Cơ hội và thách thức với xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay

pdf 12 trang Gia Huy 4230
Bạn đang xem tài liệu "Cơ hội và thách thức với xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfco_hoi_va_thach_thuc_voi_xuat_khau_gao_cua_viet_nam_hien_nay.pdf

Nội dung text: Cơ hội và thách thức với xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay

  1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. NCS.Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường Đại học Thủy lợi Tóm tắt Lợi thế sản xuất nông nghiệp của Việt Nam ngày càng được khẳng định sau 30 năm đổi mới và hội nhập, tương quan lực lượng giữa các nước xuất khẩu nông sản đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là trên thị trường gạo thế giới. Xuất khẩu gạo của Việt Nam là một hoạt động có tính truyền thống và Việt Nam liên tiếp trong nhiều năm là một trong 3 quốc gia có khối lượng xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, góp phần vào việc bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu. Hơn nữa, thị trường xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam ngày càng vươn rộng từ châu Á, châu Phi, sang những thị trường “khó tính” hơn như châu Âu, châu Mỹ. Tuy nhiên, năm 2016 là một năm “xuất gạo buồn” đối với nước ta khi xuất khẩu gạo giảm cả về số lượng và giá trị, thực trạng này không chỉ do vấn đề chất lượng gạo suy giảm, cơ giới hóa trong sản xuất, chế biến bảo quản gạo chậm chuyển hướng mà còn do các yếu tố mang khách quan như xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu gạo của thế giới thay đổi, sự biến đổi của khí hậu toàn cầu, Bài viết phân tích những cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đồng thời đưa ra một số đề xuất đối với ngành, góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo trong thời gian tới. Từ khóa: Cơ hội, thách thức, xuất khẩu gạo, gạo Việt Nam. 1. Khái quát tình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 10 năm trở lại đây Theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VF ), 10 năm trở lại đây (tính từ năm 2007), hiện trạng xuất khẩu gạo có nhiều biến động. Trong 5 năm đầu của giai đoạn, khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng đều đặn, nhưng từ năm 2013 thì con số này lại có xu hướng giảm, đặc biệt xuất khẩu gạo năm 2016 thấp kỷ lục trong vòng 10 năm cả về khối lượng và giá trị, cụ thể khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam lũy kế từ ngày 01/01 đến ngày 31/12/2016 đạt 4,890 triệu tấn, với trị giá FOB 2,128 tỷ USD. So với năm 2015, xuất khẩu gạo năm 2016 giảm 25,5% về khối lượng và giảm 20,5% về giá trị. Bên cạnh đó giá gạo xuất khẩu bình quân cũng có xu hướng giảm, cao nhất là năm 2008 ở mức 569 USD/tấn, thấp nhất là năm 2015 là 408 USD/tấn và giá xuất khẩu gạo bình quân năm 2016 là 435 USD/tấn. Điều này một phần là do xu hướng giảm chung giá gạo trên thị trường thế giới do sự mất cân đối giữa nhu cầu nhập khẩu gạo giảm trong khi lượng gạo tồn kho thì đang còn nhiều ở một số nước xuất 487
  2. khẩu gạo truyền thống như Thái Lan, nhưng giá gạo Việt Nam lại đang rơi xuống mức thấp nhất so với các loại gạo cùng loại trên thế giới. Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam trong năm 2016 có nhiều biến động mang tính tiêu cực. Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam (36% thị phần) với khối lượng 1,74 triệu tấn và giá trị là 782,3 nghìn USD, giảm 17,5% về khối lượng và giảm 8,6% về giá trị so với năm 2015. Ngoài ra nhiều bạn hàng lớn khác của chúng ta đã ký hợp đồng nhập khẩu gạo với các nước xuất khẩu gạo khác khiến khối lượng và giá trị xuất khẩu 488
