Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 7: Kế toán nợ vay và dự phòng phải trả - Trần Thị Phương Thanh

pdf 33 trang cucquyet12 5050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 7: Kế toán nợ vay và dự phòng phải trả - Trần Thị Phương Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_tai_chinh_chuong_7_ke_toan_no_vay_va_du_ph.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 7: Kế toán nợ vay và dự phòng phải trả - Trần Thị Phương Thanh

  1. 10/5/2013 CHƯƠNG 7 KT NỢ VAY VÀ DỰ PHÒNG PHẢI TRẢ Trần Thị Phương Thanh NỘI DUNG • Những vấn đề chung • KT các khoản vay ngắn hạn và dài hạn • KT nợ dài hạn – Hình thức nợ thuê tài chính • KT phát hành trái phiếu công ty • KT dự phòng phải trả • Thông tin trình bày trên BCTC NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG • Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình. • Nợ vay là khoản nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch doanh nghiệp đi vay nhằm bổ sung vốn cho hoạt động, mà việc thanh toán số nợ gốc vay (kể cả lãi tiền vay) dẫn đến sự giảm sút về lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. 1
  2. 10/5/2013 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG • Dự phòng phải trả là khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian. Dự phòng phải trả chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau: – Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra. – Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ. – Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG • Nợ tiềm tàng là nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được; Hoặc là nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi nhận. KT CÁC KHOẢN VAY NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN 2
  3. 10/5/2013 Các phương thức trả lãi: • Trả lãi trước ngay khi nhận nợ vay • Trả lãi định kỳ • Trả lãi sau – khi đến hạn 3
  4. 10/5/2013 Việc thanh toán nợ gốc theo thoả thuận có thể là: • Nợ gốc trả 1 lần vào cuối hạn nợ 341 • Nợ gốc được tính cho từng kỳ thanh toán trong thời hạn nợ 341 & 315 4
  5. 10/5/2013 Phạm vi: theo VAS 16 “Chi phí đi vay” Định nghĩa: Chi phí đi vay là lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp đến các khoản vay của doanh nghiệp. Chi phí đi vay bao gồm: • Lãi tiền vay ngắn hạn, lãi tiền vay dài hạn, kể cả lãi tiền vay trên các khoản thấu chi; • Phần phân bổ các khoản chiết khấu hoặc phụ trội phát sinh liên quan đến những khoản vay do phát hành trái phiếu; Định nghĩa: Chi phí đi vay • Phần phân bổ các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá trình làm thủ tục vay; • Chi phí tài chính của tài sản thuê tài chính. 5
  6. 10/5/2013 Ghi nhận chi phí đi vay: - CP đi vay sẽ được phản ánh vào CPSX, KD trong kỳ phát sinh, trừ khi được vốn hóa. Vốn hóa: Chi phí đi vay có thể được vốn hóa vào các công trình xây dựng hoặc các tài sản dở dang. Ghi nhận chi phí đi vay: • Tài sản dở dang là tài sản đang trong quá trình đầu tư xây dựng và tài sản đang trong quá trình sản xuất cần có một thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo mục đích định trước hoặc để bán. Ghi nhận chi phí đi vay: Ví dụ về tài sản dở dang: -Các TS đang trong quá trình xây dựng chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng; -TS dở dang đang trong quá trình sản xuất của những ngành nghề có chu kỳ sản xuất dài hơn 12 tháng. 6
