Cơ hội và thách thức cho nhà đầu tư Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng thương mại Mĩ – Trung

pdf 5 trang Gia Huy 18/05/2022 2550
Bạn đang xem tài liệu "Cơ hội và thách thức cho nhà đầu tư Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng thương mại Mĩ – Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfco_hoi_va_thach_thuc_cho_nha_dau_tu_viet_nam_trong_boi_canh.pdf

Nội dung text: Cơ hội và thách thức cho nhà đầu tư Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng thương mại Mĩ – Trung

  1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NHÀ ĐẦU TƢ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG THƢƠNG MẠI MĨ – TRUNG Lê Nguyễn Khánh Hòa Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Công Nghệ TpHCM (HUTECH) TÓM TẮT Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích tình huống quan hệ căng thẳng giữa Mĩ và Trung Quốc bắt đầu từ 2018 đến nay để chỉ ra những nguy cơ về kinh tế mà cả Mĩ và Trung Quốc và các nước khác đang bị cuốn theo đó là sự hình thành của chủ nghĩa bảo hộ dẫn đến nguy cơ thế giới rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng, tăng trưởng chậm lại, có khả năng leo thang thành cuộc khủng hoảng tiền tệ, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán nhất là các nhà đầu tư thông qua lí thuyết “Xén lông cừu” đã từng lặp lại nhiều lần trong quá khứ. Đứng trước thách thức và cơ hội mà cuộc khủng hoảng thương mại Mĩ – Trung tạo ra, Việt Nam cần phải cải cách thể chế, cải thiện kinh tế vĩ mô, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp đầu tư cũng như trung lập về kinh tế để tối đa hóa lợi ích nhận được. Nhà đầu tư Việt Nam cần nhận định đúng đắn bản chất của cuộc khủng hoảng từ có tận dụng tối đa cơ hội đầu tư cũng như đảm an toàn cho nguồn vốn của mình trong mọi trường hợp. Từ khóa: Khủng hoảng thương mại Mĩ - Trung, quan hệ Mĩ – Trung, xén lông cừu, thị trường chứng khoán (TTCK), NDT (nhân dân tệ). 1. GIỚI THIỆU Giữa lúc mâu thuẫn giữa Mĩ – Trung ngày càng tăng cao thì trong nước một câu hỏi đặt ra là “Chiến tranh thương mại Mĩ – Trung đem lại cho Việt Nam cơ hội hay thách thức?” Xung quanh vấn đề này có những cách nhìn nhận cũng như quan điểm khác nhau từ nhiều phía. Cụ thể theo các chuyên gia kinh tế đây là cơ hội cho Việt Nam vì Mĩ sẽ tìm nguồn hàng từ nước khác thay thế, mà Việt Nam đều có những mặt hàng tương đương với Trung Quốc mà Mĩ cần đó là may mặc và điện tử. Các chuyên gia kinh tế cũng đã dẫn chứng số liệu từ tổng cục thống kê cho thấy xuất khẩu Việt Nam sang Mĩ trong 9 tháng năm 2018 đạt gần 35 tỉ USD, tăng 12,5%. Đặc biệt, điện thoại và linh kiện tăng đến 46% và dệt may tăng gần 12%, da giày tăng gần 13%. Còn các nhà chuyên môn về tài chính – chứng khoán cho rằng, đây là điều bất lợi cho Việt Nam với việc FED liên tục tăng lãi suất đồng USD gây áp lực lên đồng tiền Việt Nam trong dài hạn, cụ thể trong tháng 3 năm 2018, trên thị trường ngoại hối, khi đồng USD tăng 6 điểm thì thị trường chứng khoán Việt Nam giảm 300 điểm. Điều này đã đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam vào nhóm là một trong các nước có thị trường chứng khoán giảm nhiều nhất thế giới. Khác biệt giữa cách nhận đã làm có các nhà đầu tư Việt Nam hoang mang, tâm lí tiêu cực và mất phương hướng trong suốt thời gian dài. Việc nghiên cứu đề tài này nhằm đưa ra một góc nhìn cho chứng khoán Việt Nam là vô cùng cần thiết. Dựa vào tình hình quan hệ Mĩ – Trung để biết được đâu là cơ hội cho nhà đầu tư Việt Nam trong tương lai. Bài nghiên cứu này với hai mục đích là nhà đầu tư Việt Nam nên chuyển sang đầu tư vào kênh nào hay là không đầu tư vào kênh nào hết. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LÍ THUYẾT Lí thuyết Xén lông cừu: Xén lông cừu (fleecing of the flock) là một thuật ngữ chuyên môn trong nội bộ các nhà tài phiệt ngân hàng, nghĩa là việc lợi dụng cơ hội được tạo ra trong quá trình phát triển và suy thoái kinh tế để có được tài sản của người khác chỉ bằng một phần nhỏ giá trị thực của tài sản ấy. Khi các ngân hàng đã khống chế được quyền phát hành tiền tệ của Mĩ thì sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế Mĩ đã trở thành quá trình có thể khống chế chính xác. Hành vi “xén lông cừu” lúc này đối với ngân hàng chẳng khác nào giai đoạn chuyển hoá của những người dân du mục từ săn bắt kiếm sống sang sản xuất 288
  2. ổn định nhờ biết chăn nuôi một cách khoa học. Ví dụ năm 1929, kinh tế Mĩ suy thoái, mọi người đua nhau bán chứng khoán và bất động sản với giá rất thấp. Sau đó một năm, giá tăng trở lại làm đa số đám đông thua lổ còn một số tập đoàn tài chính và nhà tài phiệt thì hưởng lợi lớn từ việc mua rất rẻ lúc mọi người bán tháo. Từ “xén lông cừu” là thuật ngữ đi đôi với từ đầu tư “bày đàn”, ám chỉ hiện tượng mọi người đổ xô bán ra (hoặc mua vào) theo đám đông như đàn cừu ùa theo con đầu đàn; và sau đó nhà tài phiệt thu lợi y như việc xén lông các con cừu. Để thực hiện việc xén lông cừu, nhóm tài phiệt quốc tế đã lợi dụng một tin xấu và khuyếch đại lên, thậm chí thực hiện hành động đầu tư trước để lôi kéo các nhà đầu tư khác lao theo; sau khi thấy mức độ thu lời đã đạt và thị trường phình to bong bóng liền thực hiện chốt lời, dẫn đến xuất hiện hiện tượng bán tháo. Quan sát trên thế giới, hiện tượng xen lông cừu xuất hiện vào những lúc biến chuyển lớn của kinh tế thế giới với chu kỳ lớn khoảng 10 năm, các chu kỳ nhỏ hơn 5 năm hay 2-3 năm. Lịch sử của những đợt xén lông cừu lớn được miêu tả rỏ nét từ cuộc khủng hoảng 1929, đến cuôc khủng hoảng Trung Đông 1973-1975, và những đợt hồi lưu USD từ Brazil, Nhật Bản những năm 1990. Hành động “xén lông cừu” gần đây nhất xảy ra năm 1997 trên cơ thể của các “con hổ nhỏ” và “rồng nhỏ” của châu Á. Trong giai đoạn khủng hoảng lần này, việc con cừu Trung Quốc “béo núc” rốt cuộc có thoát khỏi vận đen “xén lông cừu” hay không còn tuỳ thuộc vào việc nó có chịu nghiên cứu nghiêm túc thảm kịch “xén lông cừu” kinh hoàng đã từng xảy ra trong lịch sử nhân loại hay không. 3. THỰC TRẠNG KHỦNG HOẢNG THƢƠNG MẠI MĨ – TRUNG Trong bối cảnh khủng hoảng thương mại ngày càng gay gắt, không chỉ ảnh hưởng đến Mĩ và Trung Quốc còn lan rộng ra các quốc gia khác. Về phía Trung Quốc, thứ nhất, bom nợ ngân hàng, những con số tăng trưởng ngày càng thấp, những chi phí khổng lồ cho mạng lưới gián điệp, kiểm soát truyền thông, những bất ổn xã hội khi mâu thuẫn và những cuộc biểu tình ngày càng tăng cao tất cả đã khiến cho Trung Quốc trở nên yếu thế hơn bao giờ hết. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2018, nợ xấu trong ngân hàng Trung Quốc lên đến 1,86%/ tổng dư nợ, cao nhất trong 10 năm qua. Tuy nhiên trên thực tế, theo ước tính của các tổ chức quốc tế và chuyên gia tài chính – ngân hàng toàn cầu, tỷ lệ nợ xấu của Trung Quốc có thể dao động từ mức 20 đến trên 25%. Lí do là là bởi cách tính chỉ tiêu nợ xấu và phân loại nợ của Trung Quốc có nhiều điểm khác biệt so với chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và thông lệ phân loại nợ xấu ở hầu hết các quốc gia. Thứ hai, thất nghiệp của Trung Quốc đã ở mức cao nhất: Một bản báo cáo của công ty Tư vấn tài chính Gavekal Dragonomics (2018) tại Bắc Kinh cho biết, đã khảo sát đối với hơn 370 nghìn doanh nghiệp lớn tại Trung Quốc cho thấy, tính đến tháng 11/2018, số có việc làm trong 1 năm tại Trung Quốc giảm khoảng 2,8 triệu. Thứ ba, hàng loạt doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc cũng không ngừng đóng cửa kéo theo thất nghiệp và gánh nặng xã hội. Ngày 22/10, trang NetEase công bố con số 5,04 triệu doanh nghiệp Trung Quốc đóng cửa trong nửa đầu năm 2018. Thứ tƣ, các khoản chi khổng lồ những năm gần đây cho chiến lược “bẫy nợ” nhằm kiểm soát được các quốc gia nhỏ, yếu hơn trên toàn cầu. Theo thời gian, các quốc gia đã bắt đầu nhìn thấy mối đe dọa từ “bẫy nợ” Trung Quốc và tìm cách khước từ. Có thể kể ra một vài ví dụ: – Tháng 9/2018, Myanmar cắt giảm 80% kinh phí của dự án cảng do Trung Quốc tài trợ, lo ngại các khoản nợ vay từ Trung Quốc; – Tháng 1/2019, Bộ trưởng Kinh Tế Malaysia xác nhận dự án đường sắt ven biển do Trung Quốc đầu tư trị giá 20 tỷ đô la đã bị hủy vì lý do kinh phí quá cao; – Tháng 1/2019, Chính phủ Pakistan vừa quyết định tạm dừng dự án nhà máy điện Rahim Yar Khan ở khu vực hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC) và đề nghị Trung Quốc loại bỏ dự án này ra khỏi CPEC; v.v. Thứ năm, về tiền tệ, có thể nói đồng NDT là yếu tố biến động mạnh và chịu tác động lớn nhất của chiến tranh thương mại khi chỉ trong 6 tháng vừa qua đồng tiền này đã mất gần 10% giá trị. Về phía Mĩ, thứ nhất, thâm hụt thương mại với Trung Quốc ngày càng tăng. Thâm hụt thương mại Mĩ- Trung từ hơn 80 tỷ USD năm 2000 tăng lên đến hơn 375 tỷ USD năm 2017. Lí do của việc thâm hụt này là trước đây, Trung Quốc đã không ngừng lợi dụng công nghệ và thị trường của phương Tây, những điều khoản thương mại có lợi, lao động giá rẻ ở trong nước và giá thành sản phẩm rẻ để thu về rất nhiều ngoại 289
  3. hối mỗi năm. Trung Quốc cũng phá vỡ quy tắc thương mại thế giới để chiếm lợi, thu được lượng ngoại hối lớn, đánh cắp trí tuệ, đi tắt đón đầu về khoa học kỹ thuật, đầu cơ dần dần từng bước phá hoại trật tự kinh tế chính thường. Và mục tiêu của Mĩ là bắt Trung Quốc phải thay đổi theo đúng quy luật thị trường và cạnh tranh lành mạnh. Mĩ đưa ra “Khung giám sát” cho Trung Quốc. Trong khung giám sát đó, Mĩ liệt kê các vấn đề về công bằng thị trường (mà Trung Quốc đã luật hóa). Thứ hai, tổn thất từ việc Trung Quốc đánh cắp bí mật công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ. Căn