Chăm sóc sức khỏe trẻ em trong độ tuổi tiểu học ở các gia đình nông thôn (Nghiên cứu trường hợp huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình)

pdf 8 trang Gia Huy 21/05/2022 1330
Bạn đang xem tài liệu "Chăm sóc sức khỏe trẻ em trong độ tuổi tiểu học ở các gia đình nông thôn (Nghiên cứu trường hợp huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcham_soc_suc_khoe_tre_em_trong_do_tuoi_tieu_hoc_o_cac_gia_di.pdf

Nội dung text: Chăm sóc sức khỏe trẻ em trong độ tuổi tiểu học ở các gia đình nông thôn (Nghiên cứu trường hợp huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình)

  1. 20 Thông tin Khoa học xã hội, số 11.2020 Chăm sóc sức khỏe trẻ em trong độ tuổi tiểu học ở các gia đình nông thôn (Nghiên cứu trường hợp huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình)1 Lương Thị Thu Trang(*) Tóm tắt: Trẻ em là tương lai của đất nước, chính vì vậy, chăm sóc sức khỏe trẻ em có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng. Sức khỏe trẻ em chịu ảnh hưởng lớn từ chính các đặc điểm kinh tế - xã hội của từng gia đình. Bài viết phân tích thực trạng và các yếu tố tác động đến việc chăm sóc sức khỏe trẻ em trong độ tuổi tiểu học ở các gia đình nông thôn hiện nay (nghiên cứu trường hợp huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) bao gồm chăm sóc thể chất, chăm sóc y tế. Từ khóa: Trẻ em, Chăm sóc thể chất, Chăm sóc y tế , Gia đình nông thôn, Huyện Vũ Thư, Tỉnh Thái Bình Abstract: Children are the future of the country; hence, children health care is a mission of importance and signifi cance. Children’s health is greatly infl uenced by the socio- economic background of their own family. The paper analyzes this current situation and the factors that aff ect health care for primary school-age children in rural families (case study in Vu Thu district, Thai Binh province), including physical care and health care. Keywords: Children, Physical Care, Health Care, Rural Family, Vu Thu District, Thai Binh Province Đặt vấn đề1 2 tương lai. Bởi vậy, chăm sóc sức khỏe trẻ em Chăm sóc sức khỏe là nhu cầu cơ bản là vấn đề quan trọng của mỗi gia đình. của con người, là mục tiêu lâu dài của sự Nhiều năm qua, mặc dù chăm sóc trẻ nghiệp phát triển. Trẻ em là tương lai của em là chủ đề được nghiên cứu từ nhiều góc đất nước, sức khỏe của trẻ em có ý nghĩa đặc độ, khía cạnh, ở nhiều quốc gia và khu vực biệt đối với chất lượng nguồn nhân lực trong khác nhau và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, tuy nhiên chăm sóc trẻ em trong gia đình ở khu vực nông thôn còn là một 1 Bài viết là một phần kết quả của Đề tài cấp cơ sở năm 2020 “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chăm sóc khía cạnh khá hạn chế, chưa được nghiên trẻ em ở nông thôn Việt Nam: Nghiên cứu trường cứu rộng rãi. hợp huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình” do ThS. Lương Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình gồm 1 Thị Thu Trang chủ nhiệm, Viện Thông tin Khoa học thị trấn Vũ Thư và 29 xã (Theo: Tùng xã hội chủ trì. Nguyễn, 2018). Với đặc thù hơn 90% dân (*) ThS., Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; số ở nông thôn, kinh tế nông nghiệp của Email: ngan_trang_83@yahoo.com huyện được chú trọng phát triển (Chi cục
