Các FTA thế hệ mới với vấn đề phát triển công nghiệp Việt Nam

pdf 13 trang Gia Huy 2770
Bạn đang xem tài liệu "Các FTA thế hệ mới với vấn đề phát triển công nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_fta_the_he_moi_voi_van_de_phat_trien_cong_nghiep_viet_na.pdf

Nội dung text: Các FTA thế hệ mới với vấn đề phát triển công nghiệp Việt Nam

  1. CÁC FTA THẾ HỆ MỚI VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THE NEW GENERATION OF FTAs AND THE MATTER OF DEVELOPING VIETNAM’S INDUSTRIES ThS. Lê Quốc Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Tham gia các FTA thế hệ mới là sự lựa chọn cần thiết của Việt Nam, khi các nguồn lực trong nước, hầu như đuối sức để đưa nền kinh tế đất nước tiến lên, vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Việc tham gia này mang lại nhiều tác động tích cực, nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức, tiềm ẩn rủi ro đối với nước ta, từ đó có nhiều ảnh hưởngtới việc phát triển ngành công nghiệp. Tham gia các FTA thế hệ mới sẽ giúp nước ta định hình và xây dựng được bộ khung công nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT), giúp cho ngành có được sự phát triển nhanh về lượng, chuyển nhanh lên về chất, và cải thiện đáng kể tình trạng phân bố; nhưng sẽ có nhiều doanh nghiệp (DN) công nghiệp bị thôn tính, phá sản Vì vậy, nếu nhà nước đổi mới mạnh mẽ thể chế, xây dựng thành công Chính phủ kiến tạo, thoái vốn hợp lý khỏi khu vực nhà nước không cần nắm giữ, điều chuyển vốn cho các DN cần hỗ trợ, quán triệt sâu sắc nguyên tắc thị trường, thì đây sẽ là bước ngoặt đưa đất nước mau trở thành nước phát triển Từ khóa: FTA thế hệ mới, KTQT, TPP, Nhà nước Abstract Participating in the new generation FTAs is now a crucial choice of Vietnam, when its internal resources are mostly incapable toboost the country’s economy, overcomemedium income trap. Although such participations have numerous beneficial impacts, it will also bring about many challengesentailing latent risks to our country which lead to various consequences for the development of our industries. participating in the new generationFTAs will help Vietnam formulate and build an industry framework in the process of international economic integration, help the industry with a rapid quantitative growth and qualitative change, and significantly improve distribution; however, some industrial enterprises will be taken over or go bankrupt Therefore, if the State strongly changes its instutions, successfully builds constructive government, appropriately withdraws capital from areas that it does not need to hold, distributes capital for enterprises in need as well as thoroughly implementing market disciplines, this is a turning point at which our country will quickly become a developed country Keywords: the new generation FTAs, international economy, TPP, State 1. Đặt vấn đề Mặc dù tình hình kinh tế thế giới mấy năm qua diễn biến không thuận và phức tạp; trong nước liên tục gặp nhiều sự cố thiên tai, DN mới qua thời kỳ vật lộn cùng lãi suất cao, 398
  2. tổng cầu còn yếu song, kinh tế Việt Nam vẫn có sự phục hồi ấn tượng, lấy lại được đà tăng trưởng. Thành quả trên có được là nhờ các đóng góp quan trọng của các DN FDI, mà chủ yếu là trong lĩnh vực công nghiệp, và hoạt động xuất nhập khẩu, phần lớn được thực hiện thông qua các FTA đã có hiệu lực, trong đó có 02 FTA thế hệ mới. Trong giai đoạn tới, dự kiến FTA thế hệ mới rất quan trọng, là FTA Việt Nam - EU (EVFTA), thậm chí có thể còn có cả TPP hoặc FTA thay thế nó, sẽ có hiệu lực. Các FTA thế hệ mới khác, như đang đàm phán với Khôí Thương mại tự do châu Âu (EFTA), với Israel, Hồng Kông, và Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) - hy vọng cũng sẽ được ký kết, dần dần đi vào cuộc sống. Cần nghiên cứu, làm sáng tỏ: (i) Tác động của các FTA thế hệ mớiđối với nước ta,các lợi ích chúng mang lại cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy hội nhập KTQT của đất nước; (ii) Tác động của chúng đối với công nghiệp, khi nước ta đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; (iii) Cần phải làm gì để phát huy các ảnh hưởng tích cực, ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của chúng, để tiến trình hội nhập KTQT của nước ta thêm thành công. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Là một chuyên đề phân tích kinh tế trong lĩnh vực công nghiệp, nên cơ sở lý thuyết chính được dùng là kinh tế học, trong đó dựa sâu vào kinh tế công nghiệp, kinh tế phát triển, quản trị DN Mặt khác, chuyên đề này tập trung vào phân tích ảnh hưởng của các FTA thế hệ mới tới công nghiệp Việt Nam, nên còn cần có các văn kiện cơ sở, chính thống của các FTA có liên quan. Bên cạnh đó là các thông tin, nhìn nhận, đánh giá về các FTA này cùng các diễn thế, của các cơ quan chuyên ngành, các người tham gia, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực hội nhập KTQT Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, tiến hành nghiên cứu thông qua các phương pháp, như: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu lịch sử Trên quan điểm duy vật biện chứng: dùng phép diễn dịch để suy đoán các hệ quả tất yếu, dùng phép so sánh để đưa ra các nhận định trung gian, từ đó sử dụng phép quy nạp để đưa ra các kết luận, tổng hợp lại để đề đạt các khuyến nghị, giải pháp. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Khái quát về các FTA thế hệ mới của Việt Nam 3.1.1. Nhận thức chung về FTA FTA, hiệp định/khu vực thương mại tự do (Free Trade Area) là mức độ thứ hai trong năm mức độ hội nhập KTQT đã có trên thế giới. Đó làhiệp định hợp tác kinh tế, được ký kết giữa ít nhất từ hai nước trở lên, nhằm cắt giảm các hàng rào thương mại, như thuế quan, quota nhập khẩu và các hàng rào phi thuế quan khác, để thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa các thành viên. FTA có: nội hàm rộng hơn, cam kết sâu hơn so với các Thỏa thuận thương mại ưu đãi (Preferential Trade Agreement - PTA), cấp cơ sở trong hội nhập KTQT; nhưng mỗi thành viên vẫn duy trì chính sách thuế quan riêng đối với các nước ngoài FTA. Hình thức hội nhập KTQT này, xuất hiện lần đầu tiên năm 1957, 399
  3. chính là:Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC). Các FTA được ký nhiều sau năm 1995, khi Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) được thành lập, và phát triển mạnh từ năm 2001, khi thương mại điện tử trở nên phổ biến, mạng lưới logistic lan tỏa toàn cầu. Ưu việt nổi bật của FTA là cung cấp cho các thành viên một biểu thuế ổn định theo lộ trình, hấp dẫn; nhưng vẫn cho phép các thành viên có các ưu đãi riêng, chưa phải đồng nhất về biểu thuế với các nước bên ngoài FTA, như khi tham giaLiên minh thuế quan (Customs union - CU) - mức hội nhập KTQT cao hơn. Các FTA là thành phần chính trong các Hiệp định thương mại khu vực (Regional Trade Agreements - RTA), bởi số CU trong RTA là rất ít, chỉ mới có ở một vài khu vực trên thế giới, điển hình là EU thời kỳ 1968-1993, nay thì có Liên minh Thuế quan Nga-Belarus-Kazakhstan, Liên minh Thuế quan Nam Phi Tính đến tháng 10/2015, đã có tổng cộng 265 RTA đã được thông báo chính thức lên WTO, và có 75 RTA đã có hiệu lực nhưng chưa được thông báo chính thức lên WTO1, cùng hàng chục FTA đang chờ phê chuẩn, hàng trăm FTA đang đàm phán. 3.1.2. Nhận thức chung về FTA thế hệ mới Thuật ngữ “ FTA thế hệ mới” được sử dụng để chỉ các FTA có phạm vi toàn diện, vượt ra ngoài khuôn khổ tự do hóa thương mại hàng hóa, với thực chất là các thành viên muốn vượt qua FTA truyền thống, nhưng chưa hội tụ được đầy đủ các yếu tố để lên mức hội nhập KTQT cao hơn, là CU. FTA được xem là “thế hệ mới” khi các thỏa thuận của nó đáp ứng được: (i) Phạm vi cam kết rộng: cam kết cả về nhiều lĩnh vực mới,chưa có trong các FTA truyền thống, như: đầu tư, cạnh tranh, mua sắm công, thương mại điện tử, khuyến khích phát triển DN nhỏ và vừa (DNNVV), hô ̃ trợ kỹ thuật cho nước đang phát triển. Đặc biệt, hai lĩnh vực lao động và môi trường được chú trọng, để bảo đảm cạnh tranh công bằng giữa các bên trong quan hệ thương mại; đồng thời, giúp đáp ứng các tiêu chuẩn của Tổ chức lao động quốc tế, của Liên hợp quốc. (ii)Mức độ tự do hóa thương mại sâu và nhanh: các nội dung đã có trong các FTA truyền thống, được xử lý sâu hơn, nhưtừ “cắt giảm thuế” với “một số” dòng thuế, theo lộ trình; lên tiêu chí gần như ngay lập tức mở cửa thị trường, xóa bỏ phần lớn các dòng thuế cho hàng hóa, mở cửa mạnh các ngành dịch vụ, trong thời gian ngắn. Chỉ cho phép mỗi nước bảo lưu một số ngành,để điều chỉnh chính sách theo lộ trình phù hợp với trình độ phát triển. (iii) Nhiều cam kết về thể chế: các FTA truyền thống chủ yếu cam kết chính sách thuế quan tại biên giới; còn FTA thế hệ mới cam kết ảnh hưởng trực tiếp và lớn đến thể chế, chính sách pháp luật nội địa. Nhiều vấn đề vốn được coi là “phi thương mại” cũng được thỏa thuận, như cam kết về môi trường, phát triển bền vững, quản trị tốt, quyền sở hữu trí tuệ, minh bạch hóa và chống tham nhũng 3.1.3. Khái quát về các FTA của Việt Nam Là nước duy nhất có nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa (XHCN), nên việc tìm “bạn chơi” lâu dài mà không bị ngăn cách bởi khoảng cách chính trị, là rất khó, làm cho nước ta tham gia các FTA khá muộn. Mãi đến Đại hội VIII (6/1996), khi thuật ngữ “hội nhập” chính thức được dùng trong văn kiện của Đảng, nước ta mới ký kết FTA đầu tiên với ASEAN (AFTA, 1996). Sau đó, Việt Nam ký tiếp 05 FTA khác với các đối tác: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia-New Zealand, nhưng đó là các FTA ASEAN+, ký trên tư cách ASEAN, đa phương. Năm 2008, nước ta mới ký FTA song phương đầu tiên, đó là: Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA). 400
  4. Tổng cộng tới nay, Việt Nam đã hoàn tất đàm phám 12 FTA; trong đó, về song phương còn có: FTA Việt Nam - Chile (VCFTA, 2011), và FTA Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA, 2015). Về đa phương, còn có: FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu (VCUFTA, 2015), TPP (2016), EVFTA (2016). Nước ta còn đang đàm phán 02 FTA đa phương là: RCEP, và FTA với Khối Thương mại tự do châu Âu (EFTA); 02 FTA song phương với Israel và Hồng Kông. Trong 16 FTA này, có 08 FTA là “thế hệ mới”, trong đó 02 FTA: VKFTA vàVCUFTA, đã có hiệu lực; 02 FTA: EVFTA và TPP, đang chờ phê chuẩn; và 04 FTA đang đàm phán. 3.1.4. Vài nét về các FTA thế hệ mớicủa Việt Nam Nước ta đã ký 04 FTA thế hệ mới, tất cả đều có phạm vi tự do hóa thương mại rộng, mà nhất là EVFTA và TPP, tuy trong Điều 1.1 của chúng đều ghi: “Các bên ký kết Hiệp định này cùng thiết lập một Khu vực thương mại tự do phù hợp với Điều XXIV GATT 1994 và Điều V GATS”, nhưng thực tế, các nội dung tiếp theo của cả hai đều đi quá xa tầm kiểm soát của quy định trên. Tuy nhiên, các cam kết cụ thể, vị thế của từng FTA trong chiến lược hội nhập KTQT của Việt Nam, các lợi ích đối tác dành cho nước ta, và ảnh hưởng của chúng đối với Việt Nam nói chung, với ngành công nghiệp nói riêng, đều khá khác nhau. VKFTA là FTA thế hệ mới có hiệu lực đầu tiên của Việt Nam,được khởi động từ tháng 8/2012 tại Hà Nội, hoàn tất đàm phán ngày 10/12/2014, ký kết ngày 25/05/2016, và có hiệu lực ngày 20/12/2016; đây là FTA toàn diện, mức độ cam kết cao và bảo đảm cân bằng lợi ích. Theo FTA này, phía Hàn Quốc dành cho Việt Nam ưu đãi cắt, giảm thuế quan, tạo cơ hội xuất khẩu mới quan trọng đối với các nhóm hàng nông nghiệp, thủy hải sản, công nghiệp dệt, may, sản phẩm cơ khí và tạo cơ hội cho các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực. Phía Việt Nam dành ưu đãi cho Hàn Quốc về các nhóm hàng công nghiệp, nguyên phụ liệu dệt, may, nhựa, linh kiện điện tử, xe tải và xe con, phụ tùng ô tô, điện gia dụng, sắt thép, dây cáp điện, góp phần đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào một vài nước. Đây là FTA quan trọng, bởi Hàn Quốc hiện là nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, đến 31/12/2015 đã có 4.970 dự án đầu tư với tổng vốn 45,2 tỷ USD. Năm 2016, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu thứ 04, thị trường nhập khẩu thứ 02 của Việt Nam; nước ta xuất khẩu sang bạn 11,42 tỷ USD, nhập về 32,03 tỷ USD VCUFTA là FTA thế hệ mớicó hiệu lực thứ hai của Việt Nam, được khởi động tại Hà Nội tháng 3/2013, kết thúc đàm phán ngày 15/12/2014, ký kết ngày 29/5/2015, có hiệu lực từ ngày 5/10/2016; là FTA toàn diện, mức độ cam kết cao, bảo đảm cân bằng lợi ích, có tính đến điều kiện cụ thể của mỗi bên. Trong FTA, đối tác dành cho Việt Nam ưu đãi xuất khẩu mới với các nhóm hàng Việt Nam có lợi thế như: nông sản, tất cả các mặt hàng thủy sản và hàng công nghiệp như dệt, may, da giày, đồ gỗ và một số sản phẩm chế biến. Còn Việt Nam mở cửa thị trường theo lộ trình cho bạn đối với một số sản phẩm chăn nuôi, mặt hàng công nghiệp, làm đa dạng hóa thêm thị trường tiêu dùng trong nước. Là nước đầu tiên ngoài Liên minh ký kết FTA: Việt Nam có cơ hội tiếp cận một thị trường lớn,năm 2014:182 triệu dân, GDP đạt khoảng 2.200 tỷ USD. Hơn nữa, cơ cấu sản phẩm giữa Việt Nam và đối tác tương đối bổ sung cho nhau, không cạnh tranh trực tiếp. Khi FTA có hiệu lực, kim ngạch xuất nhập khẩu hai bên sẽ đạt khoảng 10 - 12 tỷ USD vào năm 401
  5. 2020, gấp 3 lần so với năm 2014, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang bạn sẽ tăng khoảng 18% - 20% hằng năm. Ảnh hưởng đầu tiên của các FTA thế hệ mới tới nước ta là TPP, FTAgiữa12 nước thành viên là Mỹ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Singapore, Nhật Bản, Brunei, Malaysia và Việt Nam. TPP có tiền thân là Đối tác kinh tế chặt chẽ giữa ba nước Thái Bình Dương (P3-CEP, 2002); sau nâng lên Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (P4, 2005); tháng 9/2008, Mỹ tham gia, chuyển thành một FTA mới. Ở Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 18, tại Nhật Bản,ngày 14/11/2010, các nước tán thành đề nghị của tổng thống Obama: thiết lập mục tiêu cho TPP. Đây là một FTA tầm cỡ, TPP có diện tích 32,1 triệu km2, năm 2014:số dân 804 triệu người, GDP 27.807 tỷ USD; chiếm 30% tổng thương mại toàn thế giới. TPPxây dựng theo cơ chế “mở”, cách tiếp cận “chọn - bỏ”, mức độ cam kết cao nhất từ trước tới nay; có tham vọng đưa ra cơ sở mới trong đàm phán thương mại, khi vòng đàm phán Doha bế tắc. Cơ chế kết nối của TPPkhuyến khích mở rộng thành viên, thiết lập mối liên kết xuyên khu vực, đem đến hy vọng kiểm soát thương mại quốc tế, đồng thời tạo ra tiêu chuẩn, khuôn khổ cơ bản cho quá trình hội nhập KTQT trong nhiều năm sau, nên dù được ký này 04/02/2016, nó đã được đánh giá là “hiệp định của thế kỷ XXI”. Việt Nam gia nhập TPP nhân Hội nghị APEC lần thứ 16 tại Peru, tháng 11/2008;tháng 11/2010: tham gia đàm phán.Sắc lệnh ngày 23/01/2017 của Donald Trump, rút Mỹ khỏi TPP, đã làm cho FTA này “chết lâm sàng”, nhưng với tầm quan trọng của nó, TPP dễ có cơ hội hồi sinh, hoặc thay đổi chút ít, để thúc đẩy hội nhập KTQT giữa nhiều khu vực, quốc gia. Hiện nay, khi TPP “chết lâm sàng”, thì EVFTAlà FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam, đây là FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. FTA hiện đại và toàn diện này, cam kết xóa bỏ gần như toàn bộ thuế quan trong thương mại hàng hóa, tạo cơ hội tiếp cận nhanh thị trường dịch vụ và đầu tư. Hai bên còn thoa ̉ thuận về mua sắm chính phủ với mức độ minh bạch cao, bảo vệ những Chỉ dẫn Địa lý "GIs" cho nông sản; cam kết manḥ mẽ về Phát triển bền vững, lao động và môi trường, quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên. EVFTA còn ràng buộc pháp lý về nhân quyền, dân chủ, và pháp quyền; xác lập cơ chế đảm bảo sự tham gia