Bài giảng Hệ điều hành mạng (New)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hệ điều hành mạng (New)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_he_dieu_hanh_mang_new.pdf
Nội dung text: Bài giảng Hệ điều hành mạng (New)
- MỤC LỤC Chƣơng 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ CÀI ĐẶT 6 1.1. Tổng quan về hệ điều hành mạng và hệ điều hành windows server 6 1.1.1. Khái niệm và vai trò của mạng 6 1.1.2. Mô hình mạng 7 1.1.3. Thiết bị mạng 13 1.1.4. Giao thức mạng 16 1.1.5. Địa chỉ mạng 17 1.1.6. Kiến trúc của Windows Server 19 1.2. Cài đặt và cấu hình Windows Server 21 1.2.1. Cài đặt Windows Server 21 1) Các phiên bản dòng Windows Server 21 2) Chuẩn bị các điều kiện cài đặt 25 3) Các bƣớc cài đặt Windows server 28 4) Nâng cấp và cài đặt tự động Windows server 34 1.2.2. Cấu hình Windows Server 42 1) Cấu hình và quản lý phần cứng 42 2) Cấu hình hiển thị các lựa chọn 47 3) Cấu hình cài đặt hệ thống 50 4) Cấu hình môi trƣờng để bàn 52 1.3. Kết nối client vào mạng windows server 57 1.3.1. Các kết nối Windows Server 57 1.3.2. Nối vào mạng Microsoft 58 1.3.3. Nối vào mạng Novell Netware 62 1.4. Active directory trong Windows server 67 1.4.1. Các khái niệm liên quan 67 1) Dịch vụ thƣ mục (Directory Service) 67 2) Dịch vụ thƣ mục trên Windows Server (Active Directory Service) 68 3) Miền (Domain) 70 4) Organization Unit (OU) 71 5) Cây (Tree) 72 6) Rừng (Forest) 73 7) Site 73 8) Điều khiển vùng (Domain Controller) 73 1
- 9) Các khái niệm khác 73 10) DNS và các quy ƣớc đặt tên 74 1.4.2. Cài đặt Active directory 75 1.4.3. Quản trị Active directory 95 BÀI TẬP CHƢƠNG 1 98 Chƣơng 2: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MẠNG 101 2.1. Tạo và quản lý tài khoản ngƣời sử dụng 101 2.1.1. Giới thiệu về tài khoản ngƣời sử dụng(User Account) 101 2.1.2. Các nguyên tắc khi tạo một tài khoản ngƣời sử dụng 102 1) Các qui ƣớc đặt tên 103 2) Các nguyên tắc đối với password. 103 3) Các tuỳ chọn account 104 2.1.3. Tạo tài khoản ngƣời sử dụng cục bộ 104 2.1.4. Tạo và cấu hình tài khoản ngƣời sử dụng của vùng 108 2.1.5. Quản lý dữ liệu của ngƣời sử dụng 111 1) Xác định một vị trí của Folder chủ 111 2) Tạo một Folder chủ 111 2.1.6. Xác lập các thuộc tính cho tài khoản ngƣời sử dụng 112 2.1.7. Tạo và xác lập các tuỳ biến cho ngƣời sử dụng 118 1) Các loại user Profile 119 2) Tạo Roaming và mandatory Roaming user profiles 119 2.2. Nhóm và cách dùng nhóm để quản lý ngƣời sử dụng 122 2.2.3. Tạo các nhóm 125 1) Chiến lƣợc để sử dụng local group trong một workgroup 125 2) Tạo các local group 126 3) Chiến lƣợc để sử dụng group trong một Domain đơn 127 4) Chỉ dẫn để tạo các Domain group 128 5) Tạo và xoá bỏ các domain group 128 2.2.4. Dùng nhóm để quản lý ngƣời sử dụng 130 2.2.5. Bảo mật nhóm (Group policies) 131 2.3.1. Tổ chức lƣu trữ thông tin trong Windows Server 147 1) Các khái niệm liên quan 147 2.3.2. Các hệ thống File của Windows Server 162 2.3.3. Tạo các thƣ mục chia sẻ 163 1) Các yêu cầu thƣ mục chia sẻ 163 2
- 2) Chia sẻ một thƣ mục 164 3) Đặt các quyền truy nhập và các thuộc tính cho File và thƣ mục chia sẻ 165 4) Kết nối tới thƣ mục đƣợc chia sẻ 166 2.3.4. Chia sẻ quản trị 168 2.3.5. Cấu hình thƣ mục chia sẻ bằng sử dụng hệ file phân tán (DFS) 170 1) Giới thiệu DFS 170 2) Các kiểu DFS Root 171 3) Truy nhập vào tài nguyên File và thƣ mục thông qua DFS 172 4) Tạo một DFS root 173 5) Tạo DFS liên kết (DFS link) 174 6) Tạo và cấu hình các Replicas 175 7) Kiểm tra các trạng thái của DFS 177 2.4. Quản lý dữ liệu bằng NTFS 178 2.4.1. Giới thiệu về quyền NTFS 178 2) Các quyền NTFS 178 2.4.2. Áp dụng các quyền NTFS cho Windows Server 180 1) Đa quyền NTFS 180 2) Thừa kế quyền NTFS 181 3) Sao chép và di chuyển các file và thƣ mục 181 2.4.3. Sử dụng các quyền NTFS 183 1) Gán các quyền NTFS 183 2) Thiết lập sự thừa kế quyền 184 2.4.4. Sử dụng các quyền đặc biệt của NTFS 185 1) Giới thiệu về quyền đặc biệt của NTFS 185 2) Thiết lập sự thừa kế quyền đặc biệt 186 2.4.5. Nén dữ liệu trên một phân vùng NTFS 187 1) Giới thiệu về các file nén và folder nén 188 2) Nén các file và folder 188 3) Copy và di chuyển các file và folder nén 189 2.4.6. Cấu hình đĩa theo dõi và kiểm soát (Disk quotas) trên các phân vùng NTFS 190 1) Sử dụng Disk quotas 190 2) Thiết lập Disk quotas 191 BÀI TẬP CHƢƠNG 2 192 Chƣơng 3: CÁC DỊCH VỤ MẠNG VÀ BẢO MẬT 200 3
- 3.1. Quản lý đĩa và máy in 200 3.1.1. Cấu hình và quản lý đĩa 200 1) Các loại quản lý đĩa trên Windows Server 200 2) Tạo các volume trên một đĩa động 204 3) Thực hiện các tác vụ quản lý đĩa thông thƣờng 206 3.1.2. Cài đặt và quản lý máy in 211 3.2. Cấu hình và quản lý các dịch vụ mạng của windows server 230 3.2.1. Cấu hình cho môi trƣờng LAN 230 3.2.2. Cài đặt và cấu hình dịch vụ DHCP 232 1) Giới thiệu dịch vụ DHCP 232 2) Hoạt động của giao thức DHCP 233 5) Cấu hình dịch vụ DHCP 236 3.2.3. Dịch vụ DNS 241 3.2.4. Dịch vụ WWW và FTP Server 264 3.2.5. Dịch vụ truy nhập từ xa 296 1) Mô hình Remote Access Server 296 2) Mô hình Internet Connection Server 303 3.2.6. Cài đặt và cấu hình Terminal service 308 1) Giới thiệu về Terminal service 308 2) Cài đặt và cấu hình Terminal service 308 3.3. Hệ thống bảo mật của window server 309 3.3.1. Phòng chống sự cố trong Windows Server 309 1) Giới thiệu về phòng chống sự cố trong Windows server 309 2) Cấu hình một nguồn điện không bị ngắt quãng 310 a) Chọn cấu hình các tùy chọn dành cho dịch vụ UPS 310 3) Thực thi cơ chế chống lỗi bằng sử dụng RAID 311 3.3.2 Bảo mật trong Windows Server 320 1) Hệ thống khoá công khai 320 2) Certificate Services 323 3) Kerberos Protocol 324 4) Mã hoá hệ thống file 325 3.4. Cấu hình windows server cho mobile computing 326 3.4.1. Cấu hình phần cứng cho mobile computing 326 1) Tạo một môi trƣờng (profile) phần cứng cho những ngƣời sử dụng mobile . 326 2) Sử dụng các trạm cố định 326 4
- 3.4.2. Cấu hình các tuỳ chọn quản lý điện máy tính lƣu động 326 1) Chọn một Power scheme 327 2) Sử dụng các tuỳ chọn điện để tiết kiệm 327 3.4.3. Làm cho các file có sẵn sử dụng ngoại tuyến 328 1) Giới thiệu về các file ngoại tuyến 328 2) Cấu hình một server cho các file ngoại tuyến 329 3) Cấu hình một client cho các file ngoại tuyến 329 4) Sử dụng Synchronization Manager để đồng bộ hoá các file 330 3.4.4. Kết nối với các mạng máy tính 330 1) Tạo một nối kết quay số 330 2) Kết nối tới một mạng riêng ảo thông qua Internet 331 BÀI TẬP CHƢƠNG 3 332 TÀI LIỆU THAM KHẢO 340 5
- Chƣơng 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ CÀI ĐẶT 1.1. Tổng quan về hệ điều hành mạng và hệ điều hành windows server 1.1.1. Khái niệm và vai trò của mạng Mạng máy tính (networking) là một nhóm các máy tính, thiết bị ngoại vi đƣợc nối kết với nhau thông qua các phƣơng tiện truyền dẫn nhƣ cáp, sóng điện từ, tia hồng ngoại giúp cho các thiết bị này có thể trao đổi dữ liệu với nhau một cách dễ dàng. Các thành phần cơ bản cấu thành nên mạng máy tính: - Các loại máy tính: Palm, Laptop, PC, MainFrame - Các thiết bị giao tiếp: Card mạng (NIC hay Adapter), Hub, Switch, Router - Môi trƣờng truyền dẫn: cáp, sóng điện từ, sóng vi ba, tia hồng ngoại - Các protocol: TCP/IP, NetBeui, Apple Talk, IPX/SPX - Các hệ điều hành mạng: Windows NT, Window 2000 server, Windows server 2003, Novell Netware, Unix, Linux - Các tài nguyên: file, thƣ mục - Các thiết bị ngoại vi: máy in, máy fax, Modem, Scanner - Các ứng dụng mạng. Server (máy phục vụ): là máy tính đƣợc cài đặt các phần mềm chuyên dụng làm chức năng cung cấp các dịch vụ cho các máy tính khác. Tùy theo dịch vụ mà các máy này cung cấp, ngƣời ta chia thành các loại server nhƣ sau: File server (cung cấp các dịch vụ về file và thƣ mục), Print server (cung cấp các dịch vụ về in ấn). Do làm chức năng phục vụ cho các máy tính khác nên cấu hình máy server phải mạnh, thông thƣờng là máy chuyên dụng của các hãng nhƣ: Compaq, Intel, IBM Client (máy trạm): là máy tính sử dụng các dịch vụ mà các máy server cung cấp. Do xử lý số công việc không lớn nên thông thƣờng các máy này không yêu cầu có cấu hình mạnh. Peer là những máy tính vừa đóng vai trò là máy sử dụng vừa là máy cung cấp các dịch vụ. Máy peer thƣờng sử dụng các hệ điều hành nhƣ: DOS, WinNT Workstation, Windows 9X, Windows Me, Windows 2K Professional, Windows XP, Windows 7, Windows 8 Shared data (dữ liệu dùng chung): là tập hợp các tập tin, thƣ mục mà các máy tính chia sẻ để các máy tính khác truy cập sử dụng chúng thông qua mạng. Resource (tài nguyên): là tập tin, thƣ mục, máy in, máy Fax, Modem, ổ CDROM và các thành phần khác mà ngƣời dùng mạng sử dụng. User (ngƣời dùng): là ngƣời sử dụng máy trạm (client) để truy xuất các tài nguyên mạng. Thông thƣờng một user sẽ có một username (account) và một password. Hệ thống mạng sẽ dựa vào username và password để biết có quyền vào mạng hay không và có quyền sử dụng những tài nguyên nào trên mạng. 6
- Administrator: là nhà quản trị hệ thống mạng. Mạng máy tính đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích, đó là: - Chia sẻ thông tin, dữ liệu. - Chia sẻ phần cứng, phần mềm. - Tập trung hoá quá trình quản lý và hỗ trợ. - Tài liệu: các văn bản, giấy tờ soạn thảo trên máy, các dữ liệu bảng tính, cơ sở dữ liệu - Thƣ điện tử. - Phần mềm xử lý văn bản. - Phần mềm quản lý dự án. - Phần mềm xử lý đồ hoạ. - Các tệp âm thanh, phim. Hình 1.1: Mô hình mạng máy tính 1.1.2. Mô hình mạng Có nhiều cách phân loại mạng. Nếu căn cứ vào vị trí địa lý, ngƣời ta chia ra thành LAN và WAN. Internet. LAN (Local Area Network): Mạng LAN là một nhóm máy tính và các thiết bị truyền thông mạng đƣợc nối kết với nhau trong một khu vực nhỏ nhƣ một toà nhà cao ốc, khuôn viên trƣờng đại học, khu giải trí Các mạng LAN thƣờng có đặc điểm sau: 7
- - Băng thông lớn, có khả năng chạy các ứng dụng trực tuyến nhƣ xem phim, hội thảo qua mạng. - Kích thƣớc mạng bị giới hạn bởi các thiết bị. - Chi phí các thiết bị mạng LAN tƣơng đối rẻ. - Quản trị đơn giản. Hình 1.2: Mô hình mạng cục bộ LAN Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area Network): Mạng MAN gần giống nhƣ mạng LAN nhƣng giới hạn của nó là một thành phố hay một quốc gia. Mạng MAN nối kết các mạng LAN lại với nhau thông qua các phƣơng tiện truyền dẫn khác nhau (cáp quang, cáp đồng, sóng ) và các phƣơng thức truyền thông khác nhau. Đặc điểm của mạng MAN. - Băng thông mức trung bình, đủ để phục vụ các ứng dụng cấp thành phố hay quốc gia nhƣ chính phủ điện tử, thƣơng mại điện tử, các ứng dụng của các ngân hàng - Do MAN nối kết nhiều LAN với nhau nên độ phức tạp cũng tăng đồng thời công tác quản trị sẽ khó khăn hơn. Chi phí các thiết bị mạng MAN tƣơng đối đắt tiền. WAN (Wide Area Network): Mạng WAN bao phủ vùng địa lý rộng lớn có thể là một quốc gia, một lục địa hay toàn cầu. Mạng WAN thƣờng là mạng của các công ty đa quốc gia hay toàn cầu, điển hình là mạng Internet. Do phạm vi rộng lớn của mạng WAN nên thông thƣờng mạng WAN là tập hợp các mạng LAN, MAN nối lại với nhau bằng các phƣơng tiện nhƣ: vệ tinh (satellites), sóng viba (microwave), cáp quang, cáp điện. Đặc điểm của mạng WAN: - Băng thông thấp, dễ mất kết nối, thƣờng chỉ phù hợp với các ứng dụng offline nhƣ e-mail, web, ftp, - Phạm vi hoạt động rộng lớn không giới hạn. - Do kết nối của nhiều LAN, MAN lại với nhau nên mạng rất phức tạp và có tính toàn cầu nên thƣờng là có tổ chức quốc tế đứng ra quản trị. - Chi phí cho các thiết bị và các công nghệ mạng WAN rất đắt tiền. 8
- Hình 1.3: Mô hình mạng diện rộng (WAN) Mạng Internet: Mạng Internet là trƣờng hợp đặc biệt của mạng WAN, nó cung cấp các dịch vụ toàn cầu nhƣ mail, web, chat, ftp và phục vụ miễn phí cho mọi ngƣời. Nếu căn cứ vào cách nối mạng, ngƣời ta phân chia thành các loại: Bus, Star, Ring, Mesh Bus: Theo đó, các máy đƣợc nối trực tiếp vào một đƣờng trục. Đây là môt hình đơn giản nhƣng lại dùng khá phổ biến trƣớc đây. Lƣu ý: ở hai đầu trục có gắn một thiết bị gọi là Teminator. Mạng này còn gọi là mạng đồng trục. Hình 1.4: Mô hình kết nối mạng Bus Star: Theo cách này, các máy tính không nối trực tiếp với nhau mà qua một thiết bị trung tâm, gọi là Hub. Hình 1.5: Mô hình kết nối mạng Star Ring: Gần giống nhƣ mô hình Bus, tuy nhiên đƣờng trục chung của các máy nối lại thành vòng tròn, do đó không cần Teminator. 9
- Hình 1.6: Mô hình kết nối mạng Star Mesh: Ở mô hình này, các máy nối trực tiếp với nhau, tạo thành một mạng lƣới. Hình 1.7: Mô hình kết nối mạng Star Hỗn hợp: Ngoài các kiểu trên, ngƣời ta có thể kết hợp các mô hình lại với nhau, tạo nên kiểu mạng hỗn hợp. Hình 1.8: Mô hình kết nối mạng Star-Bus Hình 1.9: Mô hình kết nối mạng Star- Ring 10
