Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và một số đề xuất ứng phó cho Việt Nam

pdf 13 trang Gia Huy 18/05/2022 1590
Bạn đang xem tài liệu "Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và một số đề xuất ứng phó cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchien_tranh_thuong_mai_my_trung_va_mot_so_de_xuat_ung_pho_ch.pdf

Nội dung text: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và một số đề xuất ứng phó cho Việt Nam

  1. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 CHIẾN TRANH THƢƠNG MẠI MỸ - TRUNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤTỨNG PHÓ CHO VIỆT NAM American – China trade war, recommendations for reactive for Viet Nam Ths. Trần Việt Trang khoa Kế toán – Tài chính , Trường Đại học Hải Phòng TÓM TẮT Theo World Economic Outlook (10/2018) cho thấy, những căng thẳng trong thƣơng mại toàn cầu mà điểm nhấn hiện nay là Chiến tranh thƣơng mại Mỹ - Trung là những rủi ro lớn nhất đối với triển vọng tăng trƣởng kinh tế toàn cầu. Thời gian gần đây có nhiều phân tích cho rằng Việt Nam là một trong những quốc gia đƣợc hƣởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến này, tuy nhiên, theo nghiên cứu của FT Confidential Re- search cho thấy, Việt Nam là một trong những nƣớc dễ bị tổn thƣơng nhất do mức độ phụ thuộc quá lớn của nền kinh tế vào xuất khẩu. Bài viết dƣới đây sẽ thực hiện đánh giá những tác động dƣới một góc nhìn bớt lạc quan hơn, từ đó đƣa ra một số khuyến nghị về phản ứng mà Việt Nam có thể lựa chọn trong chiến lƣợc ứng phó với chiến tranh thƣơng mại. Từ khóa: chiến tranh thƣơng mại, hiệu ứng, tác động, kinh tế phi thị trƣờng 598
  2. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 ABSTRACT According to World economic outlook( 10/2018), the global commer- cial distress, presented by the US- China commercial war, is the biggest risk to the global economic growth. At present, there are many research findings suggest that Vietnam is the most beneficial country in this commercial world, however, based on the research of FT Confidential Research, Vietnam is one of the most vulnerable countries because of its huge dependence on export for economic development. The author of this paper aims to make assessments on the effects of this war form less positive perspectives, in order to give out some solutions for Vi- etnam in response to the bad effects of this commercial war Key words: trade war, effects, impacts, non- maket economy 1. GIỚI THIỆU Hội nhập kinh tế quốc tế càng sâu cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ thì thƣơng mại thế giới đã xuất hiện thêm các hình thức thƣơng mại hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới, ―xóa nhòa biên giới quốc gia‖ nên sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau càng lớn không chỉ có thƣơng mại mà còn cả đầu tƣ Trong bối cảnh đó, mỗi động thái chính sách thƣơng mại của các quốc gia tham gia hội nhập nhất là các quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn luôn có tác động rất mạnh mẽ đến kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới và xung đột thƣơng mại Hoa Kỳ - Trung Quốc đang là minh chứng rõ ràng nhất. 1) Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung với Việt Nam Viện Chiến lƣợc và chính sách Tài chính có đƣa ra một vài nhận định về ảnh hƣởng tiêu cực và tích cực của chiến tranh thƣơng mại Mỹ - Trung với Việt Nam nhƣ sau: 599