  7. 10/5/2013 Điều kiện được vốn hóa: thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau • DN chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó, và • Chi phí đi vay có thể xác định được một cách đáng tin cậy. Điều kiện được vốn hóa: Ví dụ: DN vay để đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới CP đi vay có được vốn hóa không? Xác định CP đi vay được vốn hóa: - TH khoản vốn vay riêng biệt chỉ sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất 1 TS dở dang - TH phát sinh các khoản vốn vay chung, trong đó có sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất 1 TS dở dang. 7
  8. 10/5/2013 Chi phí đi Thu nhập phát Chi phí đi vay vay được sinh từ hoạt động thực tế phát vốn hoá cho = – đầu tư tạm thời sinh của khoản mỗi kỳ kế của các khoản vay vay riêng biệt toán đó Các khoản thu nhập phát sinh do đầu tư tạm thời các khoản vay riêng biệt trong khi chờ sử dụng vào mục đích có được tài sản dở dang (ví dụ lãi tạm thời gửi tiền ở Ngân hàng, lãi tạm thời cho vay, ) thì được ghi giảm trừ (-) vào chi phí đi vay phát sinh khi vốn hoá. Số chi phí đi Chi phí luỹ kế bình quân vay được vốn gia quyền phát sinh cho Tỷ lệ vốn hoá cho mỗi = đầu tư xây dựng hoặc sản X hoá (%) kỳ kế toán xuất tài sản dở dang cho (3) (1) đến cuối kỳ kế toán (2) Chi Số tháng CP thực tế phí phát sinh trong kỳ Chi phí luỹ kế cho kế toán (5) bình quân gia = x từng Số tháng phát sinh quyền (2) tài sản của kỳ kế toán (6) (4) 8
  9. 10/5/2013 Tổng số tiền lãi vay thực tế của các Tỷ lệ vốn khoản vay phát sinh trong kỳ (7) = x 100% hoá (%) (3) Số dư bình quân gia quyền các khoản vay gốc (8) Số dư Số tháng mà từng của khoản vay phát sinh Số dư bình quân từng trong kỳ kế toán (5) gia quyền các x =  khoản khoản vay gốc (8) Số tháng phát sinh vay gốc của kỳ kế toán (6) (9) Thời điểm bắt đầu vốn hóa: Vốn hoá chi phí đi vay vào giá trị tài sản dở dang được bắt đầu khi thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: a. Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bắt đầu phát sinh; b. Các chi phí đi vay phát sinh; c. Các hoạt động cần thiết trong việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đang được tiến hành. 9
  10. 10/5/2013 Thời điểm bắt đầu vốn hóa: Các hoạt động cần thiết: hoạt động xây dựng, sản xuất hay quản lý chung trước khi bắt đầu xây dựng, sản xuất như xin giấy phép, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, Thời điểm bắt đầu vốn hóa: Ví dụ: DN vay tiền để mua 1 khu đất nhằm xây dựng nhà xưởng. Chi phí đi vay sẽ được vốn hóa khi DN triển khai các hoạt động chuẩn bị mặt bằng để xây lắp. THợp DN chưa tiến hành bất cứ hoạt động nào để thay đổi trạng thái ban đầu của khu đất thì chi phí đi vay sẽ không được vốn hóa. Tạm ngừng vốn hóa: Việc vốn hóa chi phí đi vay sẽ được tạm ngừng lại trong các giai đoạn mà quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn, trừ khi sự gián đoạn đó là cần thiết. Trong GĐ này, CP đi vay được ghi nhận vào CPSX,KD trong kỳ. 10
