Đánh giá thực trạng đầu tư và phát triển du lịch tại huyện đảo Vân Đồn - Quảng Ninh

pdf 12 trang Gia Huy 1940
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá thực trạng đầu tư và phát triển du lịch tại huyện đảo Vân Đồn - Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdanh_gia_thuc_trang_dau_tu_va_phat_trien_du_lich_tai_huyen_d.pdf

Nội dung text: Đánh giá thực trạng đầu tư và phát triển du lịch tại huyện đảo Vân Đồn - Quảng Ninh

  1. XUÂN CANH TÝ 2020 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN- QUẢNG NINH  ThS. NGUYỄN THANH BÌNH (*)  ThS. TRẦN THỊ MỸ TIÊN ( ) TÓM TẮT Du lịch biển, đảo tại huyện đảo Vân Đồn trong thời gian qua đã có những nét khởi sắc, các chỉ tiêu phát triển đều tăng khá cao, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được nâng cao, thị trường khách du lịch ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch biển, đảo Vân Đồn trong thời gian qua còn nhiều hạn chế: sản phẩm du lịch trùng lặp; lực lượng lao động du lịch còn nhiều yếu kém, nhất là ngoại ngữ; tổ chức, quản lý du lịch còn ở quy mô nhỏ, thiếu chuyên nghiệp. Từ khóa: Đầu tư và phát triển, phát triển du lịch, biển, đảo. SUMMARY Islands tourism in Van Don island district in recent years has prospered, development targets have increased quite high, infrastructure and technical facilities have been increasingly improved, the number of tourists is increasing. However, the development of islands tourism in Van Don island in recent years is still limited: duplicate tourism products; tourism labor force is still weak, especially foreign language; Tourism organization and management are still small-scale and unprofessional. Key words: Investment and development, island tourism development. 1. Đặt vấn đề Ngày nay trên thế giới, du lịch đang phát triển nhanh chóng và trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính toàn cầu, đặc biệt là du lịch biển, đảo. Du lịch biển, đảo (DLBĐ) đang trở thành chiến lược phát triển của ngành du lịch nhằm phát huy giá trị các cảnh quan và sinh thái vùng ven biển để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, tăng nguồn ngân sách Trung ương và địa phương, góp phần xây dựng quan hệ giao lưu, hữu nghị giữa các dân tộc, giữ gìn và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển. Việt Nam là một quốc gia có nhiều thế mạnh về tài nguyên du lịch nói chung và DLBĐ nói riêng với đường bờ biển dài 3.260 km và trên 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ. Trong đó, tỉnh Quảng Ninh là vùng đất đã từ lâu được rất nhiều du khách trong nước và ngoài nước biết đến với các địa danh nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, Bãi tắm Trà Cổ, Khu di tích lịch sử văn hóa Yên Tử, chùa Quỳnh Lâm, đền Cửa Ông Tổng thu du lịch đạt 17.885 tỷ đồng góp phần vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch Quảng Ninh thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, còn mang tính chất riêng lẻ, chưa tạo được sự gắn kết các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch với nhau. Du khách đến Quảng Ninh hầu như đến với Hạ Long, trong khi đó một số khu vực khác có tiềm năng du lịch hết sức phong phú với rừng, biển, bãi tắm, hải đảo lại chưa được quan tâm đúng mức. 2. Nội dung phát triển du lịch biển đảo 2.1 Nhóm tiêu chí đánh giá nguồn lực phát triển du lịch biển, đảo  Vị trí địa lí: Vị trí địa lí được đánh giá dưới hai khía cạnh: - Về mặt giới hạn lãnh thổ, vị trí địa lí ảnh hưởng nhất định đến các đặc điểm tự nhiên và mức độ tập trung giá trị nhân văn của điểm du lịch, khả năng tiếp cận điểm du lịch, khoảng cách thời gian đi đường và các loại phương tiện giao thông có thể sử dụng; (*) ( ) Trường ĐH KTCN Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 50
