Cơ hội cho phát triển thương mại điện tử Việt Nam khi tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN

pdf 8 trang Gia Huy 18/05/2022 2400
Bạn đang xem tài liệu "Cơ hội cho phát triển thương mại điện tử Việt Nam khi tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfco_hoi_cho_phat_trien_thuong_mai_dien_tu_viet_nam_khi_tham_g.pdf

Nội dung text: Cơ hội cho phát triển thương mại điện tử Việt Nam khi tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM KHI THAM GIA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN OPPORTUNITIES FOR DEVELOPMENT OF VIETNAM E-COMMERCE WHEN PARTICIPATING ASEAN ECONOMIC COMMUNITY Lê Thế Phiệt Trường Đại học Tây nguyên lethephiet@yahoo.com TÓM TẮT Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một trong 3 trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN (Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội). Việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015 sẽ mang lại cơ hội phát triển cho tất cả cả ngành/lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam. Bài viết phân tích những cơ hội mới đối việc phát triển thương mại điện tử (TMĐT) khi AEC ra đời, qua đó đưa ra một số khuyến nghị với Việt nam để có thể tận dụng tối đa các cơ hội cho phát triển thương mại điện tử, khi tham gia AEC. Từ khóa: Cộng đồng kinh tế ASEAN, Thương mại điện tử, Việt Nam ABSTRACT ASEAN Economic Community (AEC) which is one of three important pillars of the ASEAN Community (Political- Security, Economic and Socio-Cultural). The formation of the ASEAN Economic Community by the end of 2015 will bring development opportunities for all the industries/sectors, including e-commerce sector of Vietnam. This article analysis of new opportunities for the development of electronic commerce when the AEC is established, which offer a number of recommendations with Vietnam to be able to maximize the opportunities for the development of electronic commerce, when join the AEC. Key words: ASEAN Economic Community, eCommerce, Vietnam 1. Đặt vấn đề ASEAN-Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đƣợc thành lập vào ngày 8/8/1967 gồm 10 quốc gia, trong đó có Việt Nam với mục tiêu nhằm thiết lập một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các nƣớc trong khu vực. Trải qua nhiều bối cảnh thăng trầm của thế giới và khu vực, ASEAN đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể, trở thành một tổ chức hợp tác khu vực trên tất cả các lĩnh vực; trong đó lĩnh vực kinh tế luôn đƣợc chú trọng và đặt lên hàng đầu. Bản tuyên bố ASEAN thể hiện rõ mục tiêu của hiệp hội về hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, kỹ thuật, giáo dục và một số lĩnh vực khác, đồng thời cũng cho thấy mục đích đẩy mạnh và ổn định nền hòa bình trong khu vực, đƣợc cụ thể hóa bằng sự tôn trọng quy định, luật pháp, và các cam kết đối với nguyên tắc hiến chƣơng Liên Hiệp Quốc. Hiện nay, ASEAN đang chuyển sang giai đoạn thực hiện một trong 3 trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN, đó là thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015. Đây là khối hợp tác kinh tế khu vực của các quốc gia thành viên ASEAN nhằm mục tiêu hội nhập khu vực trên cơ sở Hiến chƣơng ASEAN. Trong bối cảnh quốc tế mới và tác động của