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Bảng 1: Các ảnh hƣởng tiêu cực và tích cực của chiến tranh thƣơng mại Mỹ - Trung với Việt Nam Tác động tích cực Tác động tiêu cực Tăng xuất khẩu sang Hoa Kỳ thay Rủi ro Mỹ áp thuế cao đối với hàng hóa xuất thế hàng Trung Quốc khẩu từ Việt Nam do hàng hóa Trung Quốc Tăng đơn hàng xuất khẩu chuyển núp bóng dƣới xuất xứ Việt Nam giao từ Trung Quốc (trở thành thị Nguy cơ tăng tốc độ của quá trình tập kết trƣờng thông quan hải quan) công nghệ lạc hậu, ô nhiễm từ Trung Quốc di Nhiều MNCs chuyển công đoạn chuyển sang sản xuất có tỷ suất sinh lời cao Cạnh tranh gay gắt giữa hàng hóa tiêu dùng trong chuỗi sản xuất giá trị sang và nông sản của Mỹ và Trung Quốc trên cả Việt Nam thị trƣờng xuất khẩu và nội địa Việt Nam Giảm tăng trƣởng kinh tế trong dài hạn ( Nghiên cứu chính thức của Viện Chiến lược và chính sách Tài chính) Phân tích các tác động tích cực - Hiệu ứng thay thế hàng Trung Quốc bằng hàng hóa của các quốc gia khác của Hoa Kỳ: theo đó, ngay trong năm 2018 đã chứng kiến việc gia tăng ở một số mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ, cụ thể là hàng dệt may và điện tử - những mặt hàng mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều xuất khẩu sang Mỹ. Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ trong 9 tháng đầu năm 2018 đạt gần 35 tỷ USD, tăng 12,5%. Đặc biệt, điện thoại và linh kiện tăng 46%, hàng dệt may tăng gần 12%; da giày tăng gần 13% (1) - Hƣởng lợi từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo đó, một số doanh nghiệp đã, đang và sẽ còn chuyển dịch một số khâu sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Trong đó, nhiều MNCs đã bắt đầu chuyển các công đoạn có tỷ suất sinh lời cao trong chuỗi giá trị đến Việt Nam nhƣ Intel, Foxconn hay LG. Hiệu ứng từ chiến tranh thƣơng mại Mỹ - Trung và tác động từ lợi thế của 12 FTA lớn cũng nhƣ CPTPP sắp có 601
  4. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 hiệu lực thực tế đã có tác động khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn với các công ty đa quốc gia. - Hiệu ứng di chuyển xuất xứ hàng hóa sản phẩm. Bản thân các do- anh nghiệp đang sản xuất tại Trung Quốc – kể cả các doanh nghiệp của quốc gia này thuộc các ngành, nghề, lĩnh vực bị đánh thuế cao cũng đang chuyển các đơn hàng sản xuất và nghiên cứu việc gia tăng đầu tƣ sản xuất tại Việt Nam hoặc hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam để thực hiện các đơn hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Cụ thể, cả năm 2018, nhà đầu tƣ Trung Quốc có hơn 1.029 lƣợt góp vốn mua cổ phần với tổng giá trị góp vốn mua cổ phần hơn 800 triệu USD, trung bình mỗi lƣợt góp vốn cổ phần hơn 777.000 USD (khoảng 17 tỷ USD) Phân tích các tác động tiêu cực Mặc dù có những cơ hội mang tính chất tích cực và một số biểu hiện rõ rệt nêu trên, những thách thức mà chiến tranh thƣơng mại đem đến cho Việt Nam cũng là rất lớn. - Rủi ro đầu tiên phải kể đến là hàng hóa Việt Nam sẽ bị Mỹ áp thuế cao do doanh nghiệp Trung Quốc lấy danh nghĩa xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ. Những rủi ro này là hiện hữu và rất dễ nhận ra. Chẳng hạn, nhƣ khi đàm phán TPP trƣớc đây, Hoa Kỳ là nƣớc tiên phong và đƣa ra rất nhiều các quy chuẩn về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Trƣờng hợp một số mặt hàng xuất khẩu nhƣ dệt may (chịu nguyên tắc xuất xứ ―từ sợi trở đi‖); thép, nhôm (đánh thuế với mức cao nhất 236% - vụ việc công ty Global Vietnam Aluminum). Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam hiện cũng bày tỏ lo ngại việc Mỹ truy nguồn gốc xuất xứ sản phẩm và áp thuế chống phá giá, gây khó khăn cho do- anh nghiệp Việt Nam. - Xu thế doanh nghiệp Trung Quốc chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam tuy trong ngắn hạn có thể giúp tăng đơn hàng xuất khẩu và đầu tƣ nƣớc ngoài, song trong trung và dài hạn làm gia tăng nguy cơ Việt Nam trở thành điểm tập kết rác thải công nghệ cho các doanh nghiệp FDI. 602
