Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 5: Tiền tệ - Ngân hàng và chính sách tiền tệ

pdf 40 trang Gia Huy 3020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 5: Tiền tệ - Ngân hàng và chính sách tiền tệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_hoc_vi_mo_chuong_5_tien_te_ngan_hang_va_ch.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 5: Tiền tệ - Ngân hàng và chính sách tiền tệ

  1. CHƯƠNG 5 TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 126
  2. TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ I. Tiền tệ II. Ngân hàng III. Tiền qua ngân hàng và số nhân tiền tệ IV. Công cụ làm thay đổi khối tiền tệ V. Thị trường tiền tệ VI. Hàm đầu tư theo lãi suất VII. Chính sách tiền tệ 127
  3. I. Tiền tệ 1. Khái niệm  Tiền là bất cứ vật gì được thừa nhận chung làm trung gian cho việc trao đổi, mua bán hàng hóa. 128
  4. I. Tiền tệ 2. Các hình thái của tiền tệ 129
  5. Các hình thái tiền tệ a. Tiền bằng hàng hóa - Là một loại hàng hóa nào đó được nhiều người công nhận để làm vật trung gian trao đổi các loại hàng hóa khác. - Tiền bằng hàng hóa có hai loại: Hàng hóa không phải kim loại và hàng hóa là kim loại. Hàng hóa không phải là kim loại khi được dùng làm tiền có nhiều nhược điểm, nên chúng dần được thay thế bằng hàng hóa là kim loại. 130
  6. Các hình thái tiền tệ b. Tiền qui ước - Tiền qui ước: Giá trị của tiền lớn hơn giá trị của vật dùng làm tiền - Tiền qui ước có hai dạng: + Tiền kim loại + Tiền giấy: Có hai loại: Khả hoán và bất khả hoán. Tiền giấy khả hoán là loại tiền có thể đổi ra vàng hoặc bạc theo quy định của chính phủ. Tiền giấy hiện nay chúng ta đang sử dụng là loại tiền bất khả hoán. 131
  7. Các hình thái tiền tệ c. Tiền qua ngân hàng Tiền qua ngân hàng hay tiền ký thác không kỳ hạn sử dụng séc: là những con số mà Ngân hàng ghi nợ khách hàng dưới dạng tài khoản séc. 132
  8. I. Tiền tệ 3. Chức năng của tiền 133
  9. Chức năng của tiền  Chức năng làm phương tiện trao đổi hàng hóa  Làm phương tiện cất trữ  Làm phương tiện thanh toán  Làm đơn vị hạch toán 134
  10. I. Tiền tệ 4. Khối tiền tệ 135
  11. Khối tiền tệ  Khối tiền tệ (M) : là lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế  Khái niệm khối tiền tệ được hiểu theo nhiều nghĩa. • Khối tiền theo định nghĩa hẹp: Khối tiền tệ (M1) = Tiền mặt ngoài ngân hàng + Tiền ký thác không thời hạn sử dụng séc. 136
  12. Khối tiền tệ • Khối tiền theo định nghĩa rộng: M2 = M1 + Tiết kiệm M3 = M2 + Trái phiếu, công trái M4 = M3 + Cổ phiếu 137
  13. II. Ngân hàng 1. Lịch sử 2. Hệ thống ngân hàng hiện đại 138
  14. Hệ thống ngân hàng hiện đại 1. Ngân hàng Trung Ương (NHTW)  Chức năng - Điều tiết khối tiền lưu thông trong nền kinh tế - Cố vấn cho chính phủ về các chính sách tài chính và chính sách tiền tệ. - Tài trợ cho chính phủ khi cần thiết - Quản lý hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại và cứu vãn hệ thống ngân hàng khi cần thiết. 139
  15. Hệ thống ngân hàng hiện đại  Nghiệp vụ cụ thể của NHTW - Mở tài khoản thanh toán cho chính phủ - Cho vay và nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng. 140
