Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 3: Tài khoản và sổ kế toán - Trần Thị Kim Anh

ppt 68 trang Hùng Dũng 04/01/2024 1330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 3: Tài khoản và sổ kế toán - Trần Thị Kim Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_nguyen_ly_ke_toan_chuong_3_tai_khoan_va_so_ke_toan.ppt

Nội dung text: Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 3: Tài khoản và sổ kế toán - Trần Thị Kim Anh

  1. CHƯƠNG 3: TÀI KHOẢN & SỔ KẾ TOÁN 1
  2. Quy trình kế toán 1 2 3 4 Nghiệp vụ KTTC Chứng từ KT Tài khoản, sổ KT Báo cáo KT 2
  3. Nội dung nghiên cứu 1. Khái niệm và kết cấu của Tài khoản kế toán 2. Ghi chép các nghiệp vụ vào TK kế toán 3. Các quan hệ đối ứng chủ yếu 4. Hệ thống TK kế toán chủ yếu 3
  4. 1. Khái niệm và kết cấu của TK kế toán a. Khái niệm: theo điều 23 Luật Kế toán: Tài khoản kế toán là công cụ kế toán sử dụng để phân loại, tổng hợp thông tin theo từng đối tượng kế toán để ghi chép, phản ánh và kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục tình hình và sự vận động của từng đối tượng kế toán đó. 4
  5. 1. Khái niệm và kết cấu của TK kế toán (tiếp) vMỗi một đối tượng kế toán được mở một tk riêng vCơ sở số liệu cho việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh là chứng từ kế toán. vTk giúp kế toán cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập báo cáo kế toán định kỳ. 5
  6. b. Kết cấu của tài khoản Kết cấu của tk kế toán được xây dựng theo hình thức 2 bên để phản ánh sự vận động của 2 mặt đối lập. Theo quy ước, tk kế toán có kết cấu dạng chữ T. Nợ và Có là các thuật ngữ và chỉ mang tính quy ước Nợ Tên tài khoản Có 6
  7. c. Nội dung của tài khoản v Tên gọi: tk được mở cho từng đối tượng kế toán riêng biệt, có tên gọi và số hiệu của tài khoản riêng. v Nội dung phản ánh: tk phản ánh tình hình và sự biến động của từng đối tượng kế toán. § Trạng thái tại thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ: Số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ § Sự biến động tăng và giảm: Số phát sinh tăng, số phát sinh giảm 7
  8. c. Nội dung của tài khoản (tiếp) vSDĐK: phản ánh số hiện có của đối tượng kế toán tại thời điểm đầu kỳ vSPST: sự vận động tăng lên của đối tượng kế toán trong kỳ vSPSG: sự vận động giảm đi của đối tượng kế toán trong kỳ vSDCK: phản ánh số hiện có của đối tượng kế toán tại thời điểm cuối kỳ 8
  9. c. Nội dung của tài khoản (tiếp) vGiá trị của đối tượng kế toán tại thời điểm cuối kỳ được xác định như sau: SDCK = SDĐK + SPST - SPSG 9
  10. 2. Kết cấu của các loại Tk chính a. Loại tài khoản tài sản b. Loại tài khoản nguồn vốn c. Loại tài khoản doanh thu d. Loại tài khoản chi phí e. Loại tài khoản xác định kết quả kinh doanh 10
  11. a. Kết cấu của các Tk tài sản Tài khoản Tài sản Nợ Có SDĐK SPSG SPSTNợ Có Tổng SPST Tổng SPSG SDCK 11
  12. Ví dụ Trong kỳ kế toán tháng 2 năm N của Dn X. Tại thời điểm đầu ngày 01/02, lượng tiền mặt tồn quỹ là 70 triệu Trong kỳ phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như sau: - 02/02: Thu tiền bán hàng bằng tiền mặt 110tr - 05/02: Trả nợ người bán bằng tiền mặt 60tr - 15/02: Thanh toán lương cho nhân viên bằng TM 85tr - 28/02: Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt 60tr Xác định lượng TM tồn quỹ cuối ngày 28/02. Vẽ sơ đồ tài khoản chữ T cho đối tượng TM. 12
