Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra với công nghiệp hóa theo hướng hiện đại ở nước ta

pdf 13 trang Gia Huy 19/05/2022 2020
Bạn đang xem tài liệu "Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra với công nghiệp hóa theo hướng hiện đại ở nước ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcuoc_cach_mang_cong_nghiep_lan_thu_tu_va_nhung_van_de_dat_ra.pdf

Nội dung text: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra với công nghiệp hóa theo hướng hiện đại ở nước ta

  1. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI CÔNG NGHIỆP HÓA THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI Ở NƯỚC TA PGS.TS. Nguyễn Văn Thạo Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương 1. Một số nét về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và dự báo những ảnh hưởng của nó đối với thế giới: 1.1. Về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Lịch sử nhân loại là một quá trình phát triển đi lên không ngừng từ thấp đến cao, nền tảng của toàn bộ sự phát triển đó là sự phát triển kinh tế, trên cơ sở không ngừng cải tiến công cụ lao động, sáng tạo ra những công cụ lao động mới, vượt qua những giới hạn tự nhiên của con người để nâng lên sức mạnh, mở rộng phạm vi, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động, tạo ra những sản phẩm mới không có sẵn trong tự nhiên. Một nhà kinh tế học nổi tiếng đã từng nói các thời đại khác nhau không phải ở chỗ sản xuất cái gì mà là sản xuất bằng cái gì, sản xuất như thế nào. Trong thời cổ đại, đã có những cuộc cách mạng chuyển từ đồ đá cũ sang thời đại đồ đá mới, từ thời đại đồ đá sang thời đại đồ đồng, đồ sắt và cuộc cách mạng nông nghiệp khi con người chuyển từ săn bắt, hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi. Trong lịch sử cận đại hơn 3 thế kỷ qua, nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển là 3 cuộc cách mạng công nghiệp và hiện nay đang bước vào cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ tư. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra cuối thế kỷ XVIII, với sự ra đời động cơ hơi nước, dẫn đến sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp, động cơ hơi nước được sử dụng làm động lực cho nhiều loại máy móc, phương tiện hoạt động; tiêu biểu là ngành đóng tầu biển, tầu hỏa chạy bằng động cơ hơi nước; ngành dệt với việc ra đời các máy kéo sợi, máy dệt chạy bằng hơi nước; ngành cơ khí chế tạo, ngành luyện kim. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào cuối thế kỷ XIX với sự ra đời của động cơ đốt trong, động cơ điện, từ đó tạo ra sự phát triển bùng nổ của nhiều ngành công nghiệp như ngành điện, các nhà máy điện, các công cụ, thiết bị điện; ngành cơ khí chế tạo, sản xuất ôtô, các phương tiện vận tải; luyện kim bằng lò điện; hoá chất, công nghệ sản xuất hàng loạt theo dây chuyền. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra vào cuối thế kỷ XX, với sự ra đời, phát triển các ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp thông tin, viễn thông, máy tính, Internet, điện thoại di động, tự động hóa sản xuất, Khái niệm cách mạng công nghiệp lần thứ tư (hay cách mạng công nghiệp 4.0) lần đầu tiên được đưa ra ở Cộng hòa Liên Bang Đức năm 2011 tại cuộc Hội chợ công 181
  2. nghệ ở Hannover. Năm 2012, khái niệm này được sử dụng để đặt tên cho một chương trình hỗ trợ phát triển công nghệ cao của Chính phủ Đức. Năm 2016, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được lựa chọn làm chủ đề của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Đovos, Thụy Sỹ. Sau đó, khái niệm này được sử dụng phổ biến để chỉ cuộc cách mạng công nghiệp mới, dù mới bắt đầu nhưng đã có những bước tiến mạnh mẽ, những thành tựu to lớn, có những ảnh hưởng sâu rộng tới mọi lĩnh vực trên toàn cầu. Trong khoảng 2 năm gần đây, ở nước ta, đã có nhiều hội thảo, diễn đàn được tổ chức; nhiều công trình nghiên cứu, sách, bài viết về cách mạng công nghiệp lần thứ tư được công bố. Tổng hợp những kết quả nghiên cứu đó, có thể thấy rằng: cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hình thành trên nền tảng những thành tựu cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ ba và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ; là sự tích hợp của nhiều loại hình công nghệ và những thành tựu mới của nhiều lĩnh vực nghiên cứu vật lý, hóa học, sinh học, xóa nhòa ranh giới của các lĩnh vực khoa học này. Trong đó, công nghệ nền tảng, đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là công nghệ số; các lĩnh vực mũi nhọn, đặc trưng của cách mạng công nghiệp 4.0 là trí tuệ nhân tạo; công nghệ thông tin, Internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây, cơ sở dữ liệu lớn, Blockchain; công nghệ nanô, công nghệ gien, công nghệ vật liệu, công nghệ in 3D trong lĩnh vực chế tạo - Công nghiệp thông tin có sự phát triển mạnh mẽ, đột phá. Hệ thống mạng máy tính, Internet kết nối vạn vật cho phép kết nối, trao đổi thông tin giữa hàng tỷ đối tượng; chuyển tải thông tin trên phạm vi toàn cầu với quy mô lớn, tốc độ nhanh chưa từng có. Công nghệ điện toán đám mây, cơ sở dữ liệu lớn, công nghệ Blockchain cho phép lưu trữ, bảo vệ khối lượng thông tin to lớn, tạo khả năng khai thác, chia sẻ thông tin không giới hạn. Các công nghệ này tạo sự kết nối các máy móc, thiết bị ở các nhà máy, cơ quan, công sở, các hệ thống kết cấu hạ tầng điện, nước, giao thông, thông tin công cộng; làm cho các máy móc, thiết bị, hệ thống hạ tầng trở nên thông minh, hoạt động theo ý muốn và sự điều khiển từ xa của con người; làm cho con người có thể kiểm soát, điều khiển từ xa được các phương tiện, thiết bị, kể cả những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt. Công nghệ kết nối, truyền dẫn thông tin là công nghệ nền tảng thúc đẩy phát triển các hệ thống sản xuất thông minh, tạo nên những ngôi nhà thông minh, thành phố thông minh, quốc gia thông minh - Trí tuệ nhân tạo do con người tạo ra có khả năng hoạt động như bộ não của con người, có khả năng truy tìm, phân loại, phân tích, đánh giá các dữ liệu để đưa ra các kết luận, các quyết định đúng đắn. Trí tuệ nhân tạo gắn vào các robot tạo thành những người máy thông minh, các rôbốt thế hệ mới có thể thay thế ngày càng nhiều công việc của con người, giúp việc ở gia đình, ở công sở, bệnh viện, trường học, nhà hàng, khách sạn ở các khâu công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Trí tuệ nhân tạo trong nhiều loại máy móc, thiết bị, làm xuất hiện ngày càng nhiều các loại máy móc thông minh, có khả năng tự điều chỉnh, xử lý các tình huống phát sinh, như, ô tô 182
  3. tự lái, máy bay tự lái, tầu biển, tầu ngầm tự lái; trí tuệ nhân tạo có thể dự báo thời tiết, chuẩn đoán bệnh, thiết kế sản phẩm với độ chính xác cao; có khả năng xử lý thông tin nhanh, chính xác, vượt xa bộ não con người. - Công nghệ in 3D cho phép “in” ra được những công cụ, máy móc, thiết bị có kết cấu phức tạp, đòi hỏi sự chính xác cao, từ những vật dụng hàng ngày, như bàn, ghế, đến ô tô, máy bay, các ngôi nhà ; cho phép sản xuất ra những sản phẩm khác nhau, cá biệt ngay trên các dây chuyền sản xuất hàng loạt. - Công nghệ nano cho phép con người khám phá ra những cấu trúc siêu nhỏ của vật chất, từ đó sáng tạo ra nhiều phương pháp mới, sản phẩm mới để sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế, sinh học (như sản xuất phân bón, sơn, các chế phẩm sinh học ) phục vụ cho nhiều lĩnh vực, nhiều mục đích khác nhau. - Công nghệ vật liệu mới có khả năng tạo ra nhiều loại vật liệu mới có những tính chất mà trước đây tưởng như là viễn tưởng, siêu nhẹ, siêu cứng, siêu bền, có thể tự làm sạch, tự phục hồi hình dáng ban đầu, có thể biến áp lực thành năng lượng , đã được áp dụng trong các ngành công nghệ cao, công nghệ hàng không vũ trụ, quốc phòng, an ninh. - Công nghệ sinh học đạt được những thành tựu lớn, tạo ra những thay đổi lớn trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, bảo vệ môi trường. Công nghệ gien tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, sản phẩm có chất lượng cao, có những đặc tính như mong muốn; tạo ra nhiều loại thuốc chữa bệnh mới trong y tế, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú ý mới trong nông nghiệp; tạo ra những chế phẩm sinh học được dùng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Bằng công nghệ gien, công nghệ nano, đã chế tạo ra nhiều thiết bị y tế siêu nhỏ, thực hiện nhân bản, thụ tinh trong ống nghiệm, nuôi cấy các bộ phận cơ thể con người.v.v Các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, tới lần thứ hai, lần thứ ba chủ yếu tạo ra những máy móc, thiết bị, phương tiện thay thế, khắc phục những giới hạn thể lực, cơ bắp của con người, và chỉ thay thế, khắc phục một phần giới hạn của trí tuệ con người. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đột phá vào trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, Internet kết nối vạn vật, sẽ là sự thay thế hoàn toàn trí tuệ, hệ thống thần kinh của con người; thậm chí có những năng lực vượt xa trí tuệ của con người. Những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba tạo nên những hệ thống sản xuất tự động hóa, với máy móc thay thế con người, đưa nền kinh tế bước vào ngưỡng cửa của nền kinh tế tri thức (tri thức là nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển), thì cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đưa đến những hệ thống sản xuất không chỉ là tự động hóa mà là sản xuất thông minh, với các máy móc, thiết bị thông minh, dây chuyền sản xuất thông minh, hệ thống quản trị thông minh; tạo ra nền công nghiệp thông minh, nền nông nghiệp thông minh, dịch vụ thông minh, hệ thống kết cấu hạ tầng điện, giao thông, cấp, thoát nước thông minh, các phương tiện vận tải thông minh, hệ thống thương mại, dịch vụ thông 183
  4. minh, tiêu dùng thông minh. Nền kinh tế thật sự là nền kinh tế tri thức - thông minh. Tri thức, thành tựu khoa học công nghệ, các ý tưởng đổi mới, sáng tạo trở thành động lực chính cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế. 1.2. Những ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư Mặc dù cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mới ở giai đoạn đầu tiên, chưa thể hiện hết những khả năng phát triển; tuy nhiên, những đánh giá, dự báo trên thế giới hiện nay đều cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ phát triển với tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, xóa nhòa ranh giới giữa khoa học và công nghệ; sẽ có những tác động mạnh mẽ, sâu sắc, làm thay đổi căn bản từ phương thức sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, đến chính trị và an ninh thế giới, tổ chức và