Bài giảng Hệ điều hành - Chương 4: Định thời CPU - Trường Đại học Công nghệ thông tin

pdf 37 trang Hùng Dũng 04/01/2024 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hệ điều hành - Chương 4: Định thời CPU - Trường Đại học Công nghệ thông tin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_he_dieu_hanh_chuong_4_dinh_thoi_cpu_truong_dai_hoc.pdf

Nội dung text: Bài giảng Hệ điều hành - Chương 4: Định thời CPU - Trường Đại học Công nghệ thông tin

  1. HỆ ĐIỀU HÀNH Chương 4 (1) Định thời CPU 1/17/2018 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 1
  2. Câu hỏi ôn tập chương 3 Nêu cụ thể các trạng thái của tiến trình? /* test.c */ int main(int argc, char argv) { printf(“Hello world\n"); scanf(“ Nhập c = %d”,&c); exit(0); } 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 2
  3. Câu hỏi ôn tập chương 3 (tt) #include #include int main (int argc, char *argv[]) { int pid; pid = fork(); printf(“ so 1”); printf(“ so 2”); fork(); if (pid < 0){ printf(“hello”); fork(); }else fork(); printf(“bye”); 1/17/2018 } Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 3
  4. Câu hỏi ôn tập chương 3 (tt)  Process control block chứa những thông tin gì?  Các tác vụ đối với tiến trình?  Tại sao phải định thời, có mấy loại bộ định thời? 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 4
  5. Mục tiêu chương 4  Biết được các khái niệm cơ bản về định thời  Biết được các tiêu chuẩn định thời CPU  Hiểu được các giải thuật định thời  Vận dụng các giải thuật định thời để làm bài tập và mô phỏng 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 5
  6. Nội dung chương 3  Các khái niệm cơ bản về định thời  Các bộ định thời  Các tiêu chuẩn định thời CPU  Các giải thuật định thời First-Come, First-Served (FCFS) Shortest Job First (SJF) Shortest Remaining Time First (SRTF) Round-Robin (RR) Priority Scheduling 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 6
  7. Khái niệm cơ bản  Trong các hệ thống multitasking Thực thi nhiều chương trình đồng thời làm tăng hiệu suất hệ thống Tại mỗi thời điểm, chỉ có một process được thực thi  = > cần phải giải quyết vấn đề phân chia, lựa chọn process thực thi sao cho được hiệu quả nhất  -> chiến lược định thời CPU  Định thời CPU Chọn một process (từ ready queue) thực thi Với một multithreaded kernel, việc định thời CPU là do OS chọn kernel thread được chiếm CPU 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 7
  8. Các bộ định thời 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 8
  9. Các bộ định thời (tt)  Long-term scheduling Xác định chương trình nào được chấp nhận nạp vào hệ thống để thực thi Điều khiển mức độ multiprogramming của hệ thống Long term scheduler thường cố gắng duy trì xen lẫn CPU- bound và I/O-bound process  Medium-term scheduling Process nào được đưa vào (swap in), đưa ra khỏi (swap out) bộ nhớ chính Được thực hiện bởi phần quản lý bộ nhớ và được thảo luận ở phần quản lý bộ nhớ 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 9
  10. Các bộ định thời (tt)  Short-term scheduling Xác định process nào trong ready queue sẽ được chiếm CPU để thực thi kế tiếp (còn được gọi là định thời CPU, CPU scheduling) Short term scheduler còn được gọi với tên khác là dispatcher Bộ định thời short-term được gọi mỗi khi có một trong các sự kiện/interrupt sau xảy ra: Ngắt thời gian (clock interrupt) Ngắt ngoại vi (I/O interrupt) Lời gọi hệ thống (operating system call) Signal 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 10
  11. Dispatcher  Dispatcher sẽ chuyển quyền điều khiển CPU về cho process được chọn bởi bộ định thời ngắn hạn  Bao gồm: Chuyển ngữ cảnh (sử dụng thông tin ngữ cảnh trong PCB) Chuyển chế độ người dùng Nhảy đến vị trí thích hợp trong chương trình ứng dụng để khởi động lại chương trình (chính là program counter trong PCB)  Công việc này gây ra phí tổn Dispatch latency: thời gian mà dispatcher dừng một process và khởi động một process khác 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 11
  12. Các tiêu chuẩn định thời CPU  Hướng người dùng (User-oriented) Thời gian đáp ứng (Response time): khoảng thời gian process nhận yêu cầu đến khi yêu cầu đầu tiên được đáp ứng (time- sharing, interactive system) → cực tiểu Thời gian quay vòng (hoàn thành) (Turnaround time): khoảng thời gian từ lúc một process được nạp vào hệ thống đến khi process đó kết thúc → cực tiểu Thời gian chờ (Waiting time): tổng thời gian một process đợi trong ready queue → cực tiểu 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 12