  11. 10/5/2013 Tạm ngừng vốn hóa: Ví dụ: DN đi vay để đầu tư xây dựng công trình nhà xưởng trong 3 năm. Sau khi kết thúc năm thứ 1, do bất đồng trong Hội đồng quản trị về chiến lược phát triển nên công trình bị tạm ngưng 6 tháng. Trong thời gian này, chi phí đi vay của khoản vay trên vẫn phát sinh. Xử lý? Chấm dứt vốn hóa: Việc vốn hóa chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa TS dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành. CP đi vay phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là CPSX, KD trong kỳ phát sinh. Chấm dứt vốn hóa: Ví dụ: Cty A đi vay để đầu tư xây dựng 1 chung cư, chung cư này đã xây dựng xong và sẵn sàng để đưa vào sử dụng hoặc bán. Lúc này, tuy cty A còn thực hiện 1 số công việc quản lý chung, hay có thể còn phải hoàn thiện các căn hộ theo yêu cầu KH nhưng hoạt động chủ yếu được xem là đã hoàn thành Chấm dứt vốn hóa chi phí đi vay. 11
  12. 10/5/2013 KT PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CÔNG TY Trái phiếu doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là trái phiếu) là một loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả cả gốc và lãi của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu. Trái phiếu là khoản nợ phải trả của DN. Việc ghi nhận trái phiếu và các vấn đề liên quan dựa trên các nguyên tắc được quy định trong: -VAS 01 – Chuẩn mực chung -VAS 21 – Trình bày BCTC -VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác -VAS 16 – Chi phí đi vay -Thông tư 161/2007/TT-BTC 12
  13. 10/5/2013 • Tiền gốc của trái phiếu: được thanh toán cho nhà đầu tư một lần khi đến hạn. • Lãi: thanh toán cho nhà đầu tư theo các phương thức: thanh toán lãi định kỳ (3, 6 hoặc 12 tháng một lần); thanh toán lãi ngay khi phát hành; thanh toán một lần cùng với tiền gốc khi đến hạn. Ví dụ: DN A phát hành 1.000 trái phiếu với mệnh giá là 100.000đ/TP và thời hạn là 5 năm. Lãi suất của trái phiếu là 10%/năm và được trả hàng năm (khi tròn 12 tháng. Mệnh giá trái phiếu: 100.000đ Lãi suất trên trái phiếu (lãi suất danh nghĩa): 10% DN có trách nhiệm trả nợ gốc 100.000đ/TP khi đáo hạn và trả lãi hàng năm là 10% trên nợ gốc. Khi phát hành trái phiếu, vì lãi suất thực tế trên thị trường có thể khác lãi suất danh nghĩa do quan hệ cung cầu, mức rủi ro riêng của từng loại trái phiếu, Giá bán trái phiếu có thể sẽ chênh lệch với mệnh giá để phản ánh mức lãi suất thị trường Các trường hợp xảy ra: -Phát hành trái phiếu ngang giá -Phát hành trái phiếu có chiết khấu -Phát hành trái phiếu có phụ trội 13
  14. 10/5/2013 - Trường hợp này xảy ra khi: Lãi suất danh nghĩa của trái phiếu = lãi suất thị trường. Giá phát hành trái phiếu = mệnh giá của trái phiếu. Ví dụ 1: DN phát hành trái phiếu có mệnh giá là 100.000đ, kỳ hạn 5 năm, lãi suất danh nghĩa của trái phiếu là 10%/năm, lãi suất thị trường là 10%. Giá phát hành của trái phiếu được tính theo giá trị hiện tại của các khoản nợ gốc và lãi mà người mua trái phiếu sẽ được nhận trong tương lai: -PV của tiền lãi: 10.000/(1+10%)+10.000/(1+10%)2 + + 10.000/(1+10%)5 = 37.908đ -PV của nợ gốc: 100.000/(1+10%)5 = 62.092đ Cộng: 100.000đ 14
