Bài giảng Kinh tế học vĩ mô I - Chương 7: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở - Phan Thế Công

pdf 25 trang Gia Huy 19/05/2022 2930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế học vĩ mô I - Chương 7: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở - Phan Thế Công", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_hoc_vi_mo_i_chuong_7_kinh_te_vi_mo_trong_n.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế học vĩ mô I - Chương 7: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở - Phan Thế Công

  1. KINH TẾ HỌC VĨ MÔ MACROECONOMICS Người thực hiện: ThS. Phan Thế Công CHƯƠNG 7 KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ 1
  2. Nội dung của chương 8 • Phân tích lý thuyết về lợi thế so sánh và xu hướng tự do hóa thương mại quốc tế, các hạn chế thương mại quốc tế • Phân tích cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá giá hối đoái. • Phân tích tác động của chính sách vĩ mô dưới các hệ thống tỷ giá hối đoái khác nhau và vốn luân chuyển hoàn hảo. 7.1. Lý thuyết về tuyệt đối và lợi thế so sánh • 7.1.1. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối • 7.1.2. Lợi thế tương đối (Lợi thế so sánh) 2
  3. 7.1.1. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối • Adam Smith (1723-1790), nhà triết học người Xcốt-len, là người đầu tiên khám phá ra khoa học kinh tế học hiện đại. A.Smith (1776) là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của thương mại quốc tế. • Lợi thế tuyệt đối là lợi thế có được trong điều kiện so sánh chi phí để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm, và khi một nước sản xuất sản phẩm có chi phí cao hơn sẽ nhập sản phẩm đó từ nước khác có chi phí sản xuất thấp hơn. • Lợi thế này được xem xét từ hai phía, đối với nước sản xuất sản phẩm có chi phí thấp sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn khi bán sản phẩm trên thị trường quốc tế. Còn đối với nước sản xuất sản phẩm với chi phí cao sẽ có được sản phẩm mà trong nước không có khả năng sản xuất hoặc sản xuất không đem lại lợi nhuận, người ta gọi là bù đắp được sự yếu kém về khả năng sản xuất trong nước. • Ngày nay, đối với các nước đang phát triển việc khai thác lợi thế tuyệt đối vẫn có ý nghĩa quan trọng khi chưa có khả năng sản phẩm một số loại sản phẩm, đặc biệt là tư liệu sản xuất có chi phí có thể chấp nhận được. 7.1.1. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối • Khi tiến hành nhập những tư liệu sản xuất này công nhân trong nước bắt đầu học cách sử dụng các máy móc thiết bị mà trước đây họ chưa biết và sau đó họ học cách sản xuất ra chúng. Về mặt này vai trò đóng góp của ngoại thương giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển thông qua việc bù đắp sự yếu kém về khả năng sản xuất tư liệu sản xuất và yếu kém về kiến thức công nghệ của các nước đang phát triển cũng được đánh giá là lợi thế tuyệt đối. Vậy, một nước có lợi thế tuyệt đối nếu nước đó có chi phí sản xuất thấp hơn so với nước khác. (Sự khác biệt về công nghệ giữa các nước) • Những nguyên nhân làm cho 1 nước có lợi thế tuyệt đối là do điều kiện tự nhiên thuận lợi, điều kiện về vốn, về trang thiết bị kỹ thuật và do trình độ quản lý, 3
  4. Bảng 8.1. Hao phí sức lao động để của USA và Nhật Bản Ví dụ về lợi thế tuyệt đối: USA và Nhật Bản sản xuất thức ăn và ôtô theo các giả định: Sản xuất hai loại hàng hóa thức ăn và hóa chất, đầu vào sử dụng là lao động, có sự khác biệt về công nghệ, sản xuất cố định theo quy mô, lao động được lưu động giữa các nhân tố, không phải giữa các quốc gia, không có chi phí vận tải. Mỹ trở nên hiệu quả hơn trong sản xuất thức ăn (đòi hỏi 3 < 4 lao động), Nhật Bản có hiệu quả hơn trong sản xuất ôtô (đòi hỏi 6 < 9 lao động). Trong nền kinh tế khép kín, cả hai nước sẽ sản xuất cả hai loại hàng hóa, nếu người tiêu dùng mong muốn có cả hai. Theo Adam Smith, cả hai nước có thể đạt được từ thương mại quốc tế thông qua chuyên môn hóa (Mỹ sẽ sản xuất nhiều thức ăn, còn Nhật Bản sản xuất nhiều ôtô hơn). Hao phí lao động Sản phẩm Mỹ Nhật X (thức ăn) 3 4 Y (ô tô) 9 6 Bảng 8.2: Lợi ích đạt được từ thương mại quốc tế qua lợi thế tuyệt đối Bây giờ, giả sử Mỹ giảm sản xuất một đơn vị ôtô, do đó, nó có dư thừa 9 lao động. 9 lao động này có thể sản xuất 9 : 3 = 3 đơn vị thức ăn. Để giữ mức sản xuất ôtô cố định, Nhật Bản nên sản xuất thêm 1 ôtô, điều này đòi hỏi 6 lao động. Sáu lao động này có thể đã sản xuất được 6 : 4 = 1,5 đơn vị thức ăn. Sản lượng tăng thêm thể hiện sự đạt được từ thương mại. Chỉ tiêu Mỹ Nhật Thay đổi thế giới Qô tô -1 +1 0 QThức ăn +3 -1,5 1,5 4
