Bài tập thực hành Thực tập chuyển mạch và tổng đài - Bậc: Cao đẳng

pdf 78 trang Gia Huy 20/05/2022 2090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập thực hành Thực tập chuyển mạch và tổng đài - Bậc: Cao đẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_tap_thuc_hanh_thuc_tap_chuyen_mach_va_tong_dai_bac_cao_d.pdf

Nội dung text: Bài tập thực hành Thực tập chuyển mạch và tổng đài - Bậc: Cao đẳng

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH   BÀI TẬP THỰC HÀNH MÔ ĐUN THỰC TẬP CHUYỂN MẠCH VÀ TỔNG ĐÀI BẬC CAO ĐẲNG Tp. HCM – 2020
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH   BÀI TẬP THỰC HÀNH THÔNG TIN HỌC PHẦN Tên mô đun: THỰC TẬP CHUYỂN MẠCH VÀ TỔNG ĐÀI Mã số mô đun: MĐ3102534 Số tín chỉ (ĐVHT): 2 THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên : Nguyễn Thanh Nhật Trường Học vị : Kỹ sư kỹ thuật điện tử viễn thông Đơn vị : Khoa Điện – Tự động hóa Email : nguyenthanhnhattruong@hotec.edu.vn TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐỀ TÀI HIỆU TRƯỞNG DUYỆT
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  4. LỜI GIỚI THIỆU Chuyên ngành Thực tập chuyển mạch và tổng đài là một lĩnh vực khá hấp dẫn và quan trọng trong chuyên ngành đào tạo nghề ngành CNKT Điện tử, truyền thông. Đứng trước thực trạng đó, tác giả đã thấy tầm quan trọng là phải có giáo trình Thực tập chuyển mạch và tổng đài song với giáo trình lý thuyết để phục vụ cho mục đích tham khảo, tài liệu học tập, nghiên cứu chuyên sâu về quy trinh thi công lắp đặt, cấu hình tổng đài Ngoài ra giáo trình Thực tập chuyển mạch và tổng đài này được viết theo đề cương chi tiết của mô đun Thực tập chuyển mạch và tổng đài trong chương khung của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp. Lời đầu tiên cho tôi gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Khoa Điện – Tự động hóa, quý thầy cô trong tổ viễn thông và khoa đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành giáo trình này. Do thời gian hạn chế nên giáo trình không thể tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn! TPHCM, ngày 01 tháng 08 năm 2020 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Nguyễn Thanh Nhật Trường KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 1
  5. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 1 BÀI THỰC HÀNH SỐ 1: ĐIỆN THOẠI BÀN VÀ MÁY FAX 4 1. Mục tiêu: 4 2. Chuẩn bị: 4 3. Nội dung thực hành: 5 3.1. Khảo sát điện thoại bàn 5 3.2. Khảo sát máy FAX 10 BÀI THỰC HÀNH SỐ 2: KHẢO SÁT TỔNG ĐÀI IP-PBX PANASONIC KX- TDE100 22 1. Mục tiêu: 22 2. Chuẩn bị: 22 3. Nội dung thực hành: 22 3.1. Nhận biết các khối trong tổng đài 22 3.2. Xác định chức năng các card 24 3.3. Xác định các thông số kỹ thuật trên các card 30 BÀI THỰC HÀNH SỐ 3: TÌM HIỂU KỸ THUẬT LẮP ĐẶT TỔNG ĐÀI 31 1. Mục tiêu: 31 2. Chuẩn bị: 31 3. Nội dung thực hành: 32 3.1. Quy trình thi công lắp đặt tổng đài 32 3.2. Kỹ thuật lựa chọn và xử lý cáp kết nối 33 3.3. Bố trí, kết nối các card chức năng và thiết bị 35 3.4. Các lỗi thường gặp trong quá trình lắp đặt tổng đài 37 BÀI THỰC HÀNH SỐ 4: CẤU HÌNH VẬN HÀNH - KHAI THÁC - BẢO TRÌ - BẢO DƯỠNG - XỬ LÝ SỰ CỐ TỔNG ĐÀI 38 1. Mục tiêu: 38 2. Chuẩn bị: 38 3. Nội dung thực hành: 39 KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 2
  6. 3.1. Cấu hình vận hành tổng đài 39 3.2. Cấu hình khai thác dịch vụ tổng đài 42 3.3. Quy trình bảo trì & bảo dưỡng tổng đài 57 3.4. Các sự cố thường gặp & biện pháp khắc phục 58 BÀI THỰC HÀNH SỐ 5: THỰC HÀNH TỔNG HỢP 63 1. Mục tiêu: 63 2. Chuẩn bị: 63 3. Nội dung thực hành: 64 3.1. Đấu nối, cấu hình hệ thống liên đài kết nối 2 tổng đài Panasonic KX-TDE100 thông qua trung kế tương tự 64 3.2. Đấu nối, cấu hình hệ thống liên đài kết nối 2 tổng đài Panasonic KX -TDE100 thông qua trung kế IP 66 3.3. Kết nối hệ thống mạng LAN tổng đài thông qua truyền dẫn cáp quang 68 3.4. Vận hành & khai thác bảo dưỡng hệ thống liên đài 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 PHỤ LỤC BẢNG 73 PHỤ LỤC HÌNH 74 KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 3
  7. BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC VẬT TƯ, DỤNG CỤ THỰC HÀNH ❖ Danh mục vật tư thực hành: Đơn STT Tên vật tư, dụng cụ Mã hiệu vị Số lượng tính 10 mét/nhóm/3 sinh 1 Dây đồng inside 2 dây SACOM Mét viên 10 mét/nhóm/3 sinh 2 Dây đồng inside 4 dây SACOM Mét viên 30 đầu/nhóm/3 sinh 3 RJ11 2 chân Đầu viên 30 đầu/nhóm/3 sinh 4 RJ11 4 chân Đầu viên 10 mét/nhóm/3 sinh 5 Dây nhảy đồng SACOM Mét viên 20 mét/nhóm/3 sinh 6 Cáp đồng 20 đôi inside SACOM Mét viên 20 mét/nhóm/3 sinh 7 Cáp đồng 30 đôi inside SACOM Mét viên 1 cái/nhóm/3 sinh 8 Đầu RJ57JE PANASONIC Cái viên ❖ Danh mục dụng cụ thực hành: Đơn STT Tên vật tư, dụng cụ Mã hiệu vị Số lượng tính 1 Tool nhấn đầu mạng AMP Cái 1 cái/nhóm/3 sinh viên 2 Kềm cắt Cái 1 cái/nhóm/3 sinh viên 3 Kéo Cái 1 cái/nhóm/3 sinh viên 4 Tool nhấn phím KRONE Krone LSA Cái 1 cái/nhóm/3 sinh viên KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 4
  8. Bài thực hành số 1: Điện thoại bàn và máy FAX BÀI THỰC HÀNH SỐ 1: ĐIỆN THOẠI BÀN VÀ MÁY FAX Giới thiệu: Bài thực hành số 1 là bài thực hành đầu tiên trong mô đun thực tập chuyển mạch và tổng đài. Mục đích bài này giới thiệu cho học sinh sinh viên biết về cách sử dụng các phím chức năng của điện thoại analog, điện thoại số, điện thoại IP, điện thoại SIP, máy FAX của hãng Panasonic và cách đấu nối các thiết bị này với tổng đài. Từ quá trình khai thác, sử dụng chúng ta gặp những sự cố và sẽ tiến hành khắc phục những sự cố đó. 1. Mục tiêu: - Sử dụng được các phím chức năng của máy điện thoại bàn, máy FAX - Khai thác được các dịch vụ của điện thoại bàn, máy FAX - Xử lý các lỗi hư hỏng thường gặp và khắc phục sự cố của máy điện thoại bàn, máy FAX 2. Chuẩn bị: - Về kiến thức: + Trình bày được nguyên lý hoạt động của máy điện thoại bàn, máy FAX + Trình bày được chức năng cơ bản các phím bấm của máy điện thoại bàn, máy FAX - Về vật tư: + Dây đồng inside 2 dây và 4 dây + RJ11 2 chân và 4 chân + Dây nhảy đồng - Về thiết bị dụng cụ: TT Tên thiết bị, dụng cụ Quy cách Số lượng/nhóm Máy điện thoại bàn analog 1 Cái 1 cái/nhóm/3 sinh viên PANASONIC Máy điện thoại hỗn hợp 2 Cái 1 cái/nhóm/6 sinh viên PANASONIC KX - NT543 3 Máy điện thoại IP Cái 1 cái/nhóm/6 sinh viên KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 4
  9. Bài thực hành số 1: Điện thoại bàn và máy FAX PANASONIC KX - DT343 Máy điện thoại SIP 4 Cái 1 cái/nhóm/6 sinh viên PANASONIC KX - HDV100 Tổng đài nội bộ PANASONIC 5 Cái 1 cái/nhóm/6 sinh viên KX - TDA100 Máy FAX PANASONIC 6 Cái 1 cái/nhóm/6 sinh viên KX - FL422 7 Tool nhấn đầu mạng Cái 1 cái/nhóm/3 sinh viên 8 Kềm cắt Cái 1 cái/nhóm/3 sinh viên 9 Kéo Cái 1 cái/nhóm/3 sinh viên 10 Tool nhấn phím KRONE Cái 1 cái/nhóm/3 sinh viên 3. Nội dung thực hành: 3.1. Khảo sát điện thoại bàn 3.1.1. Điện thoại analog - Máy điện thoại analog Panasonic như hình vẽ thực tế: Hình 1.1. Điện thoại analog Panasonic thực tế Bài tập thực hành: 1. Sinh viên khảo sát ngõ vào, các thông số của điện thoại analog và sau đó ghi nhận vào kết quả bên dưới: KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 5
  10. Bài thực hành số 1: Điện thoại bàn và máy FAX 2. Kết nối với tổng đài nội bộ PANASONIC KX - TDA100 sinh viên tiến hành khảo sát các phím chức năng của điện thoại analog và sau đó ghi nhận vào kết quả bên dưới: 3.1.2. Điện thoại số - Máy điện thoại số PANASONIC KX - NT543 như hình vẽ thực tế: Hình 1.2. Điện thoại số Panasonic KX-DT543 thực tế Bài tập thực hành: 1. Sinh viên khảo sát ngõ vào, các thông số của điện thoại số và sau đó ghi nhận vào kết quả bên dưới: KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 6
  11. Bài thực hành số 1: Điện thoại bàn và máy FAX 2. Kết nối với tổng đài nội bộ PANASONIC KX - TDA100 sinh viên tiến hành khảo sát các phím chức năng của điện thoại số và sau đó ghi nhận vào kết quả bên dưới: 3. So sánh sự khác nhau, giống nhau của điện thoại analog và điện thoại số. Sau đó ghi nhận vào kết quả bên dưới: 3.1.3. Điện thoại IP và SIP - Máy điện thoại IP PANASONIC KX – NT343 như hình vẽ thực tế: Hình 1.3. Điện thoại IP Panasonic KX – NT343 thực tế 1. Sinh viên khảo sát ngõ vào, các thông số của điện thoại IP và sau đó ghi nhận vào kết quả bên dưới: KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 7
  12. Bài thực hành số 1: Điện thoại bàn và máy FAX 2. Kết nối với tổng đài nội bộ PANASONIC KX - TDA100 sinh viên tiến hành khảo sát các phím chức năng của điện thoại IP và sau đó ghi nhận vào kết quả bên dưới: - Máy điện thoại SIP PANASONIC KX – UT113 như hình vẽ thực tế: Hình 1.4. Điện thoại SIP PANASONIC KX – UT113 thực tế 1. Sinh viên khảo sát ngõ vào, các thông số của điện thoại SIP và sau đó ghi nhận vào kết quả bên dưới: 2. Kết nối với tổng đài nội bộ PANASONIC KX - TDA100 sinh viên tiến hành khảo sát các phím chức năng của điện thoại SIP và sau đó ghi nhận vào kết quả bên dưới: KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 8
  13. Bài thực hành số 1: Điện thoại bàn và máy FAX 3.1.4. Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục * Quy trình thực hiện cuộc gọi: Lưu ý: Do chúng ta sử dụng tổng đài nội bộ nên thời gian đáp ứng của tổng đài rất chậm. Quá trình thao tác gọi quá nhanh làm cho tổng đài không thể đáp ứng được, khi đó chúng ta sẽ không thực hiện được cuộc gọi. Để đảm bảo 100% kết nối với điện thoại cần gọi, chúng ta cần phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước sau: Bước 1: Nhấc ống nghe điện thoại để nghe và xác nhận đã nghe được tín hiệu mời gọi của tổng đài Bước 2: Bấm số điện thoại cần gọi Bước 3: Chờ tổng đài kết nối với điện thoại cần gọi * Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục: - Điện thoại analog: Bảng 1.1. Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục của điện thoại analog Nội dung Khắc phục Ống nghe không có tone Kiểm tra Tone tổng đài, Jack cắm Có tone thoại nhưng không gọi được Kiểm tra kết nối với tổng đài, xác định lại số điện thoại cần gọi có chính xác không Điện thoại đổ chuông liên tục khi kết Kiểm tra mạch chuông của điện thoại hoặc nối với tổng đài thay thế điện thoại analog khác Điện thoại không đổ chuông - Kiểm tra công tắc điều chỉnh âm lượng - Kiểm tra mạch chuông của điện thoại hoặc thay thế điện thoại analog khác KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 9
  14. Bài thực hành số 1: Điện thoại bàn và máy FAX 3.2. Khảo sát máy FAX 3.2.1. Hướng dẫn sử dụng máy FAX * Hướng dẫn sử dụng máy FAX PANASONIC KX-FL422: Bước 1: Kết nối máy FAX với tổng đài nội bộ Bước 2: Kết nối dây nguồn máy FAX với nguồn điện 220VAC Bước 3: Chờ khoảng 20s để máy FAX khởi động * Quy trình gửi FAX từ máy FAX A sang máy FAX B: Bước 1: Để văn bản vào khay giấy để scan của máy FAX. Bước 2: Bấm số điện thoại của máy FAX B. Bước 3: Nhấn phím “Start/FAX”. Bước 4: Chờ máy FAX A kết nối đến máy FAX B (máy FAX A có hiển thị dòng Connecting to B, Máy FAX B có hiển thị dòng Receiving. Quá trình thời gian chờ nhanh hay chậm là do cấu hình số lần đỗ chuông để nhận FAX của máy FAX B). Bước 5: Máy FAX A hiển thị dòng Sended thì quá trình thực hiện hoàn tất. * Các sai hỏng thường gặp và cách khắc phục: Bảng 1.2. Các sai hỏng thường gặp và cách khắc phục gửi FAX từ máy FAX A sang máy FAX B Nội dung Khắc phục Khi máy FAX A gửi văn bản qua máy Máy FAX B đang bận thực hiện gửi lại sau FAX B thấy thông báo busy, nghe tone âm bận Máy FAX có tone thoại nhưng không - Kiểm tra cấu hình, cài đặt của máy FAX gửi văn bản được nhận - Kiểm tra lại máy FAX (khối cơ cuộn giấy) Máy FAX không có tone thoại Kiểm tra lại port kết nối với tổng đài Máy FAX không có đèn báo, không Kiểm tra lại dây nguồn khởi động khi cắm điện Lưu ý: Để máy FAX hoạt động ổn định , tránh trường hợp “KẸT GIẤY” và hư “BỘ PHẬN IN”: KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 10