  13. b. Kết cấu của các Tk nguồn vốn Tài khoản Nguồn vốn Nợ Có SDĐK SPST SPSGNợ Tổng SPSG Tổng SPST SDCK 13
  14. Ví dụ Trong kỳ kế toán tháng 2/N tại DN C phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau: v04/02: Mua hàng nợ người bán 125tr v09/02: Rút TGNH trả nợ người bán 50tr v16/02: Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán: 300tr Vẽ sơ đồ tài khoản chữ T của Tk Phải trả người bán, biết SDĐK của Tk này là 500tr 14
  15. Tài sản = Nợ phải trả + Vốn CSH Tài sản Nợ phải trả Vốn CSH Nợ Có Nợ Có Nợ Có + - - + - + 15
  16. Kết cấu của các TK quá trình sản xuất kinh doanh vDoanh thu, thu nhập khác vChi phí vXác định kết quả kinh doanh 16
  17. Exh. c. Tk doanh thu, thu nhập khác3.8 Vốn CSH __ Lợi nhuận == Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Doanh thu, thu nhập khác Nợ Có Nợ Có - + - + 17
  18. c. Tài khoản doanh thu TK doanh thu Nợ Có Các khoản giảm trừ DT DT bán hàng trong kỳ Nợ Có Doanh thu thuần 18
  19. Doanh thu vLà tổng giá trị lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các họat động sản xuất, kinh doanh thông thường của Dn góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu (CM số 14) vDoanh thu gồm: DT bán hàng và cung cấp dịch vụ; DT họat động tài chính 19
  20. Các khoản giảm trừ doanh thu vCác khoản giảm trừ doanh thu bao gồm § Chiết khấu thương mại § Giảm giá hàng bán § Doanh thu hàng bán bị trả lại 20
  21. c. Tài khoản chi phí TK chi phí Nợ Có Các khoản chi phí phát Các khoản giảm trừ sinh trong kỳ chi phí Nợ Có Chi phí thuần 21
  22. Tài khoản xác định KQKD N TK CP C N TK XĐKQKD C N TK DT C CP CP DT DT Thuần Thuần Thuần Thuần Lỗ 22
  23. Kết chuyển lỗ sang tài khoản Lợi nhuận chưa phân phối N TK XĐKQKD C TK LCPP N C CP DT KC lỗ Lỗ 23
  24. Ví dụ 1 v Tình hình bán hàng của công ty A trong tháng 1 như sau: § 01/01 : bán hàng cho C, doanh thu 600 tr § 11/01 : bán hàng cho B, doanh thu 500tr § 20/01: do hàng sai quy cách, khách hàng B đòi giảm giá 300 tr. Biết giá vốn của lô hàng bán ngày 1/1 và 11/1 là 400 triệu và 200 triệu (?) Phản ánh lên tài khoản chữ T tài khoản doanh thu, chi phí, XĐKQKD, LNCPP 24
  25. Ví dụ 2 Trong tháng 8/2014 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: v Bán hàng thu tiền mặt trị giá 80tr v Chi phí vận chuyển lô hàng trên để giao cho khách hàng: 5tr thanh toán bằng tiền mặt v Chi phí quảng cáo 10tr, chưa thanh toán v Lương nhân viên quản lý đã trả bằng tiền mặt 15tr v Chi phí điện thoại, điện nước 6tr bộ phận bán hàng thanh toán vào đầu tháng sau. 25
  26. Ví dụ 2 (tiếp) Yêu cầu vXác định kết quả kinh doanh của tháng 8/2014 trong 2 trường hợp: - Giá mua đầu vào của lô hàng đã bán là 20tr - Giá mua đầu vào của lô hàng đã bán là 50 triệu vKết chuyển số lãi/lỗ của tháng 8/2014 sang tài khoản LNCPP 26
  27. Ví dụ 3 - DN X trong kỳ bán 3 loại hàng hóa A, B, C với doanh thu tương ứng là 70tr, 80tr và 90tr. - GVHB của 3 loại hàng hóa lần lượt là 50tr, 60tr, 70tr - Trong kỳ có những chi phí phát sinh như sau: - Chi phí cho nhân viên bán hàng 1.5 tr - Chi phí cho nhân viên quản lý: 5tr - Chi phí khấu hao TSCĐ bộ phận bán hàng: 5tr, bộ phận quản lý 3 triệu - Chi phí bảo hành sản phẩm: 6tr - Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ bán hàng: 4tr Trong kỳ khách hàng yêu cầu giảm giá cho hàng A là 10tr (DN đồng ý), DN cho người mua hàng B hưởng chiết khấu 5tr, và người mua hàng C trả lại hàng cho DN số lượng hàng tương ứng với DT là 4.5tr 27 Yêu cầu: Xác định lợi nhuận trong kỳ kinh doanh của DN X