  2. XUÂN CANH TÝ 2020 - Về mặt kinh tế - chính trị, điều kiện kinh tế và tình hình chính trị ổn định tại khu vực diễn ra hoạt động DLBĐ được diễn ra mạnh mẽ. Chính vì thế đây là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển DLBĐ.  Tài nguyên DLBĐ: Được đánh giá qua sự hấp dẫn, tính thời vụ và độ bền vững của điểm đến. Tiêu chí này đánh giá khả năng khai thác và quyết định mức độ hoạt động DLBĐ. Tùy đặc điểm của tài nguyên tại điểm đến mà lựa chọn loại DLBĐ và thời gian, hình thức kinh doanh du lịch phù hợp.  Sức hấp dẫn: Là một trong những tiêu chí hàng đầu thể hiện được tính thẩm mĩ, đặc sắc, độc đáo, sự kết hợp hài hòa các yếu tố thành phần; góp phần thỏa mãn nhu cầu và đáp ứng tâm lý tìm đến cái đẹp cái độc đáo của du khách: - Đối với tài nguyên du lịch tự nhiên: chính là sự kết hợp hài hoà của các yếu tố địa hình, khí hậu biển, đảo, thuỷ - hải văn, sinh vật biển, đảo. Được xác định bằng sự phân hóa đa dạng hình thái địa hình biển, đảo; điều kiện khí hậu biển, đảo tương đối ôn hòa, ổn định phù hợp với đặc điểm sinh học của con người; đặc điểm thủy- hải văn không gây ra những bất lợi cho con người và đặc biệt là các hệ sinh thái đặc hữu, điển hình; - Đối với tài nguyên du lịch văn hóa: có tính chất tổng hợp được xác định bằng nét độc đáo về mỹ thuật, nghệ thuật, kiến trúc của các công trình văn hóa; nét huyền bí, hấp dẫn trong các phong tục, tập quán của người dân vùng biển, đảo; sự độc đáo, tinh tế của các làng nghề, các đặc sản địa phương vùng biển, ven biển và hải đảo và sự đa dạng phong phú ấn tượng của các sự kiện văn hóa - thể thao khác.  Tính thời vụ của hoạt động DLBĐ: Sự thường xuyên hay gián đoạn của hoạt động DLBĐ ảnh hưởng trực tiếp đến phương hướng khai thác, đầu tư, kinh doanh phục vụ du lịch cho du khách. Thời gian hoạt động du lịch chủ yếu chịu sự chi phối của điều kiện khí hậu tại điểm, vùng du lịch; các điều kiện khí hậu đối với sức khoẻ của du khách và số thời gian thuận lợi cho tiến hành các hoạt động du lịch biển, đảo.  Độ bền vững của tài nguyên du lịch: Tiêu chí này được đánh giá qua số lượng các thành phần tự nhiên bị phá hoại, khả năng phục hồi, sự cân bằng sinh thái và sự đảm bảo hoạt động DLBĐ diễn ra thường xuyên của các tài nguyên du lịch tự nhiên, số lượng công trình văn hoá, các di tích lịch sử được bảo tồn qua thời gian mà không bị phá hoại bởi môi trường nhiệt đới ẩm, thiên tai, gìn giữ nguyên vẹn các giá trị văn hoá của các lễ hội, các làng nghề, đảm bảo cho hoạt động DLBĐ được diễn ra thường xuyên.  Cơ sở hạ tầng: Chỉ tiêu này được đánh giá qua sự có mặt cũng như chất lượng và khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách về mạng lưới và phương tiện giao thông, khả năng cung cấp điện, nước cho hoạt động kinh doanh và cho du khách, khả năng đáp ứng trao đổi thông tin liên lạc cho các hoạt động kinh tế và du lịch. Đây là cơ sở để biến các tiềm năng DLBĐ trở thành hiện thực và hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và nhân văn. 2.2 Nhóm tiêu chí đánh giá hiện trạng phát triển du lịch biển, đảo  Nguồn khách: Sự có mặt của du khách đồng nghĩa với sự sống của một điểm du lịch, trước hết quan tâm đến tổng lượt khách qua các năm và tốc độ tăng trưởng bình quân (trong đó phân biệt khách nội địa và khách quốc tế). Đối với khách du lịch quốc tế, mục đích du lịch bao gồm: du lịch thuần túy, thương nhân và các mục đích khác. Đối với khách nội địa được phân theo: du lịch nghỉ dưỡng biển, tham quan, chữa bệnh và các mục đích khác. Dưới góc độ phương tiện đi lại, gồm đường bộ, đường biển, đường hàng không đánh giá cơ cấu khách, từ đó thiết kế các tuyến du lịch đảm bảo đáp ứng với nhu cầu và TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 51