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Những vấn đề quan ngại trƣớc xu hƣớng này của các doanh nghiệp Trung Quốc phải kể đến là: (1) Một số ngành nghề, lĩnh vực trong nƣớc đã đáp ứng về cơ bản nhu cầu nên không khuyến khích đầu tƣ sẽ đứng trƣớc lo ngại hiệu ứng chèn ép đầu tƣ. Chẳng hạn, hiện nay Trung Quốc đang tái cấu trúc ngành công nghiệp thép dẫn tới việc cắt giảm sản lƣợng sản xuất, đóng cửa cơ sở nhỏ lẻ, lạc hậu và không đảm bảo môi trƣờng. Quan ngại về việc các doanh nghiệp thép Trung Quốc đang có chiều hƣớng đầu tƣ ở nƣớc ngoài, đặc biệt là các nƣớc Đông Nam Á là nguy cơ hiện hữu. (2) Hệ thống các công nghệ sản xuất cũ mà Trung Quốc đã và đang tiến hành loại bỏ đang đƣợc di chuyển sang Việt Nam. Tính đến hết năm 2018, Trung Quốc có khoảng 1.600 dự án tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tƣ hơn 11,2 tỷ USD. Một trong những trƣờng hợp điển hình là Trung Quốc đƣa công nghệ lạc hậu sang Việt Nam là trong lĩnh vực nhiệt điện than. Trong 5 năm trở lại đây Trung Quốc đã đóng cửa khoảng 600 nhà máy nhiệt điện than thì cũng trong thời gian này, hàng loạt nhà máy nhiệt điện từ Trung Quốc đƣợc đầu tƣ xây dựng tại Việt Nam, riêng đồng bằng sông Cửu Long có 8 nhà máy do nhà thầu Trung Quốc thực hiện. - Nguy cơ mất thị trƣờng ở cả trong và ngoài nƣớc của hàng hóa tiêu dùng và nông sản Việt Nam. Theo đó, những hàng hóa tiêu dùng và nông sản của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc bị ảnh hƣởng bởi chiến tranh thƣơng mại có xu hƣớng chuyển sang Việt Nam. Chẳng hạn hiện nay do Trung Quốc áp thuế bổ sung tới 25% nên thịt lợn Mỹ nhập khẩu vào Trung Quốc chịu thuế suất nhập khẩu 71%, do đó thịt lợn Mỹ gần nhƣ không còn cơ hội thâm nhập vào Trung Quốc. Giá thịt lợn hơi Việt Nam đang ở mức từ 48.000 – 50.000 đồng/kg, trong khi giá thịt lợn hơi Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam chỉ vào khoảng 1,5 USD/kg (khoảng 35.000 đồng). Hiệu ứng này thể hiện ngay trong nửa đầu năm 2018, theo đó thịt Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam tăng gần 50% so với cùng kỳ 603
  6. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 năm 2017. Những mặt hàng nông sản cũng sẽ chịu cạnh tranh tƣơng tự, ở nhiều phân khúc giá cả. - Trong dài hạn, những hiệu ứng tích cực ban đầu do chiến tranh thƣơng mại Mỹ - Trung đem lại hoàn toàn có thể bị triệt tiêu, thay vào đó, rủi ro lớn nhất là chiến tranh thƣơng mại làm tăng trƣởng kinh tế toàn cầu sụt giảm, các doanh nghiệp hạn chế chi tiêu vốn, đồng thời thị trƣờng tài chính tiền tệ chuyển từ nới lỏng sang thắt chặt. Điều này có thể làm giảm tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam. - Hiệu ứng dịch chuyển chuỗi sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam có thể và rất nhiều khả năng chỉ diễn ra ở phần ngọn. Theo đó, mỗi lĩnh vực kinh doanh đều gắn với một mạng lƣới sản xuất hoặc chuỗi giá trị nào đó, nên việc bóc một hoạt động trong chuỗi chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam mà không ảnh hƣởng tới hoạt động của do- anh nghiệp là rất khó. Vì vậy, nếu có doanh nghiệp Trung Quốc chuyển dịch sang Việt Nam, nhiều khả năng họ chỉ chọn nhà máy sản xuất công đoạn phía sau, tức chủ yếu