Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật

pdf 78 trang Hùng Dũng 08/01/2024 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_giao_duc_pho_thong_mon_mi_thuat.pdf

Nội dung text: Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN MĨ THUẬT (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Hà Nội, 2018
  2. MỤC LỤC Trang I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC 3 II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 4 III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 4 IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC 5 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 8 LỚP 1 12 LỚP 2 14 LỚP 3 17 LỚP 4 20 LỚP 5 22 LỚP 6 25 LỚP 7 28 LỚP 8 30 LỚP 9 34 LỚP 10 37 LỚP 11 46 LỚP 12 56 VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC 66 VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC 69 VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 700 2
  3. I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục nghệ thuật. Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Mĩ thuật hình thành, phát triển ở học sinh năng lực mĩ thuật, biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực mĩ thuật; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là giáo dục ý thức kế thừa, phát huy văn hoá nghệ thuật dân tộc phù hợp với sự phát triển của thời đại. Chương trình môn Mĩ thuật được xây dựng theo cấu trúc tuyến tính và đồng tâm với hai mạch nội dung Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng; tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và vận dụng mĩ thuật vào đời sống; giúp học sinh nhận thức được mối liên hệ giữa mĩ thuật với văn hoá, xã hội, kết nối mĩ thuật với các môn học và hoạt động giáo dục khác; làm tiền đề cho học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai, cũng như chủ động tham gia các hoạt động văn hoá nghệ thuật và đời sống xã hội. Nội dung giáo dục mĩ thuật được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. – Giai đoạn giáo dục cơ bản: Mĩ thuật là nội dung giáo dục bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9. Chương trình tạo cơ hội cho học sinh làm quen và trải nghiệm kiến thức mĩ thuật thông qua nhiều hình thức hoạt động; hình thành, phát triển ở học sinh khả năng quan sát và cảm thụ nghệ thuật, nhận thức và biểu đạt thế giới; khả năng cảm nhận và tìm hiểu, thể nghiệm các giá trị văn hoá, thẩm mĩ trong đời sống và nghệ thuật. – Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Mĩ thuật là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Nội dung giáo dục mĩ thuật được mở rộng, phát triển kiến thức, kĩ năng mĩ thuật đã hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tiếp cận các nhóm ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác và có tính ứng dụng trong thực tiễn; giúp học sinh phát triển tư duy độc lập, khả năng phản biện phân tích và sáng tạo nghệ thuật; hiểu được vai trò và ứng dụng của mĩ thuật trong đời sống; tạo cơ sở cho học sinh được tìm hiểu và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân dựa trên nhu cầu thực tế, thích ứng với xã hội. 3
  4. II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH Chương trình môn Mĩ thuật quán triệt quan điểm và các định hướng được nêu trong Chương trình tổng thể; đồng thời, xuất phát từ đặc điểm môn học, nhấn mạnh một số quan điểm sau: 1. Chương trình môn Mĩ thuật tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận văn hoá, nghệ thuật dân tộc và thế giới trên cơ sở vận dụng những kiến thức cơ bản của mĩ thuật, kết hợp với khoa học giáo dục. 2. Chương trình môn Mĩ thuật chọn lọc những kiến thức phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông, đặc điểm tâm - sinh lí lứa tuổi học sinh và điều kiện dạy học. Thông qua các nội dung, hình thức tổ chức dạy học, trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu cần đạt, chương trình được thiết kế linh hoạt, có thể điều chỉnh phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh, các cơ sở giáo dục và địa phương. Trong quá trình thực hiện, chương trình thường xuyên được cập nhật, phát triển phù hợp với sự phát triển nghệ thuật và yêu cầu của thực tiễn. III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 1. Mục tiêu chung Chương trình môn Mĩ thuật giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật dựa trên kiến thức và kĩ năng mĩ thuật; nhận thức được mối quan hệ giữa mĩ thuật với đời sống, xã hội và các loại hình nghệ thuật khác; có ý thức trân trọng di sản văn hoá, nghệ thuật và khả năng ứng dụng kiến thức, kĩ năng mĩ thuật vào đời sống; có hiểu biết tổng quát về ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác và khả năng định hướng được nghề nghiệp cho bản thân; trải nghiệm và khám phá mĩ thuật thông qua nhiều hình thức hoạt động; góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 2. Mục tiêu cấp tiểu học Môn Mĩ thuật giúp học sinh bước đầu hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật thông qua các hoạt động trải nghiệm; biết thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng về thế giới xung quanh, từ đó hình thành năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; bước đầu làm quen, tìm hiểu và cảm nhận vẻ đẹp của sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật, hình thành năng lực tự chủ và tự học; góp phần hình thành các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 4
  5. 3. Mục tiêu cấp trung học cơ sở Môn Mĩ thuật giúp học sinh tiếp tục hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật dựa trên nền tảng kiến thức, kĩ năng mĩ thuật ở cấp tiểu học, thông qua các hoạt động thảo luận, thực hành, trải nghiệm; phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; có ý thức kế thừa, phát huy các giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống dân tộc, tiếp cận giá trị thẩm mĩ của thời đại, làm nền tảng cho việc phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; có hiểu biết về mối quan hệ giữa mĩ thuật với đời sống, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu nghệ thuật, phát triển năng lực tự chủ và tự học, có ý thức định hướng nghề nghiệp sau khi kết thúc cấp học. 4. Mục tiêu cấp trung học phổ thông Môn Mĩ thuật giúp học sinh tiếp tục phát triển năng lực mĩ thuật đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản và các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm thông qua nhiều hình thức hoạt động; phát triển tư duy phản biện, khả năng giải quyết vấn đề và sáng tạo, kĩ năng thực hành, giao tiếp và hợp tác; ý thức tôn trọng và phát huy văn hoá, nghệ thuật truyền thống dân tộc, tiếp cận giá nghệ thuật và thành tựu khoa học, công nghệ của thời đại, phát triển năng lực tự chủ và tự học; tăng cường hiểu biết về kiến thức mĩ thuật trong các lĩnh vực ngành nghề có liên quan, bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu nghệ thuật, có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân và nhu cầu xã hội. IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC 1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung Chương trình môn Mĩ thuật góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và các năng lực chung với các mức độ cụ thể được quy định cho từng cấp học trong Chương trình tổng thể. 2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù Chương trình môn Mĩ thuật giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực mĩ thuật với các thành phần: quan sát và nhận thức thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, phân tích và đánh giá thẩm mĩ thông qua các biểu hiện sau: 5
  6. Thành phần năng Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông lực QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC THẨM MĨ Quan sát – Nhận biết được một số yếu tố – Nhận biết được yếu tố thẩm mĩ – Nhận biết được yếu tố thẩm mĩ thẩm mĩ thẩm mĩ cơ bản trong đời sống và trong đời sống. đặc trưng của một số ngành nghề ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. – Nhận biết được yếu tố, nguyên liên quan đến nghệ thuật thị giác. – Nhận biết được một số yếu tố lí tạo hình ở đối tượng thẩm mĩ. – Nhận biết được giá trị thẩm mĩ tạo hình ở đối tượng thẩm mĩ. – Nhận biết được giá trị thẩm mĩ của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật – Nhận biết được dấu hiệu của ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, đặc trưng của một số ngành nghề, một số nguyên lí tạo hình ở sản di sản văn hóa nghệ thuật. liên quan đến nghệ thuật thị giác. phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Nhận thức – Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp – Cảm nhận được vẻ đẹp của đối – Cảm nhận được đặc điểm thẩm mĩ thẩm mĩ của đối tượng thẩm mĩ. tượng thẩm mĩ. của một số ngành nghề liên quan đến – Nhận biết được chủ đề của sản – Nhận biết được ý tưởng thẩm nghệ thuật thị giác. phẩm, tác phẩm mĩ thuật. mĩ của sản phẩm, tác phẩm mĩ – Nhận biết được ý tưởng thẩm mĩ – Bước đầu nhận biết được giá trị thuật. của sản phẩm, tác phẩm đặc trưng của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật – Nhận biết được giá trị của sản của một số ngành nghề liên quan đến trong đời sống. phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong nghệ thuật thị giác. – Biết liên tưởng vẻ đẹp của đối đời sống. – Nhận biết được giá trị của sản tượng thẩm mĩ với thực hành sáng – Biết liên hệ giá trị thẩm mĩ ở phẩm, tác phẩm mĩ thuật đặc trưng tạo. sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di của một số ngành nghề trong đời sản văn hóa nghệ thuật với thực sống. 6
  7. Thành phần năng Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông lực hành sáng tạo. – Liên hệ được yếu tố thẩm mĩ đặc trưng của một số ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác với thực hành, sáng tạo SÁNG TẠO VÀ ỨNG DỤNG THẨM MĨ Sáng tạo – Nêu được ý tưởng thể hiện đối – Nêu được ý tưởng thể hiện đối – Đề xuất được ý tưởng thể hiện thẩm mĩ tượng thẩm mĩ ở mức độ đơn tượng thẩm mĩ. đối tượng thẩm mĩ một cách có cơ giản. – Lựa chọn được hình thức thực sở lí luận. – Vận dụng được một số hình hành, sáng tạo thể hiện ý tưởng – Lựa chọn được hình thức thực thức thực hành, sáng tạo thể hiện thẩm mĩ. hành, sáng tạo thể hiện yếu tố thẩm ý tưởng thẩm mĩ. – Vận dụng được một số yếu tố, mĩ đặc trưng của một số ngành – Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực nghề liên quan đến nghệ thuật thị nguyên lí tạo hình trong thực hành hành sáng tạo. giác. sáng tạo ở mức độ đơn giản. – Sử dụng được một số công cụ, – Vận dụng được một số yếu tố, – Sử dụng được một số công cụ, thiết bị công nghệ trong thực nguyên lí tạo hình trong thực hành, thiết bị trong thực hành sáng tạo. hành sáng tạo. sáng tạo thể hiện yếu tố thẩm mĩ đặc trưng của một số ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác. – Phối hợp sử dụng được công cụ, thiết bị công nghệ trong thực hành sáng tạo. 7
  8. Thành phần năng Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông lực Ứng dụng – Biết thể hiện tính ứng dụng của – Thể hiện được tính ứng dụng – Biết cách thể hiện tính ứng dụng thẩm mĩ sản phẩm trong thực hành, sáng của sản phẩm trong thực hành, của sản phẩm trong thực hành, sáng tạo ở mức độ đơn giản. sáng tạo. tạo. – Biết trưng bày, giới thiệu sản – Biết cách trưng bày, giới thiệu – Biết cách truyền thông về sản phẩm mĩ thuật của cá nhân và sản phẩm mĩ thuật của cá nhân phẩm mĩ thuật của cá nhân và nhóm học tập. và nhóm học tập. nhóm học tập. – Biết vận dụng sản phẩm, tác – Vận dụng được sản phẩm, tác – Vận dụng được ý tưởng thẩm mĩ, phẩm nghệ thuật phục vụ cho học phẩm nghệ thuật phục vụ cho khả năng hiện thực hoá ý tưởng thẩm tập và đời sống. học tập và đời sống. mĩ để sáng tạo sản phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THẨM MĨ Phân tích – Chia sẻ được cảm nhận về đối – Phân tích, chia sẻ được cảm – Phân tích được yếu tố thẩm mĩ thẩm mĩ tượng thẩm mĩ ở mức độ đơn nhận về đối tượng thẩm mĩ. đặc trưng một số ngành nghề trong giản. – Biết cách thu thập và trình bày thực tiễn, liên quan đến nghệ thuật – Biết tìm hiểu tác giả, sản phẩm, một số thông tin về tác giả, tác thị giác. tác phẩm mĩ thuật. phẩm, trường phái, phong cách – Biết cách thu thập và trình bày – Mô tả được một số yếu tố, dấu nghệ thuật. một số thông tin về tác giả, tác hiệu của nguyên lí tạo hình ở sản – Mô tả, phân tích được yếu tố, phẩm đặc trưng một số ngành nghề phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong nguyên lí tạo hình ở sản phẩm, liên quan đến nghệ thuật thị giác. thực hành, thảo luận và liên hệ tác phẩm, phong cách, trường – Mô tả, phân tích được giá trị 8
