Đánh giá thực trạng và những yếu tố liên quan đến hoạt động phòng truyền thông giáo dục sức khỏe các trạm y tế tỉnh Bắc Ninh, năm 2011

pdf 12 trang Gia Huy 2360
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá thực trạng và những yếu tố liên quan đến hoạt động phòng truyền thông giáo dục sức khỏe các trạm y tế tỉnh Bắc Ninh, năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdanh_gia_thuc_trang_va_nhung_yeu_to_lien_quan_den_hoat_dong.pdf

Nội dung text: Đánh giá thực trạng và những yếu tố liên quan đến hoạt động phòng truyền thông giáo dục sức khỏe các trạm y tế tỉnh Bắc Ninh, năm 2011

  1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG PHÒNG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE CÁC TRẠM Y TẾ TỈNH BẮC NINH, NĂM 2011 BSCK I. Nguyễn Văn Lang Trung tâm Truyền thông GDSK Bắc Ninh. Tóm tắt nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm cung cấp thông tin về thực trạng và một số yếu tố liên quan đến hoạt động phòng Truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Với mong muốn nâng cao chất lượng hoạt động phòng TTGDSK, nghiên cứu đưa ra những kiến nghị, đề xuất và giải pháp cho lãnh đạo Sở Y tế. Với phương pháp nghiên cứu cắt ngang có phân tích kết hợp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính trên 100% (126/126) Trạm Y tế (TYT) trên địa bàn tỉnh trong thời gian từ tháng 7 – 10/2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng hoạt động phòng TTGDSK trên địa bàn tỉnh: 45% phòng TTGDSK không đạt về cơ sở vật chất và trang thiết bị, 87% không có mô hình, 97% không có giá treo tranh áp phích, 94% không đạt về tài liệu phục vụ công tác truyền thông, 43% không đạt về trang thiết bị tác nghiệp, 22,2% hoạt động phòng truyền thông không đạt, 89% cán bộ phụ trách công tác TTGDSK có kiến thức đạt, . Nghiên cứu cũng tìm ra mối liên quan giữa hoạt động phòng truyền thông với trang thiết bị tác nghiệp và kiến thức của cán bộ phụ trách công tác truyền thông. Từ khóa: Phòng truyền thông, trang thiết bị, mối liên quan 1.Đặt vấn đề Truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) là nhiệm vụ số 1 trong 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) chính vì vậy Đảng, Nhà nước và ngành Y tế luôn coi trọng và khẳng định công tác TTGDSK là một phần không thể thiếu được trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân (CSSKND). Đẩy mạnh hoạt động TTGDSK là rất cần thiết và là cách tiếp cận có hiệu quả cho chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác TTGDSK trong chiến lược chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân nên chỉ sau khi tái lập tỉnh Uỷ ban nhân dân Tỉnh Bắc Ninh ký quyết định thành lập Trung tâm Tuyên truyền bảo vệ sức khoẻ thuộc Sở Y tế Bắc Ninh nay đổi tên thành Trung tâm TTGDSK tỉnh Bắc Ninh. Từ năm 2003 đến nay, khi triển khai thực hiện Chỉ thị 06 và Thông tư 05 của Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh về tăng cường củng cố Y tế cơ sở và quyết định 370 của Bộ y tế về Chuẩn hóa Quốc gia về Y tế xã giai đoạn 2003-2010 tuy còn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực, đặc biệt là cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật nhưng công tác TTGDSK đã được các cấp Ủy Đảng, Chính quyền quan tâm hơn và đem lại những hiệu quả ban đầu: 100% các TYT có phòng TTGDSK lồng ghép, 100% Trạm Y tế (TYT) có 63
