Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

pdf 11 trang Gia Huy 4190
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_xuat_khau_hang_hoa_cua_viet_nam_san.pdf

Nội dung text: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

  1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TS. Đỗ Thị Hương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ThS. Nguyễn Thị Thơ Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh Tóm tắt Hoa Kỳ là thị trường dẫn đầu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam hàng năm và là thị trường mà Việt Nam đạt thặng dư thương mại lớn nhất trong năm 2016. Tốc độ tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong 10 năm trở lại đây luôn đạt mức tăng trưởng cao, cán cân thương mại hàng hóa song phương đạt mức thặng dư về phía Việt Nam. Để các thành quả trên được duy trì và phát triển, chúng ta cần phải xác định và làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, từ đó có các giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này. Bài viết nhằm nghiên cứu ứng dụng mô hình Lực hấp dẫn trong thương mại của Timbergen để phân tích tình hình xuất khẩu, nhằm nhận diện và đánh giá tác động của các nhân tố đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Từ khóa: Nhân tố ảnh hưởng, Hoa Kỳ, xuất khẩu. 1. Các mô hình và cách tiếp cận về thƣơng mại quốc tế Nhà kinh tế học Tinbergen năm 1962 đã đưa mô hình lực hấp dẫn để nghiên cứu dòng chảy thương mại song phương trong kinh tế quốc tế. Mô hình này giải thích kim ngạch trao đổi thương mại song phương giữa các quốc gia tùy thuộc vào GDP, khoảng cách địa lý. Timbergen cho rằng, xuất khẩu tỷ lệ thuận với quy mô kinh tế các nước xuất khẩu và nhập khẩu (GDP) và tỷ lệ nghịch với khoảng cách địa lý giữa hai nước. Sau hơn 40 năm ra đời, mô hình hấp dẫn trong thương mại quốc tế đã được ứng dụng phổ biến, để phân tích xu hướng và yếu tố tác động thương mại quốc tế. Từ nghiên cứu cơ bản của Timbergen năm 1962, các học giả sau này đã thêm vào mô hình các nhân tố khác có ảnh hưởng kim ngạch xuất khẩu, như: dân số, GDP bình quân đầu người, ngôn ngữ chung, biên giới chung, các hiệp định 463
  2. thương mại khu vực, thuế quan và các chính sách phi thuế quan, Joel Hynaunye Eita (năm 2008) trong nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Mamibia: Tiếp cận theo mô hình lực hấp dẫn”[5] đã chứng minh, kim ngạch xuất khẩu của Namibia chịu ảnh hưởng tích cực từ GDP của Namibia và nước nhập khẩu, biến giả là thành viên của EU, Cộng đồng phát triển Nam Phi (S DC), có chung biên giới với Namibia, ảnh hưởng tiêu cực từ GDP bình quân đầu người nước nhập khẩu và khoảng cách địa lý giữa hai nước, GDP bình quân đầu người nước xuất khẩu và tỷ giá hối đoái không có ý nghĩa trong mô hình. Hatab, Romstad, Huo (năm 2010) trong đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông nghiệp i Cập: Tiếp cận theo mô hình lực hấp dẫn”[6] đã áp dụng mô hình hấp dẫn và cho rằng GDP i cập, GDP nước nhập khẩu, biến chung biên giới và ngôn ngữ tác động cùng chiều đến kim ngạch xuất khẩu nông sản của i Cập, GDP bình quân đầu người i Cập, khoảng cách địa lý 2 nước tác động ngược chiều. Qua các nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng lớp mô hình lực hấp dẫn của Timbergen cho thấy, các yếu tố tác động tích cực đến xuất khẩu của một ngành, một quốc gia gồm: GDP nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, dân số nước nhập khẩu, GDP bình quân đầu người nước nhập khẩu, yếu tố, như: có chung biên giới, Yếu tố tác động tiêu cực là khoảng cách địa lý giữa hai nước. Các yếu tố như tỷ giá, hiệp định thương mại, thành viên của các tổ chức kinh tế, tác động tích cực hay tiêu cực đến xuất khẩu lại phụ thuộc rất nhiều vào việc vận dụng chính sách của các quốc gia. 2. Mô hình đề xuất và phƣơng pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu đã được các nhà kinh tế học thực hiện trước đây, nhóm tác giả đã đề xuất mô hình lực hấp dẫn cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ như sau: LnEXP01t = β0+β1LnGDP1t+β2LnGDP2t+β3LnGDPPC2t+ β4LnERt+β5D1+ t Trong đó: - EXP01t: Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm t, được tính bằng triệu USD - GDP1t: GDP Việt Nam năm t, được tính bằng triệu USD - GDP2t: GDP Hoa Kỳ trong năm t, được tính bằng triệu USD 464
