Bài giảng Triết học - Bài: Lịch sử triết học phương Đông - Vũ Tình

ppt 55 trang Hùng Dũng 03/01/2024 550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Triết học - Bài: Lịch sử triết học phương Đông - Vũ Tình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_triet_hoc_bai_lich_su_triet_hoc_phuong_dong_vu_tin.ppt

Nội dung text: Bài giảng Triết học - Bài: Lịch sử triết học phương Đông - Vũ Tình

  1. VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY HCM CITY CENTRE OF POLITICAL SCIENCES Prof.Dr. Vũ Tình
  2. TRIẾT HỌC Chương trình dùng cho học viên Cao học và Nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học
  3. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
  4. PHƯƠNG ĐÔNG Phương Đông là vùng đất nằm dọc theo lưu vực sông Nin, sông Ấn, sông Hoàng từ miền Trung Cận Đông đến miền cực Đông châu Á. Thời cổ đại, phương Đông gồm: Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập và vùng Lưỡng Hà. Lịch sử phương Đông cổ đại bắt đầu từ sự hình thành xã hội CHNL (khoảng thiên niên kỷ thứ IV TCN).
  5. Khái lược LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG CỔ - TRUNG ĐẠI * LỊCH SỬ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ
  6. 1. Các thời kỳ phát triển của Triết học Ấn Độ cổ - trung đại LSTH Ấn Độ cổ – trung đại chia thành 3 thời kỳ: 1). Thời kỳ Véda (XV TCN – VIII TCN). 2). Thời kỳ cổ điển (VI TCN – VI). 3). Thời kỳ sau cổ điển (VII – XVIII).
  7. 1.1. Triết học thời kỳ Véda (Từ TK XV TCN – VIII TCN) a). Bối cảnh xã hội - Khoảng thế kỷ XV TCN người Arya vào Ấn Độ. - Xã hội Ấn Độ phân chia thành 4 đẳng cấp: 1). Đẳng cấp thần quyền. 2). Đẳng cấp thế quyền. 3). Đẳng cấp dân tự do. 4). Đẳng cấp nô lệ.
  8. b). Đặc trưng triết học thời kỳ Véda Triết học – tôn giáo dực trên Thánh Kinh Véda
  9. Linh hồn vũ tụ - Đấng Sáng tạo là Brahman.
  10. Vũ trụ chia thành 3 cõi: - Thiên giới; - Trung giới; - Hạ giới. Tất cả các cõi đều có thần ngự trị.
  11. THẦN MẶT TRỜI SYRYA ngự trị Thiên giới
  12. THẦN GIÓ VAYU ngự trị Trung giới
  13. THẦN LỬA AGNI ngự trị Hạ giới
  14. Thiên giới, Trung giới, Hạ giới là Brahman; toàn bộ vũ trụ là Brahman. Trong vũ trụ không có gì lại không là biểu hiện của Brahman
  15. Đối với con người 4 đẳng cấp trong xã hội là hiện thân của 4 bộ phận khác nhau trên cơ thể của Brahman: - Đầu: Đẳng cấp thần quyền. - Thân: Đẳng cấp thế quyền. - Đùi: Đẳng cấp dân tự do. - Bàn chân: Đẳng cấp nô lệ.
  16. Dù ở đẳng cấp nào con người cũng có linh hồn bất tử; linh hồn vận hành theo trạng thái luân hồi và chịu kiếp nghiệp báo.
  17. Vì không nhận thức được mình cũng như nguồn gốc hiên hữu của mình nên con người lãng quên Brahman; hành động theo đam mê, khát vọng, tạo nghiệp ác nên sa vào biển khổ triền miên.
  18. Con người có thể thoát khổ bằng cuộc đời đức hạnh, đấy là cuộc đời hướng về thần linh, tế tự thần linh và sống theo bổn phận.
  19. 1.2. Triết học thời kỳ cổ điển (Từ TK VI TCN – VI) a). Bối cảnh xã hội - Ranh giới giữa các đẳng cấp trở nên hết sức nghiệt ngã. - Khát vọng được giải thoát, khát vọng có cuộc sống bình đẳng, cuộc sống bác ái lan rộng khắp các tiểu vương quốc.