  13. Các tiêu chuẩn định thời CPU (tt)  Hướng hệ thống (System-oriented) Sử dụng CPU (processor utilization): định thời sao cho CPU càng bận càng tốt → cực đại Công bằng (fairness): tất cả process phải được đối xử như nhau Thông lượng (throughput): số process hoàn tất công việc trong một đơn vị thời gian → cực đại 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 13
  14. Hai yếu tố của giải thuật định thời  Hàm chọn lựa (selection function): dùng để chọn process nào trong ready queue được thực thi (thường dựa trên độ ưu tiên, yêu cầu về tài nguyên, đặc điểm thực thi của process, )  Quy ước: w = tổng thời gian đợi trong hệ thống e = thời gian đã được phục vụ s = tổng thời gian thực thi của process (bao gồm cả “e”) 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 14
  15. Hai yếu tố của giải thuật định thời (tt)  Chế độ quyết định (decision mode): chọn thời điểm thực hiện hàm chọn lựa để định thời  Có hai chế độ: Không trưng dụng (Non-preemptive) Khi ở trạng thái running, process sẽ thực thi cho đến khi kết thúc hoặc bị blocked do yêu cầu I/O Trưng dụng (Preemptive) Process đang thực thi (trạng thái running) có thể bị ngắt nửa chừng và chuyển về trạng thái ready Chi phí cao hơn non-preemptive nhưng đánh đổi lại bằng thời gian đáp ứng tốt hơn vì không có trường hợp một process độc chiếm CPU quá lâu 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 15
  16. Preemptive và Non-preemptive  Hàm định thời được thực hiện khi (1)Chuyển từ trạng thái running sang waiting (2) Chuyển từ trạng thái running sang ready (3) Chuyển từ trạng thái waiting, new sang ready (4) Kết thúc thực thi (1) và (4) không cần lựa chọn loại định thời biểu, (2) và (3) cần  Trường hợp 1, 4 được gọi là định thời nonpreemptive  Trường hợp 2, 3 được gọi là định thời preemptive Thực hiện theo cơ chế nào khó hơn? Tại sao? 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 16
  17. Các giải thuật định thời  First-Come, First-Served (FCFS)  Shortest Job First (SJF)  Shortest Remaining Time First (SRTF)  Round-Robin (RR)  Priority Scheduling  Highest Response Ratio Next (HRRN)  Multilevel Queue  Multilevel Feedback Queue 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 17
  18. Khảo sát giải thuật định thời  Service time = thời gian process cần CPU trong một chu kỳ CPU-I/O  Process có service time lớn là các CPU-bound process 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 18
  19. First-Come, First-Served (FCFS)  Hàm lựa chọn: Tiến trình nào yêu cầu CPU trước sẽ được cấp phát CPU trước Process sẽ thực thi đến khi kết thúc hoặc bị blocked do I/O  Chế độ quyết định: non-preemptive algorithm  Hiện thực: sử dụng hàng đợi FIFO (FIFO queues) Tiến trình đi vào được thêm vào cuối hàng đợi Tiến trình được lựa chọn để xử lý được lấy từ đầu của queues 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 19
  20. First-Come, First-Served (FCFS)  Giả sử thứ tự vào của các tiến trình là P1, P2, P3  Thời gian chờ P1 = 0 P2 = 24 P3 = 27  Thời gian chờ trung bình? (0+24+27)/3 = 17 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 20
  21. First-Come, First-Served (FCFS)  Giả sử thứ tự vào của các tiến trình là P2, P3, P1  Thời gian chờ P1 = 6 P2 = 0 P3 = 3  Thời gian chờ trung bình? (6+0+3)/3 = 3 => tốt hơn 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 21
  22. Shortest-Job-First (SJF)  Định thời biểu công việc ngắn nhất trước  Khi CPU được tự do, nó sẽ cấp phát cho tiến trình yêu cầu ít thời gian nhất để kết thúc ( tiến trình ngắn nhất)  Liên quan đến chiều dài thời gian sử dụng CPU cho lần tiếp theo của mỗi tiến trình  Sử dụng những chiều dài này để lập lịch cho tiến trình với thời gian ngắn nhất 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 22
  23. Shortest-Job-First (SJF) (tt)  Scheme 1: Non-preemptive Khi CPU được trao cho quá trình nó không nhường cho đến khi nó kết thúc chu kỳ xử lý của nó  Scheme 2: Preemptive Nếu một tiến trình mới được đưa vào danh sách với chiều dài sử dụng CPU cho lần tiếp theo nhỏ hơn thời gian còn lại của tiến trình đang xử lý, nó sẽ dừng hoạt động tiến trình hiện hành → Shortest-Remaining-Time-First (SRTF)  SJF là tối ưu – cho thời gian chờ đợi trung bình tối thiểu với một tập tiến trình cho trước 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 23