sinh hoạt xã hội của con người trong từng gia đình, từng quốc gia, tới toàn cầu. Trí tuệ nhân tạo, công nghệ nanô, công nghệ vật liệu mới sẽ tạo ra những vật liệu mới với các thuộc tính vượt trội so với các vật liệu hiện nay, làm thay đổi công nghệ chế tạo và nâng cao chất lượng các sản phẩm. Trí tuệ nhân tạo, những phần mềm thiết kế theo thuật toán, kết hợp với in 3D đã tạo ra cuộc các mạng trong thiết kế sản phẩm; có khả năng thiết kế những sản phẩm phức tạp một cách chính xác trong thời gian ngắn. Người máy thông minh, công nghệ in 3D làm cho việc chế tạo, lắp ráp sản phẩm được thực hiện hoàn toàn tự động, cực kỳ chính xác, tiết kiệm tối đa nguyên liệu, hầu như không có sản phẩm hỏng. Toàn bộ quy trình sản xuất được theo dõi, kiểm soát chặt chẽ, tất cả các vật tư, linh kiện được cung ứng chính xác, hoàn toàn tự động nhờ hệ thống mạng kết nối vạn vật. Công nghệ mới cho phép có thể thiết kế, chế tạo những sản phẩm đơn chiếc theo yêu cầu của người sử dụng một cách nhanh chóng, chính xác với giá rẻ (trước đây phải sản xuất hàng loạt để hạ giá sản phẩm). Các công nghệ mới này làm thay đổi căn bản phương thức phân phối, tiêu dùng, cách thức tổ chức làm việc của con người. Công nghệ mới cho phép có thể cung cấp mọi hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho những người cần đến chúng vào đúng thời gian, địa điểm cần thiết. Thương mại điện tử sẽ dần thay thế cho thương mại truyền thống. Tất cả các hoạt động, mua, bán hàng hóa, dịch dụ, đặt phòng khách sạn, vé máy bay, gọi xe taxi đều có thể thực hiện qua mạng, mọi thanh toán cũng sẽ được thực hiện qua mạng, đều được kiểm soát; các giao dịch được thực hiện sau cái nhấp chuột máy tính của những người cách nhau hàng nghìn km. Hàng hóa có thể đưa trực tiếp từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng; những kho chứa hàng của doanh nghiệp sản xuất, cũng như của doanh nghiệp thương mại sẽ được thu hẹp đáng kể. Quan niệm về văn phòng làm việc cũng sẽ thay đổi. Rôbốt gắn trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế con người trong nhiều công việc ở cơ quan, bệnh viên, trong gia đình, có thể phục vụ cho con người ở mọi luc, mọi nơi; thay thế con người ở những nơi độc hại, những nơi con người không thể tới được, làm được. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đưa tới nền kinh tế thông minh, tất yếu cũng sẽ đưa tới sự ra đời những ngôi nhà thông minh, quốc gia thông 184
  5. minh, xã hội thông minh. Điều này lại đòi hỏi phải Chính phủ thông minh, quản trị quốc gia thông minh. Đây sẽ là bước ngoặt, bước tiến lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đồng thời, tạo ra những thách thức lớn đối với nhiều quốc gia, nhiều đối tượng xã hội, trên nhiều lĩnh vực. Các thành tựu khoa học công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm cho tài nguyên thiên nhiên, lao động phổ thông giá rẻ ngày càng mất lợi thế. Đây là thách thức lớn đối với các quốc gia, mà hiện nay phương thức phát triển vẫn còn dựa nhiều vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động giá rẻ, chất lượng thấp. Điều này sẽ làm cho sự chênh lệch về trình độ phát triển, khoảng cách giầu nghèo giữa các quốc gia trên thế giới có xu hướng mở rộng thêm. Các nước phát triển có nền khoa học công nghệ ở trình độ cao, có nhiều thành tự khoa học công nghệ mới, nắm giữ công nghệ nguồn, công nghệ cốt lõi, sẽ càng giàu có. Các nước nghèo, kém phát triển, đi sau trở thành nơi sản xuất nguyên liệu, gia công, lắp ráp, những công đoạn có giá trị gia tăng thấp, cuộc sống có được cải thiện, nhưng khoảng cách với các nước phát triển ngày càng xa. Các dây chuyền sản xuất tự động, các rôbốt thay thế con người trong nhiều công đoạn sản xuất, các hoạt động thương mại, dịch vụ; trong giúp việc gia đình, trong cơ quan, công sở, bệnh viện, trường học tạo ra nguy cơ thất nghiệp cho những lao động phổ thông, không được đào tạo; làm cho sự phân hóa giầu nghèo, sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các tầng lớp xã hội trong một nước cũng có xu hướng ngày càng tăng, làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định xã hội. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm xuất hiện nhiều vấn đề mới, tác động tới từng cá nhân, tới chính trị, an ninh của các quốc gia và trên quy mô toàn cầu. Trong môi trường có sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, viễn thông, Internet, quyền riêng tư, thông tin cá nhân, bí mật cá nhân của nhiều người, nhất là những người nổi tiếng, người của công chúng, bị xâm phạm. Một khối lượng thông tin khổng lồ, đa dạng, đa chiều, nhiều quan điểm, khuynh hướng tư tưởng khác nhau đưa tới từng cá nhân ở mọi lúc, mọi nơi; trong đó, có những thông tin sai sự thật, làm mất uy tín đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh; những thông tin xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến dư luận, tư tưởng xã hội, đến tình hình an ninh kinh tế, văn hóa, an ninh tư tưởng, an ninh chính trị của đất nước. Đồng thời, bối cảnh mới cũng làm xuất hiện nhiều hình thức tội phạm mới, sử dụng công nghệ cao để trốn, lậu thuế, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khác, những hình thức trước kia chưa từng có, gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng khó phát hiện, kiểm soát, ngăn chặn. Những tiến bộ khoa học, công nghệ được ứng dụng các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tạo ra những vũ khí, khí tài, phương tiện chiến tranh mới hiện đại hơn, chính xác hơn, sức công phá mạnh hơn, sức hủy diệt lớn hơn, nguy hiểm hơn; đưa chiến tranh lên vũ trụ, lên không gian mạng; đánh sập, làm rối loạn mạng quản lý, điều hành hoạt động của hệ thống tài chính, tiền tệ, hệ thống điện, thông tin của một quốc gia; chiếm quyền 185
