Đề cương môn Giáo dục giá trị - Phần I

doc 27 trang Hùng Dũng 03/01/2024 810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương môn Giáo dục giá trị - Phần I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_mon_giao_duc_gia_tri_phan_i.doc

Nội dung text: Đề cương môn Giáo dục giá trị - Phần I

  1. TÀI LIỆU ĐỀ CƯƠNG MÔN GIÁO DỤC GIÁ TRỊ - PHẦN I
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC 2 ĐỀ CƯƠNG MÔN GIÁO DỤC GIÁ TRỊ - PHẦN I 3 GIÁO DỤC GIÁ TRỊ 3 NỘI DUNG CHÍNH 3 Chương 3. GIÁO DỤC GIÁ TRỊ 4 1.1. Khái niệm giá trị 5 1. Cấu trúc chia theo bình diện của cuộc sống: 13 2. Cấu trúc chia theo các mặt của con người: 14 3. Cấu trúc theo các mặt hoạt động, sinh sống: 14 4. Cấu trúc của từng mặt. Thí dụ các giá trị của nền dân chủ Thuỵ Điển: 14 5. Cấu trúc áp dụng cho từng đơn vị XH 15 a. Hệ giá trị (hệ thống giá trị): 16 Hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam 18 b. Thang giá trị (thước đo giá trị): 18 c. Chuẩn giá trị 20 Các tiêu chuẩn giá trị của đá quí 20 1.2. Định hướng giá trị 21 1.2.1. Định hướng giá trị là gì? 21 1.2.2 Định hướng giá trị và một số vấn đề liên quan 23 a. Định hướng giá trị và hướng sống 23 b. Một số giá trị cụ thể 24 c. Sự liên quan giữa định hướng giá trị và thái độ 24 d. Định hướng giá trị và tâm thế 24 1.3. Quá trình hình thành giá trị và hình thành định hướng giá trị. 25 1.3.1. Quá trình hình thành giá trị 25 1.3.2. Quá trình hình thành định hướng giá trị 26 1.4. Định hướng giá trị và nhân cách 26 a. Mối quan hệ: Định hướng giá trị là yếu tố cốt lõi của nhân cách 26 b. Các tiêu chí cơ bản trong hệ giá trị mà con người VN cần là: 27
  3. ĐỀ CƯƠNG MÔN GIÁO DỤC GIÁ TRỊ - PHẦN I Nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn sinh viên Khoa Giáo dục học tập môn Giáo dục giá trị, chúng tôi gửi tới các bạn Đề cương chi tiết của môn học như sau: GIÁO DỤC GIÁ TRỊ GIÁO TRÌNH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO • Giáo trình: Hà Nhật Thăng. Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn. NXB GD. 1998 • Tài liệu tham khảo: -Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang. Giá trị - Định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị. Đề tài KX – 07 – 04. H. 1995. -Thái Duy Tuyên (chủ biên), tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường, Đề tài KX - 07, H, 1994. -Thái Duy Tuyên (chủ biên), Nghiên cứu con người Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường: các quan điểm và phương pháp tiếp cận, Đề tài KX – 07- 10, H, 1995. NỘI DUNG CHÍNH Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ
  4. Chương 2. ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chương 3. GIÁO DỤC GIÁ TRỊ
  5. CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ 1.1. Khái niệm giá trị 1.1.1.Giá trị là gì? Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về giá trị. Nó được nhiều ngành khoa học, nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu: - Trong tiếng Anh có 2 thuật ngữ tương đương với khái niệm giá trị “value” và “worth”: Value là giá trị, ý nghĩa, giá cả còn worth vừa có nghĩa là giá trị, giá cả, ý nghĩa, vừa có nghĩa là phẩm giá, phẩm chất. - Trong tiếng Nga thì “UEHHOCTb” là giá trị còn “CTOMUMOCTb” là giá trị sử dụng (VD. Giá trị sử dụng của hàng hoá) có ý nghĩa hