Đánh giá hiệu quả thực hiện mô hình dạy học cả ngày ở một số trường trung học cơ sở ở Hà Nội

pdf 11 trang Hùng Dũng 03/01/2024 1160
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hiệu quả thực hiện mô hình dạy học cả ngày ở một số trường trung học cơ sở ở Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_thuc_hien_mo_hinh_day_hoc_ca_ngay_o_mot_so.pdf

Nội dung text: Đánh giá hiệu quả thực hiện mô hình dạy học cả ngày ở một số trường trung học cơ sở ở Hà Nội

  1. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 33, Số 1 (2017) 23-33 Đánh giá hiệu quả thực hiện mô hình dạy học cả ngày ở một số trường trung học cơ sở ở Hà Nội Đỗ Thị Thu Hằng*, Trần Thị Bích Liễu Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 26 tháng 5 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 08 tháng 9 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 03 năm 2017 Tóm tắt: Một trường học hiệu quả được đánh giá bằng 7 tiêu chí: (1) Viễn cảnh, sứ mạng của nhà trường rõ ràng; (2) Thành tích học tập của học sinh (HS) thường xuyên được nâng cao; (3) Năng lực của lãnh đạo nhà trường liên tục được cải thiện; (4) Năng lực của giáo viên và nhân viên thường xuyên được cải tiến; (5) Môi trường và điều kiện dạy học, giáo dục được cải thiện tốt; (6) Nhà trường và các lực lượng liên quan có mối liên hệ hợp tác chặt chẽ, tích cực trong việc giáo dục HS; (7) Nhà trường thường xuyên giám sát và đánh giá sự tiến bộ của HS. Trường học dạy học cả ngày (FDS) được xem là một mô hình trường học hiệu quả. Ở Hà Nội, các trường thực hiện mô hình FDS mang tính đặc trưng riêng của Hà Nội. Dựa trên 7 tiêu chí này và các đặc trưng FDS của Hà Nội, 6 trường THCS thực hiện mô hình FDS đã được đánh giá để xác định hiệu quả và tính đặc trưng của mô hình, từ đó đưa ra các đề xuất giúp các trường THCS ở Hà Nội nâng cao hiệu quả thực hiện FDS. Kết quả đánh giá cho thấy, các trường đạt một phần các tiêu chí hiệu quả và thể hiện được một số đặc trưng của Hà Nội. Tuy nhiên, điều kiện thực hiện mô hình FDS còn rất nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có các biện pháp tháo gỡ để phát huy tối đa hiệu quả của mô hình và thể hiện rõ hơn các đặc trưng của Hà Nội. Từ khóa: Mô hình dạy học cả ngày (FDS); hiệu quả; tiêu chí trường học hiệu quả; phát triển năng lực; đặc trưng Hà Nội. 1. Đặt vấn đề * FDS của các trường học Hà Nội có các đặc trưng riêng của mình. Bài viết này giới thiệu Dạy học cả ngày là mô hình dạy học mới, các tiêu chí của một trường dạy học cả ngày được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Ở hiệu quả mang tính đặc trưng của Hà Nội và Việt Nam, từ năm 2000, chủ trương dạy học cả một số kết quả đánh giá thực trạng mô hình này ngày đã được Bộ giáo dục và Đào tạo đề xuất, theo các tiêu chí đã được xác định tại 4 trường khuyến khích triển khai tại bậc học tiểu học và THCS nội thành và 2 trường ngoại thành của THCS. Bộ GD&ĐT đã có nhiều văn bản chỉ Hà Nội trong gian đoạn hiện nay. đạo liên quan đến việc dạy học cả ngày như là một mô hình nhằm phát triển toàn diện năng lực 2. Một số vấn đề lí luận cho HS giúp các em phát triển tối đa tiềm năng của bản thân. Hà Nội là nơi có nhiều trường học 2.1. Mô hình dạy học cả ngày thực hiện mô hình này. Với các đặc trưng văn hóa, kinh tế và giáo dục của Thủ đô, mô hình Mô hình trường học dạy học cả ngày (FDS ___ - viết tắt từ tiếng Anh: Full Day Schooling) * Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-942203568. mang các đặc trưng của một mô hình xã hội và Email: dohangphuong@gmail.com có các đặc trưng riêng của mình. Là mô hình xã 23
  2. 24 Đ.T.T. Hằng, T.T.B. Liễu / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 33, Số 1 (2017) 23-33 hội vì nó có mục tiêu, có cấu trúc mang tính hệ bếp, có các phương tiện nấu ăn và tổ chức ăn thống và có các chức năng hoạt động được pháp trưa cho HS Cần có đủ tài chính đảm bảo cho luật quy định. Tính hệ thống của một tổ chức việc chi phí các hoạt động cả ngày (trả thêm bao gồm các yếu tố: đầu vào, quá trình biến đổi, lương cho GV, trả tiền dịch vụ ); đầu ra trong mối quan hệ với môi trường nơi tổ - Chế độ làm việc của giáo viên và cán bộ chức tồn tại (Nguyễn Hữu Tri, 2013). Là mô quản lí cao hơn; đòi hỏi họ có hiểu biết cũng hình trường học cả ngày vì học sinh ở lại như kĩ năng quản lí và tổ chức dạy học cả ngày; trường cả ngày từ buổi sáng đến buổi chiều, ăn - Có sự tham gia của cộng đồng vào đời trưa tại trường, ngoài việc học thì học sinh tham sống NT phục vụ việc tổ chức FDS; gia nhiều hoạt động giáo dục xen giữa các tiết - Môi trường văn hóa, kinh tế và xã hội của học và sau các tiết học vào buổi chiều. Việc địa phương có sự ảnh hưởng đối với việc thực giáo dục, chăm sóc sức khỏe và cung cấp dinh hiện FDS. dưỡng cho HS được thực hiện một cách khoa Tóm lại, FDS là một mô hình trường học có