  15. 10/5/2013 - Trường hợp này xảy ra khi: Lãi suất danh nghĩa của trái phiếu < lãi suất thị trường. Giá phát hành trái phiếu < mệnh giá của trái phiếu. Phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá trái phiếu: chiết khấu trái phiếu. Ví dụ 2: DN phát hành trái phiếu có mệnh giá là 100.000đ, kỳ hạn 5 năm, lãi suất danh nghĩa của trái phiếu là 10%/năm, lãi suất thị trường là 12%. Nếu mua trái phiếu, người đầu tư chỉ được hưởng lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường Họ chỉ đồng ý mua TP nếu giá thấp hơn 100.000đ để bù đắp lại khoản lỗ do tiền lãi thấp hơn. Giá phát hành trái phiếu sẽ là giá trị hiện tại của các khoản lãi và nợ gốc mà người mua trái phiếu sẽ được nhận trong tương lai với lãi suất là 12%: -PV của tiền lãi: 10.000/(1+12%) + 10.000/(1+12%)2 + + 10.000/(1+12%)5 = 36.048đ -PV của nợ gốc: 100.000/(1+12%)5 = 56.742đ Cộng: 92.790đ Chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá: 92.790 – 100.000 = - 7.210đ Chiết khấu trái phiếu là 7.210đ 15
  16. 10/5/2013 - Trường hợp này xảy ra khi: Lãi suất danh nghĩa của trái phiếu > lãi suất thị trường. Giá phát hành trái phiếu > mệnh giá của trái phiếu. Phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá trái phiếu: phụ trội trái phiếu. Ví dụ 3: DN phát hành trái phiếu có mệnh giá là 100.000đ, kỳ hạn 5 năm, lãi suất danh nghĩa của trái phiếu là 10%/năm, lãi suất thị trường là 8%. Nếu mua trái phiếu, người đầu tư được hưởng lãi suất cao hơn lãi suất thị trường Họ đồng ý mua TP với giá cao hơn 100.000đ. Giá phát hành trái phiếu sẽ là giá trị hiện tại của các khoản lãi và nợ gốc mà người mua trái phiếu sẽ được nhận trong tương lai với lãi suất là 8%: -PV của tiền lãi: 10.000/(1+8%) + 10.000/(1+8%)2 + + 10.000/(1+8%)5 = 39.927đ -PV của nợ gốc: 100.000/(1+8%)5 = 68.059đ Cộng: 107.986đ Chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá: 107.986 – 100.000 = 7.986đ Phụ trội trái phiếu là 7.986đ 16
  17. 10/5/2013  KT chi phí phát hành trái phiếu: chi phí cho đại lý phát hành,  KT nhận nợ phát hành trái phiếu: - TK sử dụng: 343 – Trái phiếu phát hành, bao gồm: •TK 3431 – Mệnh giá trái phiếu •TK 3432 – Chiết khấu trái phiếu •TK 3433 – Phụ trội trái phiếu Giá trị ghi sổ ban Mệnh Giá phát đầu của trái = – Chiết khấu = giá hành phiếu Mệnh = Giá phát hoặc = + Phụ trội giá hành 17
  18. 10/5/2013 .Giá phát hành = Mệnh giá Ghi nhận khoản phải trả (mệnh giá TP) = số tiền thực tế nhận được Ví dụ 1: Nợ 111 , 112 100.000 Có 3431 100.000 .Giá phát hành < Mệnh giá Số tiền thực tế nhận được < Mệnh giá Chiết khấu trái phiếu Ví dụ 2: Nợ 111 , 112 92.790 Nợ 3432 7.210 Có 3431 100.000 18
  19. 10/5/2013 .Giá phát hành > Mệnh giá Số tiền thực tế nhận được > Mệnh giá Phụ trội trái phiếu Ví dụ 3: Nợ 111 , 112 107.986 Có 3431 100.000 Có 3433 7.986  Lưu ý: - Chiết khấu, phụ trội trái phiếu: phải được xác định và ghi nhận ngay tại thời điểm phát hành trái phiếu. - Chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất danh nghĩa sau thời điểm phát hành trái phiếu sẽ không ảnh hưởng đến giá trị của khoản phụ trội hay chiết khấu đã được xác định vào thời điểm phát hành trái phiếu. -Trong TH phát hành trái phiếu có chiết khấu hay phụ trội: khoản nợ phải trả về trái phiếu tại thời điểm phát hành luôn được trình bày theo giá gốc (số tiền thực nhận khi phát hành) -Đến thời điểm trả nợ: DN chỉ có nghĩa vụ trả theo mệnh giá Nợ phải trả về trái phiếu sẽ phải = mệnh giá Toàn bộ khoản chiết khấu hay phụ trội trái phiếu sẽ phải được phân bổ trong quá trình lưu hành trái phiếu. 19
