Các yếu tố tác động đến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam: Trường hợp ngành cơ khí tỉnh Đồng Nai

pdf 8 trang Gia Huy 18/05/2022 3040
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố tác động đến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam: Trường hợp ngành cơ khí tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_tac_dong_den_su_phat_trien_cong_nghiep_ho_tro_o_v.pdf

Nội dung text: Các yếu tố tác động đến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam: Trường hợp ngành cơ khí tỉnh Đồng Nai

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM: TRƢỜNG HỢP NGÀNH CƠ KHÍ TỈNH ĐỒNG NAI FACTORS AFFECTING THE DEVELOPMENT OF SUPPORTING INDUSTRIES IN VIETNAM: A CASE STUDY IN DONGNAI‟S MECHANIC SECTOR ThS. Lưu Tiến Dũng (NCS), Nguyễn Văn Dũng, Vũ Ngọc Quyết Trường Đại học Lạc Hồng TÓM TẮT Hình thức, nội dung và bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế đ có nhiều sự biến đổi đang tạo ra nhiều cơ hội và thách thức hơn. Trong đó sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ sẽ thực sự đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, ngành kinh tế và quốc gia. Nghiên cứu này sử dụng mô hình kinh tế lượng (SEM) nhằm phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ, trường hợp ngành cơ khí ở Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 06 yếu tố tác động trực tiếp gồm (i) nguồn nhân lực công nghiệp chất lượng cao (ii) năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp hỗ trợ (iii) chính sách thuế và ưu đ i thuế (iv) sự ổn định của môi trường thể chế (v) độ lớn cầu thị trường (vi) sự bất cân xứng về thông tin cung - cầu và 03 yếu tố tác động gián tiếp gồm (a) chất lượng cung ứng (b) chi phí cung ứng và (c) năng lực cung ứng. Từ khóa: Công nghiệp hỗ trợ; Ngành cơ khí; SEM; Đồng Nai; Năng lực cạnh tranh ABSTRACT The form, content and nature of international economic integration have been many changes are creating more opportunities and more challenges. In particular the development of supporting industries will actually play a key role in creating competitiveness for businesses, industry and country. This study uses econometric modeling (SEM) to analyze the factors affecting the development of supporting industries, a case study in Dong Nai’s mechanic sector. The study results showed that 06 factors directly impact include (i) high quality industrial human resource (ii) competitiveness of supporting industries (iii) tax policy and tax incentives (iv) the stability of the institutional environment (v) the size of demand (vi) the asymmetry of information supply - demand and 03 factors indirectly impact include (a) quality of supply (b) the cost of supply and (c) supply capacity. Key word: Supporting industry; Mechanic setor; SEM; Dongnai; Competiveness 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh mới của hội nhập quốc tế với sự biến đổi mạnh mẽ về bản chất, nội dung và hình thức các liên kết kinh tế quốc tế thì áp lực cạnh tranh sẽ càng gia tăng mạnh mẽ, công nghiệp hỗ trợ sẽ thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, địa phƣơng và quốc gia. Cùng với chính sách của chính phủ, các điều kiện về tài nguyên, điều kiện về cầu, chiến lƣợc cấu trúc công ty thì công nghiệp hỗ trợ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nên lợi thế cạnh tranh của quốc gia, của ngành, củng cố lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trƣờng. Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai cũng nhƣ của Việt Nam, là ngành công nghiệp cung cấp máy móc thiết bị, phụ tùng cho các ngành kinh tế khác. Nghiên cứu này phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí dựa trên mô hình kinh tế lƣợng (SEM) trong bối cảnh chƣa có nghiên cứu nào thực hiện về vấn đề này. Đồng thời nghiên cứu cũng kiến nghị một số hàm ý chính sách nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí ở Đồng Nai nói riêng và Việt Nam nói chung đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế quốc gia. 225