  16. Hệ thống ngân hàng hiện đại 2. Ngân hàng thương mại (NHTM)  Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. - Chức năng chính của Ngân hàng thương mại là kinh doanh tiền tệ. Nghiệp vụ chính là nhận tiền gửi và cho vay. - Để tăng thêm thu nhập, các ngân hàng có thêm các dịch vụ như: chuyển tiền, tài trợ xuất nhập khẩu, 141
  17. Hệ thống ngân hàng hiện đại  Hoạt động dự trữ NHTM  Dự trữ tùy ý (Dtty) : Là khoản dự trữ mà Ngân hàng dùng để đáp ứng những khoản chi tiêu thường xuyên trong hoạt động của mình.  Dự trữ bắt buộc (DTbb): Là khoản dự trữ mà NHTW buộc các NHTM phải ký quỹ vào NHTW. Khoản dự trữ này có tính pháp lý. DT = DTty + DTbb 142
  18. Hệ thống ngân hàng hiện đại • Tỷ lệ dự trữ (d): là tỷ số giữa lượng tiền dự trữ với lượng tiền ký thác trong ngân hàng. DT d = 100% KT Tỷ lệ dự trữ của toàn bộ hệ thống ngân hàng (d) bao gồm: tỷ lệ dự trữ tùy ý và tỷ lệ dự trữ bắt buộc. d = (dty + dbb).100% 143
  19. TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ III. Tiền qua ngân hàng và số nhân tiền tệ 144
  20. 1. Cách tạo tiền qua ngân hàng  VD: Khi ta ký thác vào ngân hàng 10 triệu đồng (tiền giấy) dưới dạng tài khoản séc thì có nghĩa là ta đã tạo ra một lượng tiền qua ngân hàng hay tiền ký thác là 10 triệu đồng. Ngân hàng sẽ sử dụng phần lớn số tiền đó để cho vay. Để thuận lợi giao dịch, người vay tiền có thể lại mở tài khoản séc, có nghĩa là sẽ tạo ra thêm một lượng tiền ký thác nữa và ngân hàng lại tiếp tục cho vay,  Sau cùng, tổng số tiền ký thác tăng thêm gấp nhiều lần so với mức ban đầu. Hay nói cách khác, những ngân hàng thương mại đã tạo thêm tiền cho nền kinh tế bằng nghiệp vụ cho vay và nhận gửi dưới dạng tiền ký thác không kỳ hạn sử dụng séc. 145
  21. 2. Số nhân tiền tệ (KM)  Số nhân tiền tệ: là hệ số phản ánh khối lượng tiền được sinh ra từ một đơn vị tiền mạnh. • Tiền mạnh (H): bằng tiền mặt ngoài lưu thông + lượng tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng. H = TM + DT H: Chính là lượng tiền chính phủ phát hành 146
  22. 2. Số nhân tiền tệ (KM) M = kM. H ∆M = kM. ∆ H • Số nhân tiền tệ đơn giản kM được xác định theo công thức: m + 1 kM = m + d Trong đó: m: tỷ số giữa lượng tiền mặt ngoài ngân hàng và lượng tiền ký thác d: tỷ lệ dự trữ chung trong hệ thống ngân hàng. 147
  23. Trình bày số nhân của tiền và các nhân tố ảnh hưởng đến số nhân tiền tệ? • Số nhân tiền tệ: Là hệ số phản ánh khối lượng tiền thay đổi khi lượng tiền mạnh thay đổi một đơn vị. • Các nhân tố ảnh hưởng đến số nhân tiền tệ: + Tỷ lệ dự trữ + Tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi có thể phát hành séc
  24. TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ IV. Công cụ làm thay đổi khối tiền tệ 149
  25. Công cụ làm thay đổi khối tiền tệ  Mua bán chứng khoán của chính phủ (Nghiệp vụ thị trường mở): Khi NHTW đưa tiền ra mua chứng khoán, lượng tiền mạnh H sẽ gia tăng.  Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Khi NHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì ->tỷ lệ dự trữ chung giảm -> số nhân tiền tệ tăng ->sự gia tăng của khối lượng tiền M  Lãi suất chiết khấu: Khi NHTW giảm LS chiết khấu->Ngân hàng trung gian có khuynh hướng vay nhiều hơn ->sự gia tăng của khối lượng tiền M 150
