Cơ hội phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong tiến trình hội nhập thương mại quốc tế của Thành phố Hải Phòng

pdf 15 trang Gia Huy 18/05/2022 1430
Bạn đang xem tài liệu "Cơ hội phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong tiến trình hội nhập thương mại quốc tế của Thành phố Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfco_hoi_phat_trien_nguon_nhan_luc_chat_luong_cao_trong_tien_t.pdf

Nội dung text: Cơ hội phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong tiến trình hội nhập thương mại quốc tế của Thành phố Hải Phòng

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 CƠ HỘI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG Opportunities for developing high quality human resources in the process of international trade integration of Hai Phong city NCS. Nguyễn Thị Thu Thảo Khoa KT&QTKD, Trường Đại học Hải Phòng TÓM TẮT Nguồn nhân lực luôn đƣợc xem là yếu tố thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế- xã hội. Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hƣớng công nghiệp hóa- hiện đại hóa và hội nhập thƣơng mại quốc tế. Hải Phòng là một trong 4 thành phố lớn của cả nƣớc do đó việc phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập càng trở nên cần thiết. Trƣớc thực tế đó, thành phố Hải Phòng đã và đang quan tâm hơn đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao để có thể kịp thời đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của xã hội và nhu cầu hội nhập quốc tế. Nghiên cứu chỉ ra đƣợc cơ hội phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao của Hải Phòng cũng nhƣ đƣa ra một số gợi ý nhằm đáp ứng 805
  2. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong bối cảnh hội nhập thƣơng mại quốc tế. Từ khóa: nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lƣợng cao, cơ hội và thách thức phát triển nguồn nhân lực, hội nhập thƣơng mại quốc tế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cách mạng công nghiệp 4.0 với xu hƣớng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa, vật lý, sinh học với trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, rô bốt, công nghệ nano, công nghệ sinh học đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới,làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu lao động và thị trƣờng lao động. Các hệ thống tự động hóa sẽ thay thế dần lao động thủ công trong nền kinh tế, nhu cầu sử dụng lao động kỹ năng thấp ngày càng giảm. Đặc biệt cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ không chỉ đe dọa việc làm của lao động trình độ thấp mà ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hƣởng, nếu nhƣ họ không đƣợc trang bị những kỹ năng mới – kỹ năng sáng tạo cho nền kinh tế hội nhập thƣơng mại quốc tế sâu rộng nhƣ hiện nay.Khi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động dịch chuyển theo hƣớng CNH-HĐH, hội nhập thƣơng mại quốc tế đòi hỏi khả năng thích ứng cao hơn của nguồn nhân lực cả về trình độ học vấn, trí tuệ, năng lực sáng tạo, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, thể lực cũng nhƣ phẩm chất tâm sinh lý, ý thức, lối sống, đạo đức Đây là sự tƣơng quan chặt chẽ giữa kết quả của phát triển nguồn nhân lực với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của mỗi quốc gia và thành phố. Thành phố Hải Phòng trong những năm gần đây luôn đƣợc xem là một trong những điểm đầu tƣ FDI hấp dẫn trong khu vực và cả nƣớc. Sự phát triển của thành phố Hải Phòng phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhƣ : nguồn vốn, hệ thống cơ sở vật chất, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ, nhân lực. Các yếu tố này có mỗi quan hệ chặt chẽ, tƣơng trợ với nhau góp phần 806
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 tạo nên sự phát triển cho thành phố. Những yếu tố nhƣ máy móc thiết bị, khoa học công nghệ có thể mua, sao chép đƣợc nhƣng nguồn nhân lực thì không thể. Do đó phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng đóng góp cho sự tăng trƣởng kinh tế của thành phố Hải Phòng. Nghiên cứu về cơ hội phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập thƣơng mại quốc tế là một nghiên cứu có ý nghĩa nhằm cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho thành phố, từ đó góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội Hải Phòng nói riêng , và cả nƣớc nói chung. Một số khái niệm Khái niệm nguồn nhân lực Nguồn nhân lực cần đƣợc xem xét trên cả ba yếu tố: số lƣợng (quy mô số dân), thể hiện quy mô nhân lực; chất lƣợng thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực, đƣợc biểu hiện thông qua các tiêu trí về sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn/lành nghề; và cơ cấu. Số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu quan hệ với nhau tạo nên sức mạnh và sự phát triển của nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là dạng đặc biệt của nguồn lực nói chung, là nguồn lao động, gồm tổng thể các yếu tố tạo nên sức mạnh của con người và cộng đông xã hội;là tổng thể số lượng có thể huy động vào phát triển kinh tế - xã hội. Theo khái niệm trên, nguồn nhân lực bao gồm cả những ngƣời đang lao động, trong độ tuổi lao động; cả những ngƣời trong độ tuổi lao động sức khỏe bình thƣờng nhƣng chƣa có việc làm; cả những ngƣời chuẩn bị đến tuổi lao động, ở dạng dự trữ, với các tiêu chí cụ thể cề thể lực, trí lực, tâm lực để có khả năng trực tiếp huy động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Những ngƣời không có khả năng lao động, không thể huy động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội thì không nằm trong nội hàm khái niệm này. 807
  4. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Nguồn nhân lực chất lượng cao Tiếp cận khái niệm nguồn nhân lực chất lƣợng cao phát xuất phát trực tiếp từ khái niệm nguồn nhân lực và thực tiễn đất nƣớc, địa phƣơng, lĩnh vực trong những giai đoạn cụ thể. Theo đó, nguồn lực chất lƣợng cao là lực lƣợng lao động có học vấn, trình độ chuyên môn cao và nhất là có khả năng sáng tạo, linh hoạt, thích ứng nhanh với những biến đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất, của ngành nghề. Đó là bộ phận ―đầu tàu‖, ―mũi nhon‖, ―chất lƣợng cao‖, đóng vai trò nòng cốt trong mọi hoạt động của nguồn nhân lực trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao là một khái niệm mang tính lịch sử. Mỗi giai đoạn khác nhau thì yêu cầu về ―chất lƣợng cao‖ của bộ phận này đặt ra có sự khách nhau, song dù có sự khác nhau thế nào chăng nữa thì bộ phận này bao giờ cũng ―chất lƣợng cao‖ hơn, toàn diện hơn bộ phận con lại của nguồn nhân lực, có vai trò làm nòng cốt và khả năng dẫn dắt sự phát triển của nguồn nhân lực nói chung phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, của địa phƣơng, lĩnh vực trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Từ phân tích trên, có thể đƣa ra khái niệm: Nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận chất lượng cao của nguồn nhân lực, thể hiện sức mạnh và vai trò “đàu tàu”, nòng cốt trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước, vùng, địa phương và lĩnh vực trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao cần đƣợc hiểu một cách toàn diện với các yếu tố số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu. Cả ba yếu tố: số lƣợng, chất lƣợng và có cấu quan hệ biện chứng với nhau trong chỉnh thể thống nhất tạo nên sức mạnh, khả năng lao động, vai trò ―đầu tàu‖, nòng cốt và sự phát triển của nguồn nhân lực này. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong quá trình hội nhập quốc tế là tổng thể hoạt động của Đảng, Nhà nƣớc, các đoàn thể chính trị xã hội và ngƣời lao động, với đƣờng lối, cơ chế, chính sách đúng 808