AEC đối với Việt Nam thì việc nhận diện những cơ hội cho phát triển thƣơng mại điện tử (TMĐT) Việt nam là cần thiết, góp phần định hƣớng những cơ hội mà AEC sẽ mang lại cho thƣơng mại điện tử Việt nam khi tham gia AEC. 2. Quá trình hình thành và mục tiêu AEC Để đáp ứng yêu cầu phát triển và liên kết các quốc gia trong khu vực thành một khối thống nhất, vào tháng 10 năm 2003 Lãnh đạo các nƣớc ASEAN đã ký tuyên bố hòa hợp ASEAN II (hay còn gọi là tuyên bố Bali II) thống nhất đề ra mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với ba trụ cột chính: Cộng đồng An ninh (ASC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC) trên cơ sở giữ vững các nguyên tắc cơ bản của ASEAN: độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ, đồng thuận và giải quyết hòa bình mọi bất đồng, tranh chấp đồng thời khẳng định 404
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) ASEAN sẽ tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác bên ngoài vì mục đích chung là hòa bình, ổn định và hợp tác cùng có lợi. Theo dự định của các nhà lãnh đạo ASEAN, AEC sẽ đƣợc thành lập vào cuối năm 2015, nhằm mục đích tạo dựng một thị trƣờng và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên ASEAN, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ, lao động có tay nghề trong ASEAN. Mục tiêu của AEC là thúc đẩy phát triển kinh tế một cách công bằng, thiết lập khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao mà với năng lực cạnh tranh này, ASEAN có thể hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu. Bốn đặc điểm đồng thời là yếu tố cấu thành của AEC [1],[6]: Một thị trƣờng đơn nhất và một không gian sản xuất chung, đƣợc xây dựng thông qua: tự do chu chuyển hàng hóa, tự do chu chuyển dịch vụ, tự do chu chuyển lao động có tay nghề; tự do chu chuyển các dòng vốn và tự do chu chuyển dòng đầu tƣ. Một Khu vực kinh tế mang tính cạnh tranh, đƣợc xây dựng thông qua các khôn khổ chính sách về cạnh tranh, bảo vệ ngƣời tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống thuế khóa và thƣơng mại điện tử. Phát triển kinh tế công bằng, đƣợc thực hiện thông qua kế hoạch phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và thực hiện sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển của các nƣớc thành viên. Hội nhập kinh tế toàn cầu, đƣợc thực hiện thông qua việc tham vấn chặc chẽ trong đàm phán đối tác và trong tiến trình tham gia vào mạng lƣới cung cấp toàn cầu. Đồng thời, ASEAN cũng nhất trí xác định 12 lĩnh vực ƣu tiên đẩy nhanh liên kết, đó là: Hàng nông sản; Ô tô; Điện tử; Nghề cá; Các sản phẩm từ cao su; Dệt may; Các sản phẩm từ gỗ; Vận tải hàng không; Thƣơng mại điện tử ASEAN; Chăm sóc sức khoẻ; Du lịch; và Logistics. Nhƣ vậy, AEC chính là sự đẩy mạnh những cơ chế liên kết hiện có của ASEAN, nhƣ Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS), Khu vực đầu tƣ ASEAN (AIA), Hiệp định khung về hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO), Lộ trình hội nhập tài chính và tiền tệ ASEAN, v.v., để xây dựng ASEAN thành ―một thị trƣờng và cơ sở sản xuất thống nhất‖. Nói cách khác, AEC là mô hình liên kết kinh tế khu vực dựa trên và nâng cao những cơ chế liên kết kinh tế hiện có của ASEAN và bổ sung thêm hai nội dung mới là tự do di chuyển lao