  6. chỉ huy các loại vũ khí, làm tê liệt khả năng tấn công, phòng thủ của lực lượng vũ trang của một đất nước gây ra những hậu quả to lớn không thể lường hết. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo cơ hội phát triển cho mọi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, khi biết tận dụng và tận dụng được những thành tựu khoa học công nghệ mới, có thể đi tắt, đón đầu, không nhất thiết phải phát triển tuần tự, qua đó các nước đi sau có thể rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước đi trước; nhưng, đồng thời cũng có thể làm cho các nước đang và kém phát triển sẽ tụt hậu ngày càng xa hơn nếu không tận dụng được cơ hội này. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ làm cho sự cạnh tranh giữa các nước trên thế giới gay gắt, quyết liệt hơn; tương quan sức mạnh giữa các nước, các khu vực sẽ có những thay đổi, đảo lộn. Bởi vậy, hiện nay, các nước đều xem xét lại, điều chỉnh chiến lược phát triển của mình. Một số nước đã xây dựng các chiến lược phát triển mới. Việt Nam cũng đứng trước những thời cơ, thách thức mới, cũng đòi hỏi phải xem xét lại, bổ sung, điều chỉnh chiến lược phát triển hiện nay, có chiến lược phát triển mới đáp ứng với tình hình mới. 2. Những vấn đề đặt ra với công nghiệp hóa theo hướng hiện đại ở nước ta 2.1. Những thuận lợi, khó khăn của nước ta khi thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư a. Những thuận lợi Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước đã có sự phát triển vượt bậc, đạt được những thành tựu to lớn, từ một nước nghèo, kém phát triển đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp. Trong 30 năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, trung bình 6-7% năm. Quy mô, trình độ công nghệ chung của nền kinh tế, của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, của hệ thống kết cấu hạ tầng đều tăng lên; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã hình thành, ngày càng hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế. Nền kinh tế có đang dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh theo pháp luật. Doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại, đổi mới phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường; kinh tế tư nhân phát triển nhanh, đã hình thành nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế tư nhân; nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn của các nước trên thế giới đã đầu tư vào Việt Nam, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế của Việt Nam. Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định kinh tế thương mại song phương, đa phương với nhiều nước, nhiều tổ chức kinh tế khu vực và thế giới. Kim ngạch hàng hóa, dịch vụ, xuất, nhập khẩu của Việt Nam gần gấp 2 lần GDP của đất nước. Nhờ phát triển kinh tế thị trường và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đất nước đã thu hút được những nguồn vốn lớn từ trong và ngoài nước, tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học công nghệ của thế giới vào phát triển đất nước. 186
  7. Thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành kinh tế của đất nước, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đều phát triển cả về quy mô và trình độ khoa học công nghệ. Công nghệ gen, công nghệ tế bào đã được ứng dụng trong ngành nông nghiệp, ngành y tế. Nhiều giống cây, giống con mới, quy trình sản xuất mới trong nông nghiệp đem lại năng suất, chất lượng hiệu quả cao. Nhiều diện tích đất nông nghiệp làm nhà kính trồng rau, hoa quả hay ao, hồ nuôi cá, tôm đã mang lại thu nhập hàng tỷ đồng 1 ha. Ngành y tế làm chủ công nghệ sản xuất nhiều loại thuốc, vắcxin phòng chữa bệnh, công nghệ ghép tạng, thụ tinh trong ống nghiệp, cứu chữa được nhiều loại bệnh nguy hiểm. Ngành dầu khí làm chủ được nhiều công nghệ thăm dò, khai thác, công nghệ chế biến dầu khí tiên tiến; ngành điện tiếp thu, làm chủ được nhiều công nghệ tiên tiến trong phát triển thủy điện, nhiệt điện than, khí, điện gió, điện mặt trời. Ngành công nghiệp thông tin, viễn thông có bước phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 20%/năm trong 10 năm qua; hiện nay có hơn 28000 công ty công nghệ thông tin với hơn 900000 lao động. Có hệ thông gần 1 triệu km cáp quang ở khắp 63/63 tỉnh, thành phố, mạng internet di động 3G, 4G đã phủ sóng tới 99% dân số Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ dân số vàng, có nền giáo dục phát triển từ nhiều năm qua, đã phổ cập trung học cơ sở, đang hướng tới phổ cập trung học phổ thông; có đội ngũ trí thức, cán bộ khoa học đông đảo, đào tạo từ nhiều nguồn, trong đó có những nhà khoa học, chuyên gia có trình độ cao ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài. b. Những khó khăn Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam còn chưa hoàn thiện. Luật pháp chồng chéo, thủ tục hành chính phiền hà; môi trường đầu tư, kinh doanh chưa thông thoáng, công khai, minh bạch. Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế cồng kềnh; đội ngũ cán bộ công chức đông nhưng không mạnh; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước hạn chế. Cơ quan quản lý nhà nước còn can thiệp trực tiếp nhiều vào hoạt động của doanh nghiệp. Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn chủ yếu theo chiều rộng, dựa nhiều vào khai thác tự nhiên và người lao động phổ thông giá rẻ, chuyển đổi chậm. Các nguồn lực vốn, lao động, đất đai, tài nguyên khoa học công nghệ còn chưa được huy động, phân bổ hợp lý, sử dụng có hiệu quả. Năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, của nhiều sản phẩm của Việt Nam còn thấp. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước thấp, nhiều dự án lớn thua lỗ. Doanh nghiệp tư nhân tuyệt đại bộ phận là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, vốn ít, việc kinh doanh dựa nhiều vào vốn ngân hàng; thị trường chứng khoán chưa phát triển, chưa trở thành kênh huy động vốn dài hạn cho doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp lớn thì chủ yếu là doanh nghiệp bất động sản, thương mại, dịch vụ, rất ít doanh nghiệp tư nhân lớn trong lĩnh vực công nghệ cao, doanh nghiệp có năng lực khoa học công nghệ, có năng lực sáng tạo cao. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ít doanh nghiệp từ các nước phát triển (G7), mà chiếm tỷ trọng lớn là từ các nước trong khu vực, như Singapore, Trung Quốc, Thái 187
  8. Lan, Malaixia, Đài Loan. Doanh nghiệp FDI chưa gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong nước, nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực gia công, lắp ráp, trình độ công nghệ trung bình để tận dụng lao động giá rẻ của Việt Nam. Nền công nghiệp có bước phát triển, nhưng quy mô còn nhỏ, trình độ còn thấp. Sản xuất công nghiệp chủ yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp; trình độ công nghệ còn lạc hậu, phần lớn là của thời kỳ cách mạng công nghệ 2.0, chậm được đổi mới; năng suất lao động chưa bằng 1/5 của Singapore, 1/3 của Thái Lan, ½ của Philipin; năng lực cạnh tranh, khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu rất hạn chế. Nội lực của nền công nghiệp yếu, phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất thấp. Việc cơ cấu lại các ngành sản xuất công nghiệp còn chậm. Công nghiệp hỗ trợ kém phát triển; chưa có những ngành công nghiệp mũi nhọn có vai trò dẫn dắt nền kinh tế; nhiều ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển nhưng không đạt được mục tiêu đề ra. Các sản phẩm công nghệ cao, như điện thoại di động, máy tính, các linh kiện, thiết bị điện tử phần lớn là do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất. Công nghệ thông tin, viễn thông phát triển nhanh nhưng chủ yếu là nhập khẩu thiết bị để kinh doanh dịch vụ phục vụ người tiêu dùng. Công nghiệp phần mềm khá phát triển cũng chỉ là gia công cho nước ngoài. Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ. Chất lượng nghiên cứu, đào tạo của các viện nghiên cứu khoa học, các trường đại học, dạy nghề hạn chế, ít có công trình được công bố, ít sáng chế được bảo hộ quyền sở hữu, ít đại học được xếp hạng cao trong khu vực; thiếu lao động có tay nghề cao, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, thiếu các chuyên gia lành nghề, nhất là thiếu các tổng công trình sư có khả năng thiết kế, chế tạo những sản phẩm công nghiệp lớn, trình độ cao, 2.2. Một số vấn đề đặt ra đối với công nghiệp hóa theo hướng hiện đại ở nước ta hiện nay a. Vấn đề nhận thức, quan điểm Vì hoàn cảnh và nguyên nhân khách quan, khi các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, lần thứ hai và lần thứ ba diễn ra trên thế giới, đất nước ta đều không có điều kiện thực hiện, nước ta đều là nước đi sau. Khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra, đất nước ta hòa bình, thống nhất, đã qua hơn 30 năm đổi mới, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ khoa học công nghệ của các ngành kinh tế; thế và lực của đất nước đều tăng lên. Mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây là cơ hội, là thời cơ lớn mà đất nước ta không thể bỏ lỡ để phát triển đất nước, để đi tắt, đón đầu, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển với các nước tiên tiến trên thế giới. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ diễn ra với tốc độ rất nhanh, quy mô rất lớn, tạo ra những thay đổi sâu rộng trong mọi lĩnh vực; vì vậy, nếu bỏ lỡ, không tận dụng được thời cơ này thì đất nước sẽ tụt hậu xa hơn so với các nước, những hậu quả do nó gây ra 188
