Báo cáo Lao động phi chính thức 2016

pdf 108 trang Gia Huy 2540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Lao động phi chính thức 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_lao_dong_phi_chinh_thuc_2016.pdf

Nội dung text: Báo cáo Lao động phi chính thức 2016

  1. TỔNG CỤC THỐNG KÊ BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016 Nhà xuất bản Hồng Đức BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016 11
  2. BÁO CÁO
  3. LỜI MỞ ĐẦU Thu nhập từ việc làm là nguồn thu nhập chính của người lao động đặc biệt là người nghèo, và đây cũng là phương tiện hiệu quả nhất để giúp họ thoát khỏi đói nghèo. Tuy nhiên, hầu hết người lao động nghèo ở các nước đang phát triển đều tham gia vào việc làm phi chính thức. Mặc dù đóng vai trò là bước đệm đối với người lao động trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế nhưng thu nhập từ việc làm phi chính thức hầu như vẫn không đáp ứng được mức sống cơ bản vì việc làm phi chính thức hiếm khi đi kèm với tiền lương đầy đủ, điều kiện làm việc tốt và bảo trợ xã hội. Để có thể đưa ra các chính sách kinh tế phù hợp và hiệu quả, ngoài ấn phẩm về kết quả điều tra lao động việc làm nói chung thì báo cáo riêng về lao động phi chính thức cần được nghiên cứu sâu. Các nhà hoạch định chính sách rất cần những thông tin về tiền lương, điều kiện làm việc, bảo trợ xã hội, sự phát triển cộng đồng và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực này để nghiên cứu đưa ra những giải pháp thiết thực. Xuất phát từ nhu cầu đó, Tổng cục Thống kê phát hành ấn phẩm “Báo cáo lao động phi chính thức năm 2016”. Báo cáo gồm 5 chương: Chương I: Khái niệm, thước đo lao động phi chính thức tại Việt Nam; Chương II: Quy mô và xu hướng biến động của lao động phi chính thức; Chương III: Đặc trưng của lao động phi chính thức năm 2016; Chương IV: Điều kiện làm việc và chất lượng công việc của lao động phi chính thức và Chương V: Một số kết luận và khuyến nghị. Hy vọng ấn phẩm này sẽ là tài liệu hữu ích, thiết thực có thể đáp ứng được cơ bản nhu cầu thông tin về lao động phi chính thức phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu hoạch định chính sách và xây dựng kế hoạch của các cơ quan, bạn đọc trong và ngoài nước. Báo cáo này được hoàn thành với sự phối hợp và giúp đỡ kỹ thuật của Tổ chức Lao động Quốc tế, sự hợp tác của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tổng cục Thống kê đánh giá cao sự hợp tác và giúp đỡ của hai cơ quan này. Do khối lượng thông tin lớn, phong phú và đa dạng nên ấn phẩm khó tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý độc giả để rút kinh nghiệm cho việc xuất bản các ấn phẩm sau ngày một tốt hơn. Ý kiến đóng góp và thông tin chi tiết, xin liên hệ theo địa chỉ: Tổng cục Thống kê (Vụ Thống kê Dân số và Lao động), 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: +(84 24) 73 046 666 (số máy lẻ 8822). Email: dansolaodong@gso.gov.vn TỔNG CỤC THỐNG KÊ BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016 i
  4. © UN Việt Nam/ Aidan Dockery
  5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU i DANH MỤC BIỂU v DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT vii TÓM TẮT NỘI DUNG VÀ NHỮNG PHÁT HIỆN CHÍNH x CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM, THƯỚC ĐO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM 1 I. GIỚI THIỆU 2 II. THƯỚC ĐO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 3 1. Khái niệm và định nghĩa của quốc tế 3 2. Khái niệm, phạm vi và nguyên tắc áp dụng với Việt Nam 5 3. Nguồn số liệu 8 CHƯƠNG II: QUY MÔ VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 11 I. QUY MÔ LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 12 1. Quy mô lao động phi chính thức ở thành thị và nông thôn 12 2. Quy mô lao động phi chính thức theo vùng kinh tế - xã hội 13 3. Quy mô lao động chính thức, lao động phi chính thức theo khu vực kinh tế và theo vị thế việc làm 14 II. XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ LỆ LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC GIAI ĐOẠN 2014-2016 16 1. Xu hướng tỷ lệ lao động phi chính thức ở các vùng kinh tế - xã hội 16 2. Xu hướng tỷ lệ lao động phi chính thức trong các khu vực kinh tế 17 3. Xu hướng tỷ lệ lao động phi chính thức theo nhóm tuổi, giới tính 17 4. Xu hướng tỷ lệ lao động phi chính thức theo trình độ CMKT 18 5. Xu hướng tỷ lệ lao động phi chính thức theo vị thế việc làm 20 6. Xu hướng tỷ lệ lao động phi chính thức theo loại hình kinh tế 21 7. Xu hướng tỷ lệ lao động phi chính thức theo nhóm nghề 21 8. Xu hướng tỷ lệ lao động phi chính thức theo ngành kinh tế 24 CHƯƠNG III: ĐẶC TRƯNG CỦA LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC NĂM 2016 25 I. TUỔI VÀ GIỚI TÍNH 26 II. TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT 28 III. NHÓM NGHỀ 29 IV. NGÀNH KINH TẾ 30 V. LOẠI HÌNH KINH TẾ 31 VI. VỊ THẾ VIỆC LÀM 32 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016 iii
  6. CHƯƠNG IV: ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC VÀ CHẤT LƯỢNG CÔNG VIỆC CỦA LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 33 I. NHÓM LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM DỄ BỊ TỔN THƯƠNG 34 1. Lao động tự làm và lao động gia đình 34 2. Lao động làm công ăn lương 35 II. THỜI GIAN LÀM VIỆC 35 III. TIỀN LƯƠNG BÌNH QUÂN 37 IV. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 41 V. BẢO HIỂM XÃ HỘI 43 VI. ĐỊA ĐIỂM LÀM VIỆC 44 CHƯƠNG V: MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 47 I. MỘT SỐ KẾT LUẬN 48 II. KHUYẾN NGHỊ 49 PHỤ LỤC 55 DANH MỤC BIỂU iv BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016
  7. DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1: Quy mô lao động đang làm việc chia theo tình trạng việc làm, giai đoạn 2014-2016 12 Biểu 2.2: Quy mô lao động phi chính thức chia theo thành thị/nông thôn và giới tính, giai đoạn 2014-2016 13 Biểu 2.3: Quy mô lao động phi chính thức theo vùng kinh tế - xã hội, giai đoạn 2014-2016 14 Biểu 2.4: Quy mô lao động có việc làm theo khung lý thuyết về lao động phi chính thức của ILO 15 Biểu 2.5: Tỷ lệ lao động phi chính thức theo vùng kinh tế - xã hội, giai đoạn 2014-2016 16 Biểu 2.6: Tỷ lệ lao động phi chính thức theo các khu vực kinh tế, giai đoạn 2014-2016 17 Biểu 2.7: Tỷ lệ lao động phi chính thức theo nhóm tuổi, giới tính, giai đoạn 2014-2016 18 Biểu 2.8: Tỷ lệ lao động phi chính thức theo trình độ CMKT và giới tính, giai đoạn 2014-2016 19 Biểu 2.9: Tỷ lệ lao động phi chính thức vị thế việc làm, giới tính, giai đoạn 2014-2016 20 Biểu 2.10: Tỷ lệ lao động phi chính thức theo loại hình kinh tế, giai đoạn 2014-2016 21 Biểu 2.11: Tỷ lệ lao động phi chính thức theo nhóm nghề và giới tính, giai đoạn 2014-2016 23 Biểu 2.12: Tỷ lệ lao động phi chính thức theo các ngành kinh tế, giai đoạn 2014-2016 24 Biểu 3.1: Phân bố phần trăm lao động phi chính thức theo nhóm tuổi và giới tính năm 2016 26 Biểu 3.2: Phân bố phần trăm lao động phi chính thức theo trình độ CMKT và giới tính năm 2016 28 Biểu 3.3: Phân bố phần trăm lao động phi chính thức theo nhóm nghề, giới tính năm 2016 29 Biểu 3.4: Phân bố phần trăm lao động phi chính thức trong các khu vực kinh tế theo ngành, năm 2016 30 Biểu 3.5: Phân bố phần trăm lao động phi chính thức theo các loại hình kinh tế, thành thị/nông thôn và giới tính, năm 2016 31 Biểu 3.6: Phân bố phần trăm lao động phi chính thức theo vị thế việc làm, thành thị/nông thôn và giới tính năm 2016 32 Biểu 4.1: Phân bố phần trăm lao động chính thức và lao động phi chính thức theo vị thế việc làm và giới tính năm 2016 34 Biểu 4.2: Số giờ làm việc bình quân trong tuần của lao động chính thức và lao động phi chính thức theo khu vực kinh tế và vị thế việc làm, năm 2016 35 Biểu 4.3: Số giờ làm việc bình quân của lao động phi chính thức theo thành thị/ nông thôn, nhóm tuổi và giới tính năm 2016 37 Biểu 4.4: Tiền lương bình quân của lao động chính thức và lao động phi chính thức theo khu vực kinh tế và vị thế việc làm năm 2016 38 Biểu 4.5: Tỷ lệ lao động làm công ăn lương có mức thu nhập thấp trong tổng số lao động chính thức và lao động phi chính thức theo khu vực kinh tế và giới tính, năm 2016 40 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016 v
  8. Biểu 4.6: Tiền lương bình quân của lao động phi chính thức chia theo trình độ CMKT, thành thị nông thôn và giới tính, năm 2016 40 Biểu 4.7: Phân bố lao động chính thức và lao động phi chính thức theo loại hợp đồng lao động, thành thị/nông thôn và giới tính, năm 2016 41 Biểu 4.8: Phân bố phần trăm lao động phi chính thức theo loại HĐLĐ và trình độ CMKT, năm 2016 43 Biểu 4.9: Phân bố phần trăm lao động chính thức và phi chính thức theo hình thức BHXH và vị thế việc làm, năm 2016 43 Biểu 4.10: Phân bố phần trăm lao động chính thức và phi chính thức chia theo địa điểm làm việc, thành thị/nông thôn, giới tính, năm 2016 44 Biểu 4.11: Tiền lương bình quân của lao động chính thức và lao động phi chính thức theo địa điểm làm việc, năm 2016 45 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Tỷ lệ lao động chính thức và lao động phi chính thức,giai đoạn 2014-2016 16 Hình 2.2: Tỷ lệ lao động chính thức và lao động phi chính thức theo trình độ CMKT, năm 2016 18 Hình 2.3: Tỷ lệ lao động chính thức và lao động phi chính thức theo nhóm nghề, năm 2016 22 Hình 3.1: Phân bố phần trăm lao động phi chính thức theo nhóm tuổi và khu vực kinh tế năm 2016 27 Hình 3.2: Cơ cấu giới tính của lao động phi chính thức trong các khu vực kinh tế năm 2016 27 Hình 3.3: Phân bố phần trăm lao động phi chính trong các khu vực kinh tế theo trình độ CMKT, năm 2016 29 Hình 4.1. Tỷ lệ lao động chính thức và lao động phi chính thức có số giờ làm việc nhiều hơn 48 giờ, năm 2016 36 Hình 4.2: Tiền lương và thời gian làm việc bình quân của lao động làm công ăn lương, giai đoạn 2014-2016 39 Hình 4.3: Cơ cấu HĐLĐ của lao động phi chính thức theo tình trạng đăng ký kinh doanh nơi người lao động làm việc, năm 2016 42 vi BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016
  9. DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu/Viết tắt Giải thích/Tên đầy đủ CMKT Chuyên môn kỹ thuật TP Thành phố ILO Tổ chức Lao động Quốc tế UNSD Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc SNA Hệ thống Tài khoản Quốc gia BHXH Bảo hiểm xã hội HTX Hợp tác xã NN Nông nghiệp ĐCS Đảng cộng sản CT-XH Chính trị - Xã hội QLNN Quản lý Nhà nước TTTM Trung tâm thương mại SXKD Sản xuất kinh doanh NLTS Nông lâm thủy sản BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016 vii
  10. viii BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016
  11. BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016 ix
  12. TÓM TẮT NỘI DUNG VÀ NHỮNG PHÁT HIỆN CHÍNH Cuộc điều tra lao động việc làm là cuộc điều tra mẫu do Tổng cục Thống kê tiến hành trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với quy mô mẫu khoảng 20 nghìn hộ/tháng, tương ứng khoảng 240 nghìn hộ/năm. Cuộc điều tra này được thực hiện từ năm 2007, tuy nhiên các thông tin về lao động có việc làm phi chính thức mới được đưa vào bảng hỏi điều tra từ năm 2014. Ngoài các ấn phẩm về kết quả điều tra lao động việc làm được xuất bản hàng năm, lần đầu tiên Tổng cục Thống kê xuất bản ấn phẩm chuyên sâu về lao động có việc làm phi chính thức ở Việt Nam. Khu vực phi chính thức có những đặc điểm dễ nhận thấy như: lao động trong khu vực này có việc làm bấp bênh, thiếu ổn định, không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thỏa thuận miệng, thu nhập thấp, thời gian làm việc dài, cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu vực này thường có quy mô rất nhỏ hoặc siêu nhỏ, không đăng ký kinh doanh, không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, không chi trả các chế độ phụ cấp và các khoản phúc lợi xã hội khác cho người lao động, v.v Kết quả của cuộc điều tra đã đưa ra một số bằng chứng về xu hướng biến động cũng như những đặc điểm dễ nhận thấy của lao động phi chính thức ở Việt Nam. Quy mô và xu hướng của lao động phi chính thức 1. Quy mô của lao động phi chính thức khá lớn với trên 18 triệu người, chiếm 57,2 % tổng số lao động phi hộ nông nghiệp. Nếu tính cả lao động trong khu vực hộ nông nghiệp, tỷ lệ lao động phi chính thức chiếm đến 78,6%. 2. Xét trên tổng thể lao động có việc làm trong nền kinh tế, quy mô lao động có việc làm chính thức và lao động có việc làm phi chính thức đều có xu hướng tăng, ngược lại, lao động làm nông, lâm nghiệp và thủy sản trong khu vực hộ có xu hướng giảm (từ 24,0 triệu người năm 2014 xuống còn 21,8 triệu người năm 2016). 3. Khoảng 60% lao động phi chính thức tập trung ở khu vực nông thôn nơi có nhiều làng nghề truyền thống, các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp và các tổ hợp tác. © UN Việt Nam/ Aidan Dockery x BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016
