Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Thách thức hay cơ hội đối với Việt Nam?

pdf 13 trang Gia Huy 4090
Bạn đang xem tài liệu "Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Thách thức hay cơ hội đối với Việt Nam?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchien_tranh_thuong_mai_my_trung_thach_thuc_hay_co_hoi_doi_vo.pdf

Nội dung text: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Thách thức hay cơ hội đối với Việt Nam?

  1. CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG: THÁCH THỨC HAY CƠ HỘI ĐỐI VỚI VIỆT NAM? US-CHINA TRADE WAR: CHALLENGES OR OPPORTUNITIES FOR VIETNAM? ThS. Thái Thu Hương Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Trong giai đoạn kinh tế toàn cầu đang trên đà hồi phục và có nhiều dấu hiệu khởi sắc sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra đã trở thành trở ngại lớn đối với dòng chảy thương mại toàn cầu, làm đứt gãy chuỗi cung ứng và tác động không nhỏ đến nền sản xuất toàn cầu. Khi đối tượng tham chiến là Mỹ và Trung Quốc, hai quốc gia chiếm 2/5 GDP toàn cầu và 25% thương mại toàn cầu, chiến tranh thương mại giữa hai quốc gia này không còn là cuộc chiến song phương mà kéo theo sự hệ lụy đến nhiều quốc gia, thậm chí lan tỏa khắp toàn cầu. Trong bối cảnh đó, việc định vị vị thế của một quốc gia cũng như đánh giá tác động của cuộc chiến này với Việt Nam và xác định rõ các thách thức và cơ hội với Việt Nam là cần thiết nhằm xác định các thay đổi chiến lược trong chính sách sản xuất và thương mại quốc gia. Nghiên cứu sau đây sẽ tập trung phân tích và tìm hiểu các kênh truyền dẫn tác động của tranh chấp thương mại quốc tế đối với một quốc gia và xem xét thực tế đối với Việt Nam để đưa ra các gợi ý chính sách phù hợp. Từ khóa: Chiến tranh thương mại Mỹ Trung, Chuỗi giá trị toàn cầu, Cơ hội, Thách thức, Việt Nam. Abstract In the era global economic recovery with many positive signs from the global financial crisis in 2008, the US-China trade war broke out, which become a major obstacle to trade flows, disrupts the supply chain and has a significant impact on global production. When two main protagonists were the United States and China, the world’s largest economies and traders that together accounting for two-fifths of global GDP and 25% of global trade, the trade war was no longer a bilateral war but entailed implications for many countries, even spread around the world. In this context, positioning a country's position as well as assessing the impact of this war on Vietnam and clearly identifying the challenges and opportunities of Vietnam are necessary to identify changes in strategy of national production and trade policies. The paper analyzes the channels of impact in international trade disputes on a country and consider the effect of trade war on Vietnam to make appropriate policy recommendations. Keywords: The US- China trade war, global value chains, opportunities, challenge, Vietnam 402
  2. 1. Giới thiệu Trong giai đoạn kinh tế toàn cầu đang trên đà hồi phục và có nhiều dấu hiệu khởi sắc sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra đã trở thành trở ngại lớn đối với dòng chảy thương mại toàn cầu, làm đứt gãy chuỗi cung ứng và tác động không nhỏ đến nền sản xuất toàn cầu. Khi đối tượng tham chiến là Mỹ và Trung Quốc, hai quốc gia chiếm 2/5 GDP toàn cầu và 25% thương mại toàn cầu, chiến tranh thương mại giữa hai quốc gia này không còn là cuộc chiến song phương mà kéo theo sự hệ lụy đến nhiều quốc gia, thậm chí lan tỏa khắp toàn cầu. Tranh chấp thương mại Mỹ - Trung đã tái định hình thương mại quốc tế và trật tự thế giới. Cuộc chiến thương mại giữa hai nước đã kéo chậm lại đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu và có thể đẩy các nền kinh tế dễ chịu tổn thương vào khủng hoảng. Cuộc chiến thương mại cũng đặt ra các áp lực đáng kể lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và việc quản trị kinh tế toàn cầu dựa trên các nguyên tắc. Cuộc chiến thương mại và căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung cũng thúc đẩy các vấn đề về địa lý chính trị trong khu vực Trung Đông. Khi Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ của Trung Đông và Mỹ đã trở nước xuất khẩu ròng về dầu mỏ, Mỹ có thể thông qua ảnh hưởng với các nước Trung Đông để gia tăng áp lực lên Trung Quốc. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng tạo ra các cơ hội và thách thức mới cho các quốc gia. Tranh chấp căng thằng và kéo dài đã giảm hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ. Chỉ tính riêng Quý 1/2019, tỷ trọng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng hàng nhập khẩu vào Mỹ đã giảm 2%. Phần sụt giảm này đã được bù đắp bởi sự tăng trưởng trong hàng xuất khẩu của Mexico và Việt Nam vào thị trường Mỹ. Mặt khác, hàng hóa Trung Quốc không xuất được sang thị trường Mỹ sẽ tìm kiếm các thị trường xuất khẩu thay thế như châu Âu hoặc các nước láng giềng trong khu vực châu Á. Điều này cũng sẽ đe dọa đến khả năng cạnh tranh của các hàng hóa quốc nội tại các quốc gia này. Một vấn đề khác cũng đáng lưu ý là sự chuyển hướng thương mại của hàng hóa Trung Quốc. Để né tránh các sắc lệnh thuế bổ sung của Chính phủ Mỹ, các nhà sản xuất Trung Quốc đã lựa chọn “đường vòng” sang các nước thứ ba. Xuất khẩu hàng điện tử của Trung Quốc sang Đài Loan và Việt Nam đã tăng mạnh từ năm 2018. Đây là các mặt hàng xuất khẩu của các nước này sang Mỹ. Nhìn bề ngoài, việc tăng xuất khẩu các mặt hàng điện tử và các linh kiện liên quan từ các nước như Đài Loan và Việt Nam sang Mỹ có vẻ như một sự chuyển hướng thương mại nhưng đây có thể là các dấu hiệu chưa chính xác. Nếu căng thẳng Mỹ - Trung hạ nhiệt, Trung Quốc có thể cắt giảm xuất khẩu sang các nước thứ ba và quay lại con đường xuất khẩu trực tiếp truyền thống. Các phân tích trên cho thấy tình hình kinh tế và thương mại quốc tế đang có những dấu hiệu tích cực về khả năng mở ra các cơ hội mới cho Việt Nam, một nền kinh tế đang thúc đẩy tăng trưởng dựa trên xuất khẩu và vốn FDI. Tuy nhiên, cũng còn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, việc định vị vị thế của một quốc gia cũng như đánh giá tác động của cuộc chiến này với Việt Nam và xác định rõ các thách thức và cơ hội với Việt Nam là cần thiết nhằm xác định các thay đổi chiến lược trong chính sách sản xuất và thương mại quốc gia. Ngoài ra, do đây là vấn đề mới nên hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Do vậy, nghiên cứu này hy vọng sẽ đưa ra đánh giá tổng quan về vấn đề tác động của chiến tranh 403
  3. thương mại Mỹ - Trung đối với Việt Nam, làm cơ sở cho các nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này và các gợi ý chính sách cho các cơ quan quản lý. Về cấu trúc, nghiên cứu sau đây sẽ tập trung phân tích và tìm hiểu các kênh truyền dẫn tác động của tranh chấp thương mại quốc tế đối với một quốc gia và xem xét thực tế đối với Việt Nam để đưa ra các gợi ý chính sách phù hợp. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Tranh chấp thương mại Trong thời đại sản xuất bùng nổ, hoạt động thương mại quốc tế đa dạng và phong phú, mâu thuẫn thương mại là điều không tránh khỏi. Tranh chấp diễn ra khi một nước cho rằng một nước khác vi phạm thỏa thuận đã cam kết. Thực tế hiện nay, các quốc gia trên thế giới có nhiều tranh chấp thương mại ở quy mô tương đối nhỏ. Chúng thường mang tính chất ngành. Khi những tranh chấp thương mại có sự gia tăng về quy mô và cường độ thì nó sẽ biến thành những cuộc chiến thương mại. Chiến tranh thương mại được hiểu là sự đổ vỡ trong quan hệ hợp tác thương mại giữa các quốc gia, hoặc liên minh của các quốc gia. Các quốc gia này sẽ gia tăng những biện pháp bảo hộ thương mại như các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ ở quy mô và cường độ lớn. Bán phá giá là hiện tượng một loại hàng hóa được xuất khẩu với giá thấp hơn giá bán tại thị trường nước xuất khẩu. Nếu giá xuất khẩu của một mặt hàng thấp hơn giá nội địa của nó thì sản phẩm đó được coi là bán phá giá tại thị trường nước nhập khẩu sản phẩm. Trợ cấp là những hỗ trợ tài chính của Nhà nước hoặc một tổ chức công mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất. Các khoản hỗ trợ này được hiểu là mang lại lợi ích cho đối tượng được hưởng hỗ trợ nếu nó được thực hiện theo cách mà một nhà đầu tư tư nhân, một ngân hàng thương mại bình thường sẽ không khi nào làm như vậy. Bán phá giá và trợ cấp được coi là các hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không công bằng của hàng hóa nhập khẩu. Trong khi biện pháp chống bán phá giá là để đối phó với hành vi bán sản phẩm với giá thấp nhằm chiếm lĩnh thị trường và tiến tới loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh thì biện pháp chống trợ cấp được áp dụng để loại bỏ tác động tiêu cực gây ra cho ngành sản xuất hàng hóa trong nước xuất phát từ các chính sách trợ cấp của chính phủ nước xuất khẩu. Biện pháp tự vệ: thường được đề cập đến như một công cụ bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp trong nước trong trường hợp khẩn cấp do tình trạng gia tăng bất thường của hàng hóa nhập khẩu nhằm hạn chế những tác động không thuận lợi gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước. Như vậy, biện pháp tự vệ có thể được áp dụng kể cả khi các đối tác thương mại thực hiện kinh doanh một cách chính đáng, không có tình trạng bán phá giá hoặc trợ cấp. Nếu như yêu cầu về điều kiện để áp dụng biện pháp chống phá giá và chống trợ cấp chỉ dừng lại ở mức cơ quan điều tra phải chứng minh có tình trạng bán phá giá hay trợ cấp và việc bán phá giá hoặc trợ cấp đó gây thiệt hại “đáng kể” cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong nước thì trong các cuộc điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ, cơ quan điều tra phải chứng minh được tình trạng thiệt hại “nghiêm trọng” mà ngành sản xuất hàng hóa 404