cứ báo cáo phát hành năm 2017 của Ủy ban Sở hữu Trí tuệ Mĩ, Trung Quốc mỗi năm gây ra thiệt hại 225 – 600 tỷ USD cho Mĩ thông qua các sản phẩm giả, phần mềm lậu và ăn cắp bí mật công nghiệp, thống kê trên không bao gồm vi phạm quyền sáng chế tồn tại rộng rãi ở Trung Quốc. Báo cáo còn nêu, trong 3 năm qua Mĩ đã thiệt hại 1200 tỷ USD do bị đánh cắp sở hữu trí tuệ, phần lớn trong số đó là do Trung Quốc tạo ra. Báo cáo tháng 11/2015 của Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) đã chỉ rõ là hoạt động gián điệp kinh tế của hacker máy tính tạo ra thiệt hại 400 tỷ USD mỗi năm, 90% số đó đến từ Trung Quốc. Khủng hoảng thương mại bắt đầu năm 2018 đến nay với lợi thế nghiên hẳn về phía Mĩ. Khi Mĩ áp thuế 34 tỷ USD, Trung Quốc đáp trả 34 tỷ USD: Thị trường Chứng khoán (TTCK) Mĩ tăng điểm. TTCK của Trung quốc mất 2.000 tỷ USD. Mĩ áp thuế 16 tỷ USD. Trung Quốc đáp lại 16 tỷ USD: Chỉ số tăng trưởng GDP của Mĩ quý 3 đạt mức kỷ lục 4,1%; TTCK Trung Quốc mất thêm 2.000 tỷ USD. Mĩ áp thuế 200 tỷ USD, Trung Quốc đáp lại 60 tỷ USD, trong khi kinh tế Mĩ ổn định; TTCK Trung Quốc mất thêm 2.000 tỷ USD. Sau 3 lần bị đánh trả, kinh tế Mĩ vẫn duy trì tăng trưởng nóng (GDP cả năm 3,9%), TTCK vẫn giữ chỉ số tăng 22%. Tỷ lệ thất nghiệp 3,9% thấp nhất trong vòng 50 năm. Ngược lại, TTCK Trung Quốc mất hơn 27%. Đầu tư nước ngoài tháo chạy. Gần 6 triệu công ty đóng cửa. Một tâm lý hoảng loạn bao trùm xã hội Trung Quốc. Dự kiến Mĩ sắp tới sẽ nâng thuế suất 10% đối với 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc lên 25% vào ngày 10/05/2019. Cùng lúc đó, Cục dự trữ Liên Bang Mĩ (FED) lại tăng lãi suất từ 1,75% - 2% - 2,25% - 2,5% thúc đẩy giá trị USD trong khi cuộc chiến thương mại Mĩ - Trung leo thang làm cho nội tệ, chứng khoán và trái phiếu bằng đồng nội tệ các nền kinh tế và thị trường mới nổi mất giá đồng loạt, tác động những nước có yếu tố nền tảng yếu như Indonesia, Nam Phi. Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ còn “đổ dầu vào lửa” với những bất ổn trong nước. Nội tệ mất giá sẽ ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài, khiến họ rút vốn – động thái làm gia tăng áp lực lên nội tệ, dẫn đến một vòng lặp nguy hiểm. Những quốc gia phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư từ nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng sẽ thiệt hại nhiều nhất. Còn tại thị trường châu Âu trong năm 2018 diễn biến không mấy tích cực, đặc biệt là ở Italia và Đức. Đây là hai quốc gia đang đối mặt tình trạng kinh tế chững lại. Chỉ số FTSE MIB của Italia đã giảm 24% từ đỉnh hồi cuối tháng 5, chỉ số DAX tại Đức giảm gần 21% so với đỉnh tháng 1, bước vào thị trường giá xuống hồi đầu tháng 12. Nhà đầu tư rút khỏi thị trường chứng khoán Italia chủ yếu do lo ngại trong nước này còn DAX bị ảnh hưởng đặc biệt mạnh từ căng thẳng thương mại toàn cầu. Chỉ số DAX này, theo dõi 30 công ty lớn nhất của Đức. Riêng đối với Việt Nam, trong năm dẫn chứng sau phân tích rõ cơ hội lẫn thách thức. Thứ nhất, một khi cuộc chiến thương mại diễn ra, dòng chảy thương mại và đầu tư sẽ được phân bổ lại. Chúng sẽ chảy ra khỏi một nơi và tìm đến một nơi khác, Việt Nam tận