của các thành phần kinh tế, xã hội độc lập EVFTA hoàn tất đàm phán ngày 1/12/2015, ký kết ngày 02/12/2015, dự kiến có hiệu lực từ năm 2018; là FTA quan trọng, bởi EU là nhà đầu tư lớn và là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với 1.809 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 23,16 tỷ USD; có cơ cấu hàng hóa xuất, nhập khẩu mang tính bổ trợ. Năm 2015, Việt Nam xuất sang EU trên 30,9 tỷ USD và nhập khẩu về gần 10,5 tỷ USD. EU đang là nhà tài trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam, do đó, EVFTA kỳ vọng mở ra một thị trường to lớn đối với các DN EU, và hỗ trợ cho Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh và thông minh hơn. Nước ta còn là thành viên của ASEAN, mà trong nội khối đã có AFTA (1992), sau đó nâng lên thành Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ASEAN Trade In Goods Agreement- ATIGA, 2009) điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối. Do đã từng ký chung nhiều FTAASEAN+, nên FTA này đã mang dáng dấp của một CU, nay nó càng quan trọng, khi quan hệ giữa các thành viên được nâng cấp lên thànhCộng đồng Kinh 402
  6. tế ASEAN (AEC, 2016). Tuy AEC chỉlà một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực, các mục tiêu được thể hiện qua các Hiệp định, Thỏa thuận, Chương trình, Sáng kiến, Tuyên bố mà một số trong đó không có tính ràng buộc thực thi. Song, các văn kiện có ràng buộc thực thi, cùng mục tiêu “Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung”, việc được tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn, đầu tư làm cho AEC mang tính chất như là một FTA thế hệ mới“ngầm”. Mặt khác, do cơ cấu kinh tế giữa các nước AEC khá tương đồng, làm cơ hội đầu tư không cao, nhưng độ thoáng về thương mại, lại làm cho AEC trở thành đối tác quan trọng. Năm 2015, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN đạt 18,3 tỷ USD và nhập khẩu về 23,8 tỷ USD. Làm cho việc ứng xử hợp lý với nhóm ASEAN-6, cũng như 03 nước khác trong nhóm KLMV có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược hội nhập KTQT của nước ta, Ngoài ra, 04 FTA nước ta đang đàm phán cũng đều là các FTA thế hệ mới, nên tác động của các FTA thế hệ mới đối với kinh tế Việt Nam còn diễn biến phức tạp, theo hướng mạnh dần lên. 3.1.5. Các mốc thời điểm tác động của các FTA thế hệ mới tới Việt Nam Tác động của các FTA thế hệ mới tới Việt Nam ngày càng tăng, và tăng đột biến qua các mốc thời điểm chính, đó là: (i) Tháng 04/2008 khi nước ta được gợi ý mời tham gia, suy nghĩ lựa chọn của lãnh đạo bắt đầu làm cho TPP có sự chi phối đến định hướng phát triển của nước ta. Sau 03 phiên với tư cách thành viên liên kết, từ tháng 11/2010: nước ta chính thức tham gia, và từ đó, các cam kết trong TPP bắt đầu ảnh hưởng Việt Nam, với mục tiêu tạo ra sự tương thích để gia nhập. (ii) FTA thế hệ mới đầu tiên có hiệu lực là: VKFTA, từ ngày 20/12/2015; sau đó ngày 31/12/2015, AEC chính thức đi vào hoạt động. Như vậy, từ đầu năm 2016, có 01 FTA thế hệ mới chính thức cùng 01 FTA thế hệ mới bán chính thức, tác động tới hoạt động kinh tế xã hội Việt Nam. (iii) Mốc năm 2018, năm dự kiến có hiệu lực của 02 FTA quan trọng nhất, là: TPP (tạm “chết lâm sàng”) và EVFTA, đang chờ phê chuẩn. Đây cũng là thời điểmViệt Nam hết ân hạn về Điều XII khi gia nhập WTO, năm phải đưa 5 công ước còn lại khi tham gia ILO vào cuộc sống, hoàn thành lộ trình gia nhập ATIGA và trở thành thành viên đầy đủ của AEC. Ngoài ra, còn mốc phụ năm 2020, khi FTA ASEAN - Trung Quốc (ACFTA)hoàn thành lộ trình hội nhập, nước này năm 2016 giữ đến 28,7% kim ngạch nhập khẩu; 12,4% kim ngạch xuất khẩu của nước ta - ở ngôi vị thứ nhất và thứ hai. Nếu RCEP được ký kết, thì nước này sẽ còn chi phối mạnh hơn kinh tế nước ta, như là “cái bóng” khổng lồ, mà Việt Nam đang tìm cách để giảm phụ thuộc, mà chưacó chuyển biến đáng kể 3.2. Các tác động chính của các FTA thế hệ mới tới Việt Nam 3.2.1. Bối cảnh Việt Nam và ngành công nghiệp khi các FTA thế hệ mới tác động Năm 2008, khi đăng ký tham gia FTA thế hệ mới đầu tiên, nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành công nghiệp nói riêng, đã có 22 năm Đổi mới, với nhiều bước phát triển, thu về những thành tựu quan trọng. Từ một nền kinh tế khủng hoảng ởnhững năm giữa thập kỷ 80, do duy trì quá lâu cơ chế quản lý tập trung bao cấp, kinh tế tăng trưởng thấp và thực chất không có phát triển, GDP bình quân hàng năm giai đoạn 1976 - 1985 chỉ tăng 3,7% trong khi dân số tăng trung bình hàng năm 2,3%. Đất nước không có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, vì làm không đủ ăn, GDP sản xuất chỉ bằng 80 - 90% GDP sử dụng; siêu lạm phát hoành hành, chỉ số giá bán lẻ hàng hóa hàng năm luôn tăng ở mức hai con số, 403