  9. sẽ rất to lớn. Đây là vấn đề mà toàn Đảng, toàn dân, từ các cơ quan và các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, nhà nước; cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, mọi doanh nghiệp, tổ chức xã hội, đến mỗi người dân đề cần phải nhận thức sâu sắc, quyết tâm thực hiện cho bằng được việc nắm bắt thời cơ này, phải xem đây là vấn đề hàng đầu, sống còn đối với đất nước hiện nay. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động tới tất cả các đối tượng, các lĩnh vực của xã hội, đồng thời có sự tham gia của tất cả các đối tượng, các lĩnh vực xã hội. Trong đó, có thể tổng hợp lại, khái quát thành 3 lĩnh vực (3 khối) lớn (hay lĩnh vực kinh tế) là lĩnh vực sản xuất, có quan hệ trực tiếp lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và lĩnh vực quản lý nhà nước. 3 lĩnh vực này có quan hệ gắn bó, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau. Sản xuất là lĩnh vực trung tâm, là nơi trực tiếp diễn ra, thể hiện những diễn biến, quá trình vận động, phát triển, những kết quả, thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo giữ vị trí then chốt, là khâu đột phá để sản xuất phát triển. Quản lý nhà nước có vai trò quyết định, tạo ra môi trường, động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo. Cả khi lĩnh vực quản lý nhà nước và khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo đều phải hướng vào yêu cầu đáp ứng phục vụ tốt nhất mục tiêu phát triển sản xuất trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ngược lại, sản xuất trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư chỉ phát triển được trên cơ sở các thành tựu khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và quản lý nhà nước phù hợp. Do đó, đây là 3 lĩnh vực lớn phải có sự đổi mới mạnh mẽ để đất nước ta vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng được cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để phát triển đất nước. b. Vấn đề đổi mới nội dung công nghiệp hóa Trong nhiều năm qua, công nghiệp hóa luôn là một trong những nội dung cốt lõi của đường lối phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước ta. Nội dung công nghiệp hóa cũng từng bước có những điều chỉnh, bổ sung, phát triển, từ ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, tới sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, tập trung công nghiệp hóa nông nghiệp; từ định hướng thay thế nhập khẩu sang hướng về xuất khẩu, tới hội nhập, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu; từ công nghiệp hóa tới công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa Tuy nhiên, đến nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta vẫn cơ bản là mô hình phát triển kinh tế theo chiều rộng; kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ, trình độ thấp; tăng trưởng kinh tế nhờ tăng sử dụng các yếu tố đầu vào; trình độ công nghệ thấp; cơ cấu lạc hậu. Bởi vậy, thực hiện công nghiệp hóa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trước hết, phải định hướng lại chính sách (hay chiến lược) công nghiệp hóa, vừa phát triển theo chiều rộng để tận dụng, phát huy tiềm năng, lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới và của lực lượng lao động đông đảo, giá rẻ của thời kỳ dân số vàng; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, 189
  10. như dệt may, giầy da; nhưng, đặc biệt là phải chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu dựa trên khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Cần phải định hướng tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế, dù ngành, lĩnh vực kinh tế nào, sản xuất hàng hóa, dịch vụ gì đều phải đổi mới công nghệ; phải chuyển mạnh sang sử dụng những công nghệ ở trình độ cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phải ứng dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ in 3D, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật, Rôbốt, các máy móc, thiết bị thông minh vào sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất, kinh doanh. Tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế phải từng bước chuyển từ trình độ công nghệ hiện nay sang tự động hóa, tiến tới thông minh hóa, nông nghiệp thông minh, công nghiệp thông minh, dịch vụ vận tải thông minh, ngân hàng thông minh Đổi mới cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu công nghiệp, phù hợp với xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Theo yêu cầu đó, những ngành, lĩnh vực kinh tế cần tập trung phát triển, sẽ bao gồm: các ngành nông, lâm, ngư nghiệp gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, ngư nghiệp. Công nghệ thông tin, viễn thông. Công nghiệp chế tạo sản xuất ra các thiết bị điện tử, tin học; các loại máy móc, thiết bị, các Robot, dây chuyền sản xuất tự động cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất các phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy, đường không; các thiết bị y tế; các thiết bị, dụng cụ cho gia đình (các máy móc, phương tiện, thiết bị này cần phải được trang bị trí tuệ nhân tạo, kết nối với mạng thông tin, Internet kết nối vạn vật để trở thành các máy móc, thiết bị, phương tiện thông minh). Công nghiệp năng lượng, nhất là các dạng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; công nghiệp luyện kim, công nghiệp vật liệu sản xuất các loại vật liệu mới có những đặc tính vượt trội, sản phẩm của thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư; công nghiệp môi trường để xử lý thông minh, hiệu quả các chất thải, các vấn đề môi trường phát sinh. Phát triển công nghiệp hỗ trợ, sản xuất các linh kiện, phụ từng, thiết bị được tiêu chuẩn hóa có thể được sử dụng vào nhiều loại máy móc, thiết bị ở nhiều ngành công nghiệp, thúc đẩy phân công, chuyên môn hóa sản xuất, đồng thời tăng cường liên kết, hợp tác giữa các ngành, lĩnh vực; mở rộng khả năng, cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu, có giá trị lớn, có vị trí vững chắc trong chuỗi giá trị toàn cầu. Phát triển các ngành, các sản phẩm lưỡng dụng vừa phục vụ cho phát triển kinh tế, vừa có thể đáp ứng yêu cầu của quốc phòng, an ninh khi có yêu cầu. Phát triển các cụm ngành công nghiệp bao gồm các doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với nhau về công nghệ, về sản phẩm chế tạo. Trong đó, có doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng giữ vai trò trọng tâm, các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trước và sau cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng. Tập trung xây dựng, phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng. Cùng với hệ thống hạ tầng giao thông, năng lượng như lâu nay, cần đặc biệt phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, Internet, cơ sở dữ liệu lớn, hạ tầng thương mại điện tử đáp ứng yêu cầu 190