  15. Bài thực hành số 1: Điện thoại bàn và máy FAX - Máy FAX không nên đặt trong môi trường bụi và ẩm ướt - Nguồn điện phải ổn định - Phải sử dụng giấy định lượng 80gam/m2 - Giấy dùng để copy hay gửi FAX phải sạch, không dùng giấy đã qua sử dụng hoặc giấy đã tẩy xoá 3.2.2. Cấu hình, khai thác dịch vụ của máy FAX * Cách cài đặt và cấu hình dịch vụ của máy FAX: ✓ Cách cài đặt ngày / tháng / năm / giờ / phút: - Nhấn phím “Menu”, sau đó nhấn phím # 01, màn hình xuất hiện chữ “Set Date & Time”. - Nhấn phím “Set”. - Nhập ngày, tháng và năm. (Ngày từ 01 đến 31, Tháng từ 01 đến 12 và Năm là 2 số cuối của năm). - Nhập giờ từ 00 -> 12, nhập phút từ 00 -> 60. Sau đó nhấn phím “*” để chọn AM hoặc PM. Ví dụ: * Ngày 13 tháng 02 năm 2004 thì nhập 02 : 13 : 04. * 3 giờ 8 phút thì nhập “ 03 : 08 rồi nhấn phím “*” để chọn AM (Nếu 03 giờ 8 phút chiều thì chọn PM). - Nhấn phím “Set” để lưu phần cài đặt. - Nhấn phím “ Menu” để thoát khỏi chương trình. ✓ Nhập tên công ty: - Nhấn phím “Menu” rồi nhấn phím “# 0 2”, màn hình xuất hiện chữ “Your Logo”. - Nhấn phím “Set”. - Nhập tên Công ty vào. Bằng cách nhấn các phím số với các ký tự tương ứng ghi trên mỗi phím số. - Nhấn phím “Set” để lưu phần cài đặt. - Nhấn phím “Menu” để thoát khỏi chương trình. ✓ Nhập số FAX của công ty: - Nhấn phím “Menu” rồi nhấn “#03”, màn hình xuất hiện chữ “Your FAX No”. - Nhấn phím “Set”. - Nhập số FAX của Công ty. (Nhập từ bàn phím). KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 11
  16. Bài thực hành số 1: Điện thoại bàn và máy FAX - Nhấn phím “Set” để lưu phần cài đặt. - Nhấn phím “Menu” để thoát khỏi chương trình. ✓ Cách cài đặt chế độ nhận FAX: a) Chế độ điện thoại - Nhấn phím “Auto Answer” đến khi màn hình hiện “Tel mode”. Khi máy đổ chuông, nhấc tay nghe lên, nếu là điện thoại thì đàm thoại. Nếu là tín hiệu FAX thì nhấn phím “FAX/Start” để nhận. Sau đó gác ống nghe xuống. b) Chế độ FAX - Nhấn phím “Auto Answer” đến khi màn hình hiện “FAX only mode”. - Khi ở chế độ này thì máy chỉ nhận FAX mà không đàm thoại được. c) Chế độ Tel/FAX mode - Nhấn phím “Menu” rồi nhấn phím #73, màn hình hiện “Manual answer” nhấn phím “+” hay “-” để điều khiển chọn chế độ “Tel/FAX” - Nhấn phím “Set” để lưu phần cài đặt. - Nhấn phím “Menu” để thoát khỏi chương trình ✓ Chọn kiểu chuông (có 3 kiểu chuông): - Nhấn phím “Menu”, rồi nhấn phím #17 - Nhấn phím “+” hay “-” để chọn kiểu chuông - Nhấn phím “Set” để lưu. - Nhấn phím “Menu” để thoát ✓ Chọn chế độ quay số: - Nhấn phím “Menu”, rồi nhấn phím #13 - Nhấn phím “+” hay “-” để chọn chế độ quay số - Nhấn phím “Set” để lưu. - Nhấn phím “Menu” để thoát khỏi chương trình. ✓ Cách cài đặt số hồi chuông reo ở chế độ nhận FAX tự động: - Nhấn phím “Menu”, rồi nhấn phím # 0 6, màn hình xuất hiện chữ “FAX Ring Count”. - Nhấn phím “+” hoặc “-” để tăng giảm số hồi chuông, cần cài đặt (1-9 hồi). KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 12
  17. Bài thực hành số 1: Điện thoại bàn và máy FAX - Nhấn phím “Set” để lưu phần cài đặt. - Nhấn phím “Menu” để thoát khỏi chương trình. ✓ Cách lưu số điện thoại và tên của công ty vào bộ nhớ: a) Lưu vào phím nhớ nhanh (10 phím phía bên trái tương ứng với 10 bộ nhớ) - Nhấn phím “Menu” cho đến khi màn hình hiện “Phonebook set”. - Chọn số nhớ nhanh. Vị trí nhớ từ 1 – 3. * Nhấn phím nhớ nhanh. Nhấn phím “+” hoặc “–” để chọn “Dial mode”, sau đó nhấn phím “Set”. Vị trí nhớ từ 4-5. * Nhấn phím nhớ nhanh, sau đó nhấn phím “Set” Vị trí nhớ từ 6-10 * Nhấn phím “Lower”, sau đó nhấn phím nhớ nhanh. - Nhập tên Công ty (tối đa là 10 kí tự). Bằng cách nhấn các phím số với các ký tự tương ứng ghi trên mỗi phím số. - Nhấn phím “Set” - Nhập số điện thoại của Công ty cần lưu vào (Nhập từ bàn phím). Tối đa 30 kí tự - Nhấn phím “Set” để lưu phần cài đặt. - Nhấn phím “Stop” để thoát khỏi chương trình. b) Lưu vào bộ nhớ. (Tối đa được 100 số) - Nhấn phím “Menu” cho đến khi màn hình hiện “phonebook set”. - Nhấn phím “Set”. - Nhập tên Công ty (bằng phím số với các ký tự tương ứng ghi trên mỗi phím số). Tối đa 10 kí tự) - Nhấn phím “Set” - Nhập số điện thoại hoặc số FAX của Công ty cần lưu vào. (Tối đa 30 kí tự) - Nhấn phím “Set” để lưu phần cài đặt. - Nhấn phím “Menu” để thoát khỏi chương trình. ✓ Cách sửa số điện thoại và tên của công ty đã lưu trong bộ nhớ: KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 13
  18. Bài thực hành số 1: Điện thoại bàn và máy FAX - Nhấn phím “Menu” rồi nhấn phím “+” hoặc “–”, cho đến khi màn hình xuất hiện số FAX của Công ty mà cần sửa. - Nhấn phím “Menu”, rồi nhấn phím “*”. - Sửa lại tên công ty (bằng phím số với các ký tự tương ứng ghi trên mỗi phím số). - Nhấn phím “Set”. - Nhập số mới cần chỉnh sửa. (Nhập từ bàn phím) - Nhấn phím “Set” để lưu phần cài đặt. - Nhấn phím “Stop” để thoát khỏi chương trình. ✓ Cách xóa số FAX và tên của công ty đã lưu trong bộ nhớ: - Nhấn phím “Menu” rồi nhấn phím “+” hoặc phím “–”, cho đến khi màn hình xuất hiện số FAX của Công ty mà cần xóa. - Nhấn phím “Menu”, rồi nhấn phím “#”. - Nhấn phím “Set” để xoá. - Nhấn phím “Stop” để thoát khỏi chương trình. Hay để xoá tất cả các số lưu trong danh bạ. - Nhấn phím “Menu”. - Nhấn phím “+” hoặc phím “–” để chọn “Yes” - Nhấn phím “Set” để xoá. - Nhấn phím “Stop” để thoát khỏi chương trình ✓ Gọi đi bằng phím quay nhanh: - Nhấn phím “Monitor” hoặc nhấc ống nghe lên. - Chọn phím quay nhanh. Từ 1 – 5 nhấn phím nhớ bình thường Từ 6 – 10 nhấn phím “Lower” trước khi nhấn phím nhớ. ✓ Gọi các số đã lưu trong bộ nhớ: - Nhấn phím “Menu” - Nhấn “+” hoặc “-” đến khi màn hình hiển thị số cần gọi. - Nhấn phím “Monitor” hoặc nhấc ống nghe lên ✓ Xem và gọi lại các số điện thoại gọi đến (lưu được 30 số): KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 14
  19. Bài thực hành số 1: Điện thoại bàn và máy FAX Để sử dụng được tính năng này phải đăng ký dịch vụ hiển thị số gọi đến ở Bưu Điện. - Nhấn phím “CALLER ID”. - Nhấn phím “+” để xem số FAX gửi đến gần nhất Hoặc Nhấn “-” để xem số FAX gửi đến cũ nhất. - Nhấn phím “Monitor” hoặc nhấc ống nghe lên. ✓ Lưu số điện thoại gọi đến vào bộ nhớ: - Nhấn phím “CALLER ID”. Dùng “+” hay “-” để dò tìm số FAX cần lưu. - Nhấn phím “Menu”. - Chọn phím nhớ nhanh hay nhấn “Set” để lưu vào bộ nhớ. + Phím nhớ 1 – 3 Nhấn phím nhớ nhanh Nhấn phím “+” hay “-” để chọn “Dial mode” Nhấn phím “Set” + Phím nhớ 4 –5 Nhấn phím nhớ nhanh + Phím nhớ 6 – 10 Nhấn “Lower”, sau đó nhấn phím nhớ nhanh. Nhấn phím “Set” + Lưu vào bộ nhớ Nhập tên công ty cần lưu. Nhấn phím “Set”. ✓ Xoá số điện thoại gọi đến: a) Xoá tất cả các số hiện đến - Nhấn “Menu” đến khi màn hình hiện “Caller Setup”. - Nhấn phím “Set” màn hình hiện “Call list earse”. - Nhấn phím “Set” 2 lần. - Nhấn phím “Stop” để thoát khỏi chương trình. b) Xoá từng số FAX hiện đến KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 15
  20. Bài thực hành số 1: Điện thoại bàn và máy FAX - Nhấn “Caller ID”. Dùng “+” hay “–” để tìm số FAX hiện đến. - Nhấn “C”. Nhấn phím “Set” để xoá. Nhấn “Stop” để thoát. ✓ Gửi FAX nhân công (bằng tay): - Đặt tài liệu mặt úp xuống “face down” - Nhấn phím “Monitor” hoặc nhấc ống nghe - Nhấn số FAX cần gửi - Khi nghe tín hiệu FAX nhấn phím “FAX/Start” (Nếu nhấc ống nghe thì gác ống nghe xuống) ✓ Gửi FAX bằng phím quay nhanh: - Đặt tài liệu mặt úp xuống - Chọn số FAX bằng phím quay nhanh Vị trí 1 – 5 nhấn phím nhớ bình thường Vị trí 6– 10 nhấn “Lower” trước khi nhấn phím nhớ - Nhấn “FAX Start”. ✓ Gửi FAX bằng số lưu trong bộ nhớ: - Đặt tài liệu mặt úp xuống - Chọn số FAX bằng cách nhấn “Menu” , sau đó nhấn phím “+” hay “-” đến khi màn hình hiển thị số cần tìm. - Nhấn “FAX Start” Gửi FAX bằng cách lưu tài liệu vào bộ nhớ trước khi gửi. - Tài liệu cần gửi úp xuống. - Nhấn phím “Quick scan” - Nhập số FAX cần gửi. - Nhấn phím “Start” để gửi. ✓ Cách gửi FAX cùng 1 nội dung đến nhiều nơi khác nhau (gửi quảng bá) (tối đa 20 địa chỉ): - Nhấn phím “Menu”, màn hình hiện “phonebook set” - Nhấn phím “Broadcast” + Nếu chọn Broadcast 1-2: KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 16
  21. Bài thực hành số 1: Điện thoại bàn và máy FAX Nhấn phím “Broadcast” Nhấn phím “+” hoặc “-” để chọn mục “Broadcast” + Nếu chọn “Manual Broadcast” Nhấn phím “Manual Broad” Nhấn phím “+” hoặc “-” chọn mục “Manual Broad” - Nhấn phím “Set”. - Chọn số cần gửi: + Dùng phím quay nhanh Với phím nhớ 1 – 5: Nhấn phím nhớ tương ứng với số công ty cần gửi Với phím nhớ 6 – 10: Nhấn Phím “Lower” trước nhấn phím nhớ. + Gửi đến số đã lưu trong bộ nhớ Nhấn “+” hay “-” đến khi màn hình hiển thị số cần gửi, và nhấn phím “Set” + Sử dụng bàn phím: Chỉ dùng khi gửi bằng “Manual Broad” Nhập vào số cần gửi, sau đó nhấn phím “Set”. - Sau khi đã chọn tất cả các số muốn gửi FAX nhấn phím “Set”. - Nhấn phím “Stop” để thoát khỏi chương trình. - Đặt tài liệu cần gửi, mặt úp xuống vào khay gửi. - Nhấn phím “Broadcast 1-2” hoặc “Manual Broad”. ✓ Thêm số FAX vào bộ nhớ gửi quảng bá: - Nhấn “Menu”. - Nhấn phím “+” hoặc “-” để chọn mục “Broadcast 1”, “Broadcast 2”, “Manual Broad” - Nhấn phím “Menu”. - Nhấn “*” - Nhấn phím “+” hoặc “-” đến khi màn hình hiển thị số cần lưu. - Nhấn phím “Set”. - Nếu muốn lưu tiếp thì thực hiện lại bước 5. - Nhấn phím “Menu” kết thúc. ✓ Xoá số FAX trong bộ nhớ gửi quảng bá: - Nhấn “Menu”. KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 17
  22. Bài thực hành số 1: Điện thoại bàn và máy FAX - Nhấn phím “+” hoặc “-” để chọn mục “Broadcast 1”, “Broadcast 2”, “Manual Broad” - Nhấn phím “Menu”. Nhấn “#” - Nhấn phím “+” hoặc “-” đến khi màn hình hiển thị số cần xoá. - Nhấn phím “Set”. - Nhấn phím “Stop” kết thúc. ✓ Từ chối nhận FAX từ các số fax không hiện thông tin số gọi đến hoặc các số fax đã bị cấm nhận: Tính năng này chỉ dùng được khi máy FAX cài ở chế độ “FAX only mode”. a) Mở chế độ từ chối nhận FAX - Nhấn “Junk FAX Prohibitor”. - Dùng “+” hay “–” để chọn “On”. Nhấn “Set”. Nhấn “Stop”. b) Lưu số muốn cấm (tối đa 20 số) - Nhấn “Caller ID”. Dùng phím “+” hay “–” chọn số điện thoại không muốn nhận FAX. - Nhấn “Junk FAX Prohibitor”. Nhấn “Set”. - Nhấn “Stop” để thoát khỏi chương trình. c) Huỷ bỏ số điện thoại (hiện đến) bị cấm. - Nhấn “Junk FAX Prohibitor”. Nhấn “+” hay “–” đến khi hiện “Junk List Disp”. - Nhấn “Set”. - Dùng “+” hay “–” để tìm số FAX cần huỷ bỏ. - Nhấn phím “Set”. - Nhấn phím “Stop” 2 lần. ✓ Cách copy tài liệu: - Đặt tài liệu cần copy mặt úp xuống (tối đa 15 trang tài liệu cần copy). - Nhấn phím “Copy”, rồi nhấn số bản tài liệu cần copy (tối đa 99 bản). - Sau đó nhấn phím “+” hay “-” để chọn tỷ lệ phóng to thu nhỏ tài liệu (từ 50% đến 150%). - Nhấn phím “Start”, máy sẽ tự động copy tài liệu. KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 18
  23. Bài thực hành số 1: Điện thoại bàn và máy FAX Hay copy tài liệu cần sắp xếp thứ tự trang. - Đặt tài liệu cần copy mặt úp xuống (tối đa 15 trang tài liệu cần copy). - Nhấn phím “Copy”, rồi nhấn số bản tài liệu cần copy (tối đa 99 bản) - Nhấn phím “Menu” 2 lần để màn hình hiện “collage off” - Nhấn phím “+” hay “-” để chọn “collage on” - Nhấn phím “Start”, máy sẽ tự động copy tài liệu. ✓ Cách in ra tờ thông báo gửi FAX: * Thông báo sau mỗi lần gửi FAX: - Nhấn phím “Menu”, màn hình xuất hiện chữ “System Set Up” - Nhấn phím # 04, màn hình xuất hiện chữ “Sending Report” - Nhấn phím Navigator “+” hoặc “–” để chọn “Error / On / OFF” Error: khi nào gửi đi không được, thì máy mới in ra bảng báo cáo ON: lúc nào cũng in ra bảng báo cáo tình trạng gửi FAX OFF: không in ra bảng báo cáo sau khi đã gửi FAX đi * Thông báo sau 30 số điện thoại gọi đi và đến: - Nhấn phím “Menu”, màn hình xuất hiện chữ “System Set Up” - Nhấn phím # 22, màn hình xuất hiện chữ “Auto Journal” - Nhấn phím Navigator “+” hoặc “–” để chọn “On / OFF” - Có thể lưu 100 trang tài liệu trong bộ nhớ nhận và 150 trang tài liệu trong bộ nhớ gửi. - Nhấn “Menu #79” để vào chế độ tiết kiệm mực (chọn “ON”) 3.2.3. Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục * Quy trình bảo dưỡng và bảo trì máy FAX: Bước 1: Vệ sinh máy FAX Bước 2: Kiểm tra mực in Bước 3: Kiểm tra Jack cắm với tổng đài Bước 4: Xem lại thông số cài đặt cho máy FAX như ngày giờ, chuông reo Bước 5: Tiến hành FAX giữa 2 máy FAX * Một số lỗi thường gặp và hướng khắc phục: KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 19