động và di chuyển vốn. 3. Thực trạng thƣơng mại điện tử ASEAN và Việt Nam 3.1. Thương mại điện tử của ASEAN Các nƣớc ASEAN bắt đầu có các hoạt động tập thể về TMĐT từ năm 1997, mở đầu bằng hội nghị bàn tròn ASEAN về TMĐT ở Malaysia. Hiện nay cộng đồng các quốc gia ASEAN đang khẩn trƣơng đẩy mạnh ứng dụng và phát triển TMĐT, xây dựng một không gian ASEAN số hoá thống nhất. Bảng 1, cho thấy hiện tại thị trƣờng TMĐT ở ASEAN vẫn chƣa ―trƣởng thành‖ so với Mỹ và Trung Quốc. Tỷ lệ TMĐT của Mỹ và Trung Quốc lớn hơn 8%, trong khi tỷ lệ TMĐT của thị trƣờng bán lẻ của ASEAN là 0,2%. Việc TMĐT của các nƣớc ASEAN chiếm tỷ lệ thấp trong tổng doanh thu ngành bán lẻ, cho thấy dƣ địa cho tăng trƣởng vẫn còn rất lớn. Các nƣớc ASEAN đang đứng trƣớc cơ hội đạt đƣợc nhiều đột phá về thị trƣờng. Bảng 1. Thống kê thương mại điện tử ASEAN năm 2013, so với Trung Quốc và Mỹ 405
  3. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Nguồn: UBS [4]. Bảng 1 cũng cho thấy, nếu thƣơng mại điện tử có thể tăng tỷ lệ lên 5% tổng doanh số bán lẻ, thị trƣờng thƣơng mại điện tử sẽ tăng lên quy mô cỡ 21,8 tỷ USD và nếu đạt tới 8% thì quy mô là 34,9 tỷ USD. TMĐT các nƣớc ASEAN đang có xu hƣớng chuyển sang thƣơng mại di động. ASEAN là khu vực có tốc độ phát triển số ngƣời sử dụng Smartphone lớn nhất thế giới. Đây là chìa khóa thành công trong tƣơng lai, bởi vì mua hàng trên thiết bị di động là khuynh hƣớng hiện đại, đang chiếm đến 40% giao dịch thƣơng mại điện tử toàn cầu. Điều mà các doanh nghiệp ASEAN cần là phát triển hạ tầng vận tải và hậu cần hàng hải để hàng hóa đƣợc giao thƣơng nhanh chóng, dễ dàng hơn, tạo độ tín nhiệm cho ngƣời tiêu dùng. Nhƣ vậy, hầu hết những nƣớc trong khu vực ASEAN đều thuộc nhóm đã và đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Theo Bảng xếp hạng các các nƣớc có môi trƣờng TMĐT tốt nhất thế giới 2008-2013, Singapore dẫn đầu danh sách, vƣợt qua những nền kinh tế lớn trên thế giới nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ Dù Việt Nam đứng thứ 45 trong bảng tổng sắp nhƣng lại là nƣớc có tốc độ phát triển, cải thiện môi trƣờng TMĐT nhanh thứ 7 thế giới. Tuy nhiên sự bùng nổ thƣơng mại điện tử tại các nƣớc ASEAN đang bị cản trở bởi những yếu tố nhƣ chi phí logistics và những hạn chế trong hệ thống thanh toán. 3.2. Thương mại điện tử của Việt Nam Trong những năm qua, TMÐT tại Việt Nam đã phát triển rất nhanh chóng. Việc thanh toán và vận chuyển cũng đã trở nên thông thoáng hơn, phƣơng thức mua bán trực tuyến qua các trang thông tin điện tử đƣợc phổ cập trong xã hội. Một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ đã dựa vào TMÐT để phát triển kênh bán hàng chủ đạo nhƣ các hãng hàng không, công ty du lịch, khách sạn. v.v. Nhiều doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử để bán hàng hóa hoặc xây dựng trang thông tin điện tử ở dạng sàn giao dịch cho các doanh nghiệp khác hoặc cá nhân tham gia bán hàng hóa hoặc dịch vụ trên sàn của mình. Những hoạt động của các doanh nghiệp này đã tạo ra một thị trƣờng mua bán hàng hóa trên Internet khá sôi động. Những điểm nổi bật của TMĐT Việt Nam: TMĐT ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu, sẽ bùng nổ trong tương lai. Theo kết quả nghiên cứu về thƣơng mại điện tử năm 2014 của Ngân hàng UBS (Thụy Sĩ) bảng 2, cho thấy dịch vụ Internet ở Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, một phần lớn là nhờ sự sôi động của thị trƣờng điện thoại và Internet. Nếu mức độ thâm nhập Internet ở các nƣớc ASEAN đạt 32% với h ơ n 1 9 9 triệu ngƣời dùng, thì Việt Nam có hơn 31 triệu thuê bao Internet, đạt tỷ lệ thâm nhập là 35%; và 131,6 triệu thuê bao di động, vƣợt qua cả Thái Lan, Malaysia là hai nƣớc phát triển hơn. Mặc dù kinh tế vĩ mô đang bị ảnh 406
