Biện pháp kiểm soát chuyển giá trong các giao dịch thương mại quốc tế
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp kiểm soát chuyển giá trong các giao dịch thương mại quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bien_phap_kiem_soat_chuyen_gia_trong_cac_giao_dich_thuong_ma.pdf
Nội dung text: Biện pháp kiểm soát chuyển giá trong các giao dịch thương mại quốc tế
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CHUYỂN GIÁ TRONG CÁC GIAO DỊCH THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ Measures on control oftransfer pricing in international commerce transactions ThS. Bùi Thị Bích Hằng Khoa Kế toán – Tài chính, Trường Đại học Hải Phòng TÓM TẮT Trong thời gian vừa qua, cùng với sự tăng lên nhanh chóng của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam, hoạt động chuyển giá càng phổ biến.Chuyển giá không chỉ gây thất thu cho ngân sách mà còn làm méo mó môi trƣờng kinh doanh, tạo môi trƣờng kinh doanh không bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế và gây ra những rủi ro. Đối tƣợng cần quản lý trong vấn đề chuyển giá chủ yếu là các công ty đa quốc gia với các giao dịch thƣơng mại quốc tế Bài báo tập trung đề cập đến các hình thức chuyển giá trong giao dịch thƣơng mại quốc tế, thực trạng chuyển giá và kiểm soát chuyển giá trong các giao dịch thƣơng mại quốc tế ở nƣớc ta. Đồng thời, trên cơ sở đánh giá những hạn chế của công tác kiểm soát chuyển giá, tác giảcũng đƣa ra một số đề xuất nhằm tăng cƣờng kiểm soát hoạt động chuyển giá tại Việt Nam. Từ khóa: chuyển giá, kiểm soát chuyển giá, thƣơng mại quốc tế 716
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 ABSTRACT In recent years, along with the rapid increase of multinational compa- nies in Vietnam, transfer pricing is becoming a popular activity in Vi- etnam. Transfer pricing causes budgetary deficits, creates unfavorable environment as well as unfair competitiveness among economic enti- ties. We should pay special attention to controlling the tranfer pricing of multinational companies with commerce transactions This article fo- cus on the transfer pricing forms, the situation of transfer pricing and the control in international commerce transactions in our country. At the same time, the author also made a number of proposals to enhance the control of transfer pricing activities in Vietnam. Keywords: transfer pricing, control of transfer pricing, international commmerce 1. MỞ ĐẦU Những năm gần đây, tăng trƣởng tín dụng đối với nền kinh tế đƣợc duy trì ở mức khá cao (2015- 2017 đạt 18-19%, 2018 đạt gần 14%, 3 tháng đầu năm 2019 tiếp tục tăng 3,19%). Trong đó, tín dụng nông nghiệp, nông thôn tăng 21,41%; tín dụng công nghiệp và xây dựng tăng 9,91%; tín dụng thƣơng mại và dịch vụ tăng 16,57%; tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tăng 15,57%; tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 14,58% . Tăng trƣởng tín dụng đã góp phần hỗ trợ tích cực cho tăng trƣởng kinh tế, đặc biệt năm 2018 tăng trƣởng kinh tế đạt 7,08% - cao nhất trong 11 năm trở lại đây. Điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Căn cứ để xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo mục tiêu đã định. Cơ sở quan trọng đảm bảo sự tồn 717
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 tại tƣ cách pháp nhân của một doanh nghiệp trƣớc pháp luật. Tiềm lực kinh tế, yếu tố quyết định đến mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Để có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh vốn của doanh nghiệp phải sinh lời, tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi đảm bảo cho doanh nghiệp đƣợc bảo toàn và phát triển. Cơ sở để doanh nghiệp tiếp tục đầu tƣ sản xuất, kinh doanh, thâm nhập vào thị trƣờng tiềm năng từ đó mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chƣa đáp ứng đƣợc điều kiện vay vốn do: Năng lực tài chính còn hạn chế, thiếu vốn đối ứng; dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh thiếu khả thi, sản xuất tự phát, khả năng hoàn vốn thấp 2. NỘI DUNG 2.1. Lý luận chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005: ―Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo luật định của pháp luật nhằm thực hiện mục đích các hoạt động kinh doanh‖. DNVVN nói chung là doanh nghiệp