  24. Bài thực hành số 1: Điện thoại bàn và máy FAX Bảng 1.3. Một số lỗi thường gặp và hướng khắc phục bảo dưỡng và bảo trì máy FAX Nội dung Khắc phục Không gửi FAX được Kiểm tra Tone tổng đài, Jack cắm Máy FAX bị treo Khởi động lại máy FAX Gửi được tín hiệu FAX, nhưng máy Kiểm tra tổng đài nhận không nhận được FAX Máy FAX không hiển thị Kiểm tra nguồn Máy FAX không copy được Khởi động lại máy FAX Nhận FAX nhưng không in ra Kiểm tra lỗi trên màn hình hiển thị Bài tập thực hành: 1. Sinh viên khảo sát cấu tạo máy FAX và sau đó ghi nhận vào kết quả bên dưới: 2. Sinh viên tiến hành thực thực gửi văn bản từ máy FAX A đến máy FAX B theo sơ đồ sau và sau đó ghi nhận vào kết quả bên dưới: Yêu cầu: - Cấu hình tên của máy FAX, số máy FAX như trên hình - Cấu hình ngày giờ hiện tại cho máy FAX - Máy B nhận FAX sau 3 hồi âm chuông - Chỉnh tối đa âm lượng chuông cho 2 máy FAX A và B - Cấu hình Report cho máy FAX mỗi khi gửi hoặc nhận văn bản FAX (thành công hay không thành công đều in ra báo cáo) KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 20
  25. Bài thực hành số 1: Điện thoại bàn và máy FAX CÂU HỎI CŨNG CỐ 1. Trình bày các phím chức năng của máy điện thoại bàn, máy FAX 2. Trình bày các bước khai thác các dịch vụ của điện thoại bàn, máy FAX KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 21
  26. Bài thực hành số 2: Khảo sát tổng đài IP-PBX Panasonic KX-TDE100 BÀI THỰC HÀNH SỐ 2: KHẢO SÁT TỔNG ĐÀI IP-PBX PANASONIC KX-TDE100 Giới thiệu: Ở bài thực hành này tác giả sẽ giới thiệu tổng quan về các khối thực tế của tổng đài IP-PBX Panasonic KX-TDE100, sau đó học sinh viên sẽ tiến hành khảo sát bằng cách ghi nhận các giá trị, thông số của card. Cuối cùng chúng ta sẽ giải thích ý nghĩa các giá trị, thông số đó. 1. Mục tiêu: - Trình bày được các khối cơ bản của tổng đài IP-PBX Panasonic KX-TDE100 - Nhận biết được các card chức năng tổng đài IP-PBX Panasonic KX-TDE100 - Đọc được các thông số kỹ thuật ghi trên card 2. Chuẩn bị: - Về kiến thức: + Trình bày được nguyên lý hoạt động của tổng đài nội bộ IP-PBX + Trình bày được các dịch vụ của tổng đài nội bộ IP-PBX + Trình bày được các mô hình đấu nối của tổng đài nội bộ IP-PBX + Trình bày được các chức năng của các loại card của Tổng đài nội bộ Panasonic KX- TDE100 - Về vật tư: Không - Về thiết bị dụng cụ: TT Tên thiết bị, dụng cụ Quy cách Số lượng/nhóm Tổng đài nội bộ 1 PANASONIC KX - Cái 1 cái/nhóm/6 sinh viên TDA100 3. Nội dung thực hành: 3.1. Nhận biết các khối trong tổng đài KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 22
  27. Bài thực hành số 2: Khảo sát tổng đài IP-PBX Panasonic KX-TDE100 Hình 2.1. Khung tổng đài Panasonic KX-TDE100 - 1 bộ cấp nguồn tích hợp sẵn (A) - 7 khe cắm card chức năng (B) - 1 card xử lý trung tâm (C): + Khung chính - Có sẵn card xử lý trung tâm (MPR) + Khung mở rộng + Card cấp nguồn + Card trung kế KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 23
  28. Bài thực hành số 2: Khảo sát tổng đài IP-PBX Panasonic KX-TDE100 + Card máy nhánh + Card chức năng khác Bài tập thực hành: Sinh viên thực hành nhận biết các khối trong tổng đài Panasonic KX-TDE100 (Tên card, sơ đồ vị trí trong khung tổng đài: A, B, C). Sau đó ghi nhận vào bên dưới: 3.2. Xác định chức năng các card ❖ Tính năng nổi bật - Hỗ trợ phương thức VoIP - Kết nối mạng tổng đài (QSIG) - Hỗ trợ giao diện trung kế T1/E1 - Hỗ trợ giao diện ISDN (BRI, PRI) - Máy nhánh không dây - Các chức năng cho trung tâm cuộc gọi ❖ Số trung kế tối đa Bảng 2.1. Số trung kế tối đa của tổng đài Panasonic KX-TDE100 KX-TDA100 Số kênh trung kế tối đa 96 kênh (120 kênh *1) *1 Trường hợp sử dụng 4 card PRI30 ❖ Số máy nhánh tối đa Bảng 2.2. Số máy nhánh tối đa của tổng đài Panasonic KX-TDE100 KX-TDA100 Không MEC Có MEC Tổng số điện thoại 64 160 KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 24
  29. Bài thực hành số 2: Khảo sát tổng đài IP-PBX Panasonic KX-TDE100 Điện thoại tương tự (SLT) 64 96 Điện thoại số (DT3xx/T76xx) 64 128 Điện thoại hỗn hợp (T7730) 24 24 Điện thoại IP chuẩn riêng 64 96 Bàn giám sát (DT390/T7640) 8 Trạm phát 2 kênh, 4 kênh 32 Trạm phát 8 kênh 16 Tay con không dây 128 ❖ Nguồn - KX-TDA0108: Nguồn công suất nhỏ (PSU-S) o (64 PU) Dùng cho tổng đài KX-TDA100 - KX-TDA0104: Nguồn công suất vừa (PSU-M) o (128 PU) Dùng cho tổng đài KX-TDA100/200 - KX-TDA0103: Nguồn công suất lớn (PSU-L) o (512 PU) Dùng cho tổng đài KX-TDA200/600 Hình 2.2. Cấu trúc bộ nguồn của tổng đài Panasonic KX-TDE100 KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 25
  30. Bài thực hành số 2: Khảo sát tổng đài IP-PBX Panasonic KX-TDE100 ❖ Card trung kế và máy nhánh - Card trung kế thường: o KX-TDA0180: Card 8 trung kế thường (LCOT8) o KX-TDA0181: Card 16 trung kế thường (LCOT16) - Card máy nhánh: o KX-TDA0170: Card 8 máy nhánh hỗn hợp (DHLC8) o KX-TDA0172: Card 16 máy nhánh số (DLC16) o KX-TDA0173: Card 8 máy nhánh thường (SLC8) o KX-TDA0174: Card 16 máy nhánh thường (SLC16) o KX-TDA0177: Card 16 máy nhánh thường có hiện thị số (CSLC16) * Mỗi card trên đều yêu cầu 1 khe cắm trên khung tổng đài - Card trung kế thường: o KX-TDA6181: Card 16 trung kế thường (ELCOT16) - Card máy nhánh o KX-TDA0170: Card 8 máy nhánh hỗn hợp (DHLC8) o KX-TDA0172: Card 16 máy nhánh số (DLC16) o KX-TDA0173: Card 8 máy nhánh thường (SLC8) o KX-TDA0177: Card 16 máy nhánh thường hỗ trợ hiện thị số (CSLC16) o KX-TDA6174: Card 16 máy nhánh thường (ESLC16) o KX-TDA6178: Card 24 máy nhánh thường hỗ trợ hiện thị số (CSLC24) * Mỗi card trên đều yêu cầu 1 khe cắm trên khung tổng đài ❖ Card trung kế số - Card trung kế số o KX-TDA0187: Card trung kế T1 (T1) o KX-TDA0188: Card trung kế E1 (E1) o KX-TDA0284: Card trung kế BRI 4 cổng (BRI4) o KX-TDA0288: Card trung kế BRI 8 cổng (BRI8) o KX-TDA0290CE/CJ: Card trung kế PRI (PRI30) KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 26
  31. Bài thực hành số 2: Khảo sát tổng đài IP-PBX Panasonic KX-TDE100 * Mỗi card trên đều yêu cầu 1 khe cắm trên khung tổng đài (và chỉ 1 thôi) E1: 30 kênh/cổng BRI (Basic Rate Interface): 2 kênh/cổng PRI (Primary Rate Interface): 30 kênh/cổng BRI và PRI là các giao diện trung kế của mạng ISDN ❖ Card chức năng - Chức năng DISA (hướng dẫn truy cập trực tiếp) KX-TDA0190: Card giao diện kết nối 3 khe (OPT3) Có thể gắn được 3 card DISA 4 kênh Chiếm 1 khe cắm của tổng đài KX-TDA0191: Card DISA 4 kênh (MSG4) Tổng thời gian ghi âm bản tin: tối thiểu 8 phút Gắn trên card OPT3 - Chức năng hiển thị số KX-TDA0193: Card hiện số trung kế 8 cổng (CID8) Gắn trên card LCOT8, LCOT16 và ELCOT16 KX-TDA0168: Card hiện số cho máy nhánh thường (EXT-CID) Chỉ gắn trên card SLC8 – Card 8 máy nhánh tương tự ❖ Số card tối đa Bảng 2.3. Số card tối đa của tổng đài Panasonic KX-TDE100 KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 27
  32. Bài thực hành số 2: Khảo sát tổng đài IP-PBX Panasonic KX-TDE100 *1 Trong trường hợp tối đa này nếu dùng các card T1, E1, PRI30 phải đảm rằng bảo số card này nhân với 2 cộng với các card khác không quá 8 *2 Trong trường hợp tối đa này mỗi 1 card T1, E1 hoặc PRI30 được đếm là 2 card Bảng 2.4. Số card tối đa của tổng đài Panasonic KX-TDE100/200 Loại Card TDA100/200 OPT3 4 Cắm trên khung tổng đài MSG4 4 Gắn trên card OPT3 CID8 Phụ thuộc số card LCOT8 và Gắn trên card LCOT8, LCOT16 và ELCOT16 LCOT16 EXT-CID Phụ thuộc số card Gắn trên SLC8 SLC8 Mỗi card LCOT8: cần 1 card CID8 Mỗi card LCOT16 hoặc ELCOT16: cần 2 card CID8 Mỗi card SLC8: cần 1 card EXT-CID ❖ Card gắn trên khe trống KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 28
  33. Bài thực hành số 2: Khảo sát tổng đài IP-PBX Panasonic KX-TDE100 Hình 2.3. Hình dạng thực tế của card LCOT, OPT, DHLC, SLC ❖ Card chức năng Hình 2.4. Hình dạng thực tế của card chức năng KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 29
  34. Bài thực hành số 2: Khảo sát tổng đài IP-PBX Panasonic KX-TDE100 Bài tập thực hành: Xác định chức năng các card trên tổng đài IP – PBX Panasonic KX- TDE100 có tại xưởng. Ghi nhận lại kết quả vào bên dưới: 3.3. Xác định các thông số kỹ thuật trên các card Bài tập thực hành: Xác định các thông số kỹ thuật ghi trên các card của tổng đài IP – PBX Panasonic KX-TDE100 có tại xưởng. Giải thích ý nghĩa các thông số đó và ghi nhận lại kết quả vào bên dưới: CÂU HỎI CŨNG CỐ 1. Trình bày các khối cơ bản của tổng đài IP-PBX Panasonic KX-TDE100 2. Giải thích ý nghĩa các thông số ghi trên card của tổng đài IP-PBX Panasonic KX- TDE100 KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 30
  35. Bài thực hành số 3: Tím hiểu kỹ thuật lắp đặt tổng đài BÀI THỰC HÀNH SỐ 3: TÌM HIỂU KỸ THUẬT LẮP ĐẶT TỔNG ĐÀI Giới thiệu: Bài thực hành số 3 là bài thực hành trọng tâm và quan trọng nhất. Tác giả sẽ trình bày ngắn gọn, dễ hiểu nhất để cho học sinh sinh viên có cái nhìn tổng thể về quy trình kỹ thuật lắp đặt tổng đài, thao tác đấu nối, kết nối các card chức năng và thiết bị. Đặc biệt là sẽ trình bày chi tiết về các sai hỏng thường gặp và cách khắc phục các sai hỏng đó. 1. Mục tiêu: - Thi công được các tuyến truyền dẫn sử dụng các kỹ thuật chuyển mạch khác nhau - Giải thích và xử lý được các lỗi cơ bản trong quá trình lắp đặt tổng đài - Thao tác đấu nối, kết nối các card chức năng và thiết bị - Thao tác xử lý cáp 2. Chuẩn bị: - Về kiến thức: + Trình bày được các mô hình đấu nối của tổng đài nội bộ IP-PBX - Về vật tư: + Dây đồng inside 2 dây và 4 dây + RJ11 2 chân và 4 chân + Dây nhảy đồng + Cáp đồng 20 đôi inside + Cáp đồng 30 đôi inside + Đầu RJ57JE - Về thiết bị dụng cụ: TT Tên thiết bị, dụng cụ Quy cách Số lượng/nhóm Tổng đài nội bộ 1 PANASONIC KX - Cái 1 cái/nhóm/6 sinh viên TDA100 KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 31
  36. Bài thực hành số 3: Tím hiểu kỹ thuật lắp đặt tổng đài 2 Kềm cắt Cái 1 cái/nhóm/3 sinh viên 3 Tuốt nơ vit bake nhiều đầu Cái 1 cái/nhóm/3 sinh viên 4 Máy khoan Cái 1 cái/nhóm/6 sinh viên 5 Dàn MDF Dàn 1 dàn/nhóm/6 sinh viên 6 Tủ cáp Tủ 1 tủ/nhóm/6 sinh viên 7 Hộp cáp đồng Hộp 1 hộp/nhóm/3 sinh viên 8 Phím KRONE Phím 30 Phím/nhóm/3 sinh viên 9 Tool nhấn phím KRONE Cái 1 cái/nhóm/3 sinh viên 10 Tool nhấn đầu mạng Cái 1 cái/nhóm/3 sinh viên 3. Nội dung thực hành: 3.1. Quy trình thi công lắp đặt tổng đài * Quy trình thi công lắp đặt tổng đài bao gồm các bước sau: + Bước 1: Khảo sát hệ thống công trình. - Ở bước này chúng ta phải khảo sát vị trị lắp đặt tổng đài. Chọn vị trí khô ráo, không ẩm thấp, hợp lý. - Đối với hệ thống tổng đài cho công ty, bệnh viện hoạt động 24/24. Lời khuyên phải đặt tổng đài trong máy lạnh bảo đảm nhiệt độ phòng từ 230C đến 250C trên 24/24 thì hệ thống mới hoạt động ổn định, thời gian sử dụng thiết bị lâu. + Bước 2: Vẽ sơ đồ thiết kế hệ thống. - Ở bước này chúng ta phải định hình được vị trí lắp đặt của tổng đài, tủ cáp, hộp cáp, khi đó chúng ta sẽ triển khai hệ thống dễ dàng. + Bước 3: Chọn hệ thống lắp đặt tổng đài. - Tùy vào mô hình lớn hay nhỏ chúng ta chọn hệ thống sao cho hợp lý và kinh tế nhất. Tận dụng tối đa hiệu suất của tổng đài, tránh gây lãng phí. Ví dụ: Đối với công ty mô hình nhỏ. Đòi hỏi số máy nhánh ít thì chúng ta phải chọn tổng đài sao cho có số máy nhánh phục vụ đủ cho các thuê bao đó, tránh dư thừa và trung kế phải tối thiểu phục vụ được nhu cầu gọi ra của tất cả các máy nhánh. Nếu KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 32