  13. 4. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Hồng là những vùng có dân cư đông đúc và cũng là nơi tập trung nhiều lao động phi chính thức nhất toàn quốc. Ngược lại các vùng như Trung du miền núi phía Bắc và Tây nguyên có dân số ít, lao động chủ yếu làm nông, lâm nghiệp, ngành nghề không đa dạng nên tỷ trọng lao động phi chính thức khá thấp. Hà Nội và Hồ Chí Minh là hai thành phố lớn và cũng là hai trung tâm kinh tế - chính trị có số lao động phi chính thức lớn nhất, chiếm trên 20% tổng số lao động phi chính thức của cả nước. 5. Phần lớn lao động phi chính thức làm việc trong 3 nhóm ngành: “Công nghiệp chế biến, chế tạo”, “Xây dựng” và “Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy”. Tỷ trọng lao động phi chính thức của 3 ngành này chiếm tới gần 70% tổng số lao động phi chính thức. Tiếp theo đó, nhóm ngành “Dịch vụ lưu trú và ăn uống” cũng chiếm tỷ trọng khá lớn với khoảng 11%. Đặc trưng của lao động phi chính thức 6. Tỷ lệ lao động phi chính thức cao ở nhóm tuổi thanh niên (tuổi từ 15-24) và nhóm từ 55 tuổi trở lên (tương ứng là 60,2% và 74,4%). 7. Tỷ lệ qua đào tạo của lao động phi chính thức là khá thấp (14,8%), thấp hơn mức chung của lao động có việc làm của toàn bộ nền kinh tế 5,7 điểm phần trăm, và thấp hơn so với lao động chính thức 17,4 điểm phần trăm. Trong tổng số lao động có việc làm phi nông nghiệp không có trình độ CMKT, lao động phi chính thức chiếm đến 71,9%. 8. Có trên 6,4 triệu lao động phi chính thức (tương ứng 35,6%) làm nghề “Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng” và trên 5,3 triệu lao động phi chính thức (tương ứng 29,8%) làm nghề “Thợ thủ công và các thợ có liên quan”. Khoảng 18% lao động phi chính thức là “Lao động giản đơn”, các nhóm nghề còn lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ. 9. Trong tổng số lao động phi chính thức, có 14,9 triệu lao động (tương ứng 82,7%) làm việc trong các hộ sản xuất kinh doanh hoặc cá nhân làm tự do. Vị thế việc làm, điều kiện làm việc của lao động phi chính thức 10. Cả nước có 53,4% lao động phi chính thức là lao động làm công ăn lương (tương ứng 9,6 triệu người), 32,1% (tương ứng 5,8 triệu người) là lao động tự làm và 11,8% (tương ứng 2,2 triệu người) là lao động gia đình. 11. Có đến 43,9% lao động phi chính thức được xếp vào nhóm lao động có việc làm dễ bị tổn thương (bao gồm 32,1% là lao động tự làm và 11,8% là lao động gia đình không được trả lương) trong khi chỉ có 14,0% lao động chính thức được xếp vào nhóm này. 12. Nữ giới có xu hướng làm các công việc dễ bị tổn thương hơn nam giới. Có 31,8% lao động phi chính thức nam giới được xếp vào nhóm lao động có việc làm dễ bị tổn thương trong khi con số này ở nữ giới lên tới 59,6%. 13. Chủ cơ sở có thời gian làm việc nhiều nhất (trên 50 giờ/tuần) trong khi lao động gia đình có thời gian làm việc ít nhất (44 giờ/tuần). Số giờ làm việc trung bình của lao động phi chính thức làm công ăn lương là 49,2 giờ/tuần, cao hơn 02 giờ so với lao động chính thức làm công ăn lương (47,2 giờ/tuần) và cao hơn số giờ làm việc tối đa theo quy định (48 giờ/tuần). BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016 xi
  14. 14. Tiền lương bình quân tháng của lao động phi chính thức thấp hơn của lao động chính thức ở tất cả các vị thế việc làm. Tiền lương bình quân của nhóm lao động phi chính thức vào khoảng 4,4 triệu đồng/tháng, chỉ bằng hơn một nửa so với nhóm lao động chính thức (6,7 triệu đồng/tháng). 15. Trong khi chỉ có 1,7% lao động chính thức không được ký hợp đồng lao động thì có tới 76,7% lao động phi chính thức làm việc mà không có bất cứ một hợp đồng lao động bằng văn bản nào liên quan đến công việc đang làm. Cụ thể, 62,1% lao động phi chính thức chỉ có hợp đồng thỏa thuận miệng và 14,6% không có bất cứ một thỏa thuận nào. 16. Hầu hết lao động phi chính thức không có bảo hiểm xã hội (97,9%), chỉ có 0,2% được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, còn lại 1,9% đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong khi đó, tỷ lệ lao động chính thức không có bảo hiểm xã hội bắt buộc i chỉ có 19,5%, tỷ lệ này thấp hơn 78,4 điểm phần trăm so với lao động phi chính thức. xii BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016
  15. CHƯƠNG I KHÁI NIỆM, THƯỚC ĐO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI© UN CHÍNH Việt Nam/ THỨC Aidan 2016 Dockery1
  16. I. GIỚI THIỆU Một số nước Châu Á nhận thức rằng đã có một khoảng cách nhất định giữa mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với kết quả thực tế. Mặc dù họ đã cố gắng vạch ra nhiều chiến lược, tập trung vào mục tiêu giảm bớt đói nghèo ở khu vực đô thị, tuy nhiên kết quả mang lại vẫn không khả quan. Nếu ở thập niên 60, các chiến lược phần lớn tập trung vào việc đầu tư mạnh cho khu vực nhà nước, tạo ra nhiều việc làm ở khu vực quốc doanh, thì đến thập niên 70, các chiến lược hướng đến chính sách rộng hơn, nhằm tạo ra nhiều việc làm cũng như phát triển nguồn nhân lực cho toàn xã hội. Tuy nhiên, những nỗ lực đó vẫn không làm giảm đi mức nghèo khổ ở các thành phố. Cuối cùng, các nhà quản lý nhận ra rằng, họ đã bỏ quên một khu vực kinh tế có quy mô hoạt động nhỏ thậm chí rất nhỏ mà các chủ thể thường không đăng ký kinh doanh và rất khó để họ tuân thủ một số quy định pháp quy do Nhà nước đề ra. Chính khu vực kinh tế này đã thu hút một số lượng khá lớn lao động, tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ cho xã hội với giá cả vừa phải, phù hợp với thu nhập của người lao động nghèo. Khu vực này được gọi là khu vực phi chính thức (informal sector) và tên gọi này hiện nay đã trở nên phổ biến. Hai khái niệm “khu vực chính thức” và “khu vực phi chính thức” đã tồn tại như một tất yếu khách quan, luôn chịu sự tác động của các quy luật kinh tế, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội cũng như hệ thống pháp luật ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào mỗi quốc gia. Hai khu vực này đã trở thành bộ phận cấu thành của nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Một điểm chung có thể thấy là không phải tất cả lao động đều được tham gia vào hệ thống bảo trợ xã hội và có được những việc làm được bảo vệ về mặt pháp luật tại nơi làm việc. Điều này khiến cho năng suất lao động và thu nhập của những nhóm lao động này thấp không chỉ diễn ra ở khu vực phi chính thức mà cả ở trong khu vực chính thức. Lao động phi chính thức có một số đặc điểm dễ nhận thấy như: việc làm bấp bênh, thiếu ổn định, thu nhập thấp, thời gian làm việc dài; không có hợp đồng lao động hoặc có nhưng không được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, không được chi trả các chế độ phụ cấp và các khoản phúc lợi xã hội khác. Những người lao động này thường luẩn quẩn trong đói nghèo, hạn chế về năng lực, kiến thức và điều kiện kinh tế, do đó không có nhiều cơ hội để hòa nhập xã hội. Do vậy, việc nghiên cứu khu vực kinh tế phi chính thức cũng như việc làm phi chính thức ở Việt Nam là cần thiết, nhất là trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới nói chung và sự hội nhập của Thống kê Việt Nam vào Thống kê quốc tế nói riêng. Thực tế cho thấy đang tồn tại sự chuyển đổi giữa tính chính thức và phi chính thức của lao động trong các khu vực kinh tế. Vì vậy, cần có các thống kê chính thức về sự chuyển đổi này, từ đó đưa ra những khuyến nghị về chính sách nhằm thúc đẩy và khuyến khích sự chính thức hóa trong khu vực phi chính thức. 2 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016
  17. II. THƯỚC ĐO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 1. Khái niệm và định nghĩa của quốc tế Căn cứ để phân biệt khu vực kinh tế chính thức và khu vực kinh tế phi chính thức là dựa trên sự khác nhau giữa lao động được trả lương và lao động tự làm. Năm 1993, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc (UNSD) đã đi đến thống nhất khái niệm về khu vực kinh tế phi chính thức và lao động phi chính thức. Từ đó đề ra một lược đồ thống nhất để thống kê và phân tích khu vực kinh tế phi chính thức dưới góc độ thống kê lao động (việc làm) và tài khoản quốc gia (sản xuất). a. Khu vực kinh tế phi chính thức Khu vực kinh tế phi chính thức được hiểu một cách chung nhất, là tập hợp các đơn vị sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch vụ với mục tiêu chủ yếu nhằm tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. Các đơn vị này thường hoạt động với tổ chức quy mô nhỏ, quan hệ lao động chủ yếu dựa trên lao động không thường xuyên, quan hệ họ hàng hoặc quan hệ cá nhân hơn là những quan hệ qua hợp đồng với những đảm bảo chính thức. Các đơn vị sản xuất của khu vực phi chính thức có những đặc điểm của cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, doanh nghiệp hộ gia đình. Tài sản cố định và những tài sản khác không thuộc về đơn vị sản xuất mà thuộc về chủ sở hữu đầu tư. Các đơn vị này không thể đứng ra ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp khác theo đúng luật định và họ cũng không thể đứng ra tự trang trải nợ với tư cách của mình. Người chủ sở hữu phải tự cân đối thu chi, tự chịu rủi ro. Chi phí sản xuất không phân biệt với chi phí gia đình. Tương tự, việc sử dụng hàng hoá có giá trị như nhà cửa hay xe cộ không phân biệt là dành cho kinh doanh hay mục đích tiêu dùng của gia đình. b. Lao động phi chính thức Theo khung khái niệm của ILO, lao động phi chính thức phi nông nghiệp bao gồm các nhóm sau đây: (1) Lao động tự làm trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của chính họ thuộc khu vực kinh tế phi chính thức (ô 3); (2) Người chủ làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của chính họ thuộc khu vực kinh tế phi chính thức (ô 4); (3) Lao động gia đình, không kể họ làm việc trong đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc khu vực kinh tế chính thức hay khu vực kinh tế phi chính thức (ô 1 và ô 5); BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016 3
  18. (4) Xã viên của hợp tác xã thuộc khu vực kinh tế phi chính thức (ô 8); (5) Lao động làm công ăn lương với công việc phi chính thức trong các đơn vị sản xuất kinh doanh chính thức (ô 2), lao động làm công ăn lương trong các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc khu vực kinh tế phi chính thức (ô 6), hay lao động làm thuê công việc gia đình trong các hộ gia đình (ô 10); và (6) Người tự làm tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch vụ dùng cho nhu cầu tự tiêu dùng của chính hộ gia đình họ (ô 9). Khung lý thuyết về lao động phi chính thức của ILO Vị thế việc làm Lao động tự Lao động Làm công ăn Chủ cơ sở Xã viên HTX làm gia đình lương Khu vực Phi Phi Phi Phi Chính Chính Phi chính Chính Chính chính chính chính chính thức thức thức thức thức thức thức thức thức Khu vực 1 2 chính thức Khu vực 3 4 5 6 7 8 phi chính thức (a) Khu vực Hộ (b) 9 10 Lưu ý: - Các ô tô màu đen thể hiện việc làm mà theo định nghĩa không xuất hiện trong khu vực kinh tế đó; - Các ô bôi màu xám thể hiện lao động có việc làm chính thức; - Các ô màu trắng thể hiện lao động có việc làm phi chính thức; - (a): Không bao gồm hộ gia đình thuê lao động làm thuê công việc gia đình; - (b): Hộ gia đình sản xuất sản phẩm tự tiêu dùng và các hộ gia đình thuê lao động làm thuê công việc gia đình. Lược đồ khái niệm được sử dụng nhằm xác định chính xác lao động nào được coi là lao động phi chính thức, dựa trên hai phân tổ: (i) vị thế việc làm (lao động tự làm, chủ cơ sở, lao động gia đình, làm công ăn lương và xã viên HTX) và (ii) loại đơn vị SXKD (chính thức, phi chính thức, hộ gia đình). Các ô không màu (từ 1 đến 6 và từ 8 đến 10) thể hiện tính đa dạng của lao động phi chính thức. Trong đó: (i) Từ ô 3 đến ô 8 là lao động thuộc khu vực kinh tế phi chính thức; (ii) Các ô 1, 2, 9 và 10 là lao động phi chính thức ngoài khu vực kinh tế phi chính thức. 4 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016
  19. 2. Khái niệm, phạm vi và nguyên tắc áp dụng với Việt Nam. a. Khái niệm Lao động phi chính thức và việc làm phi chính thức là hai khái niệm và phạm trù khác nhau. Nói đến lao động phi chính thức là nói đến con người (persons), còn nói đến việc làm phi chính thức là nói đến công việc (work). Lao động phi chính thức được xác định là lao động có việc làm phi chính thức. Tổng số lao động phi chính thức trên toàn xã hội là tổng số lao động (tổng số người) có việc làm phi chính thức. Mỗi lao động chỉ được xác định trên một công việc chính (hay gọi là việc làm chính). Như vậy, lao động phi chính thức có thể được tìm thấy trong cả khu vực phi chính thức và ngoài khu vực phi chính thức. Khu vực kinh tế phi chính thức được định nghĩa là khu vực hoạt động của tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) không có tư cách pháp nhân, sản xuất ít nhất một hoặc một vài sản phẩm và dịch vụ để bán hoặc trao đổi, không đăng kí kinh doanh (không có giấy phép kinh doanh). Ở Việt Nam, các cơ sở SXKD hoạt động trong khu vực này chủ yếu là hộ sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp và các tổ hợp tác. Việc làm phi chính thức được định nghĩa là việc làm không có bảo hiểm xã hội (đặc biệt là bảo hiểm xã hội bắt buộc) và không có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên. Ở Việt Nam, hầu hết các việc làm thuộc khu vực KTPCT được coi là việc làm phi chính thức. Lao động phi chính thức được định nghĩa là lao động có việc làm phi chính thức. Trong khuôn khổ báo cáo này, nhóm nghiên cứu thống nhất dùng và công bố số liệu về “lao động phi chính thức” thay vì “việc làm phi chính thức” vì một số lý do sau: (1) Số liệu được tổng hợp, phân tích chủ yếu dựa trên người lao động đang làm công việcgì? công việc của họ đang làm có bền vững hay không? với công việc đang làm thì người lao động có được bảo đảm về tương lai hay không? (2) Một người lao động có thể làm nhiều việc trong cùng một thời gian, nếu sử dụng khái niệm “Việc làm phi chính thức” sẽ phản ánh tổng công việc của toàn xã hội, không tính đến người lao động; (3) Trong cùng một loại công việc có tính chất như nhau nhưng người lao động lại được thỏa thuận khác nhau như làm việc ký hợp đồng dài hạn nhưng có người lại chỉ là lao động tạm thời hoặc thỏa thuận miệng. Việc làm như nhau nhưng có người được mua bảo hiểm nhưng có người lại không có bảo hiểm xã hội, khi đó thống kê số việc làm phi chính thức không có nhiều ý nghĩa. b. Phạm vi Chỉ xác định lao động phi chính thức trong lĩnh vực phi nông nghiệp và hộ nông nghiệp có đăng ký kinh doanh.Hay nói cách khác là loại trừ lao động trong hộ sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản chưa đăng ký kinh doanh, (thực hiện theo khuyến nghị của ILO đối với những nước chưa phát triển mà sản xuất nông nghiệp là chủ yếu). BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016 5