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) hƣởng, thế nhƣng tăng trƣởng ở thị trƣờng di động và Internet vẫn tiếp tục diễn ra, đặc biệt là khi chi phí truy cập Internet và cƣớc thuê bao điện thoại đang giảm dần [4]. Bảng 2. Số lượng người dùng Internet các nước ASEAN Ghi chú:* số liệu bao gồm thuê bao cố định. Nguồn: UBS [4]. Về quy mô thị trƣờng, đến năm 2014 (bảng 3), giá trị mua hàng trực tuyến của một ngƣời trong năm ƣớc tính đạt khoảng 145 USD và doanh số thu từ TMĐT B2C (doanh nghiệp đến ngƣời tiêu dùng) đạt khoảng 2,97 tỷ USD, chiếm 2,12 % tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nƣớc. Sản phẩm đƣợc lựa chọn tập trung vào các mặt hàng nhƣ đồ công nghệ và điện tử (60%) tăng 25% so với năm 2013, thời trang, mỹ phẩm (60%), đồ gia dụng (34%), sách, văn phòng phẩm (31%) và một số các mặt hàng khác. Tại Việt Nam, phần lớn ngƣời mua sắm sau khi đặt hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt (64%), hình thức thanh toán qua ví điện tử chiếm 37%, và hình thức thanh toán qua ngân hàng chiếm 14%. Số liệu bảng 2 cho thấy thị trƣờng TMĐT ở Việt nam đang ở giai đoạn ban đầu của TMĐT và chỉ mới phát triển chiến lƣợc công nghệ thông tin quốc gia. Bảng 3. Thị trường thương mại điện tử Việt Nam so với thế giới năm 2014 Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử Việt nam 2014 [2] Năm 2014, tỷ lệ doanh nghiệp có Website là 45%, tăng không đáng kể so với tỷ lệ này của năm 2013. Trong đó, 47% doanh nghiệp cho biết đã cập nhật thông tin hàng ngày trên Website, 32% cập nhật hàng tuần, còn lại 21% doanh nghiệp trung bình mỗi tháng chỉ cập nhật một lần. 41% doanh nghiệp đã cử cán bộ phụ trách Website. Tỷ lệ Website có tính năng đặt hàng trực tuyến là 58%, cao hơn đáng kể so với năm 2013. Trong khi đó tỷ lệ Website có tính năng thanh toán trực tuyến là 15% và hầu nhƣ không đổi so với năm 2013 [2]. Thương mại di động hình thành và có xu hướng tăng nhanh, kết quả cho thấy đã có 10% doanh nghiệp đã khai thác các ứng dụng trên nền thiết bị di động để phục vụ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trong số các doanh nghiệp này mới có 13% cho biết việc kinh doanh thông qua các ứng dụng di động mang lại hiệu quả cao. Đối với các doanh nghiệp đã có website riêng, 15% cho biết đã có phiên bản di động [3]; 407