  3. - GDPPC2t: GDP bình quân đầu người Hoa Kỳ trong năm t, được tính bằng triệu USD - D1: xem xét có sự khác biệt về giá trị xuất khẩu giữa việc ký hết hiệp định song phương Việt Nam - Hoa kỳ hay không. Do đó, tác giả giả định năm có Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam Hoa kỳ đã được ký kết, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ sẽ tăng lên. - ε t : sai số ngẫu nhiên - β0: là hệ số chặn của mô hình - β1, β2, β3, β4, β5: mức tác động của từng yếu tố đến mô hình - Dấu kỳ vọng: β1, β2, β3, β4, β5 > 0 Nghiên cứu này sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Squares - OLS) để ước lượng mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến Giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Các biến thời gian được sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu theo quý, từ năm 2000 đến năm 2016. Cụ thể như sau: Bảng 1. Mô tả các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu Ký hiệu Đơn vị Tên biến Nguồn số liệu biến tính EXP01t Kim ngạch xuất khẩu từ Triệu USD Tổng cục Thống kê Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm t GDP1t GDP Việt Nam năm t Triệu USD Thông tin thị trường Hoa Kỳ (VCCI) GDP2t GDP Hoa Kỳ trong năm t Triệu USD Bộ Thương mại Hoa Kỳ và Ngân hàng Thế giới (IMF) GDPPC2t GDP bình quân đầu người Ngàn USD Phòng Thương mại và Công nghiệp Hoa Kỳ trong năm t Việt Nam ERt Tỷ giá hối đoái thực của VND/USD Tổng cục Thống kê và VND/USD FETP/MPP8/Macroeconomics/Riede, (2015), “Tỷ giá hối đoái và lãi suất”. D1 Biến giả Nhận giá trị 1 nếu có hiệp định song phương Nhận giá trị 0 khi chưa có hiệp định song phương 465
  4. 3. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ 3.1. Thực trạng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Năm 2016, Việt Nam có 4 thị trường xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD trong số hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với nước ta. Theo Thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2016 có 4 quốc gia nhập khẩu hàng Việt Nam nhiều nhất là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong đó, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng Việt Nam nhiều nhất với tổng trị giá đạt 38,464 tỷ USD. Tiếp theo là Trung Quốc đạt 21,97 tỷ USD; Nhật Bản đạt 14,676 tỷ USD; Hàn Quốc đạt 10,412 tỷ USD. Với tổng giá trị kim ngạch đạt 78,129 tỷ USD, 4 thị trường lớn kể trên đóng góp gần 49% vào tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu cả nước trong cùng thời điểm. Như vậy, trong 4 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam có tới 3 quốc gia ở khu vực châu Á gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. So sánh với cùng thời điểm tháng 11/2015, số lượng thị trường xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD của Việt Nam có thêm thành viên mới là Hàn Quốc (cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu vào Hàn Quốc đạt 11,418 tỷ USD). Đồng thời, xét về tốc độ tăng trưởng, Hàn Quốc cũng là thị trường có mức tăng cao nhất đạt 27,34% so với 2015; tiếp theo là Trung Quốc tăng 26,68%; Hoa Kỳ 14,58%; Nhật Bản tăng thấp nhất chỉ đạt 3,1%. Biểu 1. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu 10 thị trƣờng lớn nhất của Việt Nam năm 2016 Đơn vị tính: Nghìn USD Nguồn: Tác giả tổng hợp từ (trang web của Tổng Cục thống kê) 466
