Bối cảnh thời đại và những gợi ý về giải pháp xây dựng đất nước sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
Bạn đang xem tài liệu "Bối cảnh thời đại và những gợi ý về giải pháp xây dựng đất nước sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- boi_canh_thoi_dai_va_nhung_goi_y_ve_giai_phap_xay_dung_dat_n.pdf
Nội dung text: Bối cảnh thời đại và những gợi ý về giải pháp xây dựng đất nước sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
- BỐI CẢNH THỜI ĐẠI VÀ NHỮNG GỢI Ý VỀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC SỚM TRỞ THÀNH NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI GS Nguyễn Quang Thái6 Tổng thư ký Hội khoa học Kinh tế Việt Nam Mở đầu Trong hơn ba mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc trong việc thực hiện ba Chiến lược 10 năm và thực hiện những bước chuyển đổi thể chế kinh tế mạnh mẽ. Ngay từ năm 1991, khi xây dựng và thông qua Chiến lược “Ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”, Đảng ta đã đề ra chủ trương thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa trong 30 năm7. Đến năm 2001, khi xây dựng Chiến lược 10 năm lần thứ 2, Đảng ta đã bổ sung thêm đặc trưng hiện đại hóa của nước công nghiệp và mục tiêu là “xây dựng nước ta thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”8. Đến Chiến lược 10 năm lần thứ 3, Đảng ta kiên trì thực hiện mục tiêu đến 2020 biến nước ta thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại9. Nhưng đến năm 2016, tại Đại hội lần thứ XII, Đảng ta nhận thấy chưa thể 6 GS-TSKH, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Việt Nam, thai.nguyenquang@gmail.com ;0902045209 7 Chiến lược 10 năm thứ nhất “Ổn định và phát triển KTXH đến năm 2000”, xem van-kien/tu-lieu-ve-dang/lich-su-dang/books-110620159142646/index-2106201591058468.html . Lần đầu tiên, trong Phụ lục Chiến lược đến 2000 đã đưa ra hai kịch bản (hai phương án) về tăng trưởng và cơ cấu kinh tế dựa trên kết quả NCKH của đề tài 70A-02-04, luận chứng cho mục tiêu tăng gấp 2 lần GDP trong 10 năm. 8 Chiến lượcthứ hai: Chiến lược phát triển KTXH đến năm 2010, xem LHH/Chien-luoc-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-2001-2010-1053.html . Văn kiện nêu rõ: Đưa GDP nǎm 2010 lên ít nhất gấp đôi nǎm 2000. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế; đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, một phần đáng kể nhu cầu sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu. Ổn định kinh tế vĩ mô; cán cân thanh toán quốc tế lành mạnh và tǎng dự trữ ngoại tệ; bội chi ngân sách, lạm phát, nợ nước ngoài được kiểm soát trong giới hạn an toàn và tác động tích cực đến tǎng trưởng. Tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP. Nhịp độ tǎng xuất khẩu gấp trên 2 lần nhịp độ tǎng GDP. Tỷ trọng trong GDP của nông nghiệp 16 - 17%, công nghiệp 40 - 41%, dịch vụ 42 - 43%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 50% Các mục tiêu này đã được thực hiện tốt. 9 Chiên lược thứ ba: Chiến lược phát triển KTXH đến năm 2020. Xem trien-kinh-te-xa-hoi-2011-2020-169669.vov . Múc tiêu của Chiến lược này dường như rất khó thực hiện. Thật vậy, về mục tiêu nước công nghiệp, Đại hội XII đã lùi so với văn kiện “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại ” . Trong khi nhiều mục tiêu cụ thể khó đạt, ví dụ a) Về kinh tế : Về tốc độ không thể đạt “Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm”, GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; trong khi mục tiêu GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD có thể đạt được lại do lạm phát cao. Mục tiêu “Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả” quá mơ hồ. Ngay mục tiêu cơ cấu ngành khó đạt, vì nông nghiệp còn quan trọng “Tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP”. Mục tiêu “Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP” khá mơ hồ, vì nếu chỉ tính công nghiệp thì cũng không quá 45%GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chỉ tiêu chuyển dịch lao động khó đạt vì quá trình đô thị hóa diexn ra chậm so với mục tiêu “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; tỉ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30 - 35% 168
- thực hiện mục tiêu xây dựng nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 do hoàn cảnh trong nước và quốc tế đã thay đổi, ảnh hưởng lớn đến đổi mới mô hình tăng trưởng. Mục tiêu này được chuyển thành cụm từ “sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”10. Mục tiêu như vậy “uyển chuyển” hơn, nhưng cũng có thể thấy là trước những khó khách khách quan và cả bối cảnh biến đổi bất ngờ, khó lường, mục tiêu đã không định hình thật rõ. Đây có lẽ là lần đầu tiên, trong Văn kiện đã nêu mục tiêu có tính định hướng “mờ” như vậy. Đặc biệt, trong các văn kiện của Đảng, tuy các tiêu chí công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng được cụ thể hóa, thích ứng với điều kiện phát triển mới, nhưng còn khá mờ nhạt. Do đó, ảnh hưởng rất nhiều đến việc kiểm điểm việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nêu ra. Từ đó, việc phân cấp mục tiêu và nhiệm vụ cho các ngành và địa phương cũng khó cụ thể, mặc dù, gần đây khi thực hiện quan điểm phát triển bền vững, bao trùm đến 2030, các mục tiêu và nhiệm vụ cũng được Đảng và Chính Phủ nêu ra cụ thể hơn, nhưng còn thiếu đồng bộ, thậm chí có nhiều mục tiêu thiếu hiện thực hoặc khó đo lường, kiểm đến.11 lao động xã hội”. Chỉ tiêu chất lượng khó đo đếm, dù có thể đánh giá nỗ lực tốt, nhưng cũng còn nhiều yếu kém: “Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt khoảng 35%; giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5 - 3%/năm. Thực hành tiết kiệm trong sử dụng mọi nguồn lực”. Tỷ lệ đô thị hóa năm 2017 mới đạt 35%, trong khi kết cấu hạ tầng còn quá nhiều bất cập “Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại. Tỉ lệ đô thị hoá đạt trên 45%. Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%”. b) Về văn hóa, xã hội : Nhiều chỉ tiêu về văn hóa xã hội không đạt: “Xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, công bằng, văn minh. Đến năm 2020, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao của thế giới; tốc độ tăng dân số ổn định ở mức khoảng 1%; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi; đạt 9 bác sĩ và 26 giường bệnh trên một vạn dân (1), thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân; lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội; tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5- 2%/năm; phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cộng đồng được bảo đảm. Thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so với năm 2010; thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các vùng và nhóm dân cư. Xoá nhà ở đơn sơ, tỉ lệ nhà ở kiên cố đạt 70%, bình quân 25 m2 sàn xây dựng nhà ở tính trên một người dân. Chỉ tiêu GDP chỉ tăng 2 lần mà thu nhập dân cư tăng 3,5 lần là vố lý. Chỉ tiêu về giáo dục khó đạt, như Số sinh viên đạt 450 trên một vạn dân, vì năm 2017 mới đạt chưa tới ½ chỉ tiêu này. c) Về môi trường cũng khó đạt nhiều chỉ tiêu cụ thể, ví dụ: “Cải thiện chất lượng môi trường. Đến năm 2020, tỉ lệ che phủ rừng đạt 45%. Hầu hết dân cư thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh. Các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trường. Các đô thị loại 4 trở lên và tất cả các cụm, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung. 