  5. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Thương mại trên các mạng xã hội tiếp tục phát triển, có 24% doanh nghiệp đã tiến hành kinh doanh trên các mạng xã hội, trong đó 16% cho biết hoạt động này mang lại hiệu quả cao. Có tới 50% doanh nghiệp cho biết đã tiến hành quảng bá Website trên các mạng xã hội, cao hơn một chút so với các công cụ tìm kiếm (47%) [3]; Chính phủ điện tử được doanh nghiệp tiếp cận nhiều hơn. Năm 2014 có 42% doanh nghiệp cho biết thƣờng xuyên tra cứu thông tin trên các website của các cơ quan nhà nƣớc tại địa phƣơng, 53% doanh nghiệp thỉnh thoảng mới truy cập và 5% doanh nghiệp chƣa bao giờ truy cập các website này. Các tỷ lệ này cho thấy tình hình truy cập website của các cơ quan nhà nƣớc để thu thập thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có sự tiến bộ đáng kể so với năm 2013 và 2012 [3]. Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, TMĐT ở Việt Nam còn có những hạn chế sau: Một là, Nhân lực chƣa đảm bảo. Số lƣợng cơ sở đào tạo chuyên môn về TMĐT còn ít và chất lƣợng đào tạo ở nƣớc ta cũng chƣa cao. Việc tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về TMĐT chƣa đƣợc sâu, rộng; thiên về lợi ích của TMĐT, chƣa đi sâu vào các nội dung cụ thể, nhƣ pháp luật về TMĐT, mô hình ứng dụng có hiệu quả TMĐT, thanh toán điện tử, bảo vệ an ninh trong giao dịch v.v Hai là, Kết cấu hạ tầng phục vụ TMĐT đã có nhiều tiến bộ, nhƣng Internet tốc độ cao nhƣ ADSL và đƣờng truyền riêng chƣa phổ cập hết các địa phƣơng do chi phí kết nối còn cao. Ba là, Môi trƣờng pháp lý chƣa hoàn thiện. Luật giao dịch điện tử đƣợc Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 01/03/2006, đặt nền móng cho hệ thống pháp luật TMĐT. Bộ Công Thƣơng đã ban hành Thông tƣ số 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thƣơng mại điện tử. Ngoài ra còn trên một chục quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ và chỉ thị của một số Bộ liên quan đến TMĐT; trên một chục văn bản (Nghị định, thông tƣ ) về dịch vụ internet. Nhìn chung, môi trƣờng pháp lý cho TMĐT đang từng bƣớc đƣợc hoàn thiện. Nhƣng phần lớn mới là các văn kiện dƣới luật. Bốn là, An ninh internet chƣa đảm bảo. Tình trạng tội phạm mạng gia tăng sẽ ảnh hƣởng đến niềm tin của ngƣời tiêu dùng và các doanh nghiệp đối với TMĐT. Vấn đề an toàn, an ninh trong giao dịch đƣợc xếp thứ ba trong số những trở ngại cho sự phát triển TMĐT ở Việt Nam, sau trở ngại về môi trƣờng xã hội, tập quán kinh doanh và nhận thức của ngƣời dân về TMĐT. Theo khảo sát ngƣời tiêu dùng trực tuyến của Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin năm 2014, có tới 42% ngƣời tiêu dùng lo ngại bị lộ thông tin cá nhân trong mua sắm trực tuyến. 4. Những cơ hội thƣơng mại điện tử Việt Nam Với bốn đặc điểm cấu thành của AEC, TMĐT là một trong 12 lĩnh vực ƣu tiên đẩy nhanh liên kết trong AEC và thực trạng phát triển TMĐT của ASEAN và Việt nam đã phân tích ở trên, có thể thấy việc hình thành AEC mang lại cho TMĐT Việt nam những cơ hội sau: Một là, ASEAN có diện tích gần 4,5 triệu km2, có dân số 612 triệu ngƣời và mật độ dân số đạt 136 ngƣời/km2, tƣơng đƣơng với châu Á, cao gấp gần 2,7 lần thế giới. GDP của ASEAN ƣớc tính năm 2014 theo tỷ giá hối đoái thực tế đạt trên 2500 tỷ USD; GDP bình quân đầu ngƣời đạt khoảng 4000 USD (nếu tính theo tỷ giá sức mua tƣơng đƣơng đạt khoảng 7800 USD), tuy thấp hơn của châu Á và thế giới, nhƣng lại có tốc độ tăng cao hơn. ASEAN hiện là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu về thƣơng mại và đầu tƣ của Việt Nam, chiếm hơn 14% tổng giá trị thƣơng mại của cả nƣớc. Năm 2014, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa sang thị trƣờng ASEAN đạt trị giá 19 tỷ USD và chiếm 12,7% kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc ra thế giới. Ớ chiều ngƣợc lại, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu xấp xỉ 23 tỷ USD hàng hóa có xuất xứ từ các nƣớc ASEAN, chiếm 15,5% tổng kim ngạch nhập 408