mang tính chất lắp ráp, hoàn thiện từ bán sản phẩm chứ không phải là nhà sản xuất chính, và chắc chắn, cũng sẽ không diễn ra với quy mô ào ạt. Điều này có thể thấy ngay nếu nhìn vào danh mục đầu tƣ của Trung Quốc vào Việt Nam trong năm 2018 và quý I/2019 khi chƣa hề có sự thay đổi, vì theo số liệu FDI vào Việt Nam trong giai đoạn này, nguồn vốn từ Trung Quốc hay hoạt động M&A có tăng trƣởng nhƣng không có sự đột biến. - Nguy cơ từ chính sách ứng phó với chiến tranh thƣơng mại của Trung Quốc. Theo đó, khi Trung Quốc chuyển hƣớng xuất khẩu các mặt hàng mà Chính phủ Mỹ cấm, sang xuất khẩu vào thị trƣờng các nƣớc khác, trong đó có Việt Nam, khiến cho việc cạnh tranh của hàng nội địa là vô cùng khó khăn. Việt Nam đang là thị trƣờng xuất khẩu lớn của Trung Quốc và Trung Quốc sẽ có các chính sách để tiếp tục đƣa hàng hóa vào Việt Nam với rất nhiều tiêu chí đƣợc đảm bảo: Chất lƣợng đảm bảo, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng, ngƣời tiêu dùng sẽ tính toán, và có thể lựa chọn sử dụng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc 604
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 thay vì thói quen sử dụng hàng Việt, nhƣ thế sẽ khiến cho các doanh nghiệp Việt có thể thất bại ngay tại sân nhà. Ngoài ra, một yếu tố cộng hƣởng tiêu cực khác đó là việc Trung Quốc tiếp tục thực hiện phá giá đồng Nhân dân tệ CNY khiến hiện nay doanh nghiệp Việt Nam xuất hàng qua Trung Quốc không những chẳng thuận lợi mà còn gặp nhiều khó khăn hơn trƣớc; đồng thời hàng hóa Trung Quốc đi vào thị trƣờng nhiều hơn. Theo đó, tính trong năm 2018, Trung Quốc phá giá 9% đồng tiền của mình, còn Việt Nam điều hành tỷ giá trung tâm giảm 2% so với USD; nhƣ vậy về mặt kinh tế hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam sẽ rẻ đi và hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc sẽ đắt lên một cách tƣơng ứng. 2) Nhận thức của giới chức Việt Nam về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Ngay từ đầu năm 2018, trƣớc tình hình kinh tế thế giới có nhiều dấu hiệu bất ổn, căng thẳng Mỹ - Trung còn chƣa bùng phát, Thủ tƣớng Chính phủ đã có những nhận định và đƣa ra quan điểm về cách ứng phó, theo đó Việt Nam sẽ ―sử dụng linh hoạt công cụ chính sách để ứng phó kịp thời với những biến động tình hình quốc tế, trong nƣớc giữ ổn định kinh tế vĩ mô‖. Vào giữa năm 2018 khi cuộc chiến thƣơng mại bùng nổ, với việc CNY mất giá mạnh, nhiều chuyên gia đã đƣa ra khuyến nghị Chính phủ cần có giải pháp ứng phó thích hợp, trong đó nhấn mạnh việc Ngân hàng Nhà nƣớc cần đi trƣớc, thực hiện phá giá tiền đồng để đảm bảo sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Trong khi dƣ luận cũng nhƣ các chuyên gia còn đang có những tranh luận về vấn đề này, thì Chính phủ khẳng định nguyên tắc điều hành nhất quán, theo đó không thay đổi chính sách kinh tế, tài chính năm 2018, không chạy trƣớc đón đầu biến động thị trƣờng tài chính quốc tế nhƣ nhiều ngƣời khuyến nghị khi chƣa có yếu tố tác 605
  8. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 động cụ thể và cần ổn định tỷ giá USD/VND theo mức linh hoạt 2% so với cuối năm 2017. Cùng với đó, quan điểm của Chính phủ và Thủ tƣớng Chính phủ khi trả lời Bloomberg cho rằng, điều quan trọng với Việt Nam là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trƣởng xuất khẩu và giữ ổn định đời sống cho 96 triệu ngƣời dân trong nƣớc. Thủ tƣớng liên tục nói Việt Nam ―tự cƣờng‖ khi đối mặt với những thách thức toàn cầu và sẽ tìm kiếm nhiều hơn nữa các hợp tác thƣơng mại với nƣớc ngoài thông qua 12 Hiệp định Thƣơng mại tự do (FTA) đã hoàn thành. 