  5. 7.1.2. Lợi thế tương đối (Lợi thế so sánh) • Lợi thế so sánh: mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác). • Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa. Nguyên tắc này do David Ricardo (1772-1823) đưa ra. Bảng 8.3: Hao phí sức lao động để của EU và Việt Nam Quốc giá \ Hàng hóa Thức ăn Hóa chất EU 4 8 Việt Nam 6 30 • Nếu hai nước EU và Việt Nam sản xuất hai loại hàng hóa thức ăn và hóa chất, đầu vào sử dụng là lao động, có sự khác biệt về công nghệ, sản xuất cố định theo quy mô, lao động được lưu động giữa các nhân tố không phải giữa các quốc gia, không có chi phí vận tải. • EU là có hiệu quả cao trong sản xuất cả hai hàng hóa, được sử dụng 4 < 6 lao động cho thức ăn và 8 < 30 lao động cho hóa chất. Tại sao EU vẫn buôn bán với Việt Nam? EU có hiệu quả gấp gần 4 lần Việt Nam trong sản xuất hóa chất. Theo Ricardo, cả hai nước có thể đạt được thương mại quốc tế thông qua chuyên môn hóa (EU sẽ sản xuất nhiều hóa chất, còn Việt Nam sẽ sản xuất nhiều thức ăn). 5
  6. Bảng 8.4: Lợi ích đạt được từ TMQT qua lợi thế so sánh Giả sử Việt Nam sản xuất ít đi 1 hóa chất, khi đó họ sẽ có 30 lao động tự do. Ba mươi hai lao động này sẽ sản xuất 30 : 6 = 5 đơn vị thức ăn. Để giữ cho mức sản xuất cố định, Eu nên sản xuất thêm 1 đơn vị hóa chất, điều này đòi hỏi cần 8 lao động. Tám lao động này có thể sẽ sản xuất được 8 : 4 = 2 đơn vị lương thực. Chúng ta có bảng số liệu tổng hợp thương mại như sau: Kết luận EU Việt Nam Thay đổi của thế giới Hóa chất +1 -1 0 Thức ăn - 2 +5 3 • Sự tăng lên của sản xuất ở trên đại diện đạt được của thương mại quốc tế. Như vậy, nhờ thương mại quốc tế mà cả hai nước đều cùng có lợi. • Thương mại quốc tế dựa trên lý thuyết về lợi thế so sánh sẽ góp phần thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và quá trình hợp tác cả hai bên cùng có lợi trên phạm vi quốc tế, đồng thời làm tăng khả năng sản xuất và tăng khả năng tiêu dùng của mọi quốc gia. 7.2. Xu hướng hạn chế thương mại quốc tế • 8.2.1. Những quan điểm hạn chế thương mại quốc tế. • 8.2.2. Những công cụ để hạn chế thương mại quốc tế 6
  7. 8.2.1. Những quan điểm hạn chế thương mại quốc tế • Khi tiến hành thương mại quốc tế sẽ không khuyến khích được sản xuất trong nước phát triển. • Khi có thương mại quốc tế sẽ không đảm bảo được quốc phòng và an ninh. • Có thể tạo điều kiện gây nên độc quyền trong nước. • Có thể làm mai một mất nền văn hoá bản sắc dân tộc. Với những hạn chế đó, đã xuất hiện quan điểm bảo hộ mậu dịch, • Mỗi quốc gia cần áp dụng các chính sách cần thiết để điều chỉnh dòng vận động hàng hoá trong nước với hàng hoá nước ngoài nhằm bảo vệ hàng hoá nội địa, bảo hộ nền công nghiệp non trẻ của nước nhà và tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. 8.2.2. Những công cụ để hạn chế thương mại quốc tế a. Thuế quan • Thuế quan là một thứ thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu. • Mức thuế quan có tính chất cấm đoán với mức thuế quan cao đến mức hoàn toàn làm cho người ta nản lòng việc nhập khẩu, đóng cửa, cấm đoán việc buôn bán mặt hàng đó. Mức thuế quan không có tính chất cấm đoán là mức thuế quan vừa phải, sẽ làm giảm sút nhưng không xoá bỏ thương mại. • Thuế quan làm tăng giá cả hàng hoá, giảm khối lượng tiêu thụ, giảm khối lượng hàng và nhập khẩu và tăng khả năng sản xuất trong nước, tăng thu nhập cho Chính phủ. 7
  8. 8.2.2. Những công cụ để hạn chế thương mại quốc tế a. Thuế quan • Giả sử một nước nhỏ cần nhập khẩu quần áo đề phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nếu không có thương mại quốc tế, giá bán sản phẩm trong nước là 8USD và các doanh nghiệp sản xuất trong nước cung cấp một lượng sản phẩm là 200. P D S 8 Hình 8.1: Ví dụ về tác động của thuế quan đối với nước nhỏ H I 6 E F 4 K L 0 100 150 200 250 300 Q 8.2.2. Những công cụ để hạn chế thương mại quốc tế a. Thuế quan • Khi có thương mại quốc tế, nếu không có thuế quan, với mức của thế giới theo giá cả 4 USD, nhu cầu tiêu thụ quần áo là 300. Sản xuất trong nước là 100 đơn vị sản phẩm và phải nhập khẩu một lượng là 200. • Để khuyến khích sản xuất trong nước, chính phủ áp một mức thuế quan là 2 USD trên một đơn vị quần áo nhập khẩu, sẽ làm giá tăng lên tới 6 USD một đơn vị quần áo. Khối lượng hàng trong nước sản xuất thêm là 50 đơn vị, mức nhập khẩu giảm xuống còn 100, tiêu dùng trong nước giảm đi 50 đơn vị. Thuế thu về cho chính phủ trong trường hợp này là 200 USD. P D S 8 H I 6 E F 4 K L 0 100 150 200 250 300 Q 8
