Bài giảng Kế toán 1 - Chương 3: Kế toán hàng tồn kho

pdf 58 trang Gia Huy 24/05/2022 3020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán 1 - Chương 3: Kế toán hàng tồn kho", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_1_chuong_3_ke_toan_hang_ton_kho.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kế toán 1 - Chương 3: Kế toán hàng tồn kho

  1. CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO 1
  2. MỤC TIÊU • Nguyên tắc và phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho. • Quy trình kiểm soát nội bộ hàng trong kho. • Phương pháp kế toán hàng tồn kho theo hệ thống kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ. • Nguyên tắc và kế toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. • Trình bày thông tin về hàng tồn kho trên báo cáo tài chính. 2
  3. TÀI LIỆU SỬ DỤNG • Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 (VAS 02). • Thông tư 161/2007/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2007 hướng dẫn thực hiện 16 chuẩn mực kế toán. • Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014. • Giáo trình Kế toán tài chính • Các văn bản pháp lý có liên quan. 3
  4. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Khái niệm Hàng tồn kho là tài sản nằm trong khâu dự trữ của quá trình sản xuất kinh doanh, là loại tài sản ngắn hạn vì nó thường được mua vào để sản xuất hoặc để bán đi trong vòng một năm hay trong vòng một chu kỳ hoạt động kinh doanh thông thường. 4
  5. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Phân loại Theo mục đích sử dụng, hàng tồn kho có thể được phân chia thành hai loại, đó là: hàng tồn kho sẽ được bán cho khách hàng và hàng tồn kho sẽ được doanh nghiệp sử dụng trong các hoạt động của mình. 5
  6. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Phân loại Theo quy định của VAS- 02 “Hàng tồn kho” thì hàng tồn kho được chia thành 3 loại: + Hàng tồn kho được giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường + Hàng tồn kho đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang + Hàng tồn kho là nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. 6
  7. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Kiểm soát nội bộ hàng trong kho Để nhận biết một cách cụ thể tình hình hiện có và sự biến động thường xuyên của từng mặt hàng được bảo quản trong kho cả hiện vật và giá trị, kế toán áp dụng hệ thống kê khai thường xuyên trong kế toán hàng tồn kho. 7
  8. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Kiểm soát nội bộ hàng trong kho Sổ kế toán được dùng để ghi chép, theo dõi số hiện có và sự biến động của từng chủng loại hàng trong kho, với những ký hiệu riêng gọi là “Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa”. Đây là mẫu sổ dùng chung cho các loại hàng tồn kho được bảo quản trong kho như là nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa. 8
  9. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 9
  10. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 10
  11. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 11
  12. TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO Nguyên tắc xác định giá trị hàng tồn kho Chuẩn mực kế toán 02 “ Hàng tồn kho” đã xác định: “Hàng tồn kho tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được” 12
  13. TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO Nguyên tắc xác định giá trị hàng tồn kho Giá gốc hàng tồn kho nói chung bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái sẵn sàng đưa vào sử dụng. 13
  14. TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO 1 2 3 CHI PHÍ CHI PHÍ CHI PHÍ MUA CHẾ BIẾN LIÊN QUAN TRỰC TIẾP KHÁC 14
  15. TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO 1 Giá mua, Các loại thuế không được hoàn lại, CHI PHÍ Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo MUA quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua. 15
  16. TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO 2 Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí CHI PHÍ có liên hệ trực tiếp đến sản CHẾ BIẾN phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm. 16
  17. TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO 2 Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản CHI PHÍ xuất gián tiếp, thường CHẾ BIẾN không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất. Ví dụ: chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất. 17
  18. TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO 2 Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí CHI PHÍ chế biến cho mỗi đơn vị sản CHẾ BIẾN phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường. 18
  19. TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO 2 Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn CHI PHÍ công suất bình thường thì CHẾ BIẾN chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. 19
