Bài giảng Thiết kế hệ thống số

ppt 36 trang haiha333 7210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thiết kế hệ thống số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_thiet_ke_he_thong_so.ppt

Nội dung text: Bài giảng Thiết kế hệ thống số

  1. THIẾT KẾ HỆ THỐNG SỐ 30 tiết lý thuyết + 30 tiết thực hành
  2. NỘI DUNG MÔN HỌC Chương 1: Tổng quan về vi mạch số lập trình được Chương 2:Cấu trúc của FPGA Chương 3:Cấu trúc của CPLD Chương 4:Thiết kế ứng dụng với CPLD và FPGA
  3. Tài liệu tham khảo Giáo trình thiết kế hệ thống số - Khoa Điện tử, ĐH Công Nghiệp. Thiết kế logic sô – Học viện kỹ thuật quân sự. Digital design, principles and practices – John F. Wakerly.
  4. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VI MẠCH SỐ LẬP TRÌNH ĐƯỢC Các khái niệm cơ bản Lịch sử phát triển của vi mạch số lập trình được. Phân loại vi mạch số lập trình được. Cấu trúc cơ bản của các họ vi mạch số lập trình được
  5. Transitor Là linh kiện bán dẫn có khả năng làm việc như một công tắc bật tắt hoặc dùng để khuếch đại tín hiệu. Transitor là phần tử cơ bản của mọi vi mạch số tích hợp, từ các cổng logic đơn giản AND, OR, NOT đến các loại phức tạp như các mạch điều khiển ngoại vi, vi điều khiển, vi xử lý
  6. Cấu trúc transitor lưỡng cực BJTS, đơn cực FETs, diode
  7. Vi mạch tích hợp Còn được gọi là IC – Intergrated Circuits, chip, là cấu trúc mạch điện được thu nhỏ bằng cách tích hợp chủ yếu từ các transitor với mật độ cao, ngoài ra còn có thể có các linh kiện điện thụ động khác trên một khối bán dẫn mỏng dùng để thực hiện một chức năng nào đó
  8. Lịch sử phát triển của các vi mạch số Vi mạch tích hợp ra đời từ những năm 1960s Vi mạch cỡ nhỏ SSI (Small scale integration), có hàng chục transitor trong một vi mạch. - Vi mạch cỡ vừa MSI (Medium scale integration), có hàng trăm transitor trong một vi mạch. - Vi mạch cỡ lớn LSI (Large scale integration), có hàng ngàn đến hàng chục ngàn transitor trong một vi mạch.
  9. Lịch sử phát triển của các vi mạch số Vi mạch cực lớn VLSI (Very large scale integration), có hàng vạn, hàng triệu, hàng chục triệu transitor và lớn hơn trong một vi mạch. Vi mạch siêu lớn ULSI (Ultra large scale intergration), vi mạch có độ tích hợp với mức độ hàng triệu transitor trở lên. WSI (Wafer-scale-Intergration) là giải pháp tích hợp nhiều vi mạch chức năng trên một tấm silicon (wafer) để tăng hiệu suất cũng như giảm giá thành sản phẩm, ví dụ hệ vi xử lý nhiều nhân được tích hợp bằng WSI. SoC (System-on-a-Chip) Khái niệm chỉ một hệ tính toán, xử lý mà tất cả các khối chức năng số và cả tương tự được thiết kế để tích hợp vào trong một chip đơn.
  10. Các cổng logic cơ bản Cổng logic hay logic gate là cấu trúc mạch điện (sơ đồ khối hình ) được lắp ráp từ các linh kiện điện tử để thực hiện chức năng của các hàm logic cơ bản Mọi mạch logic đều có thể được xây dựng từ các cổng logic cơ bản
  11. Cổng đảo (NOT) Y = NOT(X) X ở mức thấp thì Y ở mức cao và ngược lại X ở mức cao thì Y ở mức thấp Ký hiệu :
  12. Tham số thời gian của cổng đảo Trễ lan truyền Tpd (Propagation delay) là thời gian tối thiểu kể từ thời điểm bắt đầu xảy ra sự thay đổi từ đầu vào X cho tới khi sự thay đổi này tạo ra thay đổi xác định tại đầu ra Y Tcd (Contamination delay) là khoảng thời gian kể từ thời điểm xuất hiện sự thay đổi của đầu vào X cho tới khi đầu ra Y bắt đầu xảy ra sự mất ổn định.
  13. Cổng và (AND) C = a and b a b c 0 0 0 0 1 0 1 0 0 1 1 1
  14. Cổng hoặc (OR) c = a or b a b c 0 0 0 0 1 1 1 0 1 1 1 1
  15. Các phần tử nhớ cơ bản D-flip flop
  16. Đồ thị thời gian của D – flip flop và D - latch
  17. Tham số thời gian của D- flip flop Tsetup: là khoảng thời gian cần thiết cần giữ ổn định đầu vào trước sườn tích cực của xung nhịp Clock Thold: Là khoảng thời gian tối thiểu cần giữ ổn định dữ liệu đầu vào sau sườn tích cực của xung nhịp Clock.
  18. RS – flip flop
  19. JK – flip flop
  20. T – flip flop