  2. Chăm sóc sức khỏe trẻ em 21 Thống kê huyện Vũ Thư, 2019). Kết quả 2.1. Người thực hiện chính việc chăm Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019 sóc thể chất cho con cho thấy, toàn huyện Vũ Thư có 73.746 Trong số 310 người có con đang học hộ; 227.921 nhân khẩu, trong đó 110.489 tiểu học tham gia cuộc khảo sát, có 51,8% nam, 117.432 nữ; 4.532 nhân khẩu thành cho biết ở gia đình họ cả hai vợ chồng cùng thị, 223.389 nhân khẩu nông thôn (Theo: thực hiện các công việc chăm sóc con; 42% Quỳnh Lưu, 2019). cho biết bản thân họ là người thực hiện Trong khuôn khổ bài viết này, chúng chính các công việc này; 6,2% cho biết do tôi tập trung phân tích tình hình chăm sóc người vợ/người chồng của mình chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong độ tuổi tiểu học ở chính cho con. các gia đình nông thôn huyện Vũ Thư, bao Tìm hiểu sâu hơn về vai trò giới và gồm các hoạt động chăm sóc về thể chất và người thực hiện chính trong việc chăm sóc chăm sóc về y tế1. con, kết quả khảo sát cho thấy có 47,2% 2. Về chăm sóc thể chất các bà mẹ chịu trách nhiệm chính công việc Chăm sóc thể chất cho trẻ bao gồm các này trong khi con số này ở các ông bố chỉ hoạt động chăm sóc thân thể và chăm sóc chiếm 31,9% (Bảng 1). dinh dưỡng. Bảng 1: Giới tính của người thực hiện chính việc chăm sóc thể chất cho con (%) 1 Số liệu sử dụng trong bài viết là kết quả khảo sát vào tháng 5/2020 tại 3 xã nông thôn của huyện Vũ Người thực hiện chính Giới tính của NTL Thư gồm: xã Nguyên Xá (đại diện cho các xã có làng việc chăm sóc con Nam Nữ nghề truyền thống - nghề làm gỗ); xã Vũ Tiến (đại diện cho các xã thuần nông nghiệp: ruộng-vườn-ao- Vợ/chồng của NTL 6,4 6,0 chuồng) và xã Hòa Bình (là xã hỗn hợp, giáp ranh Bản thân NTL 31,9 47,2 với thị trấn Vũ Thư và thành phố Thái Bình). Khách thể khảo sát định lượng của Đề tài là những Cả hai vợ chồng cùng 61,7 46,8 cha mẹ có con trong độ tuổi tiểu học (từ 6 đến 10 thực hiện tuổi) với 360 mẫu (người trả lời - NTL) tương ứng Tổng 100 100 với 360 bảng hỏi (120 bảng hỏi/xã). Kết quả thu được 323 bảng hỏi, trong đó có 310 bảng hỏi hợp lệ được Nguồn: Số liệu khảo sát của Đề tài. đưa vào sử dụng và phân tích, tỷ lệ hồi đáp là 88,5%. Về giới tính: Nữ chiếm 69,7%; nam chiếm 30,3%. Theo quan niệm truyền thống, công Về độ tuổi: Dưới 30 tuổi chiếm 4,2%; từ 31 đến 40 việc gia đình, trong đó có việc chăm sóc tuổi chiếm 68,7%; trên 46 tuổi chiếm 6,8%. Về nghề con cái, chủ yếu thuộc về trách nhiệm của nghiệp: Nông dân chiếm 12,3%; công nhân là 45,5%; người phụ nữ, đặc biệt là của người mẹ. nhóm kinh doanh, lao động tự do là 18,7%; còn lại gọi chung là nhóm cán bộ, công chức, viên chức 23,5%. Hiện nay, mặc dù vai trò chăm sóc và nuôi Về tổng thu nhập hằng tháng của gia đình: 19,2% ở dưỡng con cái của người cha trong gia mức 5 triệu đồng trở xuống; 51,2% từ trên 5 đến 10 đình ở Việt Nam nói chung và nông thôn triệu đồng; 20,6% từ trên 10 đến 15 triệu đồng; 7,6% huyện Vũ Thư nói riêng đang thay đổi do từ trên 15 đến 20 triệu đồng; 1,4% trên 20 triệu đồng. Về mức sống (do NTL tự đánh giá): trên trung bình sự tham gia ngày càng tăng của phụ nữ là 20,0%; trung bình là 71,0%; nghèo là 4,5%; không vào lực lượng lao động xã hội, nhưng vẫn biết đánh giá (hoặc không trả lời) là 4,5%. Về trình tồn tại quan điểm coi việc nhà và chăm sóc độ: Đại học trở lên chiếm 18,4%; cao đẳng, trung cấp con cái là trách nhiệm chính của phụ nữ, là 18,1%; trung học phổ thông trở xuống là 63,5%. Về số con trong gia đình: 6,8% có 1 con; 57,4% có 2 mà biểu hiện rõ nhất vẫn là ở các khu vực con; 35,8% có từ 3 con trở lên. nông thôn.
