Bài giảng Triết học - Bài: Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn - Vũ Tình

ppt 21 trang Hùng Dũng 03/01/2024 3630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Triết học - Bài: Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn - Vũ Tình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_triet_hoc_bai_nguyen_tac_thong_nhat_giua_ly_luan_v.ppt

Nội dung text: Bài giảng Triết học - Bài: Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn - Vũ Tình

  1. VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY – HCM CITY UNIERSITY OF SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES Assos.Prof.Dr.Vũ Tình
  2. TRIẾT HỌC Chương trình dùng cho cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học
  3. NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GiỮA LÝ LUẬN VỚI THỰC TiỄN
  4. I. KHÁI NIỆM “THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VỚI THỰC TIỄN” Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn là lý luận và thực tiễn phải gắn bó hữu cơ với nhau; trong đó, thực tiễn phải có lý luận dẫn đường, còn lý luận phải lấy thực tiễn làm cơ sở, làm động lực, là mục đích và là nơi kiểm tra mình đúng hay sai.
  5. II. THỰC TiỄN VÀ NHỮNG HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA THỰC TiỄN 1. Khái niệm “thực tiễn” Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo hiện thực.
  6. 1. Khái niệm “thực tiễn” Hoạt động vật chất Thực tiễn là toàn bộ hoạt HĐVC là hoạt động con người động vật chất mang sử dụng lực lượng vật chất, tính lịch sử - xã hội công cụ vật chất tác động vào của con người nhằm những đối tượng vật chất nhằm cải tạo hiện thực. cải tạo chúng theo nhu cầu của mình.
  7. 1. Khái niệm “thực tiễn” Hoạt động mang tính LS – XH Thực tiễn là toàn bộ hoạt - Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau động vật chất mang tính con người tiến hành những hoạt lịch sử - xã hội của con động này khác nhau. người nhằm cải tạo - Xã hội quy định mục đích, lực hiện thực. lượng, công cụ, v.v. của hoạt động.
  8. 2. Những hình thức cơ bản của thực tiễn Thực tiễn rất đa dạng - Trong 3 hình thức cơ bản nhưng được biểu hiện của thực tiễn thì hoạt động dưới 3 hình thức cơ bản: SX VC là cơ bản nhất. 1). Hoạt động SX VC. - 3 hình thức trên tuy khác 2). Hoạt động chính trị- XH. nhau nhưng thống nhất với 3). Thực nghiệm khoa học. nhau, ảnh hưởng nhau, hỗ trợ nhau.
  9. III. LÝ LUẬN VÀ CẤP ĐỘ CỦA LÝ LUẬN TRONG QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC 1. Khái niệm “lý luận” Lý luận là hệ thống tri thức phản ánh những mối liên hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng.
  10. 2. Cấp độ của lý luận trong quá trình nhận thức Kết quả của quá trình nhận Kinh nghiệm thức là tri thức. Tri thức có thể chia thành 2 cấp độ: - KN là kết quả của quá trình quan sát sự lặp đi lặp lại diễn biến của các sự 1). Tri thức kinh nghiệm vật, hiện tượng. (Kinh nghiệm). - KN đem lại tri thức bề 2). Tri thức lý luận (Lý luận). ngoài của đối tượng và chỉ đem lại hiệu quả cho hoạt động của con người khi điều kiện không thay đổi.
  11. Kết quả của quá trình nhận Lý luận thức là tri thức. Tri thức có thể chia thành 2 cấp độ: LL là hệ thống tri thức được rút ra từ quá trình 1). Tri thức kinh nghiệm tổng kết, đúc kết KN; của (Kinh nghiệm). quá trình học tập, nghiên 2). Tri thức lý luận (Lý luận). cứu nghiêm túc trên nền tảng của một vốn kiến thức nhất định, một năng lực tư duy nhất định.