- Hình 1.10: Mô hình kết nối mạng Star- Ring-Bus Nếu căn cứ phân loại dựa trên vai trò hoạt động của các máy tính trên toàn mạng, ngƣời ta chia ra làm mạng ngang hàng (Peer to Peer) và mạng khách chủ (Server Based hoặc Client-Server) Peer to Peer: (Mạng ngang hàng): Mạng ngang hàng cung cấp việc kết nối cơ bản giữa các máy tính nhƣng không có bất kỳ một máy tính nào đóng vai trò phục vụ. Một máy tính trên mạng có thể vừa là client, vừa là server. Trong môi trƣờng này, ngƣời dùng trên từng máy tính chịu trách nhiệm điều hành và chia sẻ các tài nguyên của máy tính mình. Mô hình này chỉ phù hợp với các tổ chức nhỏ, số ngƣời giới hạn (thông thuờng nhỏ hơn 10 ngƣời), và không quan tâm đến vấn đề bảo mật. Mạng ngang hàng thƣờng dùng các hệ điều hành sau: Win95, Windows for workgroup, Windows NT Workstation, Windows 2000 Proffessional, Windows 7, Unix, Linux Ƣu điểm: do mô hình mạng ngang hàng đơn giản nên dễ cài đặt, tổ chức và quản trị, chi phí thiết bị cho mô hình này thấp. Khuyết điểm: không cho phép quản lý tập trung nên dữ liệu phân tán, khả năng bảo mật thấp, rất dễ bị xâm nhập. Các tài nguyên không đƣợc sắp xếp nên rất khó định vị và tìm kiếm. Hình 1.11: Mô hình ứng dụng mạng ngang hàng (Peer-to-Peer) 11
- Client-Server (Mạng khách-chủ) Trong mô hình mạng khách chủ có một hệ thống máy tính cung cấp các tài nguyên và dịch vụ cho cả hệ thống mạng sử dụng gọi là các máy chủ (server). Một hệ thống máy tính sử dụng các tài nguyên và dịch vụ này đƣợc gọi là máy khách (client). Các server thƣờng có cấu hình mạnh (tốc độ xử lý nhanh, kích thƣớc lƣu trữ lớn) hoặc là các máy chuyên dụng. Dựa vào chức năng có thể chia thành các loại server nhƣ sau: - File Server: phục vụ các yêu cầu hệ thống tập tin trong mạng. - Print Server: phục vụ các yêu cầu in ấn trong mạng. - Application Server: cho phép các ứng dụng chạy trên các server và trả về kết quả cho client. - Mail Server: cung cấp các dịch vụ về gởi nhận e-mail. - Web Server: cung cấp các dịch vụ về web. - Database Server: cung cấp các dịch vụ về lƣu trữ, tìm kiếm thông tin. - Communication Server: quản lý các kết nối từ xa. Hệ điều hành mạng dùng trong mô hình client - server là WinNT, Novell NetWare, Unix, Windows 2000 server, Windows server 2003, Windows server 2008 Ƣu điểm: do các dữ liệu đƣợc lƣu trữ tập trung nên dễ bảo mật, backup và đồng bộ với nhau. Tài nguyên và dịch vụ đƣợc tập trung nên dễ chia sẻ và quản lý và có thể phục vụ cho nhiều ngƣời dùng. Khuyết điểm: các server chuyên dụng rất đắt tiền, phải có nhà quản trị cho hệ thống. Hình 1.12: Mô hình ứng dụng mạng khách chủ (Client-Server) 12
- 1.1.3. Thiết bị mạng a) Dây nối Có 3 loại thƣờng đƣợc dùng hiện nay: Coaxial cable (cáp đồng trục): Là kiểu cáp đầu tiên đƣợc dùng trong các LAN, cấu tạo của cáp đồng trục gồm: - Dây dẫn trung tâm: dây đồng hoặc dây đồng bện. - Một lớp cách điện giữa dây dẫn phía ngoài và dây dẫn phía trong. - Dây dẫn ngoài: bao quanh dây dẫn trung tâm dƣới dạng dây đồng bện hoặc lá. Dây này có tác dụng bảo vệ dây dẫn trung tâm khỏi nhiễu điện từ và đƣợc nối đất để thoát nhiễu. - Ngoài cùng là một lớp vỏ plastic bảo vệ cáp. Hình 1.13: Chi tiết cáp đồng trục Ƣu điểm của cáp đồng trục: là rẻ tiền, nhẹ, mềm và dễ kéo dây. Cáp mỏng (thin cable/thinnet): có đƣờng kính khoảng 6mm, thuộc họ RG-58, chiều dài đƣờng chạy tối đa là 185 m. - Cáp RC-58, trở kháng 50 ohm dùng với Ethernet mỏng. - Cáp RC-59, trở kháng 75 ohm dùng cho truyền hình cáp. - Cáp RC-62, trở kháng 93 ohm dùng cho ARCnet. Cáp dày (thick cable/thicknet): có đƣờng kính khoảng 13mm thuộc họ RG-58, chiều dài đƣờng chạy tối đa 500m. Hình 1.14: So sánh cáp đồng trục: Thicknet và Thinnet So sánh giữa cáp đồng trục mỏng và đồng trục dày: - Chi phí: cáp đồng trục thinnet rẻ nhất, cáp đồng trục thicknet đắt hơn. - Tốc độ: mạng Ethernet sử dụng cáp thinnet có tốc độ tối đa 10Mbps và mạng ARCNet có tốc độ tối đa 2.5Mbps. - EMI: có lớp chống nhiễu nên hạn chế đƣợc nhiễu. 13
- - Có thể bị nghe trộm tín hiệu trên đƣờng truyền. Cách lắp đặt dây: muốn nối các đoạn cáp đồng trục mỏng lại với nhau ta dùng đầu nối chữ T và đầu BNC nhƣ hình vẽ. Hình 1.15: Đầu nối BNC và đầu nối chữ T Hình 1.16: Đầu chuyển đổi (gắn vào máy tính) Muốn đấu nối cáp đồng trục dày ta phải dùng một đầu chuyển đổi transceiver và nối kết vào máy tính thông qua cổng AUI. Hình 1.17: Kết nối cáp Thicknet vào máy tính - Twisted-pair cable (cáp xoắn đôi): Cáp xoắn đôi gồm nhiều cặp dây đồng xoắn lại với nhau nhằm chống phát xạ nhiễu điện từ. Do giá thành thấp nên cáp xoắn đƣợc dùng rất rộng rãi. Có hai loại cáp xoắn đôi đƣợc sử dụng rộng rãi trong LAN là: loại có vỏ bọc chống nhiễu và loại không có vỏ bọc chống nhiễu. 14
- Hình 1.18: Twisted-pair cable (cáp xoắn đôi): - Fiber-optic cable (cáp quang): Cáp quang có cấu tạo gồm dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hoặc plastic đã đƣợc tinh chế nhằm cho phép truyền đi tối đa các tín hiệu ánh sáng. Sợi quang đƣợc tráng một lớp nhằm phản chiếu các tín hiệu. Cáp quang chỉ truyền sóng ánh sáng (không truyền tín hiệu điện) với băng thông rất cao nên không gặp các sự cố về nhiễu hay bị nghe trộm. Cáp dùng nguồn sáng laser, diode phát xạ ánh sáng. Cáp rất bền và độ suy giảm tín hiệu rất thấp nên đoạn cáp có thể dài đến vài km. Băng thông cho phép đến 2Gbps. Nhƣng cáp quang có khuyết điểm là giá thành cao và khó lắp đặt. Hình 1.19: Mô tả cáp quang b) Card mạng Network Interface Card, đôi khi còn gọi là NICs, là một thiết bị phần cứng có hình dạng tấm, vỉ, dùng để kết nối máy tính vào dây mạng. Card mạng thƣờng đƣợc cắm vào khe mở rộng của Client hay Server. Nhiệm vụ của Card bao gồm: - Chuẩn bị dữ liệu truyền từ máy tính ra cáp. - Gửi dữ liệu sang máy tính khác - Điều khiển dòng dữ liệu truyền qua lại giữa máy và cáp. - Tiếp nhận dữ liệu truyền đến và chuyển đổi thành dạng tín hiệu có thể hiểu bởi máy tính. Các loại Card mạng: ISA, EISA, MCA, PCI 15
- Hình 1.20: Mô hình Network Interface Card c) Hub Trong các mô hình mạng hiện nay, hầu hết ít nhiều đều có sử dụng Hub. Đây là thành phần trung tâm của các mạng hình sao. Nhiệm vụ của Hub là chuyển tiếp tín hiệu truyền qua lại giữa các máy. Hub chủ động (Active Hub) còn có khả năng khuếch đại tín hiệu, ngƣợc lại Hub bị động (Passive Hub) giữ nguyên tín hiệu nhƣ nó nhận đƣợc. Hub chủ động đòi hỏi phải có nguồn cung cấp điện để hoạt động trong khi Hub bị động không cần. Hầu hết các Hub hiện nay thuộc lớp chủ động. 1.1.4. Giao thức mạng Giao thức (protocol) là các quy tắc mã hoá để truyền dữ liệu. Điều này đảm bảo cho mọi máy tính trong mạng có thể đọc đƣợc các gói dữ liệu dù máy đó chạy bất kỳ hệ điều hành, phần mềm, phần cứng nào. Giao thức thƣờng đƣợc định nghĩa bởi các nhà sản xuất phần cứng, phần mềm. Tuy nhiên ngày nay ngƣời ta hƣớng tới việc sử dụng chung giao thức TCP-IP. Tại máy gửi: - Dữ liệu đƣợc chia thành các gói (packet) mà giao thức có thể xử lý. - Địa chỉ máy nhận đƣợc bổ sung vào gói tin. - Truyền dữ liệu qua NIC để vào mạng Tại máy nhận: - Lấy các gói tin từ mạng. - Xử lý dữ liệu địa chỉ, kiểm tra thông tin về gói nhận đƣợc. - Kết hợp dữ liệu các gói lại. - Trả về cho ứng dụng. Trƣớc đây, các mạng LAN có xu hƣớng đứng độc lập. Server trong mỗi mạng không cần liên hệ với LAN khác. Cùng với sự phát triển của công nghệ truyền tin, giờ đây yêu cầu giữa các mạng LAN có thể trao đổi thông tin đã trở thành chuẩn mực quan trọng. Giao thức cho phép thông tin truyền qua lại giữa các LAN với nhau gọi chung là Routable Protocol. TCP-IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) là một bộ giao thức chuẩn công nghiệp, đƣợc định nghĩa và phát triển không phải bởi bất kỳ công ty nào 16
- mà do chính uỷ ban tiêu chuẩn quốc tế (ISO) quản lý. TCP-IP đƣợc xem nhƣ giao thức chủ đạo dùng trong môi trƣờng Internet. TCP-IP đƣợc định nghĩa độc lập với môi trƣờng hệ điều hành. Nghĩa là nó có thể sử dụng trên bất kỳ nền tảng nào hỗ trợ TCP-IP. Cài đặt TCP-IP cho phép mở rộng, thay đổi mô hình mạng bất kỳ lúc nào và với bất kỳ quy mô nào. Trƣớc đây, lúc mới ra đời, TCP-IP có một hạn chế đối với các gói tin có dung lƣợng lớn. Tuy nhiện, hiện nay phần cứng phát triển rất mạnh, các hệ điều hành có thể xử lý trong môi trƣờng 32, 64 bit, do đó vấn về kích thƣớc gói tin không còn đƣợc đặt ra 1.1.5. Địa chỉ mạng Trong mạng, mỗi máy tính phải có một địa chỉ duy nhất để làm cơ sở cho quá trình truyền tin. Tuỳ theo kiểu giao thức sử dụng mà có các loại địa chỉ khác nhau. Ở đây ta chỉ đề cập đến địa chỉ IP cho mạng dùng giao thức TCP-IP Địa chỉ IP (Ipv4) là một số 32 bits đƣợc biểu diển dƣới dạng 4 nhóm số, cách nhau bằng một dấu chấm (.). Ví dụ: 192.168.1.1. Địa chỉ IP đƣợc chia làm hai phần: NetworkID và HostID. a) NetworkID Xác định các máy trên cùng một mạng vật lý. Các máy tính trong mạng phải có NetworkID nhƣ nhau để trao đổi dữ liệu. Giữa hai mạng (khác NetworkID), cần phải có Router để kết nối. Hình 1.21: Mô hình kết nối 2 mạng khác NetworkID b) HostID Xác định một máy đơn trong một mạng. HostID phải duy nhất trong mạng đã xác định bằng NetID. Ngƣời ta thƣờng so sánh cơ chế này tƣơng tự việc đánh số nhà. 17
- Hình 1.22: Mô hình đánh địa chỉ IP cho các máy trám trên cùng NetID Địa chỉ IP đƣợc quản lý bởi một tổ chức quốc tế gọi là InterNIC. Ngƣời ta chia các địa chỉ này thành lớp, tuỳ thuộc quy mô mạng. Lớp A: Đƣợc sử dụng với các mạng có nhiều Host. Số mạng tối đa trên lớp này là 126, số Host trên mối mạng tối đa là 16.777.214 Lớp B: Đƣợc sử dụng với các mạng có quy mô trung bình. Số mạng tối đa trên lớp này là 16.384. Số Host tối đa trên mối mạng là 65.534 Lớp C: Đƣợc sử dụng với các mạng LAN. Số mạng tối đa là 2.097.152. Số Host tối đa trên mối mạng là 254. Lớp D, E : Sử dụng với mục đích khác. Hình 1.23: Cấu trúc địa chỉ IP c) Subnet và Subnet Mark: Hãy xem xét trƣờng hợp lớp A, cho phép mỗi mạng có tới xấp xỉ 16 triệu Host. Trên thực tế, khó có mạng nào đạt đến con số này, thậm chí ngay với lớp B. Chính vì thế có thể xảy ra lãng phí địa chỉ. Một cách khắc phục là tiếp tục chia nhỏ các mạng này thành mạng con (Subnet). Việc xác định Subnet trong mạng đƣợc nhận diện qua Subnet Mark. Hình 1.24: Sử dụng địa chỉ lớp B đánh cho các máy tính 18
- Hình trên, giả sử mạng dùng lớp địa chỉ B, nhƣ vậy có tối đa khoảng 65.000 Host trên mạng. Bây giờ mạng 139.12.0.0 đƣợc tách ra thành Subnet: Hình 1.25: Chia địa chỉ mạng Khi đó, Router sẽ chỉ chuyển dữ liệu đến các mạng thích hợp, tránh quá tải đƣờng truyền. Để nhận biết đâu là NetID, đâu là HostID khi tạo Subnet, cần phải dùng Subnet Mark. Theo quy định: - Các bit tƣơng ứng với NetID là 1 - Các bit tƣơng ứng với HostID sẽ là 0 Vậy, mặc định các Subnet Mark của các lớp sẽ là: - Lớp A : 255.0.0.0 - Lớp B : 255.255.0.0 - Lớp C : 255.255.255.0 Xác định NetID từ địa chỉ IP và Subnet Mark: Dùng toán tử AND tác động lên tất cả các bit của địa chỉ IP và Subnet Mark. Kết quả sẽ cho NetID. Ví dụ: IP là 129.56.189.41, Subnet Mark là 255.255.240.0 10000001 00111000 10111101 00101001 IP Address 11111111 11111111 11110000 00000000 Subnet Mask 10000001 00111000 10110000 00000000 Network ID 1.1.6. Kiến trúc của Windows Server Windows server 2003 đƣợc cấu tạo từ 2 lớp (layer) cơ bản: User Mode và Kernel Mode nhƣ minh hoạ dƣới đây: Hình 1.26: Kiến trúc của Windows Server 2003 19
- User Mode lại có thể đƣợc phân chia thành 2 kiểu là environment subsystems và integral subsystems, trong đó environment subsystems là cơ chế cho phép Windows server 2003 chạy đƣợc các ứng dụng viết cho nhiều hệ điều hành khác nhau, còn integral subsystems cho phép tích hợp và thực hiện các chức năng quan trọng của hệ điều hành. Environment subsystems giả lập các hệ điều hành khác nhau, chuyển đổi các hàm API viết cho hệ điều hành đó sang các hàm API viết trên Windows. Các hệ điều hành mà Windows 2003 hỗ trợ giả lập bao gồm: Win32, Win16, MS-DOS, OS/2, POSIX. Tuy nhiên, ứng dụng chạy trong các subsystem không có khả năng truy cập trực tiếp phần cứng, mở rộng bộ nhớ cũng nhƣ thƣờng chiếm dụng tài nguyên nhiều và kém hiệu quả hơn. Integral subsystems có vai trò quản trị, theo dõi quyền hạn của User, cung cấp các hàm truy cập mạng, Server. Kernel Mode: Truy cập trực tiếp phần cứng, bộ nhớ, thực thi chƣơng trình. Kernel Mode sẽ tính toán và sắp đặt các tiến trình cũng nhƣ tài nguyên của hệ thống theo một trình tự ƣu tiên nhất định. Kernel Mode đƣợc phân chia thành 4 nhân tố: Windows server 2003 Executive, Device Drivers, Microkernel, Hardware Abstraction Layer (HAL). Windows server 2003 Executive: thực thi các tác vụ chủ yếu liên quan đến các vấn đề vào ra, quản lý các đối tƣợng, quyền hạn, bộ nhớ, tài nguyên Device Drivers: chuyển các lời gọi đến trình điều khiển từ chƣơng trình thành các thao tác trực tiếp với phần cứng. Microkernel: quản lý riêng vi xử lý, đồng bộ các chỉ thị lệnh cho vi xử lý. Hardware Abstraction Layer (HAL): che dấu các vấn đề chi tiết liên quan đến thiết bị phần cứng. Điều này giúp cho Windows server 2003 có thể chạy trên nhiều loại máy nhƣ Intel, Alpha Cũng nhƣ trên máy tính cá nhân, nó sẽ không thể hoạt động khi thiếu hệ điều hành, một mạng máy tính cũng không thể hoạt động nếu thiếu hệ điều hành mạng (Network operating system). Nhiệm vụ của hệ điều hành mạng là kết nối các máy tính với thiết bị ngoại vi, sắp xếp, phối hợp các chức năng của cả hệ thống, quản lý theo dõi các vấn đề liên quan đến quyền hạn trong môi trƣờng đa ngƣời dùng Hiện tại có rất nhiều hệ điều hành mạng nhƣ Novel Netware, Windows NT, Unix, Windows 2000 server, Windows server 2003, Windows server 2008, Novel Netware phân biệt các phần mềm dùng cho Server và Client. Trong đó phần mềm dùng cho Client có thể chạy trên nhiều loại hệ điều hành khác nhau. 20
