Bài giảng Sinh học Lớp 11 - Bài 3: Thoát hơi nước

ppt 20 trang Hùng Dũng 05/01/2024 30
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Sinh học Lớp 11 - Bài 3: Thoát hơi nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_lop_11_bai_3_thoat_hoi_nuoc.ppt

Nội dung text: Bài giảng Sinh học Lớp 11 - Bài 3: Thoát hơi nước

  1. VÀ CÁC EM HỌC SINH
  2. KiỂM TRA BÀI CŨ
  3. - Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ? Do lực đẩy (động lực đầu dưới) ở rễ, lực hút do sự thoát hơi nước ở lá (động lực đầu trên) và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ.
  4. THOÁT Sơ đồ về nhu cầu nước của cây 8 – 9 gam nước không tham gia tạo chất khô 10 gam 1 – 2 gam nước nước giữ lại Tham gia tạo chất khô - Những con số trong sơ đồ trên nói lên điều gì? Lượng nước thoát ra ngoài môi trường rất lớn so với lượng nước mà cây sử dụng.
  5. BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC NghiênLà động cứu lực SGK đầu cho trên biết của thoát dòng hơi nmạchước có gỗ vai giúp trò gìvận đối chuyểnvới cây? nước, các ion khoáng và các chất khác từ rễ đến mọi cơ quan của cây trên mặt đất; tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây; tạo độ cứng cho thực vật thân thảo - Nhờ có thoát hơi nước, khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá làm nguyên liệu cho quá trình quang hợp. - Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng đảm bảo cho các quá trình sinh lí xảy ra bình thường.
  6. - Vận dụng kiến thức đã biết hãy giải thích vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
  7. BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC I- Vai trò của quá trình thoát hơi nước II- Thoát hơi nước qua lá 1- Lá là cơ quan thoát hơi nước Áp kế - Mục đích Graô thiết Phễu chụp thuỷ tinh kế thí nghiệm trong hình 3.2 để làm gì? Cốc đựng hoá chất Lá cây thí nghiệm Áp kế Giá đỡ
  8. Kết quả thực nghiệm của Garô - Quan sát bảng kết quả cho biết: 1. Khí khổng phân bố ở đâu của lá? 2. So sánh số lượng khí khổng ở 2 mặt của lá? 3. Số lượng khí khổng có liên quan gì đến sự thoát hơi nước? 4. Số liệu về số lượng khí khổng và cường độ thoát hơi nước ở mặt trên của lá cây đoạn nói lên điều gì? Hãy giải thích? 5. Quan sát kết quả của Garô. So sánh sự thoát hơi nước giữa mặt trên và mặt dưới của lá?
  9. - Những số liệu nào trong bảng cho phép khẳng định rằng, số lượng khí khổng có vai trò quan trọng trong sự thoát hơi nước của lá cây? Số liệu về SL khí khổng trên 1mm2 ở mặt trên và dưới của lá với cường độ thoát hơi nước mg trong 24h của mỗi lá: mặt dưới có nhiều khí khổng hơn mặt trên, luôn có cường độ thoát hơi nước cao hơn ở cả 3 loài cây. - Vì sao mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có sự thoát hơi nước? Mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có thoát hơi nước chứng thực rằng quá trình thoát hơi nước không chỉ xảy ra qua khí khổng mà còn xảy ra qua cutin (khi lá chưa bị lớp cutin dày che phủ). Hơi nước có thể khuếch tán qua bề mặt lá (lớp biểu bì của lá) và được gọi là thoát hơi nước qua cutin. Cường độ thoát hơi nước qua bề mặt lá giảm theo mức độ phát triển của cutin (thoát hơi nước qua cutin mạnh ở lá non, giảm dần ở lá trưởng thành và tăng lên ở lá già do sự rạn nứt ở cutin). - Có Có bao 2 con nhiêu đường con thoátđường h ơthoáti nước hơ ởi nlá.ước So ởvới lá? thoát Con hđườngơi nước nào ở cutinlà chủ thì yếu? thoát hơi nước ở khí khổng là chủ yếu.
  10. BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC I- Vai trò của quá trình thoát hơi nước II- Thoát hơi nước qua lá 1- Lá là cơ quan thoát hơi nước 2- Hai con đường thoát hơi nước: qua khí khổng và qua cutin
  11. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng - Q/s hình vẽ về cấu tạo của lố khí: 1- 2- 3- 4- Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo thành mỏng và lỗ khí mở ra. Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại.