  4. “tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp” trong nước phải hứng chịu do việc gia tăng “bất thường” của luồng hàng hóa nhập khẩu. Thực tế cho thấy chính sách của một quốc gia có thể tạo ra những ảnh hưởng tới việc lựa chọn chính sách của các đối tác thương mại. Điều đó có nghĩa là những quốc gia “ lớn” có tầm ảnh hưởng về giá giao dịch sản phầm, qua đó sẽ ảnh hưởng tới phúc lợi trong thương mại của các nước đối tác. 2.2. Các kênh truyền dẫn Có nhiều kênh truyền dẫn tác động từ xung đột thương mại có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các nền kinh tế không chỉ của các quốc gia đang tranh chấp mà còn của các quốc gia thứ ba. Nghiên cứu ở đây tập trung vào ba kênh truyền dẫn tác động: (i) Tác động trực tiếp đến các sản phẩm và quốc gia chịu thuế. Người tiêu dùng các mặt hàng này của quốc gia bị áp đặt thuế quan sẽ phải đối mặt với giá cao hơn trên mỗi đơn vị sản phẩm, điều này làm giảm nhu cầu của họ đối với các sản phẩm này. (ii) Tác động gián tiếp thông qua các chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế. Do ảnh hưởng của thuế quan ,các nhà sản xuất sẽ cắt giảm sản xuất và mua ít đầu vào trung gian từ các nhà cung cấp của họ, cả trong và ngoài nước. Điều đó sẽ tạo ra các hiệu ứng kích thích trong chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế (iii) Chuyển hướng thương mại là một kênh tác động đối với các nhà cung cấp không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thuế quan. Các nhà cung cấp này có thể là người sản xuất trong nước hoặc ở nước thứ ba được miễn giảm thuế. Do đó, chuyển hướng thương mại có thể có lợi cho các quốc gia không tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột thương mại. Điều này đặc biệt đúng đối với các quốc gia sản xuất hàng hóa được miễn giảm thuế và có khả năng mở rộng sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu tăng. Nó cũng có thể có lợi cho các quốc gia chủ động thay đổi hoạt động sản xuất trong khi xung đột thương mại kéo dài. Theo Abiad et al (2018), thông qua ba kênh truyền dẫn sẽ tạo ra những hiệu ứng tác động từ ngắn hạn đến trung hạn cho các nhà sản xuất và tiêu dùng trong chuỗi giá trị toàn cầu tương đối dài và phức tạp. Hiệu ứng trực tiếp sẽ ảnh hưởng ngay lập tức đối với mặt hàng và quốc gia chịu thuế trong cuộc xung đột thương mại. Trong ngắn hạn, do ảnh hưởng của việc áp thuế đối với một vài sản phẩm trong mắt xích của chuỗi giá trị toàn cầu, cung và cầu các sản phẩm cuối cùng sẽ bị ảnh hưởng khi đầu vào trở nên đắt hơn và sản lượng giảm hơn. Trong trung hạn, xu thế chuyển hướng thương mại sẽ rõ nét do các nhà sản xuất cần thêm thời gian và nguồn lực để tìm kiếm nhà cung ứng thay thế. Xu thế này cũng chỉ ra nền kinh tế của quốc gia bị đánh thuế và các nước thứ ba có thể sẽ được hưởng lợi ích khi nhu cầu sản phầm tăng lên do chuyển hướng thương mại và sản xuất 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Vài nét về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Tháng 7/2018, Mỹ tuyên bố áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, kéo theo là một loạt các biện pháp trả đũa của hai bên. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chính thức nổ ra. Cuộc chiến này diễn ra trong bối cảnh không có dấu hiệu về sự gia tăng các biện pháp bảo hộ trên thế giới. Theo báo cáo năm 2018 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), số lượng các biện 405
  5. pháp hạn chế thương mại của các nền kinh tế G20 đang giảm và ở mức thấp so với giai đoạn 2012-2015. Phần lớn các quốc gia tiếp tục các nỗ lực tự do hóa thương mại và theo đuổi các cơ hội tiếp cận thị trường thông qua các thỏa thuận thương mại khu vực (RTA). Từ năm 2017, đã có 10 RTA được thực thi như RTA giữa Liên minh châu Âu (EU) và Canada, Canada và Ukraina, Trung Quốc và Georgia Sau khi Mỹ rút khỏi các cuộc đàm phán TPP, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên biên giới Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết giữa 11 quốc gia còn lại vào tháng 3/2018. Sau đó, lãnh đạo của hơn 40 quốc gia Châu Phi thống nhất khuôn khổ xây dựng Hiệp định tự do thương mại châu Phi (CFTA). Trong bối cảnh chủ trương tự do hóa thương mại đang được nêu cao và nhận được sự đồng thuận của nhiều quốc gia, tranh chấp thương mại giữa hai cường quốc lớn trên thế giới đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế quốc tế. Làn sóng tranh chấp thương mại đầu tiên diễn ra vào Quý 1/2018. Bất kỳ đối tác thương mại được Mỹ đánh giá là vấn đề an ninh quốc gia, thực hiện các hoạt động thương mại bất bình đẳng hoặc gây tổn hại nghiêm trọng đến nền công nghiệp bản địa đều bị áp mức thuế mới. Tháng 1/2018, Mỹ áp dụng 20% thuế đối với nhập khẩu máy giặt tại các nước lớn và 30% đối với pin năng lượng mặt trời. Tháng 3/2018, Mỹ áp 25% thuế đối với nhập khẩu thép và 10% thuế đối với nhôm. Các biện pháp thuế này đã tác động 58,3 tỷ USD hàng hóa của các nước Canada, Liên minh châu Âu, Mexico, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước châu Á đang phát triển như Ấn Độ và Trung Quốc. Kết quả dẫn tới các biện pháp trả đũa của các nước này với giá trị 36,8 tỷ USD đối với hàng hóa xuất khẩu của Mỹ. Làn sóng thứ hai xuất hiện cùng với căng thẳng leo thang và có xu hướng trở thành cuộc chiến song phương giữa Mỹ và Trung Quốc, kéo dài từ Quý 2/2018 đến đầu năm 2020 mới có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong năm 2018, Mỹ đã 03 lần thực thi các mức thuế bổ sung lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, trong đó đáng chú ý nhất là tháng 9/2018 với gói thuế suất 10% lên hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc. Trung Quốc đã đáp trả bằng chính sách thuế 5%-10% lên 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, cũng trong cùng ngày Mỹ áp dụng các biện pháp thuế quan bổ sung. Trong năm 2019, mức thuế bổ sung do Mỹ áp dụng đối với Trung Quốc tiếp tục tăng từ 10% lên 15%. Tính đến tháng 2/2020, tổng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc chịu các mức thuế bổ sung của Mỹ lên tới 550 tỷ USD trong khi con số này của Mỹ là 185 tỷ USD. Phần lớn các hàng hóa Trung Quốc chịu ảnh hưởng từ các chính sách thuế bổ sung là các sản phẩm trung gian và đầu vào để sản xuất các sản phẩm khác. Đây là các sản phẩm sẽ hưởng lợi từ kế hoạch “Hàng hóa được tạo ra từ Trung Quốc năm 2025”. Trung Quốc áp thuế lên phần lớn các sản phẩm nông nghiệp, hóa chất, thiết bị y tế và năng lượng. Trong khi đó, phần lớn thuế bổ sung được Mỹ áp đặt lên máy móc, thiết bị vận tải và các phụ tùng công nghiệp khác. Đây là các loại hàng hóa quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu. 3.2. Phân tích tác động của thương mại Mỹ - Trung đến thương mại quốc tế và chuỗi giá trị toàn cầu Theo thống kê của Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (2017), thương mại song phương giữa Mỹ và Trung Quốc đều ở mức cao. Mỹ là thị trường lớn nhất của Trung Quốc với tổng giá trị thương mại ước tính đạt 710,4 tỷ USD, trong đó Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ 406
  6. 522,9 tỷ USD và nhập khẩu 187,5 tỷ USD từ Mỹ. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Mỹ và Mỹ chịu thâm hụt thương mại 357,6% trong mối quan hệ này. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc có dấu hiệu gia tăng trong năm 2017, tăng 8,6% so với năm 2016 trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Mỹ tăng khoảng 10,6% cũng trong thời kỳ này. Các thống kê này cho thấy mối quan hệ mật thiết trong quan hệ kinh tế giữa hai nước. Sau khi cuộc chiến thương mại nổ ra, cả Trung Quốc và Mỹ đều chịu tổn thất dưới tác động của các biện pháp bảo hộ và trả đũa (Balistreri et al. 2018, Freund et al. 2018, Felbermayr and Steininger 2019). Không riêng Trung Quốc chịu tổn thất từ việc đánh thuế bổ sung của Mỹ, xuất khẩu của Mỹ sẽ bị giảm khả năng cạnh tranh do việc tăng chi phí sản xuất khi ngành công nghiệp trong nước sử dụng nguyên liệu đầu vào là các hàng hóa nhập khẩu được áp mức thuế suất cao hơn (Charbonneau và Landry 2018). Các loại thuế bổ sung trong mục 232 và trong làn sóng thứ nhất của mục 301vào các sản phẩm có trị giá 900 triệu USD giá trị gia tăng kèm với các hàng hóa nhập khẩu (Bellora et al. 2018). Những số liệu ban đầu cho thấy chi phí của tác động của thuế đối với hàng hóa dẫn tới sự gián đoạn trong chuỗi giá trị toàn cầu (Amiti et al. 2019). Chuỗi giá trị toàn cầu có tác động đến việc định hình các chính sách thương mại và cũng kích hoạt các tác động của việc bảo hộ thương mại. Các liên kết của chuỗi giá trị toàn cầu làm biến đổi các ưu đãi của các quốc gia trong bảo hộ nhập khẩu. Cần giảm thuế trong thành phần nội địa của các hàng hóa cuối cùng do nước ngoài sản xuất và thành phần nhập khẩu cả các hàng hóa cuối cùng nội địa (Blanchard et al. 2018). Khi áp dụng thuế bổ sung, biện pháp này sẽ có tác động trực tiếp đến các sản phẩm và thị trường mục tiêu nhưng cũng có tác động gián tiếp đến các nước và lĩnh vực thứ ba thông qua chuỗi giá trị toàn cầu. Mỹ và Trung Quốc là hai trong ba trung tâm chính yếu đối với chuỗi sản xuất toàn cầu với liên kết thương mại chặt chẽ trong các lĩnh vực quan trọng như điện tử hay các thiết bị công nghệ cao. Hình 1. Chuỗi sản xuất toàn cầu Nguồn: The impact of trade conflict on developing Asia, ADB, 12/2018 407
  7. Hình trên cho thấy 35 nền kinh tế hàng đầu tham gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Kích cỡ của các nút thắt tương ứng với quy mô tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các nền kinh tế. Trong đó, Mỹ, Trung Quốc và Đức là 03 nền kinh tế hàng đầu trong chuỗi giá trị với sự liên kết chặt chẽ với các nền kinh tế khác trong chuỗi. Chuỗi giá trị toàn cầu đã hình thành nên một mạng lưới liên kết chặt chẽ của các nền kinh tế, do vậy, sự đứt gãy trong bất kỳ nút thắt nào cũng sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế khác, đặc biệt là các nút thắt lớn với mạng lưới chồng chéo. Nghiên cứu của Cecilia Bellora và Lionel Fontagné (2019) đã cho thấy Mỹ và Trung Quốc sẽ chịu tác động trực tiếp của chiến tranh thương mại, sau đó là các nước thứ ba khác. Về phía Trung Quốc, điện tử là lĩnh vực chịu tác động nhất của việc bảo hộ thương mại, sau đó là máy móc (Cecilia Bellora và Lionel Fontagné, 2019). Về phía Mỹ, ngành công nghiệp ô tô sẽ chịu tác động lớn nhất với số lượng lớn xuất sang Trung Quốc, tiếp đó là máy móc, kim loại màu và hạt có dầu. Chiến tranh thương mại cũng sẽ tác động đến các nước xuất khẩu khác khi sắt và thép của châu Âu hay hàng hóa của Canada cũng sẽ chịu mức thuế bổ sung. Phân tích