  7. giao động ở mức 19 - 92%, đỉnh điểm tăng 774,7% năm 1986. Đời sống nhân dân khó khăn thiếu thốn, năm 1987phải nhập 468.600 tấn lương thực, thu nhập bình quân đầu người năm 1989 mới 98 USD Sau chiến tranh Biên giới năm 1979, nước ta như một ốc đảo trong khu vực, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1985 mới có 698 triệu rúp-đôla2 Sản xuất công nghiệp đình đốn, do cơ chế, hậu quả do chiến tranh để lại, cùng cấm vận; tốc độ tăng trưởng chỉ xấp xỉ 5%/năm trong giai đoạn 1976 - 1985, sản xuất kém hiệu quả, chất lượng thấp, không có khả năng cạnh tranh, và hầu như hoàn toàn tê liệt sau sự vỡ trận về giá - lương - tiền năm 1984 Tới năm 2008, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về: gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, thủy sản; từ giữa năm đã vươn lên thành nước có thu nhập trung bình. Kim ngạch xuất khẩu đã đạt trên 62,7 tỷ USD, trong đó có 23,2 tỷ USD sản phẩm công nghiệp; đã thu hút được 1.711 dự án đầu tư nước ngoài, với số vốn đăng ký là 71,7 tỷ USD; còn đã đầu tư nước ngoài 104 dự án, với số vốn đăng ký 3,5 tỷ USD Song, từ năm 2007, các bất ổn tích lũy của nền kinh tế bắt đầu “phát bệnh”, đẩy đất nước vào thời kỳ khó khăn, nên tới nay nền kinh tế còn nhiều bất cập: mô hình tăng trưởng lạc hậu, chất lượng tăng trưởng không cao, nền tảng phát triển yếu kém. Nền kinh tế bị chia cắt thành nhiều thành phần, tăng trưởng như thuần rộng, năng suất “thấp một cách kỳ lạ”, nông nghiệp có nguy cơ sụp đổ, bế tắc đến mức “phải làm lại từ đầu”3. Trong xã hội, tồn tại nhiều bất thường, như mâu thuẫn giữa vai trò, quyền lợi và đóng góp của các loại hình DN; sự lẫn lộn giữa quyền tài sản và quyền kinh doanh; sự can thiệp sâu của các cơ quan quản lý vào hoạt động DN; nạn tham nhũng, lợi ích nhóm Hậu quả,vị thế của nước ta trong hội nhập KTQT còn thấp so với các đối tác AEC; quá thấp trong các FTA thế hệ mới, và đang có dấu hiệu tụt hậu, mà không có lực lượng doanh nhân hùng hậu làm chỗ dựa Ngành công nghiệp sau 30 năm Đổi mới vẫn chưa xác định được ngành chủ đạo4;cấu trúc tổ chức li ti, lệ thuộc vào khu vực FDI và nguyên liệu nhập ngoại; có sự mất cân đối lớn giữa các phân ngành, vùng lãnh thổ; các ngành phụ trợ yếu và thiếu đến mức khó tin; các chuỗi cung ứng đứt gãy Công nghiệp dường như là nơi quy tụ hoạt động gia công, lắp ráp với giá trị gia tăng thấp, tự hãm nguồn nhân lực ở mức lao động giản đơn; hoặc chỉ đẩy mạnh khai thác tài nguyên 3.2.2. Sự cần thiết tham gia các FTA thế hệ mới và tác động từ chúng tới Việt Nam Những bất cập, khác lạ, chưa tương thích với các tiêu chuẩn trong các FTA thế hệ mới, ngăn cản việc hiện thực hóa các dự báo: “Việt Nam sẽ là nước có lợi nhiều nhất từ TPP” (Tyler Cowen, viện Peterson)5; “Việt Nam đang ở vị trí tốt nhất để tận dụng lợi thế TPP” (Peter A. Petri, ĐH Brandeis, Mỹ)6; TPP giúp GDP Việt Nam năm 2025 tăng thêm 35,7% so với mức cơ sở EVFTA sẽ giúp GDP Việt Nam tăng thêm 0,5% và xuất khẩu tăng từ 4-6% mỗi năm, tới năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tăng thêm 16 tỷ USD nhờ có FTA Các FTA thế hệ mới sẽ biến nước ta thành nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới giai đoạn 2015-2050; những gì Trung Quốc mất 30 năm mới làm được thì Việt Nam sẽ chỉ mất 10 năm7 Làm cho đòi hỏi “chơi được” và hưởng lợi từ chúng, trở thành động lực cải cách mạnh mẽ, thành nhân tố giải quyết bài toán “được - thua”, quyết định vị thế Việt Nam trong cuộc cạnh tranh phát triển cùng thời đại. Sự đan xen của các FTA, làm cho ảnh hưởng của chúng tới nước ta, tựa như “bát mì Spaghetti”, dù TPP “chết 404
  8. lâm sàng” có tạo ra “bước hẫng”, nhưng đó vẫn là tác nhân chính tạo ra nhiều thay đổi, nhiều cơ hội lớn lao cho nền kinh tế Tác động tích cực của các FTA thế hệ mới tới Việt Namcó: (i) Đàm phán các FTA thế hệ mới, với các cam kết rất cao, giúp nước ta nhận ra nhiều điều mà trước đây bị tư duy tăng trưởng theo lượng, khuếch đại, sùng bái con số, và che đậy các khuyết điểm của nền kinh tế8 - làm che khuất. Nhờ đó, dẫn đến: các ứng xử mới với khu vực DNNN, có “Năm cải cách thể chế” 2014, quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo làm thay đổi sâu sắc môi trường kinh doanh, đầu tư. (ii) “Cuộc chơi” với các nước phát triển giúp cho DN có thuận lợi “vàng” để phát triển, nhất là DN khai thác lao động giá rẻ, có sản phẩm được giảm thuế sâu,tránh được sự cạnh tranh của hàng Trung Quốc, hoặc có lợi thế tự nhiên, như nuôi tôm nước ấm (iii) Tạo ra cơ hội mở rộng thị trường, nhờ cắt giảm thuế và dỡ bỏ rào cản thương mại để tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu cho DN, nhất là các DN dẫn dắt thị trường, DN của các ngành có thế mạnh về hoạt động xuất khẩu. (iv) Việc tự do hóa thương mại, giảm thuế nhập khẩu sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu từ các nước TPP, EU vào Việt Nam; sẽ tác động mạnh đến sản xuất trong nước, ép buộc DN phải đẩy nhanh quá trình tự tái cơ cấu.(v) Giúp các nhà đầu tư trong và ngoài nước tin tưởng vào quyết tâm đi theo con đường kinh tế thị trường của Việt Nam, nên dám đầu tư chiến lược lâu dài, hăng hái đầu tư đón đầu hưởng lợi từ các FTA thế hệ mới, khuyến khích phong trào khởi nghiệp trong nước phát triển. (vi) Các FTA thế hệ mới còn thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, theo hướng chuyển dịch cơ cấu sang sản xuất hàng xuất khẩu, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng caohơn.