Cơ hội và thách thức đối với ngành logistics Việt Nam khi tham gia hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực
Bạn đang xem tài liệu "Cơ hội và thách thức đối với ngành logistics Việt Nam khi tham gia hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- co_hoi_va_thach_thuc_doi_voi_nganh_logistics_viet_nam_khi_th.pdf
Nội dung text: Cơ hội và thách thức đối với ngành logistics Việt Nam khi tham gia hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực
- KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 45 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR VIETNAM’S LOGISTICS INDUSTRY IN ACCESSION TO THE REGIONAL COMPREHENSIVE ECONOMIC PARTNERSHIP THS. NCS. HOÀNG THỊ THANH Bộ môn Cơ sở ngành Kinh tế, Khoa Kinh tế vận tải, Trường Đại học Công nghệ GTVT Điện thoại: 01669808909; Email: thanhht@utt.edu.vn TÓM TẮT: Bài báo tóm tắt sơ lược về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực trong khuôn khổ ASEAN + 6 từ đó đánh giá kết quả của Hiệp định đối với ngành logistics Việt Nam. Kết quả dự báo từ mô hình cân bằng tổng thể cho thấy sự gia tăng tổng khối lượng thương mại của nền kinh tế, gia tăng khối lượng sản phẩm ngành vận tải. Đó là cơ hội lớn cho sự phát triển không ngừng của ngành logistics Việt Nam. TỪ KHOÁ: logistics, RCEP, cơ hội, thách thức. ABSTRACT: This paper related to The Regional Comprehensive Economic Partnership of ASEAN + 6 states the effect on logistics industry in Viet Nam. Thanks to expectation of Global Trade Analysis Project, it is clear that there exit increase in trade volume of Viet Nam’s economy and production activities in transportation sector leading to a huge development in logistics industry. KEYWORDS: logistics, RCEP, opportunites, challenges. 1. MỞ ĐẦU: Logistics ra đời giúp con người sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tối ưu để tối đa hoá lợi ích của bản thân và xã hội. Sự phát triển của Logistics đảm bảo cho sự vận hành tốt của mọi hoạt động kinh tế - xã hội, quyết định khả năng cạnh tranh của mỗi quốc gia trên thị trường thế giới. Nhằm thúc đẩy chuỗi sản xuất trong khu vực, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác tốt lợi ích từ các hiệp định đã có, 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và 6 nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ và Trung Quốc) đã tiến hành đàm phán thoả thuận Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực, tạo ra một khu vực tự do hoá thương mại lớn nhất trên thế giới. Khi đó, Hiệp định sẽ tạo nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển của ngành Logistics Việt Nam. 2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC 2.1. Khái quát chung về logistics và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực 2.1.1. Lý luận cơ bản về Logistics Thuật ngữ Logistics là một thuật ngữ đã có từ lâu trên thế giới nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa đầy đủ về logistics. Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005, Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao NỘI SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG Số 02/2016
- 46 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. (Theo Điều 233, Luật Thương mại 2005) Dịch vụ Logistics sẽ giúp khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí trong các khâu vận chuyển, lưu kho, lưu bãi và phân phối hàng hoá thông qua việc tối ưu hóa các hoạt động riêng lẻ nhờ ứng dụng những tiến bộ trong công nghệ thông tin. Hiệu quả hoạt động logistics tác động trực tiếp đến khả năng hội nhập của nền kinh tế. Hệ thống Logistics góp phần vào việc phân bổ các ngành sản xuất một cách hợp lý để đảm bảo sự cân đối và tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Logistics liên quan đến hàng loạt các hoạt động kinh tế để biến nguồn tài nguyên thành sản phẩm cuối cùng, giá trị được tăng lên cho cả khách hàng lẫn người sản xuất, giúp thoả mãn nhu cầu của mỗi người. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ khi chuỗi logistics hoạt động liên tục, nhịp nhàng. 2.1.2. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện RCEP Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (Regional Comprehensive Economic Partnership, viết tắt là RCEP) là một hiệp định thương mại do ASEAN lãnh đạo, liên kết các nền kinh tế của 16 nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm các nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN và Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ và Trung Quốc. Đây là một hiệp định tự do hoá thế hệ mới với nguyên tắc gia nhập mở, cho phép các nước thành viên khác tham gia miễn là họ đồng ý tuân thủ các quy định và hướng dẫn của nhóm. Hiện tại chỉ có các nước ASEAN và các đối tác thuộc khu vực mậu dịch tự do FTA sẽ tham gia đàm phán. Tư cách thành viên sẽ được mở rộng cho các nước khác. Nội dung các cuộc đàm phán sẽ giải quyết thuận lợi hoá thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh và giải quyết tranh chấp. Hiệp định RCEP được khởi động từ tháng 12 năm 2012 và sẽ kết thúc trong năm 2016. RCEP là hiệp định thương mại tự do chất lượng cao hướng tới mục tiêu hình thành quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực. Đây là một khu vực có dân số hơn 3 tỷ người, lớn nhất toàn cầu, có tổng GDP khoảng 19 tỷ USD, và chiếm 40% tổng thương mại thế giới. Tham gia RCEP sẽ tạo thêm khối lượng thương mại lớn cho Việt Nam. RCEP sẽ mang lại những cơ hội mới cho Việt Nam thông qua việc hình thành sự tiếp cận dễ dàng hơn tới các thị trường đầu tư và xuất khẩu của ASEAN và các đối tác với sự đa dạng về nhu cầu đối với hàng hoá và dịch vụ; mở cửa sâu rộng hơn để nhập khẩu hàng hoá và máy móc rẻ hơn với công nghệ phù hợp. Việt Nam được tham gia vào chuỗi giá trị và sản xuất khu vực, tăng cường hợp tác kỹ thuật và vị thế trong giải quyết tranh chấp. RCEP sẽ hài hoà hoá các quy định hiện hành và áp dụng chung cho các khu vực mậu dịch tự do FTA khác nhau của ASEAN nên sẽ cắt giảm được chi phí giao dịch và tạo môi trường kinh doanh thân thiện hơn cho Việt Nam. 2.2. Cơ hội và thách thức đối với ngành Logistics khi Việt Nam gia nhập RCEP 2.2.1. Cơ hội phát triển cho ngành Logistics Việt Nam khi gia nhập RCEP Hiệp định RCEP được ký kết sẽ gia tăng tổng khối lượng thương mại của Việt Nam với các nước thành viên. Cắt giảm và loại bỏ thuế quan là một trong những vấn đề quan NỘI SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG Số 02/2016
- KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 47 trọng nhất và được ưu tiên nhất trong đàm phán. Trong Báo cáo Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực đối với nền kinh tế Việt Nam của MUTRAP, sử dụng mô hình cân bằng tổng thể (Global Trade Analysis Project – GTAP) để mô hình hoá tác động của Hiệp định RCEP đối với nền kinh tế Việt Nam, thuế nhập khẩu dự kiến đối với hàng hoá từ 4 đối tác thương mại chính cho đến năm 2020 gần như được loại bỏ. Thuế suất dự kiến được thể hiện trong Biểu đồ sau: Biểu đồ 1: Thuế nhập khẩu song phƣơng đối với hàng hoá nhập vào Việt Nam theo xuất xứ nhập khẩu cho tới 2020 Nguồn: Cơ sở dữ liệu và kết quả dự báo GTAP của MUTRAP về tác động của Hiệp định RCEP. Thuế nhập khẩu áp dụng tính bình quân gia quyền theo kim ngạch thương mại. Ghi chú: JPN: Nhật Bản; CHN: Trung Quốc; KOR: Hàn Quốc; IND: Ấn Độ Với mức cắt giảm và loại bỏ thuế quan sâu rộng như trên, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam dự kiến sẽ tăng như Bảng 1. Giả định tự do hoá thương mại ở mức hạn chế là áp dụng mức tự do hoá cao nhất trong các FTA hiện hành vào mọi nước trong RCEP. Giả định tự do hoá thương mại đáng kể chỉ có ngoại lệ chung là không thuộc phạm vi xoá bỏ toàn bộ thuế quan. Giả định tự do hoá hoàn toàn là sẽ xoá bỏ toàn bộ thuế giữa các nước thành viên. Bảng: Tác động bổ sung đối với thƣơng mại từ Hiệp định RCEP năm 2020 Nguồn: Kết quả mô phỏng dự báo GTAP của MUTRAP về tác động của Hiệp định RCEP Kết quả trên cho thấy, khi Hiệp định RCEP được ký kết, khối lượng thương mại của Việt Nam với các nước đối tác đều tăng ngay cả khi tự do hoá thương mại ở mức độ bằng với các cam kết hiện tại. Kết quả này còn chưa tính đến tác động từ các cam kết về quy tắc xuất xứ, sở hữu trí tuệ, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, mua sắm chính phủ, thuận lợi NỘI SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG Số 02/2016