học. FDS được xem là mô hình để tạo nên một các đặc trưng của một mô hình xã hội và có các trường học hiệu quả, có chất lượng giáo dục yêu cầu đặc trưng đối với việc dạy học cả ngày cao. Bởi vì FDS tăng thêm thời lượng học tập về mặt thời gian; chương trình và các điều kiện của HS tại trường thông qua việc kéo dài ngày tổ chức hoạt động giáo dục và dinh dưỡng (Sơ học, cho phép việc giảng dạy và học tập được đồ 1). thực hiện cả buổi sáng và buổi chiều. Điều đó cho phép HS có thêm thời gian học tập, củng cố 2.2. Mô hình dạy học cả ngày hiệu quả mang kiến thức, phát triển kĩ năng và tham gia các tính đặc trưng của Hà Nội hoạt động GD phát triển các năng lực của bản Hiệu quả thân (Bộ GD&ĐT, 2010; D'Arcy, 2012). Các nghiên cứu chỉ ra các đặc điểm của Hiệu quả là việc một cá nhân hay tổ chức trường học FDS hiệu quả sau đây: (Campbell et đạt được mục tiêu đề ra và có các hoạt động đạt al., 1993, p. 40 - 41; Kirk & Jones, 2004; chất lượng cao. Kết quả các hoạt động được Mayeyer, Van den Bergh và các tác giả khác, đánh giá qua các tiêu chí hiệu quả (Campbell et 2010; Trần Thị Bích Liễu, 2014). al., 1993, p. 40 - 41; Van den Bergh,H. và các - Có chiến lược và viễn cảnh phát triển rõ ràng; tác giả khác, 2010). Hiệu quả của một trường - FDS được xây dựng dựa trên các tiêu chí học được đánh giá bằng các tiêu chí sau: (Kirk, về thời gian HS ở lại trường, học cả buổi sáng Jones, 2004; Van den Bergh,H. và các tác giả và buổi chiều; HS tham gia các hoạt động GD khác, 2010) theo sở thích để phát triển năng lực của bản (1) Có viễn cảnh và sứ mệnh rõ ràng; thân một cách phù hợp; HS ở lại trường vào (2) Thành tích học tập của HS thường buổi trưa, ăn trưa và tham gia các hoạt động xuyên được nâng cao; buổi trưa ở trường. Các hoạt động cần thực hiện (3) Năng lực lãnh đạo nhà trường thường trong một ngày đảm bảo việc chăm sóc, giáo xuyên được cải thiện; dục HS trong thời gian các em ở lại trường; hoạt động chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng được (4) Trình độ chuyên môn của giáo viên và đặt ra cao hơn so với các trường học chỉ học 1 nhân viên thường xuyên được cải biến; buổi hay 2 buổi không có ăn trưa; (5) Môi trường và điều kiện dạy học giáo - Có chương trình, thời gian biểu các hoạt dục được cải thiện tốt; động dạy học và giáo dục cho việc tổ chức FDS (6) Có mối quan hệ hợp tác tích cực giữa thuận lợi và hiệu quả; nhà trường với các lực lượng liên quan; - Cần thêm kinh phí và điều kiện về GV, cơ (7) Thường xuyên giám sát và đánh giá sự sở vật chất, phương tiện dạy học để thực hiện tiến bộ của học sinh. các hoạt động cả ngày ở trường như cần có nhà J
  3. Đ.T.T. Hằng, T.T.B. Liễu / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 33, Số 1 (2017) 23-33 25 Môi trường bên ngoài Nhân sự (tính chuyên nghiệp, số lượng Môi Viễn cảnh, Môi Điều kiện thực chiến lược, Các hoạt động trường trường (dạy học, giáo hiện: cơ sở vật mục tiêu bên bên chất, thiết bị giáo dục, quản lí) ngoài ngoài dục) dạy học Các mối quan hệ bên trong và bên ngoài NT VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Môi trường bên ngoài + Thời gian: Sáng + Hoạt động: Sáng Chương trình giáo dục Điều kiện phục vụ Trưa + Chiều + Trưa + chiều Sáng + Trưa + Chiều hoạt động cả ngày Sơ đồ 1. Mô hình trường học dạy học cả ngày. Mô hình FDS có hiệu quả đáp ứng các tính chất của một trường học hiệu quả và các đặc tính của dạy học cả ngày về tất cả các khía cạnh: cơ cấu tổ chức của nhà trường (vật chất và nhân lực); nội dung hoạt động (quản lí, dạy học, giáo dục, dinh dưỡng, liên kết cộng đồng); hình thức thực hiện và kết quả dạy học, giáo dục [sức khỏe, đạo đức, trí tuệ (thành tích học tập, phát triển năng lực cá nhân) và thẫm mĩ của học sinh]. Các đặc trưng của một trường học có hiệu quả được thể hiện ở việc cải thiện thành tích học tập và phát triển học sinh; cải thiện năng lực của giáo viên và cán bộ quản lí nhà Sơ đồ 2. Mô hình FDS hiệu quả mang tính đặc trưng trường; cải thiện các điều kiện CSVC và môi của Hà Nội (Do nhóm nghiên cứu đề xuất). trường và làm cho cộng đồng tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường. 3. Đánh giá hiệu quả mô hình dạy học cả Với các đặc trưng văn hóa, giáo dục, kinh tế ngày một số trường THCS ở Hà Nội và xã hội của Thủ đô, các trường học của Thủ đô có những đặc trưng riêng phản ánh trong các 3.1. Mục tiêu tiết học, các hoạt động giáo dục và dinh dưỡng hằng ngày của học sinh. Các hoạt động này Đánh giá mô hình FDS của nhà trường hiện được tổ chức dựa trên các đặc trưng kinh tế-xã tại so với mô hình lí thuyết và hiệu quả thực hiện mô hình theo tiêu chí trường học dạy học hội, văn hóa, lịch sử và khoa học công nghệ của Hà Nội nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của cả ngày hiệu quả để rút ra những điểm mạnh, Thủ đô (Sơ đồ 2.) điểm yếu của mô hình ở các trường.