- Windows NT kết hợp cả hai trong cùng một hệ thống. Windows NT Server thiết lập máy tính trở thành một Server, Windows NT Workstation thiết lập máy nhƣ một Client. Windows server 2003 đƣợc xây dựng dựa trên nền tảng kiến trúc của Windows NT, đã đƣợc phát triển qua các phiên bản Windows NT 3.x, Windows NT 4, Windows 2000 server Có thể coi, Windows server 2003 là sự kết hợp về tính thân thiện trong giao diện của Windows 98 và tính ổn định trong hoạt động của Windows NT 1.2. Cài đặt và cấu hình Windows Server Một trong những tác vụ đầu tiên của chuyên viên hỗ trợ Microsoft Windows server 2003 là có thể cài đặt hoặc nâng cấp hệ điều hành. Có thể cài đặt Windows server 2003 theo nhiều phƣơng thức khác nhau, trong mỗi phƣơng thức cài đặt, có nhiều những lựa chọn và yêu cầu hệ thống đặc trƣng cho nó. 1.2.1. Cài đặt Windows Server 1) Các phiên bản dòng Windows Server Các phiên bản khác nhau của Windows Server 2003 đƣợc thiết kế để hỗ trợ các nền tảng thiết bị phần cứng và vai trò máy chủ khác nhau. Bên cạnh 4 phiên bản cơ bản của Windows Server 2003 – Web, Standard (Tiêu chuẩn), Enterprise (Doanh nghiệp) và Datacenter (Trung tâm dữ liệu) – hệ điều hành này còn có thêm các phiên bản hỗ trợ phần cứng 64 bits và các hệ thống nhúng. Phiên bản Web (Web Edition): Để tăng tính cạnh tranh của Windows Server 2003 so với các máy chủ Web khác, Microsoft đã cho ra một phiên bản đặc biệt của Windows Server 2003, đƣợc thiết kế chuyên dụng cho chức năng của một máy chủ Web. Phiên bản Web là một phần của hệ điều hành chuẩn cho phép ngƣời quản trị có thể triển khai các Web site, các ứng dụng Web và các dịch vụ Web mà không tốn nhiều chi phí và công sức quản trị. Hệ điều hành này hỗ trợ tối đa 2GB bộ nhớ RAM và 2 bộ vi xử lí – chỉ bằng một nửa so với khả năng hỗ trợ của bản Standard Edition. Phiên bản Web không có nhiều tính năng nhƣ các phiên bản Windows Server 2003 khác, tuy nhiên nó vẫn tích hợp một số thành phần có thể không cần thiết cho một Web Server điển hình, đó là: - Một máy chủ chạy phiên bản Web có thể là thành viên của một miền sử dụng Active Directory nhƣng nó không thể trở thành một máy chủ quản trị miền - Mô hình Client Access License – CAL (giấy phép truy nhập từ máy trạm) chuẩn không đƣợc áp dụng cho các máy chủ chạy hệ điều hành Web Edition. Hệ điều hành này hỗ trợ một số lƣợng không giới hạn các kết nối Web, nhƣng nó lại giới hạn tối đa 10 kết nối Server Message Block (SMB) đồng thời. Điều này có nghĩa là không thể có nhiểu hơn 10 ngƣời dùng mạng nội bộ có thể truy nhập các tài nguyên file và máy in tại một thời điểm bất kì 21
- - Các tính năng Tƣờng lửa Bảo vệ Kết nối Internet (Internet Connection Firewall -ICF) và Chia sẻ Kết nối Internet (Internet Connection Sharing – ICS) sẽ không có trong phiên bản Web, điều này sẽ không cho phép máy chủ thực hiện chức năng của một cổng kết nối Internet. - Một máy chủ chạy hệ điều hành Web Edition không thể thực hiện chức năng của một máy chủ DHCP, máy chủ fax, máy chủ Microsoft SQL hay một Máy chủ Dịch vụ Dầu cuối mặc dù chức năng Remote Desktop (Truy nhập toàn màn hình từ xa) dành cho quản trị vẫn đƣợc hỗ trợ. - Phiên bản Web sẽ không cho phép chạy các ứng dụng không phải dịch vụ Web. Tuy nhiên, phiên bản Web lại bao gồm đầy đủ các thành phần chuẩn mà một máy chủ Web cần, bao gồm Microsoft Internet Information Services (IIS) 6, Network Load Balancing (NLB), và Microsoft ASP.NET. Do vậy, hiển nhiên là phiên bản Web không phải là một nền tảng thích hợp cho các máy chủ mạng thông thƣờng. Nó cho phép các cơ quan hay tổ chức triển khai các máy chủ Web chuyên dụng, không hỗ trợ các thành phần khác mà máy chủ web này không cần thiết sử dụng trong vai trò của nó. Phiên bản tiêu chuẩn (Standard Edition): Phiên bản Standard sử dụng cho nền tảng máy chủ đa chức năng, trong đó có thể cung cấp các dịch vụ thƣ mục (Directory), file, in ấn, ứng dụng, multimedia và dịch vụ Internet cho các doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ. Sau đây là một vài trong rất nhiều tính năng có trong phiên bản này của hệ điều hành : - Directory services (Dịch vụ Thƣ mục): Phiên bản Standard có khả năng hỗ trợ đầy đủ đối với Active Directory cho phép các máy chủ có thể đóng vai trò là máy chủ thành viên hoặc các máy chủ quản trị miền. Ngƣời quản trị mạng có thể sử dụng các công cụ kèm theo hệ điều hành để triển khai và quản trị các đối tƣợng Active Directory, các chính sách nhóm (GP – Group Policy) và các dịch vụ khác dựa trên nền Active Directory. - Dịch vụ Internet: Phiên bản Standard bao gồm IIS 6.0 cung cấp các dịch vụ Web và FTP cũng nhƣ các thành phần khác sử dụng trong quá trình triển khai máy chủ Web nhƣ dịch vụ Cân bằng tải (NLB – Network Load Balancing). Chức năng NLB cho phép nhiều máy chủ Web có thể cùng duy trì (host) một Web site đơn, chia sẻ các yêu cầu kết nối của client trong tối đa 32 máy chủ đồng thời cung cấp khả năng chống lỗi cho hệ thống. - Các dịch vụ cơ sở hạ tầng: Phiên bản Standard bao gồm các dịch vụ Microsoft nhƣ DHCP Server, Domain Name System (DNS) Server, và Windows Internet Name Service (WINS) Server, cung cấp các dịch vụ cơ bản cho mạng nội bộ và các máy khách trên Internet. 22
- - Định tuyến TCP/IP (TCP/IP Routing): Một máy chủ chạy phiên bản Standard có thể thực thi nhƣ một router với rất nhiều cấu hình bao gồm định tuyến LAN và WAN, định tuyến truy nhập Internet và định tuyến truy nhập từ xa. Để thực hiện các chức năng này, dịch vụ định tuyến và truy nhập từ xa (Routing and Remote Access Service – RRAS) có hỗ trợ cho các tính năng chuyển đổi địa chỉ mạng (Network Address Translation – NAT), dịch vụ xác thực Internet (Internet Authentication Service – IAS), các giao thức định tuyến nhƣ giao thức thông tin định tuyến (Routing Information Protocol – RIP) và ƣu tiên đƣờng ngắn nhất (Open Shortest Path First – OSPF). - Quản lý và in ấn: Ngƣời dùng trong mạng có thể truy nhập các ổ đĩa, thƣ mục và máy in chia sẻ trên một máy chủ chạy phiên bản Standard của hệ điều hành . Mỗi máy khách (client) khi muốn truy nhập đến các tài nguyên đã chia sẻ trên máy chủ sẽ phải có một giấy phép truy nhập (Client Access License – CAL). Phiên bản Standard thông thƣờng đƣợc bán thành một gói gồm 5, 10 Giấy phép truy nhập (CAL) hoặc nhiều hơn, và khi muốn thêm nhiều ngƣời dùng truy nhập phải mua bổ sung các giấy phép truy nhập (CAL) này. - Máy chủ Terminal (đầu cuối): Một máy chủ chạy phiên bản Standard có thể thực hiện chức năng một máy chủ dịch vụ đầu cuối, cho phép các máy tính và các thiết bị khác có thể truy nhập màn hình Windows và các ứng dụng đang chạy trên máy chủ này. Máy chủ dịch vụ đầu cuối bản chất là một kĩ thuật điều khiển từ xa cho phép các máy khách (client) truy nhập đến một phiên làm việc Windows trên máy chủ. Mọi ứng dụng đƣợc thực thi trên máy chủ và chỉ bàn phím, màn hình và các thông tin hiển thị đƣợc truyền qua mạng. Các máy khách của máy chủ dịch vụ đầu cuối đƣợc yêu cầu giấy phép truy nhập khác so với giấy phép truy nhập chuẩn CAL mặc dù phiên bản Standard đã cung cấp sẵn một giấy phép truy nhập cho 2 ngƣời dùng sử dụng dịch vụ Remote Desktop for Administration (dịch vụ truy nhập toàn màn hình từ xa dành cho các tác vụ quản trị), một công cụ quản trị từ xa dựa trên dịch vụ Terminal - Các dịch vụ bảo mật: Phiên bản Standard còn có rất nhiều các tính năng bảo mật mà một ngƣời quản trị có thể triển khai nếu cần, bao gồm khả năng mã hóa hệ thống File (EFS) – bảo vệ các file trên các ổ cứng máy chủ bằng cách lƣu trữ chúng trong một định dạng đã đƣợc mã hóa, tính năng bảo mật IP (IP Security – IPsec) mở rộng, – sử dụng chữ kí số để mã hóa dữ liệu trƣớc khi truyền đi trên mạng, tính năng tƣờng lửa ICF – qui định các luật đối với các luồng dữ liệu đi từ Internet vào trong mạng và tính năng sử dụng Public Key Infrastructure (PKI) – cung cấp khả năng bảo mật dựa trên mã hóa bằng khóa công khai và các chứng nhận số hóa. Phiên bản Doanh nghiệp (Enterprise Edition): Phiên bản Enterprise đƣợc thiết kế họat động trên các máy chủ cấu hình mạnh của các tổ chức doanh nghiệp cỡ 23
- vừa và lớn. Phiên bản này khác phiên bản Standard chủ yếu ở mức độ hỗ trợ phần cứng. ví dụ: Bản Enterprise hỗ trợ tối đa 8 bộ vi xử lí so với 4 bộ của bản Standard và tối đa 32GB bộ nhớ RAM so với khả năng của bản Standard chỉ là 4GB. Phiên bản Enterprise còn bổ sung thêm một số tính năng quan trọng mà không có trong bản Standard, bao gồm các thành phần sau: - Microsoft Metadirectory Services – MMS (Dịch vụ Siêu Thƣ mục Microsoft): Metadirectory bản chất là thƣ mục của các thƣ mục – một phƣơng tiện tích hợp nhiều nguồn thông tin vào một thƣ mục đơn, thống nhất. MMS cho phép chúng ta có thể kết hợp các thông tin trong Active Directory với các dịch vụ thƣ mục khác, để tạo ra một cách nhìn tổng thể tất cả các thông tin về một tài nguyên nào đó. Phiên bản Enterprise chỉ cung cấp hỗ trợ cho MMS mà không phải là phần mềm MMS thực sự, phần mềm này phải lấy từ Microsoft Consulting Service (dịch vụ tƣ vấn Microsoft – MCS) hoặc thông qua một thỏa thuận với đối tác MMS. - Server Clustering (chuỗi máy chủ): Chuỗi máy chủ là một nhóm các máy chủ nhƣng lại đóng vai trò nhƣ một máy chủ đơn cung cấp khả năng sẵn sàng cao cho một nhóm các ứng dụng. Tính sẵn sàng trong trƣờng hợp này có nghĩa là các chu trình hoạt động của ứng dụng đó đƣợc phân bố đều trong các máy chủ trong chuỗi, giảm tải trên mỗi máy chủ và cung cấp khả năng chịu lỗi nếu bất kì máy chủ nào bị sự cố. Các máy chủ trong chuỗi, đƣợc gọi là các nút, đều có khả năng truy nhập đến một nguồn dữ liệu chung, thông thƣờng là một mạng lƣu trữ lớn (Storage Area Network – SAN), cho phép các nút luôn đƣợc duy trì cùng một nguồn thông tin dữ liệu cơ sở. Phiên bản Enterprise hỗ trợ máy chủ cluster có tối đa 8 nút. - Bộ nhớ RAM cắm nóng (Hot Add Memory): Phiên bản Enterprise bao gồm phần mềm hỗ trợ một đặc tính của phần cứng gọi là bộ nhớ cắm nóng, cho phép ngƣời quản trị mạng có thể thêm hoặc thay thế bộ nhớ RAM trong máy chủ mà không cần tắt máy hoặc khởi động lại. Để sử dụng tính năng này, máy tính phải có phần cứng hỗ trợ tƣơng ứng. - Quản trị tài nguyên hệ thống của Windows (Windows System Resource Manager – WSRM): Tính năng này cho phép ngƣời quản trị mạng có thể phân bố tài nguyên hệ thống cho các ứng dụng hoặc chu trình dựa trên nhu cầu của các ngƣời dùng, đồng thời duy trì các bản báo cáo về tài nguyên do các ứng dụng hay chu trình trong hệ thống sử dụng. Điều này cho phép các tổ chức doanh nghiệp có thể thiết lập giới hạn sử dụng tài nguyên cho một ứng dụng xác định hoặc tính chi phí cho khách hàng dựa trên các tài nguyên họ sử dụng. Phiên bản trung tâm dữ liệu (Datacenter Edition): Phiên bản Datacenter đƣợc thiết kế cho các máy chủ ứng dụng cao cấp, lƣu lƣợng truy nhập lớn, yêu cầu sử dụng rất nhiều tài nguyên hệ thống. Phiên bản này cũng gần giống phiên bản 24
