Bài giảng Táo bón ở trẻ em - Võ Thành Liêm

pdf 14 trang Hùng Dũng 03/01/2024 330
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Táo bón ở trẻ em - Võ Thành Liêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_tao_bon_o_tre_em_vo_thanh_liem.pdf

Nội dung text: Bài giảng Táo bón ở trẻ em - Võ Thành Liêm

  1. TÁO BÓN Ở TRẺ EM TS.BS Võ Thành Liêm
  2. Mục tiêu bài giảng • Trình bày khai thác bệnh sử và khám lâm sàng
  3. Tổng quan • Thường gặp ở trẻ nhỏ. • Nhu động của ruột +đặc điểm phân. • Tiếp cận cần nhiều thông tin khác nhau – Thói quen, – Gia đình, – Văn hóa, – Chế độ dinh dưỡng, – Bệnh lý kèm theo – Đặc điểm của phân.
  4. Tổng quan • Đi phân: là chuỗi phản ứng – Co thắc của cơ trơn trực tràng, – Phản xạ giảm co thắc của cơ hậu môn – Đẩy trực tràng -> hậu môn -> ra ngoài. – Cơ co thắc hậu môn ngoài: tự ý – Kích thích của phân trong bóng trực tràng.
  5. Tổng quan • Thay đổi theo tuổi và chế độ dinh dưỡng • Trẻ mới sinh: – Phân xu hình thành từ nước ối – Đi ra ngoài trong vòng 24h đầu sau sanh. – Phân có màu xanh rêu – Không mùi – Dầy dính.
  6. Tổng quan • Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn: Phân có màu vàng nhẹ, sệt. • Trẻ dùng sữa bột: phân đặc, chắc và màu vàng đậm. • Những ngày đầu: đi phân 8 lần/ngày. • Về sau, đi phân 2-3 lần/ngày. • Thói quen đi cầu = chế độ dinh dưỡng.
  7. Nguyên nhân • Do chế độ ăn uống – Thiếu chất xơ (giảm chất phân, thiếu kích thích nhu động ruột) – Dùng quá nhiều sữa bò • Tâm lý – Do đi phân khó làm ngại đi cầu – Do sợ vào tollet – Do sợ dơ – Do lo lắng
  8. Nguyên nhân • Bệnh bẩm sinh – Hẹp thiểu sản lòng ruột – Không lỗ hậu môn – Viêm phúc mạc, lồng ruột – Bệnh Hirschsprung – Hẹp hậu mô • Chấn thương – Xướt hậu môn, nhọt hậu mô – Abces hậu môn, dò hậu môn.
  9. Nguyên nhân • Ngộ độc – Kháng histamin, lợi tiểu, chất á phiện, giảm đau dẫn xuất của á phiện, thuốc ức chế kênh canci – Lạm dụng thuốc nhuận tràng, thuốc đặt hậu môn • Chuyển hóa – Nhược giáp – Tăng canci máu – Hạ kali máu
  10. Tiếp cận lâm sàng • Bệnh sử – Tuổi bệnh nhân, tiền căn gia đình, thói quen ăn uống – Táo bón từ bao lâu, các đợt bón trước, theo mùa? Theo đồ ăn? – Đặc điểm của phân: màu sắc, hình dạng, mức độ cứng, số lượng phân đi mỗi lần, mùi phân – Cách thức đi phân: cách thức ra phân, số lần đi phân trong ngày-tuần, dấu chứng kèm theo khoảng cách giữa những lần đi phân.
  11. Tiếp cận lâm sàng • Bệnh sử – Các dấu chứng đi kèm: lo lắng, biếng ăn, đau bụng (đau từng cơn hay đau liên tục) – Chế độ ăn uống trước và trong đợt táo bón. Số lượng thức ăn, thành phần thức ăn, hình thức chế biến – Đánh giá việc đi phân: dùng sức, đau bụng, đau hậu môn, thời gian đi phân, thoải mái sau đi phân
  12. Tiếp cận lâm sàng • Bệnh sử – Việc dùng thuốc hiện tại: Kháng histamin, lợi tiểu, chất á phiện, giảm đau dẫn xuất của á phiện, thuốc ức chế kênh canci – Tiền căn sử dụng thuốc, bệnh lý đã và đang có, quá trình mang thai- chuyển dạ - sanh nở - chăm sóc hậu sản.
  13. Tiếp cận lâm sàng • Lâm sàng – Khám bụng: nhìn sờ gõ nghe, đánh giá toàn thể vùng bụng, nghe nhu động ruột, khám tìm những điểm đau khu trú – Khám hậu môn – Xem xét phân (trong điều kiện có thể) – Đánh giá các hệ cơ quan khác, dấu hiệu sinh tồn
  14. Tiếp cận lâm sàng • Cận lâm sàng – Xét nghiệm sinh hóa – huyết học – Tìm máu trong phân – Nội soi tiêu hóa khi có nghi ngờ dị tật gây bít tắc – Chụp Xquang có thể cho thấy hình ảnh sỏi phân, CTscan hệ tiêu hóa hiếm khi sử dụng