  3. gạo của Việt Nam sang các nước đó giảm mạnh như Philippines (giảm 65,3% khối lượng tương đương với 54,1% giá trị so với năm 2015), Indonexia (giảm 51,8% khối lượng và giá trị so với năm 2015), Malaysia (giảm 47,3% khối lượng và 45,5% giá trị so với năm 2015), Singapore (giảm 31,3% và 30,8% tương ứng), Hoa Kỳ (giảm 31,3% và 33,9% tương ứng), nên dù lượng nhập khẩu của khu vực châu Phi tăng như Gana là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam trong năm 2016 với 11,5% thị phần, đạt 503,7 triệu tấn (tăng 38,9% so với năm 2015) và 248,9 triệu USD (tăng 34,5% so với năm 2015) nhưng vẫn không bù đắp nổi. Thị trường chủ đạo của gạo xuất khẩu Việt Nam vẫn là thị trường các nước châu Á nhưng bên cạnh Thái Lan, Ấn Độ luôn là những nước xuất khẩu gạo lớn nhất nhì thế giới thì một số nước như Pakistan, Campuchia, Myanma cũng ngày càng trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng chú ý trong thời gian gần đây, khiến Việt Nam đã mất đi một vài hợp đồng nhập khẩu gạo từ những khách hàng quen thuộc ở châu Á vào tay các nước này, mặc dù họ xuất khẩu gạo với mức giá cao hơn giá gạo xuất khẩu của Việt Nam. Gạo Việt Nam xuất khẩu còn bị một số thị trường trả về trong nhiều năm liên tiếp do không đạt tiêu chuẩn, vì vậy tuy gạo Việt Nam đã ngày càng vươn xa đến những thị trường gạo tiềm năng như Mỹ, châu u, Nhật Bản nhưng đây đều là những thị trường yêu cầu chất lượng cao với nhiều rào cản kỹ thuật, nếu như không đáp ứng được thì sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín của mặt hàng xuất khẩu chủ lực này của Việt Nam trên thế giới. Dự kiến năm 2017, tình hình khối lượng xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2017 sẽ chỉ tăng nhẹ so với năm 2016, đạt mức khoảng hơn 5 triệu tấn. Ngay kể cả nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc cũng khó mang lại cho Việt Nam sản lượng xuất khẩu như mong muốn. Kết quả xuất khẩu gạo tháng 1 năm 2017 đạt 332, 5 nghìn tấn với giá trị 142 triệu USD, giảm khoảng 32% về khối lượng và 35% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2017 dự báo vẫn tiếp tục gặp khó khăn. Theo như tin tức từ VF , trong tháng đầu tiên năm 2017, Lào đã xuất khẩu gạo nhiều hơn sang Trung Quốc theo thỏa thuận đã có từ trước và Trung Quốc đã chấp thuận tăng nhập khẩu từ 8.000 tấn lên 20.000 tấn. Những bạn hàng tại châu Á của Việt Nam cũng có những động thái có tác động tiêu cực đến xuất khẩu gạo của Việt Nam như Philippines sẽ kết thúc chương trình cấp phép tiếp cận thị trường lớn hơn (không hạn chế đối với gạo), thay vào đó sẽ áp dụng mức thuế 489
  4. cao do các nhà quản lý kinh tế quyết định và quay lại khối lượng trước đây là 350.000 tấn chứ không phải là khối lượng tiếp cận tối thiểu (M V) từ 350.000 tấn đến 805.000 tấn gạo. 2. Đánh giá cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam Gạo là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong một thời gian dài, vì vậy ngành gạo nước ta có nhiều cơ hội thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này. 2.1. Những cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt Nam Một là, cơ hội về chi phí sản xuất. Với lợi thế không thể phủ nhận về điều kiện tự nhiên đã tạo nên Việt Nam với nghề truyền thống trồng lúa nước từ xa xưa, cùng nguồn nhân lực dồi dào khi dân số làm việc trong nông nghiệp nước ta đang ở mức khoảng 23 triệu người đã giúp tăng khả năng cạnh tranh của gạo về chi phí so với các đối thủ khác trong khu vực, trên thế giới và gạo vẫn là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam. Hai là, cơ hội từ các hiệp định thương mại. Khi Việt Nam liên tiếp ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương, khu vực và trở thành thành viên của WTO thì việc cắt giảm thuế quan đã tạo cơ hội cho mặt hàng gạo Việt Nam bình đẳng hơn khi tiếp cận thị trường của các nước thành viên, làm cho khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu gạo càng trở nên thuận lợi, từ đó giảm bớt sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc mà vươn đến những thị trường có giá bán cao hơn nếu như Việt Nam vượt qua được các rào cản kỹ thuật. Năm 2017 được coi là năm mà ngành gạo có nhiều cơ hội hưởng lợi từ các hiệp định thương mại với ưu đãi lớn về thuế, cơ hội gạo Việt Nam xuất khẩu sang các quốc gia thuộc khu vực Liên minh Kinh tế Á - u (E EU) là rất lớn với lượng hạn ngạch tổng là 10.000 tấn gạo được hưởng thuế suất ưu đãi 0%, sau khi xuất khẩu đủ lượng này, sản phẩm gạo xuất khẩu sẽ chịu mức thuế 11,7% và V T 10% - thấp hơn đáng kể so với con số 40% trước đó. Thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% đối với mặt hàng gạo có xuất xứ từ Campuchia được áp dụng từ giữa tháng 12/2016 cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có nguồn nguyên liệu để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu sang các nước khác. 490
  5. Ba là, cơ hội về cạnh tranh giá. Cơ hội này không chỉ đến từ phía chi phí sản xuất lúa gạo ở Việt Nam khá thấp mà còn do một vài nước xuất khẩu gạo cạnh tranh với Việt Nam như Ấn Độ, Pakistan, đang gặp một số tác động dẫn đến giá gạo xuất khẩu của các nước này tăng lên như vấn đề tắc nghẽn trong chuỗi cung cấp gạo ở Ấn Độ, thị trường xuất khẩu gạo của Pakistan do chạy theo mục tiêu đảm bảo giao hàng nên phải mua lại của những nhà xuất khẩu. Việc các nước xuất khẩu gạo khác tăng giá (không phải vì nguyên nhân chất lượng) phần nào làm giảm tính cạnh tranh về giá mặt hàng gạo của họ so với Việt Nam. Bốn là, cơ hội về chủng loại gạo. Một số loại gạo Việt Nam có giá trị cao và vẫn xuất khẩu mạnh trong thời gian tới như gạo nếp được nhận định có nhu cầu không nhỏ từ các thương nhân Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu trong năm 2016 đạt 1,02 triệu tấn, chiếm 20,9% tỷ trọng xuất khẩu của toàn ngành, tăng gần gấp đôi do với năm 2015 và gạo Japonica do không đòi hỏi quá khắt khe về mặt chất lượng, xuất khẩu đạt 158.000 tấn, chiếm 3,24% tỷ trọng xuất khẩu toàn ngành, tăng 137% so với năm 2015, gạo thơm Jasmine Việt Nam với ưu thế giá cả thấp hơn ở các nước khác, cũng đã giúp cho các loại gạo này của Việt Nam cạnh tranh được ở nhiều thị trường. Năm là, cơ hội về các thỏa thuận thương mại gạo. Các bản thỏa thuận là cơ sở pháp lý vững chắc giúp Việt Nam tiếp tục duy trì thị phần xuất khẩu gạo đối với một số nước nhập khẩu gạo chủ yếu thông qua hình thức đấu thầu chính phủ như Philipines với thỏa thuận gia hạn tới năm 2018, theo đó Việt Nam sẽ cung cấp đến 1,5 triệu tấn gạo/năm. Đây là cơ hội cần thiết góp phần ổn định thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trước sức ép cạnh tranh thị trường hiện nay và hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp đầu mối của Việt Nam tham gia vào các đợt đấu thầu gạo cấp Chính phủ sắp tới thuận lợi hơn. Sáu là, cơ hội cho các doanh nghiệp. Bộ Công thương bãi bỏ quy hoạch Thương nhân kinh doanh và xuất khẩu gạo, bãi bỏ việc khống chế số lượng tối đa đầu mối xuất khẩu gạo cũng như bãi bỏ khống chế địa bàn đầu tư xây dựng kho chứa đã tạo nên cơ hội vàng cho doanh nghiệp xuất khẩu, phù hợp với xu thế chung nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, cởi trói cho các doanh nghiệp trong nước sáng tạo và tự chủ cao hơn khi đối mặt với thị trường xuất khẩu lớn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hội nhập sâu và hiệu quả trong bối cảnh thị trường gạo thế giới đang ngày càng khó khăn. 491