- Enterprise khi so sánh các tính năng, tuy nhiên nó hỗ trợ tốt hơn cho việc mở rộng phần cứng, có thể hỗ trợ tối đa 64GB bộ nhớ và 32 bộ vi xử lí. Phiên bản này không tích hợp một số tính năng có trong bản Enterprise, ví dụ nhƣ tính năng ICS và ICF bởi vì các máy chủ cao cấp chạy bản Datacenter thông thƣờng không đƣợc gán các vai trò cần sử dụng đến các chức năng này. Lƣu ý: Việc mua các phiên bản Datacenter, cũng giống nhƣ đối với phiên bản Web, không đƣợc thực hiện thông qua các kênh phân phối lẻ. Có thể mua các hệ điều hành này thông qua một OEM nhƣ là sản phẩm kèm theo trong một bộ phần cứng máy chủ cao cấp. Các phiên bản 64-Bit: Cả hai Phiên bản Enterprise và Datacenter đều có các phiên bản riêng hỗ trợ các máy tính trang bị bộ vi xử lí Intel Itanium. Itanium là một bộ vi xử lí hỗ trợ việc đánh địa chỉ 64-bit (trong khi các bộ vi xử lý Intel x86 tiêu chuẩn chỉ hỗ trợ 32-bit), cho phép mở rộng không gian bộ nhớ ảo và vùng bộ nhớ phân trang đồng thời cải tiến hiệu năng xử lý dấu phẩy động. Nó đƣợc thiết kế đặc biệt cho các tác vụ yêu cầu năng suất bộ xử lý cực lớn, ví dụ nhƣ các ứng dụng cơ sở dữ liệu khổng lồ, các phân tích khoa học và các máy chủ Web có lƣợng truy nhập rất lớn. Các yêu cầu hệ thống cho các phiên bản Itanium chạy các phiên bản Enterprise và Datacenter của hệ điều hành Windows server 2003 về cơ bản rất khác so với các yêu cầu của các phiên bản này đối với các phần cứng x86 (đƣợc tổng kết trong Bảng 1-2). Đồng thời, một số tính năng trong các phiên bản dành cho hệ thống x86 sẽ không có trong Itanium, ví dụ các chip Itanium sẽ không hỗ trợ các ứng dụng Windows 16-bit, các ứng dụng chế độ thực, các ứng dụng POSIX (Portable Operating System Interface for UNIX) hoặc các dịch vụ in ấn cho các máy trạm Apple Macintosh. Các yêu cầu hệ thống đặc biệt cho bản Windows Server 2003 trên Itanium 2) Chuẩn bị các điều kiện cài đặt Hoạch định và chuẩn bị đầy đủ là yếu tố quan trọng quyết định quá trình cài đặt có thành công hay không. Trƣớc khi cài đặt phải biết đƣợc những gì cần có để có thể cài đặt thành công và có đƣợc những thông tin cần thiết để cung cấp cho quá trình cài đặt. Các thông tin cần biết trƣớc khi nâng cấp hoặc cài mới hệ điều hành: Lựa chọn hệ điều hành để sử dụng: Hiểu khả năng của mỗi hệ điều hành trong dòng sản phẩm Microsoft Windows server 2003 sẽ giúp chọn đƣợc sản phẩm tốt nhất để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tƣơng lai trong tổ chức Cài đặt mới hoặc nâng cấp: Trong một số trƣờng hợp hệ thống Server chúng ta đang hoạt động tốt, các ứng dụng và dữ liệu quan trọng đều lƣu trữ trên Server này, 25
- nhƣng theo yêu cầu chúng ta phải nâng cấp hệ điều hành Server hiện tại thành Windows Server 2003. Chúng ta cần xem xét nên nâng cấp hệ điều hành đồng thời giữ lại các ứng dụng và dữ liệu hay cài đặt mới hệ điều hành rồi sau cấu hình và cài đặt ứng dụng lại. Đây là vấn đề cần xem xét và lựa chọn cho hợp lý. Các điểm cần xem xét khi nâng cấp : - Với nâng cấp (upgrade) thì việc cấu hình Server đơn giản, các thông tin đƣợc giữ lại nhƣ: ngƣời dùng (users), cấu hình (settings), nhóm (groups), quyền hệ thống (rights), và quyền truy cập (permissions) - Với nâng cấp không cần cài lại các ứng dụng, nhƣng nếu có sự thay đổi lớn về đĩa cứng thì cần backup dữ liệu trƣớc khi nâng cấp. - Trƣớc khi nâng cấp cần xem hệ điều hành hiện tại có nằm trong danh sách các hệ điều hành hỗ trợ nâng cấp thành Windows Server 2003 không ? - Trong một số trƣờng hợp đặc biệt nhƣ cần nâng cấp một máy tính đang làm chức năng Domain Controller hoặc nâng cấp một máy tính đang có các phần mềm quan trọng thì nên tham khảo thêm thông tin hƣớng dẫn của Microsoft chứa trong thƣ mục \Docs trên đĩa CD Windows Server 2003 Enterprise. Các hệ điều hành cho phép nâng cấp thành Windows Server 2003 Enterprise Edition: - Windows NT Server 4.0 với Service Pack 5 hoặc lớn hơn. - Windows NT Server 4.0, Terminal Server Edition, với Service Pack 5 hoặc lớn hơn. - Windows NT Server 4.0, Enterprise Edition, với Service Pack 5 hoặc lớn hơn. - Windows 2000 Server. - Windows 2000 Advanced Server. - Windows Server 2003, Standard Edition. Xác định yêu cầu về hệ thống: Bốn phiên bản hệ điều hành khác nhau trong việc hỗ trợ các phần cứng. Bảng liệt kê các yêu cầu hệ thống đối với từng phiên bản, đồng thời kèm theo phần cứng mà Microsoft khuyến nghị sử dụng. Các yêu cầu hệ thống của Windows Server 2003 26
- Phân chia ổ đĩa: Lƣợng không gian cần cấp phát: phải biết đƣợc không gian chiếm dụng bởi hệ điều hành, các chƣơng trình ứng dụng, các dữ liệu đã có và sắp phát sinh. Partition system và boot: khi cài đặt Windows server 2003 sẽ đƣợc lƣu ở hai vị trí là partition system và partition boot. Partition system là nơi chứa các tập tin giúp cho việc khởi động Windows server 2003. Theo mặc định, partition active của máy tính sẽ đƣợc chọn làm partition system, thƣờng là ổ đĩa C:. Partition boot là nơi chứa các tập tin của hệ điều hành. Theo mặc định các tập tin này lƣu trong thƣ mục Windows. Tuy nhiên có thể chỉ định thƣ mục khác trong quá trình cài đặt. Microsoft đề nghị partition này nhỏ nhất là 1,5 GB. Cấu hình đĩa đặc biệt: Windows server 2003 hỗ trợ nhiều cấu hình đĩa khác nhau. Các lựa chọn có thể là volume simple, spanned, striped, mirrored hoặc là RAID- 5. Tiện ích phân chia partition: sử dụng nhiều chƣơng trình tiện ích khác nhau, chẳng hạn nhƣ FDISK hoặc PowerQuest Partition Magic. Hệ thống tổ chức file: Có thể chọn sử dụng một trong ba loại hệ thống tập tin sau: - FAT16 (File Allocation Table): là hệ thống đƣợc sử dụng phổ biến trên các hệ điều hành DOS và Windows 3.x. Có nhƣợc điểm là partition bị giới hạn ở kích thƣớc 2GB và không có các tính năng bảo mật nhƣ NTFS. - FAT32: Có nhiều ƣu điểm hơn FAT16 nhƣ: hỗ trợ partition lớn đến 2TB; có các tính năng dung lỗi và sử dụng không gian đĩa cứng hiệu quả hơn do giảm kích thƣớc cluster. Tuy nhiên FAT32 lại có nhƣợc điểm là không cung cấp các tính năng bảo mật nhƣ NTFS. - NTFS: là hệ thống tập tin đƣợc sử dụng trên các hệ điều hành Windows NT, Windows 2000 server, Windows server 2003. Windows 2000 server, Windows server 2003 sử dụng NTFS. Có các đặc điểm sau: chỉ định khả năng an toàn cho từng tập tin, thƣ mục; nén dữ liệu, tăng không gian lƣu trữ; có thể chỉ định hạn ngạch sử dụng đĩa cho từng ngƣời dùng, có thể mã hoá các tập tin, nâng cao khả năng bảo mật. Chọn chế độ sử dụng giấy phép: chọn một trong hai chế độ giấy phép sau đây: - Per server licensing: là lựa chọn tốt nhất trong trƣờng hợp mạng chỉ có một Server và phục cho một số lƣợng Client nhất định. Khi chọn chế độ giấy phép này, chúng ta phải xác định số lƣợng giấy phép tại thời điểm cài đặt hệ điều hành. Số lƣợng giấy phép tùy thuộc vào số kết nối đồng thời của các Client đến Server. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng chúng ta có thể thay đổi số lƣợng kết nối đồng thời cho phù hợp với tình hình hiện tại của mạng. 27
- - Per Seat licensing: là lựa chọn tốt nhất trong trƣờng hợp mạng có nhiều Server. Trong chế độ giấy phép này thì mỗi Client chỉ cần một giấy phép duy nhất để truy xuất đến tất cả các Server và không giới hạn số lƣợng kết nối đồng thời đến Server. Chọn phƣơng án kết nối mạng: Các giao thức kết nối mạng. Windows server 2003 mặc định chỉ cài một bộ giao thức TCP/IP, còn những giao thức còn lại nhƣ IPX, AppleTalk là những tùy chọn có thể cài đặt sau nếu cần thiết. Riêng giao thức NetBEUI, Windows server 2003 không đƣa vào trong các tùy chọn cài đặt mà chỉ cung cấp kèm theo đĩa CD-ROM cài đặt Windows server 2003 và đƣợc lƣu trong thƣ mục \VALUEADD\MSFT\NET\NETBEUI. Thành viên trong Workgroup hoặc Domain. Nếu máy tính nằm trong một mạng nhỏ, phân tán hoặc các máy tính không đƣợc nối mạng với nhau, có thể chọn cho máy tính làm thành viên của workgroup, đơn giản chỉ cần cho biết tên Workgroup. Nếu hệ thống mạng làm việc theo cơ chế quản lý tập trung, trên mạng đã có một vài máy Windows 2000 Server hoặc Windows Server 2003 sử dụng Active Directory có thể chọn cho máy tính tham gia Domain này. Trong trƣờng hợp này, phải cho biết tên chính xác của Domain cùng với tài khoản (gồm có username và password) của một ngƣời dùng có quyền bổ sung thêm máy tính vào Domain. Ví dụ nhƣ tài khoản của ngƣời quản trị mạng (Administrator). Các thiết lập về ngôn ngữ và các giá trị cục bộ. Windows 2000 Server hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ, có thể chọn ngôn ngữ của mình nếu đƣợc hỗ trợ. Các giá trị local gồm có hệ thống số, đơn vị tiền tệ, cách hiển thị thời gian, ngày tháng. 3) Các bƣớc cài đặt Windows server Sau khi kiểm tra và chắc chắn rằng máy của mình đã hội đủ các điều kiện để cài đặt Windows Server 2003, chọn một trong các cách sau đây để bắt đầu quá trình cài đặt. Nếu máy tính hỗ trợ tính năng khởi động từ đĩa CD, chỉ cần đặt đĩa CD ROM vào ổ đĩa và khởi động lại máy tính. Lƣu ý phải cấu hình CMOS Setup, chỉ định thiết bị khởi động đầu tiên là ổ đĩa CD ROM. Khi máy tính khởi động lên thì quá trình cài đặt tự động thi hành, sau đó làm theo những hƣớng dẫn trên màn hình để cài đặt Windows Server 2003. Quá trình cài đặt diễn ra qua các giai đoạn sau: Giai đoạn Text-Based Setup - Cấu hình BIOS của máy tính để có thể khởi động từ ổ đĩa CD-ROM. - Đƣa đĩa cài đặt Windows Server 2003 vào ổ đĩa CD-ROM và khởi động lại máy. - Khi máy khởi động từ đĩa CD-ROM sẽ xuất hiện một thông báo “Press any key to continue ” yêu cầu nhấn một phím bất kỳ để bắt đầu quá trình cài đặt. - Nếu máy có ổ đĩa SCSI thì phải nhấn phím F6 để chỉ Driver của ổ đĩa đó. 28
- - Trình cài đặt tiến hành chép các tập tin và driver cần thiết cho quá trình cài đặt. - Nhấn Enter để bắt đầu cài đặt. Hình 1.27: Hộp thoại chọn cách cài đặt Nhấn phím F8 để chấp nhận thỏa thuận bản quyền và tiếp tục quá trình cài đặt. Nếu nhấn ESC, thì chƣơng trình cài đặt kết. Hình1.28: Hộp thoại chấp nhận bản quyền cài đặt Chọn một vùng trống trên ổ đĩa và nhấn phím C để tạo một Partition mới chứa hệ điều hành Hình 1.29: Chọn phân vùng trên ổ cứng Nhập vào kích thƣớc của Partition mới và nhấn Enter 29
- Hình 1.30: Tạo Partition Chọn Partition vừa tạo và nhấn Enter để tiếp tục Hình 1.31: Chọn partition để cài đặt hệ điều hành Chọn kiểu hệ thống tập tin (FAT hay NTFS) để định dạng cho partition chọn NTFS . Nhấn Enter để tiếp tục. Hình 1.32: Chọn file hệ thông định dạng partition Trình cài đặt sẽ chép các tập tin của hệ điều hành vào partition đã chọn. 30
- Hình 1.33: Quá trình copy tệp tin hệ thông vào partition Khởi động lại hệ thống để bắt đầu giai đoạn Graphical Based. Trong khi khởi động, không nhấn bất kỳ phím nào khi hệ thống yêu cầu “Press any key to continue ” Giai đoạn Graphical-Based Setup: Bắt đầu giai đoạn Graphical, trình cài đặt sẽ cài driver cho các thiết bị mà nó tìm thấy trong hệ thống. Hình 1.34: Quá trình cài đặt driver cho thiết bị Tại hộp thoại Regional and Language Options, cho phép chọn các tùy chọn liên quan đến ngôn ngữ, số đếm, tiền tệ, định dạng ngày tháng năm. nhấn Next để tiếp tục. 31
- Hình 1.35: Hộp thoại Regional and Language Options Tại hộp thoại Personalize Your Software, điền tên ngƣời sử dụng và tên tổ chức. Nhấn Next. Hình 1.36: Nhập tên ngƣời dùng và tên tổ chức Tại hộp thoại Your Product Key, điền vào 25 số CD-Key vào 5 ô trống bên dƣới. Nhấn Next. Hình 1.37: Nhập mã xác nhận quyền sử dụng 32
- Tại hộp thoại Licensing Mode, chọn chế độ bản quyền là Per Server hoặc Per Seat tùy thuộc vào tình hình thực tế của mỗi hệ thống mạng. Hình 1.38: Chọn các chế độ giấy phép Tại hộp thoại Computer Name and Administrator Password, điền vào tên của Server và Password của ngƣời quản trị (Administrator). Hình 1.39: Nhập tên máy tính và mật khẩu quản trị Tại hộp thoại Date and Time Settings, thay đổi ngày, tháng, và múi giờ (Time zone) cho thích hợp Hình 1.40: Thiết lập ngày giờ cho hệ thống 33
- Tại hộp thoại Networking Settings, chọn Custom settings để thay đổi các thông số giao thức TCP/IP. Các thông số này có thể thay đổi lại sau khi quá trình cài đặt hoàn tất. Hình 1.41: Lựa chọn thiết lập các thông số cho mạng Tại hộp thoại Workgroup or Computer Domain, tùy chọn gia nhập Server vào một Workgroup hay một Domain có sẵn. Nếu muốn gia nhập vào Domain thì đánh vào tên Domain vào ô bên dƣới. Hình 1.42: Chọn máy tính gia nhập vào nhóm hay miền Nhấn Next bắt đầu quá trình chép đầy đủ các tập tin và kết thúc cài đặt. 4) Nâng cấp và cài đặt tự động Windows server Cài đặt tự động có nhiều phƣơng pháp hỗ trợ việc cài đặt tự động, có thể sử dụng phƣơng pháp dùng ảnh đĩa (disk image) hoặc phƣơng pháp cài đặt không cần theo dõi (unattended installation) thông qua một kịch bản (script) hay tập tin trả lời. Kịch bản cài đặt là một tập tin văn bản có nội dung trả lời trƣớc tất cả các câu hỏi mà trình cài đặt hỏi nhƣ: tên máy, CD-Key, .Để trình cài đặt có thể đọc hiểu các nội dung trong kịch bản thì nó phải đƣợc tạo ra theo một cấu trúc đƣợc quy định trƣớc. Tiện ích có tên là Setup Manager (setupmgr.exe) để giúp cho việc tạo ra kịch bản cài đặt đƣợc dể dàng hơn. 34