  28. II. Ghi chép các nghiệp vụ vào tài khoản kế toán 1. Ghi chép 2. Định khoản 28
  29. 1. Ghi chép a. Khái niệm - Ghi chép là phương pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào tài khoản kế toán một cách có hệ thống dựa trên cơ sở của chứng từ. b. Phân loại - Ghi đơn - Ghi kép 29
  30. Ghi đơn v Ghi kép v Ghi đơn: § Phản ánh vào 1 tài khoản kế toán. § Dùng đối với các NVKT liên quan đến một đối tượng kế toán. VD: nhận giữ hộ, gửi bán một lô hàng. § Dùng bổ sung cho ghi kép: VD: khách hàng thanh toán tiền bằng ngoại tệ. v Ghi kép: § Phản ánh vào 2 tài khoản kế toán trở lên § Phản ánh được đầy đủ nội dung kinh tế của nghiệp vụ § Phản ánh được quan hệ giữa các đối tượng kế toán. 30
  31. Ví dụ vBán hàng thu bằng tiền mặt vDoanh nghiệp mua 5tr đồng tiền vật liệu, thanh toán bằng TGNH vKhách hàng thanh toán tiền hàng bằng 1.000 USD. 31
  32. 2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh v2.1. Khái niệm v2.2 Phân loại
  33. 2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh v2.1. Khái niệm Định khoản là việc xác định các nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến các tài khoản nào và liên quan như thế nào (ghi vào bên Nợ hay bên Có, với số tiền là bao nhiêu)
  34. 2.2 Phân loại định khoản v- Định khoản giản đơn: chỉ liên quan đến 2 đối tượng kế toán. Kế toán sẽ ghi Nợ một tài khoản đối ứng với ghi Có một tài khoản khác. vVí dụ: v- doanh nghiệp vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ người bán 8 triệu đồng. v- chủ sở hữu góp vốn bằng 1 chiếc ô tô trị giá 500 triệu đồng.
  35. 2. Phân loại định khoản (tiếp) v Định khoản phức tạp: liên quan đến từ 3 tài khoản trở lên. Ghi Nợ 1 TK đối ứng với ghi Có nhiều TK và ngược lại, ghi Có 1 TK đối ứng với ghi Nợ nhiều TK Ví dụ: - Doanh nghiệp dùng tiền mặt trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng 10tr và trả nợ người bán 5tr - DN nhập kho 4tr nguyên vật liệu trong đó mua bằng tiền mặt 1tr, mua bằng TGNH 3tr. 35
  36. III. Các quan hệ đối ứng chủ yếu 1. Loại 1: Tăng tài sản này, giảm tài sản khác Quy mô tài sản không đổi. 2. Tăng nguồn hình thành TS này, giảm nguồn hình thành TS khác Quy mô nguồn vốn không đổi. 3. Tăng TS và tăng nguồn hình thành TS quy mô TS và nguồn vốn tăng. 4. Giảm TS và giảm nguồn hình thành TS Quy mô TS và nguồn vốn giảm. 36
  37. Bài tập 1: Yêu cầu định khoản các nghiệp vụ kinh tế sau và đưa ra nhận xét về quy mô TS và nguồn vốn 1. Nhận góp vốn kinh doanh bằng 1 hàng hóa trị giá 50tr. 2. Nhận góp vốn kinh doanh bằng 1 TSCĐ vô hình trị giá 500tr. 3. Dùng tiền mặt tạm ứng cho nhân viên thu mua hàng hóa 10tr. 4. Đem tiền mặt gửi vào tài khỏan TGNH 200tr 5. Dùng TGNH 40tr mua cổ phiếu của cty X thu lời ngắn hạn. 6. Mua hàng A nhập kho đủ đã thanh toán bằng tiền mặt 30tr. 7. Mua chịu hàng B đã nhập kho đủ 10tr. 8. Vay ngắn hạn NH để trả tiền cho người bán 10tr. 9. Dùng TM thanh toán lương còn nợ nhân viên kỳ trước 5tr 10. Chuyển quỹ đầu tư phát triển bổ sung NV xây dựng cơ bản 900tr 37