  20. b). Các phái triết học thời kỳ cổ điển Triết học có 9 phái: 6 phái chính thống & 3 tà giáo. + 6 phái chính thống Samkhya, Vaisesika, Nyaya, Yoga, Mymansa, Vedanta. + 3 phái tà giáo Lokayata, Buddhism, Jaina.
  21. 1.3. Triết học thời kỳ sau cổ điển (từ TK VII – XVIII) a). Bối cảnh xã hội Nội chiến giữa các lãnh chúa phong kiến của các tiểu vương quốc. Sự đột nhập liên tục của ngoại tộc và sự thống trị của các vương triều Hồi giáo.
  22. b). Đặc trưng của triết học thời kỳ sau cổ điển - Đạo Hồi thâm nhập vào Ấn Độ, tư tưởng Hồi giáo ảnh hưởng nhiều đến các tầng lớp dân Ấn. - Đạo Bàlamôn phát triển thành đạo Hinđu. - Tư tưởng Phật giáo suy yếu nhiều.
  23. 2. Một số nhận định về triết học Ấn Độ cổ – trung đại Triết học Ấn Độ cổ – trung đại là triết học – tôn giáo mang tính hướng nội. Những vấn đề về nhân sinh quan được lý giải nhiều ở góc độ đạo đức, tâm linh nhằm định hướng thực hành để con người được giải thoát ở kiếp sau.
  24. TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
  25. I. KHÁI LƯỢC - Là trào lưu triết học – tôn giáo, ra đời khoảng cuối thế kỷ VI TCN. - Người sáng lập là Tất Đạt Đa. - Kinh điển là Tam tạng: 1. Tạng Kinh. 2. Tạng Luận. 3. Tạng Luật.
  26. II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO 1.THẾ GIỚI QUAN - Vũ trụ vô thuỷ, vô chung. - Vạn vật vô thường, vô ngã, giả tướng, sinh thành, chuyển hoá theo luật nhân – quả.
  27. 2. NHÂN SINH QUAN Con người là duyên hợp của ngũ uẩn (sắc uẩn, thụ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn). Ngũ uẩn được chia thành phần danh và phần sắc. Cũng như vạn vật, con người là thực thể vô thường, vô ngã, giả tướng. Linh hồn bất tử của con người vận hành qua các kiếp theo luân hồi – nghiệp báo.
  28. Vì không nhận thức được trạng thái vô thường, vô ngã, giả tướng, luân hồi – nghiệp báo nên con người khát ái, tham dục, tạo nên nghiệp ác, chìm trong biển khổ triền miên. Tứ diệu đế là con đường con người tự giải thoát để đạt đến cõi cực lạc vĩnh hằng.
  29. Tứ diệu đế gồm: 1). Khổ đế. 2). Tập đế. 3). Diệt đế. 4). Đạo đế.
  30. 1). KHỔ ĐẾ Quan điểm của triết học Phật giáo về nỗi khổ của cuộc đời. 1. Sinh khổ. 5. Ái biệt ly khổ. 2. Lão khổ. 6. Oán hội khổ. 3. Bệnh khổ. 7. Cầu bất đắc khổ. 4. Tử khổ. 8. Ngũ uẩn khổ.
  31. 2). TẬP ĐẾ Quan điểm của triết học Phật giáo về những nguyên nhân gây ra nỗi khổ. Thập nhị nhân duyên 1. Vô minh 5. Lục nhập 9. Thủ 2. Hành 6. Xúc 10. Hữu 3. Thức 7. Thụ 11. Sinh 4. Danh Sắc 8. Ái 12. Lão tử
  32. Thập phiền não 1. Tham 2. Sân 3. Si 4. Mạn 5. Nghi 6. Thân kiến 7. Biên kiến 8. Kiến thủ 9. Giới cấm thủ 10. Tà kiến. Căn nguyên Tham – Sân – Si Căn nguyên của mọi căn nguyên Vô minh – Ái dục
  33. 3). DIỆT ĐẾ Quan điểm của triết học Phật giáo về khả năng của con người có thể tiêu diệt được những nguyên nhân gây ra nỗi khổ và trạng thái mà con người đạt được sau khi đã tiêu diệt được những nguyên nhân gây ra nỗi khổ. Tiêu diệt những nguyên nhân gây ra nỗi khổ bằng cách tạo nghiệp thiện và tích nghiệp thiện. Trạng thái đạt được là thường trụ (niết bàn).