  4. 26 Đ.T.T. Hằng, T.T.B. Liễu / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 33, Số 1 (2017) 23-33 3.2. Nội dung, phương pháp đánh giá TT Nội dung đánh giá Đơn vị đo Phương pháp Công cụ 1 Viễn cảnh chiến lược Rõ ràng, đầy đủ theo Thông tin thứ hạng, Bản kế hoạch chiến lược, cấu trúc của kế hoạch điều tra, phỏng vấn phiếu điều tra, phỏng vấn chiến lược lãnh đạo va giáo viên 2 Thành tích học tập Được nâng cao Điều tra, phỏng vấn, Phiếu điều tra, phỏng của HS thông tin thứ hạng vấn, bảng thành tích học tập của HS. 3 Năng lực lãnh đạo nhà Được nâng cao Điều tra, phỏng vấn, Các kế hoạch phát triển trường thông tin thứ hạng giáo dục, các báo cáo tổng kết năm học, phiếu điều tra, phỏng vấn. 4 Trình độ chuyên môn Được nâng cao Điều tra, phỏng vấn, Sổ sinh hoạt chuyên môn, của giáo viên và nhân thông tin thứ hạng các chuyên đề bồi dưỡng, viên bài soạn, giờ dạy, phiếu điều tra, phỏng vấn. 5 Môi trường và điều Được cải thiện tốt, có Quan sát Phiếu quan sát, ảnh kiện dạy học giáo dục, chất lượng và mang chụp, videoclip. chăm sóc dinh dưỡng; đặc trưng của Hà Nội các hoạt động dạy học và giáo dục 6 Mối quan hệ hợp tác Tích cực Điều tra, phỏng vấn Phiếu điều tra, phỏng giữa nhà trường với vấn. các lực lượng liên quan 7 Giám sát và đánh giá Thường xuyên, bằng Điều tra, phỏng vấn. Phiếu điều tra, phỏng sự tiến bộ của học nhiều hình thức vấn. sinh 8 Nhu cầu dạy học cả Có/không có Điều tra, phỏng vấn Phiếu điều tra, phỏng ngày (không phân tích vấn. trong bài viết này) Mẫu điều tra, phỏng vấn Đối tượng Số lượng (người) 1 Điều tra giáo viên, lãnh đạo nhà trường 180 2 Điều tra học sinh 600 3 Điều tra phụ huynh 600 4 Điều tra, phỏng vấn nhân viên thư viện, GV đoàn đội 12 6 kế toán + 4 nhân viên bếp+ 6 lãnh 5 Phỏng vấn đạo + 16 GV + 25 cha mẹ HS. k Phân tích thông tin khảo sát, phỏng vấn kiến đặc thù để làm minh chứng cho các nhận Bài viết sử dụng phần mềm SPSS xử lí kết định, đánh giá. quả và sử dụng các kết quả điều tra để làm Quan sát giờ dạy và các hoạt động minh chứng trong các đánh giá nhận định về Nhóm nghiên cứu đã tiến hành dự 10 tiết chất lượng học tập giáo dục học sinh của các học của các trường, ghi chép các hoạt động của trường. Các thông tin phỏng vấn được ghi chép, học sinh, giáo viên vào mẫu quan sát giờ học. phân tích, xem xét những ý kiến chung và các ý (2 giờ toán tại lớp 7,8;01 giờ Anh văn lớp 7;02
  5. Đ.T.T. Hằng, T.T.B. Liễu / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 33, Số 1 (2017) 23-33 27 giờ học ở thư viện lớp 6, 7; 02 giờ sinh vật lớp hoạch tổ chuyên môn và các bài soạn của giáo 6,7; 01 giờ học chuyên đề của hoạt động ngoài viên, các báo cáo tổng kết năm học, xem xét giờ lên lớp lớp 8; 02 giờ văn lớp 7, 9). mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu mà các trường, các Mẫu quan sát giờ học gồm các phần thông tổ chuyên môn đề ra và các biện pháp thực tin chung về giáo viên, mục tiêu của bài học/tiết hiện; đánh giá về nguyên nhân đạt được hay học tập trung vào các kiến thức, kĩ năng cần chưa đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu; so sánh cung cấp và phát triển cho học sinh, trong đó với chất lượng thực hiện các hoạt động trên chú trọng đánh giá các kĩ năng khám phá, tưởng thực tế và yêu cầu về tổ chức kết nối giờ học và tượng, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề sáng các hoạt động ngoài giờ lên lớp đối với các tạo ghi chép các phương pháp dạy học giáo trường học dạy học cả ngày từ đó đánh giá các viên đã tiến hành; tiến trình thực hiện bài học, kết quả, các ưu điểm và hạn chế về chất lượng việc quản lí thời gian ở từng hoạt động và kết quả giáo dục của các trường THCS được nghiên mong muốn đạt được đối với học sinh. Tiêu chí cứu. Các bài soạn của giáo viên được đối chiếu đánh giá giờ dạy tập trung vào việc giáo viên đã với một số các tiêu chí đánh giá giờ dạy như về phát triển các kiến thức, kĩ năng môn học, các mục tiêu và các phương pháp, công cụ sẽ sử năng lực khám phá tìm hiểu; năng lực tưởng dụng trong giờ học và các văn bản hướng dẫn tượng và sáng tạo cho học sinh như thế nào. của phòng giáo dục thực hiện kế hoạch dạy học, kiểm tra đánh giá môn học, một số kế hoạch Cùng với quan sát các giờ dạy các hoạt giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, động liên quan kết nối với các giờ dạy cũng dự giờ, thăm lớp. Các kế hoạch và báo cáo về được nhóm nghiên cứu quan sát. Các hoạt động thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng được quan sát gồm: Hoạt động chào cờ vào các được xem xét, phân tích để làm rõ thực trạng tổ sáng thứ 2; Hoạt động thư viện; Hoạt động sinh chức HĐNGLL và mối quan hệ với các giờ học hoạt lớp; Hoạt động giờ chơi và giờ thể dục ở trong một ngày. sân trường; Hoạt động ban trưa; Hoạt động chiều; Quan sát điều kiện tổ chức các hoạt động. Các hoạt động được ghi chép và ghi hình 4. Kết quả nghiên cứu và bình luận từ đó phân tích đưa ra các đánh giá, các nhận định về chất lượng, ưu nhược điểm của các 4.1. Đánh giá hiệu quả của mô hình dạy học phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động. cả ngày Các quan sát được ghi chép vào phiếu quan Đối chiếu với các tiêu chí đánh giá nhà sát và được ghi lại hình ảnh, sau đó sử dụng trường FDS hiệu quả, các trường tham gia khảo tiêu chí đánh giá để phân tích và đánh giá chất sát có 5 ưu điểm như sau: lượng các giờ dạy theo các nội dung đã được xác định. (1) Viễn cảnh và chiến lược Quan sát cơ sở vật chất và môi trường nhà Một số trường đã có viễn cảnh và chiến trường lược khá rõ ràng. Trong 6 trường thực hiện nghiên cứu, trường THCS B đã có kế hoạch Quan sát cơ sở vật chất, thiết bị trường học chiến lược của trường có đủ cấu trúc về viễn và môi trường giáo dục: phòng học, phòng làm cảnh, mục tiêu và kế hoạch hành động. Điều việc, bếp, sân chơi, các phòng chức năng sau đó này giúp nhà trường xác định được hướng đích so sánh đối chiếu với điều kiện quy định về phát triển của mình. CSVC, phương tiện và thiết bị dạy học, giáo dục trong điều lệ trường THCS và với điều kiện (2) Chất lượng giáo dục HS tốt hơn so với lí thuyết được xây dựng trong mô hình. trước đây khi chưa thực hiện FDS Phân tích thông tin thứ hạng Đánh giá về những thay đổi học sinh từ khi thực hiện FDS so với khi dạy học 1 buổi trong Nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích thông bảng 1 và bảng 2. Các đánh giá cán bộ quản lí tin từ các kế hoạch năm học của nhà trường, kế
  6. 28 Đ.T.T. Hằng, T.T.B. Liễu / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 33, Số 1 (2017) 23-33 và giáo viên có sự tương đồng giữa ý kiến của các em ngoan hơn, học tập tích cực hơn, mạnh GV và CBQL, cho thấy những khác biệt giữa dạn, tự tin hơn. chất lượng và thành tích của học sinh trước và Hiệu quả của dạy học cả ngày đối với chất sau khi thực hiện FDS: 48% CBQL và 50% GV lượng học tập của HS còn được thể hiện qua cho rằng thành tích của HS tốt hơn nhiều và tốt quan sát HS trong các tiết học và qua số liệu hơn ở tất cả các lĩnh vực; 72% CBQL và 70 đến tổng kết hàng năm của nhà trường. Số liệu 75% GV cho rằng HS có sự tiến bộ ở cả 3 mức thống kê của huyện Thanh Trì cho thấy có tốt hơn nhiều, tốt hơn và khá hơn. Các đánh giá 74.8% HS học cả ngày ăn trưa đạt học lực loại cụ thể của GV ở từng môn học và của GV chủ giỏi so với 52% HS học hai buổi (Bảng 2). nhiệm cho thấy, HS thích thú hơn trong việc đến trường, khả năng toán, tiếng Việt hay kĩ Bảng 2. Thành tích học tập của HS tại 4 năng giao tiếp có nhiều thay đổi theo chiều trường dạy hai buổi có tổ chức ăn trưa của hướng tích cực. Đặc biệt, HS có hứng thú tăng huyện Thanh Trì mạnh trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Bảng 2. Thành tích học tập của HS tại 4 trường dạy (Bảng 1). hai buổi có tổ chức ăn trưa của huyện Thanh Trì Bảng 1. Đánh giá của giáo viên về thay đổi của học sinh khi thực hiện FDS Xếp loại Tổng HS ăn trưa HS không ăn học lực số HS trưa Hạng mục Tăng + Giỏi 2013 591(74.8%) 1422(52%) (%) Sự thích thú đến trường của học sinh 33.9 + Khá 1067 150 (19,1%) 917 (35,4%) Khả năng Toán của học sinh 37.6 + TB 424 48 (6,0%) 376 (13,7%) Khả năng tiếng Việt của học sinh 43.1 + Yếu 27 1 (0,1%) 26 (0,9%) Khả năng giao tiếp của học sinh 61.5 Quan tâm và hứng thú của học sinh 65.0 Tổng 3.531 790 2.741 đối với hoạt động ngoài giờ lên lớp Phỏng vấn học sinh, cha mẹ HS, giáo viên Chất lượng giáo dục của HS ở các trường và lãnh đạo nhà trường đều cho rằng dạy học cả được khảo sát tương đối cao: trên 80% số lượng ngày tốt hơn so với học 1 buổi hoặc 