  38. Bài tập 2: Cho biết các NVKT sau tác động như thế nào đến quy mô TS và NV của doanh nghiệp. 1. Bán hàng với giá bán 100tr, giá vốn hàng bán 120tr, thu ngay bằng tiền mặt. 2. Thu được các khoản phải thu khách hàng bằng tiền mặt 20tr 3. Vay ngắn hạn để trả nợ người bán 60tr. 4. Bán hàng giá bán 70tr, giá vốn 50tr, chưa thu tiền của KH. 5. Mua một công cụ trị giá 30tr, chưa thanh toán cho người bán. 6. Mua một lô hàng giá 5tr thanh toán ngay bằng TGNH 7. Chủ sở hữu đầu tư thêm vốn = 1 TSCĐ hữu hình trị giá 500tr + 200 tr TGNH 8. Vay dài hạn ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 150tr. 9. Mua 1 TSCĐ giá100tr, ½ thanh toán bằng TGNH, ½ nợ 38
  39. IV. Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất 1. Khái niệm và nguyên tắc xây dựng hệ thống tài khoản 2. Giới thiệu hệ thống tài khoản kế toán thống nhất 3. Phân loại tài khoản kế toán 39
  40. 1. Khái niệm và nguyên tắc xây dựng hệ thống TK thống nhất a. Khái niệm: Là những quy định chung nhất về loại TK, tên gọi của TK, số lượng TK và những nguyên tắc ghi chép ở trên các TK. b. Nguyên tắc xây dựng hệ thống TK kế toán. - Phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. - Đảm bảo tính logic,thể hiện được mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán với nhau. - Mỗi TK được đặt một ký hiệu riêng bằng 1 con số. 40
  41. 2. Giới thiệu hệ thống TK kế toán thống nhất vBan hành theo thông tư 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 áp dụng từ năm 2015. 41
  42. v Loại Tài khoản tài sản (đầu 1, 2) v Loại Tài khoản nợ phải trả (đầu 3) v Loại Tài khoản vốn chủ sở hữu (đầu 4) v Loại Tài khoản doanh thu (đầu 5) v Loại Tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh (đầu 6) v Loại Tài khoản thu nhập khác (đầu 7) v Loại Tài khoản chi phí khác (đầu 8) v Loại Tài khoản xác định kết quả kinh doanh (đầu 9) 42
  43. 3. Phân loại tài khoản a. Căn cứ theo nội dung kinh tế của tài khoản - Tài khoản tài sản (1-2) - Tài khoản nguồn vốn (3-4) - Tài khoản quá trình sản xuất kinh doanh (5-9) 43
  44. 3. Phân loại tài khoản (tiếp) b. Căn cứ theo mức độ phản ánh của tài khoản - Tài khoản cấp 1: TK tổng hợp, phản ánh các đối tượng kế toán ở dạng tổng quát và chỉ sử dụng thước đo tiền tệ để phản ánh. - Tài khoản cấp 2: dùng để phản ánh chi tiết các đối tượng kế toán. 44
  45. 3. Phân loại tài khoản (tiếp) c. Căn cứ theo số liệu để lập BCTC - TK thực: là TK thường có SDCK và số dư đó được dùng để lập Bảng cân đối kế toán - TK tạm thời: chỉ sử dụng trong 1 kỳ kinh doanh và không có SDCK. Thông tin trong các TK đó dùng để lập bảng Báo cáo kết quả kinh doanh 45
  46. 3. Phân loại tài khoản (tiếp) vTài khoản thông thường: vTài khoản đặc biệt: § Tài khoản điều chỉnh giảm § Tài khoản lưỡng tính 46
  47. Tài khoản điều chỉnh giảm vKhái niệm: là các TK phản ánh chỉ tiêu điều chỉnh giảm cho các chỉ tiêu ở trên các TK chủ yếu. vKết cấu của TK điều chỉnh giảm ngược với kết cấu của TK mà nó điều chỉnh. 47
  48. Tài khoản điều chỉnh giảm v TK 229: Dự phòng tổn thất tài sản (2291: Dự phòng giảm giá CK kinh doanh, 2292: dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, 2293: dự phòng phải thu khó đòi, 2294: dự phòng giảm giá HTK) v TK 214: Hao mòn tài sản cố định v TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu (5211: Chiết khấu thương mại, 5212: Giảm giá hàng bán, 5213: hàng bán bị trả lại) 48