  3. XUÂN CANH TÝ 2020 các điều kiện của du khách.  Tổng thu du lịch: Tổng thu DLBĐ gồm tất cả các khoản thu do du khách chi trả, đó là doanh thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách du lịch và các dịch vụ khác. DLBĐ thể hiện chức năng kinh tế của mình qua đóng góp tổng thu nhập hằng năm. Trên thực tế, tất cả các khoản này không phải chỉ do ngành DLBĐ trực tiếp thu mà còn nhiều ngành khác thuộc du lịch, do đó chỉ tiêu tổng thu du lịch thường không phản ánh hết đóng góp của ngành cho nền kinh tế.  Nguồn lao động: Tiêu chí này được đánh giá qua tổng số lao động, mức độ tăng qua các năm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Số lượng lao động đảm bảo khả năng phục vụ khách và chất lượng lao động quyết định mức độ hài lòng của khách, đây là tiêu chí để đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch.  Cơ sở vật chất kỹ thuật: Là điều quan trọng đảm bảo hoạt động kinh doanh DLBĐ. Cơ sở lưu trú được đánh giá qua số buồng, mức tăng trưởng hằng năm, công suất sử dụng buồng; số khách sạn được xếp sao và số khách sạn phân theo hình thức quản lý, mức độ tiện nghi và đa dạng của cơ sở vật chất kỹ thuật. Ngoài ra, sự có mặt của các cơ sở vui chơi, giải trí, mua sắm, các cơ sở phục vụ ăn uống có vai trò tạo nên sự độc đáo và ấn tượng riêng cho mỗi sản phẩm DLBĐ. 3. Thực trạng đầu tư và phát triển du lịch tại huyện đảo Vân Đồn 3.1. Thực trạng đầu tư và phát triển du lịch tại huyện đảo Vân Đồn 3.1.1 Thị trường khách du lịch quốc tế Mặc dù hằng năm đón một lượng không lớn các du khách quốc tế so với một vài địa phương khác trong tỉnh Quảng Ninh như Hạ Long, Móng Cái, qua khảo sát cho thấy thị trường khách du lịch quốc tế đến với Vân Đồn tương đối đa dạng bao gồm các du khách mang quốc tịch châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á Thị trường khách du lịch quốc tế của huyện Vân Đồn trong những năm gần đây tuy có tốc độ phát triển nhanh, đặc biệt số lượng khách lưu trú, với mức tăng trưởng bình quân 22,2%/năm. Tuy nhiên, tỷ trọng thị trường khách này không đáng kể (dưới 5%) so với tổng số khách đến Vịnh và bằng 0,73% thị trường khách quốc tế đến Vịnh Hạ Long (Phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch huyện Vân Đồn, 2017). Như vậy, có thể đánh giá rằng du lịch Vân Đồn chưa khai thác được thị trường khách du lịch quốc tế, thị phần còn rất nhỏ. Bảng 1. Khách du lịch quốc tế đến Vân Đồn trong thời gian khảo sát Đặc điểm nhân khẩu học Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 18-22 57 32,9% 23-30 49 28,3% 31-40 35 20,2% Độ tuổi 41-50 22 12,7% 50 trở lên 10 5,8% Tổng 173 100,0% Nam 92 53,2% Giới tính Nữ 81 46,8% Tổng 173 100,0% China 11 6,4% Japan 28 16,2% Cơ cấu thị trường South East Asia Country 86 49,7% khách du lịch Europe 32 18,5% Other countries 16 9,2% TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 52
  4. XUÂN CANH TÝ 2020 Tổng 173 100,0% Nhân viên (VP, kỹ thuật) 8 4,6% Kinh tế/Kinh doanh 57 32,9% Công nhân 19 11,0% Nghề nghiệp Học sinh, sinh viên 34 19,7% Công việc khác 55 31,8% Tổng 173 100,0% dưới 1.000 USD 9 5,2% 1.000 - dưới 3.000 USD 67 38,7% Thu nhập 3.000 - dưới 5.000 USD 74 42,8% từ 5.000 USD trở lên 23 13,3% Tổng 173 100,0% (Nguồn: Khảo sát và xứ lý bằng SPSS) + Đặc điểm giới tính và độ tuổi: Số khách du lịch quốc tế đến huyện Vân Đồn trong mẫu điều tra khách nam giới chiếm ưu thế (53,2%), nữ giới chiếm thấp hơn (46,8%), phần lớn độ tuổi từ 18 đến 22 (chiếm 32,9%) và độ tuổi từ 23 đến 30 tuổi (28,3%) (chi tiết thể hiện trong bảng 1). Đây là độ tuổi phù hợp, thuận lợi để tham quan DLBĐ; độ tuổi trên 40 chiếm tỷ trọng không đáng kể; như vậy ta có thể xem độ tuổi 18 đến 40 là khách hàng mục tiêu của loại hình du lịch này. + Cơ cấu thị trường khách quốc tế: Thị trường khách đến từ các nước Đông Nam Á chiếm phần lớn (49,7%); tiếp theo là khách đến từ Châu Âu (18,5%); Nhật Bản (16,2%); Trung Quốc chiếm tỷ lệ ít nhất (6,4%); thị trường khác chiếm 9,2%. Biểu đồ 1: Cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế + Nghề nghiệp và thu nhập của khách: Theo kết quả khảo sát phần lớn du khách làm việc trong lĩnh vực kinh tế/kinh doanh (chiếm 32,9%) với mức thu nhập 3.000 đến dưới 5.000 USD, tiếp theo là các công việc khác (tự do, thất nghiệp, nghỉ hưu) chiếm 31,8%; người đi làm và sinh viên chiếm tỷ lệ nhỏ. Mức thu nhập phổ biến của các đối tượng du khách này trong khoảng 1.000 đến 5.000 USD/tháng. Mức thu nhập này cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc sẵn lòng chi trả cho chuyến đi và các dịch vụ đính kèm.  