2 học sinh được xếp loại khá và giỏi, gần 100% buổi/ngày vì một số lí do: HS được đánh giá HS xếp loại tốt và khá trong đó chủ yếu là loại tốt. Các trường đều có mục + Tất cả các ý kiến đều cho rằng HS ở lại tiêu nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện trường ăn trưa đảm bảo sức khỏe và được GV đạo đức cho các em, và có tiếp cận với yêu cầu kiểm soát việc học tập cũng như hành vi của mới về mục tiêu phát triển năng lực và phát các em tốt hơn; triển toàn diện cho các em. Các hoạt động ngoài + HS cho rằng nhờ ở lại trường cả ngày các giờ học đã được chú trọng và tổ chức nhiều hơn em có điều kiện học nhóm, học hỏi bạn bè và mặc dù so với yêu cầu tổ chức cân đối dạy học thầy cô nên thích thú với việc học tập hơn và và tổ chức các hoạt động trong một ngày, một giải quyết được các thắc mắc về những vấn đề năm là còn khá hạn chế. Các em được hoạt khó trong bài học thông qua việc chia sẻ với các động nhiều hơn, có các kĩ năng làm việc tập bạn học khác và nhờ có GV giải đáp. thể, nhóm, có sự gắn bó yêu thương nhau, hình + HS và GV cho rằng các em có nhiều hoạt thành được lòng nhân ái qua các hoạt động từ động tập thể hơn nên gắn bó bạn bè, thầy cô hơn. thiện, giúp đỡ bạn gặp khó khăn. Nhiều học + Lãnh đạo nhà trường cho rằng GV có sinh mạnh dạn, tự tin hơn, có các kĩ năng trình điều kiện hiểu HS hơn và có thời gian giúp đỡ bày, giao tiếp tốt. các em hơn. Thành tích học tập của học sinh được nâng + Cha mẹ học sinh cho biết họ yên tâm hơn cao bởi vì, lãnh đạo và giáo viên trong nhà khi con cái ở trường được GV chăm sóc, về nhà trường đã nhận thức và kịp thời đổi mới các
  7. Đ.T.T. Hằng, T.T.B. Liễu / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 33, Số 1 (2017) 23-33 29 hoạt động giáo dục trong nhà trường theo Các trường còn ít chú ý các hoạt động ngoài hướng đổi mới của Bộ GD& ĐT đề ra. Các giờ học và vẫn chủ yếu tập trung vào các môn trường liên tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp văn hóa. Một số nhỏ HS còn đạt thành tích học dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ tập và rèn luyện đạo đức ở mức yếu. Theo đánh động, sáng tạo của học sinh; tăng cường các kĩ giá của lãnh đạo nhà trường, lí do dẫn đến các năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng hạn chế này là do từ cả hai phía GV và HS cũng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cho các em. như do tác động của môi trường gia đình và Bên cạnh đó một số trường đã đa dạng hóa các môi trường xung quanh. Họ cho rằng vẫn còn một vài giáo viên bộ môn chưa ý thức đúng về hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nhiệm vụ giáo dục nhất là giáo dục đạo đức học nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh của mình mà chỉ thuần tuý chú tâm tới sinh. GV ứng dụng công nghệ thông tin và truyền đạt kiến thức, chưa bắt kịp tâm sinh lí truyền thông trong dạy và học nhiều hơn. GV học sinh; một số hoạt động chưa mang tính giáo có các biện pháp để giảm tỉ lệ học sinh yếu kém dục cao còn nặng về phong trào; có một số học và học sinh bỏ học. Các hoạt đông đổi mới hình sinh có những hoàn cảnh éo le khiến cho sự kết thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết hợp trong giáo dục đạo đức có nhiều khó khăn; quả học tập và rèn luyện của học sinh cũng các biện pháp GDHS vẫn nặng về răn đe. được thực hiện. Các trường thử nghiệm dạy học Năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý nhà theo chủ đề, dạy học tích hợp liên môn, mỗi trường và năng lực chuyên môn của GV được giáo viên tự nghiên cứu và có kế hoạch áp dụng nâng cao. Số liệu thống kê cho thấy, các trường trong môn của mình. Các trường triển khai các đã có một đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lí và hoạt động bằng nhiều giải pháp, phối kết hợp giáo viên cũng như nhân viên đạt chuẩn về trình giữa nhà trường - địa phương - cha mẹ học sinh độ chuyên môn, thường xuyên được bồi dưỡng - học sinh. Lãnh đạo nhà trường luôn có kế và tự bồi dưỡng. Đội ngũ giáo viên nỗ lực, nhiệt hoạch và có kiểm tra đánh giá kết quả triển khai tình với công tác, có ý thức trau dồi chuyên các hoạt động. Ngoài ra còn có sự đồng bộ môn, có tinh thần đoàn kết, nhất trí cao trong trong chỉ đạo và triển khai các đổi mới giáo dục công tác, trình độ chuyên môn được nâng cao. từ Sở GD, Phòng GD và nhà trường. Ý kiến đánh giá của GV và cán bộ lãnh đạo nhà trường về năng lực của GV ở mức tốt hơn Tuy nhiên không thể so sánh thành tích học nhiều, tốt hơn và khá hơn là 75%. tập thông qua điểm số của HS vì mặc dù thành Năng lực đội ngũ quản lí và giáo viên được tích học tập của HS có ăn trưa, học cả ngày cao nâng cao vì họ thường xuyên được bồi dưỡng hơn thành tích học sinh học hai buổi không ăn để nâng cao tay nghề. Lãnh đạo trường THCS trưa thì trên thực tế thành tích học tập của các B cho biết, trường đã nhiều lần tổ chức thảo em còn bị tác động bởi một số yếu tố. HS có ở luận chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học lại ăn trưa phần lớn là HS c ủa các gia đình có và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng điều kiện kinh tế, phụ huynh có thời gian chăm lực, phẩm chất của học sinh ở các khối/lớp qua sóc con cái nhiều hơn và tốt hơn. Điều đáng chú các buổi sinh hoạt chuyên môn để soạn giảng ý là dù có ở lại ăn trưa và học cả ngày nhưng có chất lượng. Các giáo viên chú trọng từ khâu tính chất tổ chức hoạt động dạy học và hoạt thiết kế giáo án, xác định kiến thức, thái độ động ngoài giờ học của các trường chưa đúng hành vi của học sinh để xây dựng bài dạy phù với yêu cầu của dạy học cả ngày nên cũng khó hợp. Các trường có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ để kết luận ảnh hưởng của dạy học cả ngày với giáo viên thường xuyên. chất lượng và thành tích học tập của HS. Việc Cải thiện môi trường dạy học, giáo dục. Các tổ chức FDS mới chỉ thực hiện được ở một tỉ lệ trường đã tạo được môi trường giáo dục trong và nhỏ HS (chỉ có trường C đạt 69% và trường A ngoài nhà trường, tạo được bầu không khí cởi mở, đạt 70% HS học cả ngày, còn đại đa số trường khuyến khích học sinh học tập, cải thiện các chỉ có 19% đến 57% HS được học cả ngày). phương tiện dạy học và giáo dục (Bảng 3 &4).
  8. 30 Đ.T.T. Hằng, T.T.B. Liễu / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 33, Số 1 (2017) 23-33 Bảng 3. Đánh giá môi trường học của các giờ học đã được quan sát Đối với giáo viên Đánh giá 1. Có thái độ thân Có - trong hầu hết quá trình dạy học thiện với HS 2. Cho phép HS được Có - trong hầu hết quá trình dạy học: học sinh tự phát hiện lỗi của nhau hoặc sai và sửa lỗi sai cô giáo gợi ý, học sinh phát hiện và tự điều chỉnh hoặc giáo viên gợi ý điều chỉnh. 3. Khuyến khích HS Có - trong hầu hết quá trình dạy học nhưng chưa đều, còn tập trung vào một biểu đạt ý kiến số học sinh tích cực, có năng lực, đặc biệt ở các lớp học có đông học sinh. 4. Cho HS cơ hội Thỉnh thoảng chia sẻ ý kiến 5. Phản ứng tích cực Luôn luôn. GV luôn luôn động viên, khen học sinh hoặc nếu các em trả lời với ý kiến của HS chưa đúng thì gợi ý để các em hiểu được cái sai và cùng sửa chữa. 6. Đối xử bình đẳng Có - trong hầu hết quá trình dạy học với HS 7. Có thái độ tiêu cực Chưa bao giờ đối với HS 8. Tạo động lực học Có - trong hầu hết quá trình dạy học nhưng đang chủ yếu tập trung vào một tập cho HS, gây số HS hứng thú cho HS trong dạy học 9. Tạo được một Có - trong hầu hết quá trình dạy học không gian học thân thiện 10. Khuyến khích HS Hiếm khi đặt câu hỏi Bảng 4. Tổng hợp kết quả điều tra ý kiến của CBQL và GV về việc cải thiện phương tiện dạy học Hạng mục Tốt hơn nhiều (%) Tốt hơn (%) Khá hơn (%) Như cũ (%) Tệ hơn (%) Thiết bị, phương 4.6 42.2 23.9 23.9 0 tiện dạy học p Như vậy, các trường đã tạo dựng được môi quy định tài chính của các trường công của trường trong lớp học tích cực, thân thiện hơn, UBND TP Hà Nội, nhà trường rất khó để huy cảnh quan, môi trường của nhà trường và các động xã hội đóng góp nhằm cải thiện điều kiện phương tiện dạy học có sự thay đổi tốt hơn. dạy học và giáo dục. Các trường học hầu hết Trường B là trường trọng điểm của huyện mới được xây dựng trước khi có các ban hành về được xây dựng 2 năm có đầy đủ diện tích, cơ sở trường chuẩn quốc gia nên diện tích rất nhỏ vật chất và phương tiện dạy học, môi trường hẹp, khó để mở rộng. cảnh quan sư phạm đảm bảo yêu cầu. (6) Các trường tạo được sự ủng hộ của Tuy nhiên, quan sát cho thấy, ngoại trừ CMHS và cộng đồng. trường B thì ở các trường còn lại điều kiện cơ Phỏng vấn cho thấy, phần lớn CMHS quan sở vật chất còn nhiều khó khăn như thiếu các tâm tới việc học của con, nhiệt tình ủng hộ công phòng chức năng, sân bãi cho các hoạt động tác giáo dục con, sẵn sàng đóng góp cho con đi ngoài lớp học, thiếu bếp ăn đúng quy cách, học cả ngày. Mối quan hệ cộng đồng nhà thiếu bàn ghế phù hợp cho các hoạt động trường và cha mẹ HS ở mức khá đến tốt hơn nhóm Lãnh đạo nhà trường cho biết, do quy nhiều là 72%; mối quan hệ trong nhà trường là định quá chặt chẽ về mức trần thu chi và các 78% và cảnh quan môi trường ở 3 mức đó là