  20. 10/5/2013 Theo quyết định 15/2006: Trong suốt thời hạn lưu hành trái phiếu: - Chiết khấu trái phiếu được phân bổ dần vào chi phí đi vay của từng kỳ. - Phụ trội trái phiếu được phân bổ dần để giảm trừ chi phí đi vay của từng kỳ. Việc phân bổ chiết khấu hay phụ trội sẽ làm cho chi phí lãi vay được điều chỉnh đúng theo chi phí lãi vay thực tế.  2 phương pháp phân bổ: . Theo phương pháp lãi suất thực tế . Theo phương pháp đường thẳng .Theo phương pháp lãi suất thực tế: Khoản chiết khấu hoặc phụ trội phân bổ vào mỗi kỳ được tính bằng chênh lệch giữa chi phí lãi vay được tính cho mỗi kỳ theo tỷ lệ lãi suất thực tế với số tiền lãi vay phải trả từng kỳ cho người sở hữu trái phiếu (trái chủ). 20
  21. 10/5/2013 .Theo phương pháp lãi suất thực tế: (1) Chi phí lãi Giá trị ghi sổ Lãi suất thị vay tính cho = trái phiếu kỳ X trường từng kỳ (thứ i) trước (i-1) (2) Lãi vay phải Mệnh giá trái Lãi suất trả từng kỳ cho = X phiếu danh nghĩa trái chủ Phân bổ chiết khấu từng kỳ (thứ i) = (1) – (2) Phân bổ phụ trội từng kỳ (thứ i) = (2) – (1) .Theo phương pháp đường thẳng: Khoản chiết khấu hoặc phụ trội phân bổ đều trong suốt kỳ hạn của trái phiếu. Chi phí đi Lãi vay phải Phân bổ Phân bổ vay trái trả từng kỳ chiết khấu phụ trội = + (hoặc) – phiếu từng cho người sở trái phiếu trái phiếu kỳ hữu từng kỳ từng kỳ 21
  22. 10/5/2013 .Theo phương pháp đường thẳng: Ví dụ 2. Chiết khấu trái phiếu. Chiết khấu trái phiếu phân bổ cho từng năm: 7.210/5 = 1.442đ Chi phí lãi vay trái phiếu hàng năm: 10.000đ + 1.442đ = 11.442đ .Theo phương pháp đường thẳng: Ví dụ 2. Chiết khấu trái phiếu. Phản ánh tiền lãi trái phiếu vào cuối năm 20x0: Nợ 635,241,627 11.442 Có 111, 112 10.000 Có 3432 1.442 22
  23. 10/5/2013 .Theo phương pháp đường thẳng: Ví dụ 2. Chiết khấu trái phiếu. Vào cuối năm 20x1, 20x2 và 20x3 cũng hạch toán tương tự như trên. Cuối năm 20x4, DN phân bổ hết số dư còn lại của chiết khấu trái phiếu là 1.442đ và thanh toán nợ gốc. .Theo phương pháp đường thẳng: Ví dụ 2. Chiết khấu trái phiếu. Khi trả tiền lãi trái phiếu cuối năm 20x4: Nợ 635,241,627 11.442 Có 111, 112 10.000 Có 3432 1.442 Thanh toán nợ gốc vào cuối 20x4: Nợ 3431 100.000 Có 111, 112 100.000 .Theo phương pháp đường thẳng: Ví dụ 3. Phụ trội trái phiếu. Phụ trội trái phiếu phân bổ cho từng năm: 7.986/5 = 1.597đ Chi phí lãi vay trái phiếu hàng năm: 10.000đ – 1.597đ = 8.403đ 23
  24. 10/5/2013 .Theo phương pháp đường thẳng: Ví dụ 3. Phụ trội trái phiếu. Phản ánh tiền lãi trái phiếu vào cuối năm 20x0: Nợ 635,241,627 8.403 Nợ 3433 1.597 Có 111, 112 10.000 KT DỰ PHÒNG PHẢI TRẢ Theo VAS 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng: “Một khoản dự phòng là một khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian” Dự phòng bảo hành sản phẩm, dự phòng cho các HĐ có rủi ro lớn, dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp 24