  11. phát triển kinh tế, xã hội bảo đảm quốc phòng, an ninh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Công nghiệp hóa luôn gắn với đô thị hóa, trong bối cảnh mới, cùng với yêu cầu về nâng cao chất lượng quy hoạch, xây dựng đô thị xanh, sạch, đẹp, văn minh thì cần định hướng xây dựng đô thị thông minh, vận hành và quản lý thông minh. c. Vấn đề phát triển khoa học công nghê, giáo dục đào tạo, nâng cao năng lực sáng tạo, chất lượng nguồn nhân lực Đây là những yếu tố then chốt, tạo ra sự phát triển đột phá, là đặc trưng của phương thức phát triển mới trong nền kinh tế tri thức – thông minh. Cần tăng cường đầu tư của toàn xã hội, của nhà nước, của các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước cho phát triển khoa học công nghệ; đổi mới phương thức quản lý hoạt động khoa học công nghệ; thực hiện quyền tự chủ đầy đủ cho các tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ; gắn kết chặt chẽ hoạt động khoa học công nghệ với thực tiễn cuộc sống, với nhu cầu phát triển, đổi mới của các ngành, lĩnh vực. Phát triển thị trường khoa học công nghệ để trao đổi, mua bán, đưa các thành tựu nghiên cứu khoa học công nghệ vào sản xuất. Định hướng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào những lĩnh vực trung tâm, mũi nhọn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, như trí tuệ nhân tạo, điện tử, tin học, công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng tái tạo Xây dựng những viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm hiện đại cho các lĩnh vực quan trọng này. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty, các doanh nghiệp lớn nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; khuyến khích mọi ý tưởng đổi mới, sáng tạo trong doanh nghiệp, trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, kinh tế, xã hội Đổi mới mô hình tổ chức, quản lý, chương trình, phương pháp giáo dục đào tạo, ở tất cả các cấp học, ngành học theo chuẩn mực quốc tế, cung cấp nguồn lao động chất lượng cao, có kỹ năng và năng lực sáng tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa đất nước trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Định hướng phát triển giáo dục đào tạo gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước, với định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất thông minh của nền kinh tế tri thức. Quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học, đào tạo nghề ở các ngành, lĩnh vực công nghệ, xây dựng một số cơ sở đạt tình độ quốc tế. Khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo lực lượng, lao động có tay nghề cao. Chú trọng đào tạo đội ngũ doanh nhân có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng quản lý, quản trị hiện đại, ngang tầm với doanh nhân ở các nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp hiện nay. Thu hút được các chuyên gia, cán bộ khoa học công nghệ có trình độ cao nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài vào làm việc ở Việt Nam. d. Vấn đề đổi mới, hoàn thiện thể chế Những nội dung mới, định hướng mới của công nghiệp hóa, của phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo chỉ có thể được thực hiện có hiệu quả khi có luật 191
  12. pháp, cơ chế chính sách, môi trường và điều kiện thuận lợi, phù hợp; do đó, một trong những nhiệm vụ đầu tiên, cấp bách hiện nay là đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế, thể chế phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo. Đồng thời, những nội dung mới, định hướng của công nghiệp hóa, phát triển kinh tế, của phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo đặt ra yêu cầu là mục tiêu của việc đổi mới, hoàn thiện những thể chế này. Việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với những yêu cầu đề ra lâu nay, như: tăng cường công khai, minh bạch, tạo cơ hội cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận bình đẳng các nguồn lực, cạnh tranh bình đẳng trên thị trường; thực hiện đầy đủ hơn, đúng đắn hơn vai trò của cơ chế thị trường trong việc quyết định giá cả, để giá cả thực sự xác định trên cơ sở quan hệ giá trị, cung-cầu, cạnh tranh trên thị trường, trong việc phân bổ các nguồn lực và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, trong việc điều tiết hoạt động của doanh nghiệp; xóa bỏ độc quyền, cơ chế xin cho, sự can thiệp hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước . thì việc đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong những năm tới phải tập trung vào tạo khung pháp luật đầy đủ, đồng bộ cho những ngành, lĩnh vực mới, những tổ chức, phương