  37. Bài thực hành số 3: Tím hiểu kỹ thuật lắp đặt tổng đài chọn tổng đài có số máy nhánh và trung kế lớn sẽ gây lãng phí, chi phí hoạt động (tiêu hao năng lượng điện) sẽ rất tốn kém. + Bước 4: Triển khai lắp đặt thiết bị, đấu nối thiết bị. Mô hình triển khai: Hình 3.1. Mô hình triển khai lắp đặt thiết bị, đấu nối thiết bị Lưu ý: - Tầm hoạt động của hệ thống có chiều dài tuyến cáp đồng từ 1,5 đến 2,5 km. - Dàn MDF được sử dụng đối với hệ thống có nhiều thuê bao, chủ yếu sử dụng cho nhà cung cấp dịch vụ viễn thông có số thuê bao từ 1000 đến 10000 thuê bao. - Sử dụng hộp cáp đồng khi có số lượng ít thuê bao. - Các phím KRONE phải đặt đúng vị trí, không đặt lung tung, nơi ẩm. - Tại ví trí kéo dây thuê bao: phải đặt nơi đấu nhảy trong hộp cáp. + Bước 5: Kiểm tra hệ thống (vận hành thử). - Bằng cách kiểm tra cuộc gọi, ta sẽ kiểm tra được vận hành của hệ thống. - Chúng ta sẽ triển khai dịch vụ tổng đài (đặt số cho máy nhánh, tên máy nhánh, chặn cuộc gọi, ) vào bài 4. 3.2. Kỹ thuật lựa chọn và xử lý cáp kết nối - Cách đấu dây cho các loại tổng đài KX-TDA100/200/600: a) Chuẩn màu của cáp đồng nhiều đôi: KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 33
  38. Bài thực hành số 3: Tím hiểu kỹ thuật lắp đặt tổng đài Hình 3.2. Mã màu của cáp đồng nhiều đôi b) Cách nhìn và xác định chân Jack đấu dây RJ57JE - RJ57JE là chuẩn đầu nối riêng của hãng Panasonic dùng để đấu dây từ tổng đài ra phím KRONE Hình 3.3. Sơ đồ chân Jack đấu dây RJ57JE c) Cách đấu dây - Thứ tự chân và các port của card tổng đài panasonic KX-TDE100 KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 34
  39. Bài thực hành số 3: Tím hiểu kỹ thuật lắp đặt tổng đài Bảng 3.1. Thứ tự chân và các port của card tổng đài panasonic KX-TDE100 Lưu ý: Việc đấu dây từ các đầu RJ57JE phải tuân thủ theo mã màu của cáp đồng. Bài tập thực hành: 3.3. Bố trí, kết nối các card chức năng và thiết bị Hình 3.4. Cấu trúc khung tổng đài Panasonic KX-TDE100 KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 35
  40. Bài thực hành số 3: Tím hiểu kỹ thuật lắp đặt tổng đài - Vị trí (A): dùng để cắm card nguồn - Vị trí: (B): dùng để cắm card nguồn + Card trung kế + Card máy nhánh + Card chức năng khác - Vị trí (C): dùng để cắm card xử lý trung tâm (MPR) Lưu ý: Vị trí card nguồn, card xử lý trung tâm (MPR) phải đặt đúng vị trí, không thể hoán chuyển được. Card trung kế, Card máy nhánh, Card chức năng khác được phép hoán đổi vị trí cho nhau tại B. Giao diện phần mềm giao tiếp với tổng đài sẽ tự động nhận diện các card đó. * Quy trình thực hiện bấm đầu RJ57JE đối với card trung kế, card thuê bao analog và card số: Bước 1: Sử dùng cáp đồng inside nhiều đôi và sau đó xác định thứ tự các đôi dây Bước 2: Xác định card chức năng mà mình cần thực hiện để xác định chân, port của card đó Bước 3: Kết nối cáp đồng inside vào các rãnh gài theo đúng thứ tự chân và port Bước 4: Dùng tool nhấn phím để gài các dây của cáp đồng indide Bước 5: Kiểm tra lại bằng máy VOM hoặc vận hành thử Bài tập thực hành: Sinh viên thực hành bấm đầu RJ57JE kết nối tổng đài ra phím KRONE như hình bên dưới đối với card trung kế, card thuê bao và sau đó ghi nhận lại các bước thực hiện: Hình 3.5. Mô hình đấu nối thực tế KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 36
  41. Bài thực hành số 3: Tím hiểu kỹ thuật lắp đặt tổng đài 3.4. Các lỗi thường gặp trong quá trình lắp đặt tổng đài Bảng 3.2. Các lỗi thường gặp trong quá trình lắp đặt tổng đài Nội dung Khắc phục Công tắc nguồn đã bật nhưng tổng đài Kiểm tra lại các đầu nối nguồn AC vào thiết vẫn không hoạt động bị nguồn xem có lỏng không. Kiểm tra ổ điện xem chúng có thực sự có điện. Thay dây nguồn khác xem thiết bị có hoạt động không. Nếu đã thử hết các cách mà thiết bị không hoạt động thì sẽ là do nguồn của tổng đài có vấn đề Gọi máy A nhưng máy B đỗ chuông Kiểm tra lại đầu RJ57JE: có thể bấm sai vị trí port Tổng đài hoạt động không ổn định Đặt tổng đài nơi ẩm thấm, hoặc nhiệt độ phòng cao Nghe nhỏ, cuộc gọi vào không đỗ Chiều dài tuyến cáp quá dài làm dẫn đến chất chuông lượng của tín hiệu CÂU HỎI CŨNG CỐ 1. Trình bày các bước thi công và lắp đặt tổng đài. 2. Trình bày quy tắc xác định chân RJ57JE và sơ đồ bố trí chân của các card trung kế, thuê bao analog và thuê bao hỗn hợp KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 37
  42. Bài thực hành số 4: Cấu hình vận hành - Khai thác - Bảo trì - Bảo dưỡng - Xử lý sự cố tổng đài BÀI THỰC HÀNH SỐ 4: CẤU HÌNH VẬN HÀNH - KHAI THÁC - BẢO TRÌ - BẢO DƯỠNG - XỬ LÝ SỰ CỐ TỔNG ĐÀI Giới thiệu: Bài thực hành số 4 tác giả trình bày chi tiết về các dịch vụ của tổng đài nội bộ IP-PBX Panasonic KX-TDE100. Từ đó sẽ khai thác các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng trong thực tế. Ngoài ra cũng trình bày quy trình bảo trì, bảo dưỡng, xử lý sự cố tổng đài một cách khoa học và kinh tế nhất nhằm mang lại hiệu quả cao nhất khi sử dụng tổng đài. 1. Mục tiêu: - Trình bày được quy trình bảo trì và bảo dưỡng tổng đài - Cấu hình và vận hành được tổng đài - Cấu hình được các dịch vụ khai thác trên tổng đài - Xử lý và khắc phục được sự cố thường gặp 2. Chuẩn bị: - Về kiến thức: + Trình bày được các dịch vụ của tổng đài nội bộ + Trình bày được quy trình bảo trì, bảo dưỡng tổng đài - Về vật tư: + Dây đồng inside 2 dây và 4 dây + RJ11 2 chân và 4 chân + Dây nhảy đồng - Về thiết bị dụng cụ: TT Tên thiết bị, dụng cụ Quy cách Số lượng/nhóm Máy điện thoại bàn analog 1 Cái 1 cái/nhóm/3 sinh viên PANASONIC Máy điện thoại hỗn hợp 2 Cái 1 cái/nhóm/6 sinh viên PANASONIC KX - NT543 KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 38
  43. Bài thực hành số 4: Cấu hình vận hành - Khai thác - Bảo trì - Bảo dưỡng - Xử lý sự cố tổng đài Tổng đài nội bộ 3 PANASONIC KX - Cái 1 cái/nhóm/6 sinh viên TDA100 Máy FAX PANASONIC 4 Cái 1 cái/nhóm/6 sinh viên KX - FL422 5 Tool nhấn đầu mạng Cái 1 cái/nhóm/3 sinh viên 6 Kềm cắt Cái 1 cái/nhóm/3 sinh viên 7 Kéo Cái 1 cái/nhóm/3 sinh viên 8 Tool nhấn phím KRONE Cái 1 cái/nhóm/3 sinh viên 3. Nội dung thực hành: 3.1. Cấu hình vận hành tổng đài * Cách kết nối PC với tổng đài: dùng để kết nối trức tiếp PC với tổng đài. Để cài đặt, cấu hình dịch vụ của tổng đài một cách nhanh nhất: Hình 4.1. Giao tiếp kết nối giữa PC và tổng đài Panasonic KX-TDE100 thông qua cổng USB và COM * Cách reset tổng đài PANASONIC KX-TDE100 về trạng thái mặc định của nhà sản xuất: - Tại Card CPU tổng đài: Có một thanh gạt (INITIAL/NORMAL) và nút Reset. Trạng thái hoạt động bình thường là thanh gạt nằm ở vị trí NORMAL. KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 39
  44. Bài thực hành số 4: Cấu hình vận hành - Khai thác - Bảo trì - Bảo dưỡng - Xử lý sự cố tổng đài Quy trình thực hiện reset cứng tổng đài qua các bước sau: Bước 1: Ta gạt nút gạt từ Normal -> Initial Bước 2: Ta đè và giữ nhẹ nút Reset đợi đèn Run nháy 2 cái rùi thả tay Bước 3: Chờ từ 1 phút 30 giây hay đến 2 phút ta gạt nút gạt từ vị trí Initial -> Normal Bước 4: Chờ đèn RUN sáng màu xanh lá cây và đứng đèn thì tổng đài trở về trạng thái mặc định của nhà sản xuất Password đăng nhập mặc định cho lập trình có 3 chế độ: USER/ADMIN/INSTALLER * Lưu ý: Quá trình reset chỉ thành công khi đèn RUN sáng bình thường (đứng đèn và có màu xanh lá cây). Nếu đèn RUN sáng đỏ thì quá trình reset bị lỗi và tổng đài bị lỗi thì chúng ta phải thực hiện lại từ đầu. * Tổng đài KX-TDA 100\200\600 lập trình bằng 2 cách: Cách 1: Lập trình bằng bàn KEY họ KX-T76XX hoặc KX-DT3XX có 3 dòng màng hình, gắn vào Port 01 của card máy nhánh DHLC8 (KX-TDA0170), card DLC8 (KX- TDA0171) hoặc DLC16 (KX-TDA0172) đầu tiên tính từ bên trái tính qua. Nếu dùng tổng đài TDA100D thì gắn vào Port01 trên CPU. Từ bàn KEY nhấn PRO\PAUSE → *# → 1234 màng hình bàn KEY hiện SYS PROGRAM ? sau đó bắt đầu chế độ lập trình. Cách 2: Lập trình bằng PC kết nối với tổng đài bằng chương trình PBXUnified cài trên PC nối với tổng đài bằng cổng USB, RS232, IP (Card CTI KX-TDA0410), Modem hoặc ISDN. * Quy trình cài chương trình PBXUnified (phần mềm giao tiếp với tổng đài Panasonic) Chạy file UPCMC → chọn loại tổng đài cần cài đặt → chọn họ PBX khi cài đặt khi cài đặt kết thúc coppy file USB vào thư mục C:\Program Files\Panasonic. Hình 4.2. Giao diện chọn user và pass của phần mềm giao tiếp với tổng đài KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 40
  45. Bài thực hành số 4: Cấu hình vận hành - Khai thác - Bảo trì - Bảo dưỡng - Xử lý sự cố tổng đài Cài đặt kết thúc bắt đầu kết nối PC với tổng đài bằng các loại kết nối nêu trên. Mở chương trình PBXUnified để bắt đầu lập trình tổng đài. Hình 4.3. Giao diện chọn Enter Programmer Code của phần mềm giao tiếp với tổng đài Nhập vào quyền lập trình: INSTALLER vào ô Enter Programmer Code → chọn OK. Sau đó chọn loại kết nối cho tổng đài → click Connect → chọn loại tổng đài kết nối → chọn cổng kết nối → nhập Password mặc định là 1234 → click Connect Hình 4.4. Giao diện kết nối của phần mềm giao tiếp tổng đài Hình 4.5. Giao diện chọn model của tổng đài KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 41
  46. Bài thực hành số 4: Cấu hình vận hành - Khai thác - Bảo trì - Bảo dưỡng - Xử lý sự cố tổng đài Nếu kết nối thành công màn hình hiện lên cửa sổ sau và bắt đầu chế độ cài đặt. Hình 4.6. Giao diện phần mềm giao tiếp tổng đài với lần đăng nhập đầu tiên Bài tập thực hành: 1. Thực hành reset tổng đài Panasonic KX-TDE100 về trạng thái mặc định của nhà sản xuất. 2. Sử dụng máy tính kết nối với tổng đài Panasonic KX-TDE100. 3. Thay đổi password đăng nhập tổng đài là: abcd1234 Sau đó ghi nhận lại kết quả thực hiện bên dưới: 3.2. Cấu hình khai thác dịch vụ tổng đài * Các bước lập trình tổng đài TDA 100 / 200 bằng PC: Phải cài đặt “KX-TDA Maintenance Console V3.0” Nếu kết nối qua cổng USB phải cài đặt “Driver USB” Cũng có thể lập trình bằng cổng COM RS – 232C KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 42
  47. Bài thực hành số 4: Cấu hình vận hành - Khai thác - Bảo trì - Bảo dưỡng - Xử lý sự cố tổng đài - Mở “KX-TDA Maintenance” → Enter Program console → Nhập password INSTALLER → Chọn Connect to PABX → Enter system Password → Nhập 1234 → chọn USB (nếu lập trình bằng USB) chọn RS232 (Nếu lập trình bằng cổng COM RS- 232C) ✓ Kiểm tra các card cắm trên tổng đài: - 1.Configuration – 1.1.Slot ✓ Khai báo trung kế: - 1.Configuration → 1.1.Slot → Đưa trỏ chuột vào vị trí card trung kế (LCOT8, LCOT16) → chọn Port Property →Tại cột Connection kích chuột chọn INS kết nối hay sử dụng, chọn OUS không kết hay không sử →Apply → OK. ✓ Thay đổi số nội bộ: 4.Extension → 4.1 Wired Extension → 4.1.1 Extension Settings Đánh số máy nhánh cần thay đổi vào các ô tương ứng ở cột Extension Number → Apply → OK. - Chú ý: Các số từ 501 ÷ 564 được giành để đặt cho các lời DISA. Lời DISA một có số lẻ là 501, lời hai có số lẻ là 502 lời 64 có số lẻ 564. Các số từ 601 601 ÷ 664 được giành để đặt cho các nhóm nhận cuộc gọi ICD. Nhóm một có số lẻ là 601, nhóm hai có số lẻ 602 nhóm 64 có số lẻ là 664 - Nếu muốn dùng các số này đặt cho các máy lẻ thì trước hết phải xóa các số này ở mục: 5.Optional Device → 5.3 Voice Message → 5.3.2 DISA Message (501÷564) 3. Group → 3.5. Incoming Call Distribution Group → 3.5.1 Group Setting (601÷664) 4.DSS: Bàn giám sát: (Khi sử dụng bàn giám sát) - 1. Configuration →1.1.Slot: Đưa trỏ chuột vào vị trí card thuê bao (DHLC8, SLC16, SLC8 ) → chọn Port Property→ Trong cột Connection chọn cổng kết nối bàn DSS → Connect (chọn OUS cho port gắn DSS)→ tiếp đến tại mục DPT Type → cột Type → chọn DSS tại Port gắn DSS → Apply → trở lại mục cột Connection (chọn port gắn bàn DSS) → INS → Apply → OK. - 4.Extension → 4.3 DSS Console → Chọn bàn DSS trong mục DSS console No. (trong trường hợp có nhiều bàn DSS) → Pair Extention nhập số máy nhánh của bàn lập trình → Apply. Muốn gán số trên DSS: Tại cột Type→ chọn DSS → tại KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 43