  20. c. Nguyên tắc áp dụng Dựa trên các thông tin thu được từ Điều tra lao động việc làm, lao động phi chính thức được xác định căn cứ trên các tiêu chí sau: Căn cứ vào khu vực kinh tế mà người lao động đang làm việc (khu vực chính thức, khu vực phi chính thức hay khu vực hộ gia đình); Căn cứ vào vị thế việc làm của người lao động; Căn cứ vào hợp đồng kinh tế của người lao động (hợp đồng không thời hạn, hợp đồng có xác định thời hạn, thỏa thuận miệng hay không ký kết hợp đồng); Căn cứ vào BHXH đối với công việc mà người lao động đang làm (có hay không có BHXH bắt buộc); Lao động phi chính thức được xác định từ việc làm phi chính thức. (1) Xác định theo các khu vực kinh tế ✦✦ Khu vực chính thức gồm: Các doanh nghiệp và chi nhánh doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp nhà nước, ngoài nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài); Các hợp tác xã và tổ hợp tác đang hoạt động theo Luật HTX 2012; Các cơ quan nhà nước (bao gồm các cơ quan lập pháp/hành pháp/tư pháp); Các đơn vị sự nghiệp (không phân biệt của nhà nước hay ngoài nhà nước); Các tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam; Các tổ chức Đảng, đoàn thể, hiệp hội có tư cách pháp nhân (có quyết định thành lập, có con dấu riêng ); Các hộ sản xuất kinh doanh cá thể có đăng ký kinh doanh; Các hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản có đăng kí kinh doanh. ✦✦ Khu vực phi chính thức gồm: Các cơ sở/các hộ SXKD cá thể không có đăng ký kinh doanh. (không có tư cách pháp nhân); Cá nhân làm tự do. ✦✦ Khu vực hộ gồm: Các hộ sản xuất phi nông lâm nghiệp và thủy sản sản xuất ra sản phẩm tự tiêu dùng và các hộ gia đình thuê lao động làm thuê công việc gia đình. (2) Xác định lao động phi chính thức theo vị thế việc làm Căn cứ vào khái niệm và các tiêu chí đã trình bày ở trên, lao động phi chính thức ở Việt Nam được xác định bao gồm các nhóm sau: 6 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016
  21. ✦✦ Trong khu vực chính thức: Người làm công thuộc khu vực chính thức nhưng không có hợp đồng lao động, hoặc chỉ có hợp đồng miệng, hợp đồng giao khoán hay hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng; Người làm công thuộc khu vực chính thức có hợp đồng trên 3 tháng nhưng không tham gia đóng BHXH bắt buộc; Lao động gia đình tại cơ sở SXKD thuộc khu vực chính thức; Thành viên HTX không có BHXH bắt buộc. ✦✦ Trong khu vực phi chính thức: Người là chủ cơ sở thuộc khu vực phi chính thức; Lao động tự làm thuộc khu vực phi chính thức; Lao động làm công ăn lương thuộc khu vực phi chính thức; Lao động gia đình tại cơ sở thuộc khu vực phi chính thức. ✦✦ Trong khu vực hộ: Lao động tự làm tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch vụ dùng cho nhu cầu tự tiêu dùng của chính hộ gia đình họ; Làm công ăn lương trong khu vực hộ (những lao động làm thuê trong các hộ gia đình). Phạm vi tính lao động phi chính được miêu tả qua sơ đồ sau: KHU VỰC CHÍNH THỨC KHU VỰC PHI CHÍNH THỨC Các nhà doanh nghiệp Lao động làm bao gồm chủ doanh nghiệp, Chủ cơ sở, người công có việc chủ cơ sở và thành viên tự làm trong các cơ sở làm chính HTX thuộc khu vực sản xuất kinh doanh thức thuộc chính thức Lao động làm công thuộc khu vực phi chính thức khu vực phi có việc làm phi chính chính thức thức thuộc khu vực chính thức Lao động làm công có Lao động việc làm phi chính thức làm công có thuộc khu vực phi chính thức việc làm Lao động gia đình chính thức thuộc khu vực thuộc khu vực chính thức Lao động gia đình thuộc chính thức khu vực phi chính thức Lao động làm công Lao động tự có việc làm phi làm tại hộ Lao động làm chính thức tại hộ công có việc làm chính thức tại hộ KHU VỰC HỘ GIA ĐÌNH BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016 7
  22. 3. Nguồn số liệu Nguồn số liệu để xác định lao động phi chính thức được dựa vào kết quả Điều tra lao động việc làm theo nội dung các câu hỏi sau: Câu hỏi về loại hình kinh tế Trong câu hỏi này nơi làm việc của người lao động được xác định thuộc 1 trong 12 loại hình sau: (1) Hộ nông lâm thủy sản: Bao gồm các hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; (2) Cá nhân làm tự do: Bao gồm các cá nhân (một người) làm nghề tự do gồm những người tự làm hoặc làm thuê thường không có địa điểm cố định hoặc ổn định như: người bơm vá xe đạp trên hè đường, xe ôm, bán hàng rong, bán hàng trên xe đẩy tại đường/phố/ngõ/xóm, xay xát lưu động trên các ghe, thuyền thường xuyên tại một khúc sông, (3) Cơ sở kinh doanh cá thể: Cơ sở kinh doanh cá thể là nơi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở của một hộ gia đình, một hoặc một nhóm các cá nhân cùng sản xuất kinh doanh nhưng chưa đủ điều kiện hoặc chưa đăng ký thành lập doanh nghiệp theo các luật, như Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã (HTX) (4) Tập thể: Bao gồm các tổ chức kinh tế (thường gọi là HTX) được thành lập trên cơ sở tự nguyện góp vốn sản xuất kinh doanh và sự tham gia lao động trực tiếp của các thành viên (thường gọi là xã viên) theo Luật HTX quy định; (5) Doanh nghiệp ngoài nhà nước: Bao gồm các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư ở trong nước, thuộc sở hữu của một người, một nhóm người hoặc một phần nhỏ của nhà nước (phần vốn sở hữu nhà nước chiếm không quá 50% vốn điều lệ của đơn vị này); (6) Đơn vị sự nghiệp ngoài nhà nước: Gồm các đơn vị sự nghiệp do một tổ chức đứng ra thành lập, đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước và quản lý điều hành mọi hoạt động theo quy định của pháp luật; (7) Cơ quan lập pháp/hành pháp/tư pháp: Bao gồm: (i) tất cả các cơ quan lập pháp (cơ quan Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp địa phương); (ii) các cơ quan hành pháp (cơ quan trực thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan trực thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp); (iii) các cơ quan tư pháp (Toà án, Viện kiểm sát Nhân dân các cấp); (8) Tổ chức nhà nước: Bao gồm các tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội; và các cơ sở thuộc tổ chức xã hội - nghề nghiệp có nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu từ ngân sách nhà nước; (9) Đơn vị sự nghiệp nhà nước: Bao gồm đơn vị sự nghiệp công, đơn vị sự nghiệp bán công; (10) Doanh nghiệp nhà nước: Gồm các loại hình doanh nghiệp sau: (i) Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; (ii) Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước; (iii) Công ty cổ phần vốn trong nước mà Nhà nước chiếm giữ trên 50% vốn điều lệ; (11) Khu vực nước ngoài: Gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài; 8 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016
  23. (12) Tổ chức/đoàn thể khác: Các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, Câu hỏi về vị thế việc làm Vị thế việc làm gồm các loại sau đây : (1) Chủ cơ sở: Là ngươi quan ly, điêu hanh cac đơn vi kinh tê cơ sơ ma có tuyển hoặc thuê ít nhất một lao động được trả lương/trả công; (2) Tự làm: La nhưng ngươi lam viêc cho chinh ho thay vi lam viêc thuê cho nhưng ông chu khac đê nhân tiên lương, tiên công; (3) Lao đông gia đinh: La nhưng ngươi tham gia vao cac hoat đông san xuât kinh doanh do chinh thanh viên trong gia đinh minh tô chưc va không được nhân tiền lương tiền công; (4) Xã viên hợp tác xã: Là những người góp vốn và cùng làm việc trong các hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã; (5) Làm công ăn lương:Là những người được các tổ chức, cá nhân khác thuê theo thỏa thuận/hợp đồng (hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng, v.v ) để thực hiện một hay một loạt các công việc nhằm đạt được mục đích của tổ chức, cá nhân đó và được tổ chức, cá nhân đó trả thù lao dưới dạng tiền lương, tiền công hoặc hiện vật. Câu hỏi về hợp đồng lao động: Câu hỏi này chỉ hỏi cho những người có vị thế việc làm là xã viên HTX và lao động làm công ăn lương. Người lao động có thể có những loại hợp đồng: (i) HĐLĐ không xác định thời hạn; (ii) HĐLĐ từ 1 đến dưới 3 năm; (iii) HĐLĐ từ 3 thành đến dưới 1 năm; (iv) HĐLĐ dưới 3 tháng; (v) Hợp đồng giao khoán công việc; (vi) Thỏa thuận miệng; và (vii) Không có HĐLĐ. Ngoài các câu hỏi trên còn có 2 câu hỏi về BHXH để xác định lao động phi chính thức bao gồm: Câu 32: Xác định xem người lao động có tham gia BHXH hay không; Câu 33: Nếu người lao động có tham gia BHXH, xác định người lao động tham gia vào loại hình BHXH nào: BHXH bắt buộc hay BHXH tự nguyện. BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016 9
  24. CHƯƠNG II QUY MÔ VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI© UN CHÍNH Việt Nam/ THỨC Aidan 2016 Dockery11
  25. Chương II sẽ đưa ra bức tranh khái quát về quy mô của lao động có việc làm phi chính thức (hay lao động phi chính thức) và lao động có việc làm chính thức (hay lao động chính thức) cũng như biến động của lao động phi chính thức trong giai đoạn 2014- 2016. I. QUY MÔ LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC Quy mô lao động có việc làm tăng qua các năm từ 52,7 triệu người năm 2014 lên 53,3 triệu người năm 2016. Cùng với đó, quy mô lao động phi chính thức cũng có xu hướng tăng từ 16,8 triệu người năm 2014 lên 18,0 triệu người năm 2016 (tăng gần 1,2 triệu người). Tốc độ tăng trung bình của lao động phi chính thức trong giai đoạn 2014-2016 là 3,5%/năm, chậm hơn tốc độ tăng bình quân của lao động chính thức là 6,9%/năm. Ngược lại lao động trong hộ nông nghiệp lại có xu hướng giảm rõ rệt (giảm khoảng 5%/năm). Biểu 2.1: Quy mô lao động đang làm việc chia theo tình trạng việc làm, giai đoạn 2014-2016 Số lượng (1000 người) Tốc độ tăng/giảm (%) Tình trạng việc làm 2015 so với 2016 so 2014 2015 2016 2014 với 2015 Tổng số 52 744,5 52 840,0 53 302,8 0,2 0,9 Lao động chính thức 11 789,8 12 553,0 13 470,8 6,5 7,3 Lao động phi chính thức 16 829,1 17 534,2 18 018,4 4,2 2,8 Lao động làm nông nghiệp 24 042,0 22 716,0 21 807,1 -5,5 -4,0 trong khu vực hộ KXĐ 83,7 36,8 6,5 - - Kết quả điều tra cho thấy năm 2016, tỷ lệ lao động phi chính thức là khá cao1, chiếm 57,2% trong tổng số lao động (không tính lao động trong khu vực hộ nông nghiệp). Nếu tính cả lao động trong khu vực hộ nông nghiệp, tỷ lệ này lên đến 78,6%. 1. Quy mô lao động phi chính thức ở thành thị và nông thôn Số liệu năm 2016 cho thấy, gần 60% lao động phi chính thức, tương đương 10,7 triệu người làm việc ở khu vực nông thôn. Quy mô lao động phi chính thức có xu hướng tăng ở cả khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Trong cả hai khu vực, tỷ trọng lao động nam đều cao hơn nữ. Sự chênh lệch này thể hiện rõ hơn ở khu vực nông thôn, lao động phi chính thức là nam giới cao gấp 1,4 lần so với nữ giới. 1 Tỷ lệ lao động phi chính thức của một số nước trong khu vực như sau: Trung Quốc 55,2%, Thái Lan 37,7% (năm 2013), Phi-lip- pin 70,1% (năm 2008), In-đô-nê-xi-a 72,5% (năm 2009). Chi tiết xem tại Phụ lục 11. 12 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016
  26. Biểu 2.2: Quy mô lao động phi chính thức chia theo thành thị/nông thôn và giới tính, giai đoạn 2014-2016 2014 2015 2016 Giới tính/ TTNT Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng (1000 Tỷ trọng (1000 người) (%) (1000 người) (%) người) (%) Toàn quốc 16 829,1 100,0 17 534,2 100,0 18 018,4 100,0 Nam 9 311,8 55,3 9 838,7 56,1 10 170,2 56,4 Nữ 7 517,3 44,7 7 695,5 43,9 7 848,2 43,6 Thành thị 6 776,4 100,0 7 114,2 100,0 7 273,3 100,0 Nam 3 508,2 51,8 3 744,5 52,6 3 818,6 52,5 Nữ 3 268,3 48,2 3 369,7 47,4 3 454,6 47,5 Nông thôn 10 052,7 100,0 10 420,0 100,0 10 745,1 100,0 Nam 5 803,6 57,7 6 094,2 58,5 6 351,6 59,1 Nữ 4 249,1 42,3 4 325,8 41,5 4 393,5 40,9 2. Quy mô lao động phi chính thức theo vùng kinh tế - xã hội Quy mô lao động phi chính thức ở sáu vùng kinh tế - xã hội đều có xu hướng tăng lên trong năm 2016. TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là nơi thu hút đông đảo lao động từ các tỉnh, thành phố khác trong cả nước nên tỷ lệ lao động phi chính thức của riêng hai thành phố này đã chiếm trên 20% tổng số lao động phi chính thức cả nước. Ngoài TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, lao động phi chính thức còn tập trung nhiều ở ba vùng là Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Hồng. Các vùng như Trung du và miền núi phía Bắc và Tây nguyên có dân số ít, lao động chủ yếu làm nông, lâm nghiệp, bên cạnh đó các ngành nghề không đa dạng nên tỷ trọng lao động phi chính thức khá thấp. BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016 13