  3. 22 Thông tin Khoa học xã hội, số 11.2020 2.2. Thời gian chăm sóc thể chất cho cuộc khảo sát cho thấy nhóm cha mẹ làm con hằng ngày nghề kinh doanh, lao động tự do dành “từ Công việc chăm sóc con đòi hỏi cha 1-2 tiếng” mỗi ngày cho việc chăm sóc con mẹ phải dành ra những khoảng thời gian có tỷ lệ cao nhất (55,2%) so với các nhóm nhất định mỗi ngày để quan tâm đến các nghề nghiệp khác như cán bộ, công chức, vấn đề sức khỏe của con. Có 45,5% số cha viên chức (45,2%), công nhân (43,3%) hay mẹ được hỏi trong cuộc khảo sát thường nông dân (thấp nhất với 39,5%). Những dành khoảng “1-2 tiếng” mỗi ngày cho việc cha mẹ trong nhóm nghề kinh doanh, lao chăm sóc con (bao gồm các công việc như: động tự do cũng có tỷ lệ dành “hơn 4 tiếng” tắm rửa, cho con ăn, đưa đón con đi học); mỗi ngày để chăm sóc con cao nhất so với số cha mẹ dành “từ 3-4 tiếng” là 25,8% và các nhóm nghề khác. Đáng chú ý là trong 17,7% số cha mẹ dành “hơn 4 tiếng”. Đặc số những cha mẹ trả lời “thỉnh thoảng mới biệt, có 2,9% số cha mẹ “không có thời chăm sóc con khi có thời gian rảnh” hay gian chăm sóc con, để con tự ăn uống, tắm “không có thời gian chăm sóc con, để con rửa và đi học” và 8,1% số cha mẹ chỉ “thỉnh tự ăn uống, tắm rửa và đi học” thì nhóm thoảng chăm sóc con khi có thời gian rảnh”. các cha mẹ là nông dân chiếm tỷ lệ cao Mặc dù tỷ lệ này trong mẫu khảo sát không nhất (đều chiếm 13,2%), trong khi ở các nhiều, nhưng cũng nói lên một thực tế rằng, nhóm nghề nghiệp khác tỷ lệ này rất thấp ở không ít gia đình, do cha mẹ quá bận mải (Bảng 2). với các công việc kiếm sống mà không thể Kiểm định mối liên hệ giữa hai biến này dành thời gian quan tâm, chăm sóc con cái, thu được giá trị Pearson Chi-Square với sig. để con “tự lập” hoàn toàn. Điều này cũng = 0,009 (<0,05) cho thấy có mối liên hệ có có một phần liên quan đến độ tuổi của trẻ ý nghĩa giữa nghề nghiệp và thời gian chăm trong gia đình: trẻ càng nhỏ tuổi (lớp 1, 2) sóc con hằng ngày của cha mẹ. Với những càng cần được cha mẹ quan tâm, chăm sóc hơn về nhiều mặt; còn Bảng 2: Nghề nghiệp của cha mẹ và thời gian chăm sóc trẻ ở các lứa tuổi lớn hơn (lớp thể chất cho con hằng ngày (%) 3, 4, 5) có thể tự chăm sóc bản Nghề nghiệp của cha mẹ Thời gian Cán bộ, Kinh doanh, thân với những công việc nhất chăm sóc con Nông Công công chức, lao động định (tắm rửa, ăn uống, đi học), hằng ngày dân nhân viên chức tự do vì vậy nhu cầu cần cha mẹ chăm Từ 1-2 tiếng 39,5 43,3 45,2 55,2 sóc sẽ ít hơn. Thực tế chúng tôi Từ 3-4 tiếng 15,7 29,8 31,6 15,5 quan sát tại các xã nông thôn của huyện Vũ Thư hiện nay cho Hơn 4 tiếng 18,4 17,7 16,4 19,0 thấy, trẻ em từ lớp 3 trở lên có Thỉnh thoảng, khi có thời gian 13,2 8,5 4,1 8,6 thể tự đến trường bằng xe đạp rảnh mà không cần cha mẹ trực tiếp Không có thời đưa đón. gian, con tự ăn 13,2 0,7 2,7 1,7 Về mối quan hệ giữa nghề uống tắm rửa và nghiệp của cha mẹ với thời gian đi học chăm sóc thể chất cho con hằng Tổng 100 100 100 100 ngày, các kết quả thu được từ Nguồn: Số liệu khảo sát của Đề tài.