quan hệ đầu vào - đầu ra trong chuỗi giá trị toàn cầu và các tác động của nước thứ ba, thuế có tác động tiêu cực đến lĩnh vực nội địa. Chiến tranh thương mại đã truyền dẫn sự sụt giảm sản phẩm nhập khẩu của Mỹ cho người tiêu dùng cuối cùng ở Trung Quốc nhưng số lượng sụt giảm đối với hàng hóa trung gian lớn hơn nhiều. Xuất khẩu của các hàng hóa trung gian tới Trung Quốc sẽ giảm, một phần do biện pháp trả đũa của Trung Quốc và cũng do tác động của thuế suất bổ sung của Mỹ đối với phần giá trị gia tăng của Mỹ trong các hàng hóa mục tiêu của Trung Quốc. Kết quả cuối cùng, sản lượng xuất khẩu ra quốc tế của Mỹ giảm (ước tính 6%) trong khi Trung Quốc sẽ giảm 3, 09%, cho thấy Trung Quốc đã áp dụng chính sách chuyển hướng xuất khẩu mặc dù phải trả giá bằng việc giảm giá hàng xuất khẩu. Trên thực tế, trong cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc, các nước ASEAN là các nước chịu nhiều tác động nhất. Mỹ và Trung Quốc là hai đối tác thương mại lớn của các nước ASEAN và ngược lại. Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ năm của các nước ASEAN trong khi Trung Quốc là nền kinh tế lớn có quan hệ đối tác gần gũi nhất với các nước ASEAN. Về phía Mỹ, các đối tác thương mại lớn của Mỹ bao gồm Việt Nam, Thái Lan và Malaysia trong nhóm nước ASEAN. Trung Quốc chỉ có riêng Singapore là đối tác lớn trong khu vực ASEAN. Nhìn chung, quan hệ đối tác thương mại của Trung Quốc có xu hướng xuyên khu vực và ít liên kết với các nước châu Á so với Mỹ là đối tác thương mại lớn với các nước châu Á và các nước ASEAN (OCBC, 2018). Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là Trung Quốc là quốc gia quan trọng nhất có góp giá trị gia tăng nước ngoài vào các nước ASEAN. Việc mở rộng quy mô kinh tế của Trung Quốc có hiệu ứng tích cực đến khu vực Đông Á và cụ thể là các nước ASEAN. Quan hệ sản xuất và xuất khẩu song phương giữa Trung Quốc và các nước ASEAN đã mang đến lợi ích cho các nước ASEAN nhưng cũng tạo nên một chuỗi giá trị toàn cầu phức tạp nhất giữa các nước ASEAN, Mỹ, Hàn Quốc , Đức và các đối tác trong EU. Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có ý nghĩa quan trọng đối với các nước ASEAN có mối quan hệ thương mại mật thiết hơn với hai nền kinh tế này như quốc gia với khu vực sản xuất lệ thuộc vào thị trường khu vực và toàn cầu, quốc gia có sự phát triển theo khu vực, quốc gia cung cấp nguyên liệu thô cho Trung Quốc 408
  8. và Mỹ, quốc gia có khu vực dầu mỏ phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc và Nga, quốc gia cần vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Do vậy, các quốc gia ASEAN sẽ chịu tác động khác nhau dưới ảnh hưởng của cuộc chiến này, lần lượt như sau: thương mại của Myanamar (28%), Lào (24,5%), Việt Nam (22%) và Indonesia (18,1%) phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Trong khi đó, Việt Nam (11,9%), Malaysia (10,6%) và Philippines (10,2%) sẽ chịu rủi ro từ quan hệ thương mại với Mỹ. Một mặt, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung khiến lượng cầu hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc giảm mạnh dưới tác động của tăng thuế. Mặt khác, các hàng hóa thay thế có xuất xứ từ các quốc gia khác vào thị trường Mỹ sẽ tăng lên. Quan sát cho thấy các doanh nghiệp Trung Quốc đã chuyển các sản phẩm xuất sang Trung Quốc sang nhà máy của các nước thứ ba, thường là các nước trong khu vực châu Á như Việt Nam, Indonesia và Campuchia (Gary Gereffi, 2019). Các quốc gia này bắt đầu tăng xuất khẩu vào Mỹ.Trong khi đó, Trung Quốc vẫn duy trì các nhà máy trong nước nhưng đồng thời mở các nhà máy riêng biệt để phục vụ mục đích xuất khẩu cho thị trường Mỹ. 3.3. Quan hệ thương mại song phương giữa Mỹ và Trung Quốc với Việt Nam và tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung với Việt Nam Từ sau khi Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng nhanh từ 450 triệu USD lên 60 tỷ USD vào năm 2018, gấp 133 lần so với 23 năm trước. Sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO vào năm 2007, giá trị xuất nhập khẩu song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mới đạt con số gần 11,8 tỷ USD nhưng đến năm 2018 con số này đã lên đến hơn 60 tỷ USD, gấp 5 lần thời điểm 2007. Trong đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 47,52 tỷ USD, gấp 5 lần và trong khi kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Hoa Kỳ đạt tới 12,75 tỷ USD, gấp tới 8 lần. Với tốc độ tăng trưởng ở mức cao, Hoa Kỳ duy trì vị thế là đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 23,2% trong tổng trị giá xuất khẩu năm 2019. Ngoài ra, Mỹ cũng là thị trường đứng thứ 5 về cung cấp hàng hóa cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng 5,7% trong tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu của nước ta năm 2019. Tính chung về quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu, Hoa Kỳ đứng vị trí thứ 3 trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ ngoại thương với Việt Nam (sau Trung Quốc và Hàn Quốc). Trong nhiều năm qua, Việt Nam liên tục duy trì được thặng dư thương mại với Hoa Kỳ. Trong 3 đối tác thương mại lớn nhất, Hoa Kỳ là thành viên duy nhất Việt Nam đạt được thặng dư thương mại với con số xuất siêu gần 35 tỷ USD trong năm 2018, trong khi nước ta nhập siêu lớn từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Về phía quan hệ song phương với Trung Quốc, Trung Quốc vẫn duy trì vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam hiện cũng là đối tác lớn nhất của Trung Quốc trong khối các nước ASEAN, đồng thời là đối tác thương mại lớn thứ 8 trên toàn cầu của Trung Quốc. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc trong năm 2019 đạt hơn 116,8 tỷ USD, tăng khoảng 11% so với năm 2018. Còn số liệu thống kê của Trung Quốc cho thấy, tổng kim ngạch thương mại hai chiều trong 11 tháng năm 2019 đạt 145,5 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2018. Về đầu tư, Trung Quốc hiện là nhà đầu tư FDI lớn thứ 7 trong 132 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Theo đó, Trung Quốc đứng thứ 2 trong 107 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư mới tại Việt Nam với tổng 409
  9. vốn đăng ký đạt 2,28 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với năm 2018. Quan hệ đối tác với Mỹ - Trung của Việt Nam đã mang đến cơ hội và thách thức với Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. So sánh tương quan quan hệ xuất - nhập khẩu của Việt Nam với hai nước sẽ thấy cho thấy vị thế của Việt Nam trong cuộc chiến này. Bảng 1. Tỷ trọng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với đối tác Trung Quốc và Mỹ. TRUNG QUỐC MỸ XUẤT KHẨU 16,5% 19,3% NHẬP KHẨU 27,5% 4.4% Nguồn: CEIC, OCBC (2018) Thị phần của Trung Quốc (16,5% xuất khẩu và 27,5% nhập khẩu tại thị trường Việt Nam lớn gấp đôi so với Mỹ (19,3% xuất khẩu và 4,4% nhập khẩu). Trung Quốc xuất siêu sang Việt Nam trong khi Mỹ nhập siêu từ Việt Nam. Phân tích các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ lực của Việt Nam cho thấy dệt may sẽ hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại do cầu tăng và dịch chuyển cơ hội thương mại từ các nước láng giềng của Trung Quốc. Ngành tiêu dùng cũng sẽ hưởng lợi khi Trung Quốc thực thi chiến lược “Trung Quốc + 1” và Việt Nam là một phần chiến lược với lợi thế về chi phí sinh hoạt thấp và nguồn lao động giá rẻ. Ngành sản xuất phụ tùng máy móc và thép sẽ chịu thua thiệt trong cuộc chiến thương mại do đây là các ngành hàng hóa trung gian và đầu vào hỗ trợ việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc; đồng thời chịu ảnh hưởng của các loại thuế bổ sung của Mỹ. Ngành sản xuất chế tạo sẽ chịu tác động tổng hợp khi Việt Nam là quốc gia láng giềng hưởng lợi nhưng cũng có khả năng tổn thất từ việc sụt giảm nhu cầu của Trung Quốc. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2019), xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt gần 35 tỷ USD tính đến tháng 9/2018, tăng gần 12,5% so với năm 2017. Theo số liệu của Cục Thống kê Mỹ, ba tháng đầu năm 2019, tốc độ xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ tăng 40,2% so với cùng kỳ năm trước. Bloomberg đánh giá đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong nhóm 12 nước xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ năm 2018. Trong nhóm ngành xuất khẩu, xuất khẩu điện thoại và các linh kiện liên quan tăng 46% trong khi xuất khẩu dệt may, da giầy tăng hơn 12%. Bên cạnh việc hưởng lợi từ xuất khẩu sang Mỹ do Mỹ tìm kiếm đối tác thương mại thay thế các mặt hàng của Trung Quốc chịu mức thuế suất cao, Việt Nam cũng có thể hưởng lợi từ chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu do làn sóng dịch chuyển sản xuất kinh doanh của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, các công ty đa quốc gia đã chuyển các hoạt động mang lợi nhuận cận biên cao sang Việt Nam do chi phí sản xuất tại Trung Quốc tăng cao và rủi ro trong việc kinh doanh tại Trung Quốc. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn. Lợi thế thương mại từ các thỏa thuận thương mại song phương Mỹ - Việt (BTA), 12 thỏa thuận thương mại tự do (FTA) đã tăng sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam khi căng thẳng thương mại leo thang và các công ty quốc tế lớn như Intel, Foxconn, LG, Samsung đã nhanh chóng đặt nhà máy tại Việt Nam. Nhà cung cấp dịch vụ sản xuất điện tử Đài Loan Compal Electronics đã chuyển một số hoạt động sản xuất bộ định tuyến và máy tính cá nhân để bàn từ Trung Quốc sang Việt 410