  48. Bài thực hành số 4: Cấu hình vận hành - Khai thác - Bảo trì - Bảo dưỡng - Xử lý sự cố tổng đài cột Ext No of Floating Ext No đánh số máy nhánh cần gán → sau khi đã gán xong tất cả các số Apply → OK. ✓ Đổ chuông máy lẻ: - 10. CO & Incoming Call → 10.2 DiL Table & Port setting → Dil → Port no (đường trung kế) → Dil Destination → (Day, lunch, Break, night) → nhập số Ext cần đổ chuông tương ứng với các buổi → Apply → Ok. ✓ Đổ chuông nhóm (Nhiều máy): a. Nhóm các máy vào một nhóm: - 3.Group → 3.5 Incoming Call Distribution group → 3.5.4 Member (chọn những Extention đổ chuông, chọn thời gian trễ chuông Delay cho ICD group từ 01 → 64, có tối đa 32 máy đổ chuông trong một ICD groupđược khai báo ở phần Member) → Apply → Ok b. Chọn kiểu đổ chuông cho nhóm: - 3.Group → 3.5 Incoming Call Distribution group → 3.5.1 Group Settings → Trong cột Distribution lựa chọn các kiểu: Ring – Đổ chuông cả nhóm / UCD – Phân bổ đồng đều / Proiority Hunting – Kiểu trượt → Apply → Ok c. Chỉ định đổ chuông nhóm: - 10.CO & Incoming Call → 10.2 DiL Table & Port setting → Dil → Port no (đường trung kế) → Dil Destination → ( Day , lunch , Break ,night ) → nhập số của nhóm cần đổ chuông đã đặt ở trên tương ứng với các buổi (Ví dụ: Mặc định nhóm 01 có số là 601, nhóm 02 có số là 602) → Apply → Ok. ✓ Đặt nhóm trượt (Máy bận nhảy sang máy khác trong nhóm): - 3.Group → 3.6.Extention hunting group → Trong cột Hunting type chọn kiểu nhóm tương ứng (Circular là đổ chuông xoay vòng trong nhóm / Terminated là đổ chuông từ thấp đến cao) → Kích chuột Member List (M) → chọn nhóm tương ứng trong mục Hunting Group No (có 64 nhóm từ nhóm 1 - nhóm 64 → Number Extention (từ 1 → 16 là số máy để đánh số máy nhánh đổ chuông trong nhóm) → Apply → OK. - 10.CO & Incomming Call → 10.2. Dil table & Port setting → DIL → Port no (đường trung kế) → Dil Destination ( Day, Lunch, Break, Night) → chọn một số Extention dẫn đầu bắt kì từ 1→16 đã tạo trongmember ở phần trên cho chế độ ngày đên trưa, nếu máy này bận sẽ đổ chuông ở máy rỗi kế tiếp trong nhóm Hunting → Apply → OK KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 44
  49. Bài thực hành số 4: Cấu hình vận hành - Khai thác - Bảo trì - Bảo dưỡng - Xử lý sự cố tổng đài ✓ DISA: a. Thiết lập các lời DISA - 5.Opton Device → 5.3 DISA → 5.3.1.Message Setting → để quay một số tắc cho máy nhánh tương ứng với từng số nổi cho bản tin DISA từ 501 → 564 tương ứng cho OGM1 → OGM 64 sử dụng cho chế cộ Disa AA tương ứng từ 0 → 9 là số máy nhánh nào đó như số 0 tương ứng là máy 101. b. Chọn lời DISA cho từng đường trung kế - 10.CO & Incomming Call →10.2. Dil table & Port setting → Dil → Port no (chọn vị trí đường trung kế cần sử dụng Disa) → Dil Destination (chọn chế độ Day, Night, ) khai báo số của lời DISA (lời DISA 1 có số là 501, , lời DISA 64 có số là 564) → Apply → OK. c. Chỉnh lại thông số thời gian - 2.System → 2.3 Timer & Counters → Chọn thẻ DISA/Door/Reminder/U.Conf → Trong mục Delay Answer Timer (s) chọn 0s (để lời chào phát ngay khi gọi đến) → Apply → OK ✓ Ghi âm DISA: a. Có thể ghi âm bằng điện thoại thường - Đưa số máy lẻ về COS64 (lớp dịch vụ được phép ghi âm DISA): 4.Extention → 4.1 Wired Extention → 4.1.1 Extention setting → tìm số máy nhánh sử dụng để ghi âm DISA trong cột Ext number → Trong cột COS chọn 64 → Apply → OK. - Để ghi âm lời DISA: Nhấc máy đó lên bấm *36 1 + số của lời DISA. Ví dụ ghi âm lời 1 bấm *36 1 501, ghi lời hai là *361 502 → máy phát tiếng tút thì đọc lời DISA → đọc xong bấm Store hoặc gác máy. - Để nghe lại lời DISA: Nhấc máy bấm *36 2 + số của lời DISA. ví dụ nghe lời 1 bấm *36 2 501, nghe lời hai là *36 2 502. - Để xóa lời DISA: Nhấc máy bấm *36 0 + số của lời DISA. Chú ý rằng quyền hay các hạn chế của máy nhánh đều được thể hiện thông qua COS mà máy đó được gán. (Mỗi COS sẽ mang rất nhiều thông tin ví dụ: Các mức cấm đầu số cho các buổi, có hạn chế thời gian hay không, được chiếm các trung kế nào, có được gọi Account Code hay không ) ✓ Hạn chế cuộc gọi: a. Định nghĩa các mức cấm đầu số: KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 45
  50. Bài thực hành số 4: Cấu hình vận hành - Khai thác - Bảo trì - Bảo dưỡng - Xử lý sự cố tổng đài - 7.TRS → 7.2.Deny Code → Chọn Level để tạo mã cấm từ level 2 → level 6 sau đó nhập mả cấm vào vị trí từ 0001 → 1000→ Apply → OK. Các mức cấm này không gán trực tiếp cho máy lẻ mà gán thông qua COS. b. Đưa các mức cấm vào trong COS: - 2.System → 2.7 Class of Service→ 2.7.1 COS setting → TRS/CO → TRS Level → chọn COS cho chế độ ngày đêm theo mã cấm trong từng level → Apply → OK - Mặc định thì COS1 - COS7 có các level tương ứng là từ Level 1 –Level 7 cho các buổi là như nhau. Ta hoàn toàn có thể thay đổ các level này cho hợp với yêu cầu lập trình. COS là một bước trung gian khi gán đầu cấm cho máy lẻ. c. Gán COS cho máy nhánh: - 4.Extention → 4.1wired Extention → 4.1.1 Extention setting → Trong cột COS tương ứng với số máy lẻ trong cột Ext number chọn COS theo yêu cầu → Apply → OK + Một Ext được gán 1COS, COS đó sẽ quy định level tương ứng với thời gian đêm ngày. Ví dụ vào mục TRS → Deny code → level 2 tạo mã 00 để cấm gọi quốc tế, level 3 tạo mã 0, 17 để cấm gọi di động liên tỉnh, dich vụ 171,177,178,179 đường dài, vào chương trình Class of Service → TRS Level → chọn cos 64 chỉ định level 2 ở chế độ ban ngày, và chỉ định level 3 ở chế độ ban đêm. Cuối cùng ta vào chương trình Extention → Wired Extention → Extention setting → Extntion Number → chọn máy 102 gán COS 64 → Apply → OK. Vậy Ext 102 ở chế độ ban ngày không gọi được quốc tế (bị giới hạn) chỉ gọi di động liên tỉnh nội hạt,ở chế độ ban đêm Ext 102 chỉ gọi nội hạt không gọi di động, liên tỉnh, quốc tế, dịch vụ 171,177,178,179. ✓ Cấm gọi ra trên trên trung kế: * Cấm gọi ra trên đường trung kế. Hay còn gọi chiếm nhóm trung kế (Việc này cũng được quy định thông qua COS) - 10.CO & Incomming Call → 10.1 CO Line Settings → Tại cột Trunk Group Number chọn nhóm cho các đường trung kế (mặc định tất cả ở nhóm 1) → Apply → OK. - 4.Extention → 4.1 Wired Extention → 4.1.1 Extention setting → tại cột COS chọn COS tương ứng vớiExtention Number (cho máy nhánh vào COS cấm gọi ra trên đường CO) → Apply → OK. - 2.System → 2.7 Class of Service → 2.7.2 External callbock → chọn Outgoing trunk group (từ group 01 → group 64) → chọn Block (khoá – Màu xanh) KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 46
  51. Bài thực hành số 4: Cấu hình vận hành - Khai thác - Bảo trì - Bảo dưỡng - Xử lý sự cố tổng đài or Nonblock (không khoá – Màu trắng) cho từng CO tương ứng máy nhánh chọn ở Extention Setting ở trên → tiếp tục chọn ô ngày (Day) để thay đổi cho các thời gian khác Day, Night, Lunch → Apply → OK. * Nếu máy nhánh được gắn 1 COS mà COS đó ở chế độ block tương ứng với phần Outgoing trunk group (từ group 01 → group 64) → thì máy nhánh đó sẽ không chiếm được đường nhóm trung kế (CO) gọi ra ngoài. ✓ Giới hạn thời gian gọi trên CO: - Máy con chỉ có thể đàm thoại trong khoảng thời gian nhất định - 4.Extention → 4.1 Wired Extention → 4.1.1 Extention Setting → Main → chọn máy nhánh cho từng Cosbắt kì để giớn hạn thời gian cuộc gọi → Apply → OK. - 3.Group → 3.1 trunk group → TRG Setting → Main → trunk group → Cos tương ứng cho từng Ext (máy nhánh) đã tạo trong mục số 4. Extention → 4.1Wired Extention → 4.1.1 Extention setting sẽ tạo ở dưới ) →Extention CO Duration time để chọn thời gian cần giới hạn → Apply → OK. - 2.System → 2.7. Class of Service → 2.7.1 Cos Setting → Extention CO line call Duration limit để chọnEnable hoặc Disable → Apply → OK. - 2.System → 2.9 Option → Option 2 → Extention CO call Limitation → chọn for outgoing hoặc foroutgoing + incoming →Apply → OK. ✓ Account Code: Bình thường máy nhánh sẽ không thực hiện được cuộc gọi bị giới hạn trong chế độ Account, nếu có mã Account thì mới thực hiện được. - 6.Feature → 6.3 Verifile code → Verifile code (0001 → 1000) nhập mã account tương ứng cho từng người→ trong mục user name nhập tên người sử dụng account nếu cần → verifile code PIN (0001 →1000) mã cá nhân tương ứng với mã Account → Apply → OK. - 7.TRS → 7.2.Deny Code → Chọn Level để tạo mã cấm từ Level 2 → Level 6 nhập mã cấm tương ứng vị trí từ 0001 → 1000 → Apply (Khi đó muốn gọi những mã cấm trên thì phải gọi bằng Account) - 2.System → 2.7 classof service → 2.7.1 cos setting → TRS/CO → TRS Level → chọn Cos sử dụng accountcho chế độ ngày đêm theo mã cấm trên từng level → apply → OK KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 47
  52. Bài thực hành số 4: Cấu hình vận hành - Khai thác - Bảo trì - Bảo dưỡng - Xử lý sự cố tổng đài - 4.Extention → 4.1 wired Extention → 4.1.1 Extention setting → Ext number → Cos (chọn cos cho từng máy nhánh sử dụng account code tương ứng với cos đã chọn trong level ở phần trên) → Apply → OK. Chú ý: Vị trí mã account trong chương trình 120 phải tương ứng với mã pin. Tức là khi sử dụng chế độ gọi bằng account thì vị trí mã account phải giống vị trí mã pin ✓ ARS: Tự động chèn dịch vụ 171,178,177,179 khi gọi đường dài liên tỉnh quốc tế - 8. ARS → 8.1. System setting → ARS Mode (on) → Apply → Ok - 8.2 Leading number → No (1-20) → Leading (mã chèn hay mã tỉnh) ví dụ (TP Hà Nội: 08 , Đà Nẵng: 061) - 8.3 Routing plan time chọn khoảng thời gian để sử dụng ARS trong ngày Time A, TimeB, Time C, Time D. - 8.4 Routing plan Priority → Routing plan No ( 1-16 ) tuyến để ra ngoài để tạo cho phần Leading Number.chọn thời gian ngày trong tuần để sử dụng dịch vụ → Time A → Time D → Priority ( 1-6) chế độ ưu tiên → Apply → Ok. - 8.5 Carrier → Carrier ( 01 → 10 ) → Removel number ( xoá bao nhiêu kí tư( thì sẽ chèn dịch vụ ) → Carrier Access code (chèn 171,178, 177,179) → apply → OK. - 8. ARS → Carrier → Trunk group → Carrier → Trunk group for the Carrier: cho phép dịch vụ chèn trên đường trung kế (group trung kế nào) Enable hoặc Disable → Apply → OK. ✓ Dect Phone - Lập trình và kết nối Card máy DECT: KX-TDA 0141 - Gắn được trên Card DHLC , chỉ dùng hai dây Data và chiếm 1 port trên card DHLC - Máy Dect có thể dùng loại KX-TCA155, KX-TCA255 hoặc các loại DECT. Lập trình kết nối: - 1.Configuration → 1.2 Portable Station → nhập số máy nhánh cho máy dect phone→ chọn Select → theo từng cho từng máy nhánh → Registration ( Trứơc khi đăng ký cần nhập mã Pin ) mặc định là 1234 cho từng máy con và tiến hành đăng ký máy nhánh từ máy con. KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 48