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 2. Các yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam: trƣờng hợp ngành cơ khí tỉnh Đồng Nai 2.1. Định nghĩa công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam Thuật ngữ ―Công nghiệp hỗ trợ‖ lần đầu tiên xuất hiện chính ở Nhật Bản vào giữa những năm 1980 nằm trong hệ thống các chính sách kinh tế đối ngoại mà nƣớc này sử dụng để đối phó với các biến động kinh tế lúc bấy giờ14 (Thuy, 2007). Sau đó đƣợc sử dụng phổ biến tại các quốc gia châu Á khác, đặc biệt là ở những quốc gia có đầu tƣ của doanh nghiệp Nhật Bản. Cùng với đó, ở các quốc gia khác trên thế giới cũng bắt đầu xuất hiện những thuật ngữ tƣơng đƣơng nhƣ hợp đồng thầu phụ (Watanabe, 1972); ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan (Porter, 1990); các ngành công nghiệp phụ trợ (Mookherjee, 1995); nhà cung cấp (Eiamkanitchat, 1999). Tuy nhiên ở mỗi quốc gia lại có sự khác nhau trong định nghĩa thuật ngữ này do sự khác nhau trong chính sách phát triển, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ phát triển, những thách thức mà mỗi nền kinh tế phải đối mặt khi hội nhập. Trong điều kiện của Việt Nam khi có sự giới hạn về ngân sách, yếu kém về cơ sở hạ tầng, áp lực từ hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh, khái niệm đƣợc đề xuất bởi Diễn đàn Phát triển Việt Nam15 (2007) đƣợc cho là phù hợp nhất: “Các ngành công nghiệp hỗ trợ có thể được định nghĩa là một nhóm hoạt động công nghiệp cung cấp đầu vào trung gian (ví dụ, các bộ phận, linh kiện và các công cụ để sản xuất các bộ phận và thành phần) cho các loại hình công nghiệp lắp ráp, công nghiệp chế biến”. Khi nghiên cứu về phát triển công nghiệp hỗ trợ cần chú ý một số đặc điểm của ngành này nhƣ (i) thâm dụng nhiều vốn và yêu cầu công nhân lành nghề hơn công nghiệp lắp ráp, (ii) sản phẩm đƣợc cung cấp cho cả doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài, (iii) là ngành sản xuất phục vụ cho cả định hƣớng xuất khẩu và nhu cầu trong nƣớc, (iv) yêu cầu phát triển công nghiệp hỗ trợ cho mỗi ngành là khác nhau (Thuy, 2007). 2.2. Thiết kế nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu Dựa trên kết quả nghiên cứu của VDF (2007) kết hợp với các buổi thảo luận nhóm chuyên gia với các doanh nghiệp cơ khí theo phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Các buổi thảo luận đƣợc tiến hành tại các doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ đầu tháng 08 cho đến đầu tháng 09 năm 2014. Sau 13 buổi làm việc với điểm bão hòa là 11, nhóm nghiên cứu đã xác định mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí (Hình 1) gồm 03 biến độc lập tác động gián tiếp (i) Chất lƣợng cung ứng, (i) Chi phí cung ứng, (iii) Năng lực cung ứng và 06 biến độc lập tác động trực tiếp đến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ (1) Năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp hỗ trợ, (2) Độ lớn cầu thị trƣờng, (3) Nguồn nhân lực công nghiệp chất lƣợng cao, (4) Chính sách thuế và ƣu đãi thuế, (5) Sự ổn định của môi trƣờng thể chế và (6) Sự bất cân sức về thông tin giữa doanh nghiệp đầu tƣ và nhà cung cấp sở tại. Biến phụ thuộc trong mô hình là sự phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí. Bộ thang đo trong mô hình nghiên cứu gồm 35 biến quan sát đƣợc đo lƣờng bằng thang đo Likert 5 điểm với 1 - hoàn toàn không đồng ý đến 5-hoàn toàn đồng ý. Một cuộc khảo sát thử đƣợc thực hiện với 40 mẫu từ các doanh nghiệp cơ khí chƣa tham gia vào các buổi phỏng vấn trên. Kết quả cho thấy hệ số Cronbach‘s Alpha đạt đƣợc là 86.08% cho thấy bộ thang đo có độ tin cậy cao. Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện bằng việc gửi bảng hỏi khảo sát trực tiếp, email và điện thoại trực tiếp theo phƣơng pháp thuận tiện đến các doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn 14 Đồng Yên Nhật tăng giá, các doanh nghiệp Nhật Bản gặp khó khăn trong việc phát triển hoạt động kinh doanh ở nƣớc ngoài. 15 Vietnam Development Forum (VDF) 226