  4. Chăm sóc sức khỏe trẻ em 23 cha mẹ làm việc trong các ngành nghề kinh biệt trong các nhóm cha mẹ có trình độ doanh và lao động tự do, họ có thời gian học vấn khác nhau. Với những cha mẹ có thoải mái, linh hoạt nên có thể dành thời trình độ học vấn từ đại học trở lên, thời gian cho việc chăm sóc con cái nhiều hơn gian họ dành “1-2 tiếng” mỗi ngày chăm các nhóm khác. Nhóm cha mẹ là nông dân sóc con chiếm tỷ lệ cao nhất, 50,9% (trong dành thời gian chăm sóc con ít nhất so với khi nhóm có trình độ từ trung học phổ các nhóm nghề nghiệp khác, điều này có lẽ thông trở xuống là 44,2%, trung cấp, cao cũng do ảnh hưởng một phần từ công việc đẳng là 44,6%). Nhưng những cha mẹ có bận rộn của người nông dân. Đây luôn là học vấn trung cấp, cao đẳng lại chiếm tỷ thiệt thòi lớn đối với các trẻ em có cha mẹ lệ cao nhất trong số những người dành “từ là nông dân. 3-4 tiếng” mỗi ngày cho việc chăm sóc Khi xem xét mối quan hệ giữa mức sống con (35,7% so với 24,6% ở nhóm có học của các gia đình và thời gian cha mẹ chăm vấn đại học, sau đại học và 23,4% ở nhóm sóc thể chất cho con hằng ngày, các kết quả có học vấn từ trung học phổ thông trở phân tích cho thấy: Các gia đình có điều kiện xuống). Trong số những cha mẹ “không kinh tế khá giả hơn dành thời gian chăm sóc có thời gian chăm sóc con, để con tự ăn con cái nhiều hơn so với các nhóm khác. Tỷ uống, tắm rửa và đi học”, chiếm tỷ lệ cao lệ dành từ 1-2 tiếng mỗi ngày cho việc chăm nhất là nhóm cha mẹ có học vấn từ trung sóc con ở nhóm gia đình có mức sống trên học phổ thông trở xuống (10,7%), gấp 3 trung bình là 50%, ở nhóm gia đình có mức lần so với hai nhóm học vấn còn lại (trung sống trung bình là 45%, trong khi ở nhóm cấp, cao đẳng 3,6%; đại học, sau đại học gia đình có mức sống nghèo chỉ chiếm 3,5%). Điều này cũng phản ánh thực tế 35,7%. Tỷ lệ những cha mẹ “không có thời rằng, một bộ phận nhỏ cha mẹ ở khu vực gian chăm sóc con, để con tự ăn uống, tắm nông thôn còn chưa nhận thức hết được rửa và đi học” ở nhóm những gia đình có vai trò và tầm quan trọng của việc chăm mức sống nghèo là cao nhất (14,3%), trong sóc thể chất cho con cái trong gia đình. khi con số này ở nhóm gia đình có mức sống 2.3. Cho con uống sữa trên trung bình là 9,7%, và nhóm gia đình có Các loại sữa dường như là một thành mức sống trung bình chỉ có 7,3%. Điều này phần dinh dưỡng quen thuộc và phổ biến có thể lý giải vì: cha mẹ trong các gia đình đối với trẻ em, nhất là trẻ em sơ sinh, mầm có mức sống nghèo thường phải chật vật với non và tiểu học. Không chỉ ở các gia đình việc mưu sinh nên thời gian dành cho việc khu vực thành thị, các gia đình ở nông thôn chăm sóc con cái cũng vì thế mà bị rút ngắn nói chung và huyện Vũ Thư nói riêng cũng hơn so với các gia đình có điều kiện kinh tế đã quan tâm, bổ sung sữa vào thành phần khá giả. Đây cũng là một thực tế phổ biến dinh dưỡng cho trẻ bên cạnh các bữa ăn trong xã hội. Trẻ em trong các gia đình có hằng ngày. điều kiện kinh tế tốt hơn cũng thường được Chương trình Sữa học đường đã được cha mẹ quan tâm chăm sóc tốt hơn và hưởng triển khai ở tỉnh Thái Bình (trong có có các điều kiện tốt hơn trẻ em trong các gia huyện Vũ Thư) từ năm 2018. Tuy nhiên, đình nghèo. kết quả khảo sát của chúng tôi tại các địa Thời gian cha mẹ chăm sóc thể chất bàn nghiên cứu về tỷ lệ trẻ em được tham cho con hằng ngày cũng có một số khác gia chương trình sữa học đường ở trường