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 đắn, đặc biệt chú trọng đến phát triển giáo dục đào tạo nhằm nâng cao thể lực, trí tuệ và phẩm chất tâm lí xã hội để tạo ra nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững của đất nƣớc; phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao còn là quá trình sử dụng, đãi ngộ xứng đáng nhằm tạo động lực, phát huy vị trí, vai trò và giá trị của nguồn nhân lực này. Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao là tổng thể hoạt động chủ động có mục đích đƣợc tổ chức chặt chẽ, bao hàm những vấn đề cơ bản phản ánh mục đích, nội dung, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong thời kỳ mới. Đây là quá trinh biện chứng thể hiện ờ các quá trình cụ thể có quan hệ mật thiết với nhau: thứ nhất, đó là quá trinh giáo dục - đào tạo và bồi dƣỡng để phát triển từng ngƣời và cả nguồn nhân lực chất lƣợng cao; thứ hai, đó là quá trinh sử dụng, quản lý và bổ sung những nội dung mới trong nguồn nhân lực chất lƣợng cao theo yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới; thứ ba, đỏ là quá trình khơi dậy, huy động, phát huy vai trò, sức mạnh nguồn nhân lực này trong thực tiễn. Ba quá trình đó diễn ra đồng thời trong mối quan hệ tác động biện chứng suốt quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Quá trình này phải đƣợc các chủ thể nhận thức đúng đắn và đây đủ thì mới có thê thực hiện tốt. Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao là quá trình thực hiện các nội dung, hình thức, biện pháp tác động vào từng bộ phận và từng ngƣời, kích thích, khơi dậy, thúc đẩy, tạo điều kiện để từng ngƣời phấn đấu, rèn luyện và cả nguồn nhân lực chất lƣợng cao phát triển. Quá trình này phải tuân theo những vấn đề mang tính quy luật của sự hình thành, phát triển nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao không phải tự nhiên mà có, mà đƣợc hình thành, phát triển và phát huy một cách chủ động, tích cực gắn với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc và phục vụ sự phát triển chiến lƣợc ấy. Nƣớc ta hiện nay, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao cần tập trung vào 809
  6. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 phát triển những cán bộ, những chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, kinh doanh giỏi, những lao động giỏi, lành nghề, để họ thực sự là lực lƣợng "đầu tàu‖, "mũi nhọn‖ trong nguồn nhân lực, cống hiến nhiều nhất, tốt nhất cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao của thành phố Hải Phòng Tổng quan tình hình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Hải Phòng Hải Phòng là một thành phố cảng nằm trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ; là trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm văn hóa, kinh tế, y tế, giáo dục, khoa học, thƣơng mại và công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng nằm trong vùng năng động của Việt Nam hiện nay vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - KTTĐ Bắc Bộ), gần Hà Nội, Quảng Ninh nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lƣu hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ thuật, v.v gần các tỉnh Đồng bằng sông Hồng nên thuận lợi trong việc cung cấp các sản phẩm công nghiệp, dịch vụ và tiếp nhận các nguồn lƣơng thực, thực phẩm, rau quả từ các tỉnh. Nguồn nhân lực CLC của thành phố tập trung ở 3 nhóm: nguồn nhân lực cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; nguồn nhân lực lao động kỹ thuật. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp tại thành phố Hải Phòng hiện đang không ngừng đƣợc bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao và phát triển về chuyên môn, nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý phẩm chất chính trị. Toàn thành phố đến năm 2019 có gần 5000 cán bộ lãnh đạo, quản lý trong tổng số 3.301 cán bộ, tăng 3,2% so với 2015; công chức, viên chức trình độ chuyên môn tƣơng đối cao so với mặt bằng chung của cả nƣớc. Do tiến hành đồng bộ, có hiệu quả công tác quy hoạch và đào tạo, nên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa 15, nhiệm kỳ 2015 - 2020 có tỷ lệ cán bộ nữ đạt gần 23%; cán bộ trẻ (dƣới 40 tuổi) đạt 31%; gần 31% đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. 810