  5. Theo Tổng cục Hải quan, tốc độ tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong 10 năm trở lại đây luôn đạt mức tăng trưởng cao, cụ thể kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 là 8,81 tỉ đô la Hoa Kỳ thì đến năm 2015 đạt 41,26 tỉ đô la Hoa Kỳ, tăng trưởng bình quân trên 19%/năm. Cán cân thương mại hàng hóa song phương luôn đạt thặng dư cao về phía Việt Nam, cụ thể từ mức 6,85 tỉ đô la Hoa Kỳ năm 2006 đã lên đến 25,67 tỉ đô la Hoa Kỳ năm 2015. Đặc biệt, Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Trung Quốc) và là thị trường mà Việt Nam đạt mức thặng dư thương mại hàng hóa lớn nhất năm 2016. Năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 47,17 tỷ đô la Hoa Kỳ, trong đó hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 38,464 tỉ đô la Hoa Kỳ, chiếm 23% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Biểu 2. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ từ năm 2003 đến năm 2016 Đơn vị tính: Nghìn USD Nguồn: Tác giả tổng hợp từ (trang web của Tổng cục Thống kê) Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu năm 2016 gồm hàng dệt may đạt kim ngạch 11,45 tỷ đô la Hoa Kỳ (chiếm 29 % tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ). Kế tiếp là giày dép các loại với 4,483 tỷ đô la Hoa Kỳ (chiếm 11%). Đứng thứ ba là điện thoại các loại và linh kiện với 4,303 tỉ đô la Hoa Kỳ 467
  6. (chiếm 11,78%). Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác là máy tính linh kiện với 2,89 tỷ đô la Hoa Kỳ (chiếm 7,9%), gỗ và sản phẩm gỗ với 2,82 tỷ đô la Hoa Kỳ (chiếm 7,7%), máy móc thiết bị phụ tùng khác với 2,128 tỷ đô la Hoa Kỳ (chiếm 5,8%), hàng thủy sản với 1,4 tỷ đô la Hoa Kỳ (chiế 3,9%) , túi xách, vali, mũ, ô, dù với 1,3 tỷ đô la Hoa Kỳ (chiếm 3,6%), hạt điều với gần 1 tỷ đô la Hoa Kỳ (chiếm 2,6%). Biểu 3. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm 2016 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ (trang web của Tổng cục Thống kê) 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Nghiên cứu này, bằng cách ước lượng OLS hàm giá trị xuất khẩu, cho thấy những kết quả quan trọng sau: Kết quả chạy mô hình bằng dữ liệu thu thập từ các nguồn công bố về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2000- 2016, cho 468
  7. mô hình các yếu tố tác động của các nhân tố đến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Bảng 2. Kết quả kiểm định mô hình bằng phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất OLS Từ kết quả ước lượng của bảng, djusted R- squared = 0,996 cho biết mô hình giải thích được 99,6% sự thay đổi của kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Biến tham gia các hiệp định thương mại có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Khi các yếu tố khác không đổi, khi có hiệp định thương mại với Hoa Kỳ thì xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng lên 0,977 %. Biến GDP Việt Nam có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu GDP Việt Nam tăng 1% thì xuất khẩu tăng 0,138%. Rõ ràng GDP bao gồm tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong một đơn vị lãnh thổ, vì thế khi hàng hóa được tạo ra càng nhiều thì khả năng xuất khẩu càng lớn. Biến GDP Hoa Kỳ có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Khi các yếu tố không đổi, nếu GDP nước xuất khẩu tăng 1% thì xuất khẩu tăng 0,0048%. GPD nước nhập khẩu thể hiện khả năng thanh toán, sức mua của thị trường Hoa Kỳ đối với 469
  8. tất cả các hàng hóa nói chung, trong đó có hàng hóa Việt Nam. Vì vậy khi quy mô GDP của Hoa Kỳ mở rộng thì lượng cầu của thị trường Hoa Kỳ đối với hàng hóa của Việt Nam được tăng lên đáng kể. Biến GDP bình quân nước nhập khẩu có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu GDP bình quân Hoa Kỳ tăng 1% thì xuất khẩu tăng 0,008%. GDP bình quân đầu người là con số cho thấy thu nhập của người dân, phản ánh chất lượng cuộc sống của khách hàng, hay nó chính là điều kiện cho phép người dân có quyết định mua hàng không và mua bao nhiêu. Tuy nhiên, với một đất nước có sự phân cấp giàu nghèo