- - Tự động hóa dùng tham biến dòng lệnh : Khi tiến hành cài đặt Windows Server 2003, ngoài cách khởi động và cài trực tiếp từ đĩa CD-ROM, còn có thể dùng một trong hai lệnh sau: winnt.exe dùng với các máy đang chạy hệ điều hành DOS, windows 3.x hoặc Windows for workgroup; winnt32.exe khi máy đang chạy hệ điều hành Windows 9x, Windows NT hoặc mới hơn. Hai lệnh trên đƣợc đặt trong thƣ mục I386 của đĩa cài đặt. Sau đây là cú pháp cài đặt từ 2 lệnh trên: winnt [/s:[sourcepath]] [/t:[tempdrive]] [/u:[answer_file]] [/udf:id [,UDB_file]] Ý nghĩa các tham số: /s Chỉ rỏ vị trí đặt của bộ nguồn cài đặt (thƣ mục I386). Đƣờng dẫn phải là dạng đầy đủ, ví dụ: e:\i386 hoặc \\server\i386. Giá trị mặc định là thƣ mục hiện hành. /t Hƣớng chƣơng trình cài đặt đặt thƣ mục tạm vào một ổ đĩa và cài Windows vào ổ đĩa đó. Nếu không chỉ định, trình cài đặt sẽ tự xác định. /u Cài đặt không cần theo dõi với một tập tin trả lời tự động (kịch bản). Nếu sử dụng /u thì phải sử dụng /s. /udf Chỉ định tên của Server và tập tin cơ sở dữ liệu chứa tên, các thông tin đặc trƣng cho mỗi máy (unattend.udf). winnt32 [/checkupgradeonly] [/s:sourcepath] [/tempdrive:drive_letter:] [/unattend[num]:[answer_file]] [/udf:id [,UDB_file]] Ý nghĩa của các tham số: /checkupgradeonly Kiểm tra xem máy có tƣơng thích để nâng cấp và cài đặt Windows Server 2003 hay không? /tempdrive Tƣơng tự nhƣ tham số /t /unattend Tƣơng tƣ nhƣ tham số /u - Sử dụng Setup Manager để tạo ra tập tin trả lời: Setup Manager là một tiện ích giúp cho việc tạo các tập tin trả lời sử dụng trong cài đặt không cần theo dõi. Theo mặc định, Setup Manager không đƣợc cài đặt, mà đƣợc đặt trong tập tin 35
- Deploy.Cab. Chỉ có thể chạy tiện ích Setup Manager trên các hệ điều hành Windows 2000, Windows XP, Windows Server 2003. Tạo tập tin trả lời tự động bằng Setup Manager: Giải nén tập tin Deploy.cab đƣợc lƣu trong thƣ mục Support\Tools trên đĩa cài đặt Windows Server 2003. Hình 1.43: Giải nén tệp tin Deploy.cab Thi hành tập tin Setupmgr.exe Hộp thoại Setup Manager xuất hiện, nhấn Next để tiếp tục Hình 1.44: Hộp thoại Setup Manager Xuất hiện hộp thoại New or Existing Answer File cho phép chỉ định tạo ra một tập tin trả lời mới. Chọn Create new và nhấn Next. 36
- Hình 1.45: Tạo tệp tin trả lời Tiếp theo là hộp thoại Type of Setup. Chọn Unattended Setup và chọn Next. Hình 1.46: Chọn kiểu cài đặt Trong hộp thoại Product, chọn hệ điều hành cài đặt sử dụng tập tin trả lời tự động. Chọn Windows Server 2003, Enterprise Edition, nhấn Next. Hình 1.47: Chọn hệ điều hành cài đặt Tại hộp thoại User Interaction, chọn mức độ tƣơng tác với trình cài đặt của ngƣời sử dụng. Chọn Fully Automated, nhấn Next. 37
- Hình 1.48: Chọn mức độ tƣơng tác trong quá trình cài đặt Xuất hiện hộp thoại Distribution Share, chọn Setup from a CD, nhấn Next. Hình 1.49: Chọn cài đặt từ ổ CD ROM Tại hộp thoại License Agreement, đánh dấu vào I accept the terms of , nhấn Next. Hình 1.50: Chấp nhập giấy phép sử dụng Tại cửa sổ Setup Manager, chọn mục Name and Organization. Điền tên và tổ chức sử dụng hệ điều hành. Nhấn Next. 38
- Hình 1.51: Nhập tên ngƣời dùng và tên tổ chức Chọn mục Time Zone chọn múi giờ (GMT+7:00) Bangkok, Hanoi, Jarkata. Nhấn Next. Hình 1.52: Thiết lập múi giờ Tại mục Product Key, điền CD-Key vào trong 5 ô trống. Nhấn Next. Hình 1.53: Nhập bản quyền sử dụng phần mềm Tại mục Licensing Mode, chọn loại bản quyền thích hợp. Nhấn Next. 39
- Hình 1.54 Chọn giấy phép sử dụng Tại mục Computer Names, điền tên của các máy dự định cài đặt. Nhấn Next. Hình 1.55 Nhập tên máy tính Tại mục Administrator Password, nhập vào password của ngƣời quản trị. Nếu muốn mã hóa password thì đánh dấu chọn vào mục “Encrypt the Administrator password ”. Nhấn Next. Hình 1.56: Nhập mật khẩu quản trị 40
- Tại mục Network Component, cấu hình các thông số cho giao thức TCP/IP và cài thêm các giao thức. Nhấn Next. Hình 1.57: Chọn thiết lập các thông số mạng Tại mục Workgroup or Domain, gia nhập máy vào Workgroup hoặc Domain có sẳn. Nhấn Next Hình 1.58: Chọn gia nhập vào nhóm hay miền Cuối cùng, trong thƣ mục đã chỉ định, Setup Manager sẽ tạo ra ba tập tin. Nếu không thay đổi tên thì các tập tin là: Unattend.txt: đây là tập tin trả lời, chứa tất cả các câu trả lời mà Setup Manager thu thập đƣợc. Unattend.udb: đây là tập tin cơ sở dữ liệu chứa tên các máy tính sẽ đƣợc cài đặt. Tập tin này chỉ đƣợc tạo ra khi chỉ định danh sách các tập tin và đƣợc sử dụng khi thực hiện cài đặt không cần theo dõi. Unattend.bat: chứa dòng lệnh với các tham số đƣợc thiết lập sẵn. Tập tin này cũng thiết lập các biến môi trƣờng chỉ định vị trí các tập tin liên quan. - Sử dụng tập tin trả lời : Có nhiều cách để sử dụng các tập tin đƣợc tạo ra trong bƣớc trên. Có thể thực hiện theo một trong hai cách dƣới đây: Sử dụng đĩa CD Windows Server 2003 có thể khởi động đƣợc: Sửa tập tin Unattend.txt thành WINNT.SIF và lƣu lên đĩa mềm. Đƣa đĩa CD Windows Server 41
- 2003 và đĩa mềm trên vào ổ đĩa, khởi động lại máy tính, đảm bảo ổ đĩa CD ROM là thiết bị khởi động đầu tiên. Chƣơng trình cài đặt trên đĩa CD ROM sẽ tự động tìm đọc tập tin WINNT.SIF trên đĩa mềm và tiến hành cài đặt không cần theo dõi. Sử dụng một bộ nguồn cài đặt Windows Server 2003: Chép các tập tin đã tạo trong bƣớc trên vào thƣ mục I386 của nguồn cài đặt Windows Server 2003. Chuyển vào thƣ mục I386. Tuỳ theo hệ điều hành đang sử dụng mà sử dụng lệnh WINNT.EXE hoặc WINNT32.EXE theo cú pháp sau: WINNT /s:e:\i386 /u:unattend.txt hoặc WINNT32 /s:e:\i386 /unattend:unattend.txt Nếu chƣơng trình Setup Manager tạo ra tập tin Unatend.UDB đã nhập vào danh sách tên các máy tính, và giả định định đặt tên máy tính này là server01 thì cú pháp lệnh sẽ nhƣ sau: WINNT /s:e:\i386 /u:unattend.txt /udf:server01,unattend.udf 1.2.2. Cấu hình Windows Server 1) Cấu hình và quản lý phần cứng Trong hầu hết các trƣờng hợp, cài đặt phần cứng với Windows server 2003 thì rất dễ dàng. Đơn giản chỉ cần cắm thiết bị phần cứng vào, Windows server 2003 sẽ tự động tìm kiếm thiết bị, tìm kiếm những driver cần thiết, và cập nhật vào hệ thống. Nếu Windows server 2003 không tự động tìm kiếm phần cứng mới trong lúc cài đặt có thể dùng Add/Remove Hardware trong Control Panel để cài đặt và cấu hình phần cứng mới. Sau khi cài đặt phần cứng mới vào hệ thống phải cài đặt và cấu hình driver thích hợp trƣớc khi Windows Server 2003 có thể sử dụng thiết bị. Nếu thiết bị có trong danh sách Hardware Compatibility List (HCL), Windows Server 2003 có sẵn driver phù hợp cho nó. Tất cả những driver đi kèm với Windows Server 2003 đều có một chữ ký kĩ thuật số (Microsoft digital signature), chữ ký chỉ ra rằng driver đã qua kiểm tra và hoạt động tốt với hệ điều hành. Driver của những thiết bị chƣa đƣợc kiểm tra hoặc những phần cứng mà không đƣợc cấu hình thích hợp có thể là nguyên nhân máy tính bị treo hoặc bắt ngƣời sử dụng phải khởi động lại thƣờng xuyên. Windows Server 2003 cho phép tuỳ biến phần cứng và phần mềm cho môi trƣờng đặc thù. Dùng hardware profiles để chỉ định những cài đặt mà đƣợc dùng cho mỗi thiết bị, hoặc những thiết bị mà nên khởi động khi máy tính. Hardware profiles rất hữu dụng, nếu có nhiều ngƣời dụng trên một máy tính mà cần dùng những cài đặt phần cứng khác nhau. Cài đặt phần cứng 42
- Phần cứng bao gồm những thiết bị vật lý đƣợc kết nối với một máy tính và đƣợc bộ xử lý của máy tính điều khiển. Nó bao gồm những thiết bị đƣợc kết nối với máy tính khi sản xuất máy tính cũng nhƣ những thiết bị ngoại vi mà đƣợc kết nối với máy tính sau đó. Modem, ổ đĩa cứng, ổ CD-ROM, thiết bị in ấn, NIC, bàn phím, và Video card, tất cả đều là phần cứng. Cài đặt một thiết bị mới điển hình xoay quanh ba bƣớc: (1) Kết nối thiết bị với máy tính (2) Tải những driver thích hợp cho thiết bị (3) Cấu hình thuộc tính và cài đặt thiết bị, nếu cần Cài đặt một thiết bị: Đăng nhập nhƣ một ngƣời quản trị hoặc một thành viên của nhóm quản trị để cài đặt một thiết bị. Để cài đặt một thiết bị, thực hiện những bƣớc sau: (1) Kết nối thiết bị đến cổng thích hợp, hoặc thêm một thiết bị vào một khe cắm trên máy tính, theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất thiết bị. Hƣớng dẫn đƣợc liệt kê trong bảng, phụ thuộc vào loại thiết bị cài đặt. Nếu thiết bị Thì làm điều này Cần cài đặt vào một khe cắm bên trong Shut down Windows và tắt máy, tháo máy tính, ví dụ là sound card lắp máy và lắp thiết bị vào khe cắp phù hợp. Đóng lắp máy lại và mở máy lên, ghi chú rằng có thể có một số máy tính có hot-swappable PCI Là thiết bị SCSI (small computer Gắn vào cổng SCSI trên máy tính theo system interface) hƣớng dẫn của nhà sản xuất máy tính. Khởi động hoặc mở máy lên. Cần phải bảo đảm số của thiết bị SCSI không có thiết bị SCSI nào đang dùng. Để thay đổi số của thiết bị, sẽ hƣớng dẫn của nhà sản xuất Là một thiết bị Universal Serial Bus Cắm thiết bị vào bất cứ cổng USB hoặc (USB) hoặc Institute of Electrical and IEEE nào trong máy tính, và làm theo Electronics Engineers, Inc. (IEEE) những chỉ dẫn trên màn hình. Không 1394 cần phải shutdown hoặc tắt máy khi cài đặt hoặc cắm thiết bị USB hoặc IEEE 1394 (2) Làm theo một trong những chỉ dẫn sau đây: Nếu đƣợc gợi ý, theo những chỉ dẫn trên màn hình để chọn những driver thích hợp cho thiết bị, và khi khởi động máy tính nếu cần. Nếu thiết bị là non-Plug and Play, 43
- dùng Add/Remove Hardware trong Control Panel để xác định loại thiết bị đang cài đặt, và sau đó đƣa đĩa CD Windows Server 2003 hoặc đĩa của nhà sản xuất để Windows Server 2003 có thể tải những driver thích hợp cho thiết bị. Sau khi tải driver cho thiết bị vào hệ thống, Windows Server 2003 sẽ cấu hình, cài đặt cho thiết bị Kiểm tra cấu hình thiết bị: Khi cài đặt thiết bị Plug and Play, Windows Server 2003 sẽ tự động cấu hình thiết bị để làm việc với các thiết bị khác trong máy tính. Windows Server 2003 ấn định một bộ những tài nguyên duy nhất cho thiết bị đang cài đặt. Những tài nguyên bao gồm một hoặc nhiều theo những tài nguyên đƣợc liệt kê dƣới đây: - Interupt request (IRQ) line numbers - Direct memory access (DMA) channels Mỗi tài nguyên đƣợc ấn định với thiết bị phải là duy nhất nếu không thiết bị sẽ không hoạt động. Những thiết bị Plug and Play. Windows Server 2003 đảm bảo những tài nguyên đƣợc cấu hình phù hợp. Khi cài đặt một thiết bị non Plug and Play. Windows sẽ không tự động cấu hình cài đặt tài nguyên cho thiết bị. Tuỳ thuộc vào loại thiết bị đang cài đặt, có thể phải cấu hình bằng tay để cấu hình những cài đặt trong Device Manager. Nên tham khảo tài liệu đi kèm với thiết bị để cấu hình thiết bị. Nhìn chung không nên thay đổi những cài đặt (setting) tài nguyên. Nó có thể là nguyên nhân Windows server 2003 trở nên kém linh hoạt khi cài những thiết bị khác. Trong trƣờng hợp nặng nhất là Windows server 2003 không thể thêm thiết bị Plug and Play Cập nhật Drivers: Để bảo vệ hệ thống khỏi sự quậy phá, ngƣời sử dụng không thể thay đổi driver mà không có quyền thích hợp. Mặc định, chỉ có tài khoản Administrator mới có quyền thực hiện những công việc sau: Hình 1.59: Cập nhật driver cho phần cứng - Load và unload drivers - Sao chép những tập tin đến thƣ mục System32\Drivers - Ghi những cài đặt đến registry 44
- Khi nhà sản xuất công bố driver mới, nên cập nhật vào driver đang sử dụng. Để cập nhật driver cho một thiết bị, thực hiện những công việc sau: (1)Trong Control Panel, double-click System, nhấn vào tab Hardware, và sau đó nhấn Device Manager. (2) Trong Device Manager, right-click vào thiết bị muốn cập nhật, và sau đó nhấn Properties (3)Trong Driver tab, click Update Driver để mở Update Device Driver wizard, và sau đó theo những chỉ dẫn của wizard. Quản lý chữ ký Driver: Khi cài đặt một phần mềm mới vào máy tính, quá trình cài đặt ghi đè những tập tin hệ thống bằng những phiên bản không tƣơng thích. Điều này là nguyên nhân hệ thống hoạt động không ổn định. Những tập tin hệ thống đi kèm với Windows server 2003 có một chữ ký kỹ thuật số. Những chữ ký đảm bảo tập tin đã đƣợc kiểm tra kỹ lƣỡng, và không đƣợc sửa đổi hoặc ghi đè trong khi cài chƣơng trình khác. Tất cả những nhà kinh doanh cung cấp driver đi kèm với Windows Server 2003 yêu cầu phải có chữ ký kỹ thuật số, và những driver công bố trên web site Windows Update. Driver Signing hoạt động nhƣ thế nào (How Driver Signing Works): Driver signing dùng kỹ thuật mật mã để lƣu trữ nhận diện những thông tin trong tập tin catalog (.cat). Thông tin này xác nhận driver nhƣ đã đƣợc Windows Hardware Quality Labs kiểm tra. Không có thay đổi gì về tập tin nhị phân của driver nữa. Thay vì vậy một tập tin .cat đƣợc tạo cho mỗi gói driver và tập tin .cat đƣợc đƣợc ký với một chữ ký kỹ thuật số của Microsoft liên quan giữa gói driver và tập tin .cat của nó đƣợc tham chiếu đến tập tin .inf và đƣợc duy trì bởi hệ thống sau khi driver đƣợc cài đặt. Điều khiển Unsigned Drivers: Dùng những thủ tục hƣớng dẫn dƣới đây để điều khiển cách thức Windows Server 2003 xử lý. Nếu một chƣơng trình cài đặt cố gắng thêm những unsigned driver vào hệ thống. Để cấu hình những lựa chọn driver signing, thực hiện những bƣớc sau đây: (1) Right-click My Computer, và sau đó click Properties (2) Trong tab Hardware, click Driver Signing, lựa chọn một trong những mục, và sau đó nhấn OK: Ignore. Cài đặt tất cả những drivers thiết bị có hoặc không liên quan có digital signature Warn. Hiển thị một cảnh báo khi khi Windows Server 2003 tìm thấy những driver thiết bị không là digital signed. (Đây là một cài đặt mặc định) Block. Ngăn chặn ngƣời dùng khỏi cài đặt driver thiết bị thiếu digital signature 45