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) tỉnh Đồng Nai có phân theo loại hình, ngành nghề, địa bàn, quốc gia đầu tƣ nhằm đảm bảo tính đại diện. Dữ liệu sau khi đƣợc làm sạch và đánh giá độ phân phối chuẩn sẽ đƣợc tiến hành phân tích bằng phần mềm SPSS và AMOS nhằm kiểm định chất lƣợng bộ thang đo, mức độ phù hợp của mô hình và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nhƣ sau: Hình 1. Mô hình nghiên cứu 2.3. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Bộ dữ liệu sau khi đƣợc làm sạch gồm 209 mẫu thỏa mãn điều kiện của phân tích nhân tố khám phá và mô hình cấu trúc tuyến tính (Hair và cộng sự, 2006; Hoyle, 1995; Kline, 1998; Jackson, 2001, 2003). Mẫu dùng trong nghiên cứu đƣợc nhóm tác giả thu thập trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhƣng mô hình nghiên cứu là dùng cho Việt Nam. Do vậy, trong nghiên cứu này nhóm tác giả không phân tích về đặc thù các doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai mà cố gắng xem xét các doanh nghiệp này với những đặc điểm chung của các doanh nghiệp đầu tƣ tại Việt Nam. Đặc điểm mẫu đƣợc nhóm tác giả phân loại thành 4 nhóm gồm (i) loại hình doanh nghiệp (ii) quy mô doanh nghiệp (iii) ngành nghề kinh doanh (iv) quốc gia đầu tƣ. Đặc điểm cụ thể của mẫu nhƣ bảng 1 sau: Bảng 1. Đặc điễm mẫu nghiên cứu Biến Thuộc tính Loại hình doanh Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài = 63.97%; doanh nghiệp trong nước = nghiệp 36.03%. Quy mô doanh Siêu nhỏ = 18.22%; nhỏ và vừa = 73.56%; doanh nghiệp lớn = 8.22% nghiệp Sản xuất động cơ, phụ tùng, lắp ráp cụm linh kiện = 47.1%; Sửa ch a = 34.68%; thiết Ngành nghề kinh bị gia dụng = 18.22% doanh Việt Nam = 36.03%; Pháp = 5.37%; Nhật Bản =16%; Hàn Quốc = 14.73%; Đài Loan Quốc gia đầu tư = 13.5%; Trung Quốc = 7%; Đức = 7.37% Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu 2.4. Đánh giá chất lượng thang đo và mô hình nghiên cứu Chất lƣợng bộ thang đo trƣớc hết đƣợc kiểm định thông qua hệ số Cronbach‘s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA- Exploratory Factor Analysis) và phân tích nhân tố khẳng định (CFA – Confirmatory Factor Analysis). 227
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Bảng 2. Bảng tóm tắt kết quả kiểm định thang đo Thành phần Số biến quan Độ tin cậy Phương sai trích sát Cronbach’s Alpha Tổng hợp Chất lượng cung ứng 4 0.849 0.909 0.631 Chi phí cung ứng 4 0.837 0.905 0.771 Khả năng cung ứng 4 0.837 0.897 0.589 Năng lực cạnh tranh 3 0.894 0.858 0.645 Độ lớn của cầu thị trường 4 0.847 0.851 0.602 Chất lượng NNL CN 2 0.770 0.831 0.783 Ưu đãi thuế và CS thuế 3 0.834 0.920 0.721 Môi trường thể chế ổn định 3 0.858 0.888 0.567 Sự bất cân xứng về thông tin 3 0.751 0.897 0.773 Phát triển CN HT 5 0.908 0.904 0.813 Nguồn: Khảo sát của nhóm tác giả Kết quả phân tích nhân tố khám phá có 10 khái niệm/thành phần gồm: (1) chất lƣợng cung ứng, (2) chi phí cung ứng, (3) năng lực cung ứng (4) năng lực cạnh tranh, (5) độ lớn cầu thị trƣờng, (6) nguồn nhân lực công nghiệp chất lƣợng cao, (7) chính sách thuế và ƣu đãi thuế, (8) môi trƣờng chính sách ổn định, (9) sự bất cân sức về thông tin cung – cầu và (10) phát triển công nghiệp hỗ trợ. Tất cả các biến đều thỏa điều kiện của phân tích nhân tố khám phá và không có biến quan sát nào bị loại. Phép ƣớc lƣợng MLE (Maximum Likelihood Estimation) đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợc các tham số của mô hình. Kết quả ƣớc lƣợng từ phân tích nhân tố khẳng định cho thấy, mô hình đạt đƣợc độ tƣơng thích với dữ liệu thị trƣờng tƣơng đối cao với các chỉ số nhƣ: Chi-square = 986.934, df = 515, p= 0.000 ( 50%) và phƣơng sai trích của từng nhân tố (ρvc>50%). 