3) Một số đề xuất ứng phó với những tác động tiêu cực từ chiến tranh thương mại Mỹ- Trung tới Việt Nam Trong ngắn hạn - Để hạn chế việc hàng hóa Trung Quốc mƣợn danh nghĩa hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, chính phủ và chính quyền các địa phƣơng cần có chiến lƣợc thu hút FDI có sàng lọc, trong đó nhấn mạnh tới yếu tố chính quyền các địa phƣơng. Theo đó, cần có sự giám sát chặt chẽ và từ chối các dự án có xu hƣớng che giấu xuất xứ Trung Quốc để xuất sang Mỹ. Để làm đƣợc điều này, cần loại bỏ tƣ duy nhiệm kỳ và chạy theo con số FDI thu hút đƣợc của các nhà lãnh đạo địa phƣơng, đồng thời cần cẩn trọng với các rào cản pháp lý để tránh bị chỉ trích có phân biệt đối xử. - Cần kiên quyết với các dự án tiềm ẩn nguy cơ gây tổn hại với môi trƣờng. Điều này chỉ có thể đƣợc thực hiện bằng cách thiết lập các chuẩn mực thẩm định tác động đến môi trƣờng một cách chặt chẽ hơn, nâng cao yếu tố giám sát và xử lý vi phạm. Chắc chắn tất cả mọi ngƣời dân Việt Nam đều không muốn và khó có thể chấp nhận một vụ việc nhƣ Formosa lần 2. - Xây dựng những hàng rào phi thuế quan minh bạch để ứng phó với việc hàng tiêu dùng và nông sản của Mỹ, Trung Quốc tràn vào Việt Nam. Theo đó, Chính phủ có thể chủ động hỗ trợ các doanh nghiệp, 606
  9. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn và xây dựng các thƣơng hiệu hàng Việt Nam chất lƣợng cao. Cùng với đó, có thể áp dụng các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm khắt khe hơn và khuyến khích phát triển các sản phẩm nông sản sạch, chất lƣợng cao để đối đầu với hàng Trung Quốc. Trong dài hạn Thứ nhất, xây dựng nền kinh tế thị trường một cách thực chất Nguy cơ lớn nhất đến trong dài hạn chính là từ chính sách của Hoa Kỳ, EU và một số quốc gia khác với các nƣớc ―phi thị trƣờng‖. Để tránh đƣợc điều này, không có cách nào khác ngoài việc Việt Nam phái hƣớng tới một nền kinh tế thị trƣờng thực chất. Ngoài Canada và Mexico, Mỹ còn đang hƣớng đến các thỏa thuận mậu dịch và đầu tƣ với các đối tác khác EU và Nhật với điều khoản ―poison pill‖ chống lại các nƣớc phi thị trƣờng. Những rủi ro về một nền kinh tế phi thị trƣờng cần phải đƣợc nhận diện, và tất nhiên phải có các giải pháp thích hợp. Cho đến nay Việt Nam đã đƣợc 69 nƣớc công nhận là nền kinh tế thị trƣờng, trong đó có các đối tác quan trọng nhƣ ASEAN, EU, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand. Thế khó cho Việt Nam là cho đến giờ Mỹ vẫn cho rằng Việt Nam là nền kinh tế phi thị trƣờng( NME- non- market economy). Nếu Mỹ áp dụng điều khoản poison pill thì đây là rủi ro Việt Nam không thể xem nhẹ. Chính vì vậy, Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện các khung khổ, thể chế, pháp luật theo định hƣớng ổn định, cụ thể, minh bạch và thực thi nghiêm túc để phát triển đầy đủ và đông bồ thị trƣờng các yếu tố sản xuất, đảm bảo đầy đủ quyền tự do, an toàn trong hoạt động kinh doanh. Xây dựng và hoan thiện khung khổ pháp lý cho các loại hình kinh do- anh mới. kinh tế số, cung cấp dịch vụ công, quản lý và bảo vệ môi trƣờng theo nguyên tắc thị trƣờng. Nhà nƣớc phải tiếp tục giảm bớt vai 607