(vii) Tạo điều kiện cho việc hình thành thế hệ Doanh nhân mới 3.0, thích thử sức mình trong hội nhập KTQT, dám lấy thử thách toàn cầu làm môi trường phấn đấu; giúp phá đi tiền lệ nước ta đã lãng phí khá nhiều thời gian để hoàn thiện thể chế và đổi mới điều hành kinh tế, khi nhiều vấn đề quan trọng đã được đặt ra nhưng lại giải quyết chậm Tuy nhiên, việc tham gia các FTA thế hệ mới cũng đặt ra nhiều thách thức, như: (i) Khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ nhưng các hàng rào kỹ thuật không hiệu quả, Việt Nam dễ trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm chất lượng kém, mà không bảo vệ được sản xuất trong nước. DN của một số ngành, như: ngành thép, sản xuất muối, chăn nuôi; nhất là DNNVV, sẽ bị cạnh tranh gay gắt, nhiều DN sẽ phá sản. (ii) Bài toán thu nhập và việc làm dễ lại tạo ra các xáo trộn bất lợi cho phát triển kinh tế, khi có sự di chuyển nguồn nhân lực có chất lượng cao từ khu vực kinh tế trong nước sang các DN FDI mới, bởi các DN nội, nhất là các DN nhà nước (DNNN) nắm quyền chi phối, khó thay đổi kịp chế độ đãi ngộ để giữ chân số nhân tài còn lại. (iii) Khu vực DN nội, nhất là các DN vừa và lớn, có kịp đứng dậy sau 7-8 năm vật lộn với bất ổn vĩ mô vừa qua, đổi mới, vượt qua các khuyết tật cố hữu về vốn, công nghệ, quản trị, năng lực cạnh tranh, để đương đầu cạnh tranh với DN ngoại, khi các nỗ lực và khả năng hỗ trợ DN của nhà nước không lớn. (iv) Các lực tự cản, như bộ máy quản lý xơ cứng, thủ tục hành chính phiền hà, giá vốncao, chi phí bôi trơn lớn được khắc phục chậm chạp, làm nền tảng tăng trưởng méo mó, cản trở việc nâng cao năng lực cạnh tranh, gây tình trạng tụt hậu sâu hơn, có thể đẩy nền kinh tế vào tình cảnh sa lầy trong 405
  9. hội nhập KTQT. (v) Nhiều vấn đề về kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa rõ, tạo ra các điểm nghẽn trong lý luận, các nút thắt cho thực tiễn phát triển kinh tế, đe dọa hội nhập KTQT trong dài hạn. Mặt khác, để tương thích với các cam kết trong FTA thế hệ mới, Việt Nam phải sửa nhiều luật, nhất là về sở hữu trí tuệ, dẫn đến dễ bị hàng loạt vụ kiện tốn kém, phức tạp. (vi) Với tư cách tham gia các FTA thế hệ mới là “chiếu dưới”, tạo ra nhiều thách thức đối với quyền lực Nhà nước, làm gia tăng nguy cơ xói mòn bản sắc dân tộc, gia tăng buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia Việc cắt giảm sâu thuế nhập khẩu ảnh hưởng đến thu ngân sách; làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế vào thị trường bên ngoài, tạo ra nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế bất lợi cho nước ta 3.3. Các tác động chính của các FTA thế hệ mới tới ngành công nghiệp Bên cạnh các tác động mà ngành công nghiệp được hưởng lợi hoặc gánh chịu từ tác động của các FTA thế hệ mới tới Việt Nam, như là một thành tố trong chỉnh thể; các FTA thế hệ mới còn có các tác động riêng, cụ thể tới chúng, cơ bản như sau: 3.3.1. Các FTA thế hệ mới là chỗ dựa cơ bản cho việc định hình vàxây dựng bộ khung phát triển cho ngành công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và tương lai, theo hướng phục vụ đắc lực hơn cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Báo cáo do Tổng Bí thư trình bày tại Đại hội XII của Đảng, nêu rõ: “Tập trung xây dựng nền công nghiệp và thương hiệu công nghiệp quốc gia với tầm nhìn trung, dài hạn, có lộ trình cho từng giai đoạn; phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp chế tạo, chế biến, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp năng lượng, cơ khí, điện tử, hoá chất, công nghiệp xây dựng, xây lắp, công nghiệp quốc phòng, an ninh”. Song, việc thực hiện không dễ, do Việt Nam là nước đi sau, trình độ phát triển thấp, tiềm lực hạn chế, 3/4 trụ cột tăng trưởng cũ đã tận khai, nên phải dựa vào đầu tư nước ngoài (ĐTNN) để phát triển, theo lối “lựa chọn sinh - tử”. Hơn nữa, hai “đầu máy” tăng trưởng của nước ta hiện nay là khu vực DNFDI và xuất khẩu, đều gắn kết với hội nhập KTQT, mà nhất là các FTA thế hệ mới. Vì thế, các ngành da giầy, dệt may, chế biến thủy sản, đồ gỗ - sẽ trở thành các ngành công nghiệp mũi nhọn; các ngành công nghiệp phụ trợ cho các ngành trên được ưu tiên phát triển, kể cả các ưu đãi “khủng” để thu hút ĐTNN, nhất là các nước còn nằm ngoài khu vực theo quy tắc xuất xứ. Mặt khác, cần lựa chọn các DNNN giữ quyền chi phối, các tập đoàn kinh tế tư nhân có triển vọng, từng bước xây dựng các sản phẩm, thương hiệu quốc gia, để làm nơi cho các DNNVV dựa vào, tạo thành các chuỗi sản xuất, cùng tham gia hội nhập KTQT. 3.3.2. Các FTA thế hệ mới tạo điều kiện cho ngành công nghiệp Việt Nam có sự phát triển nhanh về lượng, nhất là ở việc phát triển số lượng DNNVV hoạt động trong lĩnh vực phụ trợ, trong nông nghiệp và trong khu vực có vốn ĐTNN. Hội nhập KTQT là một xu thế tất yếu lớn của thế giới, đồng thời tham gia FTA thế hệ mới là con đường phát triển tất phải đi trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó hầu hết các nước đều dùng công nghiệp làm ngành đi tiên phong. Đối với Việt Nam, trong công nghiệp, để giúp tăng trưởng, việc tăng thêm cơ sở hoặc quy mô sản xuất không quan trọng bằng việc tăng thêm giá trị tăng thêm nhờ đảm bảo quy tắc xuất xứ. Do đó, nước ta và các nhà đầu tư sẽ chi mạnh hơn cho vệc xây dựng các DN sản xuất nguyên liệu đầu vào, như để vào EU theo EVFTA, hàng dệt may đầu tư thêm sản xuất từ vải; với TPP đầu tư thêm 406