  53. Bài thực hành số 4: Cấu hình vận hành - Khai thác - Bảo trì - Bảo dưỡng - Xử lý sự cố tổng đài - Bấm menu→ Setting HS → Select Registration → bấm b → Register Hs →bấm ok → Select Base → bấmok→ Please Wait → mã Pin(mặc định 1234) → OK. ✓ Set Cổng COM máy In SMDR R232C - 10. Maintenace → 10.2 SMDR → SMDR port → chọn RC232C → outgoing call print → ( On/Off) → in coming call Print → chọn ( On/Off ) → Apply. - 10.Maintenace → 10.2 SMDR → RS-232C: Baud rate → chọn tốc độ bit tương ứng giữa Tổng Đài và máy In → RS232C:WL code → chọn CR+LF → RS232C: Word Length → chọn 8 bit → RS 232C: Parity bit → 1 bit →RS:232C Flow control → None → Apply → OK ✓ Chế độ cho phép hay không cho phép transfer cuộc gọi trên đường CO - 4.Extention → 4.1 wired Extention → Extention Setting → Main → chọn Ext (máy nhánh) cho từng Cos để thực hiện chế độ cho phép hay không cho phép transfer cuộc gọi trên CO → Apply → OK. - 2.System →2.7 Class of Service → Cos Setting → Transfer to CO để chọn Enable hoặc Disable → Apply → OK. ✓ Chế độ cho phép hay không cho phép transfer cuộc gọi trên đường CO - 4.Extention → 4.1 Wired Extention → Extention Setting → Main → chọn Ext(máy nhánh) cho từng Cos để thực hiện chế độ cho phép hay không cho phép Callforward trên CO → Apply → OK. - 2.System → 2.7 Class of Service → COS Setting → Callforward to CO để chọn Enable hoặc Disable → Apply → OK. * Hướng dẫn lập trình tổng đài KX-TDA và KX-TDE bằng bàn KEY: Hướng dẫn lập trình tổng đài KX-TDA 100/200/600, KX-TDA100D, KX- TDE100/200/600 bằng bàn KEY Bàn Key sử dụng đề lập trình phải là loại Digital như KXT7436, KXT7633 và phải gắn ở Port 1 của card DHLC KXTDA0170 * Những phím thường dùng để lập trình chức năng của tổng đài: PROGRAM: chuyển hệ thống sang chế độ lập trình SP PHONE: lật trang màn hình đi tới REDIAL: lật trang màn hình đi lui KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 49
  54. Bài thực hành số 4: Cấu hình vận hành - Khai thác - Bảo trì - Bảo dưỡng - Xử lý sự cố tổng đài AUTO ANSWER: lựa chon chế độ AUTO DIAL: lưu giá trị khi lập trình FWD\DND: di chuyển con trỏ tới CONF: di chuyển con trỏ lui HOLD: kết thúc lệnh khi lập trình xong một chức năng Các lệnh lập trình - Không nhấc máy bấm Program → Program no → *#1234 (1234 là Password mặc định lập trình hệ thống) → màn hình , hiện “Sys-Pgm No”→ nhập mã lệnh lập trình dưới đây: ✓ Ngày giờ hệ thống: - Lệnh 000 → Date & time set →Enter → Y-M-D (nhập số liệu năm [00→99], tháng [01→ 12] ngày hiện hành [01→ 31])→ Store → Next→ HH [01→ 12] – MM [01→ 60] → (Nhập giờ và phút hiện hành) → Store (lưu) →Hold (Thoát) ✓ Chuyển đổi chế độ ngày đêm: (Tự động hay nhân công) - Lệnh 101 → Time service → Enter → bấm Select (Manual\Auto) → (chọn Manual là chế độ nhân công, chọn Auto là chế độ tự động) → Store → Hold ✓ Xác lập thời gian biểu:(Lịch chuyển ngày đêm tự động) - Lệnh 102 → Time service Tbl → Enter → Day No → Enter → (Sun→ Sat chọn từ CN đến Thứ 7) → Enter → Time No (bấm số 1 cho chế độ “Day-1” nhập giờ bắt đầu từ buổi sáng, bấm số 2 cho chế độ “Lunch” giờ bắt đầu buổi trưa, bấm số 3 cho chế độ “Day-2” nhập giờ bắt đầu buổi chiều, “Night” nhập giờ bắt đầu đêm) → Store → Hold ✓ Khai báo kết nối trung kế (CO): - Lệnh 400 → CO connection → Enter→ Slot no (vị trí card trung kế)→ Enter → Port no (vị trí CO hay Port trung kế) → Bấm Select để chọn Connect (kết nối) hay No connect (không sử dụng) tương ứng với đường trung kế dùng trong tổng đài → Next → Port no tiếp theo → Store → Hold ✓ Đổi số nội bộ:(Số máy nhánh): Số máy nhánh có thể là 3 hoặc 4 kí tự tùy thuộc vào khai báo số dẫn đầu (phần đầu của một số nội bộ). KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 50
  55. Bài thực hành số 4: Cấu hình vận hành - Khai thác - Bảo trì - Bảo dưỡng - Xử lý sự cố tổng đài Nếu số dẫn đầu từ 0 → 9 thì số nội bộ là 3 kí tự như 101, 201, 301 , số dẫn đầu là 00 → 99 thì số nội bộ là 4 kí tự như 1001, 7777 Mặc định các số dẫn đầu có 1 chữ số và số nội bộ có 3 chữ số - Lệnh 100 để thay đổi số dẫn đầu - Lệnh 003 để thay đổi số máy nhánh * Lệnh 100 → Flex numbering → Enter → Location → Khai báo số dẫn đầu [0 → 9] hoặc [00→ 99] , từ vị trí [1 → 16] → Store → Hold * Lệnh 003 → Extention Number → Enter → Extention no → Enter → Current Ext No (số mấy nhánh hiện thời) →New Ext No (số máy nhánh mới cần đổi) → Store → Next Ext No (số máy nhánh tiếp theo cần đổi) → Store→ Hold ✓ Xác lập Operator: (Bàn trực) - Lệnh 006 → Enter →System Operator →Enter →Time No(số=Day, số 2 = Night, số 3 = Lunch, số 4 = Breakchọn chế độ tương ứng cho máy Operator)→Ext no(số máy nhánh được gán làm Operator) → Store → Hold ✓ DSS: (Bàn giám sát) - Lệnh 601 → DPT Property → Enter → Slot No → Enter → Port No (chọn port để gắn DSS) → Select → Dss Cnsl → Store → Hold - Lệnh 007 → DSS Console → Enter → DSS no → Enter → Nhập ext (máy nhánh đi cùng với bàn DSS) → Store → Hold ✓ Đổ chuông: Mặc định tất cả CO đổ máy nhánh Operator Nhóm các máy lại nếu muốn đổ nhiều máy. Các nhóm này cũng được đánh số như số máy nội bộ - Lệnh 620: Đưa những máy nào muốn đổ chuông vào cùng một nhóm theo số nổi. - Lệnh 622: Xác định số nổi của nhóm (ICD Group Number). Mặc định có 64 nhóm: từ nhóm 1 đến nhóm 64 tương ứng với số nổi là [601 → 604]. - Lệnh 621: Chọn trễ chuông hoặc đổ cùng một lúc cho từng máy trong nhóm ICD group. - Lệnh 450: Chọn đổ chuông cho ngày, đêm, trưa cho từng CO. Đổ chuông một máy thì nhập số máy nhánh. Đổ chuông nhiều máy thì nhập số của nhóm. KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 51
  56. Bài thực hành số 4: Cấu hình vận hành - Khai thác - Bảo trì - Bảo dưỡng - Xử lý sự cố tổng đài * Lệnh 620 → ICD group Member→ Enter→ ICD Group No [01→ 64] chọn ICD Group để khai báo máy đổ chuông từ [1 → 64] → vị trí các máy đổ chuông [01 → 32] tối đa 32 máy đổ chuông trong một ICD Group → nhập số máy nhánh → Store → nhập ví trí tiếp theo để thêm máy nhánh tiếp theo → Store → Hold * Lệnh 621: → Delayed Ring→Enter →ICD Group →chọn ICD Group [01→ 64] tương ứng với ICD Group trong lệnh 620 →Enter → chọn chế độ Delay cho từng máy nhánh trong ICD Group → Store → Hold * Lệnh 450: → DIL 1:1 Ring →Enter →Time mode bấm số 1 = Day, 2 = Lunch, 3 = Break, 4 = Night → Slot No → Enter → Port No (chọn port CO) → Ext nhập số máy cần đổ chuông hoặc nhập số nổi của ICD group đổ chuông ở lệnh 620 [601→ 664] → Store → Hold ✓ Nhóm Hunting – Nhóm trượt: (Tạo nhóm tìm máy rỗi đổ chuông) - Lệnh 680: Chọn kiểu Hunting cho nhóm Hunting Group, có 64 nhóm từ [1→64]. Nhóm này không đánh số như ICD Group - Lệnh 681: Cho những máy nhánh vào nhóm, tối đa có 16 máy đổ chuông trong một nhóm.Muốn đổ chuông trượt ta lập nhóm Hunting rồi cho đổ chuông vào 1 máy nào đó trong nhóm, lệnh 450. * Lệnh 680 → Hunt group type → Enter → Hunt Group [01→ 64] → bấm Select chọn 1 trong 2 chế độ Terminate (chế độ đổ chuông đầu cuối) và Cicular (chế độ đổ chuông xoay vòng) →Store →Hold * Lệnh 681 → Hunt Group Member → Enter → Hunt Group [01→ 64] chọn Group tương ứng với lệnh 680→ cho các Ext (máy nhánh) vào nhóm → Store → Hold ✓ Chế độ DISA: Khi người gọi vào trên đường CO (trung kế) sử dụng chế độ DISA thì sẽ nghe phát ra bản tin (OGM) sau đó người gọi có thể bấm số nội bộ trực tiếp muốn gặp (nếu biết), nếu không bấm gì cuộc gọi chuyển về máy Operator. Các bản tin DISA (OGM - lời chào) cũng được đánh số như số nội bộ. - Lệnh 450: Nhập số nổi của từng OGM (bản tin)cho các trung kế (có 64 số nổi cho 64 lời chào: 501 → 564. Nếu muốn dùng bản tin DISA nào cho đường trung kế thì nhập số nổi của OGM đó trên trung kế đó. - Lệnh 730: Chọn số nổi OGM: OGM 1 → OGM 64 có số nổi là 501→ 564.Nếu muốn đổi số nổi bản tin thì đổi như đổi số máy nhánh, có thể xoá đi (nếu không dùng) để đánh cho số máy nhánh KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 52
  57. Bài thực hành số 4: Cấu hình vận hành - Khai thác - Bảo trì - Bảo dưỡng - Xử lý sự cố tổng đài - Lệnh 209: Chọn lại thời gian trễ khi phát lời chào. Mặc định là 5 giây (Chỉnh lại thành 0 giây) Khi lời chào chưa được ghi âm thì tổng đài cho đổ chuông vào máy nhánh Operator. * Lệnh 450: → Dil 1:1 Ring → Enter → Time mode (nhập số1 = Day, 2 = Lunch, 3 = Break, 4 = Night) → Slot No →Enter →Port No (chọn Port trung kế trên Card trung kế cần sử dụng DISA→ nhập số nổi của bản tin DISA theo OGM No [501→ 564] → Store → Hold * Ghi âm lời chào (OGM): Từ bàn lập trình nhấc máy bấm mã *361 → nhập số nổi của lời chào (ví dụ mặc định lời số 01 có số nổi là 501 ta bấm 501) → Chờ nghe tiếng TUT thì đọc lời chào→ Đọc xong bấm Store hoặc gác máy. Muốn nghe lại bấm mã *362 + số nổi lời chào. Muốn xóa lời chào thì bấm mã *360 + số nổi lời chào - Lệnh 209 → Enter → Nhập thời gian trễ (để 0 giây) → Store →Hold ✓ Giới hạn đầu số gọi: Có 3 bước lập trình - Lệnh 301: Tạo các mức cấm khác nhau bằng cách khai bao các đầu số cấm vào các Level ( từ Level 2→ Level 6 ). Mặc định Level 1 là không cấm gì Level 7 là cấm tất cả không thể thay đổi được - Lệnh 501: Tạo các quy định hạn chế đêm ngày (COS). Tức là đưa các Level vào các COS. Mặc định COS 1 → COS 7 đã tương ứng với Level 1 đến Level 7 cả ngày lẫn đêm. - Lệnh 602: Đưa Ext (máy nhánh) vào COS cần giới hạn cuộc gọi * Lệnh 301 → TRS code → Enter → Level no → Chọn Level [2→6] → Location [001→ 100] → Enter → Nhập mã cấm vào các vị trí từ [1→ 100] →Store → Next → Vị trí tiếp theo nhập mã cấm tiếp →Store →Hold * Lệnh 501 → TRS Level → Enter → Time mode → Nhập buổi 1 = Day, 2 = Lunch, 3 = Break, 4 = Night → Cos no → nhập COS [cos 1→ cos 64] → Level no chọn Level cho COS [1→ 6] → Store → Next → COS tiếp theo → Store → Hold * Lệnh 602 → Class of service → Enter → Ext no (nhập số máy nhánh) → nhập COS cho Ext vào COS tương ứng ở lệnh 501 ở trên → Store → Hold ✓ Cho phép Call Forword to CO. KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 53
  58. Bài thực hành số 4: Cấu hình vận hành - Khai thác - Bảo trì - Bảo dưỡng - Xử lý sự cố tổng đài Chú ý rằng chức năng này thực hiện thông qua COS vì vậy sẽ liện quan trực tiếp đến phần giới hạn đầu số gọi và các chức năng khác thực hiện thông qua COS. - Lệnh 504 → Call FWD to CO → Enter → Cos No (nhập COS bắt kì từ [1→ 64] với chế độ cho phép hay không cho phép Call FWDlà Anable hoặc Disable) → Store → nhập COS tiếp theo nếu cần →Store → Hold - Lệnh 602 → Class of service → Enter →Ext No (nhập số máy nhánh) → nhập COS (cho máy nhánh vào COS tương ứng với lệnh 504 ở trên) → Store → Hold ✓ Cho phép Call Transfer to CO Chú ý rằng chức năng này thực hiện thông qua COS vì vậy sẽ liện quan trực tiếp đến phần giới hạn đầu số gọi và các chức năng khác thực hiện thông qua COS. - Lệnh 503 → Transfer to CO → Enter → Cos No (nhập COS bất kì từ COS1 → COS 64 với chế độ cho phép hay không cho phép Transfer to CO chọn Anable hoặc Disable) → nhập COS tiếp theo nếu có →Store → Hold - Lệnh 602 → Class of service → Enter → Ext no (nhập số máy nhánh) → nhập COS (cho máy nhánh vào COS để sử dụng trong lệnh 503 ở trên → Store → Hold ✓ Giới hạn thời gian gọi ra: Máy con trong tổng đài chỉ đàm thoại với thuê bao ở ngoài với thời gian quy định. Chú ý rằng chức năng này thực hiện thông qua COS vì vậy sẽ liên quan trực tiếp đến phần giới hạn đầu số gọi và các chức năng khác thực hiện thông qua COS. - Lệnh 502: Chọn Enable hoặc Disable cho từng COS sử dụng chế độ giới hạn thờigian gọi. - Lệnh 472: Chọn thời gian giới hạn gọi ra, hết thời gian này máy nhánh sẽ không tiếp tục cuộc đàm thoại. - Lệnh 602: Đưa những máy nhánh nào giới hạn vào COS tương ứng với lệnh 502. * Lệnh 502 → CO durat.limit → Enter → Cos no → Enter → Nhập COS để giới hạn thời gian gọi ra → Chọn Disable (không giới hạn) hoặc Enable (có giới hạn) → Store → Next → chọn COS tiếp theo nếu cần → Store → Hold * Lệnh 472 → Ext-Co Duration → Enter → Trunk grp → Enter → Nhập nhóm trung kế (mặc định tất cả các trung kế ở nhóm 1) → Nhập thời gian cần giới hạn (từ 1 phút cho đén 60 phút) → Store → Next → Trunk group tiếp theo nếu cần → Store → Hold KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 54