  12. Kết quả nhận thức là tri thức. LL đem lại tri thức về nội Tri thức có thể chia thành 2 dung, bản chất; về những cấp độ: quy luật chi phối quá trình hình thành phát sinh, 1). Tri thức kinh nghiệm phát triển của đối tượng; (Kinh nghiệm). vì vậy, nó đem lại hiệu 2). Tri thức lý luận (Lý luận). quả cho hoạt động của con người ngay cả khi điều kiện đã hoàn toàn thay đổi.
  13. V. VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI LÝ LUẬN Thực tiễn có vai trò to lớn; trong đó, thực tiễn: 1. Là cơ sở của LL nói riêng, của nhận thức nói chung; 2. Là động lực của LL nói riêng, của nhận thức nói chung; 3. Là mục đích của LL nói riêng, của nhận thức nói chung; 4. Là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
  14. Thực tiễn 1. Thực tiễn là cơ sở của lý luận 1. Là cơ sở của lý luận; Vì hoạt động nhận thức để 2. Là động lực của lý luận; hình thành nên lý luận 3. Là mục đích của lý luận; được thực hiện trên nền 4. Là tiêu chuẩn để kiểm tra tảng của thực tiễn. Quá chân lý (kiểm tra lý luận trình thực hiện các hoạt đúng hay sai). động thực tiễn là quá trình con người tích luỹ tri thức để xây dựng nên lý luận.
  15. Thực tiễn 2. Thực tiễn là động lực của lý luận 1. Là cơ sở của lý luận; Vì thực tiễn thúc đẩy lý luận 2. Là động lực của lý luận; phát triển. Sở dĩ như vậy vì 3. Là mục đích của lý luận; các hoạt động của thực tiễn luôn đặt ra những vấn đề 4. Là tiêu chuẩn để kiểm tra buộc con người phải nhận chân lý. thức để giải quyết. Quá trình nhận thức giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra làm lý luận ngày càng phát triển sâu sắc và phong phú.
  16. Thực tiễn 3. Thực tiễn là mục đích của lý luận 1. Là cơ sở của lý luận; Vì suy cho cùng mọi kết quả 2. Là động lực của lý luận; của nhận thức, trong đó có lý 3. Là mục đích của lý luận; luận, phải hướng vềqu á trình SX ra của cải vật chất; 4. Là tiêu chuẩn để kiểm tra về xây dựng các quan hệ XH chân lý. tốt đẹp hơn; để con người tiến gần tới cái chân, thiện, mỹ hơn. Tất cả những mục đích đó đều trực tiếp hoặc gián tiếp gắn với thực tiễn.
  17. Thực tiễn 4. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý 1. Là cơ sở của lý luận; Thực tiễn là tiêu chuẩn để 2. Là động lực của lý luận; kiểm tra chân lý vì thực 3. Là mục đích của lý luận; tiễn là nơi kiểm nghiệm, đánh giá lý luận nói riêng, 4. Là tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức nói chung đúng chân lý. hay sai.
  18. V. VAI TRÒ CỦA LÝ LUẬN ĐỐI VỚI THỰC TIỄN Vìl ý luận đem lại tri thức về nội dung, bản chất của đối tượng; về những quy luật chi phối quá trình hình thành phát sinh, phát triển của đối tượng và đem lại hiệu quả cho hoạt động của con người ngay cả khi điều kiện đã hoàn toàn thay đổi nên lý luận đóng vai trò định hướng, dẫn đường cho các hoạt động của thực tiễn.
  19. Vai trò định hướng, dẫn đường của lý luận thể hiện: Lý luận: - Định hướng mục tiêu; - Xác định chiến lược, sách lược, đường lối, chủ trương, chính sách; - Xác định lực lượng, phương pháp, biện pháp thực hiện; - Dự báo (thành quả, hậu quả, rủi ro, v.v.) để con người chuẩn bị ứng phó; - V.v.
  20. VI. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN Nghiên cứu nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, nhận thức rõ vai trò của lý luận, vai trò của thực tiễn cho thấy: - Hoạt động lý luận phải bám sát thực tiễn, phản ánh những nhu cầu của thực tiễn và phải góp phần giải quyết những nhu cầu đó; đồng thời phải luôn tổng kết, đúc kết thực tiễn để bản thân lý luận ngày thêm phong phú, sâu sắc.
  21. - Thực tiễn phải lấy lý luận dẫn đường, phải vận dụng lý luận cho phù hợp với từng hoạt động cụ thể, từng bối cảnh cụ thể. - Phải chống bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều. - V.v. ./.