  6. 2.2. Những thách thức đối với xuất khẩu gạo Việt Nam Gạo ở Việt Nam được ví như “vàng trắng” không chỉ bởi đây là loại lương thực chủ lực mà còn là mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của nước ta và Việt Nam luôn nằm trong 3 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, với hiện trạng xuất khẩu gạo có xu hướng giảm cả về khối lượng và giá trị trong vòng 5 năm qua và ở mức thấp nhất năm 2016 đã minh chứng cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức: Thứ nhất, thách thức từ biến động cung cầu thị trường gạo khu vực và thế giới. Các nước nhập khẩu gạo của Việt Nam có xu hướng đẩy mạnh chính sách tự túc an ninh lương thực, việc mở rộng diện tích sản xuất lúa ở nhiều nước như Úc, Myanmar, Brazil, i Cập, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên, Pakistan, Thái Lan, và Mỹ khiến sản lượng gạo toàn cầu gia tăng. Nhu cầu thương mại gạo toàn cầu có xu hướng tăng chậm dự báo ở mức khoảng 40 triệu tấn năm 2017 còn do thói quen tiêu dùng ở các nước châu Mỹ, châu u thậm chí là cả châu Á có xu hướng giảm lượng tinh bột trong bữa ăn. Năm 2016, thị trường châu Á vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong nhập khẩu gạo Việt Nam nhưng đã giảm 34,7 % so với năm 2015, châu u giảm trên 9% so với năm 2015, châu Phi giảm giảm 9% và chỉ châu Mỹ tăng 7% so với năm 2015. Dự báo thời gian tới thị trường ở châu Á vẫn đang có nhu cầu yếu, còn thị trường châu Phi có thể tăng ở mức nhẹ trong khi xuất khẩu gạo nước ta tiếp tục đối mặt với cạnh tranh từ những nước xuất khẩu gạo truyền thống như Thái Lan, Ấn Độ và đối thủ mới nổi như Campuchia, Pakistan, Myanmar đang quyết tâm khẳng định vị trí trên bản đồ thương mại gạo thế giới khiến việc xuất khẩu gạo khó khăn và áp lực hơn nhiều khi nguồn cung tăng nhưng nhu cầu lại giảm. Thứ hai, thách thức từ tác động tiêu cực của các chính sách xuất nhập khẩu gạo của các nước. Chính phủ Thái Lan công bố thông tin sẽ bán hết lượng gạo tồn khi trên 8 triệu tấn trong nửa đầu năm 2017, đúng vào thời điểm Việt Nam chuẩn bị vào vụ thu hoạch chính, khiến cho nhu cầu gạo trên thị trường không có tính cấp bách, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam theo dự báo có thể tiếp tục giảm, chỉ khi nào tồn kho Thái Lan được giải quyết thì thị trường xuất khẩu gạo mới có khả năng phục hồi. Trung Quốc là bạn hàng nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam nhưng chính sách thả lỏng của nước này khiến số lượng lớn gạo 492
  7. xuất sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch gây nhiều rủi ro cho các nhà xuất khẩu trong nước, rối loạn thị trường cũng như việc coi nhẹ giá trị của gạo làm giảm uy tín mặt hàng gạo Việt Nam. Ngoài ra sự biến động trong tỷ giá hối đoái tác động đến chính sách xuất nhập khẩu cũng tác động tiêu cực đến xuất khẩu gạo Việt khi đồng Euro mất giá so với đồng USD khiến việc xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường châu Phi gặp khó khăn (hoạt động xuất nhập khẩu của châu Phi phụ thuộc nhiều vào thương mại toàn cầu trong đó có các nước EU); đồng Nhân dân tệ yếu cũng tác động đến chính sách nhập khẩu gạo của Trung Quốc gây cản trở các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Thứ ba, thách thức từ quy định về rào cản kỹ thuật. Khi thâm nhập vào những thị trường cao cấp như châu u, châu Mỹ, Nhật Bản thì những yêu cầu về kỹ thuật thương mại và vệ sinh dịch tễ là rất quan trọng. Những vấn đề kiểm dịch, kiểm tra dư lượng kháng sinh, các đòi hỏi về nhãn mác bao gói của các nước vẫn ngăn chặn khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam. Những quy định này vẫn do các nước nhập khẩu đơn phương đưa ra và điều chỉnh nên đã gây ra những cản trở lớn đối với việc nhập khẩu hàng hóa nông sản của Việt Nam vào các nước trong đó có gạo, thậm chí còn khiến cho có những lô gạo của Việt Nam xuất sang Mỹ và EU đã bị trả về. Thứ tư, thách thức từ chuỗi sản xuất, thu hoạch, chế biến và xuất