  49. Hao mòn TSCĐ (TK 214) Nợ TK 214 Có SDDK - SDCK: hao mòn lũy kế SPSG SPST - SDCK ghi âm bên phần TS SDCK Bút toán trích khấu hao hàng tháng: Nợ TK 641, 642 Có TK 214 49
  50. Ví dụ Công ty A mua 1 chiếc máy in trị giá 800 triệu đồng, chi phí lắp đặt chạy thử 50 triệu. 1/7/2009 máy đã sẵn sàng sử dụng, cty đã đưa vào hoạt động. Biết máy có thời gian sử dụng hữu ích là 10 năm. Công ty tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Yêu cầu: Lập bút toán trích khấu hao của chiếc máy vào năm 2009, 2010, 2019, 2020 và phản ánh lên TK 214 cho các năm đó.
  51. Bài tập v Câu 1: Đọc nội dung kinh tế của các định khoản dưới đây (đơn vị VND): 1. Nợ TK 331 (A) /Có TK 112: 25 triệu 2. Nợ TK 156: 30 triệu /Có TK 331 (A): 30 triệu. 3. Nợ TK 112: 66 triệu; Có TK 511: 60 triệu, Có TK 3331: 6 triệu. 4. Nợ TK 641/Có TK 2141: 5 triệu 5. Nợ TK 112/Có TK 111: 320 triệu 6. Nợ TK 112/Có TK 341: 75 triệu 7. Nợ TK 131/Có TK 511: 62 triệu 8. Nợ TK 111/Có TK 131: 32 triệu 9. Nợ TK 341/Có TK 112: 25 triệu 10. Nợ TK 211/Có TK 411: 650 triệu 11.Nợ TK 141/Có TK 111: 12 triệu 12. Nợ TK 421/Có TK 112: 5 triệu
  52. Tài khoản lưỡng tính vLà các TK có thể có số dư ở bên Nợ hoặc ở bên Có. § TK 131: Phải thu của khách hàng § TK 138: Phải thu khác § TK 331: Phải trả cho người bán § TK 338: Phải trả khác § TK 412: Chênh lệch đánh giá lại TS § TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái § TK 421: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 52
  53. Tài khoản 131 Doanh nghiệp bán chịu KH trả tiền trước cho cho khách hàng => DN => khoản nhận khoản phải thu là tài ứng trước là nợ phải sản của doanh nghiệp trả của doanh nghiệp Nợ TK 131 phải thu Có Nợ TK 131 nhận ứng trc Có SDDK SDDK SPST SPSG SPSG SPST SDCK SDCK
  54. Tài khoản 131 TH1: DN bán chịu TH2: KH ứng trước - Khi bán ghi nhận - Khi DN nhận ứng trước: doanh thu: Nợ TK 111, 112 Nợ TK 131PT Có TK 131UT Có TK 511 - Khi giao hàng, ghi nhận Có TK 3331 doanh thu: - Khi thu được tiền Nợ TK 131UT Nợ TK 111, 112 Có TK 511 Có TK 131PT Có TK 3331 Note: Không bù trừ giữa bên Nợ và bên Có của TK 131
  55. Ví dụ 1. 5/1/N công ty A bán chịu cho công ty B một lô hàng trị giá 500 triệu đồng + VAT 10% 2. 25/2/N công ty B trả công ty A 550 triệu trên bằng TGNH v Y/C: định khoản nếu bạn là cty A 3. 20/6/N công ty B trả trước cho công ty A 330 triệu tiền hàng bằng TGNH 4. 1/7/N công ty A giao lô hàng với giá bán 300 triệu + VAT 10% cho công ty B. tiền hàng trừ vào tiền ứng trước. (TH 2: lô hàng có giá bán 500 triệu + VAT 10%) v Y/C: định khoản nếu bạn là cty A
  56. Tài khoản 331 Doanh nghiệp mua DN trả tiền trước cho chịu hàng => khoản NCC => khoản trả phải trả là nợ phải trả trước là tài sản của của doanh nghiệp doanh nghiệp Nợ TK 331 phải trả Có Nợ TK 331 trả trước Có SDDK SDDK SPSG SPST SPST SPSG SDCK SDCK
  57. Tài khoản 331 TH1: DN mua chịu TH2: DN trả trước - Khi mua, ghi nhận - Khi DN trả trước: hàng TK: Nợ TK 331TT Nợ TK 151, 152, Có TK 111, 112 Có TK 331PT - Khi nhận hàng, ghi - Khi trả nợ người nhận hàng TK: bán Nợ TK 156 Nợ TK 331 PT Có TK 331TT Có TK 111, 112 Note: Không bù trừ giữa bên Nợ và bên Có của TK 331
