Bài giảng Sinh lý học trẻ em - Chương I: Sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể trẻ em - Thân Thị Diệp Nga

ppt 64 trang Hùng Dũng 02/01/2024 3310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh lý học trẻ em - Chương I: Sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể trẻ em - Thân Thị Diệp Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_ly_hoc_tre_em_than_thi_diep_nga.ppt

Nội dung text: Bài giảng Sinh lý học trẻ em - Chương I: Sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể trẻ em - Thân Thị Diệp Nga

  1. TRƯỜNG ĐH THỦ DẦU MỘT BÀI GIẢNG SINH LÝ HỌC TRẺ EM GV : Thân Thị Diệp Nga
  2. SINH LÝ TRẺ LỨA TUỔI TIỂU HỌC CHƯƠNG I SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ THỂ TRẺ EM
  3. I. SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CƠ THỂ CỦA TRẺ EM 1. Khái niệm sự tăng trưởng và phát triển cơ thể trẻ em - Tăng trưởng: được hiểu là sự gia tăng về chiều dài, về dung tích và khối lượng của thân thể trẻ em, có liên quan đến sự gia tăng về số lượng của các phân tử hữu cơ tạo nên chúng, nghĩa là sự thay đổi về số lượng.
  4. Sinh trưởng: sự thay đổi về số lượng những dấu hiệu vốn có của cơ thể, sự tăng lên hay giảm đi của các dấu hiệu đó
  5. II. SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CƠ THỂ CỦA TRẺ EM - Chín muồi: được dùng để chỉ sự tăng trưởng đã đạt đến một độ nhất định. - Phát triển: được hiểu là những sự thay đổi về chất lượng trong cơ thể trẻ em, thể hiện ở sự phức tạp hoá tổ chức của cơ thể.
  6. Phát triển: Sự thay đổi về chất lượng của cơ thể, sự xuất hiện những dấu hiệu và thuộc tính được hình thành ngay trong quá trình tăng trưởng
  7. + Sự phát triển thể hiện ở 3 yếu tố: • Sự tăng trưởng của cơ thể. • Sự phân hoá của các cơ quan và các mô. • Sự tạo hình dáng đặc trưng cho cơ thể. + Đặc trưng của sự phát triển: Sự biến đổi về chất, là sự xuất hiện những dấu hiệu và thụôc tính được hình thành trong quá trình tăng trưởng. + Quá trình phát triển diễn ra từ từ, liên tục nhưng có thể có bước nhảy vọt.
  8. Phát triển Sinh trưởng Chín muồi - Mối quan hệ giữa tăng trưởng, chín muồi và phát trển là mối quan hệ biện chứng có tính nhân quả.
  9. 2. Sự tăng trưởng của cơ thể trẻ em • 2.1. Đặc điểm của sự tăng trưởng của cơ thể trẻ em • - Sự tăng trưởng của các cơ quan khác nhau diễn ra không đồng đều và không đồng thời. Mỗi cơ quan, bộ phận tăng trưởng với tốc độ riêng, khi nhanh, khi chậm, khi yếu Vì vậy, tỉ lệ cơ thể bị thay đổi. • - Nhịp độ tăng trưởng của cơ thể cũng không đồng đều: có những cơ quan thời gian đầu tăng trưởng nhanh sau chậm lại hoặc ngược lại.
  10. 2. Sự tăng trưởng của cơ thể trẻ em • 2.2. Các chỉ số đánh giá sự tăng trưởng của cơ thể • 2.2.1. Chiều cao • - Chiều cao là một trong những chỉ số phát triển thể chất và sức khoẻ quan trọng nhất. • - Sự tăng lên về chiều cao cơ thể phụ thuộc chủ yếu vào quá trình tăng trưởng, vào khối lượng của toàn thân và một số cơ quan khác. • - Có thể tính gần đúng chiều cao của trẻ trên 1 tuổi theo công thức: • X = 75cm +5cm (N-1) • X: Chiều cao của trẻ trên 1 tuổi (cm) • N: Số tuổi (năm)
  11. 2. Sự tăng trưởng của cơ thể trẻ em • 2.2. Các chỉ số đánh giá sự tăng trưởng của cơ thể • 2.2.2. Cân nặng • - Cân nặng của một người nói lên mức độ và tỉ lệ giữa sự hấp thụ và tiêu hao. • - Cân nặng của một người gồm 2 phần: • + Phần cố định, chiếm 1/3 tổng số cân nặng gồm xương, da, các tạng và thần kinh. • + Phần thay đổi, chiếm 2/3 tổng số cân nặng gồm 3/4 là trọng lượng của cơ thể và 1/4 là mỡ và nuớc.