khẩu. Việc quá nhiều giống lúa với chất lượng hạt khác biệt nhau dẫn đến không đồng nhất về chất lượng, không thể xác định nguồn gốc; việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu cánh đồng mẫu lớn dẫn đến chất lượng gạo không đồng đều; chi phí cho phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao do lệ thuộc nhập khẩu; mức độ cơ giới hóa trong công đoạn thu hoạch còn thấp gây tác động cho chất lượng xuất khẩu thấp; giá thành sản xuất và tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch cao; quy trình ngược đi từ chế biến gạo xuất khẩu dựa trên dự trữ gạo nguyên liệu, sau đó phối trộn, lau bóng, sấy và phân cấp theo hợp đồng xuất khẩu đến chất lượng gạo thấp, tỷ lệ hao hụt và hư hỏng cao. Sự không hợp lý trong quy trình xây dựng chuỗi giá trị gạo khiến cho bao nhiêu năm Việt Nam coi gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhưng gạo Việt Nam không có tên trên thị trường thế giới và việc xây dựng thương hiệu cho gạo của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Kỹ thuật lạc hậu và lạm dụng hóa chất trong 493
  8. canh tác, cộng với môi trường kinh doanh manh mún, không tập hợp được liên minh sản xuất theo chuỗi đã làm cho gạo Việt thất thế trên thương trường. Gạo Việt phần lớn không có nhãn mác và nguồn gốc nên bị gạo có nhãn hiệu của Thái Lan, Campuchia, Nhật Bản lấn lướt, xuất khẩu gạo Việt chủ yếu theo hợp đồng chính phủ, mang nhãn hiệu của khách hàng. Thứ năm, thách thức từ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu. Hiện tượng Elnino kéo dài nhất trong lịch sử gây ra mưa lũ; vựa lúa chính của cả nước là Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng bị xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt do thủy triều dâng khiến cho diện tích đất trồng lúa bị thu hẹp. Theo dự đoán của chuyên gia, trong vòng 30 năm tới, mực nước biển dâng sẽ làm tăng đáng kể mức độ ngập lụt sâu trên diện rộng tại một số khu vực, các vùng cận biển là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất, đặc biệt vào mùa khô, nước thường bị suy giảm ở vùng thượng nguồn, tình trạng ngập nước do ngập lụt bị tù đọng (0,4 đến 1m) cũng được dự đoán lan ra đến 40% khu vực hạ nguồn của Đồng bằng sông Cửu Long. 3. Một số đề xuất thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam một cách hiệu quả Đứng trước những biến động về mặt thị trường xuất nhập khẩu gạo trong khu vực và trên thế giới; quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến và xuất khẩu còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về chất lượng và nhãn mác hàng hóa ngày càng khó tính tạo ra những rào cản cho mặt hàng gạo của Việt Nam nhập khẩu vào nước khác; những biến đổi của khí hậu toàn cầu ngày càng diễn biến phức tạp, vấn đề đặt ra hiện tại và sắp tới đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam chính là xây dựng thương hiệu gạo Việt nhằm khẳng định chất lượng và chỗ đứng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng ứng phó của mặt hàng gạo Việt với những biến động trên thị trường quốc tế, tái cấu trúc ngành gạo cho phù hợp với biến đổi khí hậu khó lường. Thứ nhất, xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam. Để xây dựng thương hiệu gạo Việt đủ mạnh, có sức cạnh tranh, có uy tín trên thị trường cần: - Quy hoạch ngay từ khâu trồng lúa, đến khâu thu hoạch, chế biến và xuất khẩu theo chuẩn thương mại quốc tế vì vậy việc xây dựng bộ quy chuẩn gạo từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản đến xuất khẩu cho từng nhóm sản phẩm, từng loại gạo đặc sản là bước đầu cần thiết. Trồng lúa theo tiêu chuẩn quốc tế cũng là bước tiến quan trọng để tạo cơ hội và lợi thế để xây dựng thương 494