  58. Ví dụ 1. 5/1/N công ty A bán chịu cho công ty B một lô hàng trị giá 500 triệu đồng + VAT 10% 2. 25/2/N công ty B trả công ty A 550 triệu trên bằng TGNH v Y/C: định khoản nếu bạn là cty B 3. 20/6/N công ty B trả trước cho công ty A 330 triệu tiền hàng bằng TGNH 4. 1/7/N công ty A giao lô hàng với giá bán 300 triệu + VAT 10% cho công ty B. tiền hàng trừ vào tiền ứng trước. (TH 2: lô hàng có giá bán 500 triệu + VAT 10%) v Y/C: định khoản nếu bạn là cty B
  59. 5. Hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết v Hạch toán tổng hợp: Là việc ghi chép số tiền của các nghiệp vụ phát sinh vào các tài khoản kế toán có liên quan. Như vậy kế toán tổng hợp chỉ sử dụng thước đo duy nhất là thước đo bằng tiền v Hạch toán chi tiết: Là công việc ghi chép chi tiết từng loại tài sản và nguồn vốn theo yêu cầu quản lý cụ thể của đơn vị kế toán bằng cách sử dụng các tài khoản cấp 2 và các sổ chi tiết. 59
  60. 6. Sổ kế toán vKhái niệm: Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp. 60
  61. 6. Sổ kế toán v Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình v Nếu không tự xây dựng, doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ kế toán theo hướng dẫn tại phụ lục 4 thông tư 200/2014/TT-BTC § Sổ nhật kí chung § Sổ nhật kí thu tiền § Sổ nhật kí chi tiền § Sổ nhật kí mua hàng (hàng hóa, phải trả) § Sổ nhật kí bán hàng (Doanh thu, phải thu) § Sổ cái § 61
  62. 7. Hình thức ghi sổ kế toán vHình thức kế toán Nhật ký chung; vHình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái; vHình thức kế toán Chứng từ ghi sổ; vHình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ; vHình thức kế toán trên máy vi tính. 62
  63. Hình thức Nhật ký chung 1.1 Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung v Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. v Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: § Sổ Nhật ký chung; § Sổ Cái; § Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. 63
  64. Hình thức Nhật ký chung 64
  65. 6. Sổ kế toán 6. Mở và ghi sổ kế toán 6.1- Mở sổ Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm. Đối với doanh nghiệp mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập. Người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng của doanh nghiệp có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán ghi bằng tay trước khi sử dụng, hoặc ký duyệt vào sổ kế toán chính thức sau khi in ra từ máy vi tính. 65
  66. 6. Sổ kế toán 6.2- Ghi sổ Việc ghi sổ kế toán nhất thiết phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra bảo đảm các quy định về chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh. 6.3- Khoá sổ Cuối kỳ kế toán phải khoá sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính. Ngoài ra phải khoá sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 66
  67. 6. Sổ kế toán 7. Sửa chữa sổ kế toán 7.1- Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót trong quá trình ghi sổ kế toán thì không được tẩy xoá làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong các phương pháp sau: (1)- Phương pháp cải chính: (2)- Phương pháp ghi số âm (còn gọi Phương pháp ghi đỏ): (3)- Phương pháp ghi bổ sung: 67
  68. LOGO www.themegallery.com