Bài giảng Kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp - Chương 4: Kế toán tài sản cố định

ppt 40 trang cucquyet12 7410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp - Chương 4: Kế toán tài sản cố định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ke_toan_don_vi_hanh_chinh_su_nghiep_chuong_4_ke_to.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp - Chương 4: Kế toán tài sản cố định

  1. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 4.1. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ 4.1.1. Khái niệm đặc điểm TSCĐ ➢ Khái niệm: Theo quyết định 32/2008/QĐ-BTC ngày 25/5/2008. TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu và những TS khác có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài ➢ Tiêu chuẩn để ghi nhận là một TSCĐ - Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên - Có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên ➢ Đặc điểm - Tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD hoặc các hoạt động của đơn vị không thay đổi hình thái vật chất - Giá trị của tài sản bị hao mòn dần được ghi giảm nguồn kinh phí hoặc tính vào chi phí SXKD
  2. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 4.1.2. Nhiệm vụ kế toán - Ghi chép phản ánh kịp thời đầy đủ chính xác số lượng và giá trị của từng tài sản theo tứng bộ phận sử dụng - Tính đúng, đủ và phân bổ khấu hao, hao mòn TSCĐ sử dụng cho các mục đích trong đơn vị - Lập kế hoạch dự toán chi phí sửa chữa, cải tạo để nâng cao hiệu quả sử dụng - Thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu - Tham gia kiểm kê đánh giá TSCĐ theo quy định
  3. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 4.2. Phân loại và đánh giá TSCĐ 4.2.1. Phân loại TSCĐ ➢ Căn cứ vào hình thái biểu hiện - Tài sản cố định hữu hình - Tài sản cố định vô hình ➢ Căn cứ vào công dụng và tình hình sử dụng - TSCĐ dùng cho hoạt động chuyên môn - TSCĐ dùng cho chương trình dự án - TSCĐ dùng cho đơn đặt hàng của NN - TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD - TSCĐ dùng cho hoạt động an ninh quốc phòng - TSCĐ chờ xử lý ➢ Căn cứ vào quyền sở hữu - Tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị - Tài sản đi thuê
  4. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 4.2.2. Đánh giá TSCĐ Nguyên giá TSCĐHH là toàn bộ các chi phí mà DN phải bỏ ra để có được TSCĐHH tính đến thời Nguyên điểm đưa TS đó vào trạng thái sẵn sàng sử giá dụng. Nguyên giá TSCĐVH là toàn bộ các chi phí mà Ghi nhận doanh nghiệp phải bỏ ra để có TSCĐVH tính ban đầu đến thời điểm đưa TS đó vào sử dụng theo dự tính. Thời Hao mòn lũy kế của TSCĐ là tổng cộng số hao điểm mòn đã ghi giảm nguồn KP hoặc tính vào chi phi kinh doanh tính đến thời điểm báo cáo. Nắm giữ sử dụng Giá trị còn lại của TSCĐ là hiệu số giữa nguyên giá của TSCĐ và số KHLK (hoặc giá trị HMLK) của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo.