  24. Non-Preemptive SJT Process Arrival TimeBurst Time P1 0 7 P2 2 4 P3 4 1 P4 5 4 Gantt Chart for Schedule P1 P3 P2 P4 0 7 8 12 16 Average waiting time = (0+6+3+7)/4 = 4 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 24
  25. Preemptive SJF (SRTF) Process Arrival TimeBurst Time P1 0 7 P2 2 4 P3 4 1 P4 5 4 Gantt Chart for Schedule P1 P2 P3 P2 P4 P1 0 2 4 5 7 11 16 Average waiting time = (9+1+0+2)/4 = 3 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 25
  26. Preemptive SJF (SRTF) Process Arrival TimeBurst Time P1 0 8 P2 1 4 P3 2 9 P4 3 5 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 26
  27. Nhận xét về giải thuật SJF  Có thể xảy ra tình trạng “đói” (starvation) đối với các process có CPU-burst lớn khi có nhiều process với CPU- burst nhỏ đến hệ thống.  Cơ chế non-preemptive không phù hợp cho hệ thống time sharing (interactive)  Giải thuật SJF ngầm định ra độ ưu tiên theo burst time  Các CPU-bound process có độ ưu tiên thấp hơn so với I/O- bound process, nhưng khi một process không thực hiện I/O được thực thi thì nó độc chiếm CPU cho đến khi kết thúc 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 27
  28. Nhận xét về giải thuật SJF (tt)  Tương ứng với mỗi process cần có độ dài của CPU burst tiếp theo  Hàm lựa chọn: chọn process có độ dài CPU burst nhỏ nhất  Chứng minh được: SJF tối ưu trong việc giảm thời gian đợi trung bình  Nhược điểm: Cần phải ước lượng thời gian cần CPU tiếp theo của process  Giải pháp cho vấn đề này? 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 28
  29. Nhận xét về giải thuật SJF (tt)  (Thời gian sử dụng CPU chính là độ dài của CPU burst) Trung bình tất cả các CPU burst đo được trong quá khứ Nhưng thông thường những CPU burst càng mới càng phản ánh đúng hành vi của process trong tương lai  Một kỹ thuật thường dùng là sử dụng trung bình hàm mũ (exponential averaging) τn+1 = a tn + (1 - a) τn , 0 ≤ a ≤ 1 τn+1 = a tn + (1- a) a tn-1 + + (1- a)jaτn-j + + (1- a)n+1aτ0 Nếu chọn a = ½ thì có nghĩa là trị đo được tn và trị dự đoán τn được xem quan trọng như nhau. 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 29
  30. Dự đoán thời gian sử dụng CPU Độ dài CPU burst đo được Độ dài CPU burst dự đoán, với a = ½ và 0 = 10 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 30
  31. Priotity Scheduling  Mỗi process sẽ được gán một độ ưu tiên  CPU sẽ được cấp cho process có độ ưu tiên cao nhất  Định thời sử dụng độ ưu tiên có thể: Preemptive hoặc Nonpreemptive 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 31
  32. Priotity Scheduling (tt)  SJF là một giải thuật định thời sử dụng độ ưu tiên với độ ưu tiên là thời-gian-sử-dụng-CPU-dự-đoán  Gán độ ưu tiên còn dựa vào: Yêu cầu về bộ nhớ Số lượng file được mở Tỉ lệ thời gian dùng cho I/O trên thời gian sử dụng CPU Các yêu cầu bên ngoài ví dụ như: số tiền người dùng trả khi thực thi công việc 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 32
  33. Priotity Scheduling (tt)  Vấn đề: trì hoãn vô hạn định – process có độ ưu tiên thấp có thể không bao giờ được thực thi  Giải pháp: làm mới (aging) – độ ưu tiên của process sẽ tăng theo thời gian 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 33
  34. Tóm tắt lại nội dung buổi học  Các khái niệm cơ bản về định thời  Các bộ định thời  Các tiêu chuẩn định thời CPU  Các giải thuật định thời First-Come, First-Served (FCFS) Shortest Job First (SJF) Shortest Remaining Time First (SRTF) Round-Robin (RR) Priority Scheduling 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 34
  35. Bài tập 1  Sử dụng các giải thuật FCFS, SJF, SRTF, Priority để tính các giá trị thời gian đợi, thời gian đáp ứng và thời gian hoàn thành trung bình 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 35
  36. Bài tập 2  Sử dụng các giải thuật FCFS, SJF, SRTF, Priority để tính các giá trị thời gian đợi, thời gian đáp ứng và thời gian hoàn thành trung bình 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 36
  37. THẢO LUẬN 1/17/2018 Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved. 37