dụng tối đa điều này và từ những gì đang diễn ra từ cuộc chiến thương mại toàn cầu bằng việc cải cách thể chế, kinh tế vĩ mô ổn định và môi trường đầu tư hấp dẫn chính là điều kiện tiên quyết để Việt Nam tận dụng tối đa cơ hội. Thứ hai theo đánh giá của nhiều tổ chức thương mại, khi chiến tranh thương mại Mĩ - Trung xảy ra, Trung Quốc có xu hướng giảm nhập hàng nông sản từ Mĩ, mà sẽ tìm đến các thị trường khác để mua. Đây cũng là cơ hội cho hàng nông sản Việt Nam, chẳng những hướng đến thị trường rộng lớn Trung Quốc, mà còn đến các thị trường tiềm năng khác ở các quốc gia châu Á dễ tính hơn thị trường các nước phát triển. Thứ ba, giữ vị trí trung lập về kinh tế, để tránh rơi vào tình thế khó xử, bị kiểm soát và nguy hiểm cho chủ quyền quốc gia thì cách tốt nhất là không theo phe nào. Thứ tƣ, phải ngăn chặn sự chi phối, dưới mọi hình thức của một quốc gia hay khối kinh tế, lên nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể, bước đầu sẽ là đa phương hóa tối đa quan hệ kinh tế, thương mai thông qua những hiệp ước FTA thế hệ mới, đồng thời sẽ không để một đối tác nào có một vị thế có thể chi phối được nền kinh tế quốc gia. Chính sách này không chỉ áp dụng cho nguồn cầu mà cả cho nguồn cung ứng cho nền kinh tế quốc gia. Tiếp đó hạn chế tới mức không chi phối được các quan hệ 290
  4. kinh tế, thương mại với những quốc gia và khối kinh tế hiện tại. Để thực hiện bước này, chính phủ sẽ sửa đổi Luật Cạnh tranh theo đúng tinh thần của nền kinh tế thị trường, bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng và nghiêm cấm sự chi phối thị trường của một doanh nghiệp, một quốc gia hay một khối kinh tế. Thứ năm, ngân hàng Nhà nước phải khẳng định tỷ giá chỉ có điều chỉnh theo quan hệ cung - cầu và hướng về thị trường linh hoạt hơn. Những động thái không rõ ràng, không dứt khoát sẽ khiến cho thị trường hoang mang thêm nữa. Hiện các thông tin trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội đầy rẫy những câu chuyện tiêu cực từ “cuộc chiến kép” chiến tranh thương mại và chiến tranh tiền tệ đã khiến các nhà đầu tư mất phương hướng, nay nếu tỷ giá USD/VND được cố tình điều chỉnh tăng chỉ với mục đích xuất khẩu sẽ không khác gì một cú sốc trời giáng khác do chính mình tự tạo ra. Đối với thị trường chứng khoán do tác động của cuộc đối đầu giữa hai cường quốc đã khiến các nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư Việt Nam nói riêng phải xem xét việc đầu tư vào các loại khoáng sản quý hiếm (vàng, indi) như một giải pháp bảo đảm hoặc đầu tư vào các kênh trú ẩn khác như USD, JPY, CHF. Nhìn lại cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, hậu quả của nó vô cùng to lớn và nặng nề nhất là phá huỷ lực lượng sản xuất, đẩy lùi sự phát triển của kinh tế thế giới. Trước hết là đối với nước Mĩ. ở Mĩ, cuộc khủng hoảng tài chính biến thành cuộc khủng hoảng kinh tế, sản xuất suy thoái, thất nghiệp tăng lên, do đó được xem là cuộc khủng hoảng “3 trong 1”. Cuộc khủng hoảng làm phá sản hàng loạt ngân hàng và công ty tài chính, kể cả những ngân hàng, công ty tài chính hàng đầu nước Mĩ. Bear Stearn – một trong những tập đoàn môi giới chứng khoán và ngân hàng đầu tư hàng đầu phố