  2. cán bộ phụ trách công tác TTGDSK được tập huấn kỹ năng TT-GDSK, kiến thức chăm sóc sức khỏe thiết yếu của người dân đã được nâng lên, Từ thực tế trên chúng ta nhận thấy cần tiến hành nghiên cứu “Đánh giá thực trạng và những yếu tố liên quan đến hoạt động phòng Truyền thông giáo dục sức khỏe các Trạm Y tế tỉnh Bắc Ninh năm 2011”. Để từ đó qua nghiên cứu, chúng tôi đưa ra những kiến nghị, đề xuất và giải pháp cho lãnh đạo Sở Y tế nhằm nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng hoạt động phòng TT-GDSK. Đồng thời nghiên cứu sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu chuyên sâu, là cơ sở để triển khai can thiệp nhằm nâng cao chất lượng công tác TT-GDSK các Trạm Y tế trên địa bàn tỉnh. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng và những yếu tố liên quan đến hoạt động phòng Truyền thông giáo dục sức khỏe các Trạm Y tế tỉnh Bắc Ninh năm 2011 Mục tiêu cụ thể: 1. Mô tả thực trạng nguồn lực và cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng TTGDSK các Trạm Y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2011. 2. Tìm hiểu những yếu tố liên quan đến hoạt động phòng TTGDSK của các Trạm Y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2011. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: - 126 phòng truyền thông tại Trạm Y tế xã, phường, thị trấn - 126 cán bộ phụ trách công tác TTGDSK tại Trạm Y tế 3.2. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7/2011 đến tháng 10/2011 3.3. Địa điểm nghiên cứu: 126 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 3.4. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích kết hợp nghiên cứu định lượng với nghiên cứu định tính. 3.5. Phương pháp thu thập thông tin: - Thu thập số liệu trong nghiên cứu định lượng: qua bộ câu hỏi thiết kế sẵn - Phương pháp thu thâp số liệu định tính: Thảo luận nhóm (02 cuộc), phỏng vấn sâu (05 cuộc). 3.6. Phương pháp xử lý số liệu: - Số liệu định lượng: Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS12.0 (Các chỉ số nghiên cứu được tính toán dưới dạng tần suất, tần số, tỷ lệ %, số trung bình) - Số liệu định tính: Trích dẫn nội dung phỏng vấn sâu qua băng ghi âm và ghi chép theo chủ đề phân tích. 64
  3. 3.7. Sai số và cách khống chế: Để đảm bảo giảm sai số trong nghiên cứu các thông tin trong biểu mẫu được kiểm tra kỹ ngay tại phòng truyền thông. Đối tượng nghiên cứu cung cấp thông tin được các nghiên cứu viên hướng dẫn trực tiếp ngay tại địa điểm nghiên cứu để đảm bảo các thông tin thu thật đầy đủ và đúng với mục tiêu của nghiên cứu. Các điều tra viên được tập huấn kỹ về bộ câu hỏi thu thập thông tin, được nghiên cứu kiểm tra chất lượng thu thập thông tin. 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 6.1. Kết quả nghiên cứu định lượng 6.1.1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phòng Truyền thông: 56,3% các TYT trên địa bàn tỉnh được xây dựng trước năm 2003. Tại TYT số lượng cán bộ công nhân viên chức làm việc từ 5-10 người (chiếm 97,5%) và số thôn/khu trên địa bàn mỗi xã là 1-5 thôn/khu (chiếm 58,7%). Là cơ sở y tế gần dân nhất, số lượng người dân đến khám chữa bệnh và sử dụng dịch vụ y tế tại TYT chủ yếu từ 10-20 lượt người/ngày (46,8%). Tuy nhiên số lượng người đến khám, chữa