  9. Thành phần năng Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông lực thực tiễn. phái nghệ thuật trong thực hành, thẩm mĩ và công năng sử dụng của thảo luận và liên hệ thực tiễn. sản phẩm, tác phẩm đặc trưng của một số ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác trong thực tiễn đời sống. – Thể hiện được quan điểm cá nhân trong cảm thụ, phân tích nghệ thuật. Đánh giá – Bước đầu đánh giá được đối – Đánh giá được đối tượng thẩm – Đánh giá được một số yếu tố thẩm mĩ tượng thẩm mĩ thông qua một số mĩ thông qua yếu tố và nguyên lí thẩm mĩ thể hiện đặc trưng ngành yếu tố và nguyên lí tạo hình. tạo hình. nghề ở sản phẩm, tác phẩm nghệ – Bước đầu học hỏi được kinh – Học hỏi được kinh nghiệm thuật thị giác. nghiệm thực hành sáng tạo thông thực hành sáng tạo thông qua – Biết vận dụng vào thực tiễn kinh qua đánh giá đối tượng thẩm mĩ. đánh giá đối tượng thẩm mĩ. nghiệm thực hành sáng tạo học hỏi được thông qua đánh giá đối tượng thẩm mĩ. V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Nội dung khái quát a) Nội dung giáo dục cốt lõi Chương trình môn Mĩ thuật phát triển hai mạch nội dung Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng, trong đó nền tảng kiến thức cơ bản dựa trên yếu tố và nguyên lí tạo hình. Ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục gồm Lí luận và lịch sử mĩ thuật, 9
  10. Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc, Thủ công; trong đó, nội dung Lí luận và lịch sử mĩ thuật được giới hạn trong phạm vi làm quen với tìm hiểu tác giả, sản phẩm, tác phẩm, di sản văn hóa nghệ thuật và được giới thiệu, lồng ghép trong thực hành, thảo luận mĩ thuật. Ở cấp trung học cơ sở, nội dung giáo dục gồm Lí luận và lịch sử mĩ thuật, Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc, Thiết kế công nghiệp, Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ hoạ; trong đó, nội dung Lí luận và lịch sử mĩ thuật được giới hạn trong phạm vi tìm hiểu tác giả, sản phẩm, tác phẩm, di sản văn hóa nghệ thuật và được giới thiệu, lồng ghép trong thực hành, thảo luận mĩ thuật. Ở cấp trung học phổ thông, học sinh mỗi lớp 10, 11, 12 được lựa chọn 04 nội dung trong 10 nội dung bao gồm: Lí luận và lịch sử mĩ thuật, Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc, Thiết kế công nghiệp, Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh, Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện, Kiến trúc; trong đó, nội dung Lí luận và lịch sử mĩ thuật vừa được thực hiện độc lập vừa bảo đảm lồng ghép trong thực hành, thảo luận mĩ thuật. b) Phân bố mạch nội dung ở các lớp Lớp Lớp Lớp Lớp Lớp Lớp Lớp Lớp Lớp Lớp Lớp Lớp Mạch nội dung 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lí luận và lịch sử mĩ thuật + + + + + + + + + × × × Hội hoạ × × × × × × × × × × × × Đồ hoạ (tranh in) × × × × × × × × × × × × Điêu khắc × × × × × × × × × × × × Thủ công × × × × × Thiết kế công nghiệp × × × × × × × Thiết kế đồ hoạ × × × × × × × Thiết kế thời trang × × × × × × × Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh × × × 10
  11. Lớp Lớp Lớp Lớp Lớp Lớp Lớp Lớp Lớp Lớp Lớp Lớp Mạch nội dung 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện × × × Kiến trúc × × × Kí hiệu “x”: nội dung giáo dục độc lập. Kí hiệu “+”: nội dung giáo dục được lồng ghép trong thực hành, thảo luận mĩ thuật. 2. Chuyên đề học tập Chuyên đề học tập ở cấp trung học phổ thông là nội dung giáo dục lựa chọn, dành cho những học sinh yêu thích và có thiên hướng mĩ thuật. Mỗi năm học, học sinh được lựa chọn 3 chuyên đề với tổng thời lượng 35 tiết. Nội dung các chuyên đề phân bố ở các lớp như sau: Nội dung Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Chuyên đề 10.1: Thực hành vẽ hình hoạ 1 × Chuyên đề 10.2: Thực hành vẽ trang trí 1 × Chuyên đề 10.3: Thực hành vẽ tranh bố cục 1 × Chuyên đề 11.1: Thực hành vẽ hình họa 2 × Chuyên đề 11.2: Thực hành vẽ trang trí 2 × Chuyên đề 11.3: Thực hành vẽ tranh bố cục 2 × Chuyên đề 12.1: Thực hành hình họa 3 × 11
  12. Nội dung Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Chuyên đề 12.2: Thực hành vẽ trang trí 3 × Chuyên đề 12.3: Thực hành vẽ tranh bố cục 3 × 3. Yêu cầu cần đạt và nội dung cụ thể ở các lớp LỚP 1 Yêu cầu cần đạt Nội dung MĨ THUẬT TẠO HÌNH Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình – Biết được mĩ thuật có ở xung quanh. Lựa chọn, kết hợp: – Biết được một số đồ dùng, màu vẽ và vật liệu sẵn có để thực Yếu tố tạo hình hành, sáng tạo. – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, – Nhận biết được yếu tố tạo hình: chấm, nét, hình, khối, màu không gian. sắc. Nguyên lí tạo hình Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, – Đọc được tên một số màu trong thực hành, sáng tạo. chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. – Tạo được chấm bằng nhiều cách khác nhau, biết sử dụng Thể loại chấm trong tạo hình và trang trí sản phẩm. Lựa chọn, kết hợp: – Tạo được một số loại nét khác nhau, biết sử dụng nét để mô – Lí luận và lịch sử mĩ thuật phỏng đối tượng. – Hội hoạ – Tạo được hình, khối dạng cơ bản. – Đồ hoạ (tranh in) – Sử dụng được vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo. 12
  13. Yêu cầu cần đạt Nội dung – Sắp xếp được sản phẩm của cá nhân tạo thành sản phẩm – Điêu khắc nhóm học tập. Hoạt động thực hành và thảo luận – Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông Thực hành dụng như màu vẽ, đất nặn, giấy màu, trong thực hành, sáng – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 2D. tạo. – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 3D. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Thảo luận – Trưng bày và nêu được tên sản phẩm, chia sẻ cảm nhận về Lựa chọn, kết hợp: sản phẩm của cá nhân, của bạn bè. – Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, di sản văn hoá nghệ thuật. – Nêu được tên một số màu; bước đầu mô tả, chia sẻ được cảm nhận về hình ảnh chính ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Định hướng chủ đề Lựa chọn, kết hợp: – Thiên nhiên; Con người; Gia đình; Nhà trường. MĨ THUẬT ỨNG DỤNG Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình – Nêu được tên một số công cụ, vật liệu để thực hành, sáng Lựa chọn, kết hợp: tạo. Yếu tố tạo hình – Nhận biết được yếu tố tạo hình: chấm, nét, hình, khối, màu – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, ở sản phẩm thủ công. không gian. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Nguyên lí tạo hình – Biết cách sử dụng công cụ phù hợp với vật liệu và an toàn – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, trong thực hành, sáng tạo. chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. 13
  14. Yêu cầu cần đạt Nội dung – Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm. Thể loại: Thủ công – Vận dụng được nét để tạo nên sản phẩm. Lựa chọn, kết hợp: – Tạo được sản phẩm từ vật liệu dạng hình, khối. – Đồ thủ công bằng vật liệu tự nhiên. – Sử dụng được chấm, nét, màu sắc khác nhau để trang trí sản – Đồ thủ công bằng vật liệu nhân tạo. phẩm. – Đồ thủ công bằng vật liệu sưu tầm, tái sử dụng. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Hoạt động thực hành và thảo luận – Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm. Thực hành – Biết chia sẻ ý định sử dụng sản phẩm và bảo quản một số – Thực hành sáng tạo sản phẩm thủ công 2D. đồ dùng học tập. – Thực hành sáng tạo sản phẩm thủ công 3D. Thảo luận Lựa chọn, kết hợp: – Sản phẩm thủ công. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Định hướng chủ đề Lựa chọn, kết hợp: – Đồ chơi, đồ dùng học tập. LỚP 2 Yêu cầu cần đạt Nội dung MĨ THUẬT TẠO HÌNH 14
  15. Yêu cầu cần đạt Nội dung Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình – Nhận biết và đọc được tên các màu cơ bản. Lựa chọn, kết hợp: – Nhận biết được yếu tố tạo hình: chấm, nét, hình, khối, màu Yếu tố tạo hình sắc, đậm nhạt. – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, – Biết xác định nội dung chủ đề và lựa chọn công cụ, vật liệu không gian. để thực hành. Nguyên lí tạo hình Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, – Sử dụng được công cụ phù hợp với vật liệu sẵn có trong chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. thực hành, sáng tạo. Thể loại – Tạo được nét bằng các hình thức khác nhau, sử dụng nét mô Lựa chọn, kết hợp: phỏng đối tượng và trang trí sản phẩm. – Lí luận và lịch sử mĩ thuật – Sử dụng được các màu cơ bản; màu đậm, màu nhạt trong – Hội hoạ thực hành, sáng tạo. – Đồ hoạ (tranh in) – Tạo được sản phẩm có dạng hình, khối cơ bản. – Điêu khắc – Biết vận dụng tính chất lặp lại, nhịp điệu của chấm, nét Hoạt động thực hành và thảo luận hoặc hình, màu trong thực hành, sáng tạo. Thực hành – Thể hiện được sự hiểu biết ban đầu về bản in trong thực hành, sáng tạo. – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 2D. – Biết giữ vệ sinh trường, lớp, đồ dùng học tập, trong thực – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 3D. hành, sáng tạo. Thảo luận Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Lựa chọn, kết hợp: – Trưng bày, giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm. – Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, di sản văn hoá nghệ thuật. 15
  16. Yêu cầu cần đạt Nội dung – Nhận ra được cùng một chủ đề có thể sử dụng chất liệu – Sản phẩm thực hành của học sinh. hoặc hình thức tạo hình khác nhau. Định hướng chủ đề Lựa chọn, kết hợp: – Thiên nhiên; Con người; Gia đình; Nhà trường; Xã hội. MĨ THUẬT ỨNG DỤNG Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình – Nhận biết được đặc điểm của một số sản phẩm thủ công. Lựa chọn, kết hợp: – Lựa chọn được đối tượng làm hình mẫu để thực hành sáng Yếu tố tạo hình tạo. – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: không gian. – Biết kết hợp vẽ, cắt, xé dán, trong thực hành, sáng tạo. Nguyên lí tạo hình – Tạo được sản phẩm có sự lặp lại của hình, khối dạng cơ – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, bản. chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. – Thể hiện được màu đậm, màu nhạt ở sản phẩm. Thể loại: Thủ công – Biết vận dụng tính chất lặp lại, nhịp điệu của chấm, nét Lựa chọn, kết hợp: hoặc hình, màu trong thực hành, sáng tạo. – Đồ thủ công bằng vật liệu tự nhiên. – Biết cách bảo quản sản phẩm và công cụ thực hành. – Đồ thủ công bằng vật liệu nhân tạo. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Đồ thủ công bằng vật liệu sưu tầm, tái sử dụng. – Biết trưng bày sản phẩm ở trong hoặc ngoài lớp học. Hoạt động thực hành và thảo luận – Trả lời được các câu hỏi: Sản phẩm dùng để làm gì? Dùng Thực hành như thế nào? – Thực hành sáng tạo sản phẩm thủ công 2D. 16
  17. Yêu cầu cần đạt Nội dung – Thực hành sáng tạo sản phẩm thủ công 3D. Thảo luận Lựa chọn, kết hợp: – Sản phẩm thủ công. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Định hướng chủ đề Lựa chọn, kết hợp: – Đồ chơi, đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân. LỚP 3 Yêu cầu cần đạt Nội dung MĨ THUẬT TẠO HÌNH Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình – Nhận biết được yếu tố tạo hình: chấm, nét, hình, khối, màu Lựa chọn, kết hợp: sắc, đậm nhạt. Yếu tố tạo hình – Biết phân biệt màu cơ bản và màu thứ cấp. – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, – Biết liên hệ nội dung chủ đề với hình ảnh trong thực tiễn. không gian. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Nguyên lí tạo hình – Tạo được màu thứ cấp và đọc được tên các màu đó trong – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, thực hành, sáng tạo. chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. 17
  18. Yêu cầu cần đạt Nội dung – Vận dụng được đậm, nhạt của chấm, nét để trang trí sản Thể loại phẩm. Lựa chọn, kết hợp: – Biết vận dụng sự tương phản của hình, khối dạng cơ bản để – Lí luận và lịch sử mĩ thuật mô phỏng đối tượng. – Hội hoạ – Tạo được cảm giác bề mặt chất liệu ở sản phẩm, như: mịn, – Đồ hoạ (tranh in) mềm, thô ráp, – Điêu khắc – Tạo được sự biểu đạt hình động cho sản phẩm. Hoạt động thực hành và thảo luận – Thể hiện được chi tiết, hình ảnh làm trọng tâm ở sản phẩm. Thực hành – Phân biệt được vẽ, in và nặn trong thực hành, sáng tạo. – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 2D. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 3D. – Trưng bày, trao đổi, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm và Thảo luận ý tưởng vận dụng. Lựa chọn, kết hợp: – Biết mô tả, chia sẻ cảm nhận về tác phẩm mĩ thuật ở mức độ đơn giản. – Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, di sản văn hoá nghệ thuật. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Định hướng chủ đề Lựa chọn, kết hợp: – Thiên nhiên; Con người; Gia đình; Nhà trường; Xã hội; Quê hương. MĨ THUẬT ỨNG DỤNG Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình – Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên Lựa chọn, kết hợp: 18
  19. Yêu cầu cần đạt Nội dung sản phẩm. Yếu tố tạo hình – Nhận biết được tính chất tương phản của hình, khối ở sản – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, phẩm thủ công. không gian. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Nguyên lí tạo hình – Tạo được sản phẩm có sự tương phản của hình, khối dạng cơ – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, bản. chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. – Tạo được màu đậm, màu nhạt ở sản phẩm bằng vật liệu sẵn có. Thể loại: Thủ công – Thể hiện được chi tiết hoặc hình ảnh trọng tâm ở sản phẩm. Lựa chọn, kết hợp: – Vận dụng được sự khác nhau của chấm, đường hướng của – Đồ thủ công bằng vật liệu tự nhiên. nét để trang trí sản phẩm. – Đồ thủ công bằng vật liệu nhân tạo. – Tạo được cảm giác bề mặt chất liệu ở sản phẩm. – Đồ thủ công bằng vật liệu sưu tầm, tái sử dụng. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Hoạt động thực hành và thảo luận – Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử Thực hành dụng. – Thực hành sáng tạo sản phẩm thủ công 2D. – Biết phân biệt vật liệu tự nhiên, vật liệu nhân tạo ở sản phẩm – Thực hành sáng tạo sản phẩm thủ công 3D thủ công. Thảo luận Lựa chọn, kết hợp: – Sản phẩm thủ công. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Định hướng chủ đề Lựa chọn, kết hợp: 19