- Xác định những tập tin Unsigned: Dùng tập tin để xác nhận signature để xác nhận những tập tin unsign trên máy tính và chỉ định những mục để xác nhận. Để sử dụng tập tin xác nhận signature, thực hiện những công việc sau đây. (1) Click Start, click Run, nhập sigverif trong Open box, và sau đó click OK. (2) Click Start để xác nhận bất kỳ tập tin nào mà không đƣợc signed. Danh sách những tập tin mà không đƣợc digital signed xuất hiện (3) Nếu đựơc yêu cầu, nhấn Advanced để chỉ định những lựa chọn kiểm tra. Hộp thoại The Advanced File Signature Verification Settings xuất hiện (4) Trong tab Search, lựa chọn một trong những mục sau Notify me if any system files are not digitally signed Look for other files that are not digitally signed (5) Để xem một tập tin log, click View Log trong Logging tab Sử dụng Hardware Profiles: Một hardware profile chỉ định cấu hình và những đặc trƣng của những thiết bị phần cứng và những dịch vụ chỉ định đƣợc tải lên bộ nhớ khi khởi động. Nó cũng chỉ định những cài đặt (settings) của Windows Server 2003 sử dụng mỗi thiết bị. Hardware profiles cho phép để optimize những máy tính trong những môi trƣờng khác nhau. Tạo một Hardware Profile mới Windows server 2003 tạo một Hardware Profile mặc định trong lúc cài đặt. Để tạo một profile mới, phải sao chép một profile đã có trƣớc, và sau đó sửa đổi cấu hình cài đặt (settings) cho profile mới. Hình 1.60: Tạo Hardware Profile Để tạo một hardware profile, thực hiện những bƣớc sau đây. + Click Start, chỉ đến Settings, và sau đó click Control Panel 46
- + Trong Control Panel, double-click System, click tab Hardware, và sau đó click Hardware Profiles. + Trong danh sách Available hardware profiles, lựa chọn Profile muốn sao chép, và sau đó nhấn Copy + Nhập tên một Profile mới trong hộp thoại Copy Profile, và sau đó click OK + Khởi động máy tính, trong Hardware Profile/Configuration Recovery menu, lựa chọn new profile + Right-click My Computer, và sau đó click Manage. +Mở Device Manager để cho enable hoặc disable những thiết bị ở profile hiện hành + Mở Services dƣới Services and Applications để enable hoặc disable services cho profile hiện hành, và sau đó click OK Làm Hoạt động một Hardware Profile Nếu có nhiều hơn một profile định nghĩa trong một máy tính, khi khởi động Windows Server 2003 sẽ hiển thị danh sách Hardware Profile/Configuration Recovery Profile mặc định là profile đầu tiên xuất hiện trong danh sách. Để thay đổi thứ tự của các profile xuất hiện trong danh sách Hardware Profile/Configuration Recovery lúc khởi động, thực hiện những công việc sau đây: + Click Start, chỉ đến Settings, và sau đó click Control Panel. + Double-click System, và sau đó click tab Hardware + Trong hộp thoại Hardware Profiles, click profile muốn dời, và sau đó nhấn mũi tên lên hoặc xuống để thay đổi thứ tự mà profile sẽ xuất hiện Cấu hình các cài đặt Hardware Profile Có thể cấu hình thời gian mà máy tính sẽ chờ trƣớc khi tự động khởi động cấu hình mặc định. Để điều chỉnh thời gian trì hoãn, dƣới Hardware Profiles, click Select the first profile listed if I don’t select a profile in, và chỉ định thời gian (theo giây). Windows server 2003 tự động tìm kiếm hardware profile trong danh sách Hardware Profile/Configuration Recovery. Để đảm bảo một hardware profile sẽ hiển thị trong Hardware Profile/Configuration Recovery, click Properties, và sau đó, trong hộp thoại Hardware Profiles Properties lựa chọn check box Hardware profiles option 2) Cấu hình hiển thị các lựa chọn Dùng Display trong Control Panel để cấu hình hiển thị của máy tính, hoặc cấu hình máy tính để hỗ trợ đa hiển thị. Việc nắm vững các lựa chọn trong Control Panel thì rất quan trọng, nó giúp tận dụng tối đa khả năng hiển thị của Windows server 2003. Cấu hình hiển thị: Windows server 2003 cho phép tuỳ biến desktop và hiển thị các cài đặt (settings). 47
- Những cài đặt sẽ điều khiển nhƣ thế nào desktop sẽ đƣợc nhìn thấy và màn hình sẽ hiển thị thông tin. Cho ví dụ, thể tuỳ biến màu sắc và phông chữ cho Windows Server 2003, tuỳ biến hình ảnh wallpaper trên desktop, hoặc cấu hình screen saver kèm với mật mã để bảo vệ máy tính Cấu hình lựa chọn hiển thị bằng cách sử dụng Display trong Control Panel. Dùng tab Settings, trong hộp thoại Display Properties, để cấu hình màu sắc và độ phân giải video. Click Advanced trong tab Setting để cấu hình. Bảng sau sẽ diễn giải những lựa chọn để cấu hình Tab Option Diễn giải General Display Cung cấp cỡ phông nhỏ, lớn, và tuỳ biến để hiển thị Compatibility Quyết định những thay đổi sẽ đựơc cài đặt hiển thị Adapter Adapter Type Liệt kê nhà sản xuất, số model, và những thuộc tính cài đặt cạc Properties Cung cấp cấu hình chi tiết cho cạc hiển thị, cho phép để hiệu chỉnh cấu hình List All Modes Liệt kê tất cả độ phân giải màn hình, màu sắc, và refresh tỉ lệ cạc màn hình hỗ trợ Monitor Monitor Type Liệt kê nhà sản xuất, số model, và những thuộc tính monitor mà đƣợc cài đặt. dƣới tab Properties, có thể xem và sửa đổi cấu hình driver và cài đặt phần cứng. Monitor Settings Cấu hình tần số làm tƣơi lại màn hình. Lựa chọn này chỉ dùng cho những driver có độ phân giải cao. Nếu không chắc chắn, nên tham khảo tài liệu về màn hình, hoặc lựa chọn tỉ lệ làm tƣơi (refresh) thấp nhất Trouble- Hardware Điều khiển acceleration level và hiệu năng mà shooting Acceleration phần cứng đồ họa cung cấp. Nếu phần cứng hỗ trợ, có thể sửa đổi acceleration để tăng thời gian phản hồi đồ hoạ để vẽ lại màn hình Color Lựa chọn màu mặc định của màn hình cho Management thông tin cá nhân (profile) (Optional) 48
- Cấu hình nhiều màn hình: Khi dùng nhiều màn hình sẽ một màn hình chính và tiếp theo là màn hình thứ hai. Để dùng nhiều màn hình cần một Peripheral Component Interconnect (PCI) hoặc Accelerated Graphics Port (AGP) card Cài đặt thêm nhiều màn hình: Để cài đặt thêm nhiều màn hình, thực hiện những công việc sau: (1) Tắt máy tính (2) Cắm card màn hình PCI hay AGP vào khe cắm còn trống trong máy tính (3) Cắm màn hình vào card (4) Mở máy tính. Windows Server 2003 sẽ tìm kiếm card màn hình mới và cài những driver thích hợp (5) Doublle-click Display trong Control Panel (6) Trong tab Settings, click biểu tƣợng màn hình đƣợc trình bày trên màn hình muốn dùng để thêm vào màn hình chính (7) Lựa chọn Extend my Windows desktop onto this monitor check box, và sau đó click Apply (8) Lựa chọn màu và độ phân giải cho màn hình thứ 2 (9) Lặp lại bƣớc 6 đến bƣớc 8 cho mỗi hiển thị thêm vào, và sau đó click OK để đóng hộp thoại Display Properties Thay đổi màn hình chính: Khi khởi động máy tính, màn hình chính phục vụ nhƣ một trung tâm các hoạt động. Theo mặc định, màn hình đăng nhập xuất hiện trên màn hình chính. Khi mở một chƣơng trình. Cửa sổ xuất hiện trên màn hình chính cho đến khi di chuyển chúng. Để thay đổi màn hình chính: Double-click Display trong Control Panel. Trong tab Settings, click vào biểu tƣợng màn hình, muốn chuyển thành màn hình chính. Lựa chọn check box Use this device as the primary monitor và sau đó click OK. Ghi nhớ là check box không hiển thị cho đến khi lựa chọn biểu tƣợng màn hình mà đƣợc đặt nhƣ là primary monitor Sắp xếp nhiều màn hình: Sắp xếp vị trí của nhiều màn hình trong hộp thoại Display Properties để trình bày sắp xếp vật lý của chúng, đơn giản là có thể di chuyển những hiển thị từ một màn hình đến màn hình khác. Để sắp xếp nhiều màn hình, thực hiện. Double-click Display trong Control Panel. Trong tab Settings, click Identify để hiển thị số chứng minh thƣ cho mỗi biểu tƣợng màn hình. Kéo biểu tƣợng để sắp xếp chúng, và sau đó click OK Vị trí của những biểu tƣợng quyết định di chuyển những biểu tƣợng màn hình từ một màn hình đến màn hình khác. Cho ví dụ, nếu dùng 2 màn hình và muốn di chuyển những (item) từ một màn hình đến màn hình khác bằng cách kéo sang trái hay 49
- sang phải, đặt những biểu tƣợng bên cạnh nhau. Kéo lên hoặc xuống để di chuyển những biểu tƣợng màn hình giữa những màn hình 3) Cấu hình cài đặt hệ thống Hiệu năng của hệ thống thay đổi theo thời gian bởi vì những thay đổi trong việc, tải công việc và chiếm dụng tài nguyên. Windows Server 2003 tích hợp một lựa chọn cho phép để tối ƣu hoá hiệu năng của hệ thống. Khi cấu hình hệ điều hành, chúng đƣợc sử dụng cho tất cả các ngƣời dùng đăng nhập vào máy tính, không cần phải cấu hình lại cho mỗi ngƣời sử dụng. Trong Control Panel, có thể cấu hình hệ điều hành theo các mục sau: Environment Variables: Cài đặt này có thể tìm thấy trong tab Advanced trong mục System của Control Panel, cho phép sửa đổi ngƣời dùng và biến hệ thống. Cho ví dụ, có thể thay đổi vị trí của những tập tin tạm để tối ƣu hoá không gian đĩa Startup and Recovery. Cài đặt có thể tìm thấy trong tab Advanced trong mục System của Control Panel, cho phép cấu hình thủ tục khởi động và khôi phục. Cho ví dụ, có thể đặt biến đếm bằng 0 để tối ƣu hoá thời gian khởi động. Sửa đổi biến môi trƣờng (Environment Variables): Hộp thoại Environment Variables liệt kê thông tin cấu hình chỉ định, nhƣ là vị trí của những tập tin tạm dùng cho hệ điều hành và một số ứng dụng (temporary files). Biến môi trƣờng đƣợc lƣu trong tab Advanced của hộp thoại System Properties, gồm có 2 vùng, một dùng cho các biến ngƣời sử dụng đi kèm với ngƣời sử dụng đăng nhập, và một dùng cho biến hệ thống gắn liền với máy tính. Mỗi vùng đều có những nút nhấn để tạo biến mới, sửa đổi hoặc xoá một biến đã có trƣớc. Windows Server 2003 sử dụng những thông tin này để giám sát những ứng dụng khác. Cho ví dụ, biến môi trƣờng TEMP chỉ ra vị trí của những tập tin tạm đƣợc lƣu. Để hiển thị hoặc sửa đổi biến môi trƣờng của ngƣời sử dụng hay hệ thống, mở hộp thoại Properties, click Advanced, và sau đó click Environment Variables Cấu hình biến môi trƣờng ngƣời sử dụng : Mỗi ngƣời dùng có biến môi trƣờng đặc trƣng trên một máy tính, biến môi trƣờng này đƣợc lƣu trong thông tin cá nhân (profile) của ngƣời dùng đó. Biến môi trƣờng bao gồm tất cả những cài đặt mà ngƣời dùng định nghĩa (nhƣ là thƣ mục Temp) và những biến môi trƣờng mà ứng dụng định nghĩa (nhƣ là đƣờng dẫn đến vị trí các tập tin của ứng dụng). Ngƣời dùng có thể thêm, sửa đổi, và xoá biến môi trƣờng ngƣời sử dụng trong hộp thoại Environment Variables Cấu hình biến môi trƣờng hệ thống: Biến môi trƣờng hệ thống đƣợc ứng dụng cho toàn bộ hệ thống. vì vậy, biến môi trƣờng này ảnh hƣởng đến toàn bộ hệ thống ngƣời sử dụng. Trong lúc cài đặt. Cài đặt cấu hình biến môi trƣờng hệ thống 50