  25. 10/5/2013 Một khoản dự phòng phải trả chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau: - DN có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra. - Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ - Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó. Nghĩa vụ pháp lý: là nghĩa vụ phát sinh từ một hợp đồng hoặc một văn bản pháp luật hiện hành. Ví dụ: DN phải có trách nhiệm bảo hành theo thời hạn hoặc điều kiện đã cam kết khi bán hàng.  Nghĩa vụ liên đới: là nghĩa vụ phát sinh từ các hoạt động của 1 DN khi thông qua chính sách do họ đã ban hành hoặc hồ sơ, tài liệu hiện tại có liên quan chứng minh cho các đối tác khác biết rằng DN sẽ chấp nhận và thực hiện những nghĩa vụ cụ thể. Ví dụ: việc sửa chữa các SP lỗi khi hết thời hạn bảo hành tuy không nằm trong cam kết giữa DN với KH nhưng lại có trong chính sách của công ty và họ thừa nhận trách nhiệm này với khách hàng (còn gọi là thông lệ kinh doanh) 25
  26. 10/5/2013 • Khoản dự phòng phải trả: mỗi năm một lần vào cuối niên độ kế toán. Trường hợp đơn vị phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ (đặc biệt là các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán): được điều chỉnh dự phòng phải trả vào cuối kỳ kế toán giữa niên độ nếu có sự biến động lớn. • Đối với dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp: được lập cho từng công trình xây lắp và thông thường được lập vào cuối kỳ kế toán xác định chi phí của hợp đồng xây dựng tương ứng với việc ghi nhận doanh thu khi bàn giao công trình. • Giá trị ghi nhận một khoản dự phòng phải là giá trị được ước tính hợp lý nhất về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm. 26
  27. 10/5/2013 • Ước tính và ảnh hưởng tài chính của khoản dự phòng phải trả: được xác định thông qua đánh giá của Ban giám đốc DN, được bổ sung thông qua kinh nghiệm từ các hoạt động tương tự và các bản báo cáo của các chuyên gia độc lập. Các căn cứ có thể dựa trên bao gồm cả các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Ví dụ 1: Khi bán hàng, DN có kèm giấy bảo hành cho KH, cam đoan sẽ sửa chữa các hỏng hóc do lỗi sản xuất được phát hiện trong vòng 6 tháng sau khi mua. Nếu tất cả sản phẩm bán ra đều có hỏng hóc nhỏ, tổng CP sửa chữa là 1 triệu đồng. Còn nếu tất cả SP bán ra đều có hỏng hóc lớn, tổng CP sửa chữa sẽ là 4 triệu đồng. Kinh nghiệm cho thấy trong năm tới, 75% hàng hóa bán ra không bị hỏng hóc, 20% hàng hóa bán ra sẽ hỏng hóc nhỏ và 5% hàng hóa bán ra sẽ hỏng hóc lớn. DN ước tính CP sửa chữa như sau: (75% x 0) + (20% x 1 triệu) + (5% x 4 triệu) = 0,4 triệu đồng. 27
  28. 10/5/2013 Ví dụ 2: DN sản xuất thiết bị chuyên dùng cho công ty A với cam kết bảo hành trong 1 năm. Theo ước tính, khả năng DN phải bỏ ra 300 triệu đồng CP sửa chữa là khá cao, khoảng 80%. Tuy nhiên, trong tình huống xấu nhất, CP sửa chữa lên đến 600 triệu đồng. Trong TH này, tùy đánh giá về khả năng có thể xảy ra, DN có thể xác định mức dự phòng phải trả trong khoảng từ 300 600 triệu đồng. - KT dự phòng về tái cơ cấu doanh nghiệp - KT dự phòng về bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp - KT dự phòng đối với hợp đồng có rủi ro lớn. Hoạt động tái cơ cấu DN, bao gồm: - Bán hoặc chấm dứt 1 dây chuyền sản xuất SP; - Đóng cửa cơ sở kinh doanh ở 1 địa phương, 1 quốc gia khác hoặc chuyển đổi hoạt động kinh doanh từ địa phương này, quốc gia này sang 1 địa phương khác, quốc gia khác; - Thay đổi cơ cấu bộ máy quản lý, ví dụ loại bỏ 1 cấp quản lý; - Hoạt động tái cơ cấu cơ bản sẽ gây ra tác động lớn đến bản chất và mục tiêu hoạt động kinh doanh của DN. 28