  5. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 4.2.2. Đánh giá TSCĐ ➢ TSCĐ HH mua ngoài (cả mới và cũ) Chi phí vận Nguyên Giá mua cả Thuế không = + + chuyển, bốc dỡ, giá TSCĐ thuế GTGT đc hoàn lại lắp đặt, chạy thử ➢ TSCĐ HH xây dựng cơ bản hoàn thành Nguyên Giá công trinh được Chi phí khác liên quan và = + giá TSCĐ duyệt trong biên bản lệ phí trước bạ (nếu có) ➢ TSCĐ HH được điều chuyển đến Nguyên Giá trị tài sản ghi Chi phí lắp đặt, chạy giá = + trong biên bản thử (nếu có) TSCĐ
  6. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 4.2.2. Đánh giá TSCĐ ➢ TSCĐ HH được viện trợ biếu tặng Nguyên Tổng số tiền chi trả Chi phí khác liên quan = + giá TSCĐ hoặc chi phí thực tế (nếu có) Chú ý: - Các TS đặc biệt (TS vô giá) được sử dụng giá quy ước để làm căn cứ ghi sổ kế toán, nhưng không cộng vào tổng giá trị TSCĐ của đơn vị - Giá quy ước được xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc giá trị các TS tương đương
  7. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 4.3. Kế toán tăng giảm TSCĐ 4.3.1. Kế toán chi tiết TSCĐ ➢ Chứng từ sử dụng - Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 50-HD) - Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 51-HD) - Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (Mẫu số 54-HD) - Biên bản đánh giá lại (Mẫu số 52-HD) - Bảng tính và phân bổ KH TSCĐ (Mẫu số 55-BD) - Các tài liệu khác
  8. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 4.3.2. Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ a) Tài khoản sử dụng + TK 211- TSCĐHH + TK 213- TSCĐVH + Kết cấu tài khoản Nợ TK 211 - TSCĐ HH; TK 213 - TSCĐ VH Có - Tăng NG do mua, xây dựng - Giảm NG do nhượng bán - Tăng NG do nâng cấp. - Giảm NG do tháo bộ phận. - Tăng NG do đánh giá lại. - Giảm NG do đánh giá lại. Tổng PS tăng Tổng PS giảm SDCK:
  9. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH b) Kế toán tăng TSCĐ 1a/ Rút dự toán kinh phí mua TSCĐ nếu không qua lắp đặt, chạy thử Nợ TK 211, 213 : Giá mua Có TK 461,462,465 : Tổng giá TT Có TK 111,112,331 : Chi phí vận chuyển, bốc dỡ 1b/ Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí hình thành TSCĐ Nợ TK 661,662,635,441, : Có TK 466 : 1c/ Nếu rút dự toán ghi đơn Có TK 008, hoặc 009 :
  10. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH b) Kế toán tăng TSCĐ 2a/ Rút dự toán kinh phí mua TSCĐ nếu qua lắp đặt, chạy thử Nợ TK 211, 213 : Giá mua Có TK 461,462,465 : Tổng giá TT Có TK 111,112,331 : Chi phí vận chuyển, bốc dỡ 2b/ Nếu rút dự toán ghi đơn Có TK 008, hoặc 009 : 2c/ Khi lắp đặt hoàn thành bàn giao Nợ TK 211, 213 : Có TK 241 : XDCBDD 2d/ Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí hình thành TSCĐ Nợ TK 661,662,635,441, : Có TK 466 :
  11. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH b) Kế toán tăng TSCĐ 3a/ Xuất quỹ hoặc chuyển tiền gửi NH, KB mua TSCĐ đưa vào sử dụng Nợ TK 211, 213 : Giá mua cả thuế Có TK 111, 112 : 3b/ Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí hình thành TSCĐ Nợ TK 661,662,635,441, : Có TK 466 :
  12. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH b) Kế toán tăng TSCĐ 4a/ Đối với công trình XDCB hoàn thành đưa vào sử dụng Nợ TK 211, 213 : Có TK 241 : 4b/ Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí hình thành TSCĐ Nợ TK 661,662,635,441, : Có TK 466 :
  13. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH b) Kế toán tăng TSCĐ 5a/ Đối TSCĐ nhận do cấp trên cấp kinh phí nếu còn mới Nợ TK 211, 213 : Có TK 461 : 5b/ Đối TSCĐ nhận do cấp trên cấp kinh phí nếu qua sử dụng Nợ TK 211, 213 : Nguyên giá Có TK 461 : Giá trị còn lại Có TK 214 : Giá trị hao mòn 5c/ Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí hình thành TSCĐ Nợ TK 661 : Có TK 466 :