  10. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 trò và chức năng của mình, qua đó làm thay đổi vai trò và chức năng của Nhà nƣớc và thị trƣờng và quan hệ giƣa Nhà nƣớc và thị trƣờng Thứ hai, khắc phục tồn tại của Luật Đầu tư công Biện pháp căn cơ để ứng phó với khả năng chiến tranh thƣơng mại kéo dài nhiều năm là chính phủ cần có những biện pháp để thúc đẩy tăng trƣởng trong dài hạn. Đối với một nền kinh tế đang phát triển nhƣ Việt Nam, vai trò của chính phủ trong việc thực thi chính sách tài khóa hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế là hết sức cần thiết để bù đắp những căng thẳng kéo dài từ chiến tranh thƣơng mại. Trong khi đó, ở Việt Nam có một nghịch lý mà Phó Thủ tƣớng Vƣơng Đình Huệ đã chỉ ra là có tiền nhƣng không tiêu hết đƣợc, ông cho rằng đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho tăng trƣởng kinh tế không nhƣ mong đợi. Đáng lƣu ý là những bất cập này đƣợc cho là đến từ Luật Đầu tƣ công đƣợc Quốc hội thông qua năm 2014. Cho dù Luật Đầu tƣ công mới này đƣợc cho là làm giảm đáng kể tình trạng đầu tƣ tràn lan và lãng phí nhƣng nó vô tình lại tạo ra một điểm nghẽn mới cho tăng trƣởng kinh tế Việt Nam trong tƣơng lai (Thông báo 321/TB – VPCP) Chính phủ Việt Nam dự định chỉnh sửa toàn diện Luật Đầu tƣ công trình Quốc hội vào cuối năm 2018. Tuy nhiên việc chỉnh sửa toàn diện Luật Đầu tƣ công đã bị những phản ứng ban đầu từ Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, với việc Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng việc chỉnh sửa toàn diện là không cần thiết. Nếu thực sự giữa Chính phủ và Quốc hội không thể tìm đƣợc tiếng nói chung trong việc chỉnh sửa toàn diện Luật Đầu tƣ công, môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam sẽ để lại một điểm trừ lớn trong mắt các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, đặc biệt là những nhà đầu tƣ đang tìm cách chuyển dòng vốn đầu tƣ của họ ra khỏi Trung Quốc. Việc thiếu chủ động trong việc gỡ bỏ các rào cản này đối với tăng trƣởng không những khiến Việt Nam không tận dụng đƣợc những lợi ích ngắn hạn do chiến tranh 608
  11. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 thƣơng mại tạo ra, mà còn phải đối mặt với thách thức dài hạn mà nó mang lại. KẾT LUẬN Nghiên cứu trên đây cho thấy những vấn đề đặt ra với Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh thƣơng mại Mỹ - Trung. Trong những ngày gần đây, dấu hiệu hạ nhiệt cuộc chiến đã hiện ra, song điểm thắt vẫn chƣa đƣợc gỡ mở, vì vậy chắc chắn, những xung đột hay căng thẳng giữa hai nƣớc trên vẫn là luôn thƣờng trực âm ỉ và đe dọa bùng phát. Việt Nam với ―nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa‖ nhƣng chƣa đƣợc Hoa Kỳ hay EU công nhận sẽ ngày càng bộc lộ điểm yếu trong bối cảnh thƣơng mại toàn cầu nhiều biến động. Vì vậy, cải cách thể chế và đổi mới quan điểm điều hành cần đƣợc nhìn nhận là giải pháp, là động lực tăng trƣởng giúp Việt Nam hấp thụ và vƣợt qua cú sốc từ bên ngoài trong tƣơng lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài viết của thủ tƣớng chính phủ về tình hình kinh tế vĩ mô, 01/03/2018, ve-tinh-hinh-kinh-te-vi-mo/20183/27885.vgp 2. Nguyên Lê( 2018), Sửa Luật đầu tƣ công: không cẩn thận còn rối hơn, 20/09/2018, than-con-roi-hon-20180920105223316.htm 3. Nguyễn Nhƣ Tâm( 2018), Thủ tƣớng trả lời Bloomberg: Việt Nam sẽ vƣợt qua ảnh hƣởng từ chiến tranh thƣơng mại Mỹ - Trung, 12/09/2018, vuot-qua-anh-huong-tu-chien-tranh-thuong-mai-my-trung- 20180912105511378p145c151.news 4. Tác động hai chiều từ cuộc chiến tranh thƣơng mại Mỹ- Trung, 30/07/2018, tac-dong-hai-chieu-tu-cuoc-chien-thuong-mai-my-trung.html 609
  12. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 5. Thông báo 321/TB – VPCP Kết luận của Thủ tƣớng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp lần thứ nhất ban chỉ đạo Quốc Gia về Cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trƣởng. 610