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Đội ngũ thuộc lĩnh vực khoa học công nghê của thành phố Hải Phòng có khoảng 5 vạn ngƣời, chiếm 2,8% dân số thành phố, bằng 4,8% so với đội ngũ này trong cả nƣớc. Độ tuổi bình quân 41,45 tuổi (trong khi đó, độ tuổi bình quân của cả nƣớc là 40,2, Hà Nội là 40 thành phố Hồ Chí Minh 37.8 tuổi). Năm 2019 có 4.900 cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động nghiên cứu phát triển, hoặc trực tiếp hỗ trợ nghiên cứu phát triển, làm việc trong các tổ chức khoa học – công nghệ (các trƣờng đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu; tổ chức nghiên cứu và phát triển, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ). Tổng số 4.900 cán bộ khoa học công nghệ có trình độ đại học trở lên tăng mạnh (5,7% so với năm 2018) đƣợc đào tạo ở 51 ngành trên tổng số 68 mã ngành, trong đó 10 ngành đƣợc đào tạo có số cán bộ khoa học công nghệ nhiều nhất nhƣ: đào tạo giáo viên (13,85%), kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông (7,44%), kỹ thuật cơ khí và kỹ thuật (7,31%); kế toán – kiểm toán (7,03%); nông nghiệp (6,82%); kinh doanh (5,31%); công nghệ thông tin (4,27%) Lực lƣợng lao động kỹ thuật của thành phố là khá dồi dào, năm 2019 có khoảng 1,6 triệu ngƣời, tăng 4% so với năm 2018, trong đó lực lƣợng lao động qua đào tạo chiếm 47%. Đa phần lực lƣợng lao động trẻ, có trình độ phổ thông khá cao cơ cấu lao động chuyển dịch theo hƣớng tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, đã hình thành bƣớc đầu đội ngũ công nhân có tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo làm việc ở những khu vực dịch vụ mới nhƣ điện tử, công nghệ thông tin, đóng tàu, luyện thép Hệ thống dạy nghề từng bƣớc đƣợc mở rộng quy mô, đầu tƣ nâng cấp. Tiêu chí về năng lực chuyên môn kỹ thuật này, nhất là về kỹ năng nghề nghiệp của ngƣời lao động Hải Phòng và ngƣời lao động cả nƣớc nói chung trong những năm qua đã đƣợc nâng cao rõ rệt. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có xu hƣớng tăng, chất lƣợng lao động ngày một đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền kinh tế, thị trƣờng lào động, tuy nhiên nếu 811
  8. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 nhìn vào bảng 2 cho thấy tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo về chuyên môn kỹ thuật của thành phố còn chƣa thực sự cao so với 2 thành phố Hà Nội và Tp.HCM. Cơ hội phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố Hải Phòng Thời gian gần đây, nguồn nhân lực của TP. Hải Phòng đã có sự chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, chuyển nhanh sang các ngành nghề: kinh doanh tài chính, ngân hàng, kiểm toán, điện tử viễn thông, cơ khí chế tạo, đóng tàu, công nghệ vật liệu mới, công nghệ biển, kinh tế biển, logistics Số ngƣời qua đào tạo có chiều hƣớng tăng nhanh, chất lƣợng và trình độ đào tạo đƣợc nâng dần đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng. Tỷ lệ lao động có bằng đại học và trên đại học gia tăng nhanh nhất, trong đó tỷ lệ có bằng đại học tăng 6,8% trong giai đoạn 10 năm. Hệ thống giáo dục tại Hải Phòng phát triển hơn các địa phƣơng lân cận. Chỉ số giáo dục của Thành phố đứng thứ 3 toàn quốc với 4 trƣờng đại học, 16 trƣờng cao đẳng, 26 trƣờng trung cấp chuyên nghiệp. Đặc biệt, phải kể đến Đại học Hàng hải Việt Nam là trƣờng đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ISO 9001 - 2000, trƣờng duy nhất tại Việt Nam có bằng cấp đƣợc công nhận tại tất cả các nƣớc trên thế giới. Theo quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020, Hải Phòng ƣu tiên phát triển nhân lực cho những ngành có hàm lƣợng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, bảo đảm nhu cầu lao động chất lƣợng cao phục vụ kinh tế biển, du lịch nhƣ logistics, bảo hiểm, điều khiển tàu biển, khai thác máy tàu biển, xây dựng công trình thủy và thềm lục địa, kỹ thuật môi trƣờng, kinh tế thủy sản, công nghệ sinh học thực phẩm, quản lý môi trƣờng và nguồn lợi thủy sản Từ năm 2010 đến nay, Thành phố Hải Phòng đã chỉ đạo 14 đơn vị bao gồm các trƣờng đại học, cao đẳng, đơn vị sự nghiệp thuộc ngành Y tế, Giáo dục xây dựng các đề án thí điểm phát triển nhân lực chất lƣợng cao, phục vụ hoạt động của đơn vị và nhu cầu nhân lực thành 812
