửa cốt liệu: - Với lượng bùn đất dưói 5% có thể kết hợp vừa sàng hoặc vừa khai thác (ở sông), vừa rửa. Nếu lượng bùn đất lớn thì phải có thiết bị chuyên dùng để rửa; - Rửa cốt liệu nhỏ có thể dùng máy rửa dạng xoắn ốc (hình 15-4); - Rửa thủ công bằng bể chứa cho nước chảy qua và dùng rổ sảo vớt cốt liệu. - Đối với công trường lớn thường bố trí trạm liên hợp nghiền sàng và rửa cốt liệu.
  13. H×nh 16.11 S¬ ®å nguyªn lý m¸y röa kiÓu xo¾n èc