  9. hiệu gạo Việt trên thị trường quốc tế, từ đó giúp ngành gạo phát triển bền vững và mang lại giá trị cao. Cụ thể: (1) chọn giống lúa vẫn là khâu quan trọng nhất và phải có lợi thế so sánh với các nước khác, vì vậy nên chọn trong các nhóm gạo phổ biến, mỗi nhóm chọn 2-3 giống được ưa chuộng nhất làm thương hiệu quốc gia, phát triển giống lúa không chỉ chú trọng cải tiến các giống lúa chất lượng (lúa đặc sản, lúa nếp) đang được sản xuất quy mô khá trở lên và đã có thị trường để xây dựng vùng sản xuất tập trung mà cần nghiên cứu tạo giống mới theo yêu cầu thị trường; (2) yếu tố ngon và sạch vô cùng quan trọng đối với việc xây dựng thương hiệu gạo Việt vì vậy thực hiện sản xuất theo các tiêu chí từ quản lý đồng ruộng, chuẩn bị canh tác, sử dụng nước, quản lý dinh dưỡng, quản lý sâu bệnh, thu hoạch, sau thu hoạch, hệ thống xay xát hiện đại, sức khỏe an toàn, từ đó giúp giảm chi phí và bảo vệ môi trường; (3) thương hiệu cần xây dựng bằng lòng tin, chỉ làm thương hiệu khi có sản phẩm tốt thực sự, thuyết phục được thị trường khu vực và thế giới, nên sản phẩm gạo cần được kiểm định trước khi đưa ra thị trường, do đó cần xây dựng và áp dụng kỹ thuật kiểm định, kiểm nghiệm tiên tiến ngang tầm khu vực và quốc tế, tránh việc tham gia thị trường xuất khẩu gạo một cách tự phát, không tổ chức, không được kiểm tra như hiện nay; (4) việc xây dựng logo cho gạo Việt cũng cần được đăng ký bảo hộ trong và ngoài nước, doanh nghiệp nào đạt tiêu chuẩn sẽ được gắn nhãn, mác, logo thương hiệu gạo quốc gia. - Cần có sự liên kết của “bốn nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân) một cách chặt chẽ và hiệu quả để nông dân, doanh nghiệp quan tâm đế đầu tư, sản xuất. (1) Đối với doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tư nhân tham gia đầy đủ vào chuỗi sản xuất, kinh doanh lúa gạo (từ vấn đề đất đai, vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng, có giới hóa sản xuất, xử lý sau thu hoạch, cho đến xây dựng thương hiệu và xúc tiến thị trường), từ đó nâng cao tính trách nhiệm của các doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến chế biến và thương mại lúa gạo. (2) Người nông dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất như các cổ đông của doanh nghiệp, điều này giúp tránh tình trạng nhiều giống, thu gom lẫn giống, cơ sở hạ tầng cũng được cải thiện và thương hiệu gạo sẽ dần được thực xây dựng. (3) Nhà khoa học tập trung nghiên cứu công nghệ trong từng công đoạn của tất cả các khâu của chuỗi giá trị nhằm giảm chi phí sản xuất một cách tối đa và giảm tổn thất sau thu hoạch về cả số lượng và chất lượng. (4) Nhà nước hỗ trợ tín dụng 495
  10. ưu đãi cho các “nhà”, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh và xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo, hướng vào mặt hàng gạo chất lượng và giá trị cao. Trong mối liên kết “bốn nhà”, doanh nghiệp nông nghiệp của những người nông dân tổ chức tại nông thôn giúp nông dân tiếp thu và tổ chức sản xuất theo phương thức hàng hóa, có đầy đủ các nhóm thị trường, tổ vận chuyển, chế biến sơ chế. Doanh nghiệp nông nghiệp phải kết nối được với các doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh gắn kết với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gạo với nông dân và vùng nguyên liệu, tập trung hỗ trợ cho vùng chuyên canh phục vụ xuất khẩu, ứng dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật tiên tiến để tăng năng suất và giá trị của ngành hàng lúa gạo, thu hút đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, phát triển thị trường xuất khẩu mới, tăng sản lượng gạo chất lượng cao, đầu tư xây dựng thương hiệu, giảm xuất khẩu tiểu ngạch, tăng xuất khẩu chính ngạch. Doanh nghiệp thu mua xuất khẩu gạo là động cơ của mối liên kết “bốn nhà”, hỗ trợ đầu vào và thu mua sản phẩm cho