  12. 2. Sự tăng trưởng của cơ thể trẻ em • 2.2. Các chỉ số đánh giá sự tăng trưởng của cơ thể • - Có thể tính gần đúng cân nặng bình thường của trẻ trên 1 tuổi theo công thức: • X = 9kg +1,5(N-1) • X: Cân nặng của trẻ trên 1 tuổi (kg) • 9kg: Cân nặng của trẻ lúc 1 tuổi • N: Số tuổi của trẻ (năm)
  13. 2. Sự tăng trưởng của cơ thể trẻ em • 2.2. Các chỉ số đánh giá sự tăng trưởng của cơ thể • 2.2.3. Vòng đầu • - Vòng đầu của trẻ phụ thuộc vào sự phát triển của khối lượng não bộ, do đó nó là một chỉ số nói lên sự phát triển về khối lượng của não bộ. • - Trẻ mới sinh vòng đầu lớn hơn vòng ngực 1 – 2 cm. Vòng đầu tăng nhanh trong năm đầu, những năm sau tăng chậm, VD: trẻ sơ sinh vòng đầu là 32 – 24 cm, 1 tuổi là 46 cm, 2 tuổi là 48 cm, 3 tuổi là 49 cm, 7 tuổi là 51 cm.
  14. 2. Sự tăng trưởng của cơ thể trẻ em • 2.2. Các chỉ số đánh giá sự tăng trưởng của cơ thể • 2.2.4. Vòng ngực • - Là số đo thường được dùng cùng với chiều cao và cân nặng để tính thể lực và các hệ số tương quan giữa ba số đo đó. • - Trẻ sơ sinh vòng ngực nhỏ hơn vòng đầu 1 – 2 cm. Sau khi sinh vòng ngực tăng rất nhanh. Trẻ 6 tháng vòng ngực bằng vòng đầu, sau đó vòng ngực lớn dần và vượt vòng đầu. Trẻ 2 – 6 tuổi vòng ngực lớn hơn vòng đầu 2cm.
  15. 3. Các giai đoạn phát triển của cơ thể trẻ em Giai đoạn bào thai Thời kỳ sơ sinh Các giai đoạn phát Giai đoạn bú mẹ: triển của trè Giai đoạn răng sữa em Giai đoạn thiếu niên: Giai đoạn dậy thì:
  16. V:CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG CỦA TRẺ • Thảo luận: 1- Phân tích đặc điểm sinh trưởng nổi bật của trẻ trong giai đoạn được phân công? 2- Cho ví dụ minh họa, nêu yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của trẻ. 3- Giải thích nguyên nhân các bệnh thường gặp?
  17. 3- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN • 1. Giai đoạn bào thai: • Giai đoạn phát triển nhau thai (từ 3 tháng cho đến khi đứa trẻ ra đời). Thai nhi lớn rất nhanh cả về cân nặng lẫn chiều cao. • Từ 3-6 tháng chủ yếu phát triển chiều dài, • Từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9 chủ yếu phát triển về cân nặng.
  18. 3- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN • Đặc điểm sinh lý: • + Sự hình thành và phát triển rất nhanh của thai nhi. • + Sự dinh dưỡng của thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ → Hoàn cảnh sinh hoạt vật chất và tinh thần, tình trạng bệnh tật, điều kiện lao động của người mẹ khi có thai đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.