có số lao động, doanh thu hay tài sản giới hạn ở một mức nào đó. Rất nhiều các tiêu thức có thể đƣợc lựa chọn để quy định thế nào là DNVVN tùy từng thời điểm và từng hoàn cảnh của mỗi quốc gia nhƣng tiêu thức thƣờng đƣợc sử dụng nhất là quy mô kinh doanh và số lƣợng lao động. Tham khảo của một số nƣớc châu Âu, Hàn Quốc, tiêu chí xác định DNVVN thƣờng dựa vào các yếu tố: vốn, lao động và doanh thu. Tuy nhiên việc sử dụng một hoặc hai hoặc ba tiêu chí là tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, trình độ phát triển và biện pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp của từng nƣớc cụ thể nhƣ sau: Châu Âu: DNVVN cần đáp ứng các yêu cầu theo bảng 1: 718
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Bảng 1: Phân loại DNVVN của EU: Loại hình DN Số lao động Doanh thu Tổng tài sản Vừa <250 50 triệu 43 triệu Nhỏ <50 10 triệu 10 triệu Siêu nhỏ <10 2 triệu 2 triệu (Nguồn: Viện nghiên cứu doanh nghiệp vừa và nhỏ Bonn định nghĩa) Một tổ chức kinh doanh độc lập với số lao động ít hơn hoặc bằng 9 và doanh thu hàng năm dƣới 1 triệu bảng là doanh nghiệp nhỏ. Một tổ chức kinh doanh độc lập có từ 10 đến 499 lao động và doanh thu hàng năm tới 50 triệu bảng là doanh nghiệp vừa. Tổng quan, DNVVN là các tổ chức kinh doanh độc lập có số lao động dƣới 500 và doanh thu hàng năm dƣới 50 triệu bảng. Nhật Bản: Việc phân loại quy mô DNVVN đƣợc thực hiện theo hai nhóm ngành: Lĩnh vực sản xuất: Doanh nghiệp có vốn đầu từ là 1 triệu USD và dƣới 300 lao động. Trong lĩnh vực thƣơng mại và dịch vụ: Doanh nghiệp có vốn đầu từ dƣới 300.000 USD, có dƣới 100 lao động ( đối với doanh nghiệp bán buôn) hay có vốn đầu từ dƣới 100.000 USD, có dƣới 50 lao động (đối với doanh nghiệp bán lẻ và dịch vụ). Trong hầu hết các nền kinh tế, DNVVN chiếm đa số. Ở châu Âu, DNVVN chiếm 99% và chiếm 65 triệu lao động. Trong một số khu vực kinh tế, DNVVN giữ vai trò chủ đạo trong công cuộc cải tạo, là động lực để phát triển nền kinh tế. Việt Nam, theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP của chính phủ về trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày 30/06/2009 thì doanh nghiệp vừa và nhỏ đƣợc xem xét nhƣ sau: DNVVN là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của luật pháp, đƣợc chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng với tổng tài sản 719
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 đƣợc xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân hàng năm ( tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu tiên), cụ thể nhƣ sau: Bảng 2: Phân loại quy mô DNVVN của Việt Nam: Doanh nghiệp Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Quy mô siêu nhỏ Tổng nguồn Tổng nguồn Số lao động Số lao động Số lao động vốn vốn Khu vực I. Nông, lâm nghiệp 10 ngƣời trở 20 tỷ đồng trở từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên 200 và thủy sản xuống xuống ngƣời đến đồng đến 100 ngƣời đến 300 200 ngƣời tỷ đồng ngƣời II. Công nghiệp và 10 ngƣời trở 20 tỷ đồng trở từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên 200 xây dựng xuống xuống ngƣời đến đồng đến 100 ngƣời đến 300 200 ngƣời tỷ đồng ngƣời III. Thƣơng mại và 10 ngƣời trở 10 tỷ đồng trở từ trên 10 từ trên 10 tỷ từ trên 50 ngƣời dịch vụ xuống xuống ngƣời đến 50 đồng đến 50 đến 100 ngƣời ngƣời tỷ đồng (Nguồn: Internet) Nhƣ vậy, nhìn chung các quốc gia trên thế giới DNVVN đƣợc định nghĩa chủ yếu dựa theo quy mô, lƣợng vốn, lao động hoặc doanh thu. Tùy vào quy mô nền kinh tế mỗi quốc gia, đặc điểm tình hình và đặc thù khác nhau mà DNVVN ở mỗi nƣớc có những tiêu chuẩn nhất định. Ƣu điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ - DNVVN tự do cạnh tranh bình đằng hơn so với các doanh nghiệp lớn - DNVVN khai thác tiềm lực trong nƣớc - DNVVN sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu để thực quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc ở giai đoạn đầu 720