  20. TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO 2 Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn CHI PHÍ công suất bình thường thì CHẾ BIẾN chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. 20
  21. TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO 2 Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí CHI PHÍ sản xuất gián tiếp, thường CHẾ BIẾN thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất. Ví dụ: chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. 21
  22. TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO 2 Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào CHI PHÍ chi phí chế biến cho mỗi CHẾ BIẾN đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. 22
  23. TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO 2 Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản CHI PHÍ phẩm trong cùng một CHẾ BIẾN khoảng thời gian mà chi phí chế biến của mỗi loại sản phẩm không được phản ánh một cách tách biệt, thì chi phí chế biến được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán. 23
  24. TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO 2 Trường hợp có sản phẩm phụ, thì giá trị sản phẩm CHI PHÍ phụ được tính theo giá trị CHẾ BIẾN thuần có thể thực hiện được và giá trị này được trừ (–) khỏi chi phí chế biến đã tập hợp chung cho sản phẩm chính. 24
  25. TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO 3 Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng CHI PHÍ tồn kho bao gồm các khoản LIÊN QUAN chi phí khác ngoài chi phí TRỰC TIẾP mua và chi phí chế biến KHÁC hàng tồn kho. Ví dụ: trong giá gốc thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiết kế sản phẩm cho một đơn đặt hàng cụ thể. 25
  26. TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO Nguyên tắc xác định giá trị hàng tồn kho Khi mua hàng tồn kho nếu được nhận kèm thêm sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, phụ tùng thay thế (phòng ngừa trường hợp hỏng hóc) thì kế toán phải xác định và ghi nhận riêng sản phẩm, phụ tùng, thiết bị thay thế theo giá trị hợp lý. Giá trị sản phẩm, hàng mua được xác định bằng tổng giá trị của hàng mua trừ đi giá trị sản phẩm, thiết bị, phụ tùng thay thế. 26
  27. TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO Nguyên tắc xác định giá trị hàng tồn kho Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính cần thiết cho việc hoàn thành và tiêu thụ chúng. Cuối năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 27
  28. TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp: - Phương pháp tính theo giá đích danh. - Phương pháp nhập trước, xuất trước (NT-XT). - Phương pháp tính bình quân gia quyền (BQGQ). 28
  29. TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO Phương pháp nhập trước, xuất trước 29
  30. TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO Phương pháp bình quân gia quyền 30
  31. KẾ TOÁN CHI TIẾT HÀNG TỒN KHO Tùy theo cách tổ chức ghi chép và cách đối chiếu giữa kho và kế toán mà có những phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho sau đây: - Phương pháp Thẻ song song. - Phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển. - Phương pháp Sổ số dư. 31
  32. KẾ TOÁN CHI TIẾT HÀNG TỒN KHO Phương pháp Thẻ song song. 32
  33. KẾ TOÁN CHI TIẾT HÀNG TỒN KHO Phương pháp Thẻ song song 33
  34. KẾ TOÁN CHI TIẾT HÀNG TỒN KHO Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 34
  35. KẾ TOÁN CHI TIẾT HÀNG TỒN KHO Phương pháp sổ số dư 35
  36. KẾ TOÁN CHI TIẾT HÀNG TỒN KHO Phương pháp sổ số dư 36
  37. KẾ TOÁN CHI TIẾT HÀNG TỒN KHO Phương pháp sổ số dư 37
  38. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO Có 2 lựa chọn về phương pháp kế toán hàng tồn kho, đó là kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ. Tuy nhiên, sự lựa chọn nào cũng phải duy trì ít nhất trong 1 niên độ kế toán và phải được áp dụng thống nhất cho tất cả các loại hàng tồn kho trong doanh nghiệp. Riêng đối với doanh nghiệp xây lắp, không được sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ. 38
  39. KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN Kế toán nguyên vật liệu Tài khoản 152: phản ánh tổng hợp giá trị nguyên vật liệu trong kho và sự biến động của nguyên vật liệu trong kho Tài khoản 151: phản ánh giá trị nguyên vật liệu (kể cả hàng hóa, công cụ, dụng cụ) mua nhưng cuối tháng chưa về nhập kho. 39
  40. KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN. Kế toán nguyên vật liệu 40
  41. KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN. Kế toán nguyên vật liệu 41