bệnh không đồng đều tại các địa phương: có 1,6% TYT có số lượt người đến khám chữa bệnh dưới 5 lượt người/ngày, tuy nhiên có 24,6% TYT có số lượt người đến trên 20 lượt người/ngày. Qua nghiên cứu cũng cho thấy tên phòng truyền thông của các TYT khác nhau, 39,7% TYT đặt tên là Phòng Truyền thông, 38% đặt các tên khác như phòng Giao ban – Truyền thông, Phòng Khám bệnh, . Số TYT đạt tên phòng Truyền thông - KCB - Tiêm chủng (4%), Phòng Tuyên truyền – KCB – Tiêm chủng (0,8%) chiếm tỷ lệ rất ít. Theo khuyến nghị của nhiều cán bộ phụ trách công tác TTGDSK thì phòng truyền thông nên lồng ghép với phòng Khám chữa bệnh – Tiêm chủng tuy nhiên số lượng TYT có tên theo khuyến nghị chỉ chiếm 4% còn lại là tên khác. Vị trí phòng truyền thông các TYT chủ yếu ở tầng 1, thuận tiện cho công tác TTGDSK cho người dân đến Khám chữa bệnh, sử dụng dịch vụ y tế. Tuy nhiên vẫn có 6,3% (8 TYT) có phòng truyền thông ở tầng 2. Phòng Truyền thông chủ yếu được lồng ghép với phòng giao ban, phòng họp (34,9%), ngoài ra lồng ghép với các phòng khác chiếm 38% như phòng cấp cứu, phòng lưu bệnh nhân, phòng bán thuốc, Việc lồng ghép phòng truyền thông tại các phòng khác gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động truyền thông của TYT. 8/126 phòng truyền thông lồng ghép phòng Giao ban, phòng được sử dụng chủ yếu khi giao ban, hội họp, và ít khi sử dụng cho hoạt đồng truyền thông thường xuyên (1 tháng sử dụng 1-2 lần). Do cơ sở hạ tầng nên diện tích phòng Truyền thông các TYT cũng khác nhau, không có sự đồng nhất. 6,3% các TYT có phòng Truyền thông nhỏ hơn 14m2, trong khi đó 69% TYT có diện tích >16 m2 (có lồng ghép chủ yếu với phòng giao ban, phòng hợp). Và chỉ có 24,7% TYT có diện tích theo Quyết định 2271/QĐBYT ngày 7/6/2002 65
  4. của Bộ Y tế về ban hành tiêu chuẩn thiết kế Trạm y tế cơ sở - Tiêu chuẩn ngành là 14 m2 -16 m2.). Tuy nhiên để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay về sử dụng phòng truyền thông cho hoạt động truyền thông và lồng ghép với phòng KCB và tiêm chủng thì hiện nay diện tích phòng truyền thông theo quyết định 2271/QĐBYT ngày 7/6/2002 của Bộ Y tế thì chưa thực sự phù hợp với nhu cầu thực tế tại địa phương. Trang thiết bị phòng Truyền thông của các TYT chưa đồng nhất về số lượng. Tỷ lệ TYT có tủ đựng tài liệu (67,5%), giá để tài liệu và sách ( 51,6%), ghế ngồi (94,4%) chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên một số trang thiết bị lại chiếm tỷ lệ rất thấp như mô hình (31%), giá treo tranh áp phích (23%), Đặc biệt sắp xếp tranh ảnh tại phòng truyền thông còn chưa khoa học (50%), khó nhìn, không theo chủ đề về các chương trình. Tài liệu truyền thông tại phòng truyền thông (tờ rơi, tranh lật/tranh gấp, sách báo liên quan đến sức khỏe, ) để trên giá tài liệu dễ nhìn, dễ thấy rất ít, có nhiều tài liệu để trong tủ khóa, cất trong tủ kín, gây khó khăn cho việc tiếp cận thông tin của người dân khi đến phòng truyền thông. 