  21. Phân loại mạch logic Mạch logic tổ hợp (Combinational logic circuit) là mạch mà giá trị tổ hợp tín hiệu ra tại một thời điểm chỉ phụ thuộc vào giá trị tổ hợp tín hiệu vào tại thời điểm đó. Mạch logic dãy (Sequential logic circuits) còn được gọi là mạch logic tuần tự là mạch số mà tín hiệu ra tại một thời điểm không những phụ thuộc vào tổ hợp tín hiệu đầu vào tại thời điểm đó mà còn phụ thuộc vào tín hiệu vào tại các thời điểm trước đó.
  22. Tham số thời gian của mạch tổ hợp Tham số thời gian trễ Tdelay là khoảng thời gian lớn nhất kể từ thời điểm xác định tất cả các giá trị đầu vào cho tới thời điểm tất cả các kết quả ở đầu ra trở nên ổn định.
  23. Tham số thời gian của mạch tuần tự Khác so với mạch tổ hợp, tham số thời gian của mạch tuần tự phụ thuộc vào: - Thời gian trễ của mạch tổ hợp (Td) - Thời gian thiết lập của các flip flop (Ts) - Thời gian cần thiết để đầu ra Q xác định sau thời gian kích hoạt của xung clock (Tclk_q)
  24. Trình tự thiết kế mạch logic Đưa ra các yêu cầu kỹ thuật Xác định các đầu vào, đầu ra Lập bảng chân lý Chuyển thành phương trình logic Thiết kế dùng các cổng Có thể làm tự động Mô phỏng các cổng Xây dựng mạch Kiểm tra, gỡ lỗi
  25. Các công nghệ thiết kế mạch logic số Thiết kế thủ công: chỉ áp dụng cho những mạch đơn giản Thiết kế có sự hỗ trợ của máy tính: áp dụng cho những mạch phức tạp có thể lên đến hàng tỷ transistor. Full-custom ASIC: là quy trình thiết kế IC có mức độ chi tiết cao nhất nhằm thu được sản phẩm có hiệu quả làm việc cao nhất trong khi vẫn đạt tối ưu về mặt tài nguyên trên nền một công nghệ bán dẫn nhất định
  26. Các công nghệ thiết kế mạch logic số Semi-custom ASIC design: thiết kế đạt chi tiết đến mức cổng logic hoặc cao hơn ASIC based on Programmable Device: (thiết kế ASIC trên cơ sở IC khả trình) tái cấu trúc IC dựa trên ngôn ngữ mô tả phần cứng (HDL)
  27. Các loại IC khả trình SPLD (Simple Programmable Logic Device) :chứa từ vài chục (PROM) đến vài trăm (PAL, GAL) cổng, nhóm này sử dụng cấu trúc của bộ nhớ ROM để lưu cấu hình IC. CPLD (Complex Programmable Logic Device):là IC lập trình phức tạp thường được ghép từ nhiều các SPLD trên một chip đơn FPGA (Field-Programmable Gate Array) là IC khả trình cấu trúc từ mảng các khối logic lập trình được.
  28. Kiến trúc của các IC khả trình Các IC khả trình được cấu trúc từ tập hợp các mảng cổng AND, OR, hay các mạch MUX, và các phần tử flip flop
  29. Kiến trúc của PROM PROM là vi mạch lập trình đầu tiên và đơn giản nhất trong nhóm các vi mạch bán dẫn lập trình được. PROM có số đầu vào hạn chế, thông thường đến 16 đến 32 đầu vào, vì vậy chỉ thực hiện được những hàm đơn giản. Tạo bởi ma trận tạo bởi mảng cố định các phần tử AND nối với mảng các phần tử OR lập trình được. PROM không thể tái lập trình được.
  30. Kiến trúc của PROM
  31. Cấu trúc của PAL Cấu trúc của PAL kế thừa cấu trúc của PROM, sử dụng hai mảng logic AND và OR. Mảng AND lập trình được còn mảng OR được gắn cứng. Ở mỗi đầu ra của mảng OR lập trình được được dẫn bởi khối logic gọi là Macrocell. Mỗi macrocell chứa 1 Flip-Flop Register, hai bộ dồn kênh (Multiplexers) 2 và 4 đầu vào Mux2, Mux4.
  32. Cấu trúc của PAL
  33. Cấu trúc của PLA PLA (Programable Logic Array) ra đời năm 1975 và là chíp lập trình thứ hai sau PROM. PLA có khả năng lập trình linh động hơn PROM. Tốc độ của PLA thấp hơn nhiều so với PROM và PAL và các sản phẩm cùng loại khác. PLA được ứng dụng không nhiều và nhanh chóng bị thay thế bởi những công nghệ mới hơn như PAL, GAL, CPLD
  34. Cấu trúc của PLA
  35. Cấu trúc của macrocell
  36. Cấu trúc của macrocell Đầu ra của macrocell cũng thông qua cổng 3 trạng thái có thể lập trình được để nối với cổng giao tiếp của PAL hay PLA Tín hiệu điều khiển của Mux4 có thể được lập trình để cho phép dẫn tín hiệu lần lượt qua các đầu vào 0,1,2,3 của Mux4 và gửi ra ngoài cổng giao tiếp IO, tùy thuộc vào cấu hình này mà tín hiệu tại IO có thể bị chặn (không gửi ra), dẫn trực tiếp từ mảng OR, thông qua thanh ghi Register. Nhờ cấu trúc macrocell PAL (PLA) có thể được sử dụng không những để thực hiện các hàm logic tổ hợp mà cả các hàm logic tuần tự.