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn. Cải thiện và phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm nặng. Hạn chế tác hại của thiên tai; chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng”. 10 Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, năm 2016: hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xii-cua-dang-368870.html 11 Nhiều mục tiêu phát triển cho năm 2020 còn thiếu khả thi và khó có khả năng kiểm đếm, và cũng khó so sánh quốc tế. Hãy so sánh giữa kế hoạch 5 năm 2016-2020 và Chiến lược cho năm 2020 thì thấy có sự chênh lẹch theo hướng thụt lùi: (10) Về kinh tế, trong Chiến lược nêu mục tiêu tăng trưởng 7-8%/năm, còn trong kế hoạch 5 năm là Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm 6,5 - 7%/năm; Tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1 - 1,5%/năm, trong khi Trong Chiến lược là giảm 2,5-3%/năm. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt 38 - 40%, trong khi trong Chiến lược 2020 là 45%. Và trên hết, ké hoạch 5 năm không còn đưa mục tiêu hoàn thành (cơ bản hoàn thành) mục tiêu nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thậm chí, chưa bao giờ Nghị quyết nêu tiêu chí cụ thể là gì. (2) Về xã hội, bỏ mục tiêu giáo dục trong Chiến lược, Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội năm 2020 khoảng 40%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 đạt khoảng 65 - 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu trong Chiến lược là 55%; Về môi trường, nhiều mục tiêu đã bị hạ thấp: Tỷ lệ được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh năm 2020 là 95% dân cư thành thị, 90% dân cư nông thôn, chứ không phải là “hầu hết”; Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý năm 2020 là 95 - 100% thay vì 100%; Tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 đạt 42% thay vì 45% 169
- Thêm vào đó, như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới nêu trong Hội nghị ngoại giao 2018, tình hình thế giới đang có những chuyển biến khác xa các dự báo, dù trong các Nghị quyết Đảng đã nêu là "tình hình thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến rất phức tạp, khó lường" vì thực tế là có thể nói đã vượt ra khỏi các dự báo thông thường12. Do đó, cục diện thế giới đã thay đổi mạnh thì tư duy về thời đại cũng cần có nhiều điều chỉnh? Khi Việt nam tham gia các thỏa thuận SDG về phát triển bền vững đến 2030 thì quan điểm phát triển cũng cần nhiều điều chỉnh. Thậm chí ngày năm 2015 Việt Nam đã có tiêu chí giảm nghèo đa chiều thì trong Nghị quyết kế hoạch 5 năm và Chiến lược 2020 vẫn là giảm nghèo thu nhập, mà không phải giảm nghèo đa chiều. Bối cảnh quốc tế mới, thời đại mới Trước bối cảnh thời đại đang chuyển biến nhanh chóng, cần có tư duy mới về phát triển, vì tình hình và cục diện thế giới đã thay đổi rất nhiều so với các dự báo và phân tích cách đây 5-10 năm. Trước hết, cần phân tích các đặc trưng của thời đại mới là gì: Một là, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất trong điều kiện toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ tiến như vũ bão, nhất là công nghiệp 4.0 làm cho của cải ngày càng tuôn trào mạnh mẽ. Dù thế giới còn hàng tỷ người sống trong nghèo đói, nhưng thực ra toàn bộ sản phẩm làm ra đã đến mức dư thừa, đòi hỏi phải nâng cao cả só lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời, nhiều tài nguyên thiên nhiên truyền thống