  42. KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN. Kế toán công cụ, dụng cụ Tài khoản 153: phản ánh tổng hợp giá trị công cụ, dụng cụ trong kho. Tài khoản này có 4 tài khoản cấp 2: - TK 1531 – Công cụ, dụng cụ. - TK 1532 – Bao bì luân chuyển - TK 1533 – Đồ dùng cho thuê. - TK 1534 – Thiết bị, phụ tùng thay thế. Tài khoản 242: phản ánh giá trị công cụ dụng cụ chờ phân bổ (trong trường hợp phân bổ 2 lần hoặc nhiều lần). 42
  43. KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN. Kế toán công cụ, dụng cụ 43
  44. KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN. Kế toán hàng tồn kho là sản phẩm đang chế tạo và thành phẩm Chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất bao gồm: chi phí về nguyên vật liệu để chế biến(chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) và các chi phí chế biến phát sinh trong quá trình chuyển hoá nguyên vật liệu thành thành phẩm (Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi). Những chi phí này được tập hợp vào TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 44
  45. KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN. Kế toán hàng hóa Tài khoản 156: phản ánh tổng quát giá trị hàng hóa trong kho và mở tài khoản cấp 2: - TK 1561 - Giá mua hàng hóa - TK 1562 - Chi phí mua hàng hóa, nhằm phản ánh riêng phần chi phí mua của hàng hóa trong kho. 45
  46. KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN. Kế toán hàng hóa 46
  47. KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho Tài khoản 2294: phản ánh số điều chỉnh giảm cho hàng tồn kho. giá trị thuần Lượng VT, có thể thực Mức dự HH tồn kho giá gốc hiện được phòng giảm giảm giá tại VT, HH = x - tại thời giá VT, HH thời điểm lập điểm lập cần lập BCTC BCTC 47
  48. KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho 48
  49. KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ Trong phương pháp này, kế toán không phản ánh thường xuyên sự biến động của các loại hàng tồn kho trên sổ kế toán. TK 611- “Mua hàng” dùng phản ánh sự biến động của hàng tồn kho ở khâu mua, TK 631- “Giá thành sản xuất” phản ánh sự biến động của hàng tồn kho ở khâu sản xuất TK 632 – “Giá vốn hàng bán” phản ánh sự biến động của hàng tồn kho ở khâu bán. 49
  50. KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ Nguyên tắc chung về kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ : - Đầu kỳ, kết chuyển giá trị tồn vào tài khoản 611 (nếu ở khâu mua) hoặc TK 631 (nếu ở khâu sản xuất) hoặc TK 632 (nếu ở khâu bán). - Cuối kỳ, phản ánh giá trị tăng trong kỳ vào TK 611(nếu mua vào), hoặc TK 631(nếu ở khâu sản xuất) hoặc TK 632 (nếu là thành phẩm sản xuất trong kỳ ). Đồng thời căn cứ kết quả kiểm kê để ghi nhận giá trị tồn cuối kỳ vào TK 15* 50
  51. KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 51
  52. KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ Kế toán hàng tồn kho là sản phẩm đang chế tạo và thành phẩm 52
  53. KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ Kế toán hàng tồn kho là sản phẩm đang chế tạo và thành phẩm 53
  54. KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ Kế toán hàng hóa 54
  55. TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Thông tin về hàng tồn kho được trình bày trên Bảng cân đối kế toán như sau: - Các thông tin về hàng tồn kho chủ yếu được trình bày ở khoản mục “Hàng tồn kho” trong phần “Tài sản ngắn hạn” theo 2 chỉ tiêu: giá gốc và dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 55
  56. TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Thông tin về hàng tồn kho được trình bày trên Bảng cân đối kế toán như sau: - Đối với sản phẩm dở dang, nếu thời gian sản xuất luân chuyển vượt quá một chu kỳ kinh doanh thông thường thì trình bày tại chỉ tiêu “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn” thuộc phần “Tài sản dài hạn”. 56
  57. TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Thông tin về hàng tồn kho được trình bày trên Bảng cân đối kế toán như sau: - Đối với vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế có thời gian dự trữ trên 12 tháng hoặc hơn 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường thì trình bày tại chỉ tiêu “Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn” thuộc phần “ Tài sản dài hạn”. 57
  58. Tóm tắt chương ‒ HTK là 1 loại TS ngắn hạn quan trọng liên quan đến hoạt động kinh doanh cơ bản tạo ra lợi nhuận của DN. ‒ Giá trị HTK được trình bày trên BCTC là theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được => lựa chọn phương pháp kế toán trong chính sách kế toán HTK và ước tính kế toán sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính (BCĐKT) và tình hình kinh doanh (BCKQHĐKD) của DN. ‒ Nguyên tắc kế toán cơ bản chi phối chủ yếu ghi nhận và trình bày thông tin HTK: giá gốc, thận trọng và nhất quán. ‒ Tổ chức KT tổng hợp và KT chi tiết đối tượng HTK theo pp KKTX có ưu điểm là tính kịp thời trong quản lý và cung cấp thông tin HTK về hiện vật và giá trị. 58