  19. V- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN 2. Thời kỳ sơ sinh: Tính từ lúc cắt rốn đến 1 tháng.
  20. 3- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN Đặc điểm giai đoạn này là trẻ thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Một số cơ quan có sự thay đổi để thích nghi với môi trường sống mới. - Trẻ bắt đầu thở bằng phổi, biểu hiện bằng tiếng khóc chào đời. - Vòng tuần hoàn chính thức bắt đầu hoạt động thay thế vòng tuần hoàn nhau thai. - Bộ máy tiêu hoá bắt đầu làm việc, trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh. Các bộ phận khác cũng bắt đầu hoạt động và thích nghi dần với môi trường mới.
  21. 3- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN - Ở hệ thần kinh, khả năng hưng phấn còn hạn chế. Mọi kích thích đều làm cho tế bào thần kinh bị ức chế nên trẻ ngủ suốt ngày. - Do thay đổi môi trường sống nên trẻ có một số hiện tượng sinh lý như: bong da, vàng da, sụt cân, rụng rốn. Nhìn chung cơ thể trẻ còn rất non yếu.
  22. 3- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN 3.3. Thời kỳ bú mẹ: Tính từ lúc sơ sinh đến 1 tuổi, đặc điểm - Trẻ lớn rất nhanh: cân nặng tăng gấp 3, cao tăng gấp rưỡi lúc sơ sinh. - Hệ xương phát triển mạnh nhưng dễ bị còi xương. - Sự phát triển tinh thần – vận động cũng diễn ra rất nhanh: lúc mới sinh, trẻ chỉ có phản xạ bẩm sinh, vận động của trẻ là vận động tự phát, đến cuối thời kỳ này trẻ đã biết đi, biết nói, nhiều phản xạ có điều kiện được hình thành, trẻ hiểu được rất nhiều, thích tiếp xúc và vui chơi với những người xung quanh
  23. 3- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN - Hệ thống tín hiệu 1 (Cử chỉ, hành động) và 2 (âm thanh) phát triển mạnh. - Chức năng các bộ phận còn yếu: + Hệ tuần hoàn, hô hấp chưa hoàn chỉnh (nhịp thở, nhịp tim chưa ổn định). + Chức năng điều hoà thân nhiệt chưa ổn định do đó trẻ dễ bị nóng quá hoặc lạnh quá khi thời tiết thay đổi. + Hệ tiêu hoá còn yếu do đó trẻ dễ bị rối loạn tiêu hoá: tiêu chảy, suy dinh dưỡng khi thức ăn không phù hợp với trẻ
  24. 3- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN 3.4. Thời kỳ răng sữa: Tuổi nhà trẻ – mẫu giáo, từ 1 đến hết 6 tuổi (72 tháng) * Giai đoạn nhà trẻ: 1 đến 3 tuổi • Gai đoạn này trẻ phát triển chậm hơn so với trẻ bú mẹ. • Chức năng các cơ quan đã hoàn thiện dần, sự phát triển vận động nhanh, mạnh, động tác trở nên khéo léo hơn, gọn gàng hơn, • Hệ thần kinh phát triển, hệ thống tín hiệu thứ hai ngày càng phát triển, dễ thành lập phản xạ có điều kiện ở trẻ. • Hệ xương phát triển, đến 2 tuổi trẻ mọc đủ 20 răng sữa.Trẻ dễ mắc các bệnh lây do trẻ tiếp xúc nhiều với bên ngoài.