  27. Biểu 2.3: Quy mô lao động phi chính thức theo vùng kinh tế - xã hội, giai đoạn 2014-2016 2014 2015 2016 Số lượng Tỷ Số lượng Số lượng Vùng kinh tế - xã hội Tỷ trọng Tỷ trọng (1000 trọng (1000 (1000 (%) (%) người) (%) người) người) Toàn quốc 16 829,1 100,0 17 534,2 100,0 18 018,4 100,0 Trung du và miền núi 1 116,8 6,6 1 331,3 7,6 1 408,6 7,8 phía Bắc Đồng bằng sông Hồng 3090,6 18,4 3 013,8 17,2 3 237,6 18,0 Bắc trung bộ và Duyên hải 3 494,2 20,8 3 758,9 21,4 3841,0 21,3 miền Trung Tây Nguyên 504,1 3,0 521,6 3,0 5 41,8 3,0 Đông Nam Bộ 1 469,9 8,7 1 641,8 9,4 1709 9,5 Đồng bằng sông Cửu Long 3 566,5 21,2 3 674,4 21,0 3 758,2 20,9 TP. Hà Nội 1 637,9 9,7 1 656,2 9,4 1 642,4 9,1 TP. Hồ Chí Minh 1 949,2 11,6 1 936,2 11,0 1 879,8 10,4 3. Quy mô lao động chính thức, lao động phi chính thức theo khu vực kinh tế và theo vị thế việc làm Điểm nổi bật ở biểu 2.4 là đa phần lao động phi chính thức là người làm công ăn lương, chiếm trên 53% tổng số lao động phi chính thức, tương đương với 9,6 triệu lao động. Trong ba khu vực kinh tế, tỷ trọng lao động làm công ăn lương có việc làm phi chính thức trong khu vực chính thức chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 56,4%), tiếp đến là khu vực phi chính thức (41,9% tương đương trên 4,0 triệu lao động). Điều đáng chú ý hơn là có tới 33,7% lao động làm công ăn lương trong khu vực chính thức (tương ứng với 5,4 triệu người) là lao động phi chính thức. Lao động phi chính thức làm công ăn lương chiếm tỷ trọng cao trong khu vực chính thức như đã nêu cho thấy, ngay cả ở khu vực được cho là chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước (khu vực chính thức) thì việc thực hiện các chính sách đối với người lao động vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. 14 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016
  28. Khu vực Khu vực Khu vực - - - - - Chú ý: Tổng số KXĐ phi chính - - - - - hộ(c) chính thức thức(b) Các ômàuxanh nhạt thể hiệntổng sốcáccôngviệc. công việclàchínhthức hayphichínhthức; Các ô màu vàng thể hiệncác việc làm không xác định đượckhuvựckinhtế hoặc loại Các ômàutrắng thể hiệnlaođộngcóviệclàmphichínhthức; Các ômàuxám thể hiệnlaođộngcóviệclàmchínhthức; Các ô màu đen thể hiện Lao động 5 785,0 34,8 5 750,2 Phi chính thức tự làm 1 880,7 1 880,7 Chính thức về thuyết lý khung theo làm việc có động lao mô Quy 2.4: Biểu Chủ cơsở 472,3 472,3 Phi chính thức 879,5 879,5 Chính thức việc làm mà theo định nghĩa không tồn tại trong khu vực kinh tế đó; lao động phi chính thứccủaILOlao độngphichính LĐ gia đình 2 127,7 1 132,8 994,8 Phi chính thức Làm công ăn lương 9 630,3 1,0 157,7 4 037,2 5 434,4 Phi chính thức 10 707,8 0,2 3,0 10 704,7 Chính thức thếviệclàm Vị Xã viên 3,0 3,0 Phi chính thức HTX BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHICHÍNHTHỨC 2016BÁO CÁO LAO 2,7 2,7 Chính thức 18 018,4 1,0 192,5 11 392,6 6 432,3 Phi chính thức 13 470,8 0,2 3,0 13 467,7 Chính thức vịtính: 1000người Đơn Tổng số LĐ nông nghiệp 21 807,1 21 807,1 trong hộ 4,7 3,8 0,3 0,6 KXĐ 15 53 301,0 4,8 22 000,0 11 395,5 19 900,6 Tổng số
  29. II. XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ LỆ LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC GIAI ĐOẠN 2014-2016 1. Xu hướng tỷ lệ lao động phi chính thức ở các vùng kinh tế - xã hội Hình 2.1: Tỷ lệ lao động chính thức và lao động phi chính thức, giai đoạn 2014-2016 100,0 41,7 42,8 80,0 41,2 60,0 Lao động chính thức 40,0 58,8 58,3 57,2 Lao động phi chính thức 20,0 - Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số liệu trong hình 2.1 cũng phản ánh xu hướng giảm dần của tỷ lệ lao động phi chính thức giai đoạn 2014-2016. Cụ thể, tỷ lệ này là 58,8% vào năm 2014 và giảm còn 57,2% vào năm 2016, giảm 1,6 điểm phần trăm Trong giai đoạn 2014 - 2016, tỷ lệ lao động phi chính thức giảm ở hầu hết các vùng kinh tế - xã hội. Năm 2016, 4 trong số 6 vùng kinh tế - xã hội có tỷ lệ lao động phi chính thức cao trên 53% (cao hơn tỷ lệ này trên phạm vi toàn quốc). Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có tỷ lệ lao động phi chính thức cao nhất (68,7%), tiếp đến là Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (62,5%) và Đồng bằng sông Hồng (61,3%). Ở những khu vực kinh tế phát triển mạnh, tập trung nhiều các khu công nghiệp thì tỷ lệ lao động phi chính thức nhìn chung là thấp như Đông Nam Bộ (47,4%) và TP. Hồ Chí Minh (45,2%). Biểu 2.5: Tỷ lệ lao động phi chính thức theo vùng kinh tế - xã hội, giai đoạn 2014-2016 Đơn vị tính: % Vùng kinh tế - xã hội 2014 2015 2016 Toàn quốc 58,8 58,3 57,2 Trung du và miền núi phía Bắc 48,9 53,0 52,7 Đồng bằng sông Hồng 63,6 61,7 61,3 Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung 63,7 63,9 62,5 Tây Nguyên 53,9 54,6 53,4 Đông Nam Bộ 45,9 46,0 47,4 Đồng bằng sông Cửu Long 70,7 70,3 68,7 TP. Hà Nội 56,8 55,0 52,3 TP. Hồ Chí Minh 49,6 47,8 45,2 16 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016
  30. 2. Xu hướng tỷ lệ lao động phi chính thức trong các khu vực kinh tế Năm 2016, tỷ lệ lao động phi chính thức ở khu vực nông thôn cao gấp 1,3 lần so với khu vực thành thị, 65,2% so với 48,5%. Tỷ lệ này trong các khu vực phi chính thức và khu vực hộ gần như tuyệt đối.Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là ở khu vực thành thị, tỷ lệ lao động phi chính thức trong khu vực hộ năm 2014 và năm 2015 là 100%, song đến năm 2016 đã có dấu hiệu giảm, mặc dù sự giảm này còn ở mức độ rất khiêm tốn. Nguyên nhân là do một số chủ gia đình trực tiếp đứng ra mua bảo hiểm xã hội cho người giúp việc trong gia đình. Biểu 2.6: Tỷ lệ lao động phi chính thức theo các khu vực kinh tế, giai đoạn 2014-2016 Đơn vị tính: % Khu vực kinh tế 2014 2015 2016 Toàn quốc 58,8 58,3 57,2 Khu vực chính thức 32,8 33,5 32,3 Khu vực phi chính thức 99,9 99,9 99,9 Khu vực hộ 100,0 100,0 99,9 Thành thị 49,2 49,3 48,5 Khu vực chính thức 26,9 28,2 28,0 Khu vực phi chính thức 99,9 99,9 99,9 Khu vực hộ 100,0 100,0 99,9 Nông thôn 67,7 66,5 65,2 Khu vực chính thức 39,8 39,6 37,3 Khu vực phi chính thức 99,9 99,9 99,9 Khu vực hộ 100,0 100,0 100,0 3. Xu hướng tỷ lệ lao động phi chính thức theo nhóm tuổi, giới tính Biểu 2.7 cho thấy, tỷ lệ lao động phi chính thức là khá cao ở nhóm tuổi thanh niên (tuổi từ 15 -24) và nhóm từ 55 tuổi trở lên vì những người ở độ tuổi15-24 thường có các công việc tạm thời trong thời gian đi học hoặc đi tìm việc và những người thuộc trong khi đó nhóm tuổi từ 55 trở lên thường muốn làm thêm các công việc phi chính thức hoặc khó có cơ hội tìm được công việc chính thức do đã nghỉ hưu hoặc sắp hết độ tuổi lao động. Xét về giới tính, ngoại trừ nhóm tuổi 55-59, các nhóm tuổi còn lại, tỷ lệ lao động phi chính thức ở nam giới đều cao hơn so với nữ giới. Năm 2016, tỷ lệ lao động phi chính thức ở nhóm tuổi thanh niên (15-24) khá cao (60,2%), điều này có nghĩa là cứ 10 lao động ở trong nhóm tuổi thanh niên thì có tới 6 lao động có việc làm phi chính thức, và tỷ lệ này ở nam cao hơn 20% so với nữ (70,1% so với 49,1%). BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016 17
  31. Biểu 2.7: Tỷ lệ lao động phi chính thức theo nhóm tuổi, giới tính, giai đoạn 2014-2016 Đơn vị tính: % Nhóm tuổi 2014 2015 2016 Chung 58,8 58,3 57,2 15-24 65,8 62,6 60,2 25-54 55,9 55,3 54,3 55-59 66,1 69,2 68,8 60+ 79,5 82,4 81,4 Nam 61,2 61,6 60,7 15-24 74,6 72,9 70,1 25-54 58,4 58,5 57,9 55-59 57,9 62,0 62,6 60+ 75,0 78,7 77,8 Nữ 56,1 54,5 53,3 15-24 55,8 51,1 49,1 25-54 53,1 51,7 50,3 55-59 77,5 79,3 77,3 60+ 84,2 86,2 85,3 4. Xu hướng tỷ lệ lao động phi chính thức theo trình độ CMKT Hình 2.2: Tỷ lệ lao động chính thức và lao động phi chính thức theo trình độ CMKT, năm 2016 Đại học trở lên 12,4 87,6 Cao đẳng 28,4 71,6 Trung cấp 34,2 65,8 Sơ cấp 54,3 45,7 Không có 71,9 28,1 CMKT 20,0 40,0 60,0 80,0 100,0 Lao động phi chính thức Lao động chính thức 18 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016
  32. Hình 2.2 và Biểu 2.8 phản ánh xu hướng tỷ lệ nghịch giữa trình độ CMKT và tỷ lệ lao động phi chính thức. Cụ thể, nhóm chưa đào tạo CMKT có tỷ lệ lao động phi chính thức cao nhất, tiếp đến là các nhóm sơ cấp, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và thấp nhất là nhóm có trình độ đại học trở lên. Trong giai đoạn 2014 - 2016, tỷ lệ lao động phi chính thức ở hầu hết các trình độ chuyên môn kỹ thuật đều có xu hướng giảm, ngoại trừ nhóm trình độ trung cấp. Ở nhóm không có trình độ CMKT, tỉ lệ này giảm từ 72,7% năm 2014 xuống 71,9% năm 2016; nhóm sơ cấp có tỷ lệ giảm nhiều nhất, từ 58,9% vào năm 2014 xuống 54,3% vào năm 2016, giảm 4,6 điểm phần trăm. Dưới góc độ giới tính, tỷ lệ lao động phi chính thức của nam cao hơn nữ ở tất cả các trình độ. Riêng năm 2016, tỷ lệ lao động phi chính thức của nam ở trình độ chưa đào tạo chuyên môn kỹ thuật là 76,5%, sơ cấp là 56,2%, trung cấp là 37,2%; trong khi đó tỷ lệ này của nhóm nữ thấp hơn, tương ứng lần lượt là 67,1%, 43,0% và 30,2%. Biểu 2.8: Tỷ lệ lao động phi chính thức theo trình độ CMKT và giới tính, giai đoạn 2014-2016 Đơn vị tính: % Trình độ CMKT 2014 2015 2016 Chung 58,8 58,3 57,2 Không có CMKT 72,7 72,8 71,9 Sơ cấp 58,9 57,7 54,3 Trung cấp 31,3 33,7 34,2 Cao đẳng 27,8 29,1 28,4 Đại học trở lên 12,5 12,8 12,4 Nam 61,2 61,6 60,7 Không có CMKT 75,9 77,2 76,5 Sơ cấp 61,0 58,6 56,2 Trung cấp 34,8 36,6 37,2 Cao đẳng 31,0 32,5 33,9 Đại học trở lên 12,8 13,4 12,8 Nữ 56,1 54,5 53,3 Không có CMKT 69,2 68,1 67,1 Sơ cấp 50,6 51,8 43,0 Trung cấp 26,7 29,9 30,2 Cao đẳng 25,4 26,3 23,7 Đại học trở lên 12,1 12,2 12,0 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016 19
  33. 5. Xu hướng tỷ lệ lao động phi chính thức theo vị thế việc làm Trong giai đoạn 2014 - 2016, tỷ lệ lao động phi chính thức có xu hướng giảm, song mức độ giảm rất chậm. Thậm chí xét theo vị thế việc làm ở nhóm lao động làm công ăn lương, tỷ lệ lao động phi chính thức trong 2 năm trở lại đây gần như không thay đổi (47,40% năm 2015 và 47,35% năm 2016). Trong khi tỉ lệ này ở nhóm xã viên hợp tác xã có xu hướng tăng. Biểu 2.9: Tỷ lệ lao động phi chính thức vị thế việc làm, giới tính, giai đoạn 2014-2016 Đơn vị tính: % Vị thế việc làm 2014 2015 2016 Chung 58,8 58,3 57,2 Chủ cơ sở 27,5 36,8 34,9 Tự làm 75,6 77,8 75,5 Lao động gia đình 100,0 100,0 100,0 Làm công ăn lương 47,6 47,4 47,4 Xã viên HTX 81,0 45,7 52,4 Nam 61,2 61,6 60,7 Chủ cơ sở 28,6 36,1 34,4 Tự làm 73,6 75,4 72,3 Lao động gia đình 100,0 100,0 100,0 Làm công ăn lương 55,7 56,6 56,7 Xã viên HTX 79,1 43,1 54,3 Nữ 56,1 54,5 53,3 Chủ cơ sở 24,9 38,1 36,1 Tự làm 77,2 79,6 78,0 Lao động gia đình 100,0 100,0 100,0 Làm công ăn lương 36,6 35,1 34,8 Xã viên HTX 85,1 76,6 53,3 Xét theo giới tính, tỷ lệ lao động phi chính thức của lao động làm công ăn lương của nam cao hơn so với nữ. Trong khi đó ở lao động tự làm thì tỷ lệ này ở nữ lại cao hơn so với nam. Số liệu năm 2016 cho thấy, tỷ lệ lao động phi chính thức ở vị thế làm công ăn lương của nam cao hơn nữ 22,8 điểm phần trăm (56,7% so với 34,8%); ngược lại tỷ lệ lao động phi chính thức ở lao động tự làm của nam thấp hơn của nữ là 5,7 điểm phần trăm (72,3% so với 78,0%). Ngoại trừ nhóm lao động gia đình, tỷ lệ lao động phi chính thức của nhóm chủ cơ sở là thấp nhất, chỉ chiếm khoảng 1/3; tiếp theo là nhóm làm công ăn lương (47%) và cao nhất ở nhóm lao động tự làm (75% đến gần 78%). 20 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016
  34. 6. Xu hướng tỷ lệ lao động phi chính thức theo loại hình kinh tế Tỷ lệ lao động phi chính thức đều có xu hướng giảm dần ở tất cả các loại hình kinh tế trong giai đoạn 2014-2016, song mức độ giảm ở khu vực vốn đầu tư nước ngoài diễn ra nhanh hơn cả. Trong ba loại hình kinh tế, kinh tế ngoài nhà nước có tỷ lệ lao động phi chính thức khá cao, 72%-75%, trong khi đó khu vực kinh tế nhà nước vẫn còn khoảng 11% lao động có việc làm là lao động phi chính thức. Ở góc độ giới tính, tỷ lệ lao động phi chính thức trong cả ba loại hình kinh tế của nam đều cao hơn so với nữ. Năm 2016, tỷ lệ lao động phi chính thức của nam trong khu vực ngoài nhà nước là 73,3%, khu vực nhà nước là 13,4% và ở khu vực vốn đầu tư nước ngoài chỉ là 9,7%; các tỷ lệ này của nữ lần lượt là 70,7%, 7,9% và 7,8%. Biểu 2.10: Tỷ lệ lao động phi chính thức theo loại hình kinh tế, giai đoạn 2014-2016 Đơn vị tính: % Loại hình kinh tế 2014 2015 2016 Tổng số 58,8 58,3 57,2 Nhà nước 11,2 11,2 10,7 Ngoài nhà nước 75,5 73,7 72,1 Vốn đầu tư nước ngoài 12,8 9,3 8,4 Nam 61,2 61,6 60,7 Nhà nước 13,5 13,5 13,4 Ngoài nhà nước 76,2 74,8 73,3 Vốn đầu tư nước ngoài 11,9 10,9 9,7 Nữ 56,1 54,5 53,3 Nhà nước 8,4 8,7 7,9 Ngoài nhà nước 74,8 72,4 70,7 Vốn đầu tư nước ngoài 13,3 8,5 7,8 7. Xu hướng tỷ lệ lao động phi chính thức theo nhóm nghề Trong các nhóm nghề nghiệp, tỷ lệ lao động phi chính thức cao nhất ở nhóm nghề “Thợ thủ công và các thợ có liên quan” (78,6%) và nhóm nghề “Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng (72,6%) và những nghề yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật cao như “Nhà Lãnh Đạo”, “Chuyên môn kỹ thuật bậc cao”, tỷ lệ lao động phi chính thức rất thấp, dưới 10%. Tỷ lệ này ở nhóm “Chuyên môn kỹ thuật bậc trung” là 22%. BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016 21