Chi phí và số ngày lưu trú tại Vân Đồn: Ba dịch vụ được du khách chi tiêu nhiều nhất là: ăn uống, mua sắm và vui chơi, các dịch vụ còn lại có mức chi tiêu tương đương nhau. Tổng chi tiêu khoảng 320,47 USD/người/lượt (khoảng 7,3 triệu VND). Tuy nhiên mức chi tiêu này còn phụ thuộc vào số ngày lưu trú của du khách. Theo khảo sát và được thống kê tại biểu đồ 2 thì phần lớn du khách lưu trú lại 2-3 ngày. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 53
  5. XUÂN CANH TÝ 2020 Đơn vị tính: USD Biểu đồ 2: Chi trả của khách quốc tế cho các dịch vụ du lịch tại Vân Đồn  Đặc điểm của chuyến đi Bảng 2: Thông tin về chuyến đi của khách quốc tế Thông tin về chuyến đi đến huyện đảo Vân Đồn Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Lần đầu 85 49,1% Lần 2 36 20,8% Số lần Lần 3 34 19,7% Trên 3 lần 18 10,4% Tổng 173 100,0% Khám phá hang động núi đá 34 19,7% Giải trí, nghỉ dưỡng, tắm biển 44 25,4% Mục đích Thăm Vư ờn Quốc gia Bái Tử Long 75 43,4% chuyến đi Mục đích công việc 6 3,5% Mục đích khác 14 8,1% Tổng 173 100,0% 1 ngày 17 9,8% 2 ngày 67 38,7% Số ngày 3 ngày 60 34,7% lưu lại trên 3 ngày 29 16,8% Tổng 173 100,0% Khách sạn 64 37,0% Nhà nghỉ 18 10,4% Thuê nhà dân 40 23,1% Nơi lưu trú Cắm trại 19 11,0% Lựa chọn khác 32 18,5% Tổng 173 100,0% (Nguồn: Khảo sát và xứ lý bằng SPSS)  Số lần khách đến Vân Đồn: Qua kết quả điều tra cho thấy số lượng khách quốc tế đến Vân Đồn lần đầu (49,1%); lần 2 (20,8%); lần 3 (19,7%), 3 lần trở lên chiếm tỷ trọng không đáng kể (10,4%). Điều này cho thấy cho dù dịch vụ du lịch còn nhiều hạn chế, nhưng với tài nguyên biển đảo đặc sắc và nổi trội đã để lại trong lòng du khách quốc tế nhiều ấn tượng làm cho họ có nhu cầu trở lại tham quan, thưởng ngoạn tài nguyên biển đảo.  Mục đích chuyến đi và nơi lưu trú của khách: Mục đích của khách quốc tế đến Vịnh chủ yếu là TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 54
  6. XUÂN CANH TÝ 2020 thăm Vườn Quốc gia Bái Tử Long chiếm tỷ lệ cao nhất 43,4%; tiếp theo là giải trí, nghỉ dưỡng, tắm biển với 25,4%, thứ ba là khám phá hang động núi đá chiếm 19,7%, các công việc và mục đích khác chiếm một tỷ lệ nhỏ không đáng kể. Phần lớn du khách thuê khách sạn để lưu trú, tiếp đó là thuê nhà dân và còn nhiều lựa chọn khác như thuê nhà nghỉ, cắm trại cũng được một số du khách lựa chọn nhưng tỷ lệ không cao. 3.1.2 Thị trường khách du lịch nội địa  Đặc điểm nhân khẩu học: Tốc độ tăng trưởng bình quân khách nội địa hàng năm giai đoạn 2014- 2017 đạt 16,9%/năm. Năm 2017, Vịnh đón 120,5 ngàn lượt khách (Phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch huyện Vân Đồn, 2017). Đến năm 2017 đã tăng lên 445,5 ngàn lượt gấp 3,7 lần, khách đến từ các tỉnh thành trên khắp đất nước. Thực hiện điều tra trong khoảng thời gian tháng 5/2018 đến tháng 8/2018 với 273 khách du lịch nội địa và tính toán tổng hợp các thông tin về đặc điểm thị trường khách du lịch nội địa, kết quả được thể hiện trong Bảng 3.  