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 - DNVVN năng động, nhạy bén và dễ thích ứng với sự thay đổi của thị trƣờng - DNVVN dễ dàng tạo lập, hoạt động có hiệu quả với chi phí cố định thấp Nhƣợc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ - Hạn chế về khả năng tài chính - Khả năng tiếp cận thị trƣờng trong nƣớc kém - Khả năng tiếp cận thị trƣờng nƣớc ngoài còn nhiều hạn chế - Thiếu thông tin thị trƣờng, trình độ quản lý doanh nghiệp chƣa cao - Khả năng thu hút các nhà quản lý và lao động giỏi còn thấp - Tính liên kết hợp tác kinh doanh của các DNVVN còn kém - Một số DNVVN gây ra tác động tiêu cực Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ - Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế - Làm cho nền kinh tế năng động - Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng - Là trụ cột của kinh tế địa phƣơng - Tạo lập sự phát triển cân bằng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ - Góp phần tích cực trong việc thu hút vốn đầu tƣ trong dân cƣ và sử dụng vốn có hiệu quả tại địa phƣơng - DNVVN sản xuất nhiều mặt hàng xuất khẩu đem nhiều ngoại tệ về cho đất nƣớc đáp ứng nhu cầu thanh toán nhập khẩu và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc 2.2. Những lý luận về tiếp cận vốn của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, vốn đƣợc hiểu và quan niệm là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu vào các quá trình tiếp theo của doanh nghiệp. 721
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Đứng ở các góc độ khác nhau ngƣời ta sẽ có cách nhìn khác nhau về vốn. Chính vì vậy, mà có rất nhiều định nghĩa về vốn. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu rằng: Vốn trong các doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt. Mục tiêu của quỹ tiền tệ đó là để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Nhƣ vậy, mục đích của quỹ tiền tệ đó là thể hiện sự tích lũy chứ không phải tiêu dùng nhƣ một vài quỹ tiền tệ khác trong doanh nghiệp. Nhƣ vậy, vốn là một yếu tố số một của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.Có vốn các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm các trang thiết bị hay triển khai các kế hoạch khác trong tƣơng lai.Vậy yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là họ cần phải có sự quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo cho các doanh nghiệp ngày càng phát triển và vững mạnh. Những kênh tiếp cận vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trung gian tài chính: Tại Việt Nam cũng nhƣ phổ biến trên nhiều nƣớc trên thế giới, trung gian tài chính thƣờng là một tổ chức trung gian cho kênh luân chuyển vốn giữa ngƣời cho vay và ngƣời đi vay.Tức là, ngƣời gửi chuyển tiền vốn cho tổ chức này (ví dụ nhƣ ngân hàng hay tín dụng tập thể) và nó sẽ chuyển tiền vốn này cho bên vay/chi tiêu. Các loại trung gian tài chính bao gồm: ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tƣ, quỹ hƣu trí, hội tín dụng cá nhân, tƣ vấn tài chính, môi giới chứng khoán, - Thị trường tài chính: Thị trƣờng tài chính là một thị trƣờng trong đó mọi ngƣời và các thể chế có thể trao đổi các chứng khoán tài chính, các hàng hóa, và các món giá trị có thể thay thế khác với chi phí giao dịch thấp và tại các giá cả phản ánh cung và cầu. Các chứng khoán bao gồm cổ phiếu và trái phiếu, và các hàng hóa bao gồm kim loại quý hoặc hàng hóa nông nghiệp. - Chính sách thuế: Hoạt động kinh doanh có hiệu quả của DNVVN có vai trò hết sức quan trọng đối với việc tăng trƣởng kinh tế, giải 722
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 quyết việc làm, tạo thêm nguồn lực tài chính cho quốc gia, tạo nguồn thu ngân sách để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của đất nƣớc, cho đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và kiềm chế lạm phát ở mức cho phép. Tuy nhiên, DNVVN có những hạn chế trong nền kinh tế thị trƣờng nhƣ năng lực quản lý yếu ,công nghệ lạc hậu, vốn ít, Do đó, để các doanh nghiệp này phát huy đƣợc hết vai trò của mình thì cần thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, đặc biệt là sự hỗ trợ thông qua chính sách thuế. Thông qua công cụ thuế trực thu và thuế gian thu, Nhà nƣớc có thể khuyến khích hay hạn chết sự phát triển của các thành phần kinh tế. Thông qua chính sách thuế( thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, ), Nhà nƣớc có thể điều tiết, hƣớng dẫn tiêu dùng, bảo hộ sản xuất trong nƣớc, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thay thế nguyên liệu nhập khẩu bằng nguyên liệu có sẵn trong nƣớc, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nƣớc, đặc biệt trong tiến trình hội nhập hiện nay làm