Bài giảng Kế hoạch và Đầu tư - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về đầu tư và đầu tư phát triển - Nguyễn Thị Minh Thu

pdf 42 trang cucquyet12 3880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế hoạch và Đầu tư - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về đầu tư và đầu tư phát triển - Nguyễn Thị Minh Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_hoach_va_dau_tu_chuong_1_nhung_van_de_co_ban_ve.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kế hoạch và Đầu tư - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về đầu tư và đầu tư phát triển - Nguyễn Thị Minh Thu

  1. Chương 1 Những vấn đề cơ bản về đầu tư và đầu tư phát triển Nguyễn Thị Minh Thu Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư
  2. Nội dung 1.1 Đầu tư 1.2 Đầu tư phát triển 1.3 Một số lý thuyết kinh tế về đầu tư Kỳ I, 2015 – 2016 2
  3. 1.1 Đầu tư 1.1.1 Đầu tư? 1.1.2 Phân loại hoạt động đầu tư Kỳ I, 2015 – 2016 3
  4. 1.1.1 Đầu tư? (1) • Là sự hy sinh giá trị chắc chắn ở hiện tại để đạt được giá trị (có thể không chắc chắn) trong tương lai (Vĩ mô) • Là quá trình bỏ vốn để tạo ra tiềm lực SXKD dưới các hình thức tài sản kinh doanh (Tài sản) • Là chuỗi hành động chi của các chủ đầu tư >>> Chuỗi hành động thu để hoàn vốn và sinh lời (Tài chính) • Là quá trình thay đổi phương thức SX thông qua đổi mới, HĐH phương tiện SX để thay thế LĐ thủ công (Công nghệ) Kỳ I, 2015 – 2016 4
  5. 1.1.1 Đầu tư? (2) • Là quá trình bỏ vốn nhằm tạo ra các tài sản vật chất dưới dạng các công trình xây dựng (Xây dựng) • Là quá trình sử dụng vốn hoặc các nguồn lực khác nhằm đạt được mục tiêu nào đó • Đầu tư là quá trình sử dụng phối hợp các nguồn lực trong một khoảng thời gian xác định nhằm đạt được kết quả hoặc một tập hợp các mục tiêu xác định trong điều kiện KTXH nhất định • ĐẦU TƯ LÀ QUÁ TRÌNH ĐỂ TIỀN ĐẺ RA TIỀN Kỳ I, 2015 – 2016 5
  6. 1.1.1 Đầu tư? (3) • Nguồn lực đầu tư: • Tiền • Tài nguyên Đầu tư • Lao động thương mại • Kết quả đạt được: • Tăng vốn (tài chính) Đầu tư • tài Tăng năng lực sản xuất chính • Tăng lực phục vụ ĐẦU TƯ PHÁT • Tăng kiến thức, trí tuệ TRIỂN • Đầu tư sẽ tạo ra: • Lợi ích trực tiếp cho chủ đầu tư • Lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp cho xã hội và nền kinh tế Kỳ I, 2015 – 2016 6
  7. 1.1.2 Phân loại hoạt động đầu tư (1) • Theo bản chất của đối tượng đầu tư: • Đầu tư cho đối tượng vật chất (nhà xưởng, thiết bị ) • Đầu tư cho đối tượng phi vật chất (đào tạo, nghiên cứu ) • Theo tính chất và quy mô đầu tư: • DA quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định • DA nhóm A do Chính phủ quyết định • DA nhóm B, C do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh và thành phố trực thuộc TW quyết định Kỳ I, 2015 – 2016 7
  8. 1.1.2 Phân loại hoạt động đầu tư (2) • Theo lĩnh vực hoạt động của kết quả đầu tư: • Đầu tư phát triển SXKD • Đầu tư phát triển KHKT • Đầu tư phát triển CSHT • Theo đặc điểm hoạt động của kết quả đầu tư: • Đầu tư tái sản xuất TSCĐ (đầu tư cơ bản) • Đầu tư tạo ra các tài sản lưu động (đầu tư vận hành) Kỳ I, 2015 – 2016 8