  9. Đ.T.T. Hằng, T.T.B. Liễu / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 33, Số 1 (2017) 23-33 31 73%. Tuy nhiên có 7.3% GV được phỏng vấn của người HN và đưa ẩm thực Thủ đô vào bữa cho rằng mối quan hệ nhà trường cộng đồng thì ăn của HS và vao trang trí môi trường của nhà xấu đi vì CMHS phải có sự đóng góp nhiều hơn trường. Học sinh ở lại trường cả ngày có ăn trưa cho GD. đã tạo được niềm tin cho phụ huynh học sinh. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần khắc 4.2. Đánh giá mô hình dạy học cả ngày có tính phục. Vì thế, bài viết xin đưa ra một số khuyến đặc trưng của Hà Nội nghị để giúp nâng cao hiệu quả của mô hình (1) Nội dung chương trình dạy học giáo dục FDS ở Hà Nội sau đây: đã chú trọng các đặc điểm văn hóa, lịch sử của Thành phố cần có chính sách và có các kế Hà Nội. hoạch hành động kèm theo như cách làm của Các trường THCS ở Hà Nội đều có chương huyện Thanh Trì, đặc biệt cần dành nguồn kinh trình giảng dạy và giáo dục về lối ứng xử văn phí cho việc tu bổ, xây mới CSVC phục vụ bếp minh thanh lịch của Thủ đô, chiếm thời lượng ăn, chỗ ăn, các phòng đa chức năng, phòng tập 30% theo quy định của Bộ GD&ĐT về chương cho HS. trình giáo dục địa phương do các cơ sở giáo dục Cần có cơ chế tài chính và nhân sự cho các tự chọn. trường tổ chức dạy học cả ngày để họ có thể (2) Trang trí của nhà trường chú ý giáo dục huy động nguồn lực (tài lực và vật lực, kinh HS ý thức về Hà Nội phí) từ cha mẹ HS, các tổ chức xã hội dễ dàng Đa số các trường đều chú ý trang trí và giáo hơn để có thể trang bị trang thiết bị thêm các dục học sinh về ý nghĩa tên của nhà trường, thiết bị cho việc tổ chức ăn ngủ tại trường. nhất là lịch sử ra đời của nhà trường, chú ý Nên chú trọng trường học quy mô nhỏ trong phong cách, văn hóa của Thủ đô trong các hình khi Thủ đô chưa có quỹ đất lớn cho sân bãi theo ảnh trang trí, các bức vẽ của học sinh. quy định; đầu tư trường quy mô nhỏ sẽ dễ hơn (3) Ẩm thực Hà Nội: HS được ăn các loại và nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của nhà thức ăn đặc trưng của Hà Nội như bún chả, búm trường hơn. riêu, phở Kết quả phỏng vấn các nhân viên Bếp ăn cần được xây dựng và xây dựng nấu bếp cho thấy, các đầu bếp của nhà trường theo đúng quy chuẩn của bếp một chiều, đảm đều có bằng cấp chế biến thực phẩm và nấu ăn bảo các điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm, và đều là những người am hiểu về văn hóa ẩm được trang bị các thiết bị phù hợp. thực của Hà Nội. Thư viện nhà trường cần được trang bị nguồn sách và tài liệu phong phú, đa dạng, phù 5. Kết luận và khuyến nghị hợp với các học sinh thuộc khối lớp khác nhau và cần được sử dụng như một công cụ cần thiết Nhìn chung mô hình FDS của các trường cho việc phát triển kĩ năng đọc, viết mở rộng được khảo sát đã đáp ứng được một phần các hiểu biết của học sinh ở các lĩnh vực khác nhau. yêu cầu của mô hình FDS về phương diện lí Các trường cần phải thay đổi kích cỡ và thuyết. Mô hình FDS dù mới chỉ được thực hiện chất lượng các đồ dùng và bàn ghế trong lớp với một tỉ lệ nhỏ học sinh thì bước đầu cũng đã học để đảm bảo học sinh ở các khối lớp khác có một số kết quả như đã nâng cao chất lượng nhau được trang bị các bàn ghế có kích thước dạy học và giáo dục của học sinh, nâng cao phù hợp với các em, phù hợp cho các phương trình độ chuyên môn cho GV và CBQL, chú ý pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm hay nhiều hơn đến các hoạt động NGLL, trải nghiệm sáng tạo, có sự tham gia của một bộ các hoạt động nhóm (đảm bảo rằng các bàn ghế phận cha mẹ HS vào đời sống của nhà trường; này có thể được di chuyển, kê xếp một cách chú ý giáo dục HS về văn hóa ứng xử thanh lịch linh hoạt) (Hình 1).