cho hàng hóa trong nƣớc có sức cạnh tranh ngay tại thị trƣờng nội địa cũng nhƣ thị trƣờng quốc tế. 2.3. Thực trạng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ Theo báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện cả nƣớc có khoảng 630.000 DNVVN, chiếm 96% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động thực yế với tổng số vốn khoảng 121 tỷ USD, chiếm 30% tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp. Hàng năm các DNVVN đóng góp khoảng 40% GDP; 30% thu nộp ngân sách nhà nƣớc, 33% giá trị sản lƣợng công nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu và thu hút 51% lao động Tuy nhiên trong thời điểm hiện, các DNVVN vẫn gặp phải các khó khăn về việc tiếp cận vốn vay. Hiện chỉ có 30% các DNVVN tiếp cận đƣợc với nguồn vốn từ ngân hàng, 70% còn lại tiếp tục sử dụng nguồn vốn tự có hoặc vay từ nguồn vốn khác với chi phí rất cao. 723
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Tƣơng tự, theo khảo sát của Viện khoa học quản trị Doanh nghiệp nhỏ và vừa, có khoảng 32,38% số doanh nghiệp cho biết có khả năng tiếp cận và đƣợc vay vốn thƣờng xuyên, 35,24% phản ánh là khó tiếp cận, số còn lại cho biết không thể tiếp cận đƣợc vốn vay.Đối với các kênh huy động vốn khác trên thị trƣờng nhƣ phát hành cổ phiếu, trái phiếu hoặc tự huy động thì phần lớn các DNVVN thƣờng không có đủ điều kiện và uy tín. Tiếp cận vốn thông qua trung gian tài chính Nhìn chung trong những năm qua tăng trƣởng tín dụng của nƣớc ta tuy có lúc lên xuống thất thƣờng do các yếu tố kinh tế vĩ mô cũng nhƣ do nguyên nhân nội tại của nền kinh tế nhƣng tăng trƣởng tín dụng trong nƣớc luôn ở mức cao so với các nƣớc trong khu vực. Có những năm tăng trƣởng tín dụng của chúng ta duy trì ở mức trên 50% nhƣng cũng có những thời điểm tăng trƣởng tín dụng chỉ duy trì xung quanh mức 10%. Trong những năm gần đây, nhiều ngân hàng đã đƣa ra các gói tín dụng ƣu đãi và hấp dẫn nhằm hỗ trợ tín dụng cho các DNVVN và hộ kinh doanh bổ sung vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất nhập khẩu, đón đầu cơ hội tăng trƣởng. Đặc biệt, nhiều định chế tài chính hàng đầu trong nƣớc đã chuyển đổi mô hình sang ngân hàng bán lẻ trong đó khách hàng hƣớng tới chủ yếu là các DNVVN. Tiếp cận vốn thông qua thị trƣờng vốn Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam chính thức hoạt động từ tháng 7/2002 với tên gọi là Trung tâm giao dịch chứng khoán (STC), trung tâm đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ khi hoạt động trung tâm mới có hia loại chứng khoán niêm yết, đến cuối năm 2004 đã có 21 công ty niêm yết vói tổng vốn huy động trên thị trƣờng là 165 triệu USD, tƣơng đyơng gàn 0,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nếu so với chuẩn của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới thì thị trƣờng chứng khoán của Việt Nam còn rất nhỏ về cả giá trị thị trƣờng và khối lƣợng giao dịch. 724
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Các tiêu chuẩn để một công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán theo quy định của pháp luât là: vốn đăng ký tối thiểu là 10 tỷ đồng (khoảng 650.000 USD); kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tiếp; ít nhất 20% số cổ phiếu của công ty đƣợc sở hữu bởi hơn 100 nhà đầu tƣ (hoặc 15% cổ phiếu trong trƣờng hợp công ty có mệnh giá 100 tỷ đồng hoặc hơn); các cổ đông sáng lập của công ty phải nắm giữ ít nhất 20% cổ phiếu cổ thông và duy trì tỷ lệ này ít nhất 3 năm kể từ khi phát hành cổ phiếu; và công ty hoặc phải là công ty cổ phần hoặc một doanh nghiệp nhà nƣớc cổ phần hóa. Với các điều kiện đó thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hầu nhƣ bị loại ra khỏi thị trƣờng chứng khoán vì số vốn quá nhỏ và các doanh nghiệp này không đăng ký dƣới hình thức công ty cổ phần, họ cũng không có thời gian hoạt động đủ dài hoặc họ có quá ít cổ đông. Tiếp cận vốn thông qua chính sách thuế Chính sách ƣu đãi thuế đối với đổi mới, sáng tạo trong các DNVVN ở Việt Nam hiện nay đƣợc coi nhƣ một kênh tăng cƣờng tiếp cận vốn của DNVVN trong nƣớc. Chính sách ƣu đãi thuế đối với nghiên cứu, phát triển chủ yếu là hình thức ƣu đãi miễn thuế TNDN một số năm nhất định, hoặc áp dụng mức thuế suất ƣu đãi hơn mức thông thƣờng, hoặc giảm thuế suất thuế TNDN trong một số năm đƣợc quy định tại Luật thuế TNDN sửa đổi số 32/2013QH13 và tại các Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn Luật. Các ƣu đãi này thƣờng có trƣờng hợp tính trên toàn bộ thu nhập doanh nghiệp, cũng có trƣờng hợp tính trên phần thu nhập tăng thêm từ hoạt động nghiên cứu phát triển, tƣơng tự nhƣ hình thức thuế đầu tƣ phát triển ở các nƣớc. Các chi phí cho hoạt động nghiên cứu phát triển bao gồm: chi tiền lƣơng, tiền công, chi nguyên vật liệu, chi nhiên liệu , động lực, máy móc, thiết bị phục vụ hoạt dộng nghiên cứu. Về trích khấu hao tài sản cố định, quy định của Bộ Tài chính tại Thông tƣ số 45/2013/TT-BTC 725