  10. sản xuất từ sợi; với giày dép thêm vào khâu thuộc da Sự hấp dẫn của việc giảm từ mức thuế bình quân của Mỹ với hàng dệt may từ trên 17%; hoặc da giày có những mặt hàng thuế suất bình quân 32% - về 0%9, là rất lớn. Trong lúc năm 2015, tỷ lệ sản phẩm đầu vào được mua từ các DN trong nước, ở DNFDI mới khoảng 26,6%, nên tiềm năng phát triển rất lớn. Các FTA thế hệ mớicòn buộc nước ta phải nhanh chóng đưa công nghiệp vào hỗ trợ nông nghiệp, nếu để 13,8 triệu hộ nông dân với 78 triệu mảnh ruộng nhỏ lẻ, thì nông nghiệp sẽ mau chóng tê liệt trước nông sản ngoại. Các FTA thế hệ mới còn giúp nước ta kết nối với mạng lưới sản xuất mới, dịch chuyển kinh tế theo hướng bước vào giai đoạn đầu của công nghiệp sản xuất, chế tạo tiên tiến, nhờ các DNFDI có công nghệ tiên tiến, có vị trí cao trong các chuỗi giá trị toàn cầu. 3.3.3. Các FTA thế hệ mới còn tạo điều kiện cho ngành công nghiệp Việt Nam có sự phát triển nhanh về chất, khi thúc đẩy năng lực cạnh tranh, cải thiện nhanh cơ cấu DN công nghiệp theo hướng có hiệu quả kinh tế cao, hài hòa lợi ích. Các sản phẩm công nghiệp chất lượng cao, giá thành hợp lý của các thương hiệu mạnh từ Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Mỹ sẽ không cho phép các DN làm ăn tùy tiện, xa rời giá trị cốt lõi tồn tại. Các yêu cầu về minh bạch, cạnh tranh, cũng nhanh chóng đẩy các DN thân hữu vào đất chết, buộc nhà nước phải tái cơ cấu triệt để khu vực DNNN, lẫn các DNNN giữ quyền chi phối; song lại rộng cửa đối với các DN làm ăn chân chính. Bên cạnh đó, sức ép của các FTA thế hệ mới còn buộc các DNNN giữ quyền chi phối phải đổi mới quản trị, trả “đất” nhà nước không cần nắm giữ cho DNTN, rạch ròi nhiệm vụ kinh doanh với nhiệm vụ công ích, bắt họ phải tập trung vào hiệu quả kinh tế, để mọi khu vực DN cùng phát triển. Nó còn làm cho Chính phủ phải đổi mới cơ bản chính sách thu hút ĐTNN, khi chỉ lựa chọn các DN có sự hỗ trợ tốt cho việc hoàn thành giai đoạn 2 trong quá trình vượt qua bẫy thu nhập trung bình, không đẩy DNTN vào thế “con ghẻ”, sau “con đẻ: DNNN” và “con nuôi: DNFDI”, vì sự phát triển chung của đất nước. 3.3.4. Các FTA thế hệ mới còn là tác nhân quan trọng, giúp ngành công nghiệp Việt Nam có sự điều chỉnh lớn và nhanh về phân bố, theo hướng bỏ dàn trải, tập trung mạnh và sâu vào các ngành, khu vực có lợi thế cao trong hội nhập KTQT. Việc mở cửa rộng và nhanh đến với 56 đối tác trên toàn thế giới, trong đó có 14 đối tác trong G20, làm cho công nghiệp nước ta phải có sự điều chỉnh sâu sắc, bởi ngành nào cũng đều gặp phải các đối thủ sừng sỏ. Tuy nhiên, số DN công nghiệp cónhiệm vụ phải đối đầu trực tiếp với các tên tuổi lớn của thế giới chỉ vào khoảng 1.500 DN, có quy mô đủ lớn đểhội nhập, hoặc đang dẫn dắt thị trường. Còn lại gần 180.000 DN công nghiệp khác, chiếm gần 30% tổng số DN của nước ta, đều đa phần là DNNVV, mà chủ yếu là siêu nhỏ, với nhiệm vụ phục vụ nhu cầu xã hội trực tiếp, như sửa chữa cơ khí, xe máy, chịu tác động rất nhỏ từ các FTA. Dưới áp lực của các FTA thế hệ mới, nước ta chỉ có thể phát triển tốt các DN công nghiệp theo hướng khai thác các lợi thế: nguồn lao động giá rẻ, các sản phẩm được giảm thuế sâu, tránh được hàng giá rẻ Trung Quốc, hoặc có lợi thế tự nhiên. Các FTA thế hệ mới còn giúp nước ta bỏ hẳn tình trạng tỉnh nào cũng muốn có “cơ cấu kinh tế hoàn chỉnh”, để tập trung vào các ngành công nghiệp trọng điểm, phát triển công nghiệp phục vụ trực tiếp nhu cầu địa phương, nhờ đó nâng cao rõ rệt hiệu quả đầu tư vào công nghiệp. 407
  11. 3.3.5. Tuy nhiên các FTA thế hệ mới cũng tạo ra nhiều thách thức to lớn cho việc phát triển công nghiệp Việt Nam, nhất là vấn đề vốn, đổi mới và chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, quản trị DN, luật pháp, sự hỗ trợ của nhà nước và xã hội Bên cạnh các tác động tiêu cực mà ngành công nghiệp phải gánh chịu từ hoàn cảnh chung của đất nước, các FTA thế hệ mới còn tạo ra các thách thức riêng cho ngành, như: (i) Thách thức về công nghệ lạc hậu, nỗi lo không có đủ nguồn lực để đổi mới và chuyển giao công nghệ, nhất là trong tình thế mở cửa nhanh, trở tay không kịp. (ii) Thách thức từ việc các đối tác bên ngoài có thể đưa nhanh và nhiều các sản phẩm cùng loại vào thị trường trong nước, gây tình trạng giảm giá, tăng hàng tồn kho, vượt khả năng chịu đựng của DN. (iii) Các cam kết cao của các FTA thế hệ mới, nhất là lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ có thể buộc các DN công nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí lớn, vừa làm giá thành tăng lên, vừa làm cạn kiệt nguồn lực của họ, trong hoạt động cạnh tranh lâu dài. (iv) Việc không am tường về luật quốc tế, ít kinh nghiệm làm ăn xuyên quốc gia, nên dễ bị các thương hiệu mạnh lấn át, lừa lọc, khiến bị tổn thương, bị thôn tính. (v) Không tìm được các DN mạnh để dựa vào khi tham gia các FTA thế hệ mới, đơn độc, thua thiệt, phải đứng ngoài các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng. (vi) Nhiều vấn đề ngoài khả năng DN công nghiệp, như vấn đề đào tạo nhân lực đủ trình độ hội nhập, vấn đề cung đủ vốn với chi phí chấp nhận được, việc hỗ trợ các DN công nghiệp tại các thời điểm tác động tiêu cực tăng đột biến 4. Kết luận Việc tham gia nhiều FTA thế hệ mới là một bước đi táo bạo của Việt Nam trên con đường phát triển ngành công nghiệp nói