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) khẩu của cả nƣớc từ tất cả các thị trƣờng. Do vậy khi AEC hình thành, các doanh nghiệp Việt Nam có thể bán hàng sang các nƣớc ASEAN gần nhƣ bán hàng trong nƣớc, ASEAN trở thành một thị trƣờng duy nhất và một cơ sở sản xuất thống nhất, thì rào cản trong trao đổi thƣơng mại khu vực đƣợc xóa bỏ dẫn đến khối lƣợng và tốc độ lƣu chuyển hàng hóa, dịch vụ sẽ đƣợc đẩy mạnh. Đây chính là một cơ hội cho sự phát triển của TMĐT Việt Nam [5]. Hai là, Khi AEC hình thành, sẽ mở ra cơ hội hợp tác kinh tế của ASEAN với các nƣớc ngoài khối, đặc biệt với các cƣờng quốc kinh tế nhƣ Mỹ, Nhật, EU, thông qua các hiệp định thƣơng mại đã có giữa ASEAN và các nƣớc trên. ASEAN đang đàm phán với các đối tác Đông Á để xây dựng Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), dự kiến Hiệp định sẽ hoàn tất đàm phán vào cuối năm 2015. Theo số liệu thống kê gần nhất, các nƣớc tham gia Hiệp định có tổng GDP hàng năm 21,3 nghìn tỷ USD, tƣơng đƣơng 30% tổng GDP thế giới, có dân số 3,4 tỷ ngƣời, tƣơng đƣơng 47% tổng dân số thế giới, giá trị thƣơng mại hàng năm lên tới 10,7 nghìn tỷ USD, tƣơng đƣơng 29% tổng thƣơng mại thê giới. Từ đó, mở ra cơ hội trao đổi thƣơng mại tự do với các nƣớc và khu vực trên toàn cầu. Khi thƣơng mại quốc tế của ASEAN, trong đó có Việt Nam với bên ngoài đƣợc đẩy mạnh, chắc chắn giao dịch TMĐT sẽ có điều kiện mở rộng và phát triển. Ba là, Hiện tại ASEAN là khu vực đầu tiên trong thế giới đang phát triển có đƣợc khung chính sách pháp lý đối với TMĐT. Mƣời nƣớc ASEAN đã cùng ký kết Nghị định thƣ Hội nhập ngành thƣơng mại điện tử ASEAN tại Viêng - chăn (Lào). Văn kiện có hiệu lực từ 31/8/2005 hƣớng đến các mục tiêu: Tự do hoá thƣơng mại các sản phẩm Công nghệ thông tin và truyền thông, dịch vụ và đầu tƣ Công nghệ thông tin và truyền thông; Phát triển, tăng cƣờng và củng cố năng lực cạnh tranh của ngành Công nghệ thông tin và truyền thông trong ASEAN; Giảm cách biệt về kỹ thuật số trong từng quốc gia thành viên ASEAN và giữa các quốc gia thành viên ASEAN; Thúc đẩy hợp tác giữa khu vực nhà nƣớc và tƣ nhân, tiến tới thực hiện mục tiêu e-ASEAN. Do đó nếu AEC hình thành sẽ tạo điều kiện thực hiện đồng bộ hóa luật TMĐT, trong đó có Việt Nam. Bốn là, AEC hình thành sẽ góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua, vốn FDI vẫn tăng mạnh vào ASEAN, năm 2013 đạt 122,4 tỷ USD trong đó EU và Nhật Bản dẫn đầu, đầu tƣ nội khối chiếm 17,4% và Trung uốc chiếm vị trí thứ 4 khoảng 7,02% với giá trị là 8,6 tỷ USD. So với các quốc gia khác trong ASEAN thì Việt Nam có một vài lợi thế trong việc thu hút FDI, nhƣ chính trị ổn định, tài nguyên, lao động, vị trí địa lý. Với nền tảng công nghệ thông tin và viễn thông đã đạt tới một trình độ nhất định, cùng với sự hợp tác cùng nhau phát triển, sẽ giúp cho các quốc gia thành viên AEC có sự phát triển đồng đều. Khi đó, giao dịch TMĐT của Việt Nam sẽ có điều kiện phát triển về chiều rộng và chiều sâu. Năm là, Dƣới sức ép hội nhập với cộng động doanh nghiệp ASEAN năng động, hiện đại, các doanh