  20. Yêu cầu cần đạt Nội dung – Đồ chơi, đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân, đồ lưu niệm. LỚP 4 Yêu cầu cần đạt Nội dung MĨ THUẬT TẠO HÌNH Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình – Nhận biết được yếu tố tạo hình: chấm, nét, hình, khối, màu Lựa chọn, kết hợp: sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian. Yếu tố tạo hình – Nhận biết được màu nóng, màu lạnh; không gian xa, gần. – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, – Xác định được nội dung chủ đề và hình thức thực hành, không gian. sáng tạo. Nguyên lí tạo hình Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, – Phối hợp được một số kĩ năng: cắt, xé, dán, vẽ, in, ghép, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. nặn, uốn, trong thực hành, sáng tạo. Thể loại – Vận dụng được độ đậm nhạt, nóng lạnh của màu trong thực Lựa chọn, kết hợp: hành, sáng tạo. – Lí luận và lịch sử mĩ thuật – Tạo được mật độ khác nhau của chấm, nét ở sản phẩm. – Hội hoạ – Vận dụng được sự biến thể của hình, khối cơ bản để mô – Đồ hoạ (tranh in) phỏng đối tượng. – Điêu khắc – Thể hiện được khoảng cách, vị trí khác nhau cho các yếu tố Hoạt động thực hành và thảo luận 20
  21. Yêu cầu cần đạt Nội dung tạo hình ở sản phẩm. Thực hành – Tạo được sự khác nhau về cảm giác bề mặt chất liệu ở sản – Tạo sản phẩm mĩ thuật 2D. phẩm. – Tạo sản phẩm mĩ thuật 3D. – Thể hiện sự hiểu biết về hài hòa của yếu tố tạo hình trong Thảo luận thực hành, sáng tạo. Lựa chọn, kết hợp: Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, di sản văn hoá nghệ thuật. – Vận dụng được ngôn ngữ nói hoặc viết, biểu đạt cơ thể, – Sản phẩm thực hành của học sinh. diễn hoạt hình ảnh động, xây dựng câu chuyện, để giới Định hướng chủ đề thiệu sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Lựa chọn, kết hợp: – Nhận biết chủ đề của sản phẩm, tác phẩm; bước đầu biết đặt câu hỏi, trả lời và trao đổi để tìm hiểu tác giả, tác phẩm mĩ – Thiên nhiên; Con người; Gia đình; Nhà trường; Xã hội; thuật. Quê hương; Đất nước. MĨ THUẬT ỨNG DỤNG Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình – Nhận biết được cấu trúc tỉ lệ và công dụng của một số sản Lựa chọn, kết hợp: phẩm thủ công, liên hệ ở địa phương. Yếu tố tạo hình – Xác định được mục đích, đối tượng sáng tạo cho sản phẩm – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, cá nhân, sản phẩm nhóm. không gian. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Nguyên lí tạo hình – Phối hợp được một số kĩ năng: cắt, dán, xếp, gắn, vẽ, – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, trong thực hành, sáng tạo. chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. – Tạo được sản phẩm có sự biến thể từ hình, khối cơ bản. 21
  22. Yêu cầu cần đạt Nội dung – Vận dụng được mật độ, khoảng cách của chấm, của nét để Thể loại: Thủ công trang trí sản phẩm. Lựa chọn, kết hợp: – Biết phối hợp vật liệu khác nhau để tạo màu, tạo chất ở sản – Đồ thủ công bằng vật liệu tự nhiên. phẩm. – Đồ thủ công bằng vật liệu nhân tạo. – Bước đầu thể hiện được sự hài hòa về cấu trúc tỉ lệ cho sản – Đồ thủ công bằng vật liệu sưu tầm, tái sử dụng. phẩm. Hoạt động thực hành và thảo luận Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Thực hành – Lựa chọn, xác định được vị trí trưng bày sản phẩm. – Thực hành sáng tạo sản phẩm thủ công 2D. – Biết giới thiệu quá trình hoặc thao tác thực hành tạo ra sản – Thực hành sáng tạo sản phẩm thủ công 3D. phẩm, thể hiện học hỏi kinh nghiệm và tôn trọng chia sẻ của bạn bè. Thảo luận Lựa chọn, kết hợp: – Sản phẩm thủ công. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Định hướng chủ đề Lựa chọn, kết hợp: – Đồ chơi, đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân, đồ lưu niệm, đồ gia dụng. LỚP 5 Yêu cầu cần đạt Nội dung 22
  23. Yêu cầu cần đạt Nội dung MĨ THUẬT TẠO HÌNH Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình – Nhận biết được một số yếu tố và dấu hiệu của nguyên lí tạo Lựa chọn, kết hợp: hình ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Yếu tố tạo hình – Phân biệt được tranh vẽ, tranh in, tượng và phù điêu. – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, – Nhận biết được yếu tố thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ không gian. thuật, liên hệ thực tiễn. Nguyên lí tạo hình Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, – Lựa chọn, phối hợp được vật liệu khác nhau để thực hành, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. sáng tạo. Thể loại – Sử dụng được một số yếu tố tạo hình để mô phỏng đối Lựa chọn, kết hợp: tượng thẩm mĩ. – Lí luận và lịch sử mĩ thuật – Trao đổi, chia sẻ và vận dụng được kinh nghiệm trong thực – Hội hoạ hành sáng tạo. – Đồ hoạ (tranh in) – Thể hiện được yếu tố chính, phụ ở sản phẩm. – Điêu khắc – Vận dụng được một số nguyên lí tạo hình như: cân bằng, Hoạt động thực hành và thảo luận tương phản, lặp lại, ở mức độ đơn giản trong thực hành, sáng tạo. Thực hành – Biết làm quen với sử dụng thiết bị công nghệ trong thực – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 2D. hành, sáng tạo hoặc lưu giữ sản phẩm. – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 3D. – Phân biệt được một số hình thức tạo sản phẩm hội họa, đồ Thảo luận họa, điêu khắc trong thực hành, sáng tạo. Lựa chọn, kết hợp: 23
  24. Yêu cầu cần đạt Nội dung Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, di sản văn hoá nghệ thuật. – Lựa chọn được hình thức giới thiệu, biết mô tả yếu tố tạo – Sản phẩm thực hành của học sinh. hình ở sản phẩm; biết tự đánh giá hoạt động thực hành, thảo Định hướng chủ đề luận. Lựa chọn, kết hợp: – Bước đầu biết sử dụng một số yếu tố, nguyên lí tạo hình để – Thiên nhiên; Con người; Gia đình; Nhà trường; Xã hội; Quê chia sẻ cảm nhận về sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. hương; Đất nước; Thế giới. MĨ THUẬT ỨNG DỤNG Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình – Nhận biết được yếu tố và dấu hiệu của nguyên lí tạo hình ở Lựa chọn, kết hợp: sản phẩm thủ công. Yếu tố tạo hình – Phân biệt được vật liệu tự nhiên, vật liệu nhân tạo, vật liệu – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, sưu tầm, tái sử dụng ở sản phẩm thủ công. không gian. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Nguyên lí tạo hình – Xác định được đối tượng thể hiện, mục đích sáng tạo. – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, – Làm được sản phẩm dựa trên đặc điểm của sản phẩm thủ chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. công mĩ nghệ. Thể loại: Thủ công – Biết sử dụng yếu tố tạo hình làm trọng tâm ở sản phẩm. Lựa chọn, kết hợp: – Lựa chọn, phối hợp được các vật liệu khác nhau để làm nên – Đồ thủ công bằng vật liệu tự nhiên. sản phẩm. – Đồ thủ công bằng vật liệu nhân tạo. – Biết vận dụng dấu hiệu của một số nguyên lí tạo hình như – Đồ thủ công bằng vật liệu sưu tầm, tái sử dụng. cân bằng, tương phản hoặc lặp lại, nhịp điệu, trong thực Hoạt động thực hành và thảo luận 24
  25. Yêu cầu cần đạt Nội dung hành, sáng tạo. Thực hành Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Thực hành sáng tạo sản phẩm thủ công 2D. – Lựa chọn, thực hiện được hình thức giới thiệu sản phẩm. – Thực hành sáng tạo sản phẩm thủ công 3D. – Chia sẻ điều học hỏi được trong trưng bày, thảo luận và Thảo luận đánh giá sản phẩm. Lựa chọn, kết hợp: – Sản phẩm thủ công. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Định hướng chủ đề Lựa chọn, kết hợp: – Đồ chơi, đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân, đồ lưu niệm, đồ gia dụng, đồ trang trí nội thất. LỚP 6 Yêu cầu cần đạt Nội dung MĨ THUẬT TẠO HÌNH Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình – Xác định được nội dung chủ đề. Lựa chọn, kết hợp: – Nhận biết đặc điểm cơ bản của thể loại Hội hoạ, Đồ hoạ, Yếu tố tạo hình Điêu khắc. – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, – Nhận biết được nguyên lí tạo hình: cân bằng, tương phản. không gian. 25
  26. Yêu cầu cần đạt Nội dung – Nêu được các bước thực hành, sáng tạo. Nguyên lí tạo hình Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, – Biết vận dụng giá trị thẩm mĩ của di sản văn hoá nghệ thuật chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. vào thực hành sáng tạo. Thể loại – Vận dụng được nguyên lí cân bằng, tương phản và một số Lựa chọn, kết hợp: yếu tố tạo hình vào thực hành sáng tạo. – Lí luận và lịch sử mĩ thuật – Biết cách sử dụng một số chất liệu trong thực hành, sáng – Hội hoạ tạo. – Đồ hoạ (tranh in) – Biết ứng dụng sản phẩm vào thực tế cuộc sống. – Điêu khắc Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Hoạt động thực hành và thảo luận – Nhận xét, đánh giá được sản phẩm cá nhân, nhóm. Thực hành – Biết đặt câu hỏi, trả lời và trao đổi về tác giả, tác phẩm. – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 2D. – Phân tích được vẻ đẹp của tác phẩm mĩ thuật. – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 3D. – Hiểu được mối liên hệ giữa mĩ thuật với một số môn học, Thảo luận hoạt động giáo dục khác. – Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, di sản văn hoá nghệ thuật. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Định hướng chủ đề Lựa chọn, kết hợp: – Văn hoá, xã hội – Nghệ thuật Tiền sử và Cổ đại Việt Nam, thế giới. MĨ THUẬT ỨNG DỤNG 26
  27. Yêu cầu cần đạt Nội dung Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình – Xác định được mục đích sử dụng của sản phẩm. Lựa chọn, kết hợp: – Phân biệt được giá trị thẩm mĩ và công năng sử dụng của Yếu tố tạo hình sản phẩm thiết kế. – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, – Chỉ ra được các bước cơ bản trong thực hành, sáng tạo sản không gian. phẩm. Nguyên lí tạo hình – Xác định được các loại vật liệu phù hợp để tạo nên sản – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, phẩm. chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Thể loại – Vận dụng được nguyên lí cân bằng, tương phản của một số Lựa chọn, kết hợp: yếu tố tạo hình vào thiết kế sản phẩm. – Lí luận và lịch sử mĩ thuật – Sáng tạo từ những đồ vật, vật liệu sẵn có thành sản phẩm – Thiết kế công nghiệp mới. – Thiết kế đồ hoạ – Vận dụng được một số giá trị thẩm mĩ từ di sản văn hoá – Thiết kế thời trang nghệ thuật vào thiết kế sản phẩm. Hoạt động thực hành và thảo luận – Biết cách trưng bày sản phẩm cá nhân, nhóm. Thực hành Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Thực hành sáng tạo sản phẩm thiết kế 2D. – Nhận xét, đánh giá được sản phẩm cá nhân, sản phẩm nhóm học tập. – Thực hành sáng tạo sản phẩm thiết kế 3D. – Biết đặt câu hỏi, trả lời, trao đổi về sản phẩm và học hỏi Thảo luận kinh nghiệm thực hành trong đánh giá. – Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, sản phẩm, di sản văn hoá nghệ thuật. – Phân tích được giá trị thẩm mĩ của sản phẩm thiết kế. – Sản phẩm thực hành của học sinh. 27
  28. Yêu cầu cần đạt Nội dung – Hiểu được tính ứng dụng của sản phẩm thiết kế. Định hướng chủ đề Lựa chọn, kết hợp: – Văn hoá, xã hội – Nghệ thuật Tiền sử và Cổ đại Việt Nam, thế giới. LỚP 7 Yêu cầu cần đạt Nội dung MĨ THUẬT TẠO HÌNH Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình – Xác định được mục đích sáng tạo sản phẩm. Lựa chọn, kết hợp: – Nhận biết được giá trị thẩm mĩ của một số trường phái nghệ Yếu tố tạo hình thuật. – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, – Phân biệt được sự mô phỏng lại và lặp lại trên sản phẩm, tác không gian. phẩm. Nguyên lí tạo hình – Xây dựng được kế hoạch học tập sát với quá trình thực hành – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, sáng tạo. chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Thể loại – Xác định, diễn tả được nguồn sáng và đối tượng được chiếu Lựa chọn, kết hợp: sáng. – Lí luận và lịch sử mĩ thuật – Mô phỏng lại được “mẫu” (đối tượng nghệ thuật) đúng trình – Hội hoạ 28