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 ngày 25/4/2013 cho phép doanh nghiệp đƣợc lựa chọn hình thức khấu hao phù hợp (trong đó bao gồm cả hình thức khấu hao nhanh), nhƣng phải thông báo về phƣơng pháp trích khấu hao với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trƣớc khi bắt đầu thực hiện phƣơng pháp trích khấu hao. Tuy nhiên, đối với mỗi tài sản phải áp dụng một phƣơng pháp trích khấu hao tài sản nhất quán trong suốt thời gian sử dụng tài sản. Quy định này là chung với tất cả các tài sản, không phân biệt tài sản dùng cho dùng cho nghiên cứu phát triển hay cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Đối với thuế giá trị gia tăng, Nhà nƣớc có chính sách ƣu đãi thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% cho các hoạt động hỗ trợ cho phát triển công nghệ và nghiên cứu khoa học cũng nhƣ các dịch vụ áp dụng các kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Các máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cũng không phải chịu thuế nhập khẩu hay thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu. 2.4. Những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng trong doanh nghiệp Xuất phát từ những khó khăn chung của kinh tế trong nƣớc cũng nhƣ nền kinh tế toàn cầu, thị trƣờng đầu ra thiếu ổn định trong khi các vấn đề biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt tác động tiêu cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và thu nhập của doanh nghiệp, đã hạn chế khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp và ảnh hƣởng đến hiệu quả cho vay của các tài chính tín dụng (TCTD). Bên cạnh đó, công tác cải cách thủ tục hành chính và các hoạt động hỗ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh tại một số địa phƣơng chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao, phần nào ảnh hƣởng đến việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp; công tác xử lý tài sản đảm bảo tiền vay khi khách hàng không trả đƣợc nợ vay ngân hàng gặp nhiều khó khăn do trình tự, thủ tục liên quan đến khởi kiện, thi 726
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 hành án để xử lý tài sản đảm bảo còn bất cập dẫn đến tâm lý thận trọng hơn trong cho vay của các TCTD. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt DNNVV chƣa đáp ứng đƣợc điều kiện vay vốn do: Năng lực tài chính còn hạn chế, thiếu vốn đối ứng; dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh thiếu khả thi, sản xuất tự phát, khả năng hoàn vốn thấp, công tác hạch toán kế toán thiếu chuyên nghiệp, thông tin tài chính thiếu minh bạch, trong khi đó lại thiếu tài sản đảm bảo, hạn chế khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Các cơ chế hỗ trợ tiếp cận vốn cho DNNVV thông qua bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phƣơng, hỗ trợ vốn của Quỹ phát triển DNNVV thời gian qua chƣa thực sự phát huy hiệu quả. 2.5. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp Để nâng cao hiệu quả của các chƣơng trình tín dụng đặc thù nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn và đáp ứng nhu cầu vốn vay cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngành ngân hàng sẽ tập trung vào một số giải pháp sau: Một là, tiếp tục hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát ở mức độ hợp lý, bảo đảm lãi suất và tỉ giá hối đoái ổn định, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô để tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp; Tập trung thực hiện và triển khai đồng bộ các giải pháp tại Đề án tái cơ cấu hệ thống TCTD và xử lý nợ xấu, góp phần khơi thông nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế; Rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế đƣợc mở rộng vay vốn theo năng lực kinh doanh và thực lực tài chính, đa dạng các kênh, hình thức tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp. Hai là, triển khai quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp tại Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng góp phần cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết 35, 727