  9. 8.2.2. Những công cụ để hạn chế thương mại quốc tế a. Thuế quan Tác dụng của thuế quan: • Thuế quan có thể làm thay đổi điều kiện thương mại theo hướng có lợi cho một nước lớn và làm thiệt hại bạn hàng của nước đó. • Thuế quan có thể góp phần làm giảm thất nghiệp với một mức thuế quan sẽ nâng mức cung trong nước và giảm mức cầu nhập khẩu, sẽ làm tăng GNP thực tế và làm giảm thất nghiệp. • Thuế quan là biện pháp tạm thời để bảo vệ sản xuất của ngành công nghiệp non trẻ. 8.2.2. Những công cụ để hạn chế thương mại quốc tế b. Hạn ngạch • Hạn ngạch: Là mức giới hạn mà Chính phủ quy định đối với khối lượng hàng hoá nhập khẩu. • Nếu với hình thức thuế quan, lượng hàng nhập khẩu phụ thuộc vào mức độ linh hoạt của cung - cầu trên thị trường thì bảo hộ bằng hạn ngạch là hình thức Nhà nước xác định trước khối lượng hàng nhập khẩu và cấp giấy phép cho một số tổ chức có đủ tiêu chuẩn được nhập khẩu khối lượng này. • Tác dụng của hạn ngạch cũng gần giống như thuế quan. 9
  10. 8.2.2. Những công cụ để hạn chế thương mại quốc tế b. Hạn ngạch • Trên đồ thị mô tả thị trường một loại hàng hoá sản xuất trong nước. Giả sử Chính phủ quyết định lượng quần áo nhập khẩu troeng năm là Q1. Nếu các tổ chức nhập khẩu bán với giá mua hàng trên thị trường quốc tế là P2 khi đó: • Q2 phản ánh khả năng sản xuất trong nước. • Q2’ phản ánh nhu cầu quần áo trong nước • Q2 = Q2’-Q2 phản ánh lượng quần áo cần nhập. P S E P0 H Hình 8.2: Tác động của hạn P K 1 ngạch đối với nước nhỏ A P2 B D 0 Q2 Q1 Q0 Q1’ Q2’ Q 8.2.2. Những công cụ để hạn chế thương mại quốc tế b. Hạn ngạch • Chính phủ chỉ quyết định nhập lượng quần áo là Q1 = Q1’-Q1 lượng quần áo nhập khẩu Q1. Để giải quyết lượng quần áo thiếu hụt Chính phủ chủ trương tăng sản xuất trong nước bằng cách nâng giá bán đến mức P1 (P1 = P2 + chênh lệch giá). Với mức giá P1 sẽ có: Q1 khả năng sản xuất trong nước và Q1’ nhu cầu quần áo trong nước. • Hiệu quả của bảo hộ hạn ngạch gần giống như hiệu quả bằng thuế quan đó là: • Khả năng sản xuất trong nước tăng (từ Q2 Q1). • Lượng hàng nhập khẩu giảm (từ Q2 Q1). P S E P0 H P K Hình 8.2: Tác động của hạn 1 ngạch đối với nước nhỏ A P2 B D 0 Q2 Q1 Q0 Q1’ Q2’ Q 10
  11. 8.3. Cán cân thanh toán quốc tế • Cán cân thanh toán quốc tế là một bản đối chiếu giữa các khoán tiền thu được từ nước ngoài với các khoản tiền trả cho nước ngoài của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. • Cán cân thanh toán toán quốc tế ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có. • Cán cân thanh toán = Cán cân vãng lai + Cán cân vốn + Sai số thống kê. 8.3. Cán cân thanh toán quốc tế Ví dụ về xác định cán cân thanh toán của nền kinh tế Mỹ năm 1999: Bảng 8.5: Cán cân thanh toán của Mỹ, 1999 (tỷ USD) TÀI KHOẢN VÃNG LAI (1) Xuất khẩu ròng về hàng hóa – 347.2 (2) Xuất khẩu ròng dịch vụ 79.6 (3) Thu nhập đầu tư ròng – 24.7 (4) Thanh toán chuyển nhượng ròng – 46.6 (5) Cán cân tài khoản vãng lai (1 + 2 + 3 + 4) – 338.9 TÀI KHOẢN VỐN (6) Thay đổi về tài sản của cư dân Mỹ ở nước ngoài – 381.0 (7) Thay đổi về tài sản cư dân nước ngoài ở Mỹ 706.2 (8) Thay đổi về tài sản của chính phủ Mỹ ở nước ngoài 8.3 (9) Thay đổi về tài sản của chính phủ nước ngoài ở Mỹ 44.5 (10) Cán cân tài khoản vốn (6 + 7 + 8 + 9) 378.0 SAI SỐ THỐNG KÊ – 39.1 CÁN CÂN THANH TOÁN (5 + 10 + 11) 0 11
  12. 8.3.1. Tài khoản vãng lai • Tài khoản vãng lai (còn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ" (theo truyền thống kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ). Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên "có" (ghi bằng mực đen). • Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ. Tài khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, hay khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư. • Tài khoản vãng lai thâm hụt khi quốc gia nhập nhiều hơn hay đầu tư nhiều hơn. Mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hàm ý quốc gia gặp hạn chế trong tìm nguồn tài chính để thực hiện nhập khẩu và đầu tư một cách bền vững. • Khoản mục cán cân vãng lai được chia thành 4 nhóm nhỏ: thương mại hàng hoá, dịch vụ, yếu tố thu nhập, chuyển tiền thuần. 