đang bị khai thác cạn kiệt mà KHCN chưa tìm được các giải pháp mới về nước, năng lượng Vì vậy đang có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia, các tập đoàn kinh tế để chiếm lĩnh nguồn nguyên liệu, thị trường và phân bố lại thị trường. Như vậy, vấn đề sản lượng (số lượng sản phẩm) không quan trọng bằng chất lượng sản phẩm (chất lượng hàng hóa, giá cả, mẫu mãu, tiếp thị ) sẽ là nhân tố quyết định. Như vậy, tỷ lệ VA/GO sẽ tăng lên và hiệu quả của sản xuất kinh doanh sẽ tốt hơn. Đó chính là yếu tố hiện đại hóa trong công nghiệp hóa. Hai là, xu hướng hội nhập quốc tế lại đan xen với chủ nghĩa bảo hộ của các nước lớn, làm cho các quốc gia dân tộc phải điều chỉnh chính sách để bảo vệ lợi ích của nước mình. Từ đó hình thành các Nhóm quốc gia với độ liên kết mạnh yếu khác 12 Nguyễn Phú Trọng. Báo mạng hoi-nghi-ngoai-giao-30-76033.html , đã viết “ Những diễn biến chính trị trên thế giới thời gian qua có rất nhiều vấn đề vượt ra ngoài dự báo thông thường. Nếu chúng ta không tiếp tục đổi mới thì không theo kịp sự phát triển của tình hình. Vấn đề là chúng ta dám nghĩ, dám làm, có tinh thần chủ động tiến công, dám vượt ra khỏi những tư duy, những lĩnh vực quen thuộc để có suy nghĩ và hành động vượt tầm quốc gia, đạt tới tầm khu vực và quốc tế. Chúng ta cần xây dựng vị thế và tâm thế mới của Việt Nam trong xử lý quan hệ với các nước cả song phương và đa phương. Thế và lực của nước ta trên các tiêu chí quan trọng như kinh tế, dân số, quốc phòng và đối ngoại đã khác nhiều sau 30 năm đổi mới. Đặc biệt, các vấn đề thuộc lợi ích cốt lõi của Việt Nam đòi hỏi chúng ta phải thể hiện tiếng nói mạnh mẽ hơn và lập trường đối ngoại tích cực hơn, trước hết ở trong khu vực. Đồng thời, chúng ta cũng phải đẩy mạnh tư duy đổi mới, mạnh dạn đột phá, sáng tạo trong công tác, tìm ra cách làm mới, mở rộng ra các lĩnh vực mới, tìm kiếm các đối tác mới, hướng đi mới”. 170
- nhau như Cộng đồng EU (có thể xem là liên kết chặt chẽ nhất), ASEAN (thống nhất trong đa dạng), ASEAN+6 (3 nước Đông Bắc Á, Ấn độ, Úc và New Zealand) với các khu vực mậu dịch tự do thế hệ mới để có thêm sức mạnh của liên kết trong hợp tác, phát triển và bảo vệ lợi ích từng nước riêng lẻ. Cũng lại hình thành các liên minh kiểu mới của các cường quốc đang nổi lên như BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc), Nhóm Thượng Hải để phát triển và phân chia lại thị trường thế giới. Rõ ràng tình hình thế giới đã có độ phức tạp hơn hẳn. Ba là, đang xuất hiện các nguy cơ mới do biến đổi khí hậu toàn cầu và các khủng hoảng phi truyền thống (như khủng bố, tôn giáo cực đoan ), đòi hỏi từng nước, Nhóm nước có lợi ích gần gũi (như cùng lưu vực sông, cùng eo biểm, ) và cả nhân lọai phải chung sức trong Liên Hợp quốc để hướng tới phát triển bền vững và hài hòa như thỏa thuận MDG (các mục tiêu Thiên niên kỷ 2000-2015), SDG (Chương trình Nghị sự Phát triển bền vững 2016-2030) Đứng trước ba đặc điểm do tác động của cách mạng KHCN, biến đổi khí hậu toàn cầu và cạnh tranh, sự phát triển của thế giới dù có lâm vào tinh trạng khủng hoảng to nhỏ, nhưng xu hướng hòa bình, hợp tác và phát triển trong cạnh tranh vẫn là xu hướng chủ đạo. Vì thế, tư duy phát triển phải không ngừng hoàn thiện để thích ứng với thời đại một cách chủ động tích cực và năng động trước các thay đổi về chất của thời đại mới. Những gợi ý về giải pháp Xin gợi ý về các giải pháp như sau: Một là, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cả kinh tế, chính trị, ngoại giao, KHCN Phải coi lợi ích quốc gia và dân tộc trên hết, chống lại sự tham nũng quyền lực, tham nhũng kinh tế của các cá