- 48 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ hoá đầu tư. Khi khối lượng thương mại gia tăng, sẽ dẫn tới nhu cầu cao hơn đối với ngành Logistics trong nước. Đối với ngành vận tải, khi Hiệp định RCEP được ký kết, nhiều dự đoán cho thấy sẽ chịu tác động mạnh mẽ hơn so với các ngành khác. Kết quả chạy mô hình GTAP đưa ra như sau: Biểu đồ 2: Thay đổi sản lƣợng so với dự báo cơ sở năm 2020 Nguồn: MUTRAP, Báo cáo tác động của Hiệp định RCEP. Ghi chú: Năm dự báo cơ sở: năm 2015; Mod: Giả định tự do hoá thương mại hạn chế; Amb: Giả định tự do hoá thương mại đáng kể; FT: Giả định tự do hoá thương mại hoàn toàn. Như vậy, các giả định tự do hoá đều cho thấy dịch vụ vận tải nói chung, ngành logistics nói riêng có nhiều triển vọng phát triển khi Hiệp định RCEP được ký kết. Sự lưu chuyển hàng hoá tăng lên, tự do hoá thương mại và đầu tư được tăng cường cả trong lĩnh vực logistics sẽ tạo cơ hội cho ngành logistics của Việt Nam. Hội nhập sâu rộng về kinh tế sẽ tất yếu kéo theo sự hội nhập về lĩnh vực logistics để hỗ trợ tăng cường chuỗi giá trị khu vực. 2.2.2. Thách thức đối với ngành Logistics Việt Nam khi gia nhập RCEP Cơ hội phát triển ngành Logistics là rất lớn khi Việt Nam tăng cường hơn nữa hội nhập khu vực. Tuy nhiên, sự hội nhập này cũng đặt ra những thách thức rất lớn cho ngành logistics Việt Nam. Các doanh nghiệp logistics của Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh chưa chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp thường không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về khối lượng và chất lượng dịch vụ vận tải. Hầu hết Doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể làm các dịch vụ đơn lẻ cho doanh nghiệp logistics nước ngoài, chưa đảm nhiệm được đến những dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cao. Hoạt động logistics chưa tạo thành một chuỗi liên tục trong chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, khi hiệp định RCEP được ký kết, doanh nghiệp logistics Việt Nam sẽ gặp phải áp lực cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài. Các nước đối tác lớn NỘI SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG Số 02/2016
- KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 49 trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore đều có những ưu tiên chú trọng phát triển lĩnh vực logistics mang tầm quốc tế để khai thác chuỗi giá trị toàn cầu. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam với năng lực tài chính yếu kém lại chưa nhận được nhiều sự ưu tiên hỗ trợ phát triển ngành logistics từ phía Nhà nước, chưa có chiến lược phát triển đồng bộ, toàn diện, dài hạn. Hoạt động quản lý logistics về mặt Nhà nước còn chưa nhất quán, chồng chéo do nhiều bộ quản lý. Vấn đề về nguồn nhân lực cũng là một trong những thách thức mà ngành logistics của Việt Nam phải đối mặt. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp logistics Việt Nam chủ yếu là tự đào tạo theo kinh nghiệm thực tế chứ chưa được tào tạo chuyên nghiệp. Các trường đào tạo chuyên ngành logistics hoặc sát với logistics còn ít, có thể kể đến như trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, Đại học GTVT TP.Hồ Chí Minh, Đại học Hàng Hải Việt Nam, Đại học Ngoại Thương. Lực lượng lao động giỏi trong lĩnh vực logistics đang không đủ đáp ứng nhu cầu mở rộng của ngành khi khối lượng dịch vụ gia tăng. 2.3. Kiến nghị phát triển ngành Logistics Việt Nam khi gia nhập RCEP 2.3.1. Đầu tƣ cơ sở hạ tầng logistics Cơ sở hạ tầng logistics, mà trước hết là cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là nền tảng cho sự phát triển các hoạt động logistics. Để nâng cao cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, cần thực hiện tốt theo các quy hoạch dài hạn như: Quy hoạch cảng biển 2020 và định hướng 2030; Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ đến năm 2020, định hướng đến 2030; Việt Nam cần nâng chuẩn đường bộ đáp ứng yêu cầu vận tải của các phương tiện vận tải hiện đại quốc tế. Đối với đường bộ, cần nâng cao khả năng chịu tải để có thể vận hành được những xe chuyên chở lớn hơn. Đối với đường sắt, cần phát triển hệ thống đường sắt khổ tiêu chuẩn 1.435 mm để tăng tính an toàn, nâng cao tốc độ chạy tàu và sẵn sàng kết nối với mạng lưới đường sắt trong khu vực và quốc tế. Đối với vận tải đường biển, cần phát triển cảng biển của Việt Nam thành trung tâm logistics lớn có tầm khu vực và quốc tế, trở thành trung tâm trung chuyển cho khu vực. Ngoài ra, để phát triển hạ tầng logistics cần có chính sách phát triển hệ thống thông tin, viễn thông, một cách đồng bộ thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch và quản trị logistics. 