  14. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH b) Kế toán tăng TSCĐ 6a/ Đối TSCĐ nhận do được viện trợ phi dự án, biếu tặng Nợ TK 211, 213 : Có TK 461 : 6b/ Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí hình thành TSCĐ Nợ TK 661 : Có TK 466 :
  15. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH b) Kế toán tăng TSCĐ 7a/ Khi mua TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi, văn hóa Nợ TK 211, 213 : Có TK 111, 112, 331 : 7b/ Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí hình thành TSCĐ Nợ TK 431 : Có TK 466 :
  16. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH b) Kế toán tăng TSCĐ 8a/ Khi được viện trợ không hoàn lại bằng TSCĐ phí dự án (Khi đơn vị có chứng từ ghi thu, ghi chi ngay khi viện trợ Nợ TK 211, 213 : Có TK 461 : 8b/ Khi được viện trợ không hoàn lại bằng TSCĐ theo dự án (Khi đơn vị có chứng từ ghi thu, ghi chi ngay khi viện trợ Nợ TK 211, 213 : Có TK 462 : 8c/ Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí hình thành TSCĐ Nợ TK 661, 662 : Có TK 466 :
  17. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH b) Kế toán tăng TSCĐ 9a/ Khi được viện trợ không hoàn lại bằng TSCĐ (Khi đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi khi viện trợ Nợ TK 211, 213 : Có TK 521 : Thu chưa qua NS 9b/ Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí hình thành TSCĐ Nợ TK 661, 662 : Có TK 466 :
  18. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH b) Kế toán tăng TSCĐ 10a/ Khi mua TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD (Đơn vị tính thuế theo phương pháp khấu trừ) Nợ TK 211, 213 : Giá mua chưa có thuế Nợ TK 3113 : Thuế GTGT đc kt Có TK 111, 112, 331 : Tổng giá TT 10a/ Khi mua TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD (Đơn vị tính thuế theo phương pháp trực tiếp) Nợ TK 211, 213 : Giá mua cả thuế GTGT Có TK 111, 112, 331 : Tổng giá TT 10b/ Cả 2 trường hợp nếu đầu tư bằng các quỹ Nợ TK 431 : Có TK 411 :
  19. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH b) Kế toán tăng TSCĐ 10a/ Khi mua TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD (Đơn vị tính thuế theo phương pháp khấu trừ) Nợ TK 211, 213 : Giá mua chưa có thuế Nợ TK 3113 : Thuế GTGT đc kt Có TK 111, 112, 331 : Tổng giá TT 10a/ Khi mua TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD (Đơn vị tính thuế theo phương pháp trực tiếp) Nợ TK 211, 213 : Giá mua cả thuế GTGT Có TK 111, 112, 331 : Tổng giá TT 10b/ Cả 2 trường hợp nếu đầu tư bằng các quỹ Nợ TK 431 : Có TK 411 :
  20. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH c) Kế toán giảm TSCĐ 1a/ Nhượng bán TSCĐ do NSNN cấp hoặc có nguồn gốc NS - Ghi giảm TSCĐ nhượng bán Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn Nợ TK 466 : Giá trị còn lại Có TK 211,213 : Nguyên giá - Số thu về nhượng bán TSCĐ Nợ TK 111,112,131 : Có TK 5118 : khoản - Các chi phí nhượng bán TSCĐ Nợ TK 5118 : Có TK 111,112,331,152 : - Xử lý chênh lệch thu, chi nhượng bán TSCĐ Nợ TK 5118 : Có TK 461,462,333,431 :
  21. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1b/ Nhượng bán TSCĐ thuộc NV kinh doanh hoặc vốn vay - Ghi giảm TSCĐ nhượng bán Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn Nợ TK 5118 : Giá trị còn lại Có TK 211,213 : Nguyên giá - Số thu về nhượng bán TSCĐ Nợ TK 111,112,131 : Có TK 5118 : Có TK 3331( TGTGT phải nộp) : - Các khoản chi phí nhượng bán TSCĐ Nợ TK 5118 : Nợ TK 3113 : Có TK 111,112,331,152 : - Xử lý chênh lệch thu > chi - Xử lý chênh lệch thu < chi Nợ TK 5118 Nợ TK 4212 Có TK 4212 Có TK 5118
  22. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 2a/ Thanh lý TSCĐ do NSNN cấp hoặc có nguồn gốc từ NS - Như trường hợp nhượng bán 2b/ Thanh lý TSCĐ thuộc NV kinh doanh hoặc vốn vay - Như trường hợp nhượng bán