nhân và Nhóm lợi ích xấu, nhất là các thế lực có nguồn gốc ngoại bang để tăng cường năng lực cạnh tranh trong so sánh toàn cầu. (Ví dụ sử dụng các chỉ số GCI về cạnh tranh toàn cầu, GII về KHCN, HDI về phát triển con người, ). Như vậy, Việt Nam tự nâng tầm tư duy phát triển theo kịp thời đại và tiến bộ nhân loại, không quá nhấn mạnh các đặc điểm đặc thù của quốc gia, dân tộc. Như vậy vấn đề công nghiệp hóa theo hướng hiện đại cần bám sát tiến trình phát triển thế giới, không thể định tiêu chí riêng của Việt Nam. Nhưng lại cần đặt ra các bước đi để có thể “sớm” đạt tới mục tiêu nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Như vậy, về thu nhập Việt Nam phải là nước thu nhập trung bình cao, tức là phải có GDP khoảng 10.000USD/người Hai là vấn đề kinh tế nội địa (không kể FDI) cũng cần có những biến đổi mạnh mẽ, vì ngày nay công nghiệp dịch vụ của Việt Nam là bị “rỗng ruột”, khó tham gia vào “chuỗi” giá trị toàn cầu (Global value added - GVA ). Nói riêng, nếu không đi vào bản chất của đổi mới thể chế, gắn bố chính trị, kinh tế xã hội thì chắc chắn việc hoạch định chính sách sẽ mắc sai lầm, khó thích ứng với bối cảnh mới, không bị động trước có sú sốc bất ngờ xẩy ra, khác với các dự án thông thường. Thậm chí cần chuẩn bị sẵn một số kịch bản để chủ động ứng phó với các tình huống bất ngờ 171
- Hai là, trong phát triển phải coi trọng lấy con người làm trung tâm của sự phát triển, coi trọng đồng thuận xã hội, nâng cao vị thế của văn hóa và truyền thống dân tộc để có thêm thế và lực mới cho dân tộc tham gia hợp tác và cạnh tranh toàn cầu. Tăng cường liên kết vùng trong phát triển chung của cả nước, chống xu hướng phát triển cô lập, tách rời của từng địa phương riêng lẻ Như vậy cần có bộ chỉ số của công nghiệp hóa theo hướng hiện đại một cách toàn diện và “động”, thích ứng với từng giai đoạn phát triển. Ngay chỉ tiêu GDP/GNI cũng phải thay đổi để thích ứng với từng giai đoạn (Phải nâng tầm thành SDG về phát triển bền vững, còn khi nói về GDP phải gắn với GINI, MPI về giảm nghèo đa chiều toàn cầu theo các tiêu chí của GCI và ba giai đoạn phát triển theo WEF), để không bỏ ai lại phía sau trong phát triển. Mỗi giai đoạn không phải tìm ra tiêu chí “Việt Nam” mà là tìm ra các trọng điểm cần tập trung vươn mạnh (Ví dụ trong GCI có 113 chỉ tiêu, SDG có 159 chỉ tiêu, thì cần tập trung các tiêu chí có thứ hàng dưới 100 nước để nâng lên thì thứ bậc chung mới nâng được. Nếu nâng dân số thì Việt Nam mãi vẫn đứng thứ 13, khó lên, nhưng các thứ hạng về chất lượng KHCN, giáo dục, tiếp cận thị trường thì có thể nâng được thực chất, dù có việc phải kiên trì, nhất là giảm nghèo ở vùng khó khăn, nhóm người yếu thế). Khi các vấn đề giao dục, y tế và phát triển nguồn nhân lực không thể giải quyết trong ngắn hạn, thì các chiến lược trung dài hạn cần gắn kết KTXH với sự phát triển con người. Đặc biệt coi trọng việc kiểm soát chất lượng của các tiêu chí đạt thứ bậc thấp nhất để chuyển nhanh sang hiện đại hóa. Ba là, phải có kế hoạch hành động chu đáo, điều hành theo sát bước tiến từng giai đoạn, nhất là giai đoạn 2018-2025 để có bước chuyển biến thực chất về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, bám sát vào nền tảng xã hội của đất nước có 100 triệu dân. Đó là cách nâng cao chất lượng và vị thế của dân tộc trong phát triển. Đặc biệt coi trọng tăng cường đổi mới thể chế, vai trò lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính phủ và vai trò năng động của khu vực tư nhân và các tổ chức của xã hội (“xã hội công dân” như K. Mark nói). Như vậy, khi đó sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp toàn dân, có cơ sở xã hội vững chắc. Giưa vững ổn định kinh tế vĩ mô phải đi kèm với bảo đảm chất lượng toàn diện của phát triển, chú trọng nhân tố con người trong phát triển, bảo đảm phát triển bền vững. Kết luận Cục diện thế giới hay nói cách khác tư duy về thời đại ngày nay cần có những quan điểm mới, chương trình hành động sâu sát. Các quan điểm phát triển cần bám sát từng bước phát triển của đất nước và phù hợp với xu thế chung của bối cảnh quốc tế, tránh việc dưa ra các mục tiêu cứng nhắc trước các biến động nhanh và phức tạp của bối cảnh quốc tế. Từ đó, cần định ra hệ thống tiêu chí phấn đấu trong từng thời kỳ, ví dụ 5-10 năm để có mức cụ thể về nước công nghiệp theo hướng hiện đại, mà thực ra thế giới không có loại nước này ? 172
- Các nước chỉ có nước (đã) phát triển, mà hầu hết thuộc Nhóm các nước OECD (đối chọi với nước đang phát triển)13, còn các nước công nghiệp hóa mới NICs để chỉ một số nước đang tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa14 Tuy nhiên, số nước NICs không nhiều. Với tiến bộ KHCN và bối cảnh mới thay đôi nhanh thì khó có các nước có thể tiến nhanh bằng kiểu mô hình dựa vào xuất khẩu, công nghệ bắt chước. Ngay Trung Quốc theo 4 hiện đại hóa cũng có tiêu chí của Nhóm nghiên cứu mà thôi, thậm chí không nói về nước công nghiệp hóa nữa. Thậm chí Thái Lan cũng 13 Một quốc gia phát triển, quốc gia công nghiệp, quốc gia phát triển hơn, hay nhiều nước phát triển kinh tế (MEDC), là một quốc gia có chủ quyền có nền kinh tế phát triển và cơ sở hạ tầng công nghệ tiên tiến so với các quốc gia công nghiệp hóa kém. Thông thường, tiêu chí đánh giá mức độ phát triển kinh tế là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc gia (GNP), thu nhập bình quân đầu người, mức độ công nghiệp hóa, số lượng cơ sở hạ tầng phổ biến và mức sống chung. Tiêu chí nào sẽ được sử dụng và các quốc gia nào có thể được phân loại là đang được phát triển là các chủ đề tranh luận. Các nước phát triển nhìn chung có nền kinh tế hậu công nghiệp, nghĩa là khu vực dịch vụ cung cấp nhiều tài sản hơn so với khu vực công nghiệp. Chúng tương phản với các nước đang phát triển đang trong quá trình công nghiệp hóa hoặc tiền công nghiệp và gần như hoàn toàn nông nghiệp, một số nước có thể rơi vào nhóm các nước kém phát triển nhất. Tính đến năm 2015, các nền kinh tế tiên tiến bao gồm 60,8% GDP toàn cầu dựa trên giá trị danh nghĩa và 42,9% GDP toàn cầu dựa trên sức mua tương đương (PPP) theo Quỹ tiền tệ quốc tế. Trong năm 2017, mười nền kinh tế tiên tiến lớn nhất theo GDP cả về danh nghĩa lẫn PPP đều là Úc, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. (Nguyên văn: A developed country, industrialized country, more developed country, or more economically developed country (MEDC), is a sovereign state that has a developed economy and advanced technological infrastructure relative to other less industrialized nations. Most commonly, the criteria for evaluating the degree of economic development are gross domestic product (GDP), gross national product (GNP), the per capita income, level of industrialization, amount of widespread infrastructure and general standard of living.Which criteria are to be used and which countries can be classified as being developed are subjects of debate. Developed countries have generally post-industrial economies, meaning the service sector provides more wealth than the industrial sector. They are contrasted with developing countries, which are in the process of industrialization or pre-industrial and almost entirely agrarian, some of which might fall into the category of