- mặc định, bao gồm đƣờng dẫn đến những tập tin của Windows Server 2003. chỉ có ngƣời quản trị có thể thêm, sửa đổi, hoặc xoá biến môi trƣờng hệ thống. Cài đặt biến môi trƣờng mặc định: Trong lúc khởi động, Windows Server 2003 tìm kiếm những tập tin khởi động và đặt biến môi trƣờng. Windows Server 2003 đặt biến môi trƣờng theo thứ tự: (1) Biến Autoexec.bat (2) Biến môi trƣờng hệ thống (3) Biến môi trƣờng ngƣời sử dụngVí dụ: Nếu thêm dòng SET TMP=C:\ vào Autoexec.bat (tập tin khởi động), và một biến ngƣời sử dụng TMP=X:\TEMP, cài đặt biến môi trƣờng (X:\TEMP) sẽ đƣợc ghi đè lên cài đặt (C:\) Khả năng cấu hình biến môi trƣờng thì rất hữu ích cho công việc quản trị. Cho ví dụ, hỗ trợ chia sẻ một máy tính. Cài đặt một chƣơng trình mới, chƣơng trình này yêu cầu mỗi ngƣời dùng phải thêm đƣờng dẫn vào biến môi trƣờng của họ. Là một ngƣời quản trị, có thể thêm biến đến biến hệ thống và việc sửa đổi này sẽ cho phép tất cả những ngƣời dùng máy tính chạy chƣơng trình mới mà không phải tốn công cài đặt biến môi trƣờng của họ. Sửa đổi các mục khởi động và khôi phục: Có thể cấu hình các mục khởi động và khôi phục để chỉ định hệ điều hành sẽ sử dụng khi khởi động và máy tính sẽ làm gì sau khi khoảng thời gian chờ sự tác động của ngƣời dùng Để cấu hình các mục khởi động và khôi phục, mở hộp thoại System Properties, click tab Advanced, và sau đó click Startup and Recovery Sửa đổi khởi động hệ thống: Khi mở máy tính, hệ thống hiển thị một danh sách, liệt kê những hệ điều hành có trên máy. Theo mặc định, hệ thống sẽ chọn một hệ điều hành và hiển thị một đồng hồ đếm. Nếu không chọn hệ điều hành khác, hệ thống sẽ khởi động hệ điều hành đã chọn khi đồng hồ đếm đến số 0 hoặc khi nhấn ENTER Dùng những mục trong System startup để chỉ định hệ điều hành khởi động mặc định. Lựa chọn hệ điều hành từ danh sách drop-down. Hiệu chỉnh giá trị của đồng hồ đếm để điều khiển bao lâu hệ thống sẽ chờ để tự động khởi động hệ điều hành mặc định. Cấu hình cài đặt phục hồi: Dùng những mục trong System Failure để quyết định những công việc tự động thực hiện khi có lỗi, lỗi này có thể làm hệ điều hành nhƣng tất cả các tiến trình, và nó đƣợc gọi là Stop Error Có thể cấu hình phục hồi những cài đặt để chỉ định những công việc mà máy tính sẽ thực hiện, nếu hệ điều hành phát sinh một Stop Error. Những mục có sẵn cho cài đặt phục hồi: + Ghi một sự kiện vào system log 51
- + Báo động cho ngƣời quản trị + Gởi những nội dung bộ nhớ hệ thống vào một tập tin, để hỗ trợ cho những kỹ sƣ có thể sử dụng để tìm lỗi. Mục này có những yêu cầu sau: The paging file phải trong cùng partition với thƣ mục systemroot The paging file phải là 1 megabyte (MB) lớn hơn lƣợng RAM vật lý trên máy tính Phải có đủ không gian trống cho tập tin chỉ định. Để ghi đè lên một tập tin đƣợc tạo bởi Stop Error trƣớc đó, lựa chọn Overwrite any existing file 4) Cấu hình môi trƣờng để bàn Dùng Control Panel để thay đổi diện mạo và khả năng của Windows Server 2003 cho phù hợp với tổ chức. Cho ví dụ, có thể thay đổi những mục miền (regional) để giám sát Windows Server 2003 hiển thị dữ liệu kiểu số nhƣ thế nào. Cũng có thể hiệu chỉnh giao diện cho những ngƣời sử dụng khó nghe nhìn, hoặc cho những ngƣời dùng có khuyết tật về thể chất. Hơn nữa sử dụng Control Panel để cài đặt, xoá, thay đổi, và sửa những ứng dụng. Hiểu sâu về Control Panel, cách cấu hình và tuỳ biến Windows Server 2003 sẽ giúp cung cấp môi trƣờng desktop cho những ngƣời sử dụng có thể phát huy tối đa khả năng của họ - Cấu hình Regional Options: Dùng Regional Options trong Control Panel để thay đổi cách Windows Server 2003 hiển thị ngày, thời gian, tiền tệ, con số lớn, và phần thập phân. Cũng có thể chọn hệ thống đo lƣờng metric hoặc U.S - Lựa chọn Regional Options Hình 1.61: Hộp thoại Regional Option 52
- Bảng sau đây diễn tả những tab có sẵn cho việc cấu hình Tab Chức năng General Cài đặt ngôn ngữ mặc định và cài đặt chuẩn cho việc nhập liệu, dựa trên từng nơi Numbers Cấu hình kiểu số mặc định Currency Cấu hình kiểu tiền tệ mặc định Time Cấu hình hiển thị thời gian mặc định Date Cấu hình kiểu ngày tháng mặc định Input Locales Cài đặt bố trí bàn phím cho ngôn ngữ và cài đặt thứ tự phím cho biểu tƣợng bàn phím - Cấu hình Input Locales Có thể chỉ định một trong những input locales. Input locales chỉ định vị trí địa lý, điển hình nhƣ English (Ireland) hoặc English (United States), để chỉ định vùng địa lý của ngƣời sử dụng. Khi chuyển đến một vị trí khác, một số chƣơng trình cung cấp những đặc điểm đặc biệt, nhƣ là phông chữ hoặc bộ kiểm chính tả đƣợc thiết kế cho những ngôn ngữ khác nhau. Nếu làm việc với nhiều ngôn ngữ khác nhau, hoặc giao tiếp với ngƣời nƣớc ngoài, có thể cài đặt thêm nhóm ngôn ngữ. Mỗi nhóm ngôn ngữ cài đặt, cho phép để đánh máy và hiển thị tài liệu đƣợc viết ra từ ngôn ngữ của nhóm đó, điển hình nhƣ là Western Europe và United States, Central Europe, Baltic Mỗi ngôn ngữ có cách bố trí bàn phím mặc định, nhƣng nhiều ngôn ngữ có cách bố trí xen kẽ nhau. Thậm chí nếu làm việc chủ yếu với một ngôn ngữ, cũng có thể muốn một bố trí khác. Trong tiếng anh, cho ví dụ, nhập những kí tự với dấu nhấn có thể đơn giản hơn với cách bố trí United State-International - Cấu hình Accessibility Options: Có thể hiệu chỉnh cách hiển thị và cách thao tác của Windows Server 2003 để nâng cao khả năng truy cập cho những ngƣời dùng tàn tật hoặc có những nhu cầu đặc biệt mà không phải thêm phần cứng hoặc phần mềm. Công cụ accessbility có trong Windows Server 2003 cung cấp chức năng cho những ngƣời sử dụng có những nhu cầu đặc biệt, thì rất hạn chế. Để hỗ trợ sử dụng hiệu quả, nhiều ngƣời sử dụng tàn tật sẽ phải cần thêm những chƣơng trình tiện ích, nhiều chức năng hơn, để xem danh sách những tiện ích Windows-based accessbility - Chạy những chƣơng trình Accessibility: Bảng dƣới đây sẽ hiển thị những chƣơng trình có trong Windows Server 2003 để nâng cao accessbility, với những chức năng một chƣơng trình. Để xem những chƣơng trình, click Start, chỉ đến Programs, Chỉ đến Accessories, và click chƣơng trình mong muốn 53
- Chƣơng Trình Chức năng Magnifier Khuyếch trƣơng phần màn hình để xem dễ dành hơn Narrator Dùng ký thuật text-to-speech để đọc nội dung của trên màn hình. Chức năng này rất hữu ích cho những ngƣời mù hoặc khó xem On-Screen Keyboard Cung cấp cho những ngƣời dùng không sử dụng thông thạo bàn phím Ultility Manager Cho phép ngƣời dùng để truy cập tầng quản trị, kiểm tra trạng thái của chƣơng trình, khởi động hoặc tắt một chƣơng trình accessbility, và chỉ định những chƣơng trình sẽ khởi động khi khởi động Windows Server 2003 - Lựa chọn Accessbility Options Dùng Accessbility Options trong Control Panel để chỉ định cách sử dụng bàn phím, hiển thị, và chức năng của con chuột. Bảng dƣới đây sẽ diễn tả những công cụ accessibility có trong Accessbility Options và những chức năng của chúng Hình 1.62: Hộp thoại Accessbility Options Công cụ Chức năng StickyKeys Cho phép bấm nhiều phím đồng thời FilterKeys Hiệu chỉnh đáp ứng bàn phím ToggleKeys Phát ra âm thanh khi nhấn những phím khoá SoundSentry Cung cấp những cảnh báo ảo cho những âm thanh 54
- hệ thống ShowSounds Chỉ dẫn những chƣơng trình để hiển thị những đầu đề cho chƣơng trình nói và âm thanh High Contrast Cải thiện độ tƣơng phản màn hình, màu sắc và cỡ font MouseKeys Cho phép bàn phím để thực hiện những chức năng của con chuột Support Cho phép dùng những thiết bị nhập liệu khác - Dùng Accessibility Wizard: Dùng Accessbility wizard để giúp cài đặt những mục và chƣơng trình theo nhu cầu. Accessibility wizard tự động cấu hình, hộp thoại sẽ giải thích những mục sẵn có. Với Accessbility wizard, có thể lƣu cấu hình vào một tập tin, và sau đó chuyển nó đến máy tính khác. Để khởi động Accessibility Wizard, click Start, chỉ đến Programs, chỉ đến Accessories, chỉ đến Accessibility, và sau đó click Accessbility Wizard - Quản lý những ứng dụng: Tổng giá thành sở hữu (TCO) của những máy tính cá nhân là một vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Một cách để giảm TCO là triển khai và quản lý những ứng dụng. Windows Server 2003 cung cấp một số những mục, cho phép quản lý những ứng dụng một cách hiệu quả. - Xác định những sản phẩm của Windows Server 2003: Dùng Directory of server Windows Server 2003 Applications trực tuyến để xác định những sản phẩm sẽ làm việc với Windows server 2003. The classifies applications là một trong ba tầng, những tầng mà ứng dụng phải đƣợc kiểm tra là: Certified. Những ứng dụng phải đáp ứng đƣợc tất cả các chuẩn trong Application Specification của Windows Server 2003, và phải đƣợc duyệt qua tất cả các yêu cầu kiểm tra của Windows Server 2003, ISV và VeriTest, hai tổ chức kiểm tra độc lập. Đây là cấp bậc ở tầng cao nhất cho những ứng dụng tƣơng thích với Windows Server 2003. Ready. ISV đã kiểm tra ứng dụng là tƣơng thích với Windows Server 2003 và cung cấp sản phẩm hỗ trợ Windows Server 2003 Planned. ISV ủy thác phân phối phiên bản Windows Server 2003 compatible của ứng dụng, điều đó chỉ định rằng, ứng dụng đã Sẵng sàng và đã Chứng nhận. - Cài đặt ứng dụng dùng Add/Remove Programs: Cài đặt ứng dụng trực tiếp từ CD, từ mạng, hoặc internet, bằng cách dùng Add/Remove Programs trong Control Panel. Add/Remove Programs dùng Windows Installer để cài đặt, xoá, thay đổi, và sửa chữa ứng dụng dễ hơn và hiệu quả hơn. Windows Installer là một dịch vụ hệ điều hành phía client, dùng để quản lý những ứng dụng cài đặt. Cho ví dụ, khi ngƣời dùng xoá 55
- một ứng dụng, Windows Installer xoá tất cả những tập tin của ứng dụng, gồm những tập tin .dll có thể đƣợc phân tán trên nhiều đĩa cứng của máy tính Hình 1.63: Hộp thoại Add/Remove Programs - Quản lý những ứng dụng dùng chƣơng trình Add/Remove: Dùng Add/Remove Programs để quản lý những ứng dụng trên những máy tính client. Những ứng dụng published trong Add New Programs chỉ hiển thị mục Categories. Dùng mục Categories giúp cho ngƣời dùng dễ dàng tìm một ứng dụng dƣới Add New Programs. Cho ví dụ, có thể định nghĩa những loại nhƣ là Sale Applications hoặc Accouting Application Những ứng dụng cài đặt hiện tại đƣợc hiển thị trong Change or Remove Program và hiển thị theo những mục sau: Name. Cho dƣới Change or Remove Programs, những ứng dụng quen thuộc đƣợc hiển thị với tên. Frequency of use. Danh sách những chƣơng trình thƣờng sử dụng, những chƣơng trình không sử dụng thƣờng xuyên có thể bị xoá để tạo không gian trống cho đĩa. Size. Danh sách những chƣơng trình và không gian đĩa mà chƣơng trình sử dụ Date Last Used. Sắp xếp những chƣơng trình theo ngày cuối cùng chƣơng trình đƣợc sử dụng. Điều này giúp cho việc quyết định những chƣơng trình không còn dùng nữa và có thể xoá đi. Khi mở Control Panel và double-click Add/Remove Programs, những chƣơng trình cài đặt sẽ xuất hiện trong sách sách. Nếu click Add New Programs, những chƣơng trình đã công bố trong Active Directory xuất hiện trong danh sách. Có thể click CD or Floggy để cài đặt ứng dụng từ Web hoặc click một published application. Sau khi lựa chọn mục cài đặt, click Add để cài đặt phần mềm. 56
- 1.3. Kết nối client vào mạng windows server Một mạng bao gồm nhiều máy tính vốn liên lạc thông tin với nhau. Để nhiều máy tính liên lạc thông tin, các quy tắc và phƣơng pháp thông thƣờng để liên lạc thông tin gọi là các giao thức-phải đƣợc áp dụng cho các máy tính. Trong một mạng có các tài nguyên tồn tại trên server, dựa trên Microsoft Windows server 2003 và các server dựa trên Novell Netware, phải bảo đảm rằng những ngƣời sử dụng có thể truy cập đƣợc vào những tài nguyên này. Có thể cấu hình các máy tính client chạy Windows server 2003 với nhiều giao thức liên lạc thông tin để đảm bảo kết nối phù hợp với các mạng Microsoft và Novell Netware. 1.3.1. Các kết nối Windows Server Các máy tính chạy Windows server 2003 dùng bốn thành phần để hỗ trợ kết nối đến Windows server 2003 hoặc Netware Network: - Protocols (Giao thức) - Network Services (Dịch vụ mạng) - Network Adapters (Adapter mạng) - Binding Để kết nối mạng một cách có hiệu quả, cần hiểu cách các thành phần tƣơng tác để tạo kết nối xảy ra. Giao thức: Windows server 2003 tự động cài đặt Transmission Control Protocol/Internet Protocol (TCP/IP). Phải cài đặt bằng tay NWLink, IPX/SPX/NetBIOS Compatible Transport Protocol. Các dịch vụ mạng: Các dịch vụ mạng cho phép máy tính chạy trên những giao thức mạng giống nhau kết nối vào các Folder và những nguồn chia sẻ khác. Các dịch vụ mạng cung cấp các chức năng mạng cho các trình ứng dụng, nhƣ khả năng truy cập vào các Folder và máy in sử dụng trên các máy tính khác. Những dịch vụ này bao gồm phần mềm vốn là những thành phần của windows server 2003 hoặc đƣợc hỗ trợ bởi nhóm thứ ba. Microsoft Windows Server 2003 tự động cài đặt Client for Microsoft Network. Nếu cần có thể cài đặt bằng tay Gateway (and Client) services for Netware. Các Adapter mạng: Một Adapter mạng là một thành phần phần cứng cho phép máy tính nối vào cáp mạng hoặc các phƣơng tiện mạng khác. Các Adapter mạng cung cấp giao diện vật lý (bộ kết nối) phần cứng (hệ thống mạch điện) để máy tính truy cập mạng. Binding: Binding là một phƣơng pháp liên kết các thành phần mạng. Một binding cho phép liên lạc thông tin giữa nhiều thành phần mạng nhƣ là giữa TCP/IP và một Adapter mạng. bằng cách thay đổi thứ tự các giao thức buộc vào những Provider 57