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 19/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng phục vụ sản xuất kinh doanh; Đồng thời, thực hiện các giải pháp hỗ trợ TCTD mở rộng tín dụng có hiệu quả, chú trọng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ƣu tiên; tăng cƣờng kiểm soát rủi ro đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Ba là, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng hành lang pháp lý phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng mới nhằm tạo thêm kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp phục vụ sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Bốn là, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phƣơng các tỉnh, thành phố triển khai chƣơng trình kết nối Ngân hàng, Doanh nghiệp để cùng với chính quyền các địa phƣơng trực tiếp tháo gỡ đồng bộ những khó khăn, vƣớng mắc của doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng với ngân hàng. Năm là, chỉ đạo các TCTD: đẩy mạnh triển khai các chƣơng trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN; tiếp tục rà soát, cải tiến quy trình thủ tục vay vốn, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, ngƣời dân tiếp cận vốn, góp phần hạn chế tín dụng đen; cân đối khả năng tài chính, thƣờng xuyên tiết giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay ở mức hợp lý, góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp; phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp cũng nhƣ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các sản phẩm phòng ngừa rủi ro lãi suất và tỷ giá nhằm giúp doanh nghiệp chủ động về vốn, tăng cƣờng khả năng phòng ngừa rủi ro. Sáu là, tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phƣơng trong: xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và triển khai có hiệu quả các chƣơng trình tín dụng đối với ngành, lĩnh vực, tín dụng chính sách theo chủ trƣơng của Chính phủ; hoàn thiện và triển khai đồng bộ các 728
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 chính sách hỗ trợ DNNVV đƣợc quy định trong Luật hỗ trợ DNNVV và các văn bản hƣớng dẫn Luật, đặc biệt là chính sách về bảo lãnh tín dụng cho DNNVV vay vốn TCTD, hỗ trợ vốn thông qua Quỹ phát triển DNNVV. 3. KẾT LUẬN Nhận thức đƣợc vai trò to lớn của doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành phần phục vụ cho phát triển kinh tế-xa hội và chiến lƣợc phát triển đất nƣớc theo hƣớng công nghiệp - hiện đại hóa. Chính phủ cũng thừa nhận khu vực kinh tế tƣ nhân (và cụ thể hơn, khu vực DNVVN tƣ nhân) mở ra triển vọng lớn trong việc tạo lập việc làm cho ngƣời lao động mới và lao động dƣ ra trong quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc, duy trì tăng trƣởng kinh tế với tốc độ cao. Điều 1, Nghị định số 90/2001/NĐ-CP và sau này là Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ chỉ rõ: ―Phát triển DNVVN là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế -xã hội, góp phần phát triển kinh tế và ổn định xã hội‖, Nghị định số 14-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam về tiếp tục cải cách cơ chế và chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tƣ nhân, chỉ rõ: ―Thành phần kinh tế tƣ nhân là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân là vấn đề chiến lƣợc lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa và đóng góp quan trọng vào việc thực hiện thành công các nhiệm vụ trọng tâm của phát triển kinh tế - công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao năng lực quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế.‖ Trong giai đoạn 2012-2017, Chính phủ đƣa ra thêm các quan điểm về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ: Phát triển DNVVN là chiến lƣợc lâu dài, nhất quán và xuyên suốt trong chƣơng trình hành động của Chính phủ, là nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia. Nhà nƣớc tạo môi 729