2.3.2. Đào tạo nguồn nhân lực Để nâng cao hiệu quả hoạt động logistics cần khả năng vận hành hệ thống chuyên nghiệp của đội ngũ nhân lực trình độ cao, có tính kỷ luật, tác phong làm việc và sức khoẻ thể chất phù hợp. Một số biện pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới có thể kể đến như: Đa dạng hóa các loại hình đào tạo nguồn nhân lực logistics; tranh thủ tài trợ, hợp tác đào tạo từ nước ngoài; phát triển và nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực thông qua việc tổ chức các cuộc buổi hội thảo và tọa đàm theo chủ đề. Về dài hạn, chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực từ các trường đại học, cao đẳng để cung ứng cho xã hội đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, có kỹ năng và năng lực làm việc tốt. Muốn vậy, các chương trình đào tạo cần đảm bảo tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến trong khu vực và thế giới, tăng cơ hội tìm hiểu và thực hành nghề nghiệp cho người học. Song song với các học phần đào tạo chính, nhà trường cần có nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng và phong phú để nâng cao hiểu biết của sinh viên về logistics như: tổ chức hội thảo, NỘI SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG Số 02/2016
- 50 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ chuyên đề các cuộc thi tìm hiểu về logistics và các hoạt động logistics đang diễn ra, thường xuyên cập nhật thông tin trong các bản tin về logistics trên các trang diễn đàn, fanpage, website của khoa, website của trường, khuyến khích sinh viên tham gia học hỏi và tìm hiểu về ngành logistics thông qua việc tham gia nghiên cứu khoa học các cấp. Bên cạnh chương trình đào tạo cử nhân, các trường cũng cần chú trọng chương trình đào tạo bậc trên đại học để cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành logistics. 2.3.3. Nâng cao vai trò của hiệp hội ngành logistics Hiệp định RCEP được ký kết, tạo thuận lợi cho thương mại và hải quan, là tiền đề cho sự phát triển của logistics Việt Nam. Để tận dụng được cơ hội lớn đó, bản thân hiệp hội ngành logistics Việt Nam cần có những hoạt động cải cách tích cực hơn nữa để thúc đẩy ngành phát triển. Hiện nay, Việt Nam đã có Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam với Viện Nghiên cứu Phát triển Logistics Việt Nam trực thuộc hội. Hiệp hội cần tăng cường hơn nữa sự kết nối, hỗ trợ các thành viên, làm tốt vai trò cầu nối với Nhà nước, và quan hệ đối ngoại với khu vực và quốc tế về logistics. Hiệp hội cần khuyến khích sự cộng tác giữa các thành viên trên cơ sở sử dụng lợi thế từng doanh nghiệp để thực hiện dịch vụ trọn gói, mở rộng tầm hoạt động trong nước và quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nhằm khai thác tốt chuỗi giá trị khu vực. 3. KẾT LUẬN Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực – RCEP – trong khuôn khổ ASEAN + 6 là một hiện định tự do hoá thương mại sâu rộng nhất nhằm tăng cường chuỗi giá trị trong khu vực. Đây là cơ hội cho ngành logistics Việt Nam phát triển cả về bề rộng và bề sâu. Để tận dụng được các cơ hội đó đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ phía các doanh nghiệp, hiệp hội ngành và Nhà nước nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Hoàng Văn Châu (2009), Giáo trình Logistics và vận tải quốc tế, NXB Thông tin và truyền thông; [2]. Ngô Lực Tài (2015), Logistics động lực phát triển kinh tế, NXB Văn hoá văn nghệ; [3] Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu - MUTRAP, Báo cáo Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực đối với nền kinh tế Việt Nam, Hà Nội; [4]. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), ngày truy cập cuối cùng 22/5/2016. Ngƣời phản biện: TS. Lê Thu Sao NỘI SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG Số 02/2016