nghiệp Việt Nam phải thích ứng và đẩy mạnh ứng dụng các phƣơng thức quản lý và kinh doanh hiện đại, nhƣ thƣơng mại điện tử và Hải quan điện tử (một trong các ƣu tiên của AEC). Từ thực tiễn phát triển cho thấy ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông giúp các doanh nghiệp chuyển từ cạnh tranh về chi phí nhân công thấp và tài nguyên thiên nhiên sang cạnh tranh về lợi thế so sánh của hàng hoá và dịch vụ dựa trên giá trị tri thức, có giá trị gia tăng cao. 5. Một số khuyến nghị 5.1. Đối với nhà nước Thứ nhất, Cần xây dựng những chƣơng trình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao nhận thức và ứng dụng TMÐT. Ban hành các luật cần thiết đảm bảo tính chắc chắn, khả thi, và sáng tỏ của các quyền và nghĩa vụ của các bên hữu quan, có tính tới các phƣơng thức đang hình thành của hoạt động kinh doanh số 409
  7. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG hoá. Khuôn khổ pháp lý mới phải có khả năng thích ứng và đủ linh hoạt để thích nghi đƣợc với các biến đổi công nghệ và với tình hình môi trƣờng toàn cầu và khu vực biến hoá không ngừng. Có các chính sách kinh tế thuận lợi, các chƣơng trình kích thích cả gói và một cơ chế hỗ trợ. Tuy nhiên, cần phải có nhiều thử nghiệm trong giai đoạn khởi đầu này của việc phát triển TMĐT trong ASEAN. Trong nhiều lĩnh vực của ngành tài chính và trong các khu vực chủ chốt của công nghiệp, rất có thể sẽ không có một doanh nghiệp chuyên hoá TMĐT. Cần kích hoạt TMĐT thông qua các dự án thí điểm, các trung tâm thí điểm, các thực nghiệm. Các biện pháp mang tính chủ động sẽ bao gồm: các điểm tạo mầm mống, các khuyến khích trong các chƣơng trình làm quen với môi trƣờng mới, và các định hƣớng mang tính chiến lƣợc. Thứ hai, Phối hợp với các Hiệp hội ngành nghề, cơ quản lý và doanh nghiệp liên quan triển khai các hoạt động, các dự án TMĐT hỗ trợ các doanh nghiệp trong các lĩnh vực cụ thể. Chủ động tham gia AEC, thống nhất các chuẩn về quyền sở hữu trí tuệ, tính an toàn trong giao dịch TMĐT, mã thƣơng mại, công nghệ, thuế hải quan. Thứ ba, Hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT thông qua việc đào tạo, tuyên truyền phổ biến các cơ chế chính sách về TMĐT và kinh nghiệm triển khai thành công của các mô hình TMĐT tiên tiến trong và ngoài nƣớc. Cơ quan quản lý nhà nƣớc cần xây dựng chính sách, chiến lƣợc phát triển phù hợp thực trạng và năng lực ứng dụng của các đối tƣợng. TMÐT là lĩnh vực mới nên vai trò của cơ quan quản lý nhà nƣớc ở giai đoạn đầu phát triển là rất quan trọng. Thứ tư, Trong thời gian tới, để TMÐT phát triển thì cần đầu tƣ cơ sở hạ tầng thông tin. Một trong các cân nhắc cơ bản của TMĐT là tính thƣờng hữu toàn cầu và tính dễ tiếp cận với cơ sở hạ tầng truyền thông. Tiếp cận và sử dụng cơ sở hạ tầng này là chức năng của năng lực mạng ở cấp quốc gia, khu vực, và toàn cầu; của tính thƣờng hữu và chi phí của các khí cụ truy nhập (điện thoại, máy tính điện tử cá nhân, modem v.v.); và tính thƣờng hữu của kỹ năng kỹ thuật truy cập. Các dịch vụ viễn thông cơ bản phải thƣờng hữu đối với đa số dân chúng và chi phí phải thấp là điều kiện tiên quyết căn bản của TMĐT. Do đó, trƣớc hết phải có hạ tầng cơ sở viễn thông cơ bản. Vì chi phí cao có thể cản trở việc truy nhập vào mạng thông tin, nên giá dịch vụ viễn thông, cùng với giá của phần cứng và phần mềm cần thiết để truy nhập vào mạng truyền thông phải ở các mức có thể chịu đựng đƣợc. Thứ năm, Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý TMĐT, để có một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực TMĐT đồng bộ, dễ áp dụng cho các đối tƣợng tham gia. Hoạt động TMÐT ở Việt Nam hiện khá đa dạng về hình thức, phức tạp về tính chất và có tác động xã hội rộng lớn. Trong khi đó, năng lực của các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật chƣa theo kịp với nhu cầu của thực tiễn phát triển. Ðể nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực còn tƣơng đối mới mẻ này, cần có hệ thống văn bản pháp luật với hiệu lực đủ mạnh và tầm bao quát lớn, đặt nền tảng cho việc xây dựng cơ chế cũng nhƣ tổ chức triển khai các hoạt động hực thi pháp luật và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển TMÐT thời gian tới. 5.2. Đối với doanh nghiệp Thứ nhất, Doanh nghiệp cần chấp nhận, phát triển và ứng dụng TMĐT thông qua cam kết của khu vực doanh nghiệp và các hiệp hội buôn bán. Nâng cao ý thức tuân thủ các quy định pháp luật về TMĐT do hoạt động kinh doanh trên môi trƣờng trực tuyến còn khá mới mẻ, nên sẽ có những tranh chấp về chứng từ điện tử, thƣơng hiện, bảo vệ dữ liệu cá nhân. Thứ hai, Nâng cao năng lực của cơ sở hạ tầng mạng truyền thông nhằm đảm bảo tính liên thông và tính liên tác. Bởi một trong các yêu cầu cơ bản TMĐT là tính phổ biến và tính dễ tiếp cận với cơ sở hạ tầng truyền thông. Đồng thời, chi phí cao có thể cản trở việc truy nhập vào mạng thông tin, nên giá dịch vụ viễn thông, cùng với giá của phần cứng và phần mềm cần thiết để truy cập vào mạng truyền thông nên ở các mức có thể chịu đựng đƣợc. Để TMĐT có thể thành công trong nội ASEAN, tính liên tác cần đƣợc 410
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) đảm bảo nhằm tạo điều kiện cho tất cả ngƣời sử dụng mạng ở các quốc gia thành viên có thể liên thông với nhau, không phân biệt kiểu máy tính, hãng cung cấp dịch vụ viễn thông, kiểu mạng và kiểu phần mềm sử dụng. Thứ ba, Doanh nghiệp cần nỗ lực nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, nhân viên bằng cách thƣờng xuyên đào tạo cán bộ. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo chính quy về TMĐT thông qua việc kết hợp với các trƣờng đại học, cao đẳng và cộng đồng doanh nghiệp, nhằm đƣa hoạt động đào tạo TMĐT đi vào chiều sâu. Có các chính sách đãi ngộ đặt biệt đối với đội ngũ chuyên gia quản lý, kinh tế, kỹ thuật giỏi đáp ứng yêu cầu hội nhập trong lĩnh vực công nghệ thông tin. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Thƣ ký ASEAN (2012), ―Cộng đồng kinh tế ASEAN: Sổ tay thông tin cho doanh nghiệp‖, Hà Nội. [2] Bộ Công thƣơng, Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin (2014), Báo cáo thƣơng mại điện tử Việt Nam 2014. [3] Hiệp hội TMĐT Việt Nam (2014), Báo cáo Chỉ số Thƣơng mại điện tử 2014. [4] Thƣơng mại điện tử ASEAN đang ở đâu?, tu-ASEAN-dang-o-dau [5] Vụ Chính sách Thƣơng mại đa biên, Bộ Công Thƣơng (2015). Hội nghị Bộ trƣởng Kinh tế ASEAN họp lần thứ 21, truy cập từ kinh-te- asean-hep-lan-thu-21.aspx [6] UNCTAD (2012), Review of E-commerce Legislation Harmonization in the Association of Southeast Asian Nations. 411