  29. Yêu cầu cần đạt Nội dung tự và phương pháp. – Đồ hoạ (tranh in) – Vận dụng được nhịp điệu của đường nét, hoa văn, hoạ – Điêu khắc tiết, vào sáng tạo sản phẩm. Hoạt động thực hành và thảo luận – Vận dụng được giá trị thẩm mĩ của nghệ thuật truyền thống Thực hành vào thực hành, sáng tạo. – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 2D. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 3D. – Lựa chọn được hình thức giới thiệu, không gian trưng bày Thảo luận sản phẩm. – Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, di sản văn hoá nghệ thuật. – Sử dụng được thuật ngữ chuyên môn để mô tả tác phẩm mĩ – Sản phẩm thực hành của học sinh. thuật. Định hướng chủ đề – Chỉ ra được vai trò của tác phẩm hội hoạ, đồ hoạ trong không gian nội thất. Lựa chọn, kết hợp: – Phân biệt được một số chất liệu trong hội hoạ và đồ hoạ. – Văn hoá, xã hội. – Nghệ thuật Trung đại Việt Nam và thế giới. MĨ THUẬT ỨNG DỤNG Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình – Nêu được tính chất biểu tượng của logo thương hiệu. Lựa chọn, kết hợp: – Xác định được phong cách chủ đạo, ngôn ngữ thiết kế sử Yếu tố tạo hình dụng trong sản phẩm, tác phẩm. – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, – Biết được một số kĩ thuật cơ bản tạo nên sản phẩm. không gian. – Biết chọn lọc giá trị thẩm mĩ của nghệ thuật truyền thống Nguyên lí tạo hình cho ý tưởng thiết kế. – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, 29
  30. Yêu cầu cần đạt Nội dung Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. – Sao chép, mô phỏng và phát triển được sản phẩm dựa theo Thể loại mẫu có sẵn. Lựa chọn, kết hợp: – Vận dụng được tính chất lặp lại của hình ảnh, chữ, vào – Lí luận và lịch sử mĩ thuật thiết kế sản phẩm. – Thiết kế công nghiệp – Vận dụng được nhịp điệu của hoa văn, hoạ tiết vào thiết kế – Thiết kế đồ hoạ sản phẩm. – Thiết kế thời trang – Cải tiến, tái chế được công cụ, phương tiện và vật liệu. Hoạt động thực hành và thảo luận Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Thực hành – Hoàn thiện được sản phẩm sẵn sàng cho việc trưng bày – Thực hành sáng tạo sản phẩm thiết kế 2D. hoặc triển lãm, bán hàng. – Thực hành sáng tạo sản phẩm thiết kế 3D. – Phân tích được ý tưởng thẩm mĩ của sản phẩm, tác phẩm. Thảo luận – Hiểu được sự phù hợp của sản phẩm với những đối tượng sử dụng khác nhau. – Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, sản phẩm, di sản văn hoá nghệ thuật. – Phân tích được vai trò của thị hiếu thẩm mĩ với nhu cầu sử dụng sản phẩm thiết kế. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Định hướng chủ đề Lựa chọn, kết hợp: – Văn hoá, xã hội. – Nghệ thuật Trung đại Việt Nam và thế giới. LỚP 8 30
  31. Yêu cầu cần đạt Nội dung MĨ THUẬT TẠO HÌNH Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình – Thu thập được tư liệu, tài liệu, cho việc thực hiện sản phẩm. Lựa chọn, kết hợp: – Phân biệt được tính tượng trưng, tính biểu tượng trong tác Yếu tố tạo hình phẩm mĩ thuật. – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, – Phân biệt được yếu tố chính, phụ, trung gian, ở sản phẩm, không gian. tác phẩm. Nguyên lí tạo hình – Lựa chọn được công cụ, phương tiện và vật liệu để thực – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, hành, sáng tạo. chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Thể loại – Vận dụng được phong cách, bút pháp của một số trường phái Lựa chọn, kết hợp: nghệ thuật vào thực hành sáng tạo. – Lí luận và lịch sử mĩ thuật – Xác định và thể hiện được điểm nhấn trong thực hành, sáng – Hội hoạ tạo. – Đồ hoạ (tranh in) – Thể hiện được phương hướng chuyển động của yếu tố tạo – Điêu khắc hình ở sản phẩm. Hoạt động thực hành và thảo luận – Vận dụng được yếu tố văn hoá nghệ thuật truyền thống của một số dân tộc ít người vào thực hành, sáng tạo. Thực hành Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 2D. – Tóm tắt được vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của một số – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 3D. nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam và thế giới. Thảo luận – Nhận định được tiến trình phát triển của một số phong cách, – Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, di sản văn hoá nghệ thuật. 31
  32. Yêu cầu cần đạt Nội dung trào lưu, trường phái nghệ thuật (Ấn tượng, Lập thể, Biểu – Sản phẩm thực hành của học sinh. hiện, ). Định hướng chủ đề – Phân tích, so sánh được sự tương đồng và khác biệt giữa hai Lựa chọn, kết hợp: tác phẩm cùng phong cách, trường phái. – Văn hoá, xã hội. – Trình bày được quan điểm cá nhân về sản phẩm, tác phẩm – Nghệ thuật Hiện đại Việt Nam và thế giới. mĩ thuật. MĨ THUẬT ỨNG DỤNG Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình – Xác định được ý tưởng sáng tạo phù hợp với mục đích sử Lựa chọn, kết hợp: dụng. Yếu tố tạo hình – Nhận biết và hiểu được tính tượng trưng, tính biểu tượng – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, của sản phẩm, tác phẩm thiết kế. không gian. – Nhận biết được tác động của khoa học kĩ thuật đối với Nguyên lí tạo hình ngành nghề thiết kế. – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, – Nêu được ý tưởng cải tiến, thiết kế sản phẩm, tác phẩm. chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Thể loại – Vận dụng được chi tiết hình ảnh làm trọng tâm cho sản Lựa chọn, kết hợp: phẩm. – Lí luận và lịch sử mĩ thuật – Thể hiện được phương hướng chuyển động của hoa văn, – Thiết kế công nghiệp hoạ tiết ở sản phẩm. – Thiết kế đồ hoạ – Sử dụng được màu sắc tự thân của vật liệu để thiết kế, trang – Thiết kế thời trang trí sản phẩm. 32
  33. Yêu cầu cần đạt Nội dung – Biết vận dụng yếu tố văn hoá nghệ thuật truyền thống của một Hoạt động thực hành và thảo luận số dân tộc ít người vào thiết kế sản phẩm. Thực hành Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Thực hành sáng tạo sản phẩm thiết kế 2D. – Giải thích được tính phổ biến của hình ảnh thương hiệu – Thực hành sáng tạo sản phẩm thiết kế 3D. trong sự phát triển sản phẩm. Thảo luận – Phân tích, so sánh được sự tương đồng và khác biệt giữa – Tìm hiểu tác giả, sản phẩm, tác phẩm, di sản văn hoá nghệ thuật. hai sản phẩm, tác phẩm thiết kế cùng thể loại, mục đích. – Sản phẩm thực hành của học sinh. – Phân tích được giá trị thẩm mĩ, công năng, tiện ích của sản Định hướng chủ đề phẩm, tác phẩm thiết kế; biết rút kinh nghiệm cho thực hành, sáng tạo. Lựa chọn, kết hợp: – Nhận định được đời sống văn hoá xã hội thông qua hình – Văn hoá, xã hội. ảnh trên di sản văn hoá nghệ thuật. – Nghệ thuật thiết kế Hiện đại Việt Nam và thế giới. CHỦ ĐỀ: HƯỚNG NGHIỆP Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Hoạt động thực hành và thảo luận – Liệt kê được một số ngành nghề liên quan đến mĩ thuật Thực hành tạo hình. Lựa chọn, kết hợp – Nêu được yếu tố đặc trưng của một số ngành nghề liên quan – Tìm hiểu ngành nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình. đến mĩ thuật tạo hình. - Thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật tạo hình. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Thảo luận – Viết được một bài luận hoặc làm một đoạn Video clip, Lựa chọn, kết hợp giới thiệu ngành nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình. – Một số ngành nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình. – Thể hiện được kiến thức, kĩ năng liên môn thông qua sản 33
  34. Yêu cầu cần đạt Nội dung phẩm cụ thể. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Định hướng chủ đề: Mĩ thuật tạo hình và ngành nghề. – Hiểu được vai trò của mĩ thuật trong đời sống văn hoá xã hội. – Nhận định được lĩnh vực chuyên ngành phù hợp với sở thích cá nhân. LỚP 9 Yêu cầu cần đạt Nội dung MĨ THUẬT TẠO HÌNH Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình – Tiếp cận và cập nhật được một số trào lưu nghệ thuật đương đại. Lựa chọn, kết hợp: – Nhận biết được sự hài hoà về tỉ lệ của các yếu tố tạo hình. Yếu tố tạo hình – Xác định được bố cục khuôn hình (cắt cảnh) trong thực hành – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, sáng tạo. không gian. – Biết liên tưởng cảm hứng cá nhân với ý tưởng sáng tạo. Nguyên lí tạo hình Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, – Vận dụng được hình ảnh từ thực tiễn đời sống vào thực hành chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. sáng tạo. Thể loại – Mô phỏng được hình ảnh có tỉ lệ phù hợp với “nguyên mẫu”. Lựa chọn, kết hợp: 34
  35. Yêu cầu cần đạt Nội dung – Thể hiện được ý tưởng bố cục sản phẩm. – Lí luận và lịch sử mĩ thuật – Lập được danh mục tác phẩm, nhật kí sáng tạo, lưu trữ hình ảnh. – Hội hoạ Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Đồ hoạ (tranh in) – Hiểu được mỗi nghệ sĩ đều có phong cách riêng; phong cách – Điêu khắc thể hiện quan điểm, tư tưởng của nghệ sĩ đó. Hoạt động thực hành và thảo luận – Nhận thức được vai trò của nghệ sĩ (tác giả) trong sáng tạo Thực hành nghệ thuật và vai trò của người xem (khán giả, công chúng) – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 2D. trong thưởng thức, đánh giá tác phẩm. – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 3D. – Nhận định được giá trị thẩm mĩ của nghệ thuật đương đại. Thảo luận – Hiểu được sự tác động của đời sống văn hoá, xã hội đến – Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, di sản văn hoá nghệ thuật. mĩ thuật. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Định hướng chủ đề Lựa chọn, kết hợp: – Văn hoá, xã hội. – Nghệ thuật Đương đại Việt Nam và thế giới. MĨ THUẬT ỨNG DỤNG Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình – Hiểu được vai trò của “nhận diện hình ảnh thương hiệu” Lựa chọn, kết hợp: trong sản phẩm, tác phẩm thiết kế. Yếu tố tạo hình – Cập nhật được xu hướng thẩm mĩ của thời đại và hình thành ý – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, tưởng thiết kế. không gian. 35
  36. Yêu cầu cần đạt Nội dung – Nhận định được sự tác động của internet đối với thị hiếu tiêu Nguyên lí tạo hình dùng. – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, – Nêu được giải pháp, phác thảo phương án cho thiết kế sản chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. phẩm. Thể loại Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Lựa chọn, kết hợp: – Lựa chọn được chi tiết có tỉ lệ phù hợp với kích thước sản – Lí luận và lịch sử mĩ thuật phẩm. – Thiết kế công nghiệp – Tạo được sự hài hoà giữa hình và nền trên sản phẩm thiết kế. – Thiết kế đồ hoạ – Vận dụng được nguyên lí của sự sắp xếp (hay còn gọi là bố – Thiết kế thời trang cục) trong thiết kế. Hoạt động thực hành và thảo luận – Biết ứng dụng khoa học công nghệ vào thiết kế sản phẩm. Thực hành Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Thực hành sáng tạo sản phẩm thiết kế 2D. – Xác định, giải thích được địa điểm, không gian có thể phù – Thực hành sáng tạo sản phẩm thiết kế 3D. hợp cho việc trưng bày sản phẩm, tác phẩm. Thảo luận – Phân loại được sản phẩm thiết kế đồ hoạ, thiết kế thời trang, thiết kế công nghiệp. – Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, sản phẩm, di sản văn hoá nghệ thuật. – Sử dụng được thông điệp hình ảnh để giới thiệu, truyền thông sản phẩm, tác phẩm. – Sản phẩm thực hành của học sinh. – Nhận định, phân tích được sự hài hoà giữa sản phẩm, tác Định hướng chủ đề phẩm và môi trường xung quanh. Lựa chọn, kết hợp: – Văn hoá, xã hội. – Nghệ thuật thiết kế Đương đại Việt Nam và thế giới. 36
  37. Yêu cầu cần đạt Nội dung CHỦ ĐỀ: HƯỚNG NGHIỆP Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Hoạt động thực hành và thảo luận – Liệt kê được một số ngành nghề liên quan đến mĩ thuật ứng Thực hành dụng. Lựa chọn, kết hợp – Nêu được yếu tố đặc trưng của một số ngành nghề liên quan – Tìm hiểu ngành nghề liên quan đến mĩ thuật ứng dụng. đến nghệ thuật thiết kế. - Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật ứng dụng. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Thảo luận – Thể hiện được đặc trưng của lĩnh vực ngành nghề thông qua Lựa chọn, kết hợp sản phẩm cụ thể. – Một số ngành nghề liên quan đến mĩ thuật ứng dụng. – Viết được một bài luận hoặc thực hiện một đoạn Video – Sản phẩm thực hành của học sinh. clip, giới thiệu ngành nghề liên quan đến mĩ thuật ứng dụng. Định hướng chủ đề: Mĩ thuật ứng dụng và ngành nghề. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Phân tích được nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề mĩ thuật ứng dụng. – Định hướng được nghề nghiệp trong tương lai. LỚP 10 Yêu cầu cần đạt Nội dung 37
  38. Yêu cầu cần đạt Nội dung LÍ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MĨ THUẬT Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Thể loại – Biết được một số nét tiêu biểu về lịch sử mĩ thuật Việt Nam và thế giới. – Lịch sử mĩ thuật. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Hoạt động thực hành và thảo luận – Lập được danh mục tư liệu liên quan đến lịch sử mĩ thuật Việt Nam và Thực hành thế giới. – Tìm hiểu, khai thác tư liệu mĩ thuật. – Tóm tắt được đặc điểm một số nền mĩ thuật của Việt Nam và thế giới. Thảo luận Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Trao đổi, bàn luận về lịch sử mĩ thuật. – Trao đổi được thông tin, tư liệu, kiến thức đã thu thập. – Sản phẩm thực hành của học sinh. – Biết được mối quan hệ liên ngành giữa Lịch sử mĩ thuật và Khảo cổ học. Định hướng chủ đề – Lịch sử mĩ thuật Việt Nam. – Lịch sử mĩ thuật thế giới. HỘI HOẠ Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Thể loại – Biết được vài nét về nghệ thuật Hội họa và đặc điểm tranh chất liệu chì Lựa chọn: hoặc than – Tranh phong cảnh – Lựa chọn được thể loại tranh để thực hành, sáng tạo. – Tranh tĩnh vật Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Tranh chân dung – Thực hiện được phác thảo và hoàn thiện tranh bằng chất liệu chì hoặc than. – Tranh sinh hoạt – Bước đầu biểu đạt được cảm xúc thông qua cách vẽ. Hoạt động thực hành và thảo luận 38