2.5. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu Kết quả ƣớc lƣợng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM – Strutural Equation Model) cho thấy mô hình lý thuyết khá phù hợp với dữ liệu thị trƣờng thể hiện thông qua các chỉ tiêu nhƣ: Chi-square = 1811.199; df = 648; Chi-square/df = 2.795 (Kettinger và Lee,1995); GFI = 0.915, TLI = 0.868, CFI = 0.922 (Segar và Grover, 1993; Chin và Todd, 1995) và RMESA = 0.043 (Taylor, Sharland, Cronin và Bullard, 1993). Mô hình lý thuyết phù hợp và có thể dùng để kiệm định các mối quan hệ đƣợc kỳ vọng và đã nêu ra trong mô hình giả thiết. 228
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Hình 2. Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính (chuẩn hóa) Kết quả kiểm định các giả thiết trong mô hình nghiên cứu cho thấy so với kỳ vọng ban đầu các mối quan hệ đều đƣợc chấp nhận. Cụ thể: Trong số 3 yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp hỗ trợ, tác động của chất lượng cung ứng là mạnh nhất (β = 0.466, p_value = 0.000), tiếp đến là chi phí cung ứng (β = 0.364, p_value = 0.000) và cuối cùng là khả năng cung ứng (β = 0.175, p_value = 0.015). Trong số 06 yếu tố tác động trực tiếp đến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí thì tác động của nguồn nhân lực công nghiệp chất lượng cao là mạnh nhất (β = 0.282, p_value = 0.000), tiếp theo là năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp hỗ trợ (β = 0.242, p_value = 0.000), theo sau là chính sách thuế và các ưu đãi về thuế khi đầu tƣ (β = 0.203, p_value = 0.000), tiếp đến là sự ổn định về khung thể chế dành cho đầu tƣ (β = 0.174, p_value = 0.000), cùng với tác động của độ lớn của cầu thị trường (β = 0.127, p_value = 0.001) và cuối cùng là tác động của Sự bất cân xứng về thông tin cung cầu đối với Phát triển công nghiệp hỗ trợ (β = -0.10, p_value = 0.003). Kết quả nghiên cứu trên tƣơng đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Lƣu Tiến Dũng và Nguyễn Minh Quân (2014) thực hiện trƣớc đó. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu là tác động của sự bất cân xứng về thông tin cung cầu đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ, tuy nhiên tƣơng đối yếu do trong quá trình phát triển các nhà đầu tƣ và các nhà cung cấp nội địa đang dần tìm thấy tiếng nói chung hơn. Trong nghiên cứu, nhóm tác giả cho lặp lại 209 lần bằng phƣơng pháp Bootstrap nhằm kiểm định tính ổn định của các ƣớc lƣợng. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy, sự khác biệt từ các ƣớc lƣợng ban đầu bằng phƣơng pháp MLE không có sự khác biệt lớn so với các ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp Bootstrap. Mọi sự khác biệt trong các ƣớc lƣợng đều không có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, có thể khẳng định các ƣớc lƣợng trong mô hình đều đảm bảo độ tin cậy cho việc kiểm định mô hình giả thiết. 3. Kết luận và một số hàm ý chính sách nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam 3.1. Kết luận Trong bối cảnh Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu các cơ hội và lợi ích nhận đƣợc là rất lớn nhƣng kèm theo đó các thách thức ngày càng nhiều và tạo ra khó khăn lớn hơn. Bản chất, nội dung và hình thức của hội nhập kinh tế quốc tế đã có những thay đổi lớn khi sẽ chứng kiến sự ra đời của AEC, TPP, RCEP cùng với đó là ―vấn đề‖ Trung Quốc đã đặt nền kinh tế nói chung và các ngành công nghiệp hỗ trợ non yếu của Việt Nam nói riêng trƣớc rất nhiều 229