  10. Nam. Brooks Sports, một nhà sản xuất giày chạy bộ của Mỹ, có kế hoạch di dời hầu hết các hoạt động sản xuất tại Trung Quốc sang Việt Nam. Đây là các ví dụ cho thấy sự chuyển hướng thương mại đang diễn ra mạnh mẽ. Ngoài ra, các công ty Trung Quốc cũng chuyển các đơn hàng sản xuất của các mặt hàng chịu thuế bổ sung của Mỹ sang Việt Nam. Một số nhà sản xuất của Trung Quốc cũng tìm kiếm việc tăng vốn FDI vào Việt Nam hoặc hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để thực hiện các đơn hàng với các bạn hàng Mỹ. Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á của ADB (2019) đã cho thấy Việt Nam là một trong số ít các nước hưởng lợi nhiều nhất từ các dòng vốn FDI và chuyển hướng thương mại dưới ảnh hưởng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Trong 6 tháng đầu năm 2019, cùng với sự sụt giảm 12 % trong xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc sang Mỹ, nhập khẩu của Mỹ từ các nước châu Á tăng 10% với tăng nhiều nhất từ Việt Nam (33%). Mặt khác, cuộc chiến này mang lại thách thức đối Việt Nam. Quan ngại lớn nhất hiện nay là Việt Nam có thể nhanh chóng trở thành đối tượng chịu áp đặt thuế cao từ Mỹ do việc xuất khẩu gián tiếp của Trung Quốc sang Mỹ. Đối mặt với việc xuất khẩu sang Mỹ suy giảm, Trung Quốc sẽ tìm cách bù đắp bằng cách tăng lượng xuất khẩu thông qua các nước khác ở châu Á và một số khu vực khác của thế giới. Các nhà sản xuất Trung Quốc mang hàng hóa Trung Quốc sang Việt Nam và gắn mắc sang Mỹ để né thuế. Báo cáo của Nikkei (2019) dựa trên dữ liệu từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ và Trung tâm Thương mại Quốc tế cho thấy sự luân chuyển hàng hóa giữa Mỹ, Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Đây là phân tích dựa trên 5 mặt hàng chủ chốt có sự sụt giảm lớn nhất đã được phân tích gồm: máy móc và các bộ phận; thiết bị điện và các bộ phận; đồ nội thất; đồ chơi; và thiết bị phụ tùng ô tô. Trong khi xuất khẩu của 5 mặt hàng kể trên từ Trung Quốc sang Mỹ trong quý I/2019 giảm 16%, tương đương với giá trị 12,2 tỷ USD, thì xuất khẩu từ Trung Quốc sang các nước đang phát triển và từ các nước đang phát triển sang Mỹ nhìn chung là tăng. Xuất khẩu qua Việt Nam, Đài Loan và Mexico đặc biệt tăng cao. Trong quý I/2019, xuất khẩu của 5 mặt hàng trên từ Trung Quốc sang Việt Nam tăng 1,5 tỷ USD, tương đương mức tăng 20%, trong khi xuất khẩu của 5 mặt hàng này từ Việt Nam sang Mỹ tăng 2,7 tỷ USD, tương đương 58%. Những phát triển này diễn ra khi các công ty có cơ sở sản xuất ở Trung Quốc đang ngày càng có xu hướng ngưng hoặc giảm xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ, thay vào đó họ gửi nguyên liệu và phụ tùng tới các nước châu Á trong đó có Việt Nam để hoàn thành sản phẩm và chuyển đến Mỹ. Cuối năm 2018, Tổng cục Hải quan Việt Nam phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I kiểm tra một lô hàng nhập khẩu từ Trung Quốc phát hiện trên 600 chiếc loa kéo giả mạo xuất xứ Việt Nam. Trong quá trình làm thủ tục khi nhập khẩu lô hàng, doanh nghiệp chỉ khai báo mặt hàng loa kéo, không nhãn hiệu, xuất xứ Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, trên bao bì toàn bộ sản phẩm lại được ghi hàng hóa xuất xứ Việt Nam và địa chỉ doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Sự chuyển dịch sản xuất các sản phẩm như chất bán dẫn sang các nước châu Á sẽ gia tăng (Koji Sako, 2016). Điều này sẽ tăng nguy cơ Mỹ mở rộng các biện pháp trừng phạt sang các nước thứ ba liên quan đến thay đổi cấu trúc thương mại My - Trung. Rủi ro khác đối với Việt Nam có thể đến từ việc thị trường Việt Nam sẽ trở thành thị trường xuất khẩu thay thế trong việc xuất khẩu các hàng nông sản và tiêu dùng của Mỹ 411
  11. và Trung Quốc. Hàng nông sản và tiêu dùng Mỹ, Trung chịu các thuế suất cao sẽ đổ vào thị trường Việt Nam. Do việc Trung Quốc áp 25% thuế bổ sung cho thịt lợn Mỹ, mức thuế suất cho mặt hàng này của Mỹ khi nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc sẽ chịu thuế 75%. Với chi phí cao như vậy, thịt lợn Mỹ sẽ khó thâm nhập vào thị trường Trung Quốc và Việt Nam sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn. Giá thịt lợn tại Việt Nam thời điểm đầu năm 2019 vào khoảng 45.000 - 50.000 VNĐ/kg trong khi giá thịt lợn Mỹ là 1,5 USD. Cạnh tranh về giá sẽ giúp thịt lợn Mỹ có chỗ đứng trên thị trường Việt Nam, đặc biệt khi giá thịt lợn trong nước đang tăng ở mức cao như hiện nay. Câu chuyện này cũng có thể diễn ra với các loại hàng nông sản khác của Việt Nam. Hiện nay, Trung Quốc đang là thị trường lớn dành cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam, bao gồm trái cây, gạo, thủy hải sản. Việc tăng cung đột ngột của hàng nông sản Trung Quốc từ việc không xuất khẩu được sang Mỹ sẽ gia tăng áp lực lên thị trường của Việt Nam. Ngoài ra, các nhà sản xuất Mỹ cũng có thể chuyển hướng thương mại sang Việt Nam. Về dài hạn, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có thể dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu. Mặc dù đầu năm 2020, đã có những dấu hiệu hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại hai nước nhưng khả năng căng thẳng leo thang vẫn có thể xảy ra. Trong trường hợp căng thẳng thương mại kéo dài, kinh tế toàn cầu sẽ suy thoái và Việt Nam sẽ không còn được hưởng lợi nhiều từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung như trước và thậm chí có thể chịu tác động tiêu cực đối với nền kinh tế có mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài như Việt Nam. 4. Kết luận và kiến nghị giải pháp Cuộc tranh chấp thương mại Mỹ - Trung hiện nay có tác động không đồng đều đối với khu vực và thế giới. GDP của Trung quốc sẽ giảm hơn 1% và GDP của Mỹ sẽ giảm 0,2% trong một khoảng thời gian trong 2 năm 3 năm. Với những quốc gia đang phát triển, những tác động từ xung đột thương mại là rất tích cực, vì