  23. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH c) Kế toán giảm TSCĐ 3a/ Giảm TSCĐ không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ - Nếu TSCĐ do NSNN cấp hoặc có nguồn gốc NSNN Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn Nợ TK 466 : Giá trị còn lại Có TK 211,213 : Nguyên giá 3b/ Giảm TSCĐ không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ - Nếu TSCĐ thuộc NVKD hoặc vốn vay Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn Nợ TK 631 : Giá trị còn lại nhỏ Nợ TK 643 : Giá trị còn lại lớn Có TK 211,213 : Nguyên giá 3c/ Cả hai trường hợp trên Nợ TK 005 : DC lâu bền đang sử dụng
  24. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH c. Kế toán giảm TSCĐ 4a/ Giảm TSCĐ do phát hiện thiếu (TSCĐ do NSNN cấp hoặc nguồn gốc từ NSNN) - Ghi giảm TSCĐ Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn Nợ TK 466 : Giá trị còn lại Có TK 211,213 : Nguyên giá - Giá trị còn lại của TSCĐ bị thiếu, mất Nợ TK 3118 : Có TK 5118 :
  25. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH c) Kế toán giảm TSCĐ - Xử lý cho phép xóa bỏ thiệt hại Nợ TK 5118 : Có TK 3118 : - Xử lý bắt người chịu trách nhiệm bồi thường Nợ TK 111, 112, 334 : Có TK 3118 : - Số thu từ bồ thường Nợ TK 5118 : Có TK 461,462,333,4314 :
  26. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH c) Kế toán giảm TSCĐ 4b/ Giảm TSCĐ do phát hiện thiếu (TSCĐ có nguồn gốc là NVKD hoặc vốn vay) - Ghi giảm TSCĐ Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn Nợ TK 3118 : Giá trị còn lại Có TK 211,213 : Nguyên giá - Khi có quyết định xử lý Nợ TK 111,112,334 : Có TK 3118 :
  27. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 4.4. Kế toán hao mòn TSCĐ 4.4.1. Nguyên tắc kế toán - Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ được thực hiện đối với tất cả TSCĐHH và TSCĐVH hiện có ở đơn vị (theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ đối với đvị HCSN) - Việc phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ vào sổ kế toán được thực hiện mỗi năm 1 lần vào tháng 12. - TSCĐ sử dụng vào mục đích SXKD thì phải thực hiện trích khấu hao tính vào chi phí hđ SXKD hàng tháng (theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ của Bộ tài chính như đối với DN nhà nước). - Phương pháp tính hao mòn: Tính theo phương pháp bình quân
  28. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 4.4.2. Kế toán hao mòn TSCĐ a) Tài khoản sử dụng + TK 214- Hao mòn TSCĐ + Kết cấu TK Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ Có - Giá trị hao mòn TSCĐ giảm - Giá trị hao mòn TSCĐ tăng trong kỳ. trong kỳ. Tổng PS giảm Tổng PS tăng SDCK: Gồm: TK 2141 – HM TSCĐ hữu hình TK 2142 – HM TSCĐ vô hình
  29. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH b) Phương pháp kế toán 1. Cuối kỳ kế toán năm đv tính và phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ hiện có do NS cấp hoặc có nguồn gốc từ NS Nợ TK 466 : Nguồn KP HT TSCĐ Có TK 214 : Hao mòn TSCĐ 2. Hàng tháng, khi trích khấu hao TSCĐ thuộc nguồn vốn kd hoặc nguồn vốn vay sử dụng cho hđsxkd Nợ TK 631 : Chi HĐ SXKD Có TK 214 : Hao mòn TSCĐ 3. Đối với TSCĐ do NS cấp hoặc có nguồn gốc từ NS (Trừ TSCĐ do NS cấp vốn kd) dùng cho hđsx kd thì hàng tháng, khi trích khấu hao TSCĐ Nợ TK 631 : Chi HĐ SXKD Có TK 431 : (nếu bổ sung quỹ) Có TK 333 : (nếu nộp vào NSNN)
  30. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 4.5. Kế toán XDCB dở dang và sửa chữa lớn TSCĐ 4.5.1. Chứng từ sử dụng - Công tác đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn tài sản cố định của các đơn vị hành chính sự nghiệp được tiến hành theo phương thức giao thầu hoặc tự làm - Phải theo dõi chi tiết cho từng công trình hoặc hạng mục công trinh - Phải mở sổ theo dõi chi tiết từ khi bắt đầu đến khi kết thúc hoàn thành bàn giao