  5. 24 Thông tin Khoa học xã hội, số 11.2020 học cho thấy, chỉ có 58,7% trẻ em tham gia, lệ lại ngược lại, trong khi các gia đình có và vẫn còn 41,3% số trẻ không tham gia mức sống trên trung bình không có trường (do gia đình chưa có điều kiện hoặc vì lý hợp nào không cho con uống sữa thì tỷ lệ do nào đó). này lại tăng dần ở nhóm gia đình có mức Tìm hiểu về việc cho con uống sữa ở sống trung bình (6,8%), còn ở nhóm nghèo nhà, kết quả khảo sát cho thấy, có 62,9% là tương đối cao (21,4%). những người được hỏi cho biết có cho con Kiểm định mối liên hệ giữa hai biến uống sữa ở nhà hằng ngày; còn lại là những này thu được giá trị Pearson Chi-Square gia đình “thỉnh thoảng cho con uống sữa”, với sig. = 0,003 (<0,05) cho thấy có mối “tuần vài lần” hoặc “tháng vài lần”. Số gia liên hệ có ý nghĩa giữa mức sống của gia đình “không có điều kiện cho con uống đình và tỷ lệ trẻ em được uống sữa ở nhà. sữa” chiếm 7,1% (những đứa trẻ trong độ Theo đó, các gia đình có điều kiện kinh tế tuổi tiểu học của những gia đình này hoàn càng khá giả thì trẻ em trong các gia đình toàn không được uống sữa ở nhà do điều đó càng được quan tâm bổ sung sữa và tỷ lệ kiện kinh tế gia đình không cho phép). uống sữa ở nhà hằng ngày càng cao. Bảng 3: Mức sống của gia đình và tỷ lệ trẻ em Tương tự như vậy, khi xét tương quan được uống sữa ở nhà (%) giữa tỷ lệ trẻ em được uống sữa ở nhà với Mức sống của gia đình số con trong gia đình, các số liệu thu được Trẻ em được Trên cho thấy, gia đình càng đông con thì tỷ lệ uống sữa Trung Không trung Nghèo ở nhà bình biết trẻ em được uống sữa ở nhà hằng ngày càng bình giảm dần (ở gia đình có 1 con là 66,7%; 2 Cho uống 66,1 65,5 42,9 28,6 hằng ngày con là 65,2% và 3 con trở lên là 57,6%), số Mỗi tuần vài gia đình “không có điều kiện cho con uống 29,0 21,3 21,4 35,7 lần sữa” ở nhóm 1 con chỉ chiếm 4,8% trong Mỗi tháng khi ở nhóm gia đình có 2 con là 5,6% và tỷ 4,9 6,4 14,3 7,1 vài lần lệ này ở nhóm gia đình có 3 con trở lên là Không có 9,8%. Đông con đồng nghĩa với các điều điều kiện cho 0,0 6,8 21,4 28,6 kiện phải chia sẻ đều cho các con và vì thế con uống sữa những đứa trẻ trong các gia đình đông con Tổng 100 100 100 100 cũng nhận được các điều kiện chăm sóc thể Nguồn: Số liệu khảo sát của Đề tài. chất của cha mẹ hạn chế hơn. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của 2.4. Về cung cấp dinh dưỡng qua thực gia đình mà tỷ lệ trẻ em được uống sữa phẩm ở nhà khác nhau. Trong mối liên hệ giữa Chăm sóc sức khỏe thể chất của trẻ em mức sống của gia đình và tỷ lệ trẻ em được thể hiện rõ ở việc chăm sóc trẻ về mặt dinh uống sữa ở nhà (Bảng 3), có thể thấy mức dưỡng, đảm bảo đầy đủ số lượng và chất độ cho con uống sữa hằng ngày ở các gia lượng cho trẻ. Cung cấp đầy đủ chất dinh đình có mức sống trên trung bình chiếm dưỡng là cách thức mang đến cho trẻ sức tỷ lệ cao nhất (66,1%) và giảm dần ở các khỏe thể chất tốt. Những cha mẹ trong mẫu gia đình có mức sống trung bình (65,5%) khảo sát của Đề tài khá quan tâm đến vấn và nghèo (42,9%). Với những gia đình đề dinh dưỡng (thức ăn) cho con, tùy theo “không có điều kiện cho con uống sữa” tỷ điều kiện kinh tế của gia đình mà họ có