  9. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 phố. Công tác phát triển giáo dục từ bậc học mầm non đến THPT, làm nền tảng đào tạo nhân lực cho thành phố đƣợc quan tâm; ƣu tiên quỹ đất cho các cơ sở giáo dục - đào tạo, trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề. Từ năm 2010 đến nay, thành phố phê duyệt 19 dự án mới và điều chỉnh 15 dự án, bố trí gần 405 tỷ đồng đầu tƣ, nâng cấp các trƣờng học. Các trƣờng đại học, cao đẳng tại thành phố chủ động liên kết đào tạo trong và ngoài nƣớc với gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều quốc gia phát triển. Bên cạnh đó, hàng năm, Thành phố sẽ ƣu tiên các nguồn lực để phát triển các ngành đào tạo ở tất cả các bậc học, đáp ứng nhu cầu nhân lực của các ngành: Phục vụ du lịch, thƣơng mại, tài chính, ngân hàng, hàng hải, vận tải, kho bãi dịch vụ cảng biển, công nghiệp tàu thủy, cơ khí chính xác, điện - điện tử. Các ngành công nghệ cao nhƣ: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học tự động hóa, vật liệu mới Cùng với việc đầu tƣ, nâng cấp cơ sở vật chất, Hải Phòng cũng đã đầu tƣ phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên trong các cơ sở giáo dục - đào tạo cả về số lƣợng và chất lƣợng; đổi mới, hoàn thiện chƣơng trình, giáo trình giảng dạy, đào tạo theo hƣớng tiên tiến, hiện đại, gắn lý thuyết với thực nghiệm, gắn nhà trƣờng với nghiên cứu, ứng dụng. Hải Phòng đã quy hoạch mạng lƣới dạy nghề, tuyển sinh học nghề, xây dựng chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên, kiểm định chất lƣợng dạy nghề. Đến nay, thành phố có 58 đơn vị dạy nghề và 100% số cơ sở dạy nghề xây dựng xong và ban hành chƣơng trình đào tạo theo hƣớng dẫn của Tổng cục Dạy nghề. Chƣơng trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đƣợc thành phố quan tâm. Một số gợi ý để phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao tại Hải Phòng Trong giai đoạn vừa qua thành phố Hải Phòng đã triển khai thực hiện kế hoạch phát triển nhân lực thành phố Hải Phòng giai đoạn 813
  10. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 2011- 2020 theo kế hoạch số 1640/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành ngày 02 tháng 10 năm 2012, về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch phát triên nhân lực thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2020. Đây là một chủ trƣơng đúng đắn, thể hiện sự nhạy bén, sáng tạo và tƣ duy đột phá của thành phố. Tuy nhiên, để thực hiện tốt nội dung này đòi hỏi phải có một chiến lƣợc tổng thể và lâu dài, với hệ thống các giải pháp mang tính đồng bộ, thiết thực và khả thi, trong đó có thể tập trung nghiên cứu và thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau: 4.1 Tập trung xây dựng và hoàn thiện chiến lược tổng thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập thương mại quốc tế Mặc dù ―Chiến lƣợc phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020‖ đang đƣợc triển khai thực hiện ở các tỉnh thành phố và bƣớc đầu đạt những kết quả tích cực, song vẫn chƣa có một chiến lƣợc tổng thể để xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng nhƣ của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; chƣa xác định rõ lộ trình và trách nhiệm cụ thể cũng nhƣ chƣa thực sự phát huy đƣợc trách nhiệm chung của toàn xã hội đối với vấn đề này. Xây dựng chiến lƣợc tổng thể phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao là một chủ trƣơng lớn, một trong những nhiệm vụ rất quan trọng và phức tạp, đòi hỏi cần phải đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng, thận trọng với một tƣ duy đột phá và tầm nhìn lâu dài, phù hợp với thực tiễn của thành phố Hải Phòng. Chiến lƣợc phải xác định rõ mục tiêu, quy mô, lộ trình và những cơ chế, chính sách tổng thể. Trong đó, mục tiêu chiến lƣợc phải ƣu tiên khắc phục mâu thuẫn giữa phát triển về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu; xác định quy mô, số lƣợng và cơ cấu của từng loại nhân lực cho phù hợp. Chiến lƣợc cũng xây dựng lộ trình thực hiện một cách hợp lý, có tính dự báo cao, xây dựng và hoàn thiện 814