45% 55% Đạt Không đạt Biểu đồ 1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ phòng TT-GDSK Qua biểu đồ chúng ta có thể nhận thấy tỷ lệ phòng truyền thông có sở sở vật chất và trang thiết bị thiết yếu cơ bản không đạt chiếm tỷ lệ cao (55%). Đây là tỷ lệ mà nghiên cứu thực hiện chỉ đánh giá phòng truyền thông đạt 50% số trang thiết bị cơ bản của phòng truyền thông. Qua kết quả đã cho chúng ta thấy cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động truyền thông còn rất thiếu, chưa thể đáp ứng được so với nhau cầu CSSK nhân dân. Tỷ lệ tài liệu phục vụ công tác truyền thông cũng không đồng đều. Pano và áp phích là tài liệu truyền thông không thể thiếu trong phòng truyền thông. Tuy nhiên không có TYT nào có tỷ lệ pano đạt (đạt 50% số pano cần thiết) và chỉ có 18,3% TYT có tỷ lệ áp phích đạt yêu cầu. Còn lại các loại tài liệu truyền thông khác như tờ rơi/tờ bướm (67,5%), tranh lật/tranh tư vấn (65,1%), sách mỏng/sách nhỏ (68,3%), Chỉ có 2,4% có pano về Chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em và Vệ sinh an toàn thực phẩm, 15.9% có áp phích về Vệ sinh môi trường, 11,1% áp phích về Dân số và kế hoạch hóa gia đình, 66
  5. Phòng TTGDSK không đạt về tài liệu phục vụ phòng truyền thông chiếm tỷ lệ cao (94%). Đây là tỷ lệ phản ánh thực trạng các phòng truyền thông hiện nay khi số lượng, chất lượng các tài liệu truyền thông còn chưa phòng phú, chưa đáp ứng được nhu cầu. Bảng 1. Tỷ lệ có các trang thiết bị tác nghiệp ở phòng Truyền thông Có Thiết bị Tần số Tỷ lệ (%) Máy tính bàn 75 59,5 Máy in Laser 73 57,9 Máy điện thoại bàn 125 99,2 Bàn, ghế tư vấn 113 89,7 Ghế ngồi truyền thông trực tiếp 124 98,4 Kệ đựng tài liệu truyền thông 18 14,3 Ti vi từ21”- 32” 126 100 Đầu CD 124 98,4 Máy ảnh kỹ thuật số 0 0 Mê ga phôn (Loa cầm tay) 4 3,2 Tăng âm, loa nén, micro 122 96,8 Tủ hút ẩm bảo quản thiết bị 1 0,8 Đài Cassette 2 cửa băng, ổ đĩa CD, USB 57 45,2 Bảng viết di động 27 21,4 43% 57% Đạt Không đạt Biểu đồ 2. Trang thiết bị tác nghiệp ở phòng Truyền thông Tỷ lệ TYT đạt có trên 50% số trang thiết bị tác nghiệp phục vụ phòng truyền thông không đạt chiếm 43%. Một số trang thiết bị thiết yếu tại TYT đã được cung cấp khá đầy đủ do sự quan tâm đầu tư của các cấp các ngành, chiếm tỷ lệ cao như bộ truyền thông ti vi (100%), tăng âm/loa nén (96,8%), đầu CD (98,4%). Qua quá trình thu thập số liệu nghiên cứu cũng đã nhận thấy tỷ lệ có do sự cấp phát không hợp lý từ các đơn vị tuyến trên khi cấp phát không tìm hiểu nhu cầu tại các TYT dẫn tới việc cấp phát trang thiết bị chồng chéo, sử dụng không hiệu quả: 210 tivi/126 TYT, 158 đầu CD/126 TYT trong đó có 49,2% TYT có 2 tivi, 6,3% TYT có 3 ti vi, và 1,6% TYT có 4 tivi, 24,6% 67
  6. TYT có 2 đầu CD, ). Đặc biệt chất lượng trang thiết bị này đã xuống cấp 16/210 ti vi đã hỏng, 16/158 đầu CD đã hỏng không sử dụng được, . Những trang thiết bị tác nghiệp công tác TTGDSK tại TYT đã được Bộ Y tế phê duyệt theo quyết định Quyết định số 2420/QĐ – BYT ngày 07/07/2010 của Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục trang thiết bị và phương tiện làm việc của các Trung tâm TTGDSK tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và phòng TTGDSK các cấp từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn thì hiện nay đạt hơn 50% số trang thiết bị theo yêu câu thì chỉ có 57%, điều đó đã cho thấy trang thiết bị tác nghiệp phục vụ hoạt động truyền thông tại các TYT là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa. 22,2% Đạt 77,8% Không đạt Biểu đồ 3. Nhận xét hoạt động phòng TT-GDSK Tỷ lệ hoạt động phòng truyền thông tại các TYT đạt khá cao (77,8%). Tuy nhiên vẫn còn một số TYT hoạt động không hiệu quả (22,2%). 