  6. Chăm sóc sức khỏe trẻ em 25 cách chăm sóc dinh dưỡng linh hoạt. Các liệu ở Bảng 4 cho thấy, với các gia đình có loại thức ăn nhiều thịt (73,9% số cha mẹ thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng thì tỷ lệ lựa chọn) và thức ăn nhiều cá (59,4% số cha trẻ được bổ sung các loại thực phẩm tốt, mẹ lựa chọn) đã được họ chú trọng, thay đắt tiền là trên 80%; đặc biệt ở nhóm các đổi theo khẩu vị và sở thích của con cái để gia đình có thu nhập trên 20 triệu đồng/ đảm bảo dinh dưỡng cho con. Bên cạnh đó, tháng, con số này là 100%; trong khi trẻ tỷ lệ cha mẹ dành sự quan tâm nhất định về em trong nhóm gia đình có thu nhập dưới vấn đề cho con ăn rau củ bên cạnh các thức 5 triệu đồng/tháng, tỷ lệ này chỉ là 48,2%. ăn khác là rất cao (chiếm 77,1%). Ngoài ra, Thu nhập hằng tháng của gia đình cao đồng có những gia đình còn cho con ăn thêm các nghĩa với mức sống và các điều kiện sống loại thức ăn chế biến sẵn (11,9%), cũng như của gia đình cao, điều này khiến các thành đa dạng hơn về các loại thực phẩm cho con viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em, cũng cái họ. được hưởng các lợi thế chăm sóc sức khỏe Khi con ốm, 70,6% số người được hỏi tốt hơn. Ngược lại, thu nhập hằng tháng của cho biết gia đình có bồi dưỡng thêm cho cha mẹ ở mức thấp sẽ kéo theo hệ lụy là các con các loại thực phẩm hoặc sữa đắt tiền. điều kiện chăm sóc con cái bị hạn chế. 26,1% trả lời gia đình không có điều kiện Như vậy, có thể thấy hoàn cảnh kinh làm việc này và 3,2% trả lời có cho con ăn, tế khác nhau của các gia đình cũng là một uống thêm các thực phẩm, sữa đắt tiền hơn trong những yếu tố dẫn đến sự khác nhau so với ngày thường nhưng con không ăn giữa họ trong chăm sóc dinh dưỡng cho nên không tiếp tục mua thêm. con cái. Khi xem xét ảnh hưởng của thu nhập 3. Về chăm sóc y tế gia đình tới vấn đề bồi dưỡng thêm các Chăm sóc y tế cho trẻ bao gồm việc thực phẩm/sữa đắt tiền khi con ốm, các cho trẻ tham gia bảo hiểm y tế và khám số liệu từ cuộc khảo sát cho thấy: Các gia chữa bệnh cho trẻ. đình càng có thu nhập cao thì trẻ em càng Trẻ em dưới 6 tuổi là nhóm được cấp được bồi dưỡng các loại thức ăn, sữa, thực thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Đối với trẻ phẩm đắt tiền khi ốm đau và ngược lại. Số từ 6 tuổi trở lên, bảo hiểm y tế được mua thông qua nhà trường. Kết Bảng 4: Việc bồi dưỡng thực phẩm/sữa đắt tiền khi con ốm, quả khảo sát của chúng tôi phân theo tổng thu nhập hằng tháng của gia đình (%) cho thấy, đại đa số trẻ em Bồi dưỡng Tổng thu nhập hằng tháng của gia đình (đồng) lứa tuổi tiểu học ở các gia thực phẩm/ 5 triệu Từ trên Từ trên Từ trên đình nông thôn Vũ Thư Trên sữa đắt tiền trở 5 triệu đến 10 triệu đến 15 triệu đến 20 triệu trong cuộc khảo sát này khi con ốm xuống 10 triệu 15 triệu 20 triệu đều tham gia bảo hiểm y Có 48,2 73,8 80,0 81,8 100,0 tế thông qua trường học Không, gia (97,1%). đình không 44,7 22,8 18,3 18,2 0 Khám chữa bệnh là có điều kiện một hoạt động quan trọng Lý do khác 7,1 3,4 1,7 00trong chăm sóc sức khỏe Tổng 100 100 100 100 100 trẻ em. Kết quả khảo sát Nguồn: Số liệu khảo sát của Đề tài. cho thấy, có 62,9% số cha