  39. Yêu cầu cần đạt Nội dung – Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực hành, sáng Thực hành tạo. – Chất liệu chì hoặc than Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Thảo luận – Phân tích, trao đổi, thảo luận trong quá trình trưng bày, đánh giá sản phẩm. – Đặc điểm tranh vẽ bằng chất liệu chì hoặc – Giới thiệu được tác giả và vẻ đẹp của tác phẩm hội họa chất liệu chì hoặc than. than. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Định hướng chủ đề: Tự chọn. ĐỒ HOẠ (TRANH IN) Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Thể loại – Biết được vài nét về nghệ thuật Đồ họa (tranh in) và đặc điểm của tranh in Lựa chọn: bản dập. – Tranh phong cảnh – Lựa chọn thể loại tranh để thực hành, sáng tạo. – Tranh tĩnh vật Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Tranh chân dung – Thực hiện được phác thảo và hoàn thiện tranh in bản dập. – Tranh sinh hoạt – Bước đầu biểu đạt được cảm xúc thông qua kĩ thuật in bản dập. Hoạt động thực hành và thảo luận – Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực hành, sáng Thực hành tạo. – Tranh in bản dập. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Thảo luận – Phân tích, trao đổi, thảo luận trong quá trình trưng bày, đánh giá tranh in – Đặc điểm tranh in bản dập. bản dập. – Sản phẩm thực hành của học sinh. 39
  40. Yêu cầu cần đạt Nội dung – Giới thiệu được tác giả và vẻ đẹp của tác phẩm tranh in bản dập. Định hướng chủ đề: Tự chọn. ĐIÊU KHẮC Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Thể loại: Phù điêu – Biết được vài nét về nghệ thuật Điêu khắc và đặc điểm thể loại phù điêu. Hoạt động thực hành và thảo luận – Lựa chọn được đối tượng để thực hành, sáng tạo. Thực hành Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Làm phù điêu. – Thực hiện được phác thảo và hoàn thiện phù điêu. Thảo luận – Bước đầu biểu đạt được cảm xúc thông qua kĩ thuật thể hiện phù điêu. – Đặc điểm của phù điêu. – Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực hành, sáng – Sản phẩm thực hành của học sinh. tạo. Định hướng chủ đề: Tự chọn. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Phân tích, trao đổi, thảo luận trong quá trình trưng bày, đánh giá phù điêu. – Giới thiệu được đặc điểm của thể loại phù điêu thông qua sản phẩm thực hành và tác phẩm liên quan đến chủ đề. THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Thể loại – Hiểu được khái niệm thiết kế công nghiệp và mối quan hệ của thiết kế công – Thiết kế đồ chơi. nghiệp với đời sống. Hoạt động thực hành và thảo luận – Nhận biết được tính chất và đặc điểm chất liệu của một số thể loại đồ chơi. Thực hành Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Thiết kế đồ chơi cho trẻ em bằng vật liệu 40
  41. Yêu cầu cần đạt Nội dung – Thực hiện được phác thảo và hoàn thiện thiết kế đồ chơi. sẵn có. – Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực hành, sáng Thảo luận tạo. – Đặc điểm nghệ thuật thiết kế đồ chơi cho – Thể hiện được sự kết hợp giữa thẩm mĩ và ứng dụng thông qua sản phẩm. trẻ em. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Sản phẩm thực hành của học sinh. – Phân tích được mối quan hệ giữa tính thẩm mĩ và tính ứng dụng của các Định hướng chủ đề: Tự chọn. sản phẩm đồ chơi. – Đánh giá được vai trò của nghệ thuật thiết kế đồ chơi trong đời sống xã hội. THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Thể loại – Biết được vài nét về thiết kế đồ họa và đặc điểm thiết kế logo. – Nghệ thuật chữ và hình. – Biết lựa chọn chữ và hình để thực hành, sáng tạo. Hoạt động thực hành và thảo luận Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Thực hành – Thực hiện được phác thảo và hoàn thiện thiết kế logo đơn giản. – Thiết kế logo đơn giản. – Bước đầu biểu đạt được ý tưởng nội dung ở logo. Thảo luận – Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực hành, sáng – Đặc điểm của logo. tạo. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Định hướng chủ đề: Tự chọn – Phân tích, trao đổi, thảo luận trong quá trình trưng bày, đánh giá sản phẩm. – Giới thiệu được ý tưởng thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm thiết kế logo. THIẾT KẾ THỜI TRANG 41
  42. Yêu cầu cần đạt Nội dung Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Thể loại – Lựa chọn được loại trang phục để thực hành, sáng tạo. – Vẽ mẫu thời trang. – Nhận biết được đặc điểm vẽ mẫu thời trang và loại trang phục đã lựa chọn. Hoạt động thực hành và thảo luận Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Thực hành – Thực hiện được phác thảo và hoàn thiện thiết kế mẫu trang phục đơn giản. – Tập phác thảo mẫu trang phục đơn giản. – Bước đầu kết hợp được sáng tạo và ứng dụng ở sản phẩm. Thảo luận – Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực hành, sáng – Đặc điểm vẽ mẫu thời trang. tạo. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Định hướng chủ đề: Tự chọn. – Phân tích, trao đổi, thảo luận trong quá trình trưng bày, đánh giá sản phẩm. – Giới thiệu được ý tưởng thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mẫu trang phục trong giới hạn chủ đề. THIẾT KẾ MĨ THUẬT SÂN KHẤU, ĐIỆN ẢNH Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Thể loại – Nhận biết được đặc điểm của thiết kế mĩ thuật sân khấu. – Thiết kế mĩ thuật sân khấu. – Hiểu được mục đích thẩm mĩ và công năng của thiết kế mĩ thuật sân khấu. Hoạt động thực hành và thảo luận Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Thực hành – Lựa chọn được loại hình sân khấu để thực hành, sáng tạo. – Tập làm thiết kế mĩ thuật sân khấu (mô – Thực hiện được phác thảo, hoàn thiện mô hình hoặc bản vẽ đơn giản về sân hình hoặc bản vẽ đơn giản). khấu theo chủ đề lựa chọn. Thảo luận – Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực hành, sáng – Đặc điểm thiết kế mĩ thuật sân khấu. 42
  43. Yêu cầu cần đạt Nội dung tạo. – Sản phẩm thực hành của học sinh. – Thể hiện được mục đích và ý tưởng thiết kế trong thực hành, sáng tạo. Định hướng chủ đề: Tự chọn. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Phân tích, trao đổi, thảo luận trong quá trình trưng bày, đánh giá sản phẩm. THIẾT KẾ MĨ THUẬT ĐA PHƯƠNG TIỆN Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Thể loại – Nhận biết được đặc điểm của thể loại nhiếp ảnh. – Nhiếp ảnh. – Biết sử dụng phương tiện sẵn có để thực hành, sáng tạo. Hoạt động thực hành và thảo luận Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Thực hành – Thực hiện được thao tác với phương tiện sẵn có để chụp và xử lí ảnh. – Chụp và xử lí ảnh bằng thiết bị sẵn có. – Xác định được đối tượng, khuôn hình và nguồn sáng. Thảo luận – Thể hiện được ý tưởng nội dung chủ đề. – Đặc điểm nhiếp ảnh. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Sản phẩm thực hành của học sinh. – Phân tích, trao đổi, thảo luận trong quá trình trưng bày, đánh giá sản phẩm Định hướng chủ đề: Tự chọn. nhiếp ảnh. – Nhận định được vai trò của nhiếp ảnh trong đời sống thực tiễn. KIẾN TRÚC Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Thể loại – Nhận biết được đặc điểm của thể loại kiến trúc. – Kiến trúc. – Xác định được mục đích thẩm mĩ và công năng của công trình kiến trúc. Hoạt động thực hành và thảo luận 43
  44. Yêu cầu cần đạt Nội dung Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Thực hành – Sử dụng được một số kĩ năng tạo hình cơ bản để mô phỏng công trình kiến – Mô phỏng công trình kiến trúc (bản vẽ trúc (bản vẽ hoặc mô hình). hoặc mô hình). – Sử dụng được các vật liệu sẵn có (bìa, giấy hoặc nan tre, ) để thực hành, Thảo luận sáng tạo. – Đặc điểm nghệ thuật kiến trúc. – Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực hành, sáng – Sản phẩm thực hành của học sinh. tạo. Định hướng chủ đề: Tự chọn. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Phân tích, đánh giá được vai trò của yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thẩm mĩ kiến trúc. – Chỉ ra được mối quan hệ tương tác giữa mĩ thuật và kiến trúc. CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP Yêu cầu cần đạt Nội dung Chuyên đề 10.1: THỰC HÀNH VẼ HÌNH HOẠ 1 Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình – Phân loại được một số khối cơ bản trong mẫu vẽ. Lựa chọn, kết hợp: – Phân biệt được đặc điểm và tính chất của khối cơ bản trong không gian. Yếu tố tạo hình Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, – Sắp xếp được bố cục trên khổ giấy. chất cảm, không gian. – Thực hiện được các bước vẽ khối cơ bản trong thực hành. Nguyên lí tạo hình – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, 44
  45. Yêu cầu cần đạt Nội dung – Thể hiện được cấu trúc, diễn tả khối trong không gian bằng chất liệu chì. nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Hoạt động thực hành và thảo luận – Phân tích được mối quan hệ giữa ánh sáng và khối trong không gian. Thực hành – Đánh giá được bố cục, hình, khối, không gian. – Vẽ nghiên cứu khối cơ bản bằng chất liệu chì. Thảo luận – Trao đổi về hình hoạ: Khối cơ bản. Chuyên đề 10.2: THỰC HÀNH VẼ TRANG TRÍ 1 Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình – Nhận biết được đặc điểm của trang trí hình vuông. Lựa chọn, kết hợp: – Lựa chọn được hoạ tiết, chất liệu để thực hành. Yếu tố tạo hình Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, – Sử dụng được chất liệu màu bột hoặc màu nước, chất liệu tương đương để chất cảm, không gian. thực hành, sáng tạo. Nguyên lí tạo hình – Sắp xếp được hoạ tiết trong trang trí hình vuông dựa trên các yếu tố và – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nguyên lí tạo hình. nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. – Tạo được hoà sắc trong trang trí hình vuông. Hoạt động thực hành và thảo luận Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Thực hành – Trao đổi, phân tích về trang trí hình vuông. – Trang trí hình vuông. – Liên hệ được tính ứng dụng của trang trí hình vuông trong đời sống. Thảo luận – Trao đổi về trang trí hình vuông 45
  46. Yêu cầu cần đạt Nội dung – Sản phẩm thực hành của học sinh. Chuyên đề 10.3: THỰC HÀNH VẼ TRANH BỐ CỤC 1 Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình – Nhận biết được đặc điểm tranh bố cục phong cảnh. Lựa chọn, kết hợp: – Lựa chọn được phong cảnh, chất liệu để thực hành. Yếu tố tạo hình Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, – Sử dụng được chất liệu màu bột, màu nước hoặc chất liệu tương đương để chất cảm, không gian. thực hành, sáng tạo. Nguyên lí tạo hình – Có khả năng xây dựng được bố cục hợp lí và sinh động. – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. – Ứng dụng được cách phối màu, hoà sắc trong bố cục tranh. Hoạt động thực hành và thảo luận Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Thực hành – Trao đổi, phân tích về tranh bố cục phong cảnh. – Vẽ tranh bố cục phong cảnh (có thể có – Có khả năng phát triển được sản phẩm cá nhân trong trưng bày, đánh giá người) bằng chất liệu màu bột, màu nước và tìm hiểu tác giả, tác phẩm tranh bố cục phong cảnh. hoặc chất liệu tương đương. Thảo luận – Tranh bố cục phong cảnh. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Định hướng chủ đề: Tự chọn. LỚP 11 Yêu cầu cần đạt Nội dung 46
  47. Yêu cầu cần đạt Nội dung LÍ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MĨ THUẬT Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Thể loại – Biết được một số đặc điểm về lí luận mĩ thuật. – Lí luận mĩ thuật. – Chọn lọc được một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu để phân tích. Hoạt động thực hành và thảo luận Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Thực hành – Lập được dàn ý bài viết về tác giả, tác phẩm. – Tìm hiểu tác giả, phân tích tác phẩm. – Viết được một bài luận ngắn về tác giả, tác phẩm. Thảo luận – Thể hiện được khả năng vận dụng phương tiện công nghệ trong – Bài viết về tác giả, tác phẩm. nội dung bài luận. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Định hướng chủ đề – Nhận xét, trao đổi và đánh giá được bài luận. – Tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam, – Phân tích được mối liên hệ giữa tác giả, tác phẩm và đời sống thế giới. xã hội. HỘI HOẠ Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Thể loại – Nhận biết được đặc điểm tranh chất liệu màu nước. Lựa chọn: – Lựa chọn được thể loại tranh để thực hành, sáng tạo. – Tranh phong cảnh Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Tranh tĩnh vật – Thực hiện được phác thảo và hoàn thiện tranh bằng chất liệu màu – Tranh chân dung nước. – Tranh sinh hoạt 47