6.1.2. Nguồn nhân lực hoạt động phòng Truyền thông Nghiên cứu cho thấy: độ tuổi của cán bộ phụ trách công tác truyền thông chủ yếu từ 41-55 tuổi (73,8%), độ tuổi trung bình 46 tuổi. Cán bộ phụ trách công tác truyền thông tại các TYT chủ yếu là nam giới (70,6%), nữ giới chiếm tỷ lệ ít (29,4%). Trình độ học vấn của cán bộ phụ trách công tác TTGDSK tương đối cao, 56,4% cán bộ có trình độ Trung cấp Y/Dược, 34,1% có trình độ cao đẳng/đại học và 7,1% có trình độ trên đại học. Thời gian công tác tại TYT của cán bộ phụ trách công tác TTGDSK chủ yếu từ 10-20 năm (50,8%), trên 20 năm chiếm 40,4%, một số ít làm việc dưới 5 năm (3,2%). Hoạt động TTGDSK được ngành Y tế quan tâm từ khi tái lập tỉnh, đến nay 26,2% cán bộ phụ trách công tác TTGDSK được 5-10 năm, 33,3% làm được 10-20 năm và 3,2% cán bộ làm được trên 20 năm trong lĩnh vực TTGDSK. Cán bộ phụ trách công tác TTGDSK các TYT phần lớn là kiêm nhiệm (96,8%) và đã được tập huấn kỹ năng TTGDSK (96,8%). 68
  7. 11,1% Đạt 88,9% Không đạt Biểu đồ 4. Nhận xét kiến thức cơ bản về TTGDSK của cán bộ phụ trách công tác TTGDSK các TYT Biểu đồ cho thấy tỷ lệ cán bộ phụ trách công tác TTGDSK đạt kiến thức cơ bản về kỹ năng TT-GDSK rất cao (88,9%). Cán bộ phụ trách công tác TTGDSK đã hiểu được vai trò của công tác truyền thông, mục đích của TTGDSK, hành vi, các loại hình và kỹ năng truyền thông trực tiếp hiệu quả, Tuy nhiên cán bộ phụ trách công tác TTGDSK vẫn còn thiếu một số kiến thức cơ bản chủ yếu như quá trình thay đổi hành vi, chỉ có 0,8% cán bộ phụ trách công tác TTGDSK hiểu được quá trình thay đổi hành vi sức khỏe. 28% 72% Đạt Không đạt Biểu đồ 5. Nhận xét hoạt động của cán bộ phụ trách công tác TTGDSK tại phòng TTGDSK Tỷ lệ cán bộ phụ trách công tác truyền thông hoạt động tại phòng truyền thông đạt 72%, không đạt 28%. 96,8% cán bộ thực hiện truyền thông tại phòng truyền thông với các hình thức chủ yếu là tư vấn sức khỏe (95,2%), thảo luận nhóm sức khỏe (67,5%). Cán bộ thực hiện truyền thông chủ yếu khi có nhu cầu (46%) và trên 5 lần/tuần (21,4%). Tuy nhiên có 30,2% cán bộ phụ trách công tác TTGDSK thực hiện truyền thông tại phòng truyền thông dưới 5 lần/tuần. 69
  8. 6.1.3. Các yếu tố liên quan đến hoạt động phòng truyền thông Bảng 2. Mối liên quan giữa cơ sở vật chất, trang thiết bị và hoạt động phòng TTGDSK Cơ sở vật chất và Hoạt động Hoạt động Tổng OR, p trang thiết bị đạt không đạt Đạt 57 12 69 OR = 1,85 Không đạt 41 16 57 2 = 2,06 Tổng 98 28 126 p > 0,05 Phân tích không cho thấy mối liên quan giữa cơ sở vật chất và hoạt động của phòng TTGDSK (p>0,05). Do nghiên cứu tập trung đưa ra được thực trạng cơ sở vật chất phòng truyền thông, hoạt động truyền thông tại phòng truyền thông chỉ được đánh giá qua một số tiêu chí tại TYT nên có thể chưa đánh giá hết được thực trạng hoạt động phòng truyền thông tại TYT. Sự khác biệt này có thể thay đổi nếu thực hiện đánh giá hoạt động phòng truyền thông với nhiểu chỉ tiêu liên quan và mẫu nghiên cứu lớn hơn. Bảng 3. Mối liên quan giữa tài liệu và hoạt động phòng TTGDSK Hoạt động Tài liệu Hoạt động đạt Tổng OR, p không đạt Đạt 7 1 8 OR = 2,08 Không đạt 91 27 118 2 = 0,47 Tổng 98 28 126 p > 0,05 Kết quả phân tích không cho thấy mối liên quan giữa tài liệu TTGDSK và hoạt động phòng TTGDSK (p>0.05). Tài liệu truyền thông là một trong những phương tiện để thực hiện cũng như để góp phần thành công trong việc TTGDSK. Nghiên cứu cũng cho thấy thực trạng tài liệu truyền thông phục vụ hoạt động tại phòng truyền thông. Mối liên quan giữa tài liệu truyền thông và hoạt động phòng truyền thông có thể thay đổi nếu thực hiện đánh giá hoạt động phòng truyền thông với nhiểu chỉ tiêu liên quan và mẫu nghiên cứu lớn hơn. Bảng 4. Mối liên quan giữa trang thiết bị tác nghiệp và hoạt động phòng TTGDSK Trang thiết bị tác Hoạt động Hoạt động Tổng OR, p nghiệp đạt không đạt Đạt 61 11 72 OR = 2,55 Không đạt 37 17 54 2 = 4,69 Tổng 98 28 126 p < 0,05 Kết quả phân tích cho thấy có mối liên quan giữa trang thiết bị tác nghiệp và hoạt động phòng truyền thông. Những TYT trang thiết bị không đạt thì có nguy cơ hoạt động phòng TT-GDSK không đạt gấp 2,55 lần so với TYT có trang thiết bị đạt. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Chình vì vậy, chúng ta cần quan tâm tới trang thiết bị 70
  9. tác nghiệp phục vụ hoạt động phòng truyền thông để tăng cường hiệu quả hoạt động phòng truyền thông các TYT. Bảng 5. Mối liên quan giữa kiến thức cán bộ phụ trách công tác truyền thông và hoạt động phòng TTGDSK Hoạt động Hoạt động Kiến thức Tổng OR, p đạt không đạt Đạt 88 24 112 OR = 13,44 Không đạt 3 11 14 2 = 20,05 Tổng 91 35 126 p < 0,05 Có mối liên quan giữa kiến thức và hoạt động phòng TTGDSK của cán bộ phụ trách công tác TTGDSK. Những Cán bộ phụ trách công tác TTGDSK có kiến thức không đạt thì hoạt động phòng TTGDSK không đạt gấp 13,44 lần so với người cán bộ phụ trách công tác TTGDSK có kiến thức đạt. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Cán bộ truyền thông có kiến thức và kỹ năng về TTGDSK sẽ có hoạt động truyền thông tốt, chính vì vậy chúng ta cần quan tâm hơn nữa về đào tạo kỹ năng chuyên sâu về TTGDSK cho cán bộ phụ trách công tác TT-GDSK để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng truyền thông. 6.2. Kết quả nghiên cứu định tính Theo đánh giá của một số cán bộ phụ trách công tác truyền thông tại TYT trên địa bàn tỉnh thì hiện nay cơ sở vật chất (phòng truyền thông) nhiều TYT đã xuống cấp, có TYT là nhà cấp 4, có TYT thì phòng truyền thông ở trên tầng 2 lồng ghép với phòng giao ban. Diện tích phòng quá nhỏ hẹp “Trạm tôi cũng chỉ có 12m2 mà lại là nhà cấp 4, như vậy thì làm sao mà truyên thông được, ”(Nam, CB TYT– Tx. Từ Sơn). Về trang thiết bị của hệ thống truyền thông chủ yếu là đã hỏng, do được cấp phát từ lâu, nhiều khi đã hỏng ngay từ khi mới cấp phát“Mà về trang thiết bị thì tôi cũng nói thật là trang thiết bị cấp nhưng có dùng được đâu. Mới cấp bộ tăng âm, vidio, ti vi và loa thì dùng được mỗi cái ti vi, còn lại hỏng từ lúc nào rồi nên ảnh hưởng rất nhiều đến công tác tuyên truyền, ” “trang thiết bị thì tồi tệ lắm, có mà thành “Cục sắt han” như TV thì đã đổi màu và được cất vào trong kho từ lâu rồi” (Nam – CB TYT huyện Tiên Du). Cũng theo đánh giá của cán bộ phụ trách công tác TTGDSK thì hoạt động phòng truyền thông các TYT chưa thực sự hiệu quả, nhiều khi chỉ là hình thức và phòng cũng chỉ là để cho đầy đủ các phòng ban cần có của một TYT “Do cơ sở vật chất như vậy thì làm sao mà hoạt động tốt được”, “Hoạt động phòng truyền thông thực ra chưa phát huy được, chỉ là hình thức mà thôi. Phòng bé quá nên treo tranh ảnh làm sao được. Hoạt động chủ yếu là tư vấn tại đấy” “Phòng truyền thông lồng ghép với phòng tiêm nên chỉ sử dụng chủ yếu là ngày tiêm chủng” (Nữ, TYT huyện Tiên Du) Để hoạt động truyền thông có hiệu quả, cần khắc phục được những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của phòng truyền thông “Chúng ta cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng 71