rõ rệt, sự tăng lên của GDP bình quân có thể chỉ là do sự tăng lên thu nhập của những người vỗn dĩ đã cao và rất cao. Mặt khác, hàng hóa của chúng ta chủ yếu là các hàng hóa thông thường và thiết yếu, thành phần hàng hóa xa xỉ chiếm tỷ trọng rất ít nên mức cầu thị trường đối với hàng hóa của chúng ta co giãn không nhiều ở mức thu nhập của khách hàng thượng lưu nên mức độ ảnh hưởng của nhân tố này tới giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ có phần khiêm tốn. Biến tỷ giá hối đoái có sức ảnh hưởng khá lớn tới kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ giá thực giữa VND/USD tăng 1% thì xuất khẩu tăng 0,51%. Với chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý như hiện nay, giá trị của tỷ giá VND/USD biến động liên tục. Rất khó khăn cho việc tính toán và xử lý số liệu khi lấy con số chính xác tỷ giá danh nghĩa theo từng ngày trên thị trường. Vì vậy, bài viết sử dụng tỷ giá hối đoái thực song phương của một bài viết đã công bố của tác giả Ngô Quang Nhật [11]. 4. Kết luận và một số kiến nghị Mô hình đã phát hiện và đánh giá tác động của các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ dựa vào các nguồn khác nhau từ năm 2000 đến năm 2016. Trên cơ sở đề xuất 5 nhân tố thì mô hình đã chỉ ra cả 5 nhân tố đều tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đó là: nhân tố tác động mạnh nhất là mức độ hội nhập qua việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do FT giữa Việt Nam và Hoa Kỳ; thứ hai là tỷ giá hối đoái thực của VND/USD. Và thứ ba là Tổng thu nhập quốc dân của Việt Nam. Hai nhân tố (GDP của Hoa Kỳ, GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ) ảnh hưởng nhỏ nhất tới kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt 470
  9. Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Điều này phù hợp với kỳ vọng nghiên cứu ban đầu của nhóm tác giả. Để phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới nhằm duy trì ổn định và gia tăng thị phần, Việt Nam cần tập trung các vấn đề sau: Thứ nhất, Việt Nam cần tăng cường kí kết và tận dụng lợi ích từ các FT . Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, mở rộng tự do hóa thương mại, làn sóng ký kết các Hiệp định Thương mại tự do (FT ) đang trở nên mạnh mẽ trên khắp thế giới và trở thành một xu thế mới trong quan hệ kinh tế quốc tế. Nhận thức rõ điều này, trong những năm qua Việt Nam rất tích cực tham gia đàm phán, ký kết các Hiệp định FT song phương và đa phương. Đến nay, Việt Nam đã chính thức Việt Nam đã tham gia và hoàn tất đàm phám 12 hiệp định thương mại tự do (FT ) song phương và đa phương. Trong số đó, có 8 FT đã có hiệu lực và đang thực thi. Vì vậy, để tiếp tục tham gia và thực hiện các cam kết Chính phủ cần có sự cải cách thể chế kinh tế (nhất là các vấn đề liên quan đến lao động và công đoàn, mua sắm Chính phủ, DNNN, môi trường, chính sách cạnh tranh, ). Đồng thời, hoàn thiện chính sách thương mại cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam và không gây xung đột với các cam kết trong các Hiệp định FT Việt Nam đã hoặc sẽ tham gia. Thứ hai, tỷ giá hối đoái có sức ảnh hưởng khá lớn tới kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Vì vậy, đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nên thực hiện mục tiêu điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn nữa và phản ánh đúng đắn thông tin của thị trường ngoại hối. Đối với các doanh nghiệp cần chủ động phòng ngừa những biến động tỷ giá hối đoái ở tầm vĩ mô và vi mô, thực hiện tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá thông qua các công cụ phái sinh như hợp đồng quyền chọn, hoán đổi, Thứ ba, Việt Nam phải quan tâm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, gia tăng mạnh mẽ quy mô của GDP sẽ có tác động tích cực đến xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nói riêng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, GDP của Việt Nam là nhân tố có ảnh hưởng mạnh đến xuất khẩu, việc gia tăng mạnh GDP tác động nhiều mặt đến nền kinh tế, trong đó có các hoạt động đối ngoại. Điều này đòi hỏi Nhà nước cần có nhiều chính sách, giải pháp cả trong ngắn hạn và dài hạn để phát triển 471