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG khó khăn cũng nhƣ cơ hội. Nghiên cứu dựa trên cơ sở bộ dữ liệu khảo sát 209 doanh nghiệp trong ngành cơ khí trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thông qua mô hình kinh tế lƣợng đã cho thấy có 6 yếu tố tác động trực tiếp đến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ gồm (1) Nguồn nhân lực công nghiệp chất lƣợng cao, (2) Năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp hỗ trợ và bị tác động bởi (i) Chất lƣợng cung ứng (ii) Chi phí cung ứng (iii) Năng lực cung ứng, (3) Các chính sách về thuế và ƣu đãi thuế, (4) Sự ổn định về môi trƣờng chính sách, (5) Độ lớn của cầu thị trƣờng và (6) Sự bất cân xứng về thông tin cung – cầu. Trên cơ sở đó, các chính sách và giải pháp cần đƣợc thực hiện quyết liệt mang tính đặc thù với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp và quốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội trên nền tảng phát triển công nghiệp hỗ trợ. 3.2. Hàm ý chính sách Trên cơ sở kết quả nghiên cứu kết hợp với tham khảo kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ một số nƣớc nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan có cân nhắc tham chiếu điều kiện thực tế của Đồng Nai và Việt Nam, nhóm nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách nhƣ sau: - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghiệp: Tình trạng ―thừa thầy thiếu thợ‖ đặc biệt trong ngành khoa học kĩ thuật ở Việt Nam hiện nay là hệ lụy của sự phát triển nguồn nhân lực thiếu quy hoạch rõ ràng, chất lƣợng nguồn nhân lực vừa thừa lại vừa thiếu. Điều này đỏi hỏi phải có các chính sách quyết liệt nhất là cải cách giáo dục nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực công nghiệp cơ khí nói riêng. - Tăng cường năng lực cạnh tranh trên cơ sở cung cấp các chính sách ưu đãi, trong đó có chính sách thuế và ưu đãi thuế: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là ngành thâm dụng vốn; mỗi lĩnh vực có những đặc điểm, yêu cầu phát triển riêng. Vì vậy, ngoài các ƣu đãi về tài chính cũng cần có sự quan tâm và dành chính sách cụ thể hơn cho từng ngành. Chính sách thu hút FDI cần tiếp tục đƣợc đẩy mạnh trong giai đoạn tới, chú ý đến những ƣu đãi đặc thù cho đầu tƣ vào công nghiệp hỗ trợ. Đặc biệt, chính sách ƣu đãi không nên chỉ tập trung vào các doanh nghiệp nƣớc ngoài mà cần cân nhắc thậm chí ƣu tiên nhiều hơn cho các doanh nghiệp trong nƣớc nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đến nay, việc hiểu rõ thế nào là công nghiệp hỗ trợ cho mỗi ngành vẫn còn nhiều khó khăn trong việc định hình, xác định. Do vậy, việc lên kế hoạch xây dựng chiến lƣợc xác định rõ đâu là công nghiệp hỗ trợ của từng ngành hay cần tập trung nguồn lực cho sản phầm nào là việc quan trọng nhằm có sự đầu tƣ đúng mức cho từng giai đoạn phát triển. - Duy trì và cải cách môi trường chính sách, khung thể chế: Môi trƣờng đầu tƣ nhất là khung thể chế theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tƣ ở Việt Nam là thiếu ổn định do vậy gây nhiều khó khăn, rủi ro cho các doanh nghiệp khi xây dựng chiến lƣợc đầu tƣ dài hạn. Do vậy, kết hợp với áp lực đến từ việc thực hiện các cam kết quốc tế, việc đẩy mạnh cải cách thể chế ở Việt Nam trong giai đoạn tới có thể sẽ đạt đƣợc nhiều thuận lợi nếu đƣợc thực hiện tập trung, quyết liệt. - Chính sách kích cầu đối với sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ: Đẩy mạnh tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đang là xu hƣớng phát triển của các công ty đa quốc. Kinh nghiệm từ các quốc gia cho thấy, vai trò của chính phủ trong việc đƣa ra các chính sách, tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp nƣớc ngoài với doanh nghiệp trong nƣớc là rất lớn. Một cơ sở dữ liệu tốt trên nền tảng công nghệ thông tin sẽ là một hƣớng tốt trong việc thiết lập kênh thông tin, giảm khoảng cách bất cân xứng thông tin giữa doanh nghiệp nƣớc ngoài và trong nƣớc. 230