  7. 26 Thông tin Khoa học xã hội, số 11.2020 mẹ ở nông thôn huyện Vũ Thư cho rằng thường xuyên đưa con đi khám và kiểm tra từ đầu năm 2020 đến thời điểm khảo sát sức khỏe cũng tỷ lệ nghịch với số con trong (tháng 5/2020), những đứa con trong độ gia đình. Các số liệu khảo sát thu được cho tuổi tiểu học của họ không gặp vấn đề gì thấy, các gia đình càng ít con thì đưa con đi về sức khỏe. Khảo sát về việc khám chữa khám sức khỏe định kỳ càng thường xuyên bệnh cho trẻ khi trẻ ốm hoặc cần kiểm tra hơn và ngược lại, các gia đình càng đông sức khỏe, kết quả cho thấy đa số cha mẹ con thì đưa con đi khám sức khỏe định kỳ đều đưa con đến khám tại các “bệnh viện càng giảm. của nhà nước” (chiếm 70,6%). Nếu con bị Về mối liên hệ giữa mức sống của gia các bệnh thông thường, đơn giản, họ cho đình với mức độ thường xuyên đưa con con đến khám và điều trị tại các “trạm y tế đi khám và kiểm tra sức khỏe, kết quả thu xã” (10,3%), hoặc “tự kể bệnh, mua thuốc được từ cuộc khảo sát cho thấy: trong số cho con ở các hiệu thuốc” (3,9%). Một tỷ cha mẹ trả lời “khi con có bệnh mới đi lệ nhỏ cha mẹ đưa con đến khám tại các khám”, ở nhóm các gia đình có mức sống “bệnh viện tư” (6,8%) hoặc “phòng khám trên trung bình là 48,4%, trong khi tỷ lệ tư” (7,7%). Lý do của việc không nhiều này ở nhóm các gia đình có mức sống trung cha mẹ lựa chọn đưa con đến khám chữa bình và nghèo cao hơn nhiều (lần lượt là bệnh ở các cơ sở tư nhân một phần là vì 71,8% và 71,4%). Như vậy, có thể nói kinh ở các phòng khám và bệnh viện tư chi phí tế gia đình là yếu tố quan trọng ảnh hưởng khám chữa bệnh thường cao hơn so với đến vấn đề chăm sóc trẻ em. Ở các gia đình bệnh viện công; mặt khác, họ chưa thực sự có mức sống trung bình và nghèo, do điều an tâm về trình độ, năng lực của y bác sĩ kiện kinh tế hạn hẹp nên họ không có điều cũng như trang thiết bị y tế của các cơ sở y kiện cho con đi khám sức khỏe định kỳ mà tế tư nhân này. chỉ đi khám khi con bị ốm/bệnh. Kết quả thu được từ khảo sát cho thấy, 4. Kết luận hầu hết (99,4%) những người cha mẹ ở địa Gia đình có vai trò hết sức quan trọng bàn nghiên cứu đều đưa trẻ đi khám chữa trong sự phát triển thể chất của trẻ. Thông bệnh khi trẻ mắc bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn qua các kết quả từ khảo sát có thể thấy, một số ít gia đình (0,6%) “không cần khám, những cha mẹ ở nông thôn huyện Vũ Thư để con tự khỏi bệnh”. Mặc dù các gia đình đã có sự đầu tư nhất định cho việc chăm này chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, song nó cũng sóc con cái ở độ tuổi tiểu học. Họ đã chú thể hiện sự chủ quan của một số người dân ý nhiều hơn đến việc nâng cao chế độ dinh trong việc bảo vệ sức khỏe cho con cái. dưỡng và khám chữa bệnh cho con. Khi tìm hiểu về mức độ thường xuyên Các đặc điểm cá nhân, gia đình (như đưa con đi khám và kiểm tra sức khỏe, đa nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập, số cha mẹ ở nông thôn huyện Vũ Thư trả lời mức sống) ảnh hưởng đáng kể đến quá “khi con có bệnh mới đi khám” (68,1%). trình chăm sóc sức khỏe trẻ em, trong đó Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng được mức sống của gia đình là yếu tố có ảnh một số cha mẹ chú ý, nhưng tỷ lệ không hưởng lớn nhất. Trẻ em trong các gia đình nhiều (6,1% đưa con đi kiểm tra sức khỏe có thu nhập và mức sống thấp được hưởng 1 lần/năm; 15,8% kiểm tra 1 lần/6 tháng; các điều kiện chăm sóc và sự đầu tư cho 10% kiểm tra 1 lần/dưới 6 tháng). Mức độ sức khỏe không cao bằng trẻ ở các gia