  10. và trang thiết bị phục vụ phòng truyền thông. Đặc biệt là bộ loa, âm thanh đến truyền thông và phải có chế độ ưu tiên cho cán bộ phụ trách truyền thông”(Nam, TYT Tx. Từ Sơn), quan tâm hơn nữa tới cán bộ phụ trách công tác truyền thông “Cán bộ phụ trách công tác truyền thông cần được đào tạo thường xuyên, kiêm nhiệm ít việc đi và dành nhiều thời gian cho công tác truyền thông”, “Cán bộ cần được đào tạo, vì ở TYT mỗi người làm một mảng nên truyền thông trong lĩnh vực của mình. Vậy thì phải đào tạo hết, đào tạo thường xuyên về TTGDSK mới được” ( Nữ, TYT huyện Tiên Du) và cũng theo đánh giá của người dân khi đến sử dụng các dịch vụ Y tế tại TYT, cần quan tâm hơn nữa tới nguồn nhân lực cho hoạt động truyền thông “BS phải nhiệt tình, hỏi thăm bệnh nhân thì mọi người mới muốn đến chứ” (Nam, 45 tuổi), “Mở rộng phòng và trang trí hấp dẫn, có quạt điện, bàn ghế nhiều hơn nữa để đủ cho nhiều người ngồi nghe và đợi khám” (Nam, 75 tuổi), “TYT phải tuyên truyền nhiều về phòng thì mọi người mới biết được. Chứ nhiều lúc sách báo ở đây, mọi người có dám cầm lên mà đọc đâu, tưởng là sách vở của BS” (Nữ 36 tuổi) . 5. Kết luận 5.1. Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn lực phục vụ hoạt động phòng truyền thông. Cơ sở vật chất phòng truyền thông các TYT trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập, chưa đồng. Phần lớn các TYT được xây dựng trước năm 2003 (56,3%) Có đến 8/126 TYT có phòng truyền thông ở trên tầng 2. Với diện tích còn hạn chế, nhiều TYT có diện tích quá nhỏ dưới 14m2 nên hoạt động truyền thông còn rất hạn chế. 45% phòng truyền thông không đạt về cơ sở vật chất. Tài liệu và trang thiết bị hoạt động phòng truyền thông chưa hợp lý. Mặc dù 100% các TYT có TV, có TYT có đến 4 chiếc TV để sử dụng tuy nhiên lại không có chiếc nào để ở phòng truyền thông. 98,4% TYT có đầu CD, 96,8% có bộ tăng âm, loa nén, micro. Một số trang thiết bị rất cần lại hầu như không có ở tất cả các TYT như máy ảnh (0%), tủ hút ẩm bảo quản trang thiết bị (0,85), bảng viết di động (21,4%), Chính vì vậy mà trang thiết bị phục vụ phòng truyền thông đạt trên 50% số lượng theo yêu cầu chỉ chiếm 57%. Đội ngũ cán bộ phụ trách công tác truyền thông trình độ ngày càng được nâng cao, những kiến thức cơ bản về truyền thông được nắm rõ thể hiện qua tỷ lệ cán bộ có những hiểu biết cơ bản về kỹ năng TTGDSK chiếm đến 88,9%. Hoạt động truyền thông của cán bộ phụ trách công tác truyền thông cũng ngày được nâng cao khi có 72% thực hiện truyền thông tại phòng truyền thông đạt. 5.2. Các yếu tố liên quan đến hoạt động phòng TTGDSK các TYT trên địa bàn tỉnh. Kết quả phân tích không tìm được mối liên quan giữa cơ sở vật chất và tài liệu phục vụ công tác truyền thông với hoạt động phòng truyền thông. 72