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Anderson, J. C., và Gerbing, D. W, (1984), ―The effects of sampling error on convergence, improper solutions, and goodness-of-fit indices for maximum likelihood confirmatory fac-tor analysis‖, Psychometrika, 49, pp. 155-173. [2] Anderson, J. C., và Gerbing, D. C., (1998), ―Structural equation modeling in practice: A review and recommended two-step approach‖, Psychological Bulletin, 103, pp. 411-423. [3] Chin, W. W., and Todd, P. A. (1995), ―On the Use, Usefulness, and Ease of Use of Structural Equation Modeling in MIS Research: A Note of Caution,‖ MIS Quarterly (19:2), pp. 237-246. [4] Eiamkanitchat, R. (1999), The Role of Small and Medium Supporting Industries in Japan and Thailand, APEC Study Center, Institute of Developing Economies. [5] Gereffi, G. (1999), ―A commodity chains framework for analyzing global industries‖, Institute of Development Studies. [6] Hair J.F, Black WC, Babin BJ, Anderson R.E., và Tatham R.L (2006), Multivariate Data Analysis, 6thed, Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall. [7] Hoyle, R. H. (Ed.) (1995), Structural equation modeling: Concepts, issues and applications, Thousand Oaks, CA: Sage. [8] Ichikawa, K. (2007), Building and strengthening supporting industries in Vietnam: A survey report, JETRO, Japan. [9] Jackson, D. L. (2001), ―Sample size and number of parameter estimates in maximum likelihood confirmatory factor analysis A Monte Carlo investigation‖, Structural Equation Modeling, 8, pp.205-223. [10] Jackson, D. L. (2003), ―Revisiting sample size and number of parameter estimates: Some support for the N:q hypothesis‖, Structural Equation Modeling, 10, pp.128-141. [11] Japan External Trade Organization (JETRO), (2005), Japanese-affiliated manufacturers in Asia (ASEAN and India): Survey 2004, Tokyo: JETRO. [12] Kline, R. B. (1998), Principles and practice of structural equation modeling, New York: Guilford. [13] Luu Tien Dung & Nguyen Minh Quan (2014), Analyzing Factors Affecting The Development of Supporting Industries in Vietnam: Evidence from Dong Nai Province, The 12th Conference of IFEAMA at Hanoi, National Ecomomics University, Vietnam. [14] Mookherjee, D. (1995), Indian industry: policies and performance, Oxford University Press. [15] Mori, J. (2005), Development of Supporting Industries for Vietnam’s Industrialization: Fletcher School, Tufts University. [16] Nguyen Thu Xuan Thuy (2007), Supporting Industries: A Review of Concepts and Development, VDF, Tokyo, Japan. [17] Ohno, K. (2006), Supporting industries in Vietnam from the perspective of Japanese manufacturing firms, Building supporting industries in Vietnam, Vol 1, pp. 1-26. [18] Ohno, K. (2007), Building supporting industries in Vietnam, vol. 1, Paper presented at the Vietnam Development Forum (English and Vietnamese). [19] Porter, M. E. (1990), The Competitive Advantage of Nations. Harvard business review. 231
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG [20] Segars, A. H., and Grover, V(1993), ―Re-examining Perceived Ease of Use and Usefulness: A Confirmatory Factor Analysis‖, MIS Quarterly (17:4), pp. 517-525. [21] Steenkam J-BEM và vantrijp (1991), ―The use of LISREL in validating marketing constructs‖, Internatonal Journal of Research in Marketing, vol.8 No.4, tr. 283-299. [22] Taylor, S., A. Sharland, J. Cronin and W. Bullard (1993), ―Recreational Service Quality in the International Setting‖, International Journal of Service Industry Management, 4:4, 68–86. [23] VDF, (2007), Building supporting industries in Vietnam, vol. 1, Tokyo, Japan. [24] Watanabe, S. (1972), International subcontracting, employment and skill promotion, Int'l Lab. Rev., 105, 425. 232