  26. TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ V. Thị trường tiền tệ 151
  27. Thị trường tiền tệ 1. Cầu về tiền (DM): Là lượng tiền mà mọi người muốn nắm giữ. * Cầu về tiền được chia làm 2 phần: Cầu về tiền để giao dịch và dự phòng (Dgd,dp): Là lượng tiền mà mọi người nắm giữ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên có ý định và để đáp ứng cho những khoản chi không định trước. Cầu về tiền để đầu cơ (Dđc): là lượng tiền mà người dân nắm giữ để đầu cơ chứng khoán nhằm mục đích kiếm lợi. 152
  28. Thị trường tiền tệ  Cầu về tiền đồng biến với sản lượng và nghịch biến với lãi suất. Hàm cầu về tiền có dạng: M r y r y D = Do + Dm .r + Dm .Y (với Dm 0) * Tuy nhiên, trong chương này ta tạm bỏ qua biến số Y, xem như DM chỉ phụ thuộc vào biến số r. Lúc đó, hàm DM có dạng: M r r D = Do + Dm .r (với Dm < 0) 153
  29. Thị trường tiền tệ 2. Cung về tiền (SM): là khối lượng tiền được tạo ra trong nền kinh tế. SM = M = const 3. Sự cân bằng của thị trường tiền tệ Thị trường tiền tệ cân bằng khi cung và cầu về tiền bằng nhau. DM = SM 154
  30. Thị trường tiền tệ r SM F ro DM O Khối tiền M 155
  31. Phân biệt cầu tiền tệ và cung tiền tệ? • Cầu tiền tệ: Là toàn bộ lượng tiền mà các tác nhân trong nền kinh tế muốn giữ để thỏa mãn nhu cầu trao đổi, thanh toán và tích lũy giá trị. • Cung tiền tệ: Là tổng lượng tiền trong lưu thông gồm tiền trong dân giữ, tiền trong hệ thống ngân hàng, cơ quan doanh nghiệp ngoài ngân hàng.
  32. TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VI. Hàm đầu tư theo lãi suất 157
  33. Hàm đầu tư theo lãi suất I = f (r)  Khi lãi suất tăng thì tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư sẽ giảm xuống. Vì vậy, các phương án đầu tư có ít lợi nhuận sẽ không thực hiện được.  Từ đó, tổng số vốn đầu tư trong nền kinh tế sẽ giảm xuống.  Tóm lại, lãi suất tăng làm cho đầu tư giảm, hàm I có dạng như sau: r r I = Io + Im .r (với Im < 0) 158
  34. Hàm đầu tư theo lãi suất r r I = Io + Im . r I 159
  35. TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIII. Chính sách tiền tệ 160
  36. Chính sách tiền tệ 1. Tác động của chính sách tiền tệ  Khi sản lượng thấp hơn sản lượng tiềm năng: Muốn tăng sản lượng thì NHTW mở rộng tiền tệ, nghĩa là làm tăng lượng cung tiền (M); Lượng cung tiền tăng làm cho lãi suất giảm, dẫn đến sự gia tăng của đầu tư; Đầu tư làm tăng tổng cầu; Từ đó, sản lượng tăng gấp k lần. 161
  37. Chính sách tiền tệ AD Yp E2 ∆I C + I + G + X - M E1 ∆Y = k.∆I 45o O Y Y2 Y 1 162
  38. Chính sách tiền tệ  Khi sản lượng cao hơn sản lượng tiềm năng: Nền kinh tế có lạm phát cao thì NHTW cần thực hiện chính sách thu hẹp tiền tệ hay chính sách thắt chặt tiền tệ. 163
  39. Chính sách tiền tệ 2. Định lượng cho chính sách tiền tệ. Muốn sản lượng thay đổi một lượng là ∆Y để bằng với sản lượng tiềm năng thì phải làm thay đổi lượng cung tiền. Drm ∆Y Drm ∆M = x = ∆AD Irm k Irm 164
  40. Chính sách tiền tệ  Trong đó: k: là số nhân của tổng cầu Drm , Irm: là các hệ số trong hàm cầu về tiền (DM) và hàm đầu tư (I) M r D = Do + Dm .r r I = Io + Im .r 165