  25. V- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN Giai đoạn mẫu giáo: Từ 4 –6 tuổi • Giai đoạn này cơ thể trẻ phát triển theo 2 chiều hướng: tăng về vóc dáng và hoàn thiện về giải phẫu. • - Cân nặng tăng chậm so với trẻ nhà trẻ. • - Hệ thần kinh đã biệt hoá, sự phân tích ở vỏ não đã được hoàn thiện, trí tuệ phát triển nhanh, ngôn ngữ phát triển mạnh, vốn từ của trẻ phong phú sự phát triển vốn từ là điều kiện để trẻ tiếp thu giáo dục tốt, trẻ tiếp xúc rộng rãi hơn, thích tò mò, ham tìm hiểu môi trường xung quanh, thích tập thể, bạn bè • - Hệ tim mạch phát triển, tần số nhịp đập cao hơn người lớn. • - Trẻ dễ mắc bệnh lây, đồng thời dễ bị tai nạn như ngộ độc, bỏng, điện giật
  26. Tóm lại: ở giai đoạn răng sữa trẻ phát triển rất nhanh. Vì vậy trong giai đoạn này những tác động tốt hay xấu của môi trường xung quanh rất dễ ảnh hưởng đến trẻ. VD: tác động tốt, tác dộng xấu
  27. • 3.5- Thời kỳ thiếu niên: gồm giai đoạn nhi đồng và giai doạn thiếu niên. • Ở giai đoạn này cấu tạo và chức năng trong cơ thể đã hoàn thiện nhưng trẻ dễ bị tư thế sai lệch: cong vẹo cột sống, gù lưng do tư thế ngồi không đúng
  28. 3- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN 3.6. Thời kỳ dậy thì: Phụ thuộc vào giới tính, điều kiện sống mà tuổi dậy thì thay đổi: nam từ 14 - 15 tuổi, nữ từ 12 – 13 tuổi. Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là sự chuyển biến về hệ nội tiết. hoạt động của nội tiết tố sinh dục chiếm ưu thế Hệ thần kinh thường có tình trạng không ổn định, dễ mất thăng bằng, dễ thay đổi tính tình. Nhìn chung thời kỳ này có nhiều biến đổi về tâm sinh lý.
  29. 3- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN • KẾT LUẬN SƯ PHẠM: • - Mỗi thời kỳ có đặc điểm riêng. Cần nắm vững để kịp thời phát hiện những diễn biến xấu. Nuôi dưỡng và giáo dục cần phối hợp. • - Ranh giới giữa các thời kỳ không cố định, song tất cả trẻ em đều trải qua các thời kỳ đó. • - Cần có quan điểm “động” khi nghiên cứu trẻ em.
  30. • 4. Mối liên hệ lẫn nhau giữa sự phát triển thể chất và sự phát triển tâm lý trẻ em • Sự phát triển cơ thể và sự phát triển tâm lý trẻ em có mối quan hệ chặt chẽ qua lại với nhau. Sự phát triển cơ thể là tiền đề cho sự phát triển tâm lý. Sự phát triển tâm lý có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển cơ thể của trẻ.
  31. Các quy luật chung của sự tăng trưởng và phát triển Sự tăng trưởng của các cơ quan diễn ra không đồng thời Nhịp độ tăng trưởng của từng cơ quan diễn ra không không đồng đều Quá trình phát triển đi từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện
  32. II. SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA TRẺ EM Cơ thể trẻ em là cơ thể đang lớn và đang trưởng thành, luôn luôn biến đổi về số lượng và chất lượng, được thể hiện qua sự phát triển thể chất & tinh thần. Sự phát triển của trẻ theo chiều hướng đi lên. Để đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ ta có thể dựa vào một số chỉ tiêu hình thái như chiều cao, cân nặng, vòng đầu, vòng ngực & một số tỷ lệ các phần cơ thể.
  33. II. SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA TRẺ EM • 1. Các chỉ số về phát triển thể chất • Chiều cao • Cân nặng
  34. Hình 2. Sự biến đổi tỉ lệ của thân thể theo tuổi
  35. Tuổi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 a) Độ tăng thêm về chiều dài của thân thể ở em trai và em gái
  36. b) Độ tăng thêm về cân nặng của thân thể ở em trai và em gái
  37. II. SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA TRẺ EM • 2. Hiện tượng tăng tốc • Vào cuối TK XIX đầu thế kỷ XX, ở nhiều nước trên thế giới có hiện tượng tăng chiều cao của trẻ em. Năm 1935, Cốckhơ gọi hiện tượng đó là sự tăng tốc (accellerare). Ban đầu hiện tượng tăng tốc đựơc xem như sự gia tăng phát triển thể lực ở trẻ em và lứa tuổi thanh niên.