khu vực này được hưởng lợi từ việc chuyển hướng thương mại trong ngành điện tử và dệt may. Việc đưa vào thuế quan đối với ô tô và phụ tùng ô tô gây thiệt hại nhiều hơn cho các nền kinh tế tiên tiến (như EU và Nhật Bản) so với châu Á đang phát triển. Như vậy, tranh chấp thương mại Mỹ - Trung đã đặt Việt Nam vào một vị trí thuận lợi trong ngắn hạn. Vấn đề đặt ra với Việt Nam là làm thế nào để tận dụng được cơ hội này và giảm thiểu rủi ro liên quan khi là nước có quan hệ thương mại chặt chẽ với Mỹ và Trung Quốc. Chiến lược được Việt Nam đưa ra là “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, có nghĩa là giữ nguyên các nguyên tắc cốt lõi trong quản trị điều hành và hành xử linh hoạt trước các cú sốc bên ngoài. Thực tế năm 2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nhanh chóng phản ứng trước sự phá giá đột ngột của đồng Nhân dân tệ, bình ổn thị trường nội tệ, đảm bảo duy trì năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một trong các chính sách của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị của VNĐ và thúc đẩy các thỏa thuận thương mại để tăng cường xuất khẩu và giữ vững động lực tăng trưởng, nhờ đó, đạt được các thành tựu đáng kể trong năm 2019. Trong thời gian tới, để tối đa hóa cơ hội mang lại từ các diễn biến kinh tế quốc tế, Việt Nam được khuyến nghị triển khai đồng bộ các giải pháp sau: 412
  12. Trong ngắn hạn, Chính phủ có thể thực thi các biện pháp thận trọng trong thu hút đầu tư FDI. Chính quyền địa phương cần rà soát kỹ lưỡng và đảm bảo chọn lọc và loại bỏ các dự án có yếu tố “né thuế” từ Trung Quốc nhằm hạn chế việc thay đổi xuất xứ hàng hóa và dán mác hàng hóa Việt Nam của các nhà sản xuất Trung Quốc. Các biện pháp xử phạt mạnh có thể được cân nhắc để răn đe các hành vi cố tình vi phạm. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần sàng lọc kỹ các dự án đầu tư của Trung Quốc thông qua các quy định chặt chẽ về môi trường trước làn sóng ồ ạt của nhà đầu tư Trung Quốc. Chính phủ cũng có thể tăng khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Việt Nam thông qua một loạt các biện pháp hỗ trợ như ưu đãi vốn, lãi suất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy việc ban hành và thực thi các quy trình và tiêu chuẩn an toàn chất lượng thực phầm đối với các sản phẩm nông sản Viêt Nam. Về dài hạn, với mục tiêu giảm thiểu rủi ro từ việc hàng hóa Việt Nam có thể chịu mức thuế bổ sung của Mỹ do hàng hóa Trung Quốc xuất sang Việt Nam, Chính phủ cần thúc đẩy mạnh mẽ các biện pháp để Việt Nam nhanh chóng trở thành nền kinh tế thị trường thực sự. Cùng với việc Việt Nam đang đi đúng định hướng để trở thành nền kinh tế thị trường, Mỹ và các nước trên thế giới sẽ công nhận “tính thị trường” của nền kinh tế và giúp Việt Nam tranh việc áp đặt các điều khoản chống phòng thủ của Mỹ. Bên cạnh đó, Chính phủ cần thực thi các chính sách tài khóa để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Nhằm khơi thông nguồn vốn đầu tư phát triển cho đất nước, cần có sự điều chỉnh trong Luật Đầu tư công để tạo thuận lợi cho việc giải ngân vào các dự án chiến lược cùng với kế hoạch sử dụng vốn dư thông qua biện pháp giảm thuế cho các dự án đầu tư công. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abdul Abiad et al, 2018, The Impact of Trade Conflict on Developing Asia , ADB Economics Working Paper Series, No 566. 2. ADB, 2019, Asian Economic Integation report 2019-2020,Trade and global value chains, ADB press. 3. Alessandro Nicita, 2019, Trade and trade diversion effects of United States tariffs on China, UNCTAD, UNCTAD/SER.RP/2019/9 4. Cecilia Bellora, Lionel Fontagné (2019), Trade wars and global value chains: Shooting oneself in the foot, 5. Cục xuất nhập khẩu (2019), Thúc đẩy quan hệ thương mại gạo giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc, Bộ Công thương, tiet/thuc-%C4%91ay-quan-he-thuong-mai-gao-giua-cac-doanh-nghiep-viet-nam-va- trung-quoc-15217-22.html 6. Eddy Bekkers et al, 2017, Trade Wars and Trade Disputes: the Role of Equity and Political Support, World Trade Institute. 7. Gary Gereffi (2019), the Impact of U.S.-China Trade War on Supply Chains, Asia experts forum, supply-chains/ 8. Johannes Bollen and Hugo Rojas-Romagosa, 2018, Trade Wars: Economic impacts of US tariff increases and retaliations: An International Perspective, CPB Background Document. 413
  13. 9. Monique Carvalho, André Azevedo * and Angélica Massuquetti, 2019, Emerging Countries and the Effects of the Trade War between US and China, Economies 2019, 7, 45; doi:10.3390/economies7020045 10. Đạo luật Mở rộng thương mại năm 1962 của Mỹ về nhôm và thép (bao gồm việc miễn trừ, quota và trả đũa), mục 232. 11. Đạo luật Thương mại của Mỹ năm 1974, mục 301. 12. Nguyen Hoang Tien et al, 2019, China-US trade war and risks for Vietnam’s economy, International Journal of Research in Finance and Management 2019; 2(2): 86-91 13. Việt Hoàng (2019), Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, Tạp chí Tài chính. thu-3-cua-viet-nam-306979.html 14. World bank group, 2019, Doing Business 2019, The World Bank. 414