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 trƣờng về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho DNVVN thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực cho đầu tƣ phát triển. Phát triển DNVVN theo phƣơng châm tích cực, vững chắc, nâng cao chất lƣợng, phát triển về số lƣợng, đạt hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trƣờng, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; phát triển DNVVN phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phƣơng, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống; chú trọng phát triển DNVVN ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; ƣu tiên phát triển và hỗ trợ DNVVN do đồng bào dân tộc, phụ nữ, ngƣời tàn tật v.v làm chủ doanh nghiệp; chú trọng hỗ trợ phát triển DNVVN đầu tƣ phát triển công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ, sản xuất một số lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Kim Anh (2002), Phát triển các nghiệp vụ tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân. Phạm Thanh Bình (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Hội thảo khoa học: Vai trò của hệ thống ngân hàng trong 20 năm đổi mới ở Việt Nam. Bộ Ngoại giao (2002), Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu hướng toàn cầu hóa, vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Chính phủ (1999), Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg ngày 12/9 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước, Hà Nội. 730
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Chính phủ (2001), Nghị định số 64/2001/CP về quy chế thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Hà Nội. Chính phủ (2002), Nghị định số 178/1999/CP và 85/2002/CP về đảm bảo tiền vay, Hà Nội. Chính phủ (2003), Nghị định số 159/2003/NĐ ngày 10/12 về cung ứng và sử dụng séc, Hà Nội. Chính phủ (2006), Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5 về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội. Chính phủ (2006), Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối, Hà Nội. Chính phủ (2007), Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8 của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách, Hà Nội. Chính sách tín dụng cấp tỉnh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam (2006), Báo cáo nghiên cứu chính sách, VNCI, số 8 Clifforf M Baumback, Ph.D (1996), Tổ chức và điều hành doanh nghiệp nhỏ (How to organize and operate a small bussiness), Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Nghiêm Văn Bảy (2010), Các giải pháp tín dụng nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam,Luận án Tiến sĩ Kinh tế. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2002), Giáo trình chính sách kinh tế xã hội ,Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. Bùi Thùy Trang (2012), Giải pháp hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam từ nay đến năm 2015,Luận án Thạc sĩ Kinh tế. 731
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Bạch Đức Hiển (1996), Sử dụng các công cụ tài chính để khuyến khích và định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học kinh tế. Kỷ yếu hội thảo (2006), Phát triển ngành dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Hà Nội, tháng 12. Nguyễn Thị Phƣơng Lan (1995), Một số vấn đề rủi ro ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế thị trường, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân. Nguyễn Danh Lƣơng (2003), Những giải pháp nhằm phát triển hình thức thanh toán thẻ ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng. Cao Viết Lợi (2005), Cho thuê tài chính loại hình tín dụng cần được nâng đỡ, Thị trƣờng tài chính tiền tệ. Trần Long (2004), Phát triển khu vực tài chính vi mô bền vững ở Việt Nam, Thị trƣờng tài chính tiền tệ. Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (1997), Pháp luật về Ngân hàng Trung ương và Ngân hàng thương mại một số nước, Nxb Thế giới, Hà Nội. các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh. Peter Rose (1999), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội. Nick Freeman (2006), Hướng dẫn chính sách cung cấp tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh. Quốc hội (1997), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội. 732