  9. 1.1.2 Phân loại hoạt động đầu tư (3) • Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng của kết quả đầu tư: • Đầu tư ngắn hạn (ngắn, vốn ít, nhanh thu hồi) • Đầu tư dài hạn (5 năm trở ra, vốn lớn, chậm thu hồi) • Theo giai đoạn hoạt động của kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội: • Đầu tư thương mại (ngắn hạn, quay vòng nhanh) • Đầu tư sản xuất (dài hạn, quay vòng chậm) Kỳ I, 2015 – 2016 9
  10. 1.1.2 Phân loại hoạt động đầu tư (4) • Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư: • Đầu tư gián tiếp: Bỏ vốn nhưng không trực tiếp quản lý • Đầu tư trực tiếp: Bỏ vốn và trực tiếp quản lý, bao gồm: • Đầu tư phát triển: Làm tăng GTSX, năng lực sản xuất và năng lực phục vụ • Đầu tư dịch chuyển: Chỉ làm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị tài sản mà không làm tăng GTSX, năng lực sản xuất và năng lực phục vụ. VD: Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp Kỳ I, 2015 – 2016 10
  11. 1.1.2 Phân loại hoạt động đầu tư (5) • Theo nguồn vốn trên phạm vi hoạt động đầu tư: • Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước (ngân sách, DN, tiết kiệm) • Đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài • Theo vùng lãnh thổ: • Đầu tư cho vùng kinh tế trọng điểm • Đầu tư cho nông thôn – thành thị • Đầu tư cho vùng sâu, vùng xa Kỳ I, 2015 – 2016 11
  12. 1.2 Đầu tư phát triển 1.2.1 Đầu tư phát triển? 1.2.2 Tác động giữa đầu tư phát triển với tăng trưởng và phát triển Kỳ I, 2015 – 2016 12
  13. 1.2.1 Đầu tư phát triển? • Khái niệm đầu tư phát triển • Đặc điểm của đầu tư phát triển • Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển • Vốn và nguồn vốn đầu tư phát triển Kỳ I, 2015 – 2016 13
  14. Khái niệm đầu tư phát triển (1) • Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là hoạt động sử dụng vốn trong hiện tại để tạo ra tài sản vật chất, trí tuệ mới, năng lực sản xuất mới và duy trì những tài sản hiện có nhằm tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển • Đầu tư phát triển là một phương thức đầu tư trực tiếp trong đó quá trình đầu tư làm tăng giá trị sản xuất, năng lực sản xuất, năng lực phục vụ của tài sản. Kỳ I, 2015 – 2016 14
  15. Khái niệm đầu tư phát triển (2) • Đầu tư là sự hy sinh các • Đầu tư phát triển là đầu nguồn lực hiện tại để tiến tư mang lại lợi ích cho hành các hoạt động nào nền kinh tế đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra Kỳ I, 2015 – 2016 15
  16. Khái niệm đầu tư phát triển (3) LƯU Ý: • Đầu tư phát triển sử dụng nhiều loại nguồn lực, đặc biệt là tiền vốn • Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn thực hiện nhằm đạt những mục tiêu nhất định • Mục đích của đầu tư phát triển là sự phát triển bền vững vì lợi ích của quốc gia, cộng đồng và nhà đầu tư • Hoạt động đầu tư phát triển là một quá trình và có độ trễ về thời gian Kỳ I, 2015 – 2016 16