  10. kinh tế nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu. Việc tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ sẽ tạo ra lượng hàng hóa lớn cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, điều đó sẽ có tác động nhiều chiều gia tăng kim ngạch xuất khẩu, như kết quả đã được chứng minh từ nghiên cứu này. Thứ tư, sự biến động GDP và GDP bình quân trên đầu người của Hoa Kỳ có tác động tới giá trị xuất khẩu. Vì vậy, để xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ được ổn đinh, duy trì và phát triển thì các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp và nhà quản lý cần chung tay tìm hiểu kỹ hơn về quy mô thị trường, xu thế phát triển, tình hình kinh tế từng bang, vùng, miền thuộc Hoa Kỳ để có kế hoạch sản xuất và xuất khẩu chủ động hơn và hiệu quả hơn. Tài liệu tham khảo 1. Trương Đình Tuyển, Võ Trí Thành, Bùi Trường Giang, Phan Văn Chính, Lê Triệu Dũng, Nguyễn nh Dương, Phạm Sĩ n, Nguyễn Đức Thành, “Tác động của cam kết mở cửa thị trường trong WTO và FTAs đến VN ”, Dự án MUTRAP III, tháng 9/2011. 2. Ngô Thị Hoa Kỳ (2016), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế Đại học Thái Nguyên. 3. Đào Ngọc Tiến (2009), Các nhân tố ảnh hưởng đến luồng xuất khẩu của Việt Nam và hàm ý chính sách trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu, Hội thảo Nghiên cứu về chính sách thương mại quốc tế, Trường Đại học Ngoại Thương. 4. Tô Trung Thành (2013), “Biến động tỷ giá hối đoái ở Việt Nam và ảnh hưởng của các nhân tố đặc thù”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số tháng 6/2013, tr. 20-23. 5. Joel Hynaunye Eita (2008), “Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Namibia: Tiếp cận theo mô hình lực hấp dẫn”. 6. ( 2/eita.pdf). 7. Hatab, Romstad, Huo (năm 2010) “Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông nghiệp Ai Cập: Tiếp cận theo mô hình lực hấp dẫn. 8. ( 9. Tổng cục Hải quan (2011), Niên giám Thống kê Hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam, NXB Tài Chính, Hà Nội. 472
  11. 10. Tổng cục Hải quan (2012), Niên giám Thống kê Hải quan về hàng hóa xuất nhập khu của Việt Nam, NXB Tài Chính, Hà Nội. 11. Từ Thúy nh, Đào Nguyên Thắng (2008). Nghiên cứu của CEPR, các nhân tố ảnh hướng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam và ASEAN+, truy câp từ hppt://dl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/56/2/NC-05.pdf. 12. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam (2011), “Tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000 - 2011. Mức độ sai lệch và tác động đối với xuất khẩu”, NXB Tri thức. 13. Ngô Quang Nhật (2015), "Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ giá thực song phương đến cán cân thương mại Việt Nam". 14. itken N. D. (1973), “The Effect of the EEC and EFT on European Trade: A Temporal Cross-Section Analysis”, American Economic Review 63(5), pp. 881-892. 15. Ahmadi-Esfahani F. Z. (1993), “ n analysis of Egyptian wheat imports: a constant market shares approach”, Oxford Agrarian Studies 21, pp. 31-39. 16. World Bank, (2016b), World Development Indicators, website: /indicator, ngày truy cập: 1/3/2017. 17. nderson J. E. (1979), “ Theoretical for the Gravity Equation”, The American Economic Review 69(1), pp. 106-116. 18. Erdem and Nazlioglu (2008), Gravity model of Turkish Agricultural Exports to the European Union,International Trade and Finance Association, 2008. 19. Một số trang web trong nước và nước ngoài: 20. 21. Ky.html 22. truong-xuat-khau-cua-viet-nam-92941.html 23. 24. giau-nhat-the-gioi-nam-2016-30819.aspx 25. thuong-mai-tu-do.html 26. DVEC/WEOWORLD 27. 28. 473