- (nhà cung cấp), có thể cải thiện hoạt động. Chẳng hạn giả sử kết nối Local Area Network (LAN) đƣợc tạo lập để truy cập vào Netware bằng cách sử dụng IPX và các mạng Microsoft dùng TCP/IP. Tuy nhiên, cái chính chủ yếu sử dụng để truy cập vào mạng Microsoft dùng TCP/IP. Trong ví dụ này, để cải thiện hoạt động, muốn cấu hình TCP/IP dƣới dạng là một giao thức chính,để cấu hình TCP/IP hãy thực hiện các tác vụ sau: Di chuyển mang Microsoft Windows lên trên cùng danh sách những nhà cung cấp mạng trên nhãn Provider Order tab Di chuyển Internet Protocol (TCP/IP) lên trên cùng phƣơng pháp liên kết (Binding) File and Printer Sharing for Microsoft Networks trên nhãn Adapters and Bindings 1.3.2. Nối vào mạng Microsoft Để kết nối vào mạng Microsoft, trƣớc tiên phải cài đặt và cấu hình giao thức thích hợp, sau đó cài đặt và cấu hình các dịch vụ và cuối cùng cấu hình các binding nếu cần. Quá trình cấu hình máy tính để nối kết vào mạng Microsoft thì đƣợc đơn giản hoá trong Windows Server 2003. Trong suốt quá trình cài đặt Windows Server 2003 tự động cài đặt các dịch vụ sau và giao thức cần thiết để kết nối vào mạng Microsoft. - Client for Microsoft Networks - File and Printer Sharing for Microsoft Networks. - TCP/IP Những mạng chạy Windows Server 2003 sử dụng TCP/IP có thể tận dụng đƣợc các lợi điểm của những dịch vụ nhƣ dịch vụ Domain Name System (DNS) server, Dịch vụ Dynamic Host Configuration Protocol (DHCP) server, và dịch vụ thƣ mục Active Directory. Hiểu đƣợc cách hoạt động kết nối TCP/IP cho máy tính Client vốn chạy Windows Server 2003 cho phép tận dụng những lợi điểm của các dịch vụ mạng này và các dịch vụ mạng khác. DNS là một phần đầy đủ của các phƣơng tiện liên lạc thông tin client/server trong mạng Internet Protocol (IP). DNS là một cơ sở dữ liệu đƣợc phân bố vốn đƣợc sử dụng trong các mạng IP chuyển dịch, hoặc phân giải các tên máy tính vào trong những địa chỉ IP. Microsoft windows Server 2003 sử dụng DNS dƣới dạng là một phƣơng pháp chính đối với độ phân giải tên. Các client trên nền windows Server 2003 sử dụng dịch vụ DNS server đối với độ phân giải tên và để định vị các dịch vụ bao gồm các bộ điều khiển Domain vốn cung cấp xác nhận ngƣời sử dụng. Phần trình bày này mô tả các thành phần chính của DNS và cách quá trình độ phân giải tên làm việc Cài đặt TCP/IP cho các đặc tính nối kết trong một mạng Microsoft: Windows Server 2003 tự động cài đặt TCP/IP dƣới dạng một Protocol mặc định trong 58
- suốt quá trình cài đặt (Nếu adapter mạng đƣợc phát hiện). Tuy nhiên nếu TCP/IP không đƣợc cài đặt trong suốt quá trình cài đặt có thể cài đặt nó bằng tay. (1) Nhấp chuột phải My Network Places, và sau đó nhấp Properties (2) Trong cửa sổ Network and Dial-up Connection, hãy nhấp phải biểu tƣợng vốn trình bày kết nối vùng cục bộ muốn cấu hình, và sau đó nhấp Properties. (3) Xác nhận Internet Protocol (TCP/IP) không có trên danh sách các thành phần đã cài đặt (4) Nhấp Install. (5) Nhấp Protocol và nhấp Add (6) Trong hộp thoại Select Network Protocol nhấp Internet Protocol (TCP/IP) , và nhấp OK (7) Xác nhận hộp kiểm Internet Protocol (TCP/IP) đƣợc chọn và sau đó nhấp OK. Cấu hình TCP/IP để chứa địa chỉ IP một cách tự động: Sau khi cài đặt TCP/IP, máy tính Client chứa một địa chỉ IP theo một trong 2 cách sau nếu TCP/IP đã đƣợc cấu hình địa chỉ IP một cách tự động. - Từ DHCP server - Qua Automatic Private IP Addressing DHCP Addressing Hình 1.64: Cấp phát địa chỉ IP sử dụng DHCP Server Một DHCP server tự động cung cấp địa chỉ IP và các thông tin cấu hình TCP/IP khác, nhƣ địa chỉ IP của DNS server, WINS server và Default Gateway. Quá trình một DHCP server sử dụng cấp phát địa chỉ IP nhƣ sau: (1) Máy tính Client yêu cầu một địa chỉ từ DHCP Server. (2) DHCP server cung cấp địa chỉ IP cho các máy tính Client. Phải bảo đảm rằng các cài đặt TCP/IP đƣợc cấu hình để máy tính client chứa điạ chỉ IP một cách tự động từ DHCP server. Theo mặc định Windows Server 2003 tự động cấu hình nhƣ phần cài đặt TCP/IP nếu vì lý do nào đó máy tính client không đƣợc cấu hình để chứa địa chỉ IP một cách tự động, có thể cấu hình bằng tay. 59
- Hình 1.65: Cấu hình giao thức TCP/IP Để cấu hình TCP/IP nhận địa chỉ IP từ DHCP server, thực hiện theo các bƣớc sau: (1) Nhấp phải My Network Places, và sau đó nhấp Properties (2) Trong cửa sổ Network and Dial-up Connection, hãy nhấp phải biểu tƣợng vốn trình bày kết nối vùng cục bộ muốn cấu hình, và sau đó nhấp Properties. (3) Trong hộp thoại Local Area Connection Properties, nhấp Internet Properties Protocol (TCP/IP) và nhấp vào Properties. (4) Trong hộp thoại Internet Protocol (TCP/IP) Properties, nhấp Obtain an IP Address automatically và nhấp Apply. (5) Automatic Private IP Addressing Automatic Private IP Addressing thực hiện cấu hình địa chỉ IP nếu máy tính client không nhận địa chỉ IP từ DHCP server. Automatic Private IP Addressing chỉ cung cấp địa chỉ IP và một mặt nạ mạng con, không phải các thông tin cấu hình bổ sung nhƣ là cổng nối mặc định. Điều này giới hạn tính kết nối với mạng LAN của máy client. Client không thể kết nối đến mạng khác hoặc Internet. Khi máy tính không có địa chỉ IP khởi động thì máy tính client cố định đặt địa chỉ DHCP server và đạt đƣợc thông tin cấu hình địa chỉ IP từ đó. Nếu DHCP server không tìm thấy, thì máy tính Client tự động cấu hình địa chỉ IP và mặt nạ con của nó bằng cách sử dụng một địa chỉ đã chọn nhƣ là 169.254.0.0 lớp mạng B với subnet mask 255.255.0.0. Cấu hình TCP/IP nhận địa chỉ IP tĩnh: Trong một mạng chạy dịch vụ DHCP server, có những khi muốn cấu hình bằng tay các địa chỉ IP tĩnh cho các máy tính mạng. Chẳng hạn, một máy tính chạy dịch vụ DHCP server thì không thể đƣợc cấu 60
- hình để nhận một địa chỉ IP tự động. Ngoài ra mail server hoặc Web server có thể cần một địa chỉ IP giống nhau. Vì vậy phải cấu hình những máy tính có một địa chỉ IP tĩnh. Các cài đặt địa chỉ IP tĩnh: Khi cấu hình một địa chỉ IP tĩnh phải cấu hình mặt nạ mạng con và cổng nối mặc định cho mỗi adapter mạng trong một máy tính trên mạng bằng cách sử dụng giao thức TCP/IP. View the TCP/IP configuration settings Nhóm Information Technology (IT) của công ty sẽ chịu trách nhiệm cung cấp cho các nhà quản lý riêng các thông tin IP tĩnh cho các site riêng của họ. Điều này sẽ ngăn cản việc sử dụng các địa chỉ IP sai. Cấu hình địa chỉ IP tĩnh: Để cấu hình TCP/IP sử dụng một địa chỉ IP tĩnh, hãy thực hiện các bƣớc sau: (1) Nhấp phải My Network Places, và sau đó nhấp Properties (2) Trong cửa sổ Network and Dial-up Connection, hãy nhấp phải biểu tƣợng vốn trình bày kết nối vùng cục bộ muốn cấu hình, và sau đó nhấp Properties. (3) Trong hộp thoại Local Area Connection Properties, nhấp Internet Properties Protocol (TCP/IP) và nhấp vào Properties. (4) Trong hộp thoại Internet Protocol (TCP/IP) Properties, nhấp vào Use the Following IP address (5) Gõ địa chỉ IP, gõ subnet mask, default gateway (nếu cần), nhấp OK. Xác nhận và kiểm tra cấu hình TCP/IP: Sau khi xác nhận TCP/IP, sử dụng các lệnh ipconfig và ping để kiểm tra cấu hình máy tính cục bộ và để bảo đảm rằng máy tính này có thể liên lạc thông tin bằng cách sử dụng TCP/IP qua một mạng TCP/IP. Ipconfig: Lệnh ipconfig hiển thị thông tin cấu hình TCP/IP trên máy tính mà nó đƣợc chạy và chỉ định máy tính này có TCP/IP đƣợc khởi tạo hay không. Sau đó hãy xem thông tin đƣợc hiển thị để xác nhận có đúng hay không. Ping: Lệnh ping là một công cụ để chẩn đoán có thể kiểm tra cấu hình TCP/IP giữa 2 máy tính và các sự cố kết nối chạy lệnh ping để chỉ định có thể liên lạc với máy chủ khác hay không thông qua TCP/IP. Xác nhận và kiểm tra cấu hình TCP/IP: Bằng cách kết hợp lệnh ipconfig và lệnh ping, có thể kiểm tra cấu hình địa chỉ IP của máy tính cục bộ và kết nối giữa 2 máy tính trên mạng. Các bƣớc sau đây phác thảo thủ tục để kết hợp các bƣớc giữa lệnh ipconfig và lệnh ping. 61
- Hình 1.66: Các bƣớc xác nhận và kiểm tra cấu hình TCP/IP Nối kết vào một mạng windows Server 2003: Sau khi đã cài đặt máy tính chạy Windows Server 2003 và xác nhận đặt tính nối kết vào mạng Microsoft, có thể sử dụng nhiều phƣơng pháp để kết nối vào các nguồn mạng nhƣ là các Folder và máy in đƣợc chia sẻ. Để nối kết vào mạng từ máy tính dựa trên nguồn Windows Server 2003 có thể: + Sử dụng Internet Explorer, khởi động Internet Explorer, trình duyệt nguồn mạng, và sau đó nối vào nó. + Sử dụng lệnh run. Trên menu Start, nhấp Run, và sau gõ nhập đƣờng dẫn cho nguồn mạng trong hộp Open. + Sử dụng Map Network Drive, nhấp phải My Computer hoặc My Network Places. Và sau đó nhấp Map Network Drive, sau đó gõ nhập đƣờng dẫn nguồn mạng trong hộp thoại Path. + Sử dụng My Network Places. Khởi động My Network Places, mở rộng cấu trúc cây mạng, trình duyệt nguồn mạng và sau đó kết nối vào nó. + Sử dụng Search, nhấp Start, trỏ tới Search, và sau đó chọn thƣ mục phù hợp. Gõ nhập thông tin để định vị trí nguồn mạng và sau đó kết nối vào nó. 1.3.3. Nối vào mạng Novell Netware Để kết nối một máy tính chạy Windows server 2003 với một mạng Novell Netware cần cài đặt giao thức NWLink và client for Novell Netware. Khi cài đặt giao thức NWLink protocol and Gateway (and client) service for Netware protocol NWLink đƣợc cài tự động. Trong các môi trƣờng làm việc mạng vốn sử dụng Protocol Packet Exchange/Sequenced Packet Exchange (IPX/SPX) protocol. Các máy tính đang chạy Windows server 2003 sử dụng giao thức NWLink Protocol với các máy tính khác hoặc các thiết bị mạng khác sửng dụng cùng giao thức IPX/SPX. Các máy tính đang chạy NWlink cũng có thể đạt đƣợc sự cho phép sang các trình ứng dụng đang chạy trên các thiết bị mạng sử dụng giao thức TPX/SPX. 62
- - Kết nối một mạng Novell Netware: Các máy tính đang chạy Windows server 2003 có thể sử dụng giao thức NWLink, Client Services for Netware, và Gateway (and Client) services for Netware để kết nối với một server trên nền Novell Netware đang sử dụng IPX/SPX. NWLink Protocol: Protocol NWLink for Netware cho phép các máy tính chạy Windows Server 2003 đạt đƣợc sự truy cập sang các trình ứng dụng đang chạy trên Server trên nền Novell Netware. Hình 1.67: Kết nối một mạng Novell Netware sử dụng IPX/SPX Client Services for Netware: Client Services for Netware là dịch vụ cho phép các máy tính client chạy Windows Server 2003 và NWLink kết nối với nguồn tài nguyên mạng, chẳng hạn nhƣ in ấn và file trên một server trên nền Novell Netware. Gateway Service: Gateway service, là một thành phần của gateway (and client) services for Netware, cho phép các máy tính đang chạy Windows Server 2003 kết nối với một Folder đƣợc chia sẻ trên một server trên nền Novell Netware qua một server trên nền Windows Server 2003 đang chạy Gateway (and Client) services for Netware. Server trên nền 2003 kết nối tới Folder Server tên nền Novell Netware đang sử dụng Gateway (and client) services for netware. Sau đó nó chia sẻ Folder Novell Netware dƣới dạng một trong các phần chia sẻ của nó. Các client đang chạy windows Server 2003 kết nối đến Folder Novell Netware, đƣợc chia sẻ khi kết nối đến một phần chia sẻ kết nối đến Windows Server 2003. Kết quả, các máy tính client không cần dùng client services for Netware. - Cài đặt NWLink: Phải cài đặt giao thức protocol NWLink để mở tính năng hoạt động tƣơng tác giữa các máy tính chạy Microsoft Windows Server 2003 và các thiết bị mạng đang chạy IPX/SPX. Thủ tục cài đặt NWLink tƣơng tự nhƣ cài đặt bất kỳ một protocol trong Windows Server 2003. 63
- Hình 1.68: Cài đặt giao thức NWLink Cài đặt NWLink, thực hiện các bƣớc sau: (1) Nhấp phải My Network Places, và sau đó nhấp Properties (2) Trong cửa sổ Network and Dial-up Connection, hãy nhấp phải biểu tƣợng vốn trình bày kết nối vùng cục bộ muốn cấu hình, và sau đó nhấp Properties. (3) Trong hộp thoại Local Area Connection Properties, nhấp Installing (4) Trong hộp thoại Select Network Component Type, nhấp Protocol, và nhấp Add (5) Trong hộp thoại Select Network Protocol, trong danh sách Network Protocol, nhấp NWLink IPX/SPX/NetBIOS Compatible Transport Protocol, và nhấp vào OK. (6) Trong hộp thoại Local Area Connection Properties, nhấp close. - Cấu hình NWLink: Theo mặc định, Windows Server 2003 tự động dò tìm kiểu Frame và số mạng khi cài đặt NWLink. Nếu cần có thể cấu hình số mạng bằng tay, chẳng hạn nếu chạy File và Print Services for Netware, cấu hình NWLink bằng tay, phải ấn định 3 thành phần trên. + Số mạng + Kiểu Frame + Số mạng cục bộ Gán một số mạng cục bộ: Một số mạng cục bộ giống với một server trên IPX/ internetwork và tƣơng tự với phần chính của một địa chỉ IP trong một cấu hình TCP/IP. Số thập lục phân bao gồm tám chữ số hay số mạng ảo đƣợc cài đặt sẵn 00000000 theo mặc định. phải gán một số mạng duy nhất bằng tay cho bất kỳ trong các tình huống sau đây: 64