  17. Đọc tài liệu • Đầu tư phát triển ở phạm vi doanh nghiệp và nền kinh tế có gì khác biệt? • Đầu tư phát triển và đầu tư tài chính có gì khác nhau? • Mối quan hệ tương hỗ giữa đầu tư phát triển, đầu tư tài chính và đầu tư thương mại? • Khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ? Kỳ I, 2015 – 2016 17
  18. Đặc điểm của đầu tư phát triển 1. Quy mô nguồn lực đầu tư lớn, đặc biệt là vốn lớn, khê động trong suốt thời gian thực hiện đầu tư 2. Thời kỳ đầu tư kéo dài (bắt đầu thực hiện – hoàn thành và đi vào hoạt động) 3. Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài (từ khi công trình đi vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn sử dụng) 4. Thành quả của hoạt động đầu tư phát triển chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của vùng DA 5. Độ rủi ro cao Kỳ I, 2015 – 2016 18
  19. Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển Tùy theo cách tiếp cận để phân chia nội dung đầu tư phát triển: • Theo lĩnh vực phát huy tác dụng: • Gồm đầu tư phát triển SX, CSHT, VH, GD, Y tế, KHKT • Để xác định quy mô vốn, đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư theo ngành, lĩnh vực • Theo khái niệm đầu tư phát triển: • Gồm đầu tư phát triển tài sản vật chất (tài sản cố định, hàng tồn kho), tài sản vô hình (chất lượng nhân lực, nghiên cứu triển khai KHCN, marketing ) • Để xác định %, vai trò của từng bộ phận trong tổng đầu tư • Theo quá trình hình thành và thực hiện đầu tư: • Gồm đầu tư cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hành • Để xác định đầu tư ở từng giai đoạn khác nhau Kỳ I, 2015 – 2016 19
  20. Vốn và nguồn vốn đầu tư phát triển VỐN NGUỒN VỐN • Là nguồn lực để thực hiện • Là nguồn tích lũy, tập trung đầu tư và phân phối cho đầu tư • Đặc trưng của vốn: • Là nguồn tiết kiệm hay tích • Biểu hiện bằng giá trị lũy mà có thể huy động vào • Phải vận động sinh lời quá trình tái sản xuất • Cần tích tụ và tập trung • Gắn với chủ sở hữu • Có giá trị theo thời gian Kỳ I, 2015 – 2016 20
  21. Tác động giữa đầu tư phát triển với tăng trưởng và phát triển 1. Tác động đến tổng cầu và tổng cung 2. Tác động đến tăng trưởng kinh tế Phát 3. Tác động đến chuyển dịch cơ cấu triển kinh tế Tăng 4. Tác động đến khoa học công nghệ trưởng 5. Tác động đến tiến bộ xã hội và môi Đầu tư phát trường triển 6. Tác động của tăng trưởng và phát triển kinh tế đến đầu tư Kỳ I, 2015 – 2016 21
  22. (1) Tác động đến tổng cầu và tổng cung (1) • Tác động đến tổng cầu (AD) AD = C + I + G + X – M • Gia tăng đầu tư (I) sẽ làm cho tổng cầu (AD) tăng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. • Tác động đến tổng cung (AS) Q=F(K,L,T,R ) • Tăng K=> tăng Q (AS) (trực tiếp) • Tăng K nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (L) , đổi mới công nghệ (T) Do đó, đầu tư lại gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế. Kỳ I, 2015 – 2016 22
  23. (1) Tác động đến tổng cầu và tổng cung (2) Tác động của tăng I làm dịch chuyển đến AD2 P AS1 AS2 E1 P E 1 2 Tác động của tăng K P 2 làm dịch chuyển đến AS2 Sản lượng tăng AD2 AD1 từ Q1 thành Q2 Sản lượng Q1 Q2 Kỳ I, 2015 – 2016 23