  10. 32 Đ.T.T. Hằng, T.T.B. Liễu / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 33, Số 1 (2017) 23-33 mở rộng kiến thức. Tăng cường hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe và và các hoạt động ở phòng thư viện. Tổ tổ chức tốt các hoạt động ở phòng thư viện cho HS. Tài liệu tham khảo Hình 1. Bàn ghế phục vụ các hoạt động học tập [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Chương trình linh hoạt cho HS. hành động của ngành Giáo dục thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020. Thiết bị dạy học và tổ chức hoạt động ngoài [2] Campbell, J. P., McCloy, R. A., Oppler, S. H., & giờ lên lớp cần được trang bị thêm, đầy đủ, Sager, C. E. (1993), A theory of performance. In phong phú hơn để các trường học có thể tổ chức E. Schmitt, W. C. Borman, & Associates (Eds.), tốt hơn các hoạt động dạy học và hoạt động Personnel selection in organizations (pp. 35-70). ngoài giờ lên lớp. San Francisco: Jossey-Bass Kết nối và tích hợp nhiều hơn các giờ học [3] D'Arcy, J. (2012). Is full-day school best for all và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Cần có kids?, parenting/post/is-full-day-school-best-for-all- chương trình và thời khóa biểu hợp lí, cân đối kids/2012/04/23/gIQAgQU5bT_blog.html giữa hoạt động học tập văn hóa và các hoạt [4] Kirk J.D& Jones, L.T.(2004), Effective Schools. động khác để HS có nhiều cơ hội tham gia các Pearson Education, Inc. hoạt động phát triển toàn diện cho các em hơn. [5] Mayeyer, S. D., Van den Bergh,H., Rymenans, Tăng cường dạy học dự án để học sinh có Petegem,V, P., Rijlaarsdam (2010). điều kiện hoạt động thêm ngoài giờ học và phát Effectiveness criteria in school effectiveness triển được các kĩ năng nghiên cứu khoa học, studies: Further research on the choice for a multivariate model. Educational Research sáng tạo, làm việc nhóm. Review. Volume 5, Issue 1, Pages 81-9 Khuyến khích HS đăng ký ăn trưa ở trường [6] Trần Thị Bích Liễu. (2014), Full Day Schooling để HS có điều kiện tham gia thêm các hoạt động; Performance of Primary Schools in Disadvantaged Areas in Vietnam: A Đa dạng hóa các hình thức hoạt động ngoài Comparative Case Study, VNU Journal of giờ lên lớp; Tăng cường hoạt động tham quan Science: Education Research, Vol. 30, No. 4 dã ngoại bên ngoài trường học, tạo điều kiện (2014) 17-30. cho các em tiếp xúc với môi trường bên ngoài [7] Nguyễn Hữu Tri, Lý thuyết tổ chức, Nhà xuất nhiều hơn, được cống hiến cho cộng đồng và bản Chính trị Quốc gia, 2013. Assessing Full Day Schooling Effectiveness at Some Lower Secondary Schools in Hanoi Do Thi Thu Hang, Tran Thi Bich Lieu VNU University of Education, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam Abstract: In this paper, school effectiveniess is assessed with the following seven criteria: 1) Clear vision and mission; 2) Continous improvement of student learning achievement; 3) Continous improvement of school leadership capacity; 4) Continous improvement of teacher and staff qualification; 5)
  11. Đ.T.T. Hằng, T.T.B. Liễu / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 33, Số 1 (2017) 23-33 33 Continous improvement of school environments and conditions; 6) Positive cooperation with school’s stakeholders; and 7) Constant supervision and assessment of student learning achievement. Full day schooling (FDS) is considered as an effective schooling model. Six Hanoi lower secondary FDS schools were assessed through the named criteria with localized specifications to determine their effectiveness and identify the typical features of the model for proposing recommendations to promote Hanoi FDS lower secondary schools effectiveness. The results show that, the assessed schools have not fully satisfied the criteria nor have they clearly demonstrated Hanoi’s typical features. In addition, there remain a number of constraints to FDS implementation; these need overcoming to maximize the effectiveness of Hanoi localized FDS model. Keywords: Full day schooling (FDS), effectiveness, effective school criteria, competence development, Hanoi’s typical features.