  8. Chăm sóc sức khỏe trẻ em 27 đình có thu nhập và mức sống cao hơn. các chiến lược, chính sách phù hợp nhằm Tuy nhiên, nhìn chung có thể thấy hiện phát triển kinh tế gia đình nông thôn cũng nay vấn đề chăm sóc trẻ em trong độ tuổi là một trong những yếu tố có vai trò quan tiểu học ở các gia đình nông thôn huyện trọng giúp trẻ em ở đây được chăm sóc sức Vũ Thư đã được những cha mẹ dành sự khỏe tốt hơn  quan tâm nhất định. Từ thực trạng khảo sát ở địa bàn nghiên Tài liệu tham khảo cứu, chúng tôi nhận thấy để chăm sóc sức 1. Tùng Nguyễn (2018), Huyện Vũ Thư, khỏe tốt cho trẻ em lứa tuổi này, cha mẹ cần học hỏi và trau dồi các kiến thức về tp.htm/huyen-vu-thu-4077.html, truy cập dinh dưỡng cho trẻ, ngoài ra còn cần đầu ngày 25/9/2020. tư về dinh dưỡng cho con qua các loại thực 2. Chi cục Thống kê huyện Vũ Thư (2019), phẩm trong khả năng tài chính có thể. Đồng Huyện Vũ Thư kinh tế khởi sắc, http:// thời, cha mẹ cần tham khảo, học hỏi thêm thongkethaibinh.gov.vn/index.php/Tin kỹ năng nhận biết các bệnh thông thường ở -tuc/huyen-vu-thu-kinh-te-khoi-sac-45 trẻ để đưa trẻ đi khám/chữa bệnh kịp thời, 6.html, truy cập ngày 25/9/2020. tránh chủ quan khi con có biểu hiện ốm/ 3. Quỳnh Lưu (2019), Vũ Thư tổng kết bệnh. Tham gia bảo hiểm y tế đầy đủ cho tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, con là rất cần thiết để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của con. Thu nhập của cha mẹ, mức 87742/vu-thu-tong-ket-tong-dieu-tra- sống của gia đình có mối quan hệ chặt chẽ dan-so-va-nha-o-nam-2019, truy cập với việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ, vì vậy ngày 25/9/2020. (tiếp theo trang 19) cáo công tác phát triển nhà ở xã hội. 9. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh 5. Đạ i hội đồng Liên Hợp Quốc (1948) (2019), Biểu báo cáo đánh giá năm học Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, 2018-2019 trên địa bàn tỉnh. 10. Ủ y ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2017), ban/quyen-dan-su/Tuyen-ngon-quoc-te Quyết định số 680/QĐ-UBND ngày -ve-nhan-quyen-1984-65774/aspx, truy 30/11/2017 phê duyệt điều chỉnh quy cập ngày 15/4/2020. hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bắc Ninh 6. Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm (2018), Kế t quả khảo sát 8.000 phiếu 2030, ý 2, mục 1, phần II. người lao động trong các khu công 11. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2018), nghiệp phục vụ Đề án 2018. Quyết định số 782/QĐ-UBND ngày 7. Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh 24/12/2018 xây dựng Đề án “Đảm bảo (2019), Báo cáo tổng kết công tác một số chính sách an ninh xã hội đối năm 2019. với người lao động trong các khu công 8. Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh (2019), Báo nghiệp Bắc Ninh”.