Wall, đã có bề dày hoạt động 85 năm trên thị trường tài chính Mĩ, bị thua lỗ nặng nề khi thị trường nhà đất sụt giá, ngày 16/3/2008 đã tuyên bố phá sản, bị Morgan Chase mua lại với giá 2 USD một cổ phiếu. Lehman Brather, ngân hàng đầu tư đứng hàng thứ tư ở phố Wall có 158 năm hoạt động, ngày 15/9/2008 đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản do thua lỗ, tổng số nợ lên đến 768 tỷ USD. Thua lỗ phá sản còn diễn ra với hàng loạt ngân hàng, công ty tài chính lớn khác như: Indy Mac Bancorp Inc, Freddie Mac và Fannie Mae, Merrill Lynch & Co, City Group, National Bank of Commerce, Bank of Clark Country Sản xuất đình đốn, sa thải lao động làm thất nghiệp của Mĩ tăng lên từng tháng và đạt mức cao nhất trong 25 năm qua, từ 2,59 triệu người năm 2007 lên 3,84 triệu năm 2008 và 4,61 triệu người vào tháng 2/2009. Từ Mĩ, cuộc khủng hoảng làm chao đảo thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, làm phá sản nhiều ngân hàng, công ty tài chính, nhiều tập đoàn kinh tế lớn ở nhiều nước trên thế giới, gây suy giảm nghiêm trọng các quan hệ thương mại, tài chính, đầu tư quốc tế và kinh tế thế giới nói chung. Nhiều ngân hàng khác là những nạn nhân của cuộc khủng tài chính Mĩ, buộc phải xin trợ giúp của chính phủ hoặc bị chính phủ quốc hữu hoá. Nhìn nhận từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 trong quá khứ và cuộc khủng hoảng thương mại Mĩ – Trung hiện nay nếu còn tiếp diễn với mức độ gây gắt và khốc liệt hơn thì hậu quả nó có thể gây ra sẽ lớn hơn gấp nhiều lần trong quá khứ. Kinh tế thế giới sẽ điêu đứng với cuộc xung đột này và mọi quốc gia sẽ đặt quyền lợi của mình lên trên hết, đây cũng là nguyên nhân của sự lây lan của cuộc chiến thương mại. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Cuộc khủng hoảng thương mại Mĩ – Trung đã mang đến cơ hội lẫn thách thức cho kinh tế Việt Nam nói chung và nhà đầu tư Việt Nam nói riêng vì yếu tố chính sách, điều tiết và quản lí thương mại trong giai đoạn này có vai trò quyết định cho việc thị trường vốn có hoạt động hiệu quả hay không. Ngoài ra, việc phản ứng nhanh nhạy nắm lấy cơ hội ngàn năm có một cũng như điều chỉnh kịp thời các chính sách dự phòng rủi ro của doanh nghiệp cũng góp phần quan trọng cho thị trường vốn giảm được rủi ro. Nếu Việt Nam vận dụng hiệu quả các yếu tố vừa phân tích ở trên thì đây là cơ hội cho các nhà đầu tư trong nước tận dụng. Nếu Việt Nam chậm chạp, do dự trong việc cải cách các yếu tố chính sách về vĩ mô, lúc đó thị trường sẽ gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Đồng thời, niềm tin của nhà đầu tư suy giảm hệ lụy cho nền kinh tế là vô cùng lớn. Đứng trước thách thức như vậy thì nhà đầu tư có thể trung lập để bảo thủ nguồn vốn hoặc đầu tư vào các kênh như USD, JPY, CHF cũng như kim loại quý (vàng, indi) nhằm đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của mình hoặc cũng có thể chuyển sang đầu tư forex khi các nguy cơ về tiền tệ chưa lớn nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho việc đầu tư của mình. 291
  5. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] 20181221030438595p145c151.news [2] [3] cu.html [4] trung-co-hoi-nao-cho-viet-nam-d84428.html 292