nông dân, ứng dụng công nghệ, từng bước tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm gạo xuất khẩu. Thứ hai, cải thiện phương thức xuất khẩu gạo. Xây dựng các kênh thông tin và tăng cường các lực lượng kiểm tra thị trường tạo cơ chế phối hợp giữa các bộ và địa phương để kịp thời ngăn chặn, phát hiện những hành vi thu mua vi phạm pháp luật. Hỗ trợ các vùng sản xuất lúa tiếp cận các sở giao dịch hàng hóa và các kênh phân phối lớn như siêu thị, chợ trong nước và quốc tế. Cần có những thỏa thuận về chính sách thương mại biên giới để các chính sách giữa Việt Nam và các nước bạn hàng được minh bạch và ổn định hơn. Các thông tin về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm dịch phía bạn hàng cũng cần được công khai rõ ràng cho các doanh nghiệp Việt Nam để các doanh nghiệp này nhận thức được rủi ro hiện có trong trao đổi thương mại giữa các bên. Thứ ba, tái cơ cấu ngành lúa gạo nhằm phù hợp với những điều kiện thực tế. - Để ứng phó với sự biến đổi điều kiện tự nhiên, tái cơ cấu cần xem xét việc canh tác theo từng vùng sinh thái khác nhau, tính toán và định rõ quy chế phân bổ hạn ngạch xuất khẩu thay đổi theo mức độ sản lượng ở mỗi vùng; tái cơ cấu lúa gạo theo hướng gia tăng giá trị, sử dụng hiệu quả đất canh tác lúa, cải thiện cơ cấu giống lúa chất lượng cao, chống chịu được những tác động do biến đổi khí hậu; tập trung cải tiến kỹ thuật canh tác theo hướng tiết kiệm nước giúp các 496
  11. vùng trồng lúa trải qua các đợt hạn hán khắc nghiệt, công nghệ giảm thiểu sự thải khí mê-tan (tác nhân chính gây ra khí nhà kính) do việc sản xuất gây ra trên cánh đồng. Ngoài ra cũng cần xem xét chủ trương tái cơ cấu ngành sản xuất lúa gạo theo hướng chuyển đổi những diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác như trồng ngô, cây ăn quả, hoặc nuôi trồng thủy sản, cơ giới hóa các khâu trong sản xuất và điều chỉnh hệ thống thủy lợi để giúp cho mục tiêu chuyển đổi hấp dẫn và hiệu quả hơn, đồng thời mở rộng lợi thế của từng vùng đối với nhiều loại nông sản khác. - Để phù hợp với năng lực sản xuất lúa gạo đáp ứng chuỗi giá trị toàn cầu, tái cơ cấu cần có cái nhìn từ tổng quan, nghiên cứu chuỗi liên kết, đưa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, có chính sách quản lý, điều hành chuỗi giá trị, tăng thu nhập cho người dân; cần có sự liên kết, phân tích thị trường, tổ chức sản xuất hợp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức lại “đường đi” của lúa; quy định rõ phương thức hợp đồng sản xuất và thương mại lúa gạo trong đó ưu tiên hai loại hình hợp đồng bao tiêu sản phẩm và hợp đồng sản xuất nhằm hạn chế hình thức mua bán tại chỗ và nông dân làm thuê cho doanh nghiệp. Tóm lại, phát triển ngành lúa gạo cần xây dựng một chiến lược dài hạn. Cần phải coi sản xuất lúa gạo không chỉ là lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội mà còn nhằm ổn định kinh tế. Việc tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức sẽ giúp cho ngành gạo đạt được mục tiêu chất lượng và hiệu quả không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn vì mục tiêu xuất khẩu. Tài liệu tham khảo 1. Đinh Văn Thành (2010), Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, Nhà xuất bản Công thương, Hà Nội. 2. Nguyễn Hữu Khải (2005), Nhãn sinh thái đối với hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Thu Trang (2016), Sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại trong bối cảnh Việt Nam thực thi các FTA và cộng đồng kinh tế ASEAN, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. 497
  12. 4. Trần Hoa Phượng (2013), Lợi thế xuất khẩu nông sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Trịnh Thị Ái Hoa (2007), Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Các trang web: 498