  59. Bài thực hành số 4: Cấu hình vận hành - Khai thác - Bảo trì - Bảo dưỡng - Xử lý sự cố tổng đài * Lệnh 602 → Class of service → Enter → Ext no (nhập số máy nhánh) →Nhập COS (cho máy nhánh vào COS tương ứng với lệnh 502 ở trên → Store → Hold ✓ Account Code: Bình thường máy nhánh sẽ không thực hiện được cuộc gọi bị giới hạn, nếu có mã Account thì mới thực hiện được. Mã code gồm 2 phần được định nghĩa tương ứng bằng 2 lệnh 120 và 122. Ví dụ ở vị trí 1 ở lệnh 120 ta đặt là 01, vị trí 1 ở lệnh 122 ta đặt 567, khi đó ta được 1 mã là 01567. - Lệnh 508: Lựa chọn kiểu sử dụng mã. Có 2 kiểu sử dụng mã. Kiểu Option là tùy chọn ta chỉ dùng mã khi gọi các cuộc gọi bị cấm. Kiểu Forced là bắt buộc khi nào gọi cũng phải sử dụng mã. * Lệnh 508 → Account code mode → Enter → Cos no (chọn COS dùng account code từ [1 → 64]) → Select (Option /Forced) → Store → COS tiếp theo nếu cần → Store → Hold * Lệnh 120 → Toll verify code → Enter → Location no [1-1000] → Verified code (mã code có thể có từ 1 → 4 chữ số) → Store → Location no tiếp theo → Store → Hold * Lệnh 122 → Enter → Location no [1→ 1000] → Pin (mã pin tối đa 10 chữ số) → Store → Location no tiếp theo → Store → Hold ✓ Nhận tín hiệu đảo cực: Tín hiệu đảo cực để xác định chính xác thời gian đàm thoại cho ra bản tính cước chính xác. Lập trình mục này khi đã chắn chắn đã đăng kí dịch vụ đảo cực với nhà cung cấp dịch vụ điện thoại. * Lệnh 415 → Reverse detect → Enter → Slot (vị trí card trung kế) → Enter→ Port no (cổng trung kế cần đảo cực) → Enter → Disable (không đảo cực), outgoing (đảo cực hướng gọi ra), both call (đảo cực hướng gọi ra và gọi vô)→ Store → Next → Port no tiếp theo → Store → Hold ✓ ARS chế độ tự động chèn dich vụ 171, 177, 178, 179 khi gọi liên tỉnh quốc tế - Lệnh 320: Chọn chế độ ARS - Lệnh 321: Cho mã tỉnh (các đầu số) vào dùng dịch vụ ARS - Lệnh 322: Chọn kế hoạch chèn số cho từng mã tỉnh theo thời gian. Có 16 bảng thời gian khác nhau, mỗi bảng có 4 khoảng thời gian (A, B, C, D) có thể thay đổi được. Với mỗi khoảng thời có thể chèn các mã dịch vụ khác nhau KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 55
  60. Bài thực hành số 4: Cấu hình vận hành - Khai thác - Bảo trì - Bảo dưỡng - Xử lý sự cố tổng đài - Lệnh 330: Định nghĩa các bảng thời gian sử dụng dịch vụ - Lệnh 331-346: Chọn thứ tự ưu tiên các mã dịch vụ ở lệnh 353 cho từng Plan cho từng khoảng thời gian từ Plan 1 → Plan 16. Mặc định Plan 1→ Plan 10 ưu tiên mã dịch vụ tương ứng từ thứ nhất → thứ 10, các Plan chưa đặt. - Lệnh 353: Nhập đầu số dịch vụ cần chèn. Tối đa 10 mã dich vụ * Lệnh 320 → Enter → Select (OF: không dùng, Idle line: line rỗi, All accesss tất cả các line → Store → Hold * Lệnh 321 → Enter → Location no [1→ 1000] → Leading no (mã tỉnh cần chèn dịch vụ, tối đa 10 kí tự) → Store → Location no tiếp theo → Store → Hold * Lệnh 322 → Enter → Location no [1→ 1000] tương ứng với vị trí từ 1-1000 ở lệnh 321 → Plan table no [1→ 16] → Store → Location no tiếp theo → Store → Hold * Lệnh 330 → Enter → Plan table no [chọn Plan từ 1→ 16] →Day no (các ngày trong tuần 0:sun, 1:mon, 2:tue, 3:wed, 4:thu, 5:fri, 6:sat) → ARS time no (các khoảng thời gian trong ngày 1:time A, 2:time B, 3:time C, 4:time D) → Chọn giờ bắt đầu các khoảng thời gian trong ngày) → Store → Khoảng thời gian tiếp theo → Store → Hold * Lệnh 331 - 346 → Enter → Day no (nhập các ngày trong tuần 0:sun ,1:mon, 2:tue, 3:wed, 4:thu, 5:fri, 6:sat) → ARS time no (các khoảng thời gian trong ngày tương ứng lệnh 330 1:time A, 2:time B, 3:time C, 4:time D) → Priority (chế độ ưu tiên sử dụng dịch vụ ARS từ ưu tiên 1→ ưu tiên 6) → Carrier table no (mã chèn dịch vụ theo vị trí từ [1 → 10] vị trí tương ứng trong lệnh 353 ARS Carrier table no) → Store → Hold * Lệnh 353 → Enter → Carrier table no[1→ 10] → Carrier access code (nhập mã chèn dich vụ như 171,177,178 ) → Store → Carrier table no tiếp theo → Store → Hold ✓ Chế độ cổng com RS-232C - Lệnh 800: Thiết lập thông số cổng COM - Lệnh 804: Chế độ in hay không in cuộc gọi ra - Lệnh 805: Chế độ in hay không in cuộc gọi vào * Lệnh 800 → Enter → New line code → Select (chọn CR+LF/CR) → Store→ Next → Baud rate (chọn tốc độ giữa tổng đài và tốc độ cổng com giống nhau trong các giá trị sau 2400/ 4800/ 9600/ 19200/ 38400/ 57600/ 115200 bps thường chọn hai giá trị 9600 và 192000) → Store → Next → Word length (chiều dài kí tự 7/8 bit KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 56
  61. Bài thực hành số 4: Cấu hình vận hành - Khai thác - Bảo trì - Bảo dưỡng - Xử lý sự cố tổng đài thường chọn 8bit) → Store → Next → Parity bit (chọn Bit parity thường chọn none) → Store → Next → Stop bit (chọn Bit stop là 1) → Store → Hold * Lệnh 804 → Enter → Select (no print/print) → Store → Hold * Lệnh 805 → Enter → Select (no print/print) → Store → Hold 3.3. Quy trình bảo trì & bảo dưỡng tổng đài * Quy trình bảo trì và bảo dưỡng hệ thống tổng đài: Bước 1: Kiểm tra phần cứng: A. Tổng đài: - Kiểm tra vệ sinh tổng đài - Kiểm tra card, các kết nối trung gian tại tổng đài. - Kiểm tra các đèn báo hiệu của các card đang ở trạng thái nào? • Đèn sáng màu xanh lá cây, đứng đèn: card hoạt động bình thường. • Đèn sáng màu xanh lá cây, chớp tắt: card đang đồng bộ dữ liệu. • Đèn sáng màu đỏ: card bị khóa hoặc bị lỗi. • Đèn không sáng: card chưa có nguồn điện vào→kiểm tra nguồn, hoặc có thể card bị hư→ thay thế card khác. - Kiểm tra các đèn báo hiệu của tổng đài đang ở trạng thái nào? • Đèn sáng màu xanh lá cây, đứng đèn: tổng đài hoạt động bình thường. • Đèn sáng màu xanh lá cây, chớp tắt: tổng đài đang đồng bộ dữ liệu. • Đèn sáng màu đỏ: tổng đài bị lỗi → reset lại tổng đài. • Đèn không sáng: card chưa có nguồn điện vào → kiểm tra nguồn điện AC, hoặc card nguồn → thay thế card nguồn khác. - Đánh dấu, đánh số cáp từ tổng đài ra tủ cáp B. Các hộp trung gian (MDF): - Kiểm tra vệ sinh tránh trường hợp các kết nối bị oxi hóa dẫn đến giảm chất lượng tín hiệu. - Kiểm tra thông thoại trên các port của phím KRONE - Kiểm tra đánh số lại hoặc ghi chú số điện thoại từ tủ cáp. KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 57
  62. Bài thực hành số 4: Cấu hình vận hành - Khai thác - Bảo trì - Bảo dưỡng - Xử lý sự cố tổng đài Bước 2: Kiểm tra phần mềm: - Kiểm tra lại cấu hình cài đặt trong tổng đài. - Dùng phần mềm giao tiếp với tổng đài Backup dữ liệu. - Vệ sinh và dọn rác máy tính kết nối với tổng đài. 3.4. Các sự cố thường gặp & biện pháp khắc phục + Máy nội bộ nhấc lên không có tín hiệu mời quay số (dial tone)? - Nếu tất cả các máy nhánh đều không có tín hiệu mời quay số, kiểm tra lại nguồn cấp cho tổng đài, đèn báo trạng thái hoạt động của tổng đài có sáng đèn không? - Nếu một hoặc vài máy nhánh không có tín hiệu mời quay số, kiểm tra các máy điện thọai (thay máy điện thọai tốt vào thử nếu có tín hiệu là do máy điện thọai hư ), kiểm tra dây điện thoại (lấy 1 sợi dây điện thoại tốt & 1 máy thoại tốt gắn vào các vị trí Jack line không có tín hiệu tại ngay tổng đài, nếu có tín hiệu thì do đường dây bị hỏng hoặc do các đầu line tiếp xúc không tốt). + Máy nhánh có tín hiệu mời quay số nội bộ nhưng gọi nội bộ nghe báo bận? - Máy nội bộ được gọi đang bận, gác máy thử gọi lại vài lần. - Máy điện thoại bị hỏng, mượn một máy điện thoại tốt khác qua thử. - Máy điện thọai quay số dạng PULL, kiểm tra công tắc bên hông thành máy điện thoại, phải ở vị trí TONE là đúng. - Quay số máy nhánh không hợp lệ. - Máy nhánh này của tổng đài bị hỏng. + Khi máy nhánh A gọi cho máy nhánh B, máy nhánh A nghe hồi âm chuông nội bộ nhưng máy nhánh B không đổ chuông? - Máy nhánh B bị hỏng /tắt chuông, kiểm tra công tắc chuông bên hông máy điện B phải ở vị trí ON. - Kiểm tra chuông tại ngay máy nhánh B - Phần chuông máy nhánh B của tổng đài bị hỏng. + Máy nhánh gọi ra ngoài nghe tín hiệu báo bận của tổng đài nội bộ? - Kiểm tra máy đó có bị lập trình cấm gọi ra ngoài hay không? -Tất cả các trung kế đều bận, gác máy gọi lại khi khác. + Bên ngoài gọi vào không nghe đổ chuông ? KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 58
  63. Bài thực hành số 4: Cấu hình vận hành - Khai thác - Bảo trì - Bảo dưỡng - Xử lý sự cố tổng đài - Đã lập trình chỉ định máy nhánh nhận chuông cho trung kế chưa? Nếu chưa thì phải lập trình. - Điện thoại máy nhánh được chỉ định nhận chuông hỏng, xem hướng dẫn ở trên để kiểm tra. - Tổng đài được lập trình họat động tự động phát lời chào khi có cuộc gọi vào nhưng không gắn/hoặc có gắn nhưng không thu âm bản tin Disa. Bài tập thực hành: Cho sơ đồ đấu nối hệ thống tổng đài Panasonic KX-TDE100 như hình vẽ: Hình 4.7. Sơ đồ đấu nối hệ thống tổng đài Panasonic KX-TDE100 Sinh viên hãy thi công thực hiện mô hình đấu nối tổng đài như hình trên. Biết: Ext: 2001 (có tên máy nhánh là: “Phong Ke Toan”), sử dụng điện thoại analog. Ext: 2002 (có tên máy nhánh là: “Khoa Dien”), sử dụng điện thoại hỗn hợp. Ext: 2003 (có tên máy nhánh là: “May FAX”), sử dụng máy FAX. Ext: 2004 (có tên máy nhánh là: “Phong Bao Ve”), sử dụng điện thoại SIP-Phone. KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 59
  64. Bài thực hành số 4: Cấu hình vận hành - Khai thác - Bảo trì - Bảo dưỡng - Xử lý sự cố tổng đài - Đặt đúng tên và số điện thoại các máy nhánh trên các card cuả tổng đài. - Cấu hình đúng ngày giờ, thời gian làm việc và bật chế độ tự động cập nhật ngày giờ cho tổng đài. Với thời gian làm việc như sau: Thứ 2 đến thứ 7: Sáng 8h30 đến 11h00. Chiều 12h00 đến 17h00. Chủ nhật: Sáng 8h45 đến 12h30. Chú ý: thời gian giữa sáng và trưa là thời gian nghỉ và sau thời gian kết thúc làm việc là thời gian tối. - Kết nối Ext: 2001, Ext: 2002 thành 1 nhóm ICD Group theo kiểu đổ chuông thứ tự ưu tiên (Hunting). - Cấu hình hạn chế cuộc gọi cho các máy nhánh như sau: Ext: 2001: cấm gọi di động. Ext: 2002: cấm gọi di động, quốc tế. Biết gọi quốc tế thao tác như sau: + Gọi trực tiếp: bấm 00. + Gọi gián tiếp: bấm 171, 177, 178, 179. Và mã mạng di động như sau: Bảng 4.1. Bảng mã mạng di động của các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam Mã mạng di động Viettel Mobiphone Vinaphone Vietnammobile Gmobile 086 090 091 092 099 096 093 094 056 059 097 070 081 068 098 076 082 032 077 083 033 078 084 KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 60
  65. Bài thực hành số 4: Cấu hình vận hành - Khai thác - Bảo trì - Bảo dưỡng - Xử lý sự cố tổng đài 034 079 085 035 036 037 038 039 - Máy 2002 có mã số riêng để gọi quốc tế, di động. Với password là 123456. - Có cuộc gọi vào sẽ phát câu thông báo: “Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh xin kính chào quý khách” Sau đó ghi nhận lại các bước thực hiện vào bên dưới: CÂU HỎI CŨNG CỐ 1. Trình bày quy trình bảo trì và bảo dưỡng tổng đài 2. Trình bày các bước cấu hình và vận hành khai thác tổng đài 3. Trình bày và giải thích ý nghĩa các dịch vụ cơ bản của tổng đài KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 61
  66. Bài thực hành số 4: Cấu hình vận hành - Khai thác - Bảo trì - Bảo dưỡng - Xử lý sự cố tổng đài KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 62
  67. Bài thực hành số 5: Thực hành tổng hợp BÀI THỰC HÀNH SỐ 5: THỰC HÀNH TỔNG HỢP Giới thiệu: Bài học này được coi như là bài học tổng kết lại các phần đã học ở các bài trước đó. Tác giả sẽ đưa ra các mô hình đang triển khai thực tế trong các doanh nghiệp. Tương ứng với mỗi mô hình sẽ có quy trình thực hiện được trình bày một cách ngắn gọn. Song song với đó là các sai hỏng thường gặp và cách khắc phục giúp cho học sinh sinh viên có thể tự khắc phục được các lỗi mà mình gặp phải khi thi công các hệ thống. 1. Mục tiêu: - Về kiến thức: + Cấu hình và kết nối được 2 tổng đài thông qua trung kế analog và IP + Đấu nối được mạng tổng đài nội bộ dùng cáp quang + Vận hành khai thác và bảo dưỡng được hệ thống liên đài 2. Chuẩn bị: - Về kiến thức + Các mô hình đấu nối của tổng đài nội bộ IP-PBX + Cấu hình được các dịch vụ của tổng đài Panasonic KX-TDE100 đã học ở bài 4 - Về vật tư: + Dây đồng inside 2 dây và 4 dây + RJ11 2 chân và 4 chân + Dây nhảy đồng - Về thiết bị dụng cụ: TT Tên thiết bị, dụng cụ Quy cách Số lượng/nhóm Máy điện thoại bàn analog 1 Cái 1 cái/nhóm/3 sinh viên PANASONIC Máy điện thoại hỗn hợp 2 Cái 1 cái/nhóm/6 sinh viên PANASONIC KX - NT543 3 Máy điện thoại IP Cái 1 cái/nhóm/6 sinh viên KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 63