  35. Hình 2.3: Tỷ lệ lao động chính thức và lao động phi chính thức theo nhóm nghề, năm 2016 Thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị 38,0 62,0 Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan 78,6 21,4 Nghề trong nông, lâm, ngư nghiệp 49,7 50,3 Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng 72,6 27,4 Nhân viên 31,4 68,6 CMKT bậc trung 22,0 78,0 CMKT bậc cao 8,1 91,9 Nhà lãnh đạ o 9,4 90,6 20,0 40,0 60,0 80,0 100,0 Lao động phi chính thức Lao động chính thức Biểu 2.11 cho thấy tỷ lệ lao động phi chính thức theo các nhóm nghề trong những năm gần đây không có biến động lớn. Ngoại trừ hai nhóm nghề “Nhà lãnh đạo” và “Dịch vụ, cá nhân, bảo vệ và bán hàng” thì 7/9 nhóm nghề có tỷ lệ lao động phi chính thức của nam cao hơn so với nữ. Năm 2016, tỷ lệ lao động phi chính thức của nam là khá cao ở một số nhóm ngành như: “Lao động giản đơn” là 89,2%, “Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan” là 82,3%, “Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng” là 65,5%. Các tỷ lệ này ở nữ tương ứng là 83,2%, 69,7% và 76,9%. 22 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016
  36. Biểu 2.11: Tỷ lệ lao động phi chính thức theo nhóm nghề và giới tính, giai đoạn 2014-2016 Đơn vị tính: % Nhóm nghề 2014 2015 2016 Toàn quốc 58,8 58,3 57,2 Nhà lãnh đạo 8,3 11,1 9,4 CMKT bậc cao 9,0 8,5 8,1 CMKT bậc trung 20,7 22,5 22,0 Nhân viên 32,9 31,4 31,4 Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng 71,6 73,9 72,6 Nghề trong nông, lâm, ngư nghiệp 45,9 52,9 49,7 Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan 80,5 78,7 78,6 Thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị 44,1 41,2 38,0 Nghề giản đơn 86,7 86,5 86,7 Nam 61,2 61,6 60,7 Nhà lãnh đạo 8,1 10,7 9,4 CMKT bậc cao 9,8 8,9 8,2 CMKT bậc trung 25,1 27,6 27,6 Nhân viên 37,0 36,7 37,5 Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng 64,8 67,5 65,5 Nghề trong nông, lâm, ngư nghiệp 51,6 57,2 55,6 Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan 83,1 82,6 82,3 Thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị 55,3 53,4 50,0 Nghề giản đơn 89,3 89,3 89,2 Nữ 56,1 54,5 53,3 Nhà lãnh đạo 8,9 12,1 9,6 CMKT bậc cao 8,4 8,1 8,0 CMKT bậc trung 16,9 18,3 17,6 Nhân viên 28,2 25,9 25,2 Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng 75,6 77,8 76,9 Nghề trong nông, lâm, ngư nghiệp 31,4 44,2 33,6 Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan 74,5 69,7 69,7 Thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị 26,2 24,5 22,2 Nghề giản đơn 83,1 82,7 83,2 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016 23
  37. 8. Xu hướng tỷ lệ lao động phi chính thức theo ngành kinh tế Đến năm 2016, tỷ lệ lao động phi chính thức trong hầu hết các ngành đều có xu hướng giảm so với năm 2014. Trong 21 ngành kinh tế, 4 ngành có tỷ lệ lao động phi chính thức rất cao là “Hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình” (98,7%); “xây dựng”(90,2%); “Hoạt động dịch vụ khác” (83,3%); và “Dịch vụ lưu trú và ăn uống” (80,7%). Trong khi đó, ở một số nhóm ngành tỷ lệ này rất thấp như “Hoạt động của các cơ quan, tổ chức quốc tế”, “giáo dục đào tạo” và “Hoạt động kinh doanh ngân hàng và bảo hiểm”. Đây là những nhóm ngành chủ yếu thuộc khu vực nhà nước hoặc các tổ chức quốc tế hoạt động không vì lợi nhuận. Biểu 2.12: Tỷ lệ lao động phi chính thức theo các ngành kinh tế, giai đoạn 2014-2016 Đơn vị tính: % Ngành kinh tế 2014 2015 2016 Tổng số 58,8 58,3 57,2 Nông lâm nghiệp, thủy sản 49,5 54,8 53,3 Khai khoáng 45,3 54,5 45,4 Công nghiệp chế biến chế tạo 54,2 49,4 47,7 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí 22,9 21,2 19,3 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 37,0 35,0 30,7 Xây dựng 90,5 90,0 90,2 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy 70,3 71,8 69,8 và xe có động cơ khác Vận tải kho bãi 68,0 66,5 65,0 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 80,3 81,5 80,7 Thông tin và truyền thông 19,2 22,9 17,9 Hoạt động tài chính, kinh doanh ngân hàng và bảo hiểm 16,0 15,4 15,7 Hoạt động kinh doanh bất động sản 54,0 46,9 52,6 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 31,5 32,8 31,5 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 49,0 50,3 49,6 Hoạt động của ĐCS, Tổ chức CT-XH, QLNN 18,2 19,3 18,2 Giáo dục đào tạo 9,6 11,6 10,5 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 15,5 16,0 17,2 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 67,5 70,6 68,5 Hoạt động dịch vụ khác 83,4 84,3 83,3 Hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình 98,7 99,2 98,7 Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế 3,0 15,0 4,6 24 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016
  38. CHƯƠNG III ĐẶC TRƯNG CỦA LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC NĂM 2016 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI© UN CHÍNH Việt Nam/ THỨC Aidan 2016 Dockery25
  39. Chương này phân tích những đặc điểm của lao động có việc làm phi chính thức dựa trên kết quả điều tra lao động việc làm năm 2016. I. TUỔI VÀ GIỚI TÍNH Lao động phi chính thức tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi 25 - 44, trong đó cao nhất ở nhóm 40 - 44 do lực lượng lao động tập trung phần lớn ở nhóm này. Biểu 3.1: Phân bố phần trăm lao động phi chính thức theo nhóm tuổi và giới tính năm 2016 Lao động phi chính thức Tỷ trọng (%) Nhóm tuổi (1000 người) Chung Nam Nữ Tổng số 18 018,4 100,0 100,0 100,0 15-19 740,6 4,1 4,4 3,7 20-24 1 777,4 9,8 10,8 8,6 25-29 2 092,5 11,6 12,9 9,9 30-34 2 262,4 12,7 12,8 12,2 35-39 2 266,8 12,6 12,2 13,0 40-44 2 409,1 13,4 13,0 13,9 45-49 2 206,9 12,3 11,9 12,8 50-54 1 768,9 9,8 9,5 10,3 55-59 1 290,5 7,2 6,7 7,8 60+ 1 203,1 6,7 5,8 7,8 Hình 3.1 cho thấy, xét theo khu vực kinh tế, tỷ trọng lao động phi chính thức có sự khác biệt rõ ràng. Ở khu vực chính thức, tỷ trọng lao động phi chính thức tập trung cao nhất ở nhóm tuổi thanh niên từ 20-24 tuổi (Hình 3.1), với vị thế chủ yếu là người làm công ăn lương trong các hộ sản xuất kinh doanh cá thể. Ở khu vực phi chính thức, lao động phi chính thức tập trung cao ở nhóm tuổi 40-44. Đa phần họ làm việc trong các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ không thuê lao động và không có đăng kí kinh doanh. Còn ở khu vực hộ, lao động phi chính thức tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi cao hơn (nhóm tuổi 50-54) và chủ yếu là nữ làm công việc giúp việc trong các hộ gia đình. 26 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016
  40. Hình 3.1: Phân bố phần trăm lao động phi chính thức theo nhóm tuổi và khu vực kinh tế năm 2016 25,00 Khu vực chính thức Khu vực phi chính thức Khu vực hộ 20,00 15,00 10,00 5,00 - 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60+ Xét về giới tính, nam giới có việc làm phi chính thức đông hơn nữ giới, chiếm 56,4% trong tổng số lao động phi chính thức. Ngoại trừ khu vực hộ, hai khu vực còn lại đều có tỷ trọng lao động phi chính thức ở nam cao hơn so với nữ (59,2% so với 40,8% ở khu vực chính thức và 55,8% so với 44,2% ở khu vực phi chính thức). Hình 3.2: Cơ cấu giới tính của lao động phi chính thức trong các khu vực kinh tế năm 2016 100,0 80,0 43,6 40,8 44,2 60,0 Nữ 96,2 40,0 Nam 56,4 59,2 55,8 20,0 3,8 - Tổng số Khu vực Khu vực phi Khu vực hộ chính thức chính thức BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016 27
  41. II. TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT Biểu 3.2 cho thấy trong 100 lao động phi chính thức thì có đến 85 người không có chuyên môn kỹ thuật. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của lao động phi chính thức thấp hơn mức chung của toàn bộ nền kinh tế 5,7 điểm phần trăm, và thấp hơn so với lao động chính thức là 17,4 điểm phần trăm2. Như vậy, hầu hết lao động phi chính thức không được đào tạo CMKT và phải làm công việc mang tính chất không bền vững, không được đảm bảo những quyền lợi cơ bản của người lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của lao động phi chính thức ở nữ giới thấp hơn nam giới 6,7 điểm phần trăm. Trong số lao động phi chính thức không có trình độ CMKT có 2,4% lao động nữ chưa từng đi học, trong khi đó tỷ lệ này ở nam giới chỉ có 1,6% (Biểu 15 phần Phụ lục). Biểu 3.2: Phân bố phần trăm lao động phi chính thức theo trình độ CMKT và giới tính năm 2016 Lao động phi chính thức Tỷ trọng (%) Chỉ tiêu (1000 người) Chung Nam Nữ Toàn quốc 18 018,4 100,0 100,0 100,0 Không có CMKT 15 343,0 85,2 82,2 88,9 Sơ cấp 848,0 4,7 7,4 1,2 Trung cấp 823,1 4,6 5,1 3,9 Cao Đẳng 420,7 2,3 2,3 2,4 Đại học trở lên 583,6 3,2 3,1 3,5 Thành thị 7 273,3 100,0 100,0 100,0 Không có CMKT 5 870,7 80,7 77 84,8 Sơ cấp 397,5 5,5 8,9 1,6 Trung cấp 398,1 5,5 5,9 5,0 Cao Đẳng 204,1 2,8 2,7 2,9 Đại học trở lên 402,9 5,5 5,5 5,6 Nông thôn 10 745,1 100,0 100,0 100,0 Không có CMKT 9 472,3 88,2 85,4 92,2 Sơ cấp 450,5 4,2 6,4 0,9 Trung cấp 425,1 4,0 4,6 3,0 Cao Đẳng 216,6 2,0 2,0 2,1 Đại học trở lên 180,7 1,7 1,6 1,8 Hình 3.3 cho thấy tỷ lệ lao động phi chính thức đã qua đào tạo làm việc ở khu vực chính thức là cao nhất (25,8%). Ở hai khu vực còn lại tỷ lệ này rất thấp (8,8% ở khu vực phi chính thức và 2,7% ở khu vực hộ phi nông nghiệp). Như vậy, vẫn còn một lượng đáng kể người lao động có trình độ CMKT đang làm việc trong khu vực phi chính thức và không được hưởng đầy đủ các quyền lợi của người lao động. 2Tỷ lệ chung của lao động qua đào tạo và lao động chính thức qua đào tạo năm 2016 lần lượt là 20,6 phần trăm và 55,4 phần trăm 28 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016
  42. Hình 3.3: Phân bố phần trăm lao động phi chính trong các khu vực kinh tế theo trình độ CMKT, năm 2016 1.3 0.4 6.7 1.2 0.4 100.0 3.1 1.4 4.5 3.2 0.5 90.0 7.2 80.0 7.4 70.0 ĐĐạiại h ọhọcc tr ởtrở lê lênn 60.0 CaCaoo Đ đẳngẳng 97.3 50.0 91.1 40.0 74.2 TrTrungung c ấđẳngp 30.0 SơSơ c cấpấp 20.0 KhKhôngông có có C MCMKTKT 10.0 0.0 Khu Khuvực cvựchính Khu vực phi Khu vực hộ chínhthức thức chính thức III. NHÓM NGHỀ Biểu 3.3 phản ánh sự phân bố lao động phi chính thức theo nghề nghiệp. Theo đó, lao động phi chính thức chủ yếu tập trung chủ yếu ở ba loại nghề là “Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng”; “Thợ thủ công và các thợ có liên quan” và “Lao động giản đơn” hơn 15,1 triệu lao động phi chính thức (tương ứng với 68,7%). Các nhóm nghề còn lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Điều này cũng có thể quan sát được ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt về giới trong phân bố lao động phi chính thức giữa các nhóm nghề. Nghề thu hút nhiều lao động phi chính thức nữ nhất là “Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng” (53,7%) trong khi đó ở nam giới thì nghề thu hút nhiều lao động phi chính thức nhất là “Thợ thủ công và các thợ có liên quan” (39,2%). Biểu 3.3: Phân bố phần trăm lao động phi chính thức theo nhóm nghề, giới tính năm 2016 Lao động phi Tỷ trọng (%) Nhóm nghề chính thức (1000 người) Chung Nam Nữ Tổng số 18 018,4 100,0 100,0 100,0 Các nhà lãnh đạo 52,2 0,3 0,4 0,2 CMKT bậc cao 296,6 1,6 1,4 2,0 CMKT bậc trung 360,5 2,0 2,0 0,0 Nhân viên 307,5 1,7 1,8 1,5 Dịch vụ cá nhân bảo vệ và bán hàng 6 417,2 35,6 21,7 53,7 LĐ có kỹ thuật trong nông lâm nghiệp 137,4 0,8 1,1 0,3 Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan 5 361,2 29,8 39,2 17,5 Thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị 1 846,2 10,2 13,6 6,0 Lao động giản đơn 3 236,3 18,0 18,9 16,7 Khác 3,1 0,0 0,0 0,0 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016 29
  43. IV. NGÀNH KINH TẾ Trong 21 nhóm ngành kinh tế, lao động phi chính thức tập trung chủ yếu ở 3 nhóm ngành chính: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô và xe máy (26,2%); Công nghiệp chế biến, chế tạo (23,5%); và Xây dựng (19,1%). Biểu 3.4: Phân bố phần trăm lao động phi chính thức trong các khu vực kinh tế theo ngành, năm 2016 Đơn vị tính: % Tỷ trọng (%) Lao động phi Khu Khu vực Khu chính thức Tổng vực phi chính vực (1000 người) số chính thức hộ thức Tổng số 18 018,4 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông lâm nghiệp, thủy sản 270,2 1,5 4,2 0,0 - Khai khoáng 97,2 0,5 0,8 0,4 - Công nghiệp chế biến chế tạo 4 236,1 23,5 32,1 19,1 - Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước và 31,0 0,2 0,4 0,0 - điều hòa không khí Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác 41,1 0,2 0,4 0,1 - thải, nước thải Xây dựng 3 434,6 19,1 8,0 25,6 - Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy 4 725,0 26,2 23,0 28,5 - và xe có động cơ khác Vận tải kho bãi 1 045,7 5,8 6,6 5,4 - Dịch vụ lưu trú và ăn uống 2 002,1 11,1 9,4 12,3 - Thông tin và truyền thông 58,2 0,3 0,8 0,1 - Hoạt động tài chính, kinh doanh ngân hàng và 63,0 0,3 0,8 0,1 - bảo hiểm Hoạt động kinh doanh bất động sản 98,7 0,5 0,3 0,7 - Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 71,2 0,4 0,6 0,3 - Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 130,2 0,7 1,2 0,5 - Hoạt động của ĐCS, Tổ chức CT-XH, QLNN 314,8 1,7 4,9 - - Giáo dục đào tạo 197,5 1,1 2,3 0,4 - Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 97,8 0,5 1,1 0,2 - Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 184,6 1 0,9 1,1 - Hoạt động dịch vụ khác 709,8 3,9 1,9 5,2 - Hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình 208,7 1,2 0,2 0,0 100,0 Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế 0,1 0,0 0,0 - - KXĐ 0,7 0,0 0,0 0,0 - 30 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016