  38. II. SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA TRẺ EM • 2. Hiện tượng tăng tốc • Hiện nay, tăng tốc được định nghĩa là “hiện tượng tăng kích thước cơ thể và trưởng thành sinh dục sớm”. Phạm vi tăng tốc mở rộng đến việc tăng kích thước cơ thể và hiện tượng mãn kinh muộn ở người trưởng thành.
  39. II. SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA TRẺ EM • 2.1. Sự tăng tốc về sinh học • a. Về chiều cao và cân nặng: • + Chiều cao và trọng lượng cơ thể trẻ em thuộc mọi lứa tuổi tăng nhiều so với trước. • + Thời kỳ mãn kinh xuất hiện muộn hơn. Trước kia xuất hiện lúc 45 tuổi, hiện nay là 48 tuổi và trên 50.
  40. II. SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA TRẺ EM • 2.1. Sự tăng tốc về sinh học • b. Về chức năng các cơ quan: • - Sự cốt hoá của xương. • - Về mặt sinh dục: + Thời điểm trưởng thành sinh dục trẻ em ngày nay xuất hiện sớm hơn, VD: 1887 – 1930 xuất hiện lúc 14 tuổi; 1959 trở lại đây là từ 12 – 14 tuổi, hiện nay là 11 – 13 tuổi, + Thời gian sinh đẻ kéo dài hơn trước (3 năm) + Thời kỳ mãn kinh xuất hiện muộn hơn. Trước kia 45 tuổi, hiện nay là 48 tuổi và trên 50.
  41. II. SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA TRẺ EM • 2.2. Tăng tốc xã hội • Tăng tốc XH biểu hiện ở các mặt như: sự phát triển sớm về trí tuệ, khả năng tiếp nhận những cái mới nhanh và nhạy bén, lượng thông tin thu nhận tăng gấp bội, khuynh hướng nhận thức ngày càng mở rộng,
  42. II. SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA TRẺ EM • 2.3. Nguyên nhân hiện tượng tăng tốc • - Điều kiện sống, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc bà mẹ, trẻ em, kết hôn khác chủng tộc, • - Phương tiện thông tin, truyền thông, điều kiện sinh hoạt văn hoá, trình độ văn hoá, PPGD, DH, hình thức GD,
  43. II. SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA TRẺ EM • KẾT LUẬN SƯ PHẠM: • - Hiểu biết về sự tăng tốc là cơ sở để nuôi dạy và tổ chức các hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp với từng lứa tuổi nhằm phát triển trí tuệ, thể chất cho trẻ tốt nhất. • - Chú trọng công tác GD cho HS hiểu biết về giới tính.
  44. II. SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA TRẺ EM 3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ em Tuyến yên Tuyến giáp Các yếu tố nội tiết Tuyến cận giáp Các yếu tố Vai trò của HTK Tuyến tụy bên trong Tuyến thượng Yếu tố di truyền thận Tuyến sinh dục Các tật bẩm sinh Dinh dưỡng Các yếu tố Bệnh tật bên ngoài Giáo dục Khí hậu & MT sống
  45. III. SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA TRẺ EM • 3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ em • 3.1. Nhóm các yếu tố bên trong • 3.1.1 Các yếu tố nội tiết: vai trò của tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận
  46. 3.1. Các yếu tố bên trong 3.1.2. Vai trò của hệ thần kinh - Có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất trẻ em. - Trẻ có sự rối loạn phát triển của hệ thần kinh, có dị tật bẩm sinh về hệ thần kinh đều chậm phát triển về thể lực và trí tuệ. - Hệ thần kinh còn ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ thể thông qua con đường nội tiết.
  47. 3.1. Các yếu tố bên trong 3.1.3. Yếu tố di truyền - Sự phát triển các đặc điểm hình thái của cơ thể trẻ em chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền từ bố mẹ. - Những đặc điểm nòi giống, dân tộc, một số bệnh di truyền do rối loạn cấu trúc gen, NST đều có ảnh hưởng tới sự phát triển cơ thể trẻ. Ví dụ: bệnh hồng cầu lưỡi, bệnh Down, là những bệnh di truyền nguy hiểm.