  11. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao một cách toàn diện và đồng bộ. Chỉ có nhận thức đúng đắn thì mới có cách ứng xử, có định hƣớng, tƣ duy phát triển phù hợp. Từ đó xác định trách nhiệm chung, trách nhiệm của mỗi ngƣời trong công tác phát hiện, tạo nguồn, đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Chúng ta không đƣợc phép chủ quan, xem nhẹ sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, nhƣng cũng không tự ti, mặc cảm về nguồn nhân lực hiện có. Tăng cƣờng quảng bá để nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ, thu hút sinh viên vào học các ngành khoa học và công nghệ; nuôi dƣỡng các kỹ năng khoa học và công nghệ. 4.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách đã có về xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Trên thực tế, những năm qua Đảng, Nhà nƣớc, thành phố Hải Phòng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách mới có tác động tích cực đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao . Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các chính sách đó đã bộc lộ không ít những hạn chế, bất cập, hiệu quả mang lại chƣa tƣơng xứng. Do đó, để tiếp tục phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao có hiệu quả đòi hỏi cần phải thƣờng xuyên điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở của thành phố Hải Phòng đđể đáp ứng yêu cầu hội nhập sâu rộng hiện nay. Việc hoàn thiện cơ chế, chính sách sẽ tạo động lực cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao và phải đƣợc thực hiện đồng bộ trên nhiều phƣơng diện, nhƣ giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, môi trƣờng làm việc, chính sách việc làm, thu nhập, an sinh xã hội, bảo hiểm, bảo trợ xã hội, chăm sóc sức khỏe, chính sách phát triển thị trƣờng lao động, các điều kiện nhà ở, sinh sống, định cƣ, Trong đó, 815
  12. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 trƣớc hết cần coi trọng việc tạo lập các cơ chế, chính sách thu hút, sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Việc đổi mới chính sách tuyển dụng, bố trí sử dụng nguồn nhân lực chất lƣợng cao cần phải đƣợc triển khai theo hƣớng công khai, công tâm, khách quan, chính xác, dựa trên cơ sở phẩm chất và năng lực thực chất. Tạo sự đột phá về đãi ngộ, tôn vinh nguồn nhân lực chất lƣợng cao, thực hiện chính sách tiền lƣơng linh hoạt theo tiêu chí tài năng và hiệu quả đóng góp; tạo môi trƣờng làm việc thuận lợi và cơ hội thăng tiến để tạo động lực, kích thích, khuyến khích họ lao động sáng tạo và hiệu quả. Bảo đảm đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất và phƣơng tiện làm việc, nghiên cứu cho những nhà khoa học, những tài năng trẻ. Thƣờng xuyên tôn vinh nhân tài đi kèm cơ chế khuyến khích về lợi ích vật chất đối với những ngƣời có cống hiến mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Bên cạnh đó, thành phố cần có chính sách thỏa đáng để tạo nguồn lực và khai thác có hiệu quả nguồn lực mới, nhất là trong những ngành mũi nhọn về công nghệ ; nâng cao chất lƣợng hoạt động của các vƣờn ƣơm công nghệ và doanh nghiệp công nghệ cao; có chính sách hỗ trợ hình thành và phát triển các vƣờn ƣơm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các trƣờng đại học đào tạo về công nghệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ. Đồng thời tăng cƣờng sự hợp tác hiệu quả giữa Nhà nƣớc, doanh nghiệp và các trƣờng đại học công nghệ để thúc đẩy sự phát triển một số ngành chọn lọc, đặc biệt là công nghệ thông tin. Ngoài ra, tiếp tục phát triển mạnh các khu công nghiệp, khu công nghệ cao; đẩy mạnh quá trình xây dựng và hoạt động ở các các khu công nghiệp, doanh nghiệp lớn trong và ngoài thành phố, nhƣ: Bridgestone, Fuji Xerox, LG, SamSung, Regina, Khu công nghiệp Normura, VSIP Thủy Nguyên, Tràng Duệ An Dƣơng, Đình Vũ 816
  13. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 4.3.Tập trung đổi mới căn bản, toàn diện, đồng bộ giáo dục - đào tạo. Đây là nhiệm vụ then chốt, giải pháp trọng yếu để xây dựng, phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực chất lƣợng cao nói riêng đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố nói chung và trƣớc tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nói riêng. Theo đó, cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hƣớng mở, hội nhập, thúc đẩy phân tầng, phân luồng, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống giáo dục, nhất là giáo dục đại học và dạy nghề. Khắc phục các bất hợp lý về quy mô đào tạo, cơ cấu trình độ ngành, nghề và cơ cấu vùng, miền; gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo, trƣờng đại học cần xác định đúng khả năng và nhu cầu đào tạo, tăng cƣờng chất lƣợng công tác lập kế hoạch, dự báo thƣờng xuyên và cung cấp thông tin về nhu cầu nhân lực của xã hội, nhất là nhu cầu của các doanh nghiệp, các địa phƣơng, nhằm điều tiết quy mô, cơ cấu ngành, nghề và trình độ đào tạo cho phù hợp Tạo chuyển biến nhanh và rõ nét trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế. Đẩy mạnh xã hội hóa, giao quyền tự chủ cho các trƣờng đại học, cao đẳng và dạy nghề công lập; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề. Đổi mới chƣơng trình, nội dung đào tạo đại học theo hƣớng phục vụ các doanh nghiệp , chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất ngƣời học, học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học - công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trƣờng lao động‖. Đồng thời, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp, hình thức dạy học bậc đại học, nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ giảng viên đại học. Đẩy mạnh 817
  14. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo, tạo môi trƣờng và điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có tài năng và kinh nghiệm của nƣớc ngoài, Kết luận Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao bao hàm phát triển nhanh về số lƣợng, nâng cao chất lƣợng và chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng phù hợp và tiến bộ. Ba nội dung này phải đƣợc tiến hành đồng bộ bởi chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và tạo tạo tiền đề thúc đẩy phát triển lẫn nhau. Hải Phòng hƣớng đến mục tiêu phát triển nhân lực đủ về số lƣợng, đảm bảo chất lƣợng phân bố hợp lý, trong đó chú trọng điều chỉnh, đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa đào tạo nhân lực từ cao đẳng trở lên so với trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề; từng bƣớc tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế; sử dụng nhân lực có hiệu quả, phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng và cả nƣớc, trở thành một trong những trung tâm đào tạo và cung cấp nhân lực chất lƣợng cao cho vùng duyên hải Bắc Bộ và cả nƣớc. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thị Kim Anh (2011), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: thực trạng và nguyên nhân, Hội thảo khoa học: Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2008), Kinh tế nguồn nhân lực, Hà Nội: NBX Đại học kinh tế quốc dân. Trần Kim Dung (2011), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, Hà Nội Nguyễn Văn Điển (2011), Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế tri thức Việt Nam. Hội thảo khoa học: Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao - Nhu cầu cấp bách, TP.HCM tháng 9/2011. 818
  15. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Trần Sơn Hải (2012), Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Luận án tiến sỹ Quản lý hành chính công, Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. n=32973&print=true Lƣơng Công Lý (2014), ―Giáo dục đào tạo với việc PTNNL chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay‖, Luận án Tiến sỹ, Học viện Chính trị- hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 819