  44. Có sự khác biệt khá rõ về phân bố tỷ trọng lao động phi chính thức làm việc trong các ngành kinh tế ở cả ba khu vực: chính thức, phi chính thức và hộ. Ở khu vực hộ, toàn bộ lao động phi chính thức thuộc khu vực này đều làm việc trong ngành “Hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình”. Ở khu vực phi chính thức, 85,5% lao động phi chính thức làm việc trong các ngành: “Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác” (28,5%); “Xây dựng” (25,6%); “Công nghiệp chế biến, chế tạo” (19,1%) và “Dịch vụ lưu trú ăn uống” (12,3%). Trong khu vực chính thức, ngành thu hút lao động phi chính thức nhiều nhất là ngành “Công nghiệp chế biến chế tạo” (32,1%); tiếp đến là ngành “Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác”(23,0%) và “Dịch vụ lưu trú ăn uống” (9,4%). V. LOẠI HÌNH KINH TẾ Toàn quốc có 14,9 triệu lao động phi chính thức (tương ứng 82,7%) làm việc trong hộ sản xuất kinh doanh cá thể hoặc làm tự do. Có thể nói, hai loại hình kinh tế này ít chịu sự quản lý của nhà nước, ít đòi hỏi về vốn và không yêu cầu cao về trình độ tay nghề của người lao động nên lao động phi chính thức tập trung ở đây cao hơn các khu vực khác. Thực trạng này có thể quan sát được ở cả khu vực thành thị, nông thôn và ở cả hai giới. Biểu 3.5: Phân bố phần trăm lao động phi chính thức theo các loại hình kinh tế, thành thị/nông thôn và giới tính, năm 2016 Lao động phi Tỷ trọng (%) Loại hình kinh tế chính thức (1000 người) Chung Nam Nữ Toàn quốc 18 018,4 100,0 100,0 100,0 Cá nhân/Hộ sản xuất kinh doanh cá thể 14 900,4 82,7 81,8 83,9 Tập thể 71,4 0,4 0,6 0,2 Doanh nghiệp/tổ chức ngoài nhà nước 2 289,6 12,7 13,4 11,8 Nhà nước 561,3 3,1 3,6 2,5 Vốn đầu tư nước ngoài 195,7 1,1 0,7 1,6 Thành thị 7 273,3 100,0 100,0 100,0 Cá nhân/Hộ sản xuất kinh doanh cá thể 5 914,7 81,3 78,3 84,6 Tập thể 14,2 0,2 0,3 0,1 Doanh nghiệp/tổ chức ngoài nhà nước 1 036,2 14,2 16,8 11,4 Nhà nước 235,8 3,2 3,8 2,7 Vốn đầu tư nước ngoài 72,3 1,0 0,8 1,2 Nông thôn 10 745,1 100,0 100,0 100,0 Cá nhân/Hộ sản xuất kinh doanh cá thể 8 985,7 83,6 83,8 83,4 Tập thể 57,2 0,5 0,7 0,3 Doanh nghiệp/Tổ chức ngoài nhà nước 1 253,3 11,7 11,4 12,1 Nhà nước 325,5 3,0 3,4 2,4 Vốn đầu tư nước ngoài 123,4 1,1 0,7 1,8 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016 31
  45. VI. VỊ THẾ VIỆC LÀM Biểu 3.6 cho thấy, cả nước có 53,4% lao động phi chính thức làm công ăn lương (tương ứng 9,6 triệu người), 32,1% (5,8 triệu người) lao động tự làm và 11,8% (2,1 triệu người) là lao động gia đình. Tỷ trọng lao động có việc làm phi chính thức làm công ăn lương ở khu vực nông thôn cao hơn 8,6 điểm phần trăm so với khu vực thành thị (56,9% so với 48,3%). Nhìn chung, nữ giới chịu nhiều thiệt thòi hơn nam giới trên khía cạnh vị thế việc làm. Đa số nam giới có việc làm phi chính thức là người làm công ăn lương (65,1%), trong khi đó tỷ trọng này ở nữ giới chỉ là 38,4%. Ngược lại, ở những vị thế việc làm mang tính chất kém ổn định hơn như lao động tự làm và lao động gia đình, tỷ lệ của nữ giới đều cao hơn nam giới (tương ứng là 42,6% so với 24,0% ở lao động tự làm và 16,9% so với 7,9% ở lao động gia đình). Biểu 3.6: Phân bố phần trăm lao động phi chính thức theo vị thế việc làm, thành thị/nông thôn và giới tính năm 2016 Lao động phi chính Tỷ trọng (%) Vị thế việc làm thức (1000 người) Chung Nam Nữ Toàn quốc 18 018,4 100,0 100,0 100,0 Chủ cơ sở 472,3 2,6 3,1 2,0 Tự làm 5 785,0 32,1 24,0 42,6 Lao động gia đình 2 127,7 11,8 7,9 16,9 Xã viên HTX 3,0 0,0 0,0 0,0 Làm công ăn lương 9 630,3 53,4 65,1 38,4 Thành thị 7 273,3 100,0 100,0 100,0 Chủ cơ sở 217,4 3,0 3,3 2,7 Tự làm 2 495,9 34,3 26,5 42,9 Lao động gia đình 1 047,3 14,4 11,5 17,6 Xã viên HTX 0,9 0,0 0,0 0,0 Làm công ăn lương 3 511,8 48,3 58,7 36,8 Nông thôn 10 745,1 100,0 100,0 100,0 Chủ cơ sở 254,9 2,4 2,9 1,5 Tự làm 3 289,2 30,6 22,4 42,4 Lao động gia đình 1 080,4 10,1 5,7 16,4 Xã viên HTX 2,1 0,0 0,0 0,0 Làm công ăn lương 6 118,6 56,9 68,9 39,6 32 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016
  46. CHƯƠNG IV ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC VÀ CHẤT LƯỢNG CÔNG VIỆC CỦA LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI© UN CHÍNH Việt Nam/ THỨC Aidan 2016 Dockery33
  47. Như đã trình bày ở các chương trước, lao động phi chính thức chiếm một tỷ lệ khá lớn trong lực lượng lao động. Đặc điểm chung dễ nhận thấy của bộ phận lao động này là việc làm bấp bênh, thiếu ổn định, thời gian làm việc dài, thu nhập thấp, không được hưởng các quyền lợi cơ bản như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng như ít có cơ hội phát triển kỹ năng nghề nghiệp. Chương này trình bày một số khác biệt về điều kiện làm việc cũng như chất lượng công việc giữa lao động chính thức và lao động phi chính thức dựa trên một số tiêu chí cơ bản như vị thế việc làm, thời gian làm việc, thu nhập, bảo hiểm xã hội và hợp đồng lao động để làm rõ thêm những nhận định trên. Các phân tích trong chương này chủ yếu dựa trên kết quả Điều tra lao động việc làm năm 2016. I. NHÓM LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM DỄ BỊ TỔN THƯƠNG 1. Lao động tự làm và lao động gia đình Vị thế công việc trong phân tích số liệu lao động có việc làm ở Việt Nam được chia thành 5 nhóm sau: làm công ăn lương; chủ cơ sở có thuê lao động; lao động tự làm; lao động gia đình không được trả công/trả lương và một số ít lao động là xã viên hợp tác xã. Trong đó lao động tự làm và lao động gia đình được xếp vào nhóm “lao động có việc làm dễ bị tổn thương” do những người làm việc trong nhóm này ít có khả năng được bố trí công việc chính thức và có nhiều khả năng thiếu các yếu tố liên quan đến công việc bền vững như an sinh xã hội đầy đủ và tiếng nói trong công việc. Biểu 4.1 cho thấy, trong nhóm lao động phi chính thức có đến 43,9% lao động được xếp vào nhóm dễ bị tổn thương (gồm 32,1% là lao động tự làm và 11,8% là lao động gia đình không được trả lương). Trong khi đó, ở nhóm lao động chính thức chỉ có 14,0% được xếp vào nhóm này. Xét về cơ cấu vị thế việc làm, Biểu 4.1 cho thấy có sự khác biệt lớn giữa nam giới và nữ giới. Trong khi chỉ có 31,9% lao động phi chính thức nam được xếp vào nhóm lao động dễ bị tổn thương thì con số này ở nữ lên tới 59,5% (42,6% là lao động tự làm và 16,9% là lao động gia đình). Trong nhóm nữ, có đến 83,9% lao động phi chính thức làm việc trong hộ kinh doanh cá thể hoặc tự làm và chủ yếu là làm các nghề giản đơn hay bán hàng - những công việc mang tính thời vụ, không ổn định và hầu như ít được đảm bảo các quyền lợi cơ bản của người lao động (xem Chương III). Biểu 4.1: Phân bố phần trăm lao động chính thức và lao động phi chính thức theo vị thế việc làm và giới tính năm 2016 Đơn vị tính: % Lao động chính thức Lao động phi chính thức Vị thế việc làm Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ Toàn quốc 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Chủ cơ sở 6,5 9,0 4,1 2,6 3,1 2,0 Tự làm 14,0 14,2 13,7 32,1 24,0 42,6 Lao động gia đình - - - 11,8 7,9 16,9 Xã viên hợp tác xã 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Làm công ăn lương 79,5 76,7 82,1 53,4 65,1 38,4 34 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016
  48. 2. LAO ĐỘNG LÀM CÔNG ĂN LƯƠNG Mặc dù, lao động phi chính thức làm công ăn lương được coi là nhóm ít bị tổn thương hơn nhóm lao động tự làm và lao động gia đình do khả năng chính thức hóa của nhóm này cao hơn các nhóm khác. Tuy nhiên trên thực tế, lao động phi chính thức trong nhóm này không có nhiều lợi thế bằng nhóm lao động tự làm vì so với lao động tự làm, lao động làm công ăn lương không được đưa ra quyết định trong công việc và chủ động về thời gian làm việc. Trong cơ cấu lao động chia theo vị thế việc làm, nhóm lao động phi chính thức làm công ăn lương chỉ chiếm 53,4%, thấp hơn rất nhiều so với tỷ trọng lao động làm công ăn lương chính thức (79,5%). Các phân tích tiếp theo cũng cho thấy có sự khác biệt rõ ràng trong điều kiện làm việc cũng như chất lượng công việc giữa hai nhóm lao động này. II. THỜI GIAN LÀM VIỆC Biểu 4.2 cho thấy số giờ làm việc bình quân trong 1 tuần của lao động phi chính thức là 47,6 giờ, thấp hơn của lao động chính thức (47,9 giờ) và thấp hơn quy định cho người lao động ở Việt Nam (48 giờ). Xem xét số giờ làm việc bình quân của lao động theo vị thế việc làm ta thấy có sự khác biệt giữa các nhóm. Nhóm có thời gian làm việc cao nhất là chủ cơ sở SXKD (trên 50 giờ/tuần), và nhóm có thời gian làm việc thấp nhất là lao động gia đình (44 giờ/tuần). Thời gian làm việc của lao động phi chính thức làm công ăn lương nhiều hơn 2 giờ so với lao động chính thức làm công ăn lương và cao hơn số giờ làm việc theo quy định (49,2 giờ và 47,2 giờ). (Biểu 4.2) Biểu 4.2: Số giờ làm việc3 bình quân trong tuần của lao động chính thức và lao động phi chính thức theo khu vực kinh tế và vị thế việc làm, năm 2016 Đơn vị tính: Giờ/tuần Chủ Lao động Xã viên Làm công Khu vực kinh tế Tổng số Tự làm cơ sở gia đình HTX ăn lương Tổng số 47,8 51,9 47,2 44,0 46,7 48,1 Lao động chính thức 47,9 52,5 50,2 - 51,6 47,2 Lao động phi chính thức 47,6 50,8 46,2 44,0 42,2 49,2 Khu vực chính thức 48,2 52,5 50,2 45,8 46,7 47,8 Lao động chính thức 47,9 52,5 50,2 - 51,6 47,2 Lao động phi chính thức 48,6 - - 45,8 42,2 49,2 Khu vực phi chính thức 47,0 50,8 46,2 42,4 - 49,2 Lao động chính thức 48,7 - - - - 48,7 Lao động phi chính thức 47,0 50,8 46,2 42,4 - 49,2 Khu vực hộ 48,5 - 47,3 - - 48,7 Lao động chính thức 48,0 - - - - 48,0 Lao động phi chính thức 48,5 - 47,3 - - 48,7 3Số giờ làm việc nêu trong chương này chỉ dựa vào công việc chính thức BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016 35
  49. Mặc dù, lao động phi chính thức có số giờ làm việc bình quân thấp hơn lao động chính thức, tuy nhiên khi xem xét tỷ lệ người lao động có số giờ làm việc trong tuần vượt quá số giờ làm việc theo quy định của Bộ luật lao động (48 giờ) thì tỷ lệ này ở lao động phi chính thức cao hơn rõ rệt. Có tới hơn 44% lao động phi chính thức làm nhiều hơn 48 giờ/tuần, trong khi tỷ lệ này ở lao động chính thức chỉ có 29,1%. (Hình 4.1) Hình 4.1. Tỷ lệ lao động chính thức và lao động phi chính thức có số giờ làm việc nhiều hơn 48 giờ, năm 2016 50,0 46,6 44,1 45,0 Lao động 40,8 chính thức 40,0 35,0 Lao động phi 29,1 30,2 chính thức 30,0 28,1 25,0 20,0 15,0 10,0 5,0 ‐ Tổng số Nam Nữ Biểu 4.3 cho thấy sự khác biệt về số giờ làm việc bình quân của lao động phi chính thức theo giới tính, nhóm tuổi và khu vực thành thị/nông thôn. Nhóm tuổi từ 15-44 có số giờ làm việc bình quân tăng dần và cao nhất ở nhóm tuổi 40-44, sau đó giảm dần ở các nhóm tuổi từ 45 trở lên. Nhóm tuổi từ 15-19 có số giờ làm việc thấp (46,8 giờ), do lao động thuộc nhóm tuổi này chủ yếu là học sinh, sinh viên đi làm bán thời gian, làm công việc mùa vụ hoặc phụ giúp gia đình trong thời gian rảnh rỗi; các nhóm tuổi còn lại từ 20 đến 44 đều có số giờ làm việc cao hơn 48 giờ. Từ nhóm tuổi 60 trở lên số giờ làm việc giảm rõ rệt (xoay quanh 41 giờ) do một mặt nhóm tuổi này nằm ngoài độ tuổi lao động4, mặt khác do sự giảm sút về sức khỏe. Số giờ làm việc của nam giới cao hơn nữ giới ở tất cả các nhóm tuổi (cao hơn từ 2-3 giờ). Điều này phản ánh một thực trạng rằng ngoài thời gian cho công việc, phụ nữ còn phải chăm sóc gia đình nên thời gian làm việc của họ hạn chế hơn so với nam giới. 4Theo Bộ luật Lao động Việt Nam, tuổi nghỉ hưu của nam giới là 60 tuổi và của nữ giới là 55 tuổi. 36 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016
  50. Biểu 4.3: Số giờ làm việc bình quân của lao động phi chính thức theo thành thị/ nông thôn, nhóm tuổi và giới tính năm 2016 Đơn vị tính: Giờ/tuần Nhóm tuổi Tổng số Nam Nữ Toàn quốc 47,6 48,6 46,4 15-19 46,8 47,8 45,4 20-24 48,1 49,1 46,5 25-39 48,7 49,7 47,4 40-44 48,8 49,8 47,6 45-59 47,0 47,8 45,9 60+ 41,8 41,8 41,8 Thành thị 48,3 48,9 47,6 15-19 46,3 48,7 43,2 20-24 47,9 49,1 46,4 25-39 49,6 50,3 48,8 40-44 49,9 50,7 49,1 45-59 47,8 48,1 47,5 60+ 42,6 42,2 43,0 Nông thôn 47,2 48,4 45,5 15-19 47,1 47,4 46,5 20-24 48,2 49,1 46,5 25-39 48,2 49,3 46,4 40-44 48,1 49,2 46,4 45-59 46,3 47,7 44,6 60+ 41,2 41,6 40,8 III. TIỀN LƯƠNG BÌNH QUÂN Biểu 4.4 cho thấy tiền lương bình quân/tháng của lao động phi chính thức thấp hơn của lao động chính thức ở tất cả các vị thế việc làm. Cụ thể, tiền lương bình quân của lao động chính thức là khoảng 6,8 triệu đồng/tháng, còn tiền lương bình quân của nhóm lao động phi chính thức chỉ có 4,4 triệu đồng/tháng, bằng 2/3 tiền lương của lao động chính thức. Trong nhóm lao động phi chính thức, nhóm chủ cơ sở có thu nhập cao nhất với tiền lương bình quân là 8,9 triệu đồng/tháng và thấp nhất là nhóm lao động làm công ăn lương (gần 4,1 triệu đồng/tháng). Tiền lương bình quân/tháng của lao động nam cao hơn lao động nữ và lao động ở khu vực thành thị cao hơn ở khu vực nông thôn. Số liệu này phản ánh sự khác biệt trong thu nhập giữa nam giới và nữ giới, giữa thành thị và nông thôn. (Xem Phụ lục-Biểu 27). BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016 37