  48. Yêu cầu cần đạt Nội dung – Biểu đạt được cảm xúc thông qua cách vẽ. Hoạt động thực hành và thảo luận – Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực Thực hành hành, sáng tạo. – Chất liệu màu nước Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Thảo luận – Phân tích, trao đổi, thảo luận trong quá trình trưng bày, đánh giá – Đặc điểm tranh chất liệu màu nước. sản phẩm thực hành tranh chất liệu màu nước. – Sản phẩm thực hành của học sinh. – Thể hiện quan điểm cá nhân trong cảm thụ và đánh giá sản phẩm, Định hướng chủ đề: Tự chọn. tác phẩm hội họa chất liệu màu nước. ĐỒ HOẠ (TRANH IN) Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Thể loại – Nhận biết được đặc điểm tranh in nổi. Lựa chọn: – Lựa chọn chất liệu, thể loại tranh in để thực hành, sáng tạo. – Tranh phong cảnh Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Tranh tĩnh vật – Thực hiện được phác thảo, khắc ván in và in tranh. – Tranh chân dung – Bước đầu biểu đạt được cảm xúc thông qua kĩ thuật khắc, in tranh. – Tranh sinh hoạt – Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực Hoạt động thực hành và thảo luận hành, sáng tạo. Thực hành Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Khắc ván in và in tranh in nổi (lựa chọn vật liệu – Phân tích, trao đổi, thảo luận trong quá trình trưng bày, đánh giá mềm như: bìa, thạch cao, ). tranh in nổi. Thảo luận – Đánh giá được quá trình thực hành, sáng tạo tranh in nổi. – Đặc điểm tranh in nổi. 48
  49. Yêu cầu cần đạt Nội dung – Sản phẩm thực hành của học sinh. Định hướng chủ đề: Tự chọn. ĐIÊU KHẮC Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Nhận biết được đặc điểm thể loại tượng tròn, liên hệ ý tưởng thể Thể loại hiện. – Tượng tròn. – Biết lựa chọn chất liệu, đối tượng để thực hành, sáng tạo. Hoạt động thực hành và thảo luận Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Thực hành – Thực hiện được phác thảo và hoàn thiện tượng chân dung. – Làm tượng chân dung (nam hoặc nữ) bằng chất liệu – Bước đầu biểu đạt được cảm xúc thông qua kĩ thuật thể hiện. đất (đất sét hoặc đất nặn). – Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực Thảo luận hành, sáng tạo. – Đặc điểm của tượng tròn. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Sản phẩm thực hành của học sinh. – Phân tích, trao đổi, thảo luận về giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác Định hướng chủ đề: Tự chọn. phẩm điêu khắc tượng tròn. – Biết tự đánh giá được quá trình thực hành, sáng tạo. THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Thể loại – Nhận biết được đặc điểm thiết kế đồ trang sức. – Thiết kế đồ trang sức. – Biết được mối quan hệ của thiết kế đồ trang sức với đời sống, liên Hoạt động thực hành và thảo luận hệ ý tưởng thể hiện. 49
  50. Yêu cầu cần đạt Nội dung Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Thực hành – Thực hiện được phác thảo và hoàn thiện thiết kế đồ trang sức. – Thiết kế đồ trang sức bằng vật liệu sẵn có. – Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực Thảo luận hành, sáng tạo. – Đặc điểm nghệ thuật thiết kế đồ trang sức. – Bước đầu thể hiện được tính thẩm mĩ và tính ứng dụng ở sản – Sản phẩm thực hành của học sinh. phẩm. Định hướng chủ đề: Tự chọn. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Phân tích, trao đổi, thảo luận trong trưng bày và đánh giá sản phẩm. – Nhận định được mối quan hệ giữa tính thẩm mĩ và tính ứng dụng của sản phẩm đồ trang sức. THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Thể loại – Nhận biết được đặc điểm thiết kế xuất bản phẩm. – Thiết kế xuất bản phẩm. – Lựa chọn được nội dung chủ đề thể hiện. Hoạt động thực hành và thảo luận Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Thực hành – Thực hiện được phác thảo và hoàn thiện thiết kế bìa sách. – Thiết kế bìa sách. – Bước đầu biểu đạt được ý tưởng nội dung ở bìa sách. Thảo luận – Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực – Đặc điểm thiết kế bìa sách. hành, sáng tạo. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Định hướng chủ đề: Tự chọn. – Phân tích, trao đổi, thảo luận trong quá trình trưng bày, đánh giá 50
  51. Yêu cầu cần đạt Nội dung sản phẩm thiết kế xuất bản phẩm. – Phân biệt được đặc điểm thiết kế bìa sách và thiết kế logo. THIẾT KẾ THỜI TRANG Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Lựa chọn được loại phụ kiện thời trang để thực hành, sáng tạo. – Nhận biết được đặc điểm thiết kế phụ kiện thời trang và loại phụ kiện thời trang đã lựa chọn. Thể loại Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Thiết kế phụ kiện thời trang. – Thực hiện được phác thảo và hoàn thiện thiết kế phụ kiện Hoạt động thực hành và thảo luận thời trang. Thực hành – Bước đầu thể hiện được sự kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và ứng – Tập làm phụ kiện thời trang đơn giản (túi, khăn, thắt dụng ở sản phẩm. lưng, ví, cặp, ). – Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực Thảo luận hành, sáng tạo. – Đặc điểm thiết kế phụ kiện thời trang. – Vận dụng và phối hợp được các chất liệu trong thiết kế phụ kiện – Sản phẩm thực hành của học sinh. thời trang. Định hướng chủ đề: Tự chọn. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Phân tích, trao đổi, thảo luận trong quá trình trưng bày, đánh giá phụ kiện thời trang. THIẾT KẾ MĨ THUẬT SÂN KHẤU, ĐIỆN ẢNH 51
  52. Yêu cầu cần đạt Nội dung Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Nhận biết được đặc điểm của thiết kế mĩ thuật điện ảnh. – Lựa chọn được nội dung chủ đề để thực hành, sáng tạo. Thể loại Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Thiết kế mĩ thuật điện ảnh. – Thực hiện được phác thảo, hoàn thiện mô hình hoặc bản vẽ đơn Hoạt động thực hành và thảo luận giản về bối cảnh phim theo chủ đề lựa chọn. Thực hành – Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực – Tập làm thiết kế mĩ thuật bối cảnh phim hoạt hình hành, sáng tạo. (mô hình hoặc bản vẽ đơn giản). – Thể hiện được mục đích và yêu cầu của thiết kế mĩ thuật bối cảnh Thảo luận phim hoạt hình. – Đặc điểm thiết kế mĩ thuật bối cảnh phim hoạt hình. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Sản phẩm thực hành của học sinh. – Trình bày được ý tưởng thiết kế mĩ thuật bối cảnh phim hoạt hình Định hướng chủ đề: Tự chọn. ở sản phẩm. – Phân tích, trao đổi, thảo luận trong quá trình trưng bày, đánh giá sản phẩm thiết kế mĩ thuật bối cảnh phim hoạt hình. THIẾT KẾ MĨ THUẬT ĐA PHƯƠNG TIỆN Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Thể loại – Nhận biết được đặc điểm, vai trò của video clip. – Video clip. – Biết lựa chọn chủ đề, phương tiện sẵn có để thực hành, sáng tạo. Hoạt động thực hành và thảo luận Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Thực hành – Phác thảo được các phân cảnh cho một video clip trên giấy. – Thực hiện một video clip mức độ cơ bản. 52
  53. Yêu cầu cần đạt Nội dung – Thực hiện được thao tác với phương tiện sẵn có để làm video clip. Thảo luận – Thực hiện được các công đoạn tạo một video clip theo chủ đề. – Đặc điểm video clip. – Thể hiện được ý tưởng chủ đề thông qua sản phẩm. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Định hướng chủ đề: Tự chọn. – Phân tích, trao đổi, thảo luận trong quá trình thực hiện và đánh giá sản phẩm video clip. KIẾN TRÚC Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Thể loại – Nhận biết được đặc điểm của thiết kế nội thất. – Thiết kế nội thất. – Xác định được mục đích thẩm mĩ và công năng của thiết kế nội thất. Thực hành Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Mô phỏng không gian nội thất đơn giản (bản vẽ – Sử dụng được một số kĩ năng tạo hình cơ bản để mô phỏng thiết hoặc mô hình). kế nội thất (bản vẽ hoặc mô hình). Thảo luận – Sử dụng hoặc phối hợp được các vật liệu sẵn có (bìa, giấy, nan tre, – Đặc điểm thiết kế nội thất. gỗ, xốp, ) để thực hành, sáng tạo. – Sản phẩm thực hành của học sinh. – Bước đầu thể hiện được mối liên hệ giữa không gian kiến trúc với Định hướng chủ đề: Tự chọn. thiết kế nội thất. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Phân tích, đánh giá được vai trò của yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thiết kế nội thất. – Chỉ ra được mối quan hệ giữa mĩ thuật và thiết kế nội thất. 53
  54. CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP Yêu cầu cần đạt Nội dung Chuyên đề 11.1: THỰC HÀNH VẼ HÌNH HOẠ 2 Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình – Nhận biết được đặc điểm cấu trúc hình khối của tượng phạt mảng. Lựa chọn, kết hợp: – Nêu được các bước tiến hành thực hiện bài vẽ tượng phạt mảng. Yếu tố tạo hình Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, – Sắp xếp được bố cục trên khổ giấy. không gian. – Vận dụng được các bước vẽ khối cơ bản trong thực hành. Nguyên lí tạo hình – Thể hiện được cấu trúc, diễn tả khối trong không gian. – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. – Phân tích được mối quan hệ giữa ánh sáng, hình và khối trong Hoạt động thực hành và thảo luận không gian. Thực hành – Đánh giá được bố cục và diễn tả đậm nhạt, sáng tối, diện mảng, – Vẽ nghiên cứu tượng chân dung phạt mảng bằng ở sản phẩm. chất liệu chì hoặc than. Thảo luận – Trao đổi về hình hoạ: Tượng chân dung phạt mảng. Chuyên đề 11.2: THỰC HÀNH VẼ TRANG TRÍ 2 Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình – Nhận biết được đặc điểm của trang trí hình tròn. Lựa chọn, kết hợp: – Lựa chọn được họa tiết, chất liệu để thực hành. Yếu tố tạo hình 54
  55. Yêu cầu cần đạt Nội dung Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, – Sử dụng được chất liệu màu bột, màu nước hoặc chất liệu tương không gian. đương để thực hành, sáng tạo. Nguyên lí tạo hình – Sắp xếp được các hoạ tiết trong trang trí hình tròn dựa trên các – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn yếu tố và nguyên lí tạo hình. mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. – Tạo được hoà sắc trong trang trí hình tròn. Hoạt động thực hành và thảo luận Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Thực hành – Trao đổi, phân tích về vẻ đẹp của trang trí hình tròn. – Trang trí hình tròn. – Liên hệ được tính ứng dụng của trang trí hình tròn trong đời sống. Thảo luận – Trao đổi về trang trí hình tròn. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Chuyên đề 11.3: THỰC HÀNH VẼ TRANH BỐ CỤC 2 Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình – Nhận biết được đặc điểm tranh bố cục nhân vật. Lựa chọn, kết hợp: – Lựa chọn được chủ đề, chất liệu để thực hành. Yếu tố tạo hình Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, – Sử dụng được chất liệu màu bột, màu nước hoặc chất liệu tương không gian. đương để thực hành, sáng tạo. Nguyên lí tạo hình – Có khả năng xây dựng được bố cục hợp lí và sinh động. – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn – Ứng dụng được cách phối màu, hoà sắc trong bố cục nhân vật. mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Hoạt động thực hành và thảo luận 55
  56. Yêu cầu cần đạt Nội dung – Trao đổi, phân tích về tranh bố cục nhân vật. Thực hành – Thể hiện được quan điểm cá nhân trong đánh giá tranh bố cục nhân – Vẽ tranh bố cục nhân vật bằng chất liệu màu bột, vật. màu nước hoặc chất liệu tương đương. Thảo luận – Tranh bố cục nhân vật. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Định hướng chủ đề: Tự chọn. LỚP 12 Yêu cầu cần đạt Nội dung LÍ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MĨ THUẬT Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Thể loại – Xác định được nội dung, hình thức trưng bày và giới thiệu sản – Giới thiệu và trưng bày sản phẩm, tác phẩm. phẩm, tác phẩm. Hoạt động thực hành và thảo luận – Nhận thức được vai trò của hoạt động tổ chức trưng bày và giới Thực hành thiệu sản phẩm, tác phẩm. – Tổ chức triển lãm mĩ thuật trong lớp, trường. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Thảo luận – Xác định được không gian trưng bày sản phẩm. – Đặc điểm triển lãm mĩ thuật. – Xây dựng và thực hiện được kế hoạch trưng bày, giới thiệu sản – Triển lãm mĩ thuật thực hiện trong lớp, trường. phẩm, tác phẩm. Định hướng chủ đề 56
  57. Yêu cầu cần đạt Nội dung – Vận dụng được kiến thức mĩ thuật trong thuyết trình, giới thiệu – Sản phẩm mĩ thuật của học sinh. sản phẩm, tác phẩm. – Triển lãm sản phẩm thực hành, sáng tạo của học Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: sinh. – Đánh giá được hiệu quả thẩm mĩ của trưng bày sản phẩm, tác phẩm. – Nhận xét, đánh giá được kĩ năng thuyết trình trong giới thiệu sản phẩm, tác phẩm. HỘI HOẠ Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Thể loại – Nhận biết được đặc điểm tranh chất liệu màu bột (hoặc chất liệu Lựa chọn: tương đương). – Tranh phong cảnh – Lựa chọn được chất liệu, thể loại tranh để thực hành, sáng tạo. – Tranh tĩnh vật Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Tranh chân dung – Thực hiện được phác thảo và hoàn thiện tranh bằng chất liệu màu – Tranh sinh hoạt bột (hoặc chất liệu tương đương). Hoạt động thực hành và thảo luận – Biểu đạt được cảm xúc thông qua chất liệu màu bột (hoặc chất Thực hành liệu tương đương). – Chất liệu màu bột (hoặc chất liệu tương đương). – Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực Thảo luận hành, sáng tạo. – Đặc điểm tranh chất liệu màu bột (hoặc màu tương Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: đương). – Phân tích, trao đổi, thảo luận, phản biện về sản phẩm, tác phẩm – Sản phẩm thực hành của học sinh. 57