  34. 4. ĐẠO ĐẾ Quan điểm của triết học Phật giáo về chiều hướng và những con đường mà con người phải trải qua để đạt đến trạng thái thường trụ. a. Chiều hướng Giới – Định – Tuệ Ngũ giới 1. Bất sát. 2. Bất tà đạo. 3. Bất tà dâm. 4. Bất vọng ngữ. 5. Bất ẩm tửu.
  35. GIỮ NGŨ GIỚI
  36. Định Giữ cho tâm tĩnh
  37. Tuệ Vô minh bị xoá bỏ. Thể tính trong sạch, sáng suốt.
  38. b. Những con đường phải trải qua Tứ niệm xứ - Tứ chính cần - Tứ như ý túc Ngũ căn - Ngũ lực - Thất bồ đề - Bát chính đạo. Bát chính đạo: 1. Chính kiến. 2. Chính tư duy. 3. Chính ngữ. 4. Chính nghiệp. 5. Chính mệnh. 6. Chính tinh tiến. 7. Chính niệm. 8. Chính định.
  39. Tu Sửa mình để sống cho hợp đạo. Quan trọng nhất là tu tâm. Các cấp độ của Niết bàn - La Hán. - Bồ Tát. - Phật.
  40. III. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO 1. Triết học Phật giáo là triết học về giải thoát. 2. Triết học Phật giáo là triết học về bình đẳng. 3. Triết học Phật giáo là triết học về từ bi, bác ái. 4. Triết học Phật giáo là triết học về đạo đức. 5. Triết học Phật giáo là triết học vô thần. 6. Triết học Phật giáo là triết học hướng nội
  41. PHẬT GIÁO VỚI VIỆT NAM
  42. Sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam Phật gíao du nhập vào Việt Nam khoảng đầu Công nguyên qua 2 đường chính của quá trình giao lưu, buôn bán, di dân và truyền giáo.
  43. Thứ nhất, theo con đường buôn bán, truyền giáo của các thương gia Ấn Độ.
  44. Thứ hai, Phật giáo du nhập vào Trung Quốc rồi từ Trung Quốc vào Việt Nam.
  45. - Phật giáo vào Việt Nam trước hết là từ tầng lớp bình dân, được người dân Việt Nam tiếp nhận rất tự nhiên. - Khoảng thế kỷ thứ III Việt Nam đã có 3 trung tâm Phật giáo lớn là Luy Lâu, Lạc Dương và Bành Thành.
  46. Phật giáo Việt Nam qua các triều đại Nhà Đinh (968 – 985) Phật giáo là quốc giáo. Tiền Lê (986 - 1009) Phật giáo vẫn được đề cao. Nhà Lý (1009 – 1225) Tam giáo song song tồn tại song Phật giáo vẫn giữ địa vị độc tôn.
  47. Nhà Trần (1226 – 1400) Giai đoạn đầu Phật giáo rất thịnh. Giai đoạn cuối nhà Trần, Phật giáo bắt đầu suy, Nho giáo bắt đầu thịnh.
  48. Nhà Trần (1226 – 1400) Giai đoạn đầu Phật giáo rất thịnh. Giai đoạn cuối nhà Trần, Phật giáo suy yếu dần, Nho giáo từng bước phát triển mạnh.
  49. Nhà Hồ (1400 – 1407) Phật giáo bị kiểm soát nghiêm ngặt. Quân Minh tàn phá chùa chiền, tịch thu kinh kệ. Phật giáo trải qua nhiều bước thăng trầm, đến thế kỷ XX mới có phong trào chấn hưng Phật giáo.
  50. Hiện nay Hiện nay ở Việt Nam có nhiều tôn giáo nhưng giáo dân Phật giáo là đông nhất. Phật tử Việt Nam có nhiều cống hiến trong chiến tranh vệ quốc cũng như trong hoà bình xây dựng. Nhà nước luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân và tạo điều kiện để giáo dân sống tốt đạo, đẹp đời; đóng góp sức lực và trí tuệ của mình vào sự nghiệp xây dựng một quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh./.