riêng, phát triển kinh tế đất nước nói chung và tham gia hội nhập KTQT sâu rộng. Chỉ chưa đến 10 năm, các FTA thế hệ mới này đã tạo ra nhiều ảnh hưởng quan trọng, từ giúp thay đổi nhận thức, đổi mới thể chế; đến tạo ra các cơ hội “vàng” để DN phát triển, tham gia chuỗi sản xuất giá trị toàn cầu, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, tạo điều kiện hình thành thế hệ Doanh nhân mới Tuy nhiên, việc tham gia các FTA thế hệ mới cũng tạo ra cho Việt Nam các thách thức không nhỏ, từ việc phải vươn lên để không thành “chỗ trũng” tiêu thụ hàng hóa, vượt qua các xáo trộn xã hội về “chảy máu” nhân lực chất lượng cao; đến liệu các DN có kịp đứng dậy để đương đầu cạnh tranh với DN ngoại, các lực tự cản cóđược khắc phục kịp thời Ngoài ra, nó còn thách thức đối với quyền lực Nhà nước, ảnh hưởng đến thu ngân sách, đe dọa làm tăng sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài, tạo nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế bất lợi Đối với ngành công nghiệp, bên cạnh việc được hưởng lợi hoặc gánh chịu các tác động chung tới Việt Nam; các FTA thế hệ mới còn là chỗ dựa cho việc định hình và xây dựng bộ khung phát triển cho ngành, tạo điều kiện cho ngành có sự phát triển nhanh về lượng, chuyển biến nhanh về chất, và có sự điều chỉnh lớn về phân bố Tuy nhiên, chúng cũng tạo ra nhiều thách thức cho việc phát triển ngành, nhất là vấn đề vốn, đổi mới và chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, quản trị DN, am tường về luật pháp hội nhập và quốc tế Để khai thác được các thuận lợi đó, đồng thời để giảm thiểu rủi ro cho ngành công nghiệp, trên tiến trình tham gia các FTA thế hệ mới, rất cần sự đổi mới thể chế hơn nữa của nhà nước, đưa Chính phủ kiến tạo vào cuộc sống, thoái vốn hợp lý khỏi 408
  12. khu vực nhà nước không cần nắm giữ để điều chuyển các DN cần hỗ trợ, trên nguyên tắc thị trường Nếu làm được như vậy, cùng với nỗ lực của giới DN, sự chung tay của xã hội, thì việc tham gia các FTA thế hệ mới sẽ là chìa khóa đưa đất nước mau trở thành quốc gia phát triển Chú dẫn: (1) Đinh Bảo (2016), Xu hướng bảo hộ mậu dịch mới trong bối cảnh thực hiện các FTA thế hệ mới, (2)Nguyễn Bá Khoáng (2005), 60 năm phát triển kinh tế- xã hội từ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đến nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (3)Cẩm Thúy (2014), Luật sư Nguyễn Trần Bạt: "Nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế phải làm lại từ đầu", (4)Phương Dung (2015), Công nghiệp Việt Nam: 30 năm chưa chọn được ngành “mũi nhọn”, (5)Vân Hà (2015), Việt Nam hưởng lợi gì từ TPP?, (6)Thanh Tuấn - Như Bình (2013), Tham gia hiệp định TPP: Cơ hội tạo thêm nhiều việc làm, (7)Hà Thu (2015), Hàng Made in Vietnam có thể sớm phổ biến toàn cầu, pho-bien-toan-cau-3298149.html> (8)Lê Hường (2010), “Cả tư duy và mô hình tăng trưởng đã không còn phù hợp”, (9)Đồng Văn (2016), Xu hướng FDI vào Việt Nam sau các FTA thế hệ mới, TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1] Bùi Tất Thắng (2014), Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2013 và triển vọng 2014- 2015, trao-doi/trao-doi-binh-luan/kinh-te-viet-nam- giai-doan-20112013-va-trien-vong-20142015-39985.html [2] Lan Hương (2015), FTA thế hệ mới - Cơ hội và thách thức!, 409
  13. [3] Lê Quốc Anh (2015), HNKTQT của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020: cơ hội lớn, âu lo nhiều và niềm tin mạnh mẽ, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: “Phát triển kinh tế - xã hội và ngành ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Nxb ĐH KTQD, Hà Nội, trang 100-113. [4] Lê Quốc Anh (2015), Nhìn từ giai đoạn 2006-2013, tài chính DN Việt Nam: đỉnh điểm đã qua, khó khăn còn lớn, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: “An ninh tài chính tiền tệ Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Nxb ĐH KTQD, Hà Nội, trang 565-574. [5] Lê Quốc Anh (2016), Các DN Việt Nam có thể làm gì khi TPP đi vào cuộc sống, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: “Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2015: cơ hội và thách thức trước thềm hội nhập mới”, Nxb ĐH KTQD, Hà Nội, trang 679-694. [6] Lê Quốc Anh (2016), Thời cơ và thuận lợi trong phát triển của DN Việt Nam khi tham gia TPP, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương: thách thức mới trong thương mại quốc tế của Việt Nam”, Nxb UEF, Tp Hồ Chí Minh, trang 166-173. [7] Lê Quốc Anh (2016), Doanh nghiệp nhà nước giữ quyền chi phối ở Việt Nam: Thực trạng và những việc cần làm khi tham gia TPP, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Doanh nghiệp Việt Nam trong TPP - ICYREB 2016”, Nxb Kinh tế, Tp Hồ Chí Minh, trang 489-502. [8] Lê Quốc Anh (2017), Phát huy vai trò của Chính phủ kiến tạo, giải quyết bài toán “bước hẫng” TPP cho doanh nghiệp Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: “Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam và vai trò của Nhà nước kiến tạo trong hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh”, Nxb ĐH KTQD, Hà Nội, trang 311-330. [9] Nguyễn Nhâm (2015), “FTA thế hệ mới”: Từ góc nhìn hội nhập, [10] Nguyễn Thanh Tâm (2016), Tổng quan về các FTA thế hệ mới, [11] Các trang và 410