  11. Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa trang thiết bị tác nghiệp và hoạt động phòng truyền thông. Những TYT trang thiết bị không đạt thì có nguy cơ hoạt động phòng TT-GDSK không đạt gấp 2,55 lần so với TYT có trang thiết bị đạt. Có mối liên quan giữa kiến thức và hoạt động phòng TT-GDSK của cán bộ phụ trách công tác TT-GDSK. Những Cán bộ phụ trách công tác TT-GDSK có kiến thức không đạt thì hoạt động phòng TT-GDSK không đạt gấp 13,44 lần so với người cán bộ phụ trách công tác TT-GDSK có kiến thức đạt. 6. Kiến nghị 6.1. Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ phòng truyền thông Tăng nguồn kinh phí hoạt động chuyên môn theo quyết định 3526/2004/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ký ngày 6/10/2004 (đảm bảo 1,5 - 2% ngân sách y tế hàng năm cho hoạt động của hệ thống truyền thông GDSK) để có nguồn kinh phí chi hoạt động các TYT. Đầu tư trang thiết bị cho công tác TTGDSK thực hiện theo Quyết định số 2420/QĐ – BYT ngày 07/07/2010 của Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục trang thiết bị và phương tiện làm việc của các đơn vị tuyến huyện, xã. Xây dựng qui chuẩn phòng truyền thông điểm TYT về diện tích, tên, vị trí, trang thiết bị cũng như việc sắp xếp các tài liệu truyền thông trong phòng truyền thông để các đơn vị khác học tập, nhân rộng. 6.2. Nhóm giải pháp về chuyên môn với nguồn nhân lực Tăng cường tập huấn chuyên môn về truyền thông giáo dục sức khỏe cho cán bộ phụ trách công tác TT-GDSK từ tỉnh xuống cơ cở và đội truyền thông viên từ tỉnh tới cơ sở. Tổ chức tham quan học tập các TYT có phòng truyền thông hoạt động hiệu quả. Tài liệu tham khảo 1. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (1997). Quyết định số 87/UN ngày 28/03/1997, Về việc thành lập Trung tâm tuyên truyền Bảo vệ sức khỏe thuộc Sở Y tế Bắc Ninh. Bắc Ninh. 2. Đặng Khải Hoàn (2010), Huy động cộng đòng truyền thông giáo dục ở miền núi phía Bắc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. tr9-15. 3. Bộ Y tế – Bộ Quốc phòng – Học viện Quân y (1999), Đánh giá 20 năm thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Việt nam, Hà Nội. 4. Bộ Y tế (2002), Quyết định số 370/ QĐ - BYT ban hành hướng dẫn Chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001- 2010 năm 2002, Hà Nội. 5. BộY tế (2004), Quyết định số 3526 / 2004/ QĐ - BYT về việc phê duyệt chương trình hành động truyền thông Giáo dục sức khoẻ đến năm 2010, Hà Nội. 6. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 46-NQ/TW về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong tình hình mớ, Hà Nội. 73
  12. 7. Bộ Y tế (2002), Quyết định 2271/QĐBYT ngày 7/6/2002 của Bộ y tế về ban hành tiêu chuẩn thiết kế Trạm y tế cơ sở - Tiêu chuẩn ngành, Hà Nội. 8. Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh (2005), Công văn số 585/SYT-GDSK ngày 25/05/2005 về việc xây dựng Chương trình hành động TT-GDSK đến năm 2010, Bắc Ninh. 9. Bộ Y tế (2010), Quyết định số 2419/QĐ – BYT ngày 07/07/2010 về việc ban hành Tiêu chuẩn, định mức trong xây dựng trụ sở làm việc Trung tâm truyền thông GDSK tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội. 10. Bộ Y tế (2010), Quyết định số 2419/QĐ – BYT ngày 07/07/2010 của Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục trang thiết bị và phương tiện làm việc của các Trung tâm truyền thông GDSK tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội. 74