Đặc điểm giới tính, độ tuổi: Số khách du lịch đến Vân Đồn trong mẫu điều tra là nam và nữ chiếm tỷ lệ gần bằng nhau; độ tuổi 18 - 30 chiếm tỷ lệ cao nhất, ngoài 30 tuổi chiếm tỷ lệ thấp. Như vậy, thị trường khách nội địa của Vân Đồn hầu hết là du khách trong độ tuổi học tập và lao động, có sức khỏe, thu nhập chưa cao nên sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng chi trả cho chuyến đi. Bảng 3. Khách du lịch nội địa đến Vân Đồn trong thời gian khảo sát Đơn vị tính: Lượt Đặc điểm nhân khẩu học Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 18-22 83 30,4% 23-30 87 31,9% 31-40 44 16,1% Độ tuổi 41-50 16 5,9% 50 trở lên 43 15,8% Tổng 273 100,0% Nam 139 50,9% Giới tính Nữ 134 49,1% Tổng 273 100,0% Đến từ các địa phương khác trong tỉnh 59 21,6% Quảng Ninh Hà Nội 54 19,8% Địa phương Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên 33 12,1% Các tỉnh thành còn lại 127 46,5% Tổng 273 100,0% Cán bộ, công chức, viên chức 41 15,0% Kinh tế/Kinh doanh 56 20,5% Công nhân 32 11,7% Nghề nghiệp Học sinh, sinh viên 70 25,6% Công việc khác 74 27,1% Tổng 273 100,0% dưới 5 triệu 52 19,0% Thu nhập 5 dến dưới 10 triệu 74 27,1% TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 55
  7. XUÂN CANH TÝ 2020 Đặc điểm nhân khẩu học Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 10 đến dưới 15 triệu 96 35,2% từ 15 trở lên 51 18,7% Tổng 273 100,0% (Nguồn: Khảo sát và xứ lý bằng SPSS)  Đặc điểm xuất xứ của khách du lịch nội địa: Du khách từ khắp nơi trên đất nước chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là đến từ các địa phương khác trong tỉnh Quảng Ninh. Du khách đến từ Hà Nội và các tỉnh lân cận: Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên chiếm tỷ lệ thấp nhất. Như vậy có thể thấy lượng khách phía Bắc và các vùng lân cận đến Vân Đồn ngày một ít đi, thay vào đó là lượng du khách đến từ miền Trung và miền Nam đang tăng dần. Biểu đồ 3: Đặc điểm xuất xứ của du khách nội địa  Đặc điểm nghề nghiệp và thu nhập trung bình: tương ứng với độ tuổi như phân tích trên thì phần lớn nghề nghiệp của du khách là nhân viên văn phòng, kỹ thuật, học sinh, sinh viên và kinh tế/kinh doanh chiếm tỷ lệ cao, tuy nhiên đối tượng công nhân và công chức – viên chức chiếm tỷ lệ thấp. Song song đó, mức thu nhập 5-15 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất. Đây không phải là mức thu nhập cao để có thể sẵn sàng chi trả cho một số chi phí đắt đỏ tại huyện đảo. Theo thống kê từ cuộc khảo sát, một du khách trung bình chi trả khoảng 4,3 triệu cho toàn bộ thời gian lưu trú trên huyện đảo Vân Đồn. Trong đó, chi phí cho việc lưu trú là nhiều nhất với trung bình là 749.000 đồng, tiếp theo là chi trả cho việc vui chơi, ăn uống, mua sắm. Nhóm chi phí thấp hơn là vận chuyển, tham quan và một số chi phí khác với mức 400.000 – 500.000 đồng. Đơn vị tính: VNĐ Biểu đồ 4: Chi trả của khách nội địa cho các dịch vụ du lịch tại Vân Đồn Như vậy, trong chiến lược phát triển và kinh doanh DLBĐ, các nhà quản lý, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn cần nắm vững đặc điểm xuất xứ, nghề nghiệp và quan trọng là thu nhập và mức giá sẵn lòng chi trả của du khách để có những giải pháp thu hút thị trường tiềm năng này.  Đặc điểm của chuyến đi TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 56
  8. XUÂN CANH TÝ 2020 Bảng 4: Thông tin về chuyến đi của khách nội địa Thông tin về chuyến đi đến huyện đảo Vân Đồn Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Lần đầu 117 42,9% Lần 2 95 34,8% Số lần Lần 3 41 15,0% Trên 3 lần 20 7,3% Tổng 273 100,0% Khám phá hang động núi đá 50 18,3% Giải trí, nghỉ dưỡng, tắm biển 171 62,6% Mục đích Thăm Vườn Quốc gia Bái Tử Long 32 11,7% chuyến đi Mục đích công việc 13 4,8% Mục đích khác 7 2,6% Tổng 273 100,0% 1 ngày 9 3,3% 2 ngày 114 41,8% Số ngày ở lại 3 ngày 103 37,7% trên 3 ngày 47 17,2% Tổng 273 100,0% Khách sạn 158 57,9% Nhà nghỉ 70 25,6% Thuê nhà dân 18 6,6% Nơi lưu trú Cắm trại 13 4,8% Lựa chọn khác 14 5,1% Tổng 273 100,0% (Nguồn: Khảo sát và xứ lý bằng SPSS)  Số lần khách trở lại tham quan: Qua số liệu điều tra, khách du lịch đến Vân Đồn tham quan lần đầu chiếm đa số (42,9%), lần thứ hai 34,8%; từ 3 lần trở lên chiếm tỷ lệ thấp. Điều đó cho thấy, tuy huyện đảo có rất nhiều lợi thế về tài nguyên biển đảo nhưng hệ thống sản phẩm, chất lượng dịch vụ du lịch chưa thực sự gây được ấn tượng lớn trong lòng du khách để có thể thu hút khách trở lại với địa phương này nhiều lần.  