least developed countries. As of 2015, advanced economies comprise 60.8% of global GDP based on nominal values and 42.9% of global GDP based on purchasing-power parity (PPP) according to the International Monetary Fund. In 2017, the ten largest advanced economies by GDP in both nominal and PPP terms were Australia, Canada, France, Germany, Italy, Japan, South Korea, Spain, the United Kingdom, and the United States) 14 NIC là những nước mà nền kinh tế chưa đạt được trạng thái của một nước phát triển nhưng theo một ý nghĩa kinh tế vĩ mô, đã vượt qua các đối tác đang phát triển. Các quốc gia này vẫn được coi là các quốc gia đang phát triển và chỉ khác với các quốc gia đang phát triển khác với tốc độ tăng trưởng của NIC cao hơn nhiều so với các quốc gia đang phát triển khác. Một đặc điểm khác của NIC là các nước trải qua sự tăng trưởng kinh tế nhanh (thường là định hướng xuất khẩu). Công nghiệp hóa đã diễn ra hoặc đang diễn ra là một chỉ báo quan trọng của một NIC. Trong nhiều nền kinh tế NIC, biến động xã hội có thể xảy ra chủ yếu là nông thôn, hoặc nông nghiệp, dân số di cư đến các thành phố, nơi sự phát triển của các mối quan tâm và nhà máy sản xuất có thể thu hút hàng ngàn lao động. NIC xuất hiện nhiều người nhập cư mới tìm cách cải thiện tình trạng xã hội và chính trị của họ một cách triệt để về nền dân chủ mới hình thành và tăng lương mà hầu hết những cá nhân tham gia vào những thay đổi đó sẽ có được (Nguyên văn: NICs are countries whose economies have not yet reached a developed country's status but have, in a macroeconomic sense, outpaced their developing counterparts. Such countries are still considered developing nations and only differ from other developing nations in the rate at which an NIC's grows is much higher over a shorter allotted time period compared to other developing nations. Another characterization of NICs is that of countries undergoing rapid economic growth (usually export-oriented). Incipient or ongoing industrialization is an important indicator of an NIC. In many NICs, social upheaval can occur as primarily rural, or agricultural, populations migrate to the cities, where the growth of manufacturing concerns and factories can draw many thousands of laborers. NIC's introduce many new immigrants looking to improve their social and or political status thorough newly formed democracy's and increase in wages that most individuals who partake in such changes would obtain) 173
- vậy. Ngay Malaysia cũng chưa nói đến công nghiệp hóa trước năm 2020, dù GDP bình quân đã quá 10.000 USD rồi. Điều đó cho thấy, triển vọng “sớm” là rất khó đạt, vì phải là trình độ được thế giới thừa nhận. Căn cứ điều kiện thực tế, có thể định ra các tiêu chí để phấn đấu, cả về kinh tế, KHCN, xã hội, môi trường và thể chế. Đây là câu hỏi rất khó, nhưng khó có thể đạt được trong vòng 15-20 năm tới như nhiều người mong muốn, bới lẽ có các rào cản đối với mô hình phát triển cũ chưa được nhận thức và chuyển đổi thành công. Đây là vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Chính phủ (2017). Nghị quyết 622 về Chương trình nghị sự 2030 theo hướng phát triển bền vững 2- Đảng Cộng sản Việt nam (1991, 2001, 2001, 2016). Các văn kiện Đại hội 3- Nguyễn Phú Trọng (2018). Diễn văn tại Hội nghị đối ngoại 2018 4- Nguyễn Quang Thái và Nguyễn Hồng Nhung (2018). Phát triển hài hòa ở Việt Nam. Kỷ yếu họi thảo Đại học Kinh tế quốc dân và Đại học Kinh tế -Luật Thành phố Hồ Chí Minh (trang 3-20). 5- UN (2015). SDG 2030 6- UNDP (2016) Human Developemt Report 2016. 7- WEF (2017). Global Competitiveness Report 2017/2018 174