  48. 3.1. Các yếu tố bên trong 3.1.3. Yếu tố di truyền
  49. 3.1. Các yếu tố bên trong 3.1.3. Yếu tố di truyền
  50. 3.1. Các yếu tố bên trong 3.1.4. Các tật bẩm sinh Trẻ bị các tật bẩm sinh như dị dạng đường tiêu hóa, đường hô hấp, dị tật tim bẩm sinh, thừa hoặc thiếu một số bộ phận của cơ thể đều chậm lớn hơn trẻ bình thường.
  51. 3.2. Các yếu tố bên ngoài 3.2.1. Dinh dưỡng - Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ ngay từ giai đoạn bào thai. - Sau khi trẻ qua đời, việc nuôi dưỡng đúng phương pháp, đủ về số lượng và chất lượng dinh dưỡng đảm bảo sẽ giúp trẻ phát triển nhanh.
  52. 3.2. Các yếu tố bên ngoài 3.2.2. Bệnh tật - Các yếu tố bệnh tật mắc phải làm trẻ chậm lớn, chậm phát triển. - Có những bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của giai đoạn đó mà còn ảnh hưởng đến cả cuộc đời trẻ.
  53. 3.2. Các yếu tố bên ngoài 3.2.3. Giáo dục - Trẻ được nuôi dạy trong môi trường giáo dục đúng đắn, có sự luyện tập thường xuyên cơ thể sẽ phát triển toàn diện, cân đối. - Giáo viên cần tạo môi trường giáo dục tươi vui lành mạnh, giúp trẻ luôn được phấn chấn về mặt tinh thần, trẻ sẽ lớn nhanh, phát triển trí tuệ tốt.
  54. 3.2. Các yếu tố bên ngoài 3.2.4. Khí hậu và môi trường - Điều kiện không khí tốt sẽ giúp trẻ lớn nhanh, tránh các bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. - Nhiều nghiên cứu cho thấy cân nặng của trẻ tăng nhanh trong những tháng mùa đông, mùa thu, chiều cao lại tăng nhanh trong những tháng mùa hè.
  55. THÂN ÁI CHÀO TẠM BIỆT CHÚC CÁC EM HỌC TỐT diepnga@gmail.com
  56. 1 - Cơ thể là một khối thống nhất Biểu hiện: Thống nhất giữa đồng hóa và dị hóa Thống nhất giữa cấu tạo và chức phận Thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể Thống nhất giữa cơ thể và môi trường
  57. 1. Cơ thể là một thể thống nhất • Sự thống nhất giữa đồng hoá và dị hoá, hai quá trình này diễn ra song song và đồng thời với nhau. • + Đồng hoá: là quá trình tổng hợp các chất sống đặc trưng từ những chất đơn giản, đồng thời tích luỹ năng lượng. • + Dị hoá: là quá trình phân huỷ các chất phức tạp để giải phóng năng lượng.
  58. 1. Cơ thể trẻ em là một thể thống nhất • - Quá trình trao đổi chất của cơ thể với môi trường (oxi và thức ăn - sản phẩm phân huỷ). • - Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức phận (TĐC quyết định hoạt động và cấu tạo hình thái cơ thể)
  59. 1. Cơ thể trẻ em là một thể thống nhất - Sự thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể + Bộ phận này ảnh hưởng đến bộ phận khác. + Toàn bộ cơ thể ảnh hưởng đến một bộ phận. + Trong từng cơ quan có sự phối hợp giữa các thành phần cấu tạo với nhau.
  60. 1. Cơ thể trẻ em là một thể thống nhất • - Sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường (sự thích nghi). • + Thích nghi nhanh. • VD: khi trời lạnh, ta “nổi da gà”. • + Thích nghi chậm. • VD: lượng hồng cầu của người sống ở các vùng cao nhiều hơn so với người ở đồng bằng.
  61. 2. Các quy luật chung của sự tăng trưởng và phát triển - Sự tăng trưởng của các cơ quan diễn ra không đồng đều và không đồng thời. - Nhịp độ tăng trưởng của cơ thể không đồng đều.
  62. Hình 2. Sự biến đổi tỉ lệ của thân thể theo tuổi