Mục đích của chuyến đi: Biểu đồ số liệu điều tra cho thấy mục đích chuyến đi của khách chủ yếu và nhiều nhất là đi du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển chiếm tới 62,6%; sau đó đến mục đích khám phá hang động, núi đá chiếm 18,3%; thăm vườn quốc gia (VQG) chiếm 11,7%; tỷ lệ khách đi vì mục đích công việc và mục đích khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Do vậy, để phát triển du lịch Vân Đồn thời gian tới cần chú trọng phát triển các loại hình du lịch thăm VQG và khám phá hang động, núi đá đồng bộ với loại hình du lịch giải trí nghỉ dưỡng, tắm biển cho đối tượng du khách nội địa. Như vậy ta thấy khách quốc tế thì chủ yếu là thăm VQG trong khi đó khách nội địa lại thích du lịch giải trí nghỉ dưỡng, tắm biển. Do đó cần chú ý đến vấn đề này để phát triển các loại hình du lịch phù hợp với sở thích của từng loại du khách. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 57
  9. XUÂN CANH TÝ 2020 Biểu đồ 4: So sánh mục đích chuyến đi  Sự lựa chọn cơ sở lưu trú: chủ yếu khách nội địa lựa chọn khách sạn và nhà nghỉ cho thời gia lưu trú lại Vân Đồn, các loại hình lưu trú khác chưa được ưa chuộng. Hiện nay, loại hình lưu trú ở nhà dân gắn với mô hình du lịch cộng đồng đang được chính quyền địa phương khuyến khích hỗ trợ xây dựng và đưa vào thử nghiệm tại đảo Ngọc Vừng, đảo Quan Lạn, đảo Minh Châu, tuy nhiên chưa được sự hưởng ứng và ưa chuộng của du khách nội địa. Như vậy, qua phân tích đặc điểm thị trường khách nội địa như trên, đây là thị trường khách có nhu cầu du lịch biển đảo khá phong phú, khả năng chi trả cao hơn các dòng khách khác là thị trường tiềm năng của huyện Vân Đồn trong thời gian tới. Tốc độ tăng trưởng khách vẫn chưa như mong muốn do nhiều nguyên nhân: - Do chưa thực sự có những chuyển biến tích cực cả về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và sản phẩm du lịch, các sản phẩm du lịch vẫn còn khá nghèo nàn không có sự đột phát để tạo ra các sản phẩm mới hấp dẫn hơn. - Công tác tuyên truyền quảng bá không được chú trọng hầu như chỉ được giới thiệu rất ít thông qua các chương trình giới thiệu về du lịch của Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch tỉnh Quảng Ninh, chưa có một động thái nào từ chính huyện Vân Đồn. - Các năm gần đây tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và dịch vụ du lịch. - Đầu tư cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ các tuyến giao thông trên đảo còn nhiều nơi chưa hoàn thành. Nhiều dự án đầu tư du lịch triển khai còn chậm. - Chưa có các khu vui chơi, giải trí để thu hút khách, các điểm di tích văn hoá và danh lam thắng cảnh chưa được đưa vào khai thác, trùng tu bảo vệ. Đội ngũ cán bộ và lao động du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ. 3.2 Đóng góp của du lịch biển đảo đối với sự phát triển kinh tế và xã hội  Đóng góp cho xã hội Nguồn thu du lịch của Vân Đồn năm 2014 là 50 tỷ đồng, năm 2017 đạt 105 tỷ đồng, tăng 2,09 lần. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014 - 2017 đạt 28,4%. Bảng 5: Hiện trạng doanh thu xã hội từ du lịch ở Vân Đồn giai đoạn 2014-2017 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2014 2015 2016 2017 Doanh thu 50 72 92 105 Tốc độ tăng trưởng (%) 43 27,5 14,5 Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Vân Đồn TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 58