  31. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 4.5.1. Chứng từ sử dụng - Hợp đồng XDCB - Biên bản nghiệm thu bàn giao khối lượng công việc XDCB hoàn thành - Quyết toán khối lượng XDCB hoàn thành - Các chứng từ khác có liên quan
  32. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 4.5.2. Tài khoản sử dụng + Tài khoản 241- Xây dựng cơ bản dở dang + Kết cấu tài khoản Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang Có - Giá trị TSCĐ hình thành - Chi phí thực tế đầu tư, mua - Giá trị công trình loại bỏ, săm, sửa chữa lớn TSCĐ PS duyệt bỏ khi quyết toán - Chi phí cải tạo nâng cấp - Giá trị công trình sửa chữa TSCĐ lớn hoàn thành - Các khoản giảm chi phí ĐTXD Tổng PS tăng Tổng PS giảm SDCK: Gồm: 03 TK cấp 2 TK 2411 - Mua sắn TK 2412 - XDCB TK 2413 - Sửa chữa lớn
  33. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 4.5.3. Phương pháp kế toán a) Mua sắm TSCĐ 1a/ Khi mua TSCĐ phải qua lắp đặt, chạy thử - Nếu TSCĐ dùng cho HCSN Nợ TK 241 (2411) : Có TK 461,462,465 Có TK 111,112,331 : 1b/ Khi mua TSCĐ phải qua lắp đặt, chạy thử - Nếu TSCĐ dùng cho SXKD Nợ TK 241 (2411) : Nợ TK 3113 Có TK 111,112,331 :
  34. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 4.5.3. Phương pháp kế toán a) Mua sắm TSCĐ 1c/ Khi lắp đặt xong đưa vào sử dụng Nợ TK 211 : Có TK 241 (2411) : 1d/ Đồng thời ghi tăng nguồn hình thành TSCĐ Nợ TK 661,662,635,441 Có TK 466 :
  35. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH b) Đầu tư xây dựng cơ bản 1/ Khi tạm ứng kinh phí XDCB Nợ TK 241 (2412) : Có TK 336 : 2a/ Khi mua nhận khối lượng XDCB - Nếu TSCĐ dùng cho HCSN Nợ TK 241 (2412) : Có TK 3311 2b/ Khi mua nhận khối lượng XDCB - Nếu TSCĐ dùng cho SXKD Nợ TK 241 (2412) : Nợ TK 3113 Có TK 3311
  36. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH b) Đầu tư xây dựng cơ bản 3/ Khi trả tiền cho nhà cung cấp Nợ TK 3311 : Có TK 461,462,465,111,112 : 4/ số vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho Nợ TK 152 : Có TK 241 (2412) 5a/ Quyết toán kinh phí XDCB Nợ TK 211, 213 : Nguyên giá Nợ TK 3118 : Chi phí không được duyệt Nợ TK 441 : Chi phí được duyệt Có TK 241 (2412) : Giá trị XDCB 5b/ Đồng thời Nợ TK 661,662,635,441 : Có TK 466
  37. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH c) Kế toán sửa chữa TSCĐ * Sửa chữa thường xuyên - Chi phí sửa chữa nhỏ - Thời gian ngắn - Được hạch toán vào các khoản chi trong kỳ 1/ Các chi phí PS khi sửa chữa Nợ TK 661 : TS thuộc NSNN Nợ TK 662 : TS thuộc dự án Nợ TK 631 : TS thuộc SXKD Có TK 111,112,152,331 : Các chi phí thực tế
  38. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH c) Kế toán sửa chữa TSCĐ * Sửa chữa lớn - Chi phí sửa phát sinh nhiều - Thời gian dài - Có thể làm thay đồi nguyên giá TSCĐ 1a/ Sửa chữa lớn đơn vị tự làm Nợ TK 241 (2413) : Có TK 111,112,152,331,461,462,465 : Các chi phí thực tế 1b/ Nếu rút dự toán thì đồng thời: Có TK 008, 009
  39. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH c) Kế toán sửa chữa TSCĐ 2/ Sửa chữa lớn đơn vị thuê ngoài (giao thầu) Nợ TK 241 (2413) : Có TK 331 : 3/ Khi sửa chữa lớn hoàn thành Nợ TK 661,662,631 : Có TK 241 (2413) : 4a/ Nếu sửa chữa lớn mang tính cải tạo nâng cấp Nợ TK 211,213 : Có TK 241 (2413) : 4b/ Đông thời Nợ TK 661,662,635 : Có TK 466 :
  40. Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Tóm tắt chương 4 - Nguyên tắc về quản lý và sử dụng TSCĐ trong các đơn vị HCSN - Các phương pháp kế toán tăng, giảm TSCĐ, nguồn vốn đầu tư XDCB, việc quản lý và tính hao mòn TSCĐ - Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế vào sổ kế toán chi tiết, tổng hợp liên quan, gắn với thực tiễn trong việc quản lý theo dõi, sử dụng các loại TSCĐ để có hiệu quả.