  24. (2) Tác động đến tăng trưởng kinh tế • Đầu tư phát triển vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng: • Nâng cao hiệu quả đầu tư • Tăng năng suất nhân tố tổng hợp (TFP – Total Factor Productivity) • Chuyển dịch cơ cấu kinh tế • Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Kỳ I, 2015 – 2016 24
  25. Tăng trưởng GDP của Việt Nam (%) 10 Real GDP Growth rate (in %) 9 8 7 6 5,8 5,8 5,8 5,1 5,3 4,9 5 5.0 4,8 Khủng hoảng TC toàn cầu Liên Xô sụp đổ Khủng hoảng TC Đông Á 4 3 Kỳ I, 2015 – 2016 25
  26. (3) Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế • Cơ cấu kinh tế là cơ cấu tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, có quan hệ chặt chẽ với nhau, được biểu hiện cả về mặt chất và mặt lượng, tùy theo mục tiêu của nền kinh tế. • Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Sự chuyển dịch kinh tế xảy ra khi có sự phát triển không đồng đều về quy mô tốc độ giữa các ngành, vùng. Kỳ I, 2015 – 2016 26
  27. (4) Tác động đến khoa học công nghệ • Công nghệ bao gồm: • Phần cứng: máy móc, thiết bị • Phần mềm: văn bản, tài liệu • Con người: kỹ năng kinh nghiệm • Tổ chức: các thể chế, các phương pháp tổ chức • Công nghệ thường được chuyển giao từ nhà đầu tư (nhập khẩu, tự nghiên cứu và ứng dụng ) • Chỉ tiêu: % vốn đầu tư đổi mới công nghệ, mua sắm máy móc thiết bị, vốn đầu tư theo chiều sâu, đầu tư các công trình trọng điểm trong tổng vốn đầu tư Kỳ I, 2015 – 2016 27
  28. (5) Tác động tới tiến bộ xã hội và môi trường •Tác động tới tiến bộ xã hội • Tăng trưởng kinh tế, cải thiện mức sống, tiếp cận các dịch vụ cơ bản của xã hội như y tế, giáo dục • Tạo việc làm, giảm thất nghiệp, giảm nghèo •Tác động tới môi trường • Tích cực: làm tăng chất lượng môi trường • Tiêu cực: làm giảm chất lượng môi trường Kỳ I, 2015 – 2016 28
  29. (6) Tác động của tăng trưởng và phát triển kinh tế đến đầu tư • Cải thiện môi trường đầu tư (chính sách, CSHT, kỹ thuật công nghệ, chính trị xã hội, thị trường ) • Tăng tỷ lệ tích lũy, bổ sung vốn cho đầu tư phát triển • Hoàn thiện hạ tầng cơ sở và hạ tầng kỹ thuật để thu hút đầu tư Kỳ I, 2015 – 2016 29
  30. 1.3 Một số lý thuyết kinh tế về đầu tư 1.3.1 Số nhân đầu tư 1.3.2 Gia tốc đầu tư 1.3.3 Quỹ nội bộ đầu tư 1.3.4 Tân cổ điển 1.3.5 Mô hình HARROD- DOMAR Kỳ I, 2015 – 2016 30
  31. 1.3.1 Lý thuyết số nhân đầu tư • Số nhân đầu tư (k) Y k I DY DY 1 1 k = = = = DS DY - DC 1- MPC MPS • Trong đó: ΔY – Mức gia tăng sản lượng ΔI – Mức gia tăng vốn đầu tư ΔC – Mức gia tăng tiêu dùng MPC, MPS: Khuynh hướng tiêu dùng, tiết kiệm cận biên k- Mức sản lượng tăng thêm trên một đơn vị đầu tư tăng thêm (k>1) Kỳ I, 2015 – 2016 31
  32. 1.3.2 Lý thuyết gia tốc đầu tư (1) • Gia tốc đầu tư (x) thể hiện tương quan giữa sản lượng và vốn đầu tư K x = K = x * Y Y • Trong đó: x - Hệ số gia tốc đầu tư K - Vốn đầu tư tại thời kỳ nghiên cứu Y - Sản lượng tại thời kỳ nghiên cứu • Mở rộng chính sách tài khóa >>> Tăng mức đầu tư >>> Tăng sản lượng Kỳ I, 2015 – 2016 32