  10. XUÂN CANH TÝ 2020 Mặc dù nguồn thu tăng cao qua các năm, nhưng nhìn chung tổng thu từ du lịch trên địa bàn huyện còn quá ít ỏi, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch. Nguyên nhân chính là các sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện còn nghèo nàn, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn hạn chế, công tác quảng bá tiếp thị du lịch chưa được chú trọng.  Đóng góp cho kinh tế Giai đoạn 2007-2017, DLBĐ huyện đảo Vân Đồn đạt được những những kết quả quan trọng với tốc độ gia tăng bình quân hàng năm về giá trị tăng thêm (thu nhập du lịch) đạt 31,9%, góp phần chuyển dịch đáng kể cơ cấu kinh tế. Bảng 6: Tỷ trọng của du lịch huyện đảo Vân Đồn trong cơ cấu kinh tế Số Tăng trưởng giai Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2010 2017 TT đoạn 2007 - 2017 1 (%)Tổng thu du lịch tỷ đồng 45,9 225,9 540,0 32,8 2 Giá trị tăng thêm DLBĐ đồngtỷ đồng 22,5 105,8 298,6 29,1 3 Tỷ trọng trong cơ cấu khu kinh tế Vân Đồn % 4,4 8,3 11,1 - 4 Đóng góp cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ninh % 0,12 0,25 0,29 - Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Vân Đồn Tỷ trọng giá trị tăng thêm (thu nhập) của DLBĐ/tổng giá trị ngành dịch vụ hàng năm đạt trên 32,8%. Năm 2007, DLBĐ chỉ chiếm 4,4% trong cơ cấu kinh tế của huyện đảo Vân Đồn (UBND huyện Vân Đồn, 2014), chiếm 0,12% cơ cấu kinh tế của tỉnh, đến năm 2017 vươn lên 11,1% cơ cấu của Khu kinh tế Vân Đồn và 0,29% của tỉnh (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2017). Với kết quả trên, DLBĐ huyện đảo Vân Đồn góp phần trực tiếp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Vân Đồn theo hướng phát huy thế mạnh, lợi thế so sánh của địa phương, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp từ 57,8% (năm 2007) xuống còn 38,5% (năm 2015), thay vào đó là ngành dịch vụ tăng từ 22,5% lên 29,1% (Huyện ủy Vân Đồn, 2017). 4. Giải pháp phát triển du lịch biển đảo tại huyện đảo Vân Đồn 4.1 Cơ sở xây dựng định hướng và đề xuất giải pháp Bên cạnh cơ sở lý luận và thực tiễn đã được hình thành ở các nội dung trên, việc định hướng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh phát triển DLBĐ Vân Đồn còn dựa vào các cơ sở sau: - Nhu cầu về du lịch biển, đảo. - Quy hoạch phát triển du lịch và du lịch biển, đảo Việt Nam. - Quy hoạch phát triển du lịch vùng, vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Bộ. - Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch huyện Vân Đồn. 4.2 Định hướng phát triển du lịch biển đảo, huyện đảo Vân Đồn Phát triển DLBĐ đồng bộ, có trọng điểm, theo hướng bền vững; từng bước đưa DLBĐ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng; gắn phát triển với bảo tồn tài nguyên, phát huy tối ưu lợi thế tự nhiên, giữ gìn và phát huy bản sắc, các giá trị văn hóa biển, đảo; gìn giữ cảnh quan và bảo vệ môi trường; giữ vững quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội vùng biển đảo, góp phần tích cực, hiệu quả xây dựng khu vực phòng thủ quốc phòng - an ninh vững chắc. Về phía Trung ương: Quy hoạch chung xây dựng đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt tại tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 59
  11. XUÂN CANH TÝ 2020 năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án phát triển DLBĐ và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020; một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với tỉnh Quảng Ninh và Đặc khu kinh tế Vân Đồn. Về phía địa phương: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch xây dựng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050 (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2014); Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Dự thảo quy hoạch phát triển du lịch Vân Đồn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, 4.3 Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch biển đảo huyện Vân Đồn - Định hướng thị trường, phát triển sản phẩm du lịch và