  68. Bài thực hành số 5: Thực hành tổng hợp PANASONIC KX - DT343 Máy điện thoại SIP 4 PANASONIC KX - Cái 1 cái/nhóm/6 sinh viên HDV100 Tổng đài nội bộ 5 PANASONIC KX - Cái 1 cái/nhóm/6 sinh viên TDA100 6 Tool nhấn đầu mạng Cái 1 cái/nhóm/3 sinh viên 7 Kềm cắt Cái 1 cái/nhóm/3 sinh viên 8 Kéo Cái 1 cái/nhóm/3 sinh viên 9 Tool nhấn phím KRONE Cái 1 cái/nhóm/3 sinh viên 3. Nội dung thực hành: 3.1. Đấu nối, cấu hình hệ thống liên đài kết nối 2 tổng đài Panasonic KX- TDE100 thông qua trung kế tương tự * Mô hình hệ thống: Hình 5. 1. Mô hình hệ thống đấu nối, cấu hình hệ thống liên đài kết nối 2 tổng đài Panasonic KX-TDE100 thông qua trung kế tương tự * Quy trình thực hiện đấu nối, cấu hình hệ thống liên đài kết nối 2 tổng đài Panasonic KX-TDE100 thông qua trung kế tương tự: Bước 1: Chọn lựa tổng đài bưu điện, tổng đài nội bộ Bước 2: Định nghĩa đầu số cho các tổng đài Bước 3: Khai báo thuê bao bưu điện, trung kế KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 64
  69. Bài thực hành số 5: Thực hành tổng hợp Bước 4: Khóa port trung kế không sử dụng Bước 5: Đấu nối hệ thống như mô hình Bước 6: Kiểm tra thông thoại giữa tổng đài bưu điện và tổng đài nội bộ Lưu ý: Thuê bao nội bộ ra ngoài có 2 cách: - Cách 1: bấm phím 0 hoặc 9 để chiếm trung kế + số điện thoại thuê bao bưu điện VD: thuê bao nội bộ 2002 muốn gọi thuê bao bưu điện 1001 thì thao tác như sau. (Giả sử tổng đài cấu hình mặc định bấm phím 0 là chiếm trung kế. Việc bấm phím 0 thì tổng đài sẽ mặc định chiếm trung kế ngẫu nhiên những port mà ta mở và rỗi). Bấm: 0+1001 - Cách 2: *37 + số trung kế mà cuộc gọi muốn chiếm để gọi ra ngoài + số điện thoại thuê bao bưu điện# VD: thuê bao nội bộ 2002 muốn gọi thuê bao bưu điện 1001 mà muốn chiếm trung kế 1 thì thao tác như sau. Bấm: *37+001+1001# * Các sai hỏng thường gặp và cách khắc phục: Bảng 5.1. Các sai hỏng thường gặp và cách khắc phục mô hình hệ thống đấu nối, cấu hình hệ thống liên đài kết nối 2 tổng đài Panasonic KX-TDE100 thông qua trung kế tương tự Nội dung Khắc phục Tổng đài bưu điện gọi vô tổng đài nội - Kiểm tra lại đường dây bưu điện đấu nối vô bộ không được tổng đài bưu điện - Kiểm tra lại port của trung kế nội bộ đã mở chưa - Kiểm tra lại thao tác bấm gọi và số gọi - Kiểm tra lại dịch vụ đỗ chuông trực tiếp - Kiểm tra lại đường dây thuê bao Tổng đài nội bộ gọi ra tổng đài bưu - Kiểm tra lại định nghĩa đầu số va khai báo điện không được thuê bao bưu điện - Kiểm tra lại port của trung kế nội bộ đã mở chưa KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 65
  70. Bài thực hành số 5: Thực hành tổng hợp - Kiểm tra lại đường dây nhảy đấu nối - Kiểm tra lại thao tác bấm gọi và số gọi - Kiểm tra lại đường dây thuê bao Thuê bao nội bộ hoặc thuê bao bưu - Kiểm tra lại đầu số định nghĩa cho tổng đài điện gọi cho nhau không được - Kiểm tra lại có nhận được âm mời gọi của tổng đài hay không Bài tập thực hành: Sinh viên thực hiện mô hình trên sau đó ghi nhận lại các bước thực hiện vào bên dưới. Trong quá trình thực hành có gặp những sự cố gì? Hãy cho biết các sự cố đó và cách khắc phục: 3.2. Đấu nối, cấu hình hệ thống liên đài kết nối 2 tổng đài Panasonic KX - TDE100 thông qua trung kế IP * Mô hình hệ thống: Hình 5.2. Mô hình hệ thống đấu nối, cấu hình hệ thống liên đài kết nối 2 tổng đài Panasonic KX-TDE100 thông qua trung kế IP * Quy trình thực hiện đấu nối, cấu hình hệ thống liên đài kết nối 2 tổng đài Panasonic KX-TDE100 thông qua trung kế IP: KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 66
  71. Bài thực hành số 5: Thực hành tổng hợp Bước 1: Reset tổng đài và đặt địa chỉ IP-VOIP cho tổng đài A, B Bước 2: Định nghĩa đầu số cho tổng đài A, B Bước 3: Khai báo Other PBX cho tổng đài A, B Bước 4: Khai báo Default Gateway cho tổng đài A, B Bước 5: Khai báo DN2P và H2H cho tổng đài A, B Bước 6: Khai báo định tuyến cuộc gọi cho tổng đài A, B Bước 7: Kiểm tra lại cấu hình định tuyến Bước 8: Đấu nối hệ thống như mô mình Bước 9: Kiểm tra thông thoại giữa 2 tổng đài * Các sai hỏng thường gặp và cách khắc phục: Bảng 5.2. Các sai hỏng thường gặp và cách khắc phục mô hình hệ thống đấu nối, cấu hình hệ thống liên đài kết nối 2 tổng đài Panasonic KX-TDE100 thông qua trung kế IP Nội dung Khắc phục 2 Tổng đài gọi cho nhau không được - Kiểm tra lại định nghĩa và kai báo đầu số của tổng đài - Kiểm tra lại định tuyến của tổng đài - Kiểm tra lại thông số Default Gateway, DN2P, H2H của tổng đài - Kiểm tra lại đường dây thuê bao - Reset, cấu hình lại tổng đài - Dụng lệnh ping kiểm tra sự thông mạng (Từ PC của mạng LAN tổng đài này kiểm tra sự thông mạng của địa chỉ IP tổng đài bên kia) Bài tập thực hành: Sinh viên thực hiện mô hình trên sau đó ghi nhận lại các bước thực hiện vào bên dưới. Trong quá trình thực hành có gặp những sự cố gì? Hãy cho biết các sự cố đó và cách khắc phục: KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 67
  72. Bài thực hành số 5: Thực hành tổng hợp 3.3. Kết nối hệ thống mạng LAN tổng đài thông qua truyền dẫn cáp quang * Mô hình hệ thống: Hình 5.3. Mô hình hệ thống kết nối hệ thống mạng LAN tổng đài thông qua truyền dẫn cáp quang * Quy trình thực hiện kết nối hệ thống mạng LAN tổng đài thông qua truyền dẫn cáp quang: Bước 1: Reset tổng đài và đặt địa chỉ IP-VOIP cho tổng đài A, B Bước 2: Định nghĩa đầu số cho tổng đài A, B Bước 3: Khai báo Other PBX cho tổng đài A, B Bước 4: Khai báo Default Gateway cho tổng đài A, B Bước 5: Khai báo DN2P và H2H cho tổng đài A, B Bước 6: Khai báo định tuyến cuộc gọi cho tổng đài A, B Bước 7: Kiểm tra lại cấu hình định tuyến Bước 8: Đấu nối hệ thống như mô mình Bước 9: Kiểm tra thông thoại giữa 2 tổng đài KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 68
  73. Bài thực hành số 5: Thực hành tổng hợp * Các sai hỏng thường gặp và cách khắc phục: Bảng 5.3. Các sai hỏng thường gặp và cách khắc phục kết nối hệ thống mạng LAN tổng đài thông qua truyền dẫn cáp quang Nội dung Khắc phục 2 Tổng đài gọi cho nhau không được - Kiểm tra lại định nghĩa và kai báo đầu số của tổng đài - Kiểm tra lại định tuyến của tổng đài - Kiểm tra lại thông số Default Gateway, DN2P, H2H của tổng đài - Kiểm tra lại đường dây thuê bao - Reset, cấu hình lại tổng đài - Kiểm tra lại đèn của Media Converter (có sáng đủ đèn hay không) - Dụng lệnh ping kiểm tra sự thông mạng (Từ PC của mạng LAN tổng đài này kiểm tra sự thông mạng của địa chỉ IP tổng đài bên kia) Đèn Up Link hoặc Down Link của - Kiểm tra lại tuyến cáp quang có bị đứt hay Media Converter không sáng không? - Kiểm tra lại port quang đấu vào Media Converter có bị lỏng không? Đèn LAN của Media Converter không - Kiểm tra lại port LAN (cáp UTP) có bị lỏng sáng hay không? - Kiểm tra lại đoạn cáp UTP còn hoạt động không? Đèn ACT của Media Converter không - Reset lại Media Converter sáng Đèn ACT của Media Converter sáng - Reset lại Media Converter đứng đèn KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 69
  74. Bài thực hành số 5: Thực hành tổng hợp Bài tập thực hành: Sinh viên thực hiện mô hình trên sau đó ghi nhận lại các bước thực hiện vào bên dưới. Trong quá trình thực hành có gặp những sự cố gì? Hãy cho biết các sự cố đó và cách khắc phục: 3.4. Vận hành & khai thác bảo dưỡng hệ thống liên đài - Mỗi tổng đài được định nghĩa đầu số riêng biệt, dành cho mục đích định tuyến. Không thể có một đầu số ở hai tổng đài. * Quy trình vận hành và khai thác bảo dưỡng hệ thống liên đài: Bước 1: Kiểm tra phần cứng - Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ phòng nơi đặt tổng đài, đảm bảo nhiệt độ từ 230C → 250C để tổng đài luôn hoạt động ổn định. - Vệ sinh tổng đài định kỳ. - Thường xuyên quan sát đèn tín hiệu của tổng đài. - Thường xuyên kiểm tra hệ thống ắc quy dự phòng. - Kiểm tra tiếp xúc của dây nhảy và thay mới thường xuyên. - Thay mới phím KRONE định kỳ. - Kiểm tra thông thoại giữa 2 tổng đài. Bước 2: Kiểm tra phần mềm - Cấu hình hoạt động tự động cập nhật thời gian cho tổng đài. - Cài đặt dịch vụ chặn cuộc gọi, đỗ chuông trực tiếp, phát câu thông báo DISA, chọn kiểu đổ chuông ICD Group, tạo nhóm trượt Hunting Group, mã số riêng tùy theo nhu cầu mục đích của người sử dụng. - Backup dữ liệu định kỳ, lưu dữ liệu mới, xóa dữ liệu cũ. - Dump cước hàng ngày đối với hệ thống tổng đài có dung lượng lớn. - Thường xuyên cập nhật phần mềm để nhận hỗ trợ tốt nhất từ nhà sản xuất. CÂU HỎI CŨNG CỐ 1. Trình bày các bước cấu hình và kết nối 2 tổng đài thông qua trung kế analog và IP KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 70
  75. Bài thực hành số 5: Thực hành tổng hợp 2. Trình bày các bước vận hành khai thác và bảo dưỡng hệ thống liên đài KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 71
  76. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Quốc Việt, Giáo trình chuyển mạch và định tuyến, NXB Thông tin truyền thông, 2016 [2] Cao Hồng Sơn - Đặng Thế Ngọc, Các giải pháp công nghệ mới trong mạng chuyển mạch gói & Burst quang, NXB Thông tin truyền thông, 2014 [3] User manual Panasonic KX-TDE100 [4] Getting Started for Physical Cards Panasonic KX-TDE100 [5] Installation Manual Panasonic KX-TDE100 KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 72
  77. PHỤ LỤC BẢNG Bảng 1.1. Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục của điện thoại analog 9 Bảng 1.2. Các sai hỏng thường gặp và cách khắc phục gửi FAX từ máy FAX A sang máy FAX B 10 Bảng 1.3. Một số lỗi thường gặp và hướng khắc phục bảo dưỡng và bảo trì máy FAX 20 Bảng 2.1. Số trung kế tối đa của tổng đài Panasonic KX-TDE100 24 Bảng 2.2. Số máy nhánh tối đa của tổng đài Panasonic KX-TDE100 24 Bảng 2.3. Số card tối đa của tổng đài Panasonic KX-TDE100 27 Bảng 3.1. Thứ tự chân và các port của card tổng đài panasonic KX-TDE100 35 Bảng 3.2. Các lỗi thường gặp trong quá trình lắp đặt tổng đài 37 Bảng 4.1. Bảng mã mạng di động của các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam 60 Bảng 5.1. Các sai hỏng thường gặp và cách khắc phục mô hình hệ thống đấu nối, cấu hình hệ thống liên đài kết nối 2 tổng đài Panasonic KX-TDE100 thông qua trung kế tương tự 65 Bảng 5.2. Các sai hỏng thường gặp và cách khắc phục mô hình hệ thống đấu nối, cấu hình hệ thống liên đài kết nối 2 tổng đài Panasonic KX-TDE100 thông qua trung kế IP 67 Bảng 5.3. Các sai hỏng thường gặp và cách khắc phục kết nối hệ thống mạng LAN tổng đài thông qua truyền dẫn cáp quang 69 KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 73
  78. PHỤ LỤC HÌNH Hình 1.1. Điện thoại analog Panasonic thực tế 5 Hình 1.2. Điện thoại số Panasonic KX-DT543 thực tế 6 Hình 1.3. Điện thoại IP Panasonic KX – NT343 thực tế 7 Hình 1.4. Điện thoại SIP PANASONIC KX – UT113 thực tế 8 Hình 2.1. Khung tổng đài Panasonic KX-TDE100 23 Hình 2.2. Cấu trúc bộ nguồn của tổng đài Panasonic KX-TDE100 25 Hình 2.3. Hình dạng thực tế của card LCOT, OPT, DHLC, SLC 29 Hình 2.4. Hình dạng thực tế của card chức năng 29 Hình 3.1. Mô hình triển khai lắp đặt thiết bị, đấu nối thiết bị 33 Hình 3.2. Mã màu của cáp đồng nhiều đôi 34 Hình 3.3. Sơ đồ chân Jack đấu dây RJ57JE 34 Hình 3.4. Cấu trúc khung tổng đài Panasonic KX-TDE100 35 Hình 3.5. Mô hình đấu nối thực tế 36 Hình 4.1. Giao tiếp kết nối giữa PC và tổng đài Panasonic KX-TDE100 thông qua cổng USB và COM 39 Hình 4.2. Giao diện chọn user và pass của phần mềm giao tiếp với tổng đài 40 Hình 4.3. Giao diện chọn Enter Programmer Code của phần mềm giao tiếp với tổng đài 41 Hình 4.4. Giao diện kết nối của phần mềm giao tiếp tổng đài 41 Hình 4.5. Giao diện chọn model của tổng đài 41 Hình 4.6. Giao diện phần mềm giao tiếp tổng đài với lần đăng nhập đầu tiên 42 Hình 4.7. Sơ đồ đấu nối hệ thống tổng đài Panasonic KX-TDE100 59 KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA Trang 74