  51. Biểu 4.4: Tiền lương bình quân của lao động chính thức và lao động phi chính thức theo khu vực kinh tế và vị thế việc làm năm 2016 Đơn vị tính: 1000 đồng Làm công Khu vực kinh tế Tổng số Chủ cơ sở Tự làm Xã viên HTX ăn lương Toàn quốc 5 510,8 11 674,1 5 369,8 5 639,2 5 154,2 Lao động chính thức 6 777,2 13 160,3 7 491,7 5 881,0 6 127,6 Lao động phi chính thức 4 437,1 8 906,7 4 680,0 5 419,7 4 071,7 Khu vực chính thức 6 033,9 13 160,3 7 491,7 5 639,2 5 475,8 Lao động chính thức 6 777,7 13 160,3 7 491,7 5 881,0 6 128,1 Lao động phi chính thức 4 191,4 - - 5 419,7 4 190,7 Khu vực phi chính thức 4 588,3 8 906,7 4 688,2 - 3 941,4 Lao động chính thức 4 637,3 - - - 4 637,3 Lao động phi chính thức 4 588,3 8 906,7 4 688,2 - 3 940,9 Khu vực hộ 3 323,7 - 3 325,8 - 3 323,2 Lao động chính thức 4 000,0 - - - 4 000,0 Lao động phi chính thức 3 323,2 - 3 325,8 - 3 322,6 Hình 4.2 chỉ ra sự khác biệt về thời gian làm việc và thu nhập của lao động chính thức và lao động phi chính thức thuộc nhóm làm công ăn lương. Mặc dù làm việc với khoảng thời gian dài hơn (nhiều hơn 2 giờ) nhưng tiền lương nhận được của lao động phi chính thức làm công ăn lương chỉ bằng 2/3 tiền lương nhận được của lao động chính thức làm công ăn lương. Điều này cho thấy có sự bất bình đẳng trong việc trả lương giữa hai nhóm lao động và một phần phản ánh chất lượng công việc của nhóm lao động phi chính thức. 38 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016
  52. Hình 4.2: Tiền lương và thời gian làm việc bình quân của lao động làm công ăn lương, giai đoạn 2014-2016 Thời gian làm việc bình quân 49,5 49,3 49,2 49,0 49,1 48,5 48,0 47,5 Lao động 47,2 chính thức 47,0 47,1 46,5 46,4 Lao động phi 46,0 chính thức 45,5 45,0 44,5 2014 2015 2016 Tiền lương bình quân 7.000 6.000 6127,6 5662,7 5744,6 5.000 4.000 4071,7 3763,9 3517,6 Lao động 3.000 chính thức 2.000 1.000 Lao động phi chính thức 0 2014 2015 2016 Sự khác biệt giữa thu nhập của nhóm lao động chính thức và phi chính thức làm công ăn lương càng được thể hiện rõ khi xem xét tỷ lệ lao động có mức thu nhập thấp hơn 3/4 mức thu nhập trung bình. Trong khi có tới gần một nửa số lao động phi chính thức (47,6%) có thu nhập từ công việc chính ở mức thấp thì ở nhóm lao động chính thức có tỷ lệ này chỉ ở mức 16,9%. Xét trong nhóm lao động phi chính thức, có sự khác biệt khá rõ về tỷ lệ lao động có thu nhập thấp giữa nam giới và nữ giới, tỷ lệ này ở nam giới thấp hơn nữ giới rất nhiều (39,1% so với 66,2%). Điều này do nữ giới dễ chấp nhận công việc phi chính thức đòi hỏi ít kỹ năng với mức tiền công thấp để dành thời gian chăm sóc gia đình. Ngược lại, nam giới có sức khỏe và có khả năng làm các công việc đòi hỏi kỹ năng cũng như điều kiện làm việc khó khăn hơn, đồng nghĩa với tiền công cũng cao hơn. BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016 39
  53. Biểu 4.5: Tỷ lệ lao động làm công ăn lương có mức thu nhập thấp5 trong tổng số lao động chính thức và lao động phi chính thức theo khu vực kinh tế và giới tính, năm 2016 Đơn vị tính: % Khu vực kinh tế Lao động chính thức Lao động phi chính thức Chung 16,9 47,6 Khu vực chính thức 16,9 46,0 Khu vực phi chính thức 26,8 48,8 Khu vực hộ - 71,3 Nam 12,7 39,1 Khu vực chính thức 12,7 37,2 Khu vực phi chính thức 32,8 41,2 Khu vực hộ - - Nữ 20,7 66,2 Khu vực chính thức 20,7 61,2 Khu vực phi chính thức 22,2 77,1 Khu vực hộ - 71,3 Mặc dù không có mối liên hệ tỷ lệ thuận giữa trình độ CMKT với tiền lương nhận được với lao động phi chính thức, nhưng nhìn chung tiền lương bình quân của lao động phi chính thức có trình độ CMKT vẫn cao hơn lao động không có CMKT. Biểu 4.6: Tiền lương bình quân của lao động phi chính thức chia theo trình độ CMKT, thành thị nông thôn và giới tính, năm 2016 Đơn vị tính: 1000 đồng Trình độ CMKT Tổng số Nam Nữ Toàn quốc 4 437,1 4 856,0 3 835,3 Không có CMKT 4 307,1 4 700,1 3 785,0 Sơ cấp 5 886,9 6 074,8 4 340,5 Trung cấp 4 551,9 4 918,6 3 855,1 Cao đẳng 4 512,5 5 030,8 3 834,,7 Đại học trở lên 5 426,7 5 852,8 4 914,4 Thành thị 4 877,6 5 259,6 4 424,3 Không có CMKT 4 727,4 5 063,5 4 366,8 Sơ cấp 6 075,8 6 258,3 4 905,2 Trung cấp 4 783,1 5 194,1 4 210,6 Cao đẳng 4 814,7 5 284,2 4 290,9 Đại học trở lên 5 922,0 6 379,3 5 406,4 5 Lao động có thu nhập thấp là những lao động có mức lương thấp hơn 3/4 mức thu nhập trung bình của lao động phi nông nghiệp 40 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016
  54. Trình độ CMKT Tổng số Nam Nữ Nông thôn 4 153,4 4 628,4 3 378,5 Không có CMKT 4 059,3 4 515,8 3 369,4 Sơ cấp 5 724,2 5 925,2 3 572,4 Trung cấp 4 348,6 4 722,6 3 389,7 Cao đẳng 4 244,2 4 833,5 3 354,3 Đại học trở lên 4 375,1 4 830,7 3 747,3 IV. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Hợp đồng lao động là cơ sở pháp lý thể hiện mức độ bền vững của công việc mà người lao động đang làm. Biểu 4.7 phản ánh một thực trạng là có 99,3% lao động chính thức được ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, trong khi đó con số này ở lao động phi chính thức chỉ có 21,1%. Có 76,7% lao động phi chính thức làm việc mà không có bất cứ một hợp đồng lao động bằng văn bản nào liên quan đến công việc đang làm. Cụ thể, 62,1% lao động phi chính thức chỉ thỏa thuận miệng với chủ lao động và 14,6% không có bất cứ một thỏa thuận nào. Xem xét dưới góc độ giới tính trong nhóm lao động phi chính thức có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên cho thấy có sự khác biệt. Tỷ lệ lao động nữ được ký hợp đồng lao động cao hơn 11,5 điểm phần trăm so với nam (31,3% so với 19,8%). Biểu 4.7: Phân bố lao động chính thức và lao động phi chính thức theo loại hợp đồng lao động, thành thị/nông thôn và giới tính, năm 2016 Đơn vị tính: % Lao động chính thức Lao động phi chính thức Loại hợp đồng lao động Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ Toàn quốc 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Hợp đồng không thời hạn 62,9 65,5 60,6 4,9 4,6 5,6 1-dưới 3 năm 31,8 29,5 33,8 10,8 9,4 13,9 3 tháng - dưới 1 năm 4,6 4,2 5,0 5,4 4,1 8,2 Dưới 3 tháng 0,7 0,8 0,6 2,3 1,7 3,6 Thỏa thuận miệng - - - 62,1 65,8 53,9 Không có HĐLĐ - - - 14,6 14,5 14,8 Thành thị 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Hợp đồng không thời hạn 68,6 69,5 67,7 7,0 6,9 7,2 1-dưới 3 năm 27,4 26,5 28,3 13,4 12,9 14,3 3 tháng - dưới 1 năm 3,6 3,5 3,7 5,5 4,8 6,6 Dưới 3 tháng 0,5 0,6 0,4 2,2 1,6 3,3 Thỏa thuận miệng - - - 55,4 57,8 51,3 Không có HĐLĐ - - - 16,5 16,0 17,3 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016 41
  55. Lao động chính thức Lao động phi chính thức Loại hợp đồng lao động Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ Nông thôn 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Hợp đồng không thời hạn 55,3 59,3 52,2 3,7 3,4 4,5 1-dưới 3 năm 37,7 34,2 40,5 9,3 7,6 13,6 3 tháng - dưới 1 năm 6,0 5,4 6,6 5,3 3,7 9,4 Dưới 3 tháng 0,9 1,2 0,7 2,3 1,7 3,8 Thỏa thuận miệng - - - 65,9 69,9 55,9 Không có HĐLĐ - - - 13,5 13,7 12,9 Mức độ ổn định của công việc đang làm của người lao động còn phụ thuộc vào tính pháp lý của đơn vị nơi người lao động làm việc. Điều này được thể hiện qua việc đơn vị đó có đăng ký kinh doanh hay không. Thông thường, hoạt động của các cơ sở có đăng ký kinh doanh có khả năng hoạt động lâu dài hơn. Vì vậy, công việc của người lao động cũng mang tính ổn định hơn. Hình 4.3 cho thấy, 40% lao động phi chính thức làm việc tại các cơ sở có đăng ký kinh doanh có hợp đồng lao động, trong khi đó ở các cơ sở kinh doanh nhỏ không có đăng ký kinh doanh thì con số này chỉ là 2,1%. Kết quả trên phản ánh đặc trưng về điều kiện làm việc trong khu vực phi chính thức là tình trạng bấp bênh và công việc không được đảm bảo ổn định. Hình 4.3: Cơ cấu HĐLĐ của lao động phi chính thức theo tình trạng đăng ký kinh doanh nơi người lao động làm việc, năm 2016 Không có đăng ký kinh doanh Có đăng ký kinh doanh 0,6 0,3 0,9 0,4 Hợp đồng không thời hạn 8,1 14,2 15,0 1-dưới 3 năm 18,8 3 thángư ớ- id 1 năm Dưới 3 tháng 9,3 Thỏa thuận 45,8 3,8 82,9 miệng Không có HĐLĐ Biểu 4.8 cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa trình độ CMKT của người lao động với mức độ ổn định của công việc thông qua hình thức hợp đồng lao động. Người lao động có trình độ chuyên môn càng cao thì tỷ lệ được ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên càng lớn. Điều này là do trình độ CMKT càng cao thì người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn công việc. 42 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016
  56. Biểu 4.8: Phân bố phần trăm lao động phi chính thức theo loại HĐLĐ và trình độ CMKT, năm 2016 Đơn vị tính: % Không có Trình độ CMKT Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng ĐH trở lên CMKT Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Hợp đồng không thời hạn 3,2 6,3 13,8 9,9 22,5 1 - dưới 3 năm 7,6 16,7 24,9 32,1 35,1 3 tháng - dưới 1 năm 4,2 7,7 10,4 14,5 12,6 Dưới 3 tháng 1,9 2,5 4,2 5,5 4,5 Thỏa thuận miệng 67,7 54,9 33,8 28,5 16,6 Không có HĐLĐ 15,3 11,9 13,0 9,6 8,6 V. BẢO HIỂM XÃ HỘI Hầu hết lao động phi chính thức không có BHXH (97,9%), chỉ có 0,2% được đóng BHXH bắt buộc, còn lại 1,9% đóng BHXH tự nguyện. Ở nhóm lao động phi chính thức, chỉ có 0,1% chủ cơ sở và 1,2% lao động gia đình có đóng BHXH bắt buộc, còn ở các vị thế việc làm khác thì tỷ lệ này gần như bằng không. Điều này có thể do một số chủ cơ sở nhận thức được việc đóng BHXH nhằm bảo đảm quyền lợi của bản thân cũng như cho những lao động có mối quan hệ thân thiết với chủ cơ sở. Biểu 4.9: Phân bố phần trăm lao động chính thức và phi chính thức theo hình thức BHXH và vị thế việc làm, năm 2016 Đơn vị tính: % Xã viên Chủ cơ Lao động Làm công Loại hình bảo hiểm Tổng Tự làm hợp tác sở gia đình ăn lương xã Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 BHXH bắt buộc 34,5 9,0 0,3 1,2 44,9 52,6 BHXH tự nguyện 1,3 2,9 0,5 0,9 2,7 1,5 Không có BHXH 64,2 88,1 99,3 97,9 52,4 45,9 Lao động chính thức 100,0 100,0 100,0 0,0 100,0 100,0 BHXH bắt buộc 80,5 13,8 1,0 0,0 94,3 100,0 BHXH tự nguyện 0,4 3,8 1,0 0,0 5,7 0,0 Không có BHXH 19,1 82,4 98,0 0,0 0,0 0,0 Lao động phi chính thức 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 BHXH bắt buộc 0,2 0,1 0,0 1,2 0,0 0,0 BHXH tự nguyện 1,9 1,2 0,3 0,9 0,0 3,1 Không có BHXH 97,9 98,7 99,7 97,9 100 96,9 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016 43
  57. Một thông tin đáng chú ý là có đến 68% lao động phi chính thức làm việc trong các cơ sở SXKD cá thể. Chỉ có 3% hộ SXKD có đăng ký bảo hiểm xã hội,và hầu như chỉ có hộ SXKD ở khu vực chính thức tham gia. Điều này góp phần lý giải nguyên nhân tỷ lệ lao động phi chính thức ở Việt Nam được đóng BHXH là rất thấp. VI. ĐỊA ĐIỂM LÀM VIỆC Dễ nhận thấy từ Biểu 4.10, phần lớn lao động chính thức có điều kiện làm việc tốt hơn lao động phi chính thức, trên 79% lao động chính thức làm việc tại văn phòng cố định, trong khi đó tỷ trọng này ở lao động phi chính thức chỉ có 25%. Ngoài ra, tỷ trọng lao động làm việc trong điều kiện không tốt như cố định ngoài trời hoặc lưu động của lao động phi chính thức cao gấp 4 lần tỷ trọng này ở lao động chính thức (16,9% so với 4,2%). 6 Biểu 4.10: Phân bố phần trăm lao động chính thức và phi chính thức chia theo địa điểm làm việc, thành thị/nông thôn, giới tính, năm 2016 Đơn vị tính: % Lao động chính thức Lao động phi chính thức Địa điểm làm việc Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ Chung 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Văn phòng cố định 79,5 76,2 82,7 25,0 25,0 25,1 Nhà mình/nhà khách hàng 12,3 14,9 9,8 49,2 49,6 48,8 Chợ/TTTM 3,8 1,9 5,7 8,6 4,0 14,6 Cố định ngoài trời 1,6 2,3 1,0 6,4 7,0 5,6 Lưu động 2,6 4,7 0,7 10,5 14,2 5,6 KXĐ 0,1 0,1 0,1 0,2 0,2 0,2 Thành thị 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Văn phòng cố định 80,3 79,0 81,5 29,1 31,4 26,5 Nhà mình/nhà khách hàng 11,6 12,9 10,2 44,6 42,2 47,3 Chợ/TTTM 4,4 2,1 6,7 9,6 5,4 14,2 Cố định ngoài trời 1,2 1,6 0,8 7,3 7,5 7,0 Lưu động 2,5 4,2 0,7 9,3 13,4 4,8 KXĐ 0,1 0,1 0,1 0,2 0,1 0,2 Nông thôn 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Văn phòng cố định 78,4 72,0 84,1 22,3 21,1 24,1 Nhà mình/nhà khách hàng 13,2 17,7 9,2 52,4 54,0 50,0 Chợ/TTTM 3,2 1,5 4,6 8,0 3,2 14,9 Cố định ngoài trời 2,2 3,2 1,3 5,8 6,6 4,5 Lưu động 2,9 5,4 0,7 11,2 14,7 6,2 KXĐ 0,1 0,1 0,1 0,3 0,3 0,3 6Báo cáo điều tra Hộ sản xuất kinh doanh cá thể và khu vực phi chính thức (HBIS) 2014/2015, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam 44 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016
  58. Mặc dù làm việc trong điều kiện kém đảm bảo hơn, nhưng tiền công nhận được ở nhóm lao động phi chính thức làm việc ở chợ/TTTM hay cố định ngoài trời lại thấp hơn tiền lương của hầu hết nhóm lao động làm việc những địa điểm khác và thấp hơn rất nhiều so với nhóm lao động chính thức có địa điểm làm việc tương tự. Thực trạng này nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của lao động phi chính thức ở Việt Nam hiện nay. Biểu 4.11: Tiền lương bình quân của lao động chính thức và lao động phi chính thức theo địa điểm làm việc, năm 2016 Đơn vị tính: 1000 đồng Địa điểm làm việc Lao động chính thức Lao động phi chính thức Tổng số 6 777,2 4 437,1 Văn phòng cố định 6 415,5 4 227,1 Nhà mình/nhà khách hàng 8 787,3 4 485,5 Chợ/TTTM 7 529,8 4 766,2 Cố định ngoài trời 6 057,5 4 326,9 Lưu động 7 696,8 4 577,6 Nhìn chung, với đặc điểm chủ yếu là thu nhập thấp và điều kiện làm việc không đảm bảo, lao động phi chính thức, đặc biệt là nữ giới dễ bị tổn thương hơn trước các tác động bên ngoài. Phần lớn trong số họ không được ký kết hợp đồng lao động nên không được tiếp cận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mà chỉ có thể tham gia BHXH tự nguyện song với một tỷ lệ rất nhỏ trên thực tế. Vì vậy, mặc dù là nhóm lao động có việc làm nhưng họ lại đứng giữa ranh giới của sự bấp bênh giữa có việc làm và thất nghiệp. Do đó, Chính phủ cần có những chính sách quan tâm và hỗ trợ để mở rộng sự bảo vệ, đảm bảo quyền lợi đến nhóm lao động này. BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016 45