đẩy mạnh xúc tiến quảng bá DLBĐ. - Phát triển sản phẩm DLBĐ phù hợp nhu cầu thị trường, giúp cho sản phẩm DLBĐ Vân Đồn vào các thị trường mục tiêu đã xác định. - Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư liên kết phát triển DLBĐ, - Tăng cường thu hút đầu tư và liên kết phát triển du lịch. - Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch - Tăng cường quản lý nhà nước và hoàn thiện chính sách phát triển du lịch. - Tăng cường công tác quản lý nhà nước về DLBĐ. - Tăng cường quản lý quy hoạch du lịch và hoàn thiện các chính sách phát triển DLBĐ. - Chú trọng bảo vệ môi trường, bảo tồn giá trị tài nguyên du lịch, ứng phó với biến đổi khí hậu, khắc phục sự cố môi trường và hạn chế tính thời vụ DLBĐ. - Tăng cường công tác đảm bảo quốc phòng - an ninh trong phát triển du lịch. 5. Kết luận Trên cơ sở khai thác đặc điểm, tiềm năng tài nguyên, môi trường biển đảo nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, lưu trú, ăn uống, đi lại và các nhu cầu khác của khách du lịch. Có 02 nhóm tiêu chí đánh giá sự phát triển DLBĐ: 1) Nhóm tiêu chí đánh giá nguồn lực phát triển DLBĐ bao gồm: vị trí địa lý; tài nguyên DLBĐ; sức hấp dẫn; tính thời vụ DLBĐ; độ bền vững của tài nguyên du lịch; cơ sở hạ tầng; 2) Nhóm tiêu chí đánh giá hiện trạng phát triển DLBĐ là: nguồn khách, tổng thu du lịch; nguồn lao động; cơ sở vật chất; điểm, cụm, khu du lịch. Tài nguyên DLBĐ huyện đảo Vân Đồn khá đặc sắc, phong phú, hấp dẫn, có mức độ thuận lợi cao đối với các loại hình du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển . Để phát triển DLBĐ huyện Vân Đồn trong thời gian tới, tác giả đề xuất các định hướng về phát triển trên 6 nhóm giải pháp phù hợp có tính khả thi để phát triển DLBĐ huyện Vân Đồn đạt được các mục tiêu định hướng đề ra: - Định hướng thị trường, phát triển sản phẩm du lịch và đẩy mạnh xúc tiến quảng bá DLBĐ; - Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư liên kết phát triển du lịch; - Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch; - Tăng cường quản lý nhà nước và hoàn thiện chính sách phát triển du lịch; - Chú trọng bảo vệ môi trường, bảo tồn giá trị tài nguyên du lịch, ứng phó với biến đổi khí hậu, khắc phục sự cố môi trường và hạn chế tính thời vụ DLBĐ; - Tăng cường công tác đảm bảo quốc phòng - an ninh phát triển du lịch. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 60
  12. XUÂN CANH TÝ 2020 Tài liệu tham khảo Tiếng Việt [1]. Bùi Thị Hải Yến (2007), Quy hoạch du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội. [2]. Chi cục Thống kê huyện Vân Đồn (2017), Báo cáo kết quả thống kê dân số năm 2017. [3]. Phòng Văn hóa Thông tin huyện Vân Đồn (2017), Báo cáo hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Vân Đồn năm 2005, phương hướng nhiệm vụ năm 2006. [4]. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh (2014), Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. [5]. Từ điển Bách Khoa Việt Nam (2011), NXB Từ điển Bách Khoa, Việt Nam. [6]. Từ Điển Oxford Advanced Learner's Dictionary (With Vietnamese Translation) (2015), NXB Trẻ, Việt Nam. [7]. Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (2005), Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo tại vùng du lịch Bắc Bộ, Đề tài khoa học cấp Bộ. Tài liệu tiếng Anh [8]. Bastin R.(1984), Small island tourism:development or dependency, Development Policy Review, pp2. [9]. Coltman M. M. (1989), Introduction to Travel and Tourism: An International Approach, Van Nostrand Reinhold, New York, 370p. [10]. World Tourism Organization (1981), Proceedings of the Workshop on Resort planning and Development, Baguio city, Philippines, WRP/info Note 4.WTO commission for East Asia and thePacific. Ngày nhận: 05/11/2019 Ngày duyệt đăng: 06/12/2019 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 61