  58. Yêu cầu cần đạt Nội dung hội họa chất liệu màu bột (hoặc chất liệu tương đương). Định hướng chủ đề: Tự chọn. - Nêu được quan điểm cá nhân trong trưng bày, đánh giá sản phẩm và thưởng thức tác phẩm hội họa giới thiệu trong chủ đề. ĐỒ HOẠ (TRANH IN) Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Thể loại – Nhận biết được đặc điểm tranh in độc bản. Lựa chọn: – Biết lựa chọn loại hình tranh in độc bản để thực hành, sáng tạo. – Tranh phong cảnh Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Tranh tĩnh vật – Thực hiện được phác thảo, chế bản và in tranh. – Tranh chân dung – Bước đầu biểu đạt được cảm xúc thông qua kĩ thuật chế bản, – Tranh sinh hoạt in tranh. Hoạt động thực hành và thảo luận – Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực Thực hành hành, sáng tạo. – Tranh in độc bản. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Thảo luận – Phân tích, trao đổi, thảo luận trong quá trình trưng bày, đánh giá – Đặc điểm tranh in độc bản. tranh in độc bản. – Sản phẩm thực hành của học sinh. – Phân biệt được một số đặc điểm giữa tranh in bản dập, tranh in nổi Định hướng chủ đề: Tự chọn. và tranh in độc bản. ĐIÊU KHẮC Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Thể loại – Biết lựa chọn đối tượng để thực hành, sáng tạo. – Sắp đặt, trưng bày sản phẩm điêu khắc. 58
  59. Yêu cầu cần đạt Nội dung – Hình thành được ý tưởng sắp đặt sản phẩm điêu khắc. Hoạt động thực hành và thảo luận Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Thực hành – Thực hiện được phác thảo và hoàn thiện sản phẩm sắp đặt. – Thực hành sắp đặt sản phẩm điêu khắc bằng vật – Bước đầu biểu đạt được ý tưởng chủ đề thông qua sản phẩm sắp liệu sẵn có. đặt. Thảo luận – Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực – Ý tưởng, chủ đề thực hành sắp đặt. hành, sáng tạo. – Sản phẩm thực hành của học sinh. – Sử dụng và phối hợp được các chất liệu, vật liệu sẵn có để thực Định hướng chủ đề: Tự chọn. hành, sáng tạo. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Phân tích, trao đổi, thảo luận trong quá trình trưng bày, đánh giá sản phẩm sắp đặt. - Nhận định được vai trò của thảo luận trong thực hành, sáng tạo và trưng bày sản phẩm. THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Thể loại – Nhận biết được một số đặc điểm thiết kế tạo dáng công nghiệp. – Thiết kế tạo dáng công nghiệp. – Hiểu được mối quan hệ của thiết kế tạo dáng công nghiệp với Hoạt động thực hành và thảo luận đời sống. Thực hành Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Thiết kế đồ dùng sinh hoạt bằng vật liệu sẵn có. – Thực hiện được phác thảo và hoàn thiện thiết kế đồ dùng sinh hoạt Thảo luận 59
  60. Yêu cầu cần đạt Nội dung bằng vật liệu sẵn có. – Đặc điểm nghệ thuật thiết kế đồ dùng sinh hoạt. – Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực – Sản phẩm thực hành của học sinh. hành, sáng tạo. Định hướng chủ đề: Tự chọn. – Thể hiện được sự kết hợp giữa giá trị thẩm mĩ và tính ứng dụng ở sản phẩm. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Phân tích được mối quan hệ giữa tính thẩm mĩ và tính ứng dụng ở sản phẩm. – Nhận định được tầm quan trọng của thiết kế tạo dáng công nghiệp với thực tiễn đời sống. THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Thể loại – Nhận biết được đặc điểm thiết kế tranh áp phích. – Tranh áp phích. – Lựa chọn được chủ đề và thể loại thiết kế tranh áp phích để thực hành, Hoạt động thực hành và thảo luận sáng tạo. Thực hành Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Thiết kế áp phích đơn giản. – Thực hiện được phác thảo và hoàn thiện thiết kế áp phích. Thảo luận – Bước đầu biểu đạt được ý tưởng nội dung chủ đề thông qua tranh – Đặc điểm thiết kế tranh áp phích. áp phích. – Sản phẩm thực hành của học sinh. – Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực Định hướng chủ đề: Tự chọn. hành, sáng tạo. 60
  61. Yêu cầu cần đạt Nội dung Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Phân tích, trao đổi, thảo luận trong quá trình trưng bày, đánh giá tranh áp phích. – Nhận định được vai trò của tranh áp phích trong đời sống, văn hoá xã hội. THIẾT KẾ THỜI TRANG Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Thể loại – Nhận biết được đặc điểm thiết kế trang phục. – Thiết kế trang phục. – Lựa chọn được vật liệu và thể loại trang phục để thực hành, Hoạt động thực hành và thảo luận sáng tạo. Thực hành Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Thiết kế trang phục đơn giản (vật liệu sẵn có). – Phác thảo và thực hiện được thiết kế trang phục đơn giản. Thảo luận – Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực – Đặc điểm nghệ thuật thiết kế thời trang. hành, sáng tạo. – Sản phẩm thực hành của học sinh. – Vận dụng và phối hợp được các vật liệu sẵn có trong thiết kế trang Định hướng chủ đề: Tự chọn. phục. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Phân tích, nhận định được tính sáng tạo và tính ứng dụng ở sản phẩm. – Bước đầu nhận định được vai trò của thị hiếu thẩm mĩ trong thiết kế thời trang. 61
  62. Yêu cầu cần đạt Nội dung THIẾT KẾ MĨ THUẬT SÂN KHẤU, ĐIỆN ẢNH Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Thể loại – Nhận biết được đặc điểm của thiết kế trang phục nghệ thuật. – Thiết kế trang phục nghệ thuật. – Lựa chọn được chất liệu, thể loại trang phục nghệ thuật để thực Hoạt động thực hành và thảo luận hành thiết kế. Thực hành Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Thiết kế trang phục sân khấu, điện ảnh (vật liệu – Thực hiện được phác thảo, hoàn thiện mô hình hoặc bản vẽ đơn sẵn có). giản về trang phục nghệ thuật theo chủ đề lựa chọn. Thảo luận – Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực – Đặc điểm thiết kế trang phục sân khấu điện ảnh. hành, sáng tạo. – Sản phẩm thực hành của học sinh. – Bước đầu thể hiện được mục đích và yêu cầu của thiết kế trang Định hướng chủ đề: Tự chọn. phục nghệ thuật. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Phân tích, trao đổi, thảo luận trong quá trình trưng bày, đánh giá sản phẩm thiết kế trang phục nghệ thuật. – Nhận định được vai trò của thiết kế trang phục nghệ thuật với một số loại hình nghệ thuật khác. THIẾT KẾ MĨ THUẬT ĐA PHƯƠNG TIỆN Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Thể loại – Nhận biết được đặc điểm, vai trò của thiết kế mĩ thuật website. – Thiết kế mĩ thuật website. – Xác định được chủ đề và lựa chọn công cụ, phương tiện để thực Hoạt động thực hành và thảo luận 62
  63. Yêu cầu cần đạt Nội dung hành, sáng tạo. Thực hành Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Tập thiết kế mĩ thuật giao diện website mức độ – Thực hiện được thao tác với phương tiện sẵn có để thiết kế mĩ đơn giản. thuật website. Thảo luận – Phác thảo được các phân trang giao diện trên giấy. – Đặc điểm thiết kế mĩ thuật website. – Thể hiện được ý tưởng nội dung chủ đề trong thực hành, sáng tạo. – Sản phẩm thực hành của học sinh. – Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thiết kế Định hướng chủ đề: Tự chọn. mĩ thuật website. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Phân tích, trao đổi, thảo luận trong quá trình thực hiện, đánh giá sản phẩm. KIẾN TRÚC Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Thể loại – Nhận biết được đặc điểm bảo tồn di sản kiến trúc. – Bảo tồn di sản kiến trúc. – Lựa chọn được công trình, di sản kiến trúc cần bảo tồn để thực Hoạt động thực hành và thảo luận hành. Thực hành Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Mô phỏng công trình, di sản kiến trúc (bản vẽ, bản – Sử dụng được một số kĩ năng tạo hình để mô phỏng công trình, di dập chi tiết kiến trúc hoặc mô hình). sản kiến trúc. Thảo luận – Sử dụng, phối hợp được các vật liệu sẵn có (bìa, giấy, nan tre, gỗ, – Đặc điểm bảo tồn di sản kiến trúc. xốp, ) để thực hành, sáng tạo. – Sản phẩm thực hành của học sinh. 63
  64. Yêu cầu cần đạt Nội dung – Bước đầu thể hiện được yếu tố thẩm mĩ của công trình, di sản kiến Định hướng chủ đề: Tự chọn. trúc thông qua sản phẩm. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Phân tích, thảo luận về giá trị thẩm mĩ và công năng của công trình, di sản kiến trúc trong trưng bày, đánh giá. – Nhận định được vai trò của bảo tồn di sản kiến trúc trong giáo dục thẩm mĩ và phát triển nghệ thuật truyền thống. CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP Yêu cầu cần đạt Nội dung Chuyên đề 12.1: THỰC HÀNH VẼ HÌNH HOẠ 3 Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình – Hiểu được đặc điểm, cấu trúc cơ bản của tượng chân dung. Lựa chọn, kết hợp: – Xác định nguồn sáng và vị trí quan sát mẫu để thực hành. Yếu tố tạo hình Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, – Tiến hành được các bước thực hiện bài vẽ tượng chân dung. không gian. – Sắp xếp được bố cục trên khổ giấy. Nguyên lí tạo hình – Thể hiện được cấu trúc, diễn tả khối trong không gian bằng chất – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn liệu chì hoặc than. mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Hoạt động thực hành và thảo luận – Phân tích được mối quan hệ giữa ánh sáng, hình và khối trong Thực hành – Vẽ nghiên cứu tượng chân dung bằng chất liệu chì 64
  65. Yêu cầu cần đạt Nội dung không gian. hoặc than. – Đánh giá được bố cục, hình, khối, không gian ở sản phẩm. Thảo luận – Trao đổi về hình hoạ: Tượng chân dung. Chuyên đề 12.2: THỰC HÀNH VẼ TRANG TRÍ 3 Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình – Nhận biết được đặc điểm của trang trí đường diềm. Lựa chọn, kết hợp: – Lựa chọn được hoạ tiết, chất liệu để thực hành. Yếu tố tạo hình Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, – Sử dụng được chất liệu màu bột hoặc màu nước, chất liệu tương không gian. đương để thực hành, sáng tạo. Nguyên lí tạo hình – Sắp xếp được các hoạ tiết trong trang trí hình tròn dựa trên các – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn yếu tố và nguyên lí tạo hình. mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. – Tạo được hoà sắc trong trang trí đường diềm. Hoạt động thực hành và thảo luận Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Thực hành – Trao đổi, phân tích về trang trí đường diềm. – Trang trí đường diềm. – Liên hệ được ứng dụng của trang trí đường diềm trong đời sống. Thảo luận – Trao đổi về trang trí đường diềm – Sản phẩm thực hành của học sinh. Chuyên đề 12.3: THỰC HÀNH VẼ TRANH BỐ CỤC 3 Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình 65
  66. Yêu cầu cần đạt Nội dung – Nhận biết được đặc điểm tranh bố cục từ những hình khối cơ bản. Lựa chọn, kết hợp: – Lựa chọn được chủ đề, chất liệu để thực hành. Yếu tố tạo hình Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, – Sử dụng được chất liệu màu bột (hoặc màu nước, hoặc chất liệu không gian. tương đương) để thực hành, sáng tạo. Nguyên lí tạo hình – Bước đầu thể hiện được ý tưởng chủ đề thông qua sắp xếp hình – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn khối ở tranh bố cục. mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. – Thể hiện được hoà sắc cho tranh bố cục bằng chất liệu màu bột Hoạt động thực hành và thảo luận (hoặc màu nước, hoặc chất liệu tương đương). Thực hành – Bước đầu thể hiện được đặc điểm của chất liệu màu bột (hoặc – Vẽ tranh bố cục từ những hình khối cơ bản bằng màu nước, chất liệu tương đương) trong thực hành, sáng tạo. chất liệu màu bột (hoặc màu nước, hoặc chất liệu Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: tương đương). – Trao đổi, phân tích về tranh bố cục từ những hình khối cơ bản. Thảo luận – Tranh bố cục hình khối cơ bản. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Định hướng chủ đề: Tự chọn. VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC 1. Định hướng chung Phương pháp giáo dục trong Chương trình môn Mĩ thuật phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, trong đó nhấn mạnh những yêu cầu sau: a) Tích hợp, lồng ghép nội dung lí thuyết trong thực hành, thảo luận; kết hợp liên hệ kiến thức, kĩ năng của môn Mĩ 66