  29. 10/5/2013 3 điều kiện tiên quyết để được lập dự phòng do tái cơ cấu: - Nghĩa vụ hiện tại: nghĩa vụ liên đới không thể tránh được từ việc tái cơ cấu DN; - Thời điểm ghi nhận nghĩa vụ nợ: nếu hoạt động tái cơ cấu liên quan đến việc bán một bộ phận kinh doanh, nghĩa vụ nợ chỉ phát sinh khi DN đã ký cam kết hay hợp đồng nhượng bán. 3 điều kiện tiên quyết để được lập dự phòng do tái cơ cấu: - Dự phòng phải trả cho việc tái cơ cấu: chỉ những CP trực tiếp, tức cần phải có cho hoạt động tái cơ cấu và không liên quan trực tiếp đến hoạt động thường xuyên của DN mới được tính là CP dự phòng tái cơ cấu DN. Một khoản dự phòng cho việc tái cơ cấu không bao gồm các CP như: đào tạo lại hoặc thuyên chuyển nhân viên hiện có; tiếp thị; đầu tư vào những hệ thống mới và các mạng lưới phân phối. - Nghĩa vụ hiện tại: khi tiến hành tái cơ cấu DN thì nghĩa vụ liên đới chỉ phát sinh khi DN: a. Có kế hoạch chính thức cụ thể để xác định rõ việc tái cơ cấu doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất 5 nội dung sau: - Toàn bộ hoặc một phần của việc kinh doanh có liên quan; - Các vị trí quan trọng bị ảnh hưởng; - Vị trí, nhiệm vụ và số lượng nhân viên ước tính sẽ nhận bồi thường khi họ buộc phải thôi việc; 29
  30. 10/5/2013 - Nghĩa vụ hiện tại: khi tiến hành tái cơ cấu DN thì nghĩa vụ liên đới chỉ phát sinh khi DN: a. Có kế hoạch chính thức cụ thể để xác định rõ việc tái cơ cấu doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất 5 nội dung sau: - Các khoản chi phí sẽ phải chi trả; và - Khi kế hoạch được thực hiện. - Nghĩa vụ hiện tại: khi tiến hành tái cơ cấu DN thì nghĩa vụ liên đới chỉ phát sinh khi DN: b. Đưa ra được một dự tính chắc chắn về những chủ thể bị ảnh hưởng và tiến hành quá trình tái cơ cấu bằng việc bắt đầu thực hiện kế hoạch đó hoặc thông báo những vấn đề quan trọng đến những chủ thể bị ảnh hưởng của việc tái cơ cấu. 30
  31. 10/5/2013 - KT dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa. - KT dự phòng bảo hành công trình xây lắp. 31
  32. 10/5/2013 Hợp đồng có rủi ro lớn là: Hợp đồng trong đó có những chi phí không thể tránh được buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó. Chi phí bắt buộc phải trả theo các điều khoản của hợp đồng: bồi thường hoặc đền bù do việc không thực hiện hợp đồng. Xử lý tương tự như dự phòng về tái cơ cấu DN. Ví dụ: Năm 20x0, công ty Hoàng Anh thuê 1 mặt bằng để sản xuất dưới hình thức thuê hoạt động trong thời gian 5 năm, tiền thuê hàng năm là 200 triệu đồng. Theo HĐ, nếu 1 bên đơn phương ngưng HĐ trước thời hạn sẽ phải bồi thường bằng 90% số tiền thuê của thời gian còn lại. 32
  33. 10/5/2013 Ví dụ: Cuối năm 20x1, sau khi thuê được 2 năm, công ty Hoàng Anh phải dời cơ sở sản xuất của mình sang 1 địa điểm khác. Đối với mặt bằng còn trong thời hạn thuê, công ty Hoàng Anh rất khó tìm được người thuê lại phù hợp với các thỏa thuận trong HĐ. Tuy nhiên, đến thời điểm khóa sổ lập BCTC, công ty vẫn chưa hủy bỏ HĐ. Ví dụ: Như vậy, từ năm 20x2, HĐ đã phát sinh khoản lỗ do các CP vẫn phải gánh chịu trong khi HĐ không còn mang lại lợi ích nữa. Lúc này, công ty Hoàng Anh cần lập dự phòng phải trả trên BCTC năm 20x1 với số tiền là 540 triệu đồng (200 triệu x 90% x 3 năm) 33