  59. CHƯƠNG V MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI© UN CHÍNH Việt Nam/ THỨC Aidan 2016 Dockery47
  60. I. MỘT SỐ KẾT LUẬN 1. Báo cáo này lần đầu tiên sử dụng khung phân loại lao động phi chính thức theo tài liệu hướng dẫn của ILO để ước lượng quy mô và cơ cấu lao động việc làm phi chính thức ở Việt Nam trên cơ sở dữ liệu Điều tra lao động việc làm do Tổng cục Thống kê thực hiện. 2. Lao động phi chính thức có cả trong khu vực chính thức, khu vực phi chính thức và khu vực hộ gia đình. Năm 2016, trong khu vực chính thức, có đến 33,7% lao động làm việc trong khu vực này là lao động phi chính thức. 3. Lao động phi chính thức bao gồm nhiều đối tượng có vị thế việc làm khác nhau như: lao động tự làm, chủ cơ sở SXKD, lao động gia đình không hưởng lương và người làm công ăn lương. Năm 2016, chỉ tính riêng khu vực chính thức, trong tổng số 16 139,1 nghìn người làm công ăn lương, có khoảng 1/3 (tương ứng 5 433,1 nghìn người) là lao động phi chính thức. Nói cách khác là cứ ba người làm công ăn lương trong khu vực chính thức có một người là lao động phi chính thức. 4. Trong những năm gần đây, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy quá trình chính thức hóa nền kinh tế như chuyển hộ SXKD sang thành lập, đăng ký và hoạt động theo các hình thức doanh nghiệp quy định tại luật doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho việc thành lập mới doanh nghiệp, khuyến khích khởi sự doanh nghiệp, mở rộng đối tượng tham gia BHXH theo Luật BHXH sửa đổi năm 2014. Nhờ đó, tỷ trọng lao động phi chính thức ở Việt Nam đã giảm từ 58,8% năm 2014, xuống 58,3% năm 2015 và 57,2% năm 2016. Tuy nhiên, quy mô lao động phi chính thức vẫn tiếp tục tăng lên trong cùng thời gian. Năm 2016 tổng số lao động phi chính thức ở Việt Nam là 18 018,4 nghìn người, tăng 2,8% so với năm 2015, trong đó, nữ là 7 848,2 nghìn người, chiếm 43,6%. Mức tăng 2,8% của lao động phi chính thức cao hơn nhiều so với mức tăng của tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2016 so với 2015 (0,9% tương ứng là 53 302,8 nghìn người so với 52 840,0 nghìn người). 5. Đa số lao động phi chính thức được phân bố trong khu vực nông thôn với 10.745,1 nghìn người, chiếm 59,6% tổng số vào năm 2016. Một số địa phương có tỷ lệ lao động phi chính thức rất cao như: An Giang (78,3%), Bạc Liêu (77%), Sóc Trăng (75,8%), Nam Định (74,0%), Ninh Thuận (72,6%), Quảng Bình (71,5%), Hậu Giang (71,2%), . . . 6. Một bộ phận lao động Việt Nam bắt đầu cuộc đời làm việc ở giai đoạn mới trưởng thành (15-24 tuổi) với những việc làm phi chính thức trước khi tìm được việc làm chính thức ở lứa tuổi trung niên (25-54 tuổi), và sau đó lại quay trở về với những việc làm phi chính thức khi về già. Điều này cho thấy có sự dịch chuyển lao động giữa khu vực chính thức và khu vực phi chính thức, cũng như giữa việc làm chính thức và việc làm phi chính thức trong thị trường lao động. 7. Lao động phi chính thức đang đối mặt với nhiều thiệt thòi và bất lợi so với lao động chính thức. Sự yếu thế của lao động phi chính thức thể hiện trên ba phương diện chính sau đây: Một là, về chất lượng lao động: Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong lao động phi chính thức chỉ chiếm 14,8%, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm lao động chính thức là 55,4%. Riêng tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên, thì với lao động phi chính thức chỉ 3,2%, so với 30,5% trong nhóm lao động chính thức; Hai là, về phân bố việc làm: Gần 70% lao động phi chính thức làm việc trong 3 nhóm ngành: “Công nghiệp chế biến, chế tạo”, “Xây dựng” và nhóm “Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy”. Ngoài ra, nhóm ngành “Dịch vụ lưu trú và ăn uống” cũng chiếm tới khoảng 11%. 48 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016
  61. Đây thường là những ngành/lĩnh vực sử dụng lao động giản đơn là chủ yếu, điều kiện lao động không bảo đảm, công việc không ổn định, năng suất lao động và tiền lương thấp; Ba là, về thời gian làm việc: Lao động làm công ăn lương phi chính thức làm nhiều hơn 2 giờ/tuần so với lao động làm công ăn lương chính thức và cao hơn số giờ làm việc theo quy định (49,2 giờ/tuần và 47,2 giờ/tuần). 8. Hầu hết lao động phi chính thức đều thuộc diện dễ bị tổn thương. Tính dễ bị tổn thương của lao động phi chính thức được thể hiện ở 4 điểm chính sau: Một là, về địa điểm làm việc: Có một bộ phận không nhỏ lao động phi chính thức phải làm việc lưu động tại vỉa hè, lề đường (10,5%), làm việc ở các chợ/TTTM (8,6%) và làm việc ngoài trời (6,4%). Nhóm này rất dễ bị tác động bởi các chính sách quản lý nhà nước (về trật tự hè phố, an toàn thực phẩm, . . .), cũng như tác động của các điều kiện tự nhiên, thời tiết. Nhìn chung, phụ nữ làm việc trong các nghề dễ bị tổn thương cao hơn nam giới. Hai là, về thu nhập: Tiền lương bình quân của lao động phi chính thức là 4,44 triệu đồng/ tháng, chỉ bằng 2/3 tiền lương bình quân của lao động chính thức. Mức tiền lương này cao hơn 1,5 lần tiền lương tối thiểu vùng IV và chỉ cao hơn 12,6% tiền lương tối thiểu vùng I. Với mức tiền lương này, người lao động rất khó bảo đảm cuộc sống cho mình và nuôi sống gia đình. Ba là, về ký kết hợp đồng lao động: Lao động có trình độ CMKT càng cao thì tỷ lệ ký kết hợp đồng lao động càng cao và ngược lại. Tỷ lệ lao động nữ ký kết hợp đồng lao động cao hơn lao động nam đối với tất cả các loại hợp đồng. Tuy nhiên, vẫn còn hơn 3/4 số lao động phi chính thức làm việc mà không có hợp đồng lao động bằng văn bản. Trong đó, 62,1% có thỏa thuận miệng và 14,6% không có bất cứ một thỏa thuận nào. Với thực tế này, có thể nói người lao động phi chính thức luôn ở trong tình trạng không bảo đảm về việc làm, yếu thế trong thỏa thuận tiền lương, không được hưởng các chế độ phúc lợi và không được bảo đảm đầy đủ các điều kiện lao động. Bốn là, về tham gia BHXH: Chỉ có 0,2% số lao động phi chính thức tham gia BHXH bắt buộc và 1,9% tham gia BHXH tự nguyện. Trong khi đó, 80,9% lao động chính thức tham gia BHXH. Việc đa số lao động phi chính thức và một bộ phận người lao động chính thức không tham gia BHXH (cả bắt buộc và tự nguyện) đang đặt ra những hệ lụy to lớn cho người lao động khi gặp rủi ro dẫn đến mất thu nhập, cũng như những thách thức lớn cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia. II. KHUYẾN NGHỊ Để khắc phục sự yếu thế và giảm tính dễ bị tổn thương đối với lao động phi chính thức, nhà nước cần có những chính sách, giải pháp hỗ trợ cụ thể nhằm mở rộng sự bảo vệ đến nhóm lao động này, từ đó phát huy tiềm năng của họ trong phát triển kinh tế xã hội. Sau đây là một số khuyến nghị quan trọng: BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016 49
  62. 1. Đẩy mạnh quá trình chính thức hóa khu vực phi chính thức Việc làm phi chính thức đã thu hút một số lượng lớn lao động, có vai trò vô cùng to lớn ở cả thành thị và nông thôn, đã thu hút một số lượng lớn lao động, bảo đảm việc làm và thu nhập. Tuy nhiên, những công việc phi chính thức hiện đang ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế vì làm cản trở đến tăng năng suất lao động cũng như khả năng cạnh tranh của cả nền kinh tế. Thực hiện chuyển đổi khu vực phi chính thức thành khu vực chính thức sẽ mang đến các cơ hội đầu tư và mở rộng tốt hơn cơ hội tiếp cận tín dụng. Từ đó, tiền lương cho người lao động cũng sẽ có khả năng cao hơn, tăng lợi nhuận và tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, việc chuyển khu vực phi chính thức sang chính thức đang đặt ra những thách thức lớn đối với nền kinh tế và hệ thống quản lý. Cần có các chương trình hành động cụ thể khuyến khích các hộ/cơ sở SXKD đăng ký thành lập dưới các hình thức doanh nghiệp. Cần đơn giản hóa các thủ tục chuyển đổi, đăng ký, loại bỏ các loại giấy phép không cần thiết, hoặc cho phép kế thừa những giấy phép mà các hộ/cơ sở kinh doanh đã có trước đó. Cần có chính sách hỗ trợ về thuế; tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình gia nhập, rút lui khỏi thị trường; giảm bớt gánh nặng về chế độ kế toán; có cơ chế chính sách bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sau chuyển đổi. Cần cụ thể hóa các chương trình hỗ trợ về vốn, tín dụng, mặt bằng sản xuất, công nghệ, thông tin, tiêu thụ sản phẩm và đào tạo nhân lực. Ngoài ra, nhu cầu đổi mới sáng tạo không chỉ đặt ra đối với khu vực chính thức mà cả đối với khu vực phi chính thức. Đổi mới được đo bằng việc giới thiệu sản phẩm, quy trình mới, cải tiến quy trình, sản phẩm hiện có, tìm kiếm khách hàng mới hoặc sử dụng các nhà cung cấp mới. Việc khuyến khích đổi mới sáng tạo, áp dụng công nghệ mới là một giải pháp hiệu quả giúp cải thiện năng suất lao động trong khu vực phi chính thức. 2. Tăng cường chính sách liên kết trong phát triển kinh tế địa phương Với 57,2% lực lượng lao động phi NLTS là lao động phi chính thức, đây thực sự là một lực lượng to lớn và việc huy động sự tham gia của họ vào phát triển kinh tế địa phương có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thực tế hiện nay, có vẻ như nền kinh tế nước ta đang có sự ngăn cách giữa hai bộ phận: chính thức và phi chính thức. Đặc biệt, giữa hai bộ phận này chưa có sự kết nối và chưa có các kênh để huy động hiệu quả sự tham gia của khu vực phi chính thức và lao động phi chính thức vào sự phát triển kinh tế địa phương. Trong khi đó, các hàng hóa và dịch vụ của lao động phi chính thức và trong khu vực phi chính thức, bao gồm dịch vụ vận chuyển, kể cả xe ôm, quán ăn đường phố, sửa chữa nội thất, trang thiết bị, xây dựng dân dụng, đang được toàn xã hội sử dụng. Ở nước ta, mà rõ nhất là tại các thành phố lớn cho thấy, hạn chế về năng lực, kiến thức, vốn xã hội và vốn vật chất là nguyên nhân chính buộc người lao động phải tìm việc làm phi chính thức. Do làm việc phi chính thức mà người lao động có ít cơ hội để học hỏi, tiến bộ và hòa nhập với sự phát triển chung của xã hội. Cứ thế, như một vòng luẩn quẩn, người lao động phi chính thức phải đối mặt với hết rủi ro này đến thiệt thòi khác. Rõ ràng là cần có các chính sách hỗ trợ để phát huy hơn nữa tiềm năng của các hộ/cơ sở SXKD phi chính thức và lao động phi chính thức bằng cách xây dựng các chuỗi liên kết, mở 50 BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016
  63. rộng các hợp đồng phụ, tạo mối liên hệ với các khu vực khác, cung cấp đầy đủ các thông tin về cơ hội thị trường, cũng như thúc đẩy vai trò của các hiệp hội ngành nghề để giúp họ tiếp cận với các nguồn lực, tín dụng, hỗ trợ vốn và kỹ thuật. Tại các khu vực thành thị, cải thiện hạ tầng đô thị cần đi đôi với việc bố trí các khu vực hoạt động cho những người bán hàng rong, hàng vặt, những người cung cấp dịch vụ nhỏ như sửa chữa xe máy, sửa chữa thiết bị, chữa khóa và các dịch vụ gia đình. Trong chính sách phát triển nông thôn, cần chú ý các hình thức hợp tác, liên kết các hộ/ cơ sở SXKD nhỏ. Tạo điều kiện cho họ trong tham gia cung cấp các sản phẩm thủ công và dịch vụ phục vụ du lịch hay tham gia cung cấp sản phẩm “sạch” phục vụ các chuỗi bán hàng tại các đô thị, 3. Tăng cường chính sách công và sự bảo vệ đối với lao động phi chính thức Có thể thấy, mặc dù thực tế đã chứng minh tầm quan trọng của khu vực phi chính thức và lao động phi chính thức đối với nền kinh tế và giải quyết việc làm tại Việt Nam, nhưng lao động phi chính thức vẫn bị bỏ quên trong nhiều chính sách công, ít nhận được sự bảo vệ của công đoàn và pháp luật. Các hoạt động tương trợ về xã hội, trợ giúp về pháp lý cũng chưa tiếp cận sát với nhiều người trong nhóm đối tượng này. Phần lớn lao động phi chính thức chưa biết cách khai thác sự hỗ trợ của các chính sách công, các tổ chức tư vấn và hệ thống chính trị mà vẫn thụ động, tự bảo vệ mình một cách kém hiệu quả. Thực tế, họ hoạt động gần như đơn độc và rời rạc. Với những đóng góp của lao động phi chính thức đối với xã hội và nền kinh tế hiện nay, việc thừa nhận vị trí, vai trò xã hội và tạo điều kiện cho họ thụ hưởng các dịch vụ công ích là điều không thể phủ nhận. Trách nhiệm của nhà nước là bảo đảm các quyền cơ bản cho người lao động về việc làm, trong đó có sự bảo vệ thông qua thúc đẩy ký kết hợp đồng lao động, tham gia BHXH và bảo vệ các điều kiện làm việc tối thiểu, thi hành những điều luật về tiền lương và thu nhập công bằng, bảo vệ người lao động trước sự xâm phạm, lạm dụng của chủ sử dụng lao động và các đối tượng khác. Cần có cơ chế thưởng – phạt nghiêm minh, giám sát hiệu quả đối với từng ngành nghề, đơn vị thuê lao động phi chính thức trong việc bảo đảm an toàn lao động, đặc biệt là người lao động làm việc trong các lĩnh vực có nguy cơ cao xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc những lĩnh vực có ảnh hưởng tới sức khỏe, an toàn của cộng đồng. 4. Tăng cường thực thi luật pháp lao động trong khu vực chính thức Tỷ lệ lao động phi chính thức làm việc trong khu vực chính thức (37,5%) đang đặt ra những thách thức to lớn đối với công tác quản lý lao động. Thực tế đang tồn tại một khoảng trống trong quản lý lao động, giám sát việc thực hiện Bộ luật lao động trong khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như trong thực hiện các dự án xây dựng, khai thác mỏ, BÁO CÁO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 2016 51