thức sản xuất kinh doanh mới, những thị trường sản phẩm mới; cho việc đưa vào sử dụng những loại vật liệu mới, những sản phẩm mới, trước đây chưa từng có như robot, ô tô, các phương tiện vận tải tự lái, Cần phải có những cơ chế chính sách ưu tiên, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, các sản phẩm công nghệ cao, đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phát triển nền công nghiệp thông minh, nông nghiệp thông minh, dịch vụ thông minh; thúc đẩy việc đổi mới mô hình tăng trường, cơ cấu lại nền kinh tế. Việc đổi mới, hoàn thiện thể chế phải thúc đẩy hình thành, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo, để tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp, chuyển những ý tưởng sáng tạo mới thành sản phẩm cung cấp cho thị trường; thúc đẩy, hỗ trợ đổi mới doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế tư nhân, hình thành những tập đoàn kinh tế lớn tham gia, có vị trí vững chắc trong chuỗi giá trị toàn cầu; thu hút có chọn lọc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ưu tiên thu hút những dự án đầu tư có công nghệ cao ở những lĩnh vực mũi nhọn của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, liên kết, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước, tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tiếp cận, tiếp thu những thành tựu mới của khoa học công nghệ, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Việc đổi mới, hoàn thiện thể chế phải tạo ra và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cho việc đổi mới cơ chế quản lý phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo; cho việc đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực xã hội vào phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo; cho việc thực hiện cơ chế tự chủ của các tổ chức khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo; cho hoạt động của thị trưởng sản phẩm khoa công nghệ, 192
  13. nhất là đối với những sản phẩm mới do cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư tạo ra; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ với các sản phẩm nghiên cứu, sáng tạo. Việc đổi mới, hoàn thiện thể chế cần phải có những cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích, định hướng nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào những lĩnh vực khoa học, những công nghệ mũi nhọn, đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư; định hướng đào tạo vào đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho những ngành, lĩnh vực này; cần phải có cơ chế khuyên khích, đãi ngộ thỏa đáng đối với các chuyên gia, cán bộ khoa học công nghệ có trình độ cao, những người có kết quả nghiên cứu, sáng tạo có giá trị cao; có cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học công nghệ trẻ, có tiềm năng ở trong và ngoài nước thu hút chuyên gia khoa học côn nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài về cống hiến cho đất nước đ. Vấn đề đổi mới quản trị nhà nước, xây dựng chính phủ điện tử, quản trị thông minh Sự hình thành, phát triển nền kinh tế thông minh, xã hội thông minh đòi hỏi phải có nền quản trị quốc gia thông minh. Cùng với những thành tựu khoa học công nghệ, nguồn nhân lực có chất lượng, thì quản trị quốc gia thông minh cũng là một tiền đề, điều kiện để hình thành, phát triển nền kinh tế thông minh, xã hội thông minh. Đổi mới quản trị nhà nước thì vấn đề trực tiếp nhất, quan trọng nhất là đổi mới quản trị của chính phủ, xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ quản trị thông minh. Để làm được điều này, có rất nhiều công việc phải thực hiện, nhưng có thể tổng hợp lại là: (1) phải xây dựng được hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống mạng kết nối chính phủ tới tất cả các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp, các cơ quan đơn vị, thậm chí tới từng hộ gia đình, từng người dân; phải xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu về từng người dân, từng hộ gia đình, từng cơ quan, đơn vị, tới tất cả các ngành, các địa phương; tất cả các văn bản chỉ đạo, các báo cáo, số liệu về tình hình của các cấp, các ngành, các địa phương . Đây là nhiệm vụ không dễ dàng, phải thực hiện tích cực trong nhiều năm mới có thể hoàn thiện được. Rất nhiều vấn đề công nghệ đặt ra, phải giải quyết để lưu giữ, tìm kiếm, phân loại phục vụ khai thác, sử dụng nhanh nhất, chính xác nhất và bảo mật những thông tin này. (2) Cần phải đổi mới tổ chức bộ máy, hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước tinh gọn, hợp lý, phù hợp với yêu cầu, chức năng, quản lý nhà nước nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và với điều kiện hệ thống quản lý đã được tin học hóa, được trang bị những thiết bị thông tin, hệ thống mạng hoàn chỉnh, hiện đại cho phép mở rộng khả năng theo dõi, nắm bắt tình hình, phân tích, đánh giá thông tin cho các cơ quan, cán bộ quản lý, khác xa với trước đây. (3) Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chứ các cơ quan quản lý nhà nước có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý cao. Đặc biệt, trong bối cảnh mới, công chức, viên chức phải làm chủ được các công cụ, phương tiện hiện đại trong hoạt động quản lý; nhạy bén với cái mới, ủng hộ cái mới và có ý tưởng đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của mình./. 193