  12. Con đường thoát hơi nước qua cutin Dựa vào kiến thức đã biết: - Vì sao nói lớp cutin dày, thoát hơi nước càng giảm và ngược lại? Cutin là lớp sáp không thấm nước, có tác dụng chống thoát hơi nước. Ở lá non lớp cutin mỏng, lá già lớp cutin dày hơn. - Những loài cây thường sống trên đồi và những loài cây thường sống trong vườn, loài cây nào thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn? Loài cây sống trong vườn thoát hơi nước qua cuitn mạnh hơn vì loài cây này có tầng cutin mỏng hơn. Còn loài cây sống trên đồi lớp cutin dày có tác dụng bảo vệ và để giảm quá trình thoát hơi nước của cây. MTr
  13. BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC I- Vai trò của quá trình thoát hơi nước II- Thoát hơi nước qua lá III- Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước - Nghiên cứu SGK. Hãy kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước? Trong các tác nhân đó thì tác nhân nào là quan trọng nhất? Vì sao? - Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước: + Nước + Ánh sáng + Nhiệt độ, gió, một số ion khoáng - Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng là quan trọng vì hàm lượng liên quan đến việc điều tiết độ mở của khí khổng. Còn các tác nhân khác ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước đều thông qua sự điều tiết của các tế bào khí khổng.
  14. BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC I- Vai trò của quá trình thoát hơi nước II- Thoát hơi nước qua lá III- Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước IV- Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng - Nghiên cứu SGK cho biết cách xác định trạng thái cân bằng về nước của cơ thể thực vật? - Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng nước thoát ra (B) - Giải thích tại sao cần phải tưới nước cho cây trồng một cách hợp lí? Để cho cây sinh trưởng và phát triển bình thường.
  15. - Hãy kể một số phương pháp tưới nước cho cây trồng cạn: - Trong các biện pháp tưới nước trên thì biện pháp tưới nước nào là tốt nhất? Giải thích?
  16. BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC I- Vai trò của quá trình thoát hơi nước II- Thoát hơi nước qua lá 1- Lá là cơ quan thoát hơi nước 2- Hai con đường thoát hơi nước: qua khí khổng và qua cutin III- Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước + Nước + Ánh sáng + Nhiệt độ, gió, một số ion khoáng IV- Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng
  17. Bài tập Một nghiên cứu của kixenbec ở cây ngô: - SL khí khổng trên 1cm2 bbì mặt lá dưới là 7684 KK mặt lá trên 1cm2 bb trên là 9300 KK - Tổng diện tích lá trung bình (cả hai mặt lá) ở 1 cây là 6100 cm2. - Kích thước trung bình 1 khí khổng là 25,6 x 3,3 Hãy cho biết: a) Tổng số khí khổng có ở cây ngô đó là bào nhiêu? Tại sao ở đa số các loài cây, số lượng khí khổng ở biều bì dưới thường nhiều hơn số lượng khí khổng ở biểu bì trên mà ở ngô thì không như vậy? b) Tỷ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá là bao nhiêu? c) Tại sao tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá rất nhỏ (dưới 1%) nhưng lượng nước bốc hơi qua khí khổng lại rất lớn (Chiếm 80 90% lượng nước bốc hơi từ toàn bộ mặt thoáng tự do của lá)? Biết 1µm = 10-3 mm
  18. Lời giải a) Tổng số khí khổng có ở cây ngô đó là: (7684 + 9300) x 6100 = 1036022400 Ở đa số các loài cây, số lượng khí khổng ở biểu bì dưới thường nhiều hơn số lượng khí khổng ở biểu bì trên mà ở ngô thì không như vậy là vì lá ngô mọc đứng. b) Tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá là: 1036022400 x (25,6 x 3,3) x 10-3 : (6100 x 102) x 100% = 0,14% c) Tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá rất nhỏ (0,14%) nhưng lượng nước bốc hơi qua khí khổng lại rất lớn (chiếm 80 – 90% lượng nước bốc hơi từ toàn bộ mặt thoáng lá) vì các phân tử nước ở mép khí khổng bốc hơi nhanh hơn các phân tử nước ở các vị trí khác (hiệu quả mép). Số lượng khí khổng rất lớn, tuy diện tích khí khổng rất nhỏ đã tạo ra khả năng thoát nước lớn cho cây. (Ta có thể làm một thí nghiệm đơn giản để chứng minh hiệu quả mép như sau: lấy 2 chậu nước như nhau, một chậu để nước bốc hơi tự do - bề mặt thoáng rộng, còn một chậu có miếng bìa đục nhiều lỗ đặt lên trên - bề mặt thoáng hẹp hơn. Sau cùng một thời gian, chậu có miếng bìa sẽ bốc hơi nước nhiều hơn).
  19. Xin chân thành cảm ơn Thày giáo, cô giáo và các em học sinh