  33. 1.3.2 Lý thuyết gia tốc đầu tư (2) • Ưu điểm: • Nếu x không thay đổi trong kỳ kế hoạch thì có thể sử dụng công thức để lập kế hoạch khá chính xác. • Phản ánh sự tác động của tăng trưởng kinh tế dẫn đến đầu tư. • Hạn chế: • Giả định quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng và đầu tư là cố định • Lý thuyết này cho rằng ΔI=0 => ΔY=0, thực tế không hoàn toàn đúng • Toàn bộ vốn đầu tư mong muốn đều được thực hiện ngay trong cùng một thời kỳ. Điều này không đúng cho nhiều tường hợp. Kỳ I, 2015 – 2016 33
  34. 1.3.3 Lý thuyết quỹ đầu tư nội bộ • Đầu tư tỷ lệ thuận với lợi nhuận thực tế • I= f(lợi nhuận thực tế) • Lợi nhuận càng cao >>> càng đầu tư nhiều (phần lợi nhuận giữ lại) • Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp tăng đầu tư • Giảm thuế lợi tức cho doanh nghiệp >>> Tăng lợi nhuận >>> Tăng đầu tư >>> Tăng sản lượng Kỳ I, 2015 – 2016 34
  35. 1.3.4 Lý thuyết tân cổ điển (1) • Đầu tư = Tiết kiệm • Hàm sản xuất có dạng: Y = Aert KαL1-α • Aert là năng suất toàn bộ nhân tố (đặc trưng cho công nghệ) • Từ hàm sản xuất Cobb - Douglas trên đây ta có thể tính được tốc độ tăng trưởng của sản lượng như sau: g = r + αh + (1-α) n g: Tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng. h: Tỷ lệ tăng trưởng của vốn. n: Tỷ lệ tăng trưởng lao động Kỳ I, 2015 – 2016 35
  36. 1.3.4 Lý thuyết tân cổ điển (2) • Gọi đầu tư ròng là ∆I và ∆I = ∆K • ∆K = S = s*Y >>> ∆K = s*Y • Chia cả 2 vế cho K: DK s*Y Y = hoặc h = s K K K • Khi đó: g = r + αg + (1-α)n • Suy ra: g – αg = r + (1-α )n r (1 - α)g = r +(1-α )n • g = + n 1-a • Tăng sản lượng phụ thuộc vào công nghệ và lao động Kỳ I, 2015 – 2016 36
  37. 1.3.5 Mô hình Harrod – Domar (1) • Giải thích tỷ lệ gia tăng vốn so với sản lượng (ICOR_Incremental Capital Output Ratio) K S I ICOR Y Y Y • Khi ICOR không đổi thì: • Tiết kiệm là nguồn gốc của tăng trưởng • Tiết kiệm càng lớn thì đầu tư càng lớn và tăng trưởng càng cao. Kỳ I, 2015 – 2016 37
  38. 1.3.5 Mô hình Harrod – Domar (2) DK s*Y s*Y ICOR= = DY = DY DY Suy ra ICOR Phương trình phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế: DY s*Y g = = :Y Y ICOR s Tiết kiệm là nguồn gốc g = ICOR của tăng trưởng kinh tế Kỳ I, 2015 – 2016 38
  39. 1.3.5 Mô hình Harrod – Domar (3) DK DK ICOR= DY = DY ICOR Nếu ICOR cố định trong một giai đoạn và muốn tăng trưởng kinh tế thì nhất thiết phải đầu tư Kỳ I, 2015 – 2016 39
  40. 1.3.5 Mô hình Harrod – Domar (4) • Ưu điểm của ICOR: • Dễ dùng cho dự báo (Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 1% >>> Đầu tư tăng?) • Dễ đọc và phân tích • Hạn chế của ICOR: • Chỉ cân nhắc yếu tố vốn, bỏ qua các yếu tố khác (đặc biệt ở các nước đang phát triển) • Chỉ xem xét đầu tư hữu hình • Chưa cân nhắc yếu tố thời gian Kỳ I, 2015 – 2016 40
  41. Đọc tài liệu về ICOR với nền kinh tế • ICOR trong ngành nông nghiệp thấp hơn ICOR của ngành công nghiệp và dịch vụ. Tại sao? • ICOR càng thấp thì hiệu quả đầu tư càng cao? • Dùng ICOR ở quốc gia phát triển và đang phát triển cần quan tâm điều gì? Kỳ I, 2015 – 2016 41
  42. Hết chương Kỳ I, 2015 – 2016 42