  67. thuật với kiến thức, kĩ năng của các môn học, hoạt động giáo dục khác một cách phù hợp, thiết thực. b) Chú trọng dạy học trải nghiệm; vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học và các hình thức tổ chức, không gian hoạt động học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm, kích thích trí tưởng tượng, tư duy hình ảnh thẩm mĩ của học sinh, tạo cơ hội để học sinh được vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực hành, thể nghiệm ý tưởng sáng tạo và đưa các sản phẩm sáng tạo vào đời sống. c) Khai thác, sử dụng hợp lí thiết bị dạy học, mạng Internet; tận dụng các chất liệu, vật liệu sẵn có ở địa phương. 2. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung a) Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu Thông qua việc tổ chức các hoạt động thảo luận, thực hành, trải nghiệm, sáng tạo, giáo viên giúp học sinh nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ về bản thân và thế giới xung quanh, tình yêu nghệ thuật và cuộc sống; góp phần nâng cao nhận thức về tình yêu gia đình, quê hương, tình thân ái giữa con người với con người, ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên và không gian văn hóa, thẩm mĩ; trân trọng các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật và sự sáng tạo của nghệ sĩ; bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa, nghệ thuật dân tộc, ý thức tôn trọng sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc. Đồng thời, rèn luyện cho học sinh đức chuyên cần, tính trung thực, tình yêu lao động và ý thức trách nhiệm của bản thân trong học tập, làm việc và sử dụng, bảo quản các đồ dùng, công cụ, thiết bị dạy học; kích thích hứng thú, khích lệ sự tự tin ở học sinh trong học tập và tham gia các hoạt động nghệ thuật, góp phần xây dựng và phát triển đời sống thẩm mĩ của cá nhân, cộng đồng. b) Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung – Trong dạy học môn Mĩ thuật, giáo viên tổ chức các hoạt động học tập, thực hành, trải nghiệm, sáng tạo đa dạng với sự tham gia tích cực, chủ động của học sinh. Đặc biệt, cần khích lệ học sinh sẵn sàng cho việc thực hành, sáng tạo và thảo luận nghệ thuật thông qua việc chuẩn bị, xác lập mục tiêu học tập, thiết kế nội dung, kế hoạch, dự án học tập, và thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ học tập của cá nhân, của nhóm, góp phần nâng cao năng lực tự chủ và tự học ở học sinh. – Dạy học Mĩ thuật có nhiều ưu thế hình thành và phát triển ở học sinh năng lực giao tiếp và hợp tác. Thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học kết hợp lồng ghép thảo luận và thực hành nghệ thuật, học sinh được thường xuyên 67
  68. tham gia trao đổi, chia sẻ về tác giả, nghệ sĩ, về tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật; giới thiệu kết quả học tập, thực hành của cá nhân, bạn bè; bày tỏ cảm nhận, suy nghĩ, quan điểm về thẩm mĩ, tạo nên kết quả học tập của nhóm dựa trên những cách thức hợp tác khác nhau. – Giải quyết vấn đề và sáng tạo là đặc trưng trong học tập mĩ thuật. Trong tổ chức hoạt động dạy học, giáo viên vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thích hợp, giúp học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của bản thân để tìm hiểu, khám phá và thực hành, trải nghiệm, phát hiện yếu tố thẩm mĩ trong nghệ thuật và đời sống; khích lệ học sinh đề xuất vấn đề, ý tưởng thẩm mĩ và lựa chọn giải pháp thể hiện; khuyến khích học sinh tiếp tục đổi mới trong tiến trình học tập trên cơ sở nhận thức và tư duy phản biện thẩm mĩ, góp phần hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ở học sinh. 3. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật a) Để hình thành, phát triển hoạt động quan sát và nhận thức thẩm mĩ ở học sinh, trong tổ chức dạy học, giáo viên khuyến khích và tạo cơ hội để học sinh được quan sát, nhận thức về đối tượng thẩm mĩ từ bao quát, tổng thể đến chi tiết, bộ phận và đối chiếu, so sánh để tìm ra đặc điểm, vẻ đẹp của đối tượng, phát hiện các giá trị thẩm mĩ của đối tượng. Tùy theo nội dung, mục đích dạy học và tâm lí lứa tuổi, khả năng nhận thức của học sinh, giáo viên đặt ra yêu cầu quan sát một cách phù hợp, nhằm thúc đẩy, phát triển ở học sinh ý thức tìm tòi, khám phá cuộc sống, môi trường xung quanh và thưởng thức nghệ thuật. Quan sát, nhận thức thẩm mĩ cần được kết hợp, lồng ghép trong hoạt động thực hành sáng tạo, thảo luận, phân tích, đánh giá thẩm mĩ của tiến trình dạy học và liên hệ, ứng dụng thực tiễn. b) Để hình thành, phát triển hoạt động sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ ở học sinh, trong tổ chức dạy học, giáo viên vận dụng các yếu tố kích thích khả năng thực hành, sáng tạo của học sinh bằng những cách thức khác nhau; khuyến khích học sinh thử nghiệm và đổi mới, kích thích tư duy, khả năng giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và liên hệ, ứng dụng thực tiễn. Đồng thời, cần có những hướng dẫn cụ thể để học sinh chủ động chuẩn bị, sẵn sàng học tập, sáng tạo nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm, thúc đẩy sự hứng khởi ở học sinh. Khi sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học, giáo viên cần tích hợp, lồng ghép hoạt động thực hành, sáng tạo, ứng dụng thẩm mĩ với thảo luận, cũng như kết hợp quan sát, nhận thức và phân tích, đánh giá thẩm mĩ trong tiến trình dạy học. 68
  69. c) Để hình thành, phát triển hoạt động phân tích và đánh giá thẩm mĩ ở học sinh, trong tổ chức dạy học, giáo viên khích lệ học sinh tích cực tham gia hoạt động học tập; vận dụng đa dạng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, tạo điều kiện để học sinh được tiếp cận và khám phá nghệ thuật bằng nhiều cách khác nhau; kết hợp liên hệ truyền thống văn hóa, bối cảnh xã hội và khai thác thiết bị công nghệ, nguồn Internet; quan tâm đến sự khác biệt về giới tính, đa dạng sắc tộc, đặc điểm văn hoá vùng miền và tính thời đại. Các yếu tố này cần được cân nhắc, phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí lứa tuổi học sinh và điều kiện dạy học thực tế; đồng thời, cần chú ý đến mối liên hệ và tương tác giữa các thành phần năng lực khác của năng lực mĩ thuật trong tiến trình dạy học. VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC 1. Định hướng chung Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục môn Mĩ thuật là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt phẩm chất, năng lực và sự tiến bộ của từng học sinh; giúp học sinh tự đánh giá sự tiến bộ của bản thân và tự điều chỉnh hoạt động học tập; giúp giáo viên biết được những tiến bộ và hạn chế của học sinh, từ đó có hướng dẫn kịp thời cho học sinh và điều chỉnh kế hoạch, hoạt động dạy học một cách phù hợp; giúp nhà quản lí hiểu rõ chất lượng giáo dục, làm căn cứ để có những điều chỉnh và nâng cao chất lượng giáo dục; giúp cha mẹ học sinh hiểu rõ những tiến bộ của con và có những biện pháp, phối hợp giáo dục với nhà trường. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh. Đánh giá cần bảo đảm các yêu cầu sau: - Phù hợp với mục tiêu giáo dục và yêu cầu cần đạt đối với mỗi lớp học, cấp học; coi trọng đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh trong học tập và những tình huống khác nhau. - Đánh giá phẩm chất của học sinh trong giáo dục Mĩ thuật chủ yếu bằng định tính, thông qua quan sát, ghi chép, nhận xét bằng lời về thái độ, tình cảm, hành vi ứng xử của học sinh khi tham gia các hoạt động mĩ thuật. - Đánh giá năng lực đặc thù của môn học chủ yếu bằng định lượng, thông qua đánh giá các thành phần của năng lực thẩm mĩ; chú ý đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh. 69
  70. - Sử dụng công cụ đánh giá tin cậy, đảm bảo toàn diện, khách quan, chính xác và phân hoá; kết hợp, vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức đánh giá, bao gồm việc học sinh tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng; quan tâm đến những học sinh có sự khác biệt so với các học sinh khác về tâm lí, sở thích, về khả năng và điều kiện tối thiểu học tập; thông tin kịp thời về thời điểm đánh giá, hình thức đánh giá, công cụ đánh giá để học sinh chủ động tham gia quá trình đánh giá. - Kết hợp hài hoà giữa đánh giá thường xuyên (quá trình) và đánh giá tổng kết (định kì); trong đó, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong toàn bộ tiến trình dạy học và tích hợp trong các hoạt động dạy học; đánh giá tổng kết được thực hiện ở thời điểm gần hoặc cuối một giai đoạn học tập (cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học). 2. Hình thức đánh giá a) Đánh giá chẩn đoán: Sử dụng vào thời điểm đầu của một giai đoạn dạy học, nhằm giúp giáo viên thu thập những thông tin về kiến thức, kĩ năng mĩ thuật, những điểm mạnh và nhu cầu của từng học sinh, từ đó xây dựng kế hoạch và phương pháp giáo dục thích hợp. b) Đánh giá kết quả, bao gồm đánh giá thường xuyên và đánh giá tổng kết. Đánh giá thường xuyên căn cứ vào việc học sinh chuẩn bị đồ dùng, công cụ, vật liệu, trả lời câu hỏi, phát biểu ý kiến, thảo luận, chia sẻ, thuyết trình, bài viết, kết quả thực hành, thực hiện trưng bày, tham gia nhận xét, đánh giá, trong quá trình học tập. Đánh giá thường xuyên có sự tham gia của các chủ thể khác nhau: giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá đồng đẳng, học sinh tự đánh giá. Đánh giá tổng kết căn cứ vào các sản phẩm thực hành, kết quả dự án học tập, video clip, bài tự luận, c) Đánh giá định tính và đánh giá định lượng: Đánh giá định tính được thực hiện chủ yếu ở cấp tiểu học; đánh giá định lượng được sử dụng chủ yếu ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, bảo đảm phân hoá dần ở các lớp học trên. VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 1. Giải thích thuật ngữ Các thuật ngữ dùng trong văn bản chương trình môn Mĩ thuật được hiểu theo nghĩa dưới đây: 70
  71. a) Một số thuật ngữ mĩ thuật Thuật ngữ Giải thích Cân bằng Là tạo sự hợp lí cho cảm nhận của thị giác, gồm hai loại phổ biến: cân bằng đối xứng, cân bằng bất đối xứng. Chấm Là đơn vị đầu tiên của ngôn ngữ tạo hình, làm mốc để tạo nét, hình, khối hoặc tự bản thân đứng độc lập tạo ra các đặc tính riêng. Chất cảm Là cảm giác cấu trúc bề mặt của chất liệu tạo hình, ví dụ: sự mềm, mịn, thô ráp, Chuyển động Là sự sắp xếp các yếu tố, nguyên lí tạo hình để tạo các hướng khác nhau ở đối tượng nghệ thuật hoặc tạo sự di chuyển của thị giác trên đối tượng nghệ thuật. Đậm nhạt Là chỉ số thể hiện mức độ sáng hay tối của màu sắc hoặc sự chuyển biến của ánh sáng và bóng tối trên đối tượng. Nhấn mạnh Là một yếu tố hoặc phần của tác phẩm, sản phẩm nghệ thuật thu hút thị giác ở đối tượng nghệ thuật. (Điểm nhấn) Hài hoà Là sự sắp xếp các yếu tố tạo hình, nguyên lí tạo hình một cách hợp lí trong một tổng thể chung trên đối tượng thẩm mĩ. Hình Là hiệu quả thụ cảm thị giác đối với vật thể trong không gian do tác động của ánh sáng; hoặc được tạo bởi các yếu tố tạo hình với những nét khu biệt trên mặt phẳng hay đường nét chu vi của các diện được khép kín trong không gian. Khối Là biểu hiện thể tích trên mặt phẳng, trong không gian thực, được tạo bởi các diện mảng của vật thể chiếm một vị trí nhất định. Không gian Là khoảng cách có thể đo được giữa các điểm hoặc hình ảnh, khoảng trống xung quanh một tác phẩm, sản 71
  72. Thuật ngữ Giải thích phẩm, hay một hình, một yếu tố nào đó ở đối tượng của nghệ thuật. Lặp lại Là sự sắp xếp, bố trí các hình, nét, màu sắc, nhắc lại trên cùng một đối tượng thẩm mĩ; hoặc là sự mô phỏng lại đối tượng. Màu thứ cấp Là màu được tạo ra từ màu cơ bản. Nét Là đường tạo thành do sự dịch chuyển của một điểm hoặc chấm, gồm nhiều loại: thẳng, cong, xiên, gấp khúc, Nét còn gọi là đường viền hay đường chu vi, là ranh giới giữa vật này với vật khác hay giữa một vật với không gian xung quanh. Nhịp điệu Là sự nhắc lại một cách có chủ đích (đều, nhanh - chậm, dày đặc - thưa thớt, ) các hình dạng, hình khối, màu sắc, trên đối tượng nghệ thuật. Sản phẩm Là bài vẽ, bức tranh, hình thể, vật thể, được tạo ra trong quá trình thực hành, sáng tạo của học sinh. Sản phẩm thủ Là sản phẩm được tạo nên bởi cá nhân hoặc tập thể người lao động, nghệ nhân, nghệ sĩ, có tính phổ biến, công được xã hội công nhận. Tác phẩm Là sản phẩm mĩ thuật của một cá nhân hoặc một nhóm nghệ sĩ mang phong cách và dấu ấn riêng, được xã hội công nhận. Thảo luận Là sự trao đổi, chia sẻ, phân tích, giải thích, phản biện, đánh giá, thẩm mĩ thông qua hình thức học tập mĩ thuật tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, Thẩm mĩ Là phạm trù triết học đề cập đến bản chất, giá trị của nghệ thuật và hình thức cảm nhận giác quan về cái đẹp. Thủ công Là những thao tác tạo hình đòi hỏi kĩ năng làm hoặc tạo tác phẩm, sản phẩm bằng tay mang công năng sử dụng. 72
  73. Thuật ngữ Giải thích Tỉ lệ Là mối quan hệ so sánh giữa hai hay nhiều yếu tố trong một thành phần liên quan đến kích thước, màu sắc, số lượng, sắp xếp, sắc độ, Tương phản Là sự đối lập của các đối tượng liên quan khác nhau ở cạnh nhau, ví dụ: màu nóng, màu lạnh; nét thẳng, nét cong, Vật liệu Là đồ dùng, đồ vật được sưu tầm, tái sử dụng hoặc sẵn có trong tự nhiên, như: giấy báo, giấy bìa, vỏ hộp, chai nhựa, vải vụn, sợi dây len, cọng rơm, lá cây, 2D, 3D Là tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật được tạo ra trên mặt phẳng hai chiều hoặc trong không gian ba chiều. b) Từ ngữ thể hiện mức độ cần đạt Chương trình môn Mĩ thuật sử dụng một số động từ để thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực của học sinh. Một số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp thể hiện một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể. Trong bảng tổng hợp dưới đây, đối tượng, yêu cầu cụ thể của mỗi hành động được chỉ dẫn bằng các từ ngữ khác nhau đặt trong ngoặc đơn. Trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi thảo luận và thực hành, ra đề kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể dùng những động từ nêu trong bảng tổng hợp hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho học sinh. Mức độ Động từ mô tả mức độ Biết Nhận biết được (yếu tố tạo hình, nguyên lí tạo hình, đặc điểm, ), đọc được tên (màu sắc, tác giả, sản phẩm, tác phẩm, trường phái, ), liệt kê được (đồ dùng, công cụ, vật liệu, ngành nghề, ), nêu được (yếu tố đặc trưng, ý tưởng, giải pháp, ), xác định được (chủ đề, mục đích, đối tượng, ), 73