8.3.1. Tài khoản vãng lai (tiếp) * Cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa: Cán cân này phản ánh những khoản thu chi về xuất nhập khẩu hàng hoá trong một thời kỳ nhất định. Khi cán cân thương mại thặng dư điều này có nghĩa là nước đó đã thu được từ xuất khẩu nhiều hơn phải trả cho nhập khẩu và ngược lại. * Cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ (Cán cân thương mại vô hình): Cán cân này phản ánh các khoản thu chi từ các hoạt động dịch vụ về vận tải (cước phí vận chuyển thuê tàu, bến bãi, ) du lịch, bưu chính, cố vấn pháp luật, dịch vụ kỹ thuật, bản quyền, bằng phát minh, Thực chất của cán cân dịch vụ là cán cân thương mại nhưng gắn với việc xuất nhập khẩu dịch vụ. Khi ghi chép sổ sách: Xuất khẩu dịch vụ phản ánh bên Có; Nhập khẩu dịch vụ phản ánh bên Nợ. * Cán cân thu nhập (Yếu tố thu nhập): Phản ánh các dòng tiền về thu nhập chuyển vào và chuyển ra. Bao gồm: Thu nhập của người lao động (tiền lương, tiền thưởng, thu nhập khác, ) do người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại. Thu nhập từ hoạt động đầu tư như: FDI, ODA, Các khoản thanh toán và được thanh toán từ tiền lãi, cổ tức đến những khoản thu nhập từ đầu tư ở nước ngoài từ trước. Thu nhập chảy vào phản ánh bên Có (làm tăng cung ngoại tệ). Khi chuyển thu nhập ra được phản ánh bên Nợ (làm giảm cung ngoại tệ). * Chuyển tiền đơn phương: Bao gồm các khoản chuyển giao một chiều không được hoàn lại như: Viện trợ không hoàn lại; khoản bồi thường, quà tặng, quà biếu; Trợ cấp tư nhân, trợ cấp chính phủ. Các khoản thu đơn phương được xem như tăng thu nhập nội địa do thu được từ nước ngoài, làm tăng cung ngoại tệ (phản ánh vào bên có). Các khoản phải trả đơn phương do phải thanh toán cho người nước ngoài (phát sinh cầu ngoại tệ (phản ánh vào bên Nợ). 12
  13. 8.3.2. Tài khoản vốn • Tài khoản vốn (còn gọi là cán cân vốn) là một bộ phận của cán cân thanh toán của một quốc gia. Nó ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài sản thực như bất động sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) giữa người cư trú trong nước với người cư trú ở quốc gia khác. Khi những tuyên bố về tài sản nước ngoài của người sống trong nước lớn hơn tuyên bố về tài sản trong nước của người sống ở nước ngoài, thì quốc gia có thặng dư tài khoản vốn (hay dòng vốn vào ròng). Theo quy ước, dòng vốn vào ròng phải bằng thâm hụt tài khoản vãng lai. • Tài khoản vốn phản ánh sự chuyển dịch tư bản của một nước với các nước khác (luồng vốn được đầu tư vào hay đầu tư ra của một quốc gia). Các luồng vốn gồm hai loại: luồng vốn ngắn hạn và luồng vốn dài hạn. • Cán cân vốn ngắn hạn: bao gồm các khoản vốn ngắn hạn chảy vào (Có) và chảy ra (Nợ). Bao gồm: Tín dụng thương mại, tín dụng ngắn hạn ngân hàng; Các khoản tiền gửi ngắn hạn. • Cán cân vốn dài hạn: phản ánh các khoản vốn dài hạn bao gồm: FDI (Khi FDI chảy vào phản ánh Có, khi FDI chảy ra phản ánh Nợ); Các khoản tín dụng quốc tế dài hạn: Tín dụng thương mại dài hạn (khoản vay hoặc cho vay của các tổ chức tín dụng nước ngoài theo điều kiện thực tế: Khi đi vay phản ánh bên Có, khi cho vay hoặc trả nợ thì phản ánh bên Nợ); Tín dụng ưu đãi dài hạn (Các khoản vay ODA: Khi đi vay phản ánh bên Có, khi cho vay phản ánh bên Nợ); Các khoản đầu tư gián tiếp khác bao gồm các khoản mua, bán cổ phiếu, trái phiếu quốc tế nhưng chưa đạt đến số lượng kiểm soát công ty (Nếu bán cổ phiếu, trái phiếu tức là vốn vào thì phản ánh bên Có. Còn nếu mua thì vốn ra tức là phản ánh bên Nợ); Các khoản vốn chuyển giao không hoàn lại (Khoản viện trợ không hoàn lại cho mục đích đầu tư, Các khoản nợ được xoá, tài sản của người di cư: Vào ghi Có, Ra ghi Nợ). 8.3.3. Lỗi và sai số thống kê • Khoản mục này nếu có là do sự sai lệch về thống kê do nhầm lẫn, bỏ sót hoặc không thu thập được số liệu. • Nguyên nhân là những ghi chép của những khoản thanh toán hoặc hoá đơn quốc tế được thực hiện vào những thời gian khác nhau, địa điểm khác nhau và có thể bằng những phương pháp khác nhau. Do vậy, những ghi chép này là cơ sở để xây dựng những thống kê của cán cân thanh toán quốc tế chắc chắn không hoàn hảo. Từ đó, dẫn đến những sai số thống kê. 13
  14. 8.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế a. Cán cân thương mại là yếu tố quan trọng quyết định đến vị trí của cán cân thanh toán mà cán cân thương mại lại phụ thuộc yếu tố tác động trực tiếp đến nó. b. Lạm phát: Với điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu tỷ lệ lạm phát của một quốc gia cao hơn so với các nước khác có quan hệ mậu dịch, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa của nước này trên thị trường quốc tế do đó làm cho khối lượng xuất khẩu giảm. c. Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân: Nếu mức thu nhập của một quốc gia tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của quốc gia khác, tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. d. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái: Nếu tiền của một nước bắt đầu tăng giá so với tiền của quốc gia khác, tài khoản vãng lai của nước đó sẽ giảm, nếu các yếu tố khác bằng nhau. Hàng hóa xuất khẩu từ nước này sẽ trở nên đắt hơn đối với các nước nhập khẩu nếu đồng tiền của họ mạnh. Kết quả là nhu cầu hàng hóa đó giảm. e. Sự ổn định chính trị của một đất nước, chính sách đối ngoại của quốc gia f. Khả năng và trình độ quản lý kinh tế của chính phủ 8.3.5. Một số giải pháp duy trì cân bằng cán cân thanh toán • Mục tiêu quan trọng trong chính sách kinh tế của mỗi quốc gia là đảm bảo cán cân thanh toán được cân bằng. Khi cán cân thanh toán bội thu hay bội chi thì các nước thường sử dụng các biện pháp để điều chỉnh. • Khi cán cân bội thu, các nước thường sử dụng số bội thu đó để tăng cường đầu tư ra nước ngoài và bổ sung quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. • Bội chi cán cân sẽ có tác động tiêu cực đến việc phát triển kinh tế của quốc gia, quan hệ kinh tế đối ngoại và quan hệ kinh tế - xã hội khác. Chúng ta có thể xem xét một số biện pháp nhằm điều chỉnh cán cân thanh toán khi bội chi khi bội chi như sau: • Giảm chi tiêu ngân sách nhà nước sẽ tác động đến tổng cầu do đó góp phần cải thiện cán cân thanh toán ngắn hạn. Giảm chi tiêu ngân sách nhà nước thường đi đôi với chính sách thắt chặt tiền tệ, thuế khóa như: tăng lãi suất cho vay để giảm đầu tư, dùng công cụ thuế để hạn chế tiêu dùng nhất là hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng. 14
  15. 8.3.5. Một số giải pháp duy trì cân bằng cán cân thanh toán (tiếp) • Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài có thể áp dụng các biện pháp sau: Nâng lãi suất tiền gửi nhằm thu hút ngoại tệ từ nước ngoài vào; Vay của nước ngoài và tìm kiếm nguồn viện trợ nhà nước; Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thủ tục dễ dàng, ưu đãi về thuế, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. • Điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm khuyến khích xuất khẩu tăng thu ngoại tệ đồng thời hạn chế nhập khẩu tiết kiệm ngoại tệ. • Áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch nhằm kích thích xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, tăng thu ngoại tệ bù đắp sự thiếu hụt, sử dụng hàng rào thuế quan hạn chế nhập khẩu. • Sử dụng quyền rút vốn đặc biệt SDR tại IMF. Khi một quốc gia là thành viên chính thức tại IMF thì có thể sử dụng quyền rút vốn đặc biệt hoặc thực hiện xuất vàng để trang trải các khoản nợ nước ngoài. 8.3.5. Một số giải pháp duy trì cân bằng cán cân thanh toán (tiếp) • Tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ tùy thuộc vào điều kiện tài nguyên, trình độ phát triển khoa học công nghệ của quốc gia trong đó trình độ khoa học công nghệ giữ vị trí quyết định. • Có chính sách hợp lý và năng động để thu hút khách du lịch, kiều hối, xuất khẩu lao động, xuất khẩu công nghệ nhằm tăng thu ngoại tệ. • Quản lý thu chi ngoại tệ theo nguyên tắc tăng thu giảm chi ngoại tệ. • Đổi mới chính sách quản lý kinh tế đối ngoại để thu hút vốn đầu tư. • Nâng cao trình độ quản lý và điều hành kinh tế của chính phủ và các cấp chính quyền. 15
  16. 8.4. Tỷ giá hối đoái • 8.4.1. Tỷ giá hối đoái và các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái • 8.4.2. Thị trường ngoại hối • 8.4.3. Các hệ thống tỷ giá hối đoái 8.4.1. Tỷ giá hối đoái và các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái • Tỷ giá hối đoái là tỷ giá mua bán ngoại hối trên thị trường hối đoái. Tỷ giá hối đoái là số lượng đơn vị tiền nội tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ. Nói cách khác là tỷ giá mua bán (trao đổi) giữa đồng bản tệ và đồng ngoại tệ. • Tỷ giá hối đoái được sử dụng như công cụ quản lý các hoạt động thương mại quốc tế của một nước, để đảm bảo cho nước đó tham gia thương mại một cách có lợi nhất. • Thông thường có 2 xu hướng thay đổi tỷ giá hối đoái: một là, xu hướng phá giá tỷ giá hối đoái (nghĩa là làm giảm đi giá đồng tiền bản tệ). Xu hướng này thường được áp dụng để khuyến khích đầu tư sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu. Hai là, xu hướng tăng tỷ giá hối đoái nghĩa là tăng giá đồng bản tệ. Xu hướng này thường được áp dụng để khuyến khích nhập khẩu, tăng điều kiện cạnh tranh trong nước, hạn chế đầu tư sản xuất kinh doanh. 16
  17. 8.4.1. Tỷ giá hối đoái và các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái Cách xác định tỷ giá hối đoái • Để tránh nhầm lẫn khi phân tích, chúng ta thường quy ước sử dụng ký hiệu sau: • Ký hiệu e là tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ tính theo đồng tiền nước ngoài. Ký hiệu E là tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ tính theo đồng nội tệ. • Ví dụ: ở Việt Nam nếu ta coi đồng nội tệ là VND, đồng ngoại tệ thường sử dụng là USD thì tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ là: e = USD/VND = 1/16500 và tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ là: E = VND/USD = 16500/1 8.4.1. Tỷ giá hối đoái và các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái • Cán cân thương mại: Trong các điều kiện khác không đổi nếu nhập khẩu của một nước tăng thì đường cung về tiền của nước đó sẽ dịch chuyển sang phía phải, và ngược lại nếu xuất khẩu của một nước tăng thì đường cầu tiền sẽ dịch chuyển sang phía phải (e tăng). • Tỷ lệ lạm phát tương đối: Nếu tỷ lệ lạm phát của một nước cao hơn tỷ lệ lạm phát của một nước khác thì nước đó sẽ cần nhiều tiền hơn để mua một lượng tiền nhất định của nước kia. Điều này làm cho đường cung tiền dịch chuyển sang phải và tỷ giá hối đoái giảm xuống. • Sự vận động của tư bản: Khi người nước ngoài mua tài sản tài chính, lãi suất có ảnh hưởng mạnh. Khi lãi suất của một nước tăng lên một cách tương đối so với nước khác thì các tài sản của nó tạo ra tỷ lệ tiền lời cao hơn và có nhiều người dân nước ngoài muốn mua các tài sản đó. Điều này làm cho đường cầu về tiền của nước đó dịch chuyển sang phải và làm tăng tỷ giá hối đoái của nó. • Dự trữ và đầu cơ ngoại tệ: Tất cả đều có thể làm dịch chuyển các đường cung và cầu về tiền tệ. Đầu cơ có thể gây ra những thay đổi lớn về tiền, đặc biệt trong điều kiện thông tin liên lạc hiện đại và công nghệ máy tính hiện đại có thể trao đổi hàng tỷ đôla giá trị tiền tệ mỗi ngày. 17
  18. 8.4.2. Thị trường ngoại hối • Thị trường ngoại hối là nơi đồng tiền của quốc gia này được trao đổi với đồng tiền của quốc gia khác. Những chủ thể kinh tế tham gia thị trường này thường là các thể chế tài chính, các ngân hàng trung ương và các chính phủ, những công ty, những nhà đầu cơ tiền tệ, v.v • Cầu về tiền: Là khối lượng tiền mà người dân nước ngoài muốn mua và có khả năng mua (chuyển đổi) đồng tiền trong nước ở các mức giá khác nhau trên thị trường ngoại hối. Đường cầu về một loại tiền là một hàm số của tỷ giá hối đoái, đường này dốc xuống về phía phải. Tỷ giá hối đoái càng cao thì hàng hoá của nước đó càng trở nên đắt hơn đối với những người nước ngoài và càng ít hàng hoá được xuất khẩu hơn. • Cung về tiền: Là khối lượng tiền mà người dân trong nước muốn và có khả năng chuyển đổi đồng tiền nước ngoài ở các mức giá khác nhau trên thị trường ngoại hối. Đường cung về tiền là một hàm của tỷ giá hối đoái của nó, đường này dốc lên trên về phía phải. Tỷ giá hối đoái càng cao thì hàng hoá nước ngoài càng rẻ và hàng hoá ngoại được nhập khẩu vào thị trường quốc tế càng nhiều. 8.4.2. Thị trường ngoại hối • Nếu xuất khẩu tăng lên, cầu tiền trên thị trường ngoại hối tăng lên, đường cầu tiền dịch chuyển sang phải, tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên. • Nếu nhập khẩu tăng lên, cung tiền trên thị trường ngoại hối tăng, đường cung tiền dịch chuyển sang phải, tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống. e Se E e0 Hình 8.3: Cân bằng cung tiền và cầu tiền trên thị trường ngoại hối De 0 M0 M 18
  19. 8.4.3. Các hệ thống tỷ giá hối đoái • Hệ thống tỷ giá cố định • Các hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi (linh hoạt) • Các hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý • Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và Tỷ giá hối đoái thực tế 8.4.3. Các hệ thống tỷ giá hối đoái Hệ thống tỷ giá cố định • Tỷ giá hối đoái cố định, đôi khi còn được gọi là tỷ giá hối đoái neo, là một kiểu chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thước đo giá trị khác, như vàng chẳng hạn. Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định. • Trong xu hướng mở cửa và hội nhập kinh tế, việc theo đuổi chế độ tỷ giá cố định có thể dẫn đến một số vấn đề sau:  Nếu tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn thế giới, nước đó sẽ mất dần khả năng cạnh tranh trên các thị trường quốc tế, gây tổn thất cho cán cân thanh toán quốc tế và ảnh hưởng xấu đến sản xuất trong nước.  Để đảm bảo tỷ giá hối đoái cố định, chính phủ thường phải sử dụng các công cụ hạn chế nhập khẩu như thuế quan, hạn ngạch,.v.v. và hạn chế luồng vốn luân chuyển quốc tế nhằm kiềm chế thâm hụt cán cân thanh toán. Điều này mâu thuẫn với yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.  Hệ thống tỷ giá hối đoái cố định không cho phép sử dụng chính sách tiền tệ vào các mục tiêu như ổn định giá cả hoặc tạo thêm công ăn việc làm, mà chỉ sử dụng vào một mục tiêu duy nhất là duy trì giá cả cố định ở mức đã công bố. 19
  20. 8.4.3. Các hệ thống tỷ giá hối đoái Các hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi (linh hoạt) • Tỷ giá hối đoái thả nổi được xác định hoàn toàn bởi các lực lượng cung và cầu của thị trường, không có sự can thiệp nào của Chính phủ. • Về mặt lý thuyết, các tỷ giá cần điều chỉnh một cách tự động theo những thay đổi trong lạm phát, trong cán cân thương mại và các luồng vốn và duy trì “sự ngang bằng của sức mua” sao cho có thể mua được một lượng hàng nhất định từ cùng một lượng tiền của một trong hai nước. 8.4.3. Các hệ thống tỷ giá hối đoái Các hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý • Một hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý (hay không thuần nhất) là một hệ thống trong đó tỷ giá hối đoái được phép thay đổi phù hợp với điều kiện thị trường, nhưng đôi khi Chính phủ can thiệp vào để ngăn ngừa không cho nó vận động ra ngoài các giới hạn nhất định. Không để cho tỷ giá hoàn toàn thả nổi theo các lực lượng cung và cầu như trong hệ thống tỷ giá thả nổi, các ngân hàng trung ương đều có những can thiệp nhất định vào thị trường ngoại hối. • Mục đích của sự can thiệp của ngân hàng trung ương trong hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý là hạn chế hoặc thu hẹp biên độ giao động của tỷ giá hối đoái. Như vậy, hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý là sự kết hợp hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi với sự can thiệp của ngân hàng trung ương. • Sử dụng hệ thống này có thể phát huy được những điểm mạnh và hạn chế được những yếu điểm của hai hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi và cố định. 20
  21. 8.4.3. Các hệ thống tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và Tỷ giá hối đoái thực tế • Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá hối đoái không xét đến tương quan giá cả hay tương quan lạm phát giữa hai nước. • Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá hối đoái có xét đến tương quan giá cả giữa hai nước hoặc tương quan tỷ lệ lạm phát giữa hai nước. • Tỷ giá hối đoái thực tế = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Giá nước ngoài / Giá nội địa = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Tỷ lệ lạm phát nước ngoài / Tỷ lệ lạm phát trong nước. 8.5. Tác động của chính sách vĩ mô dưới các hệ thống tỷ giá hối đoái khác nhau tư bản vận động tự do • 8.5.1. Hoạt động của chính sách tài khóa dưới các hệ thống tỷ giá hối đoái khác nhau • 8.5.2. Hoạt động của chính sách tiền tệ dưới những tỷ giá hối đoái khác nhau 21
  22. 8.5. Tác động của chính sách vĩ mô dưới các hệ thống tỷ giá hối đoái khác nhau tư bản vận động tự do • Một nền kinh tế nhỏ khi tham gia vào thị trường chung r của thế giới, thì chính sách lãi suất của nước đó không ảnh hưởng được đến mức lãi suất chung của thế giới. LM0 Lãi suất trong nước có xu hướng giao động xung quanh mức lãi suất của thế giới r*. • Giả sử khi lãi suất trong nước tăng lên trên mức lãi suất E của thế giới (r > r*), sẽ có nhiều công dân và các nhà 0 r = r* đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào nước ta để có thể r* thu được một khoản tiền lãi cao hơn. Một luồng vốn sẽ BP = 0 “chảy” vào nước ta cho đến khi lãi suất trong nước cân bằng với mức lãi suất của thế giới (r = r*). IS • Trường hợp ngược lại, khi lãi suất trong nước thấp hơn 0 lãi suất thế giới (r r*. Tư bản đổ dồn vào trong nước, tỷ giá hối đoái (e) tăng lên. NHTƯ can thiệp bằng cách mua dự trữ ngoại hối, đẩy nội tệ vào lưu thông. Dân IS1 IS0 chúng cũng chuyển từ tài sản nước ngoài sang tài sản 0 trong nước. Cung tiền tệ thực tế tăng lên. Đường LM0 Y0 Y1 Y2 Y dịch chuyển sang LM1. Cân bằng mới được thiết lập tại E2 với sản lượng tăng lên, mức lãi suất cân bằng trên đường r*. Hình 8.5: Tác động của chính • Như vậy, CSTK trong trường hợp này có thể hạn chế sách tài khóa trong một nền tháo lui đầu tư, như là điều phải xảy ra trong nền kinh tế kinh tế mở với hệ thống tỷ giá đóng, nhằm khuyến khích tăng sản lượng. cố định, tư bản vận động hoàn • Tác động của chính sách tài khoá trong nền kinh tế mở mạnh hơn tác động của nó trong nền kinh tế đóng, ít ra là toàn tự do về mặt ngắn hạn. 22
  23. 8.5.1. Hoạt động của CSTK dưới các hệ thống tỷ giá hối đoái khác nhau b) Tác động của chính sách tài khoá trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá thả nổi và tư bản vận động hoàn toàn tự do. • Giả sử nền kinh tế đang cân bằng tại E0. Chính phủ r thực hiện chính sách tài khoá mở rộng, tổng cầu sẽ tăng lên, lãi suất tăng và tỷ giá hối đoái cũng tăng (e LM tăng, E giảm), xuất khẩu giảm đi. Như vậy, có sự 0 tháo lui hoàn toàn, không chỉ do đầu tư trong nước E mà còn lãi suất giảm từ r1 r*. 1 • Chính sách tài hoá mở rộng làm dịch chuyển đường r1 IS0 đến vị trí IS1. Trong nền kinh tế mở, ở điểm cân E0 bằng mới (E1) lãi suất cao hơn lãi suất thị trường r* thế giới. Tư bản tràn vào trong nước. Cán cân thanh toán thặng dư. Đồng tiền nội địa tăng giá, xuất khẩu giảm. Kết quả là đường IS1 dịch chuyển về vị trí ban đầu: cân bằng được thiết lập ở vị trí IS1 IS0 ban đầu E0, sản lượng không tăng lên và cán cân thương mại xấu đi. 0 • Như vậy, tác động của chính sách tài khoá trong Y0 Y1 Y nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi, tư bản vận động tự do kém hiệu lực hơn so với Hình 8.6: Tác động của chính chính sách tài khoá trong nền kinh tế đóng. sách tài khóa trong một nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá linh hoạt, tư bản vận động hoàn toàn tự do 8.5.2. Hoạt động của CSTT dưới những tỷ giá hối đoái khác nhau a) Tác động của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá cố định, tư bản vận động hoàn toàn tự do. • Giả sử nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng r E0. NHTƯ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, với việc tăng cung tiền danh nghĩa. Với mức giá LM đã cho, cung tiền thực tế tăng lên, đường LM0 0 dịch phải đến LM1. Lãi suất giảm xuống mức lãi LM1 suất thế giới r1 < r*. • Các nhà đầu tư trong nước sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài. Một luồng vốn sẽ chảy ra E 0 E2 nước ngoài. NHTƯ phải bán dự trữ ngoại tệ để r* giữ tỷ giá hối đoái không đổi. Quá trình này kéo dài cho đến khi mức cung tiền và lãi suất trở lại mức ban đầu. Sản lượng cân bằng không đổi r1 E1 Y0, lãi suất cố định là r*. • Như vậy, chính sách tiền tệ trong nền kinh tế IS0 mở tỏ ra kém hiệu lực hơn so với nền kinh tế 0 đóng. Ở đây tác động của sự mở rộng tiền tệ đã Y0 Y1 Y bị triệt tiêu bởi luồng vận động của tư bản nước ngoài do lãi suất giảm đi, mặc dù đầu tư tư Hình 8.7: Tác động của chính sách tiền nhân trong nước có tăng lên. tệ trong một nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá cố định, tư bản vận động hoàn toàn tự do 23
  24. 8.5.2. Hoạt động của CSTT dưới những tỷ giá hối đoái khác nhau b) Tác động của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá thả nổi và tư bản vận động hoàn toàn tự do. • Trên đồ thị mô tả tác động của việc tăng cung r về tiền, đường LM0 chuyển đến LM1. Lãi suất giảm làm giá hối đoái của đồng nội địa giảm (e LM0 giảm, E tăng). LM1 • Đồng tiền nội địa giảm giá làm tăng khả năng cạnh tranh. Xuất khẩu ròng tăng lên, làm E0 E2 đường IS0 dịch chuyển sang bên phải đến IS1. Lãi suất trở về mức lãi suất của thị trường thế r* E giới. Cân bằng mới được thiết lập tại E2. Chính 1 sách tiền tệ mở rộng làm sản lượng tăng lên từ r1 Y0 Y2. IS1 IS0 • Như vậy chính sách tiền tệ có tác động lớn 0 hơn trong nền kinh tế mở, tỷ giá linh hoạt, tư Y0 Y1 Y2 Y bản chuyển động hoàn toàn tự do. Hình 8.8: Tác động của chính sách tài tiền tệ trong một nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá linh hoạt, tư bản vận động hoàn toàn tự do TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tham khảo bắt buộc • [1] Kinh tế học vĩ mô, Giáo trình dùng trong các trường Đại học, Cao đẳng khối kinh tế, do Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất bản, NXB Giáo dục, tái bản lần thứ 6, năm 2006. • [2] Kinh tế học tập 2 và 3 David Begg, Stanley Fisher, NXB Giáo dục, 2006. • [3] N.Gregory Mankiw, Macroeconomics, Fourth Edition, 2000. • [4] Nguyễn Văn Công, Bài tập Kinh tế vĩ mô I, NXB Lao động, 2006. • [5] Rudiger. D, Stainley .F & Richard .S, Macroeconomics, Eighth Edition, 2001. • [6] Nguyên lý Kinh tế học vĩ mô, Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Lao động - Xã hội, 2005. • [7] Nguyễn Văn Ngọc, Hướng dẫn giải bài tập Kinh tế vĩ mô, NXB Thống kê, 2001 2. Các trang Web và tạp chí tìm Tài liệu tham khảo khuyến khích khác • [7] Trang Web tranh luận về Kinh tế học: • [8] Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Viện Khoa học xã hội và nhân văn. • [9] Tạp chí Kinh tế phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân. • [10] Tạp chí Phát triển Kinh tế, Đại học Kinh tế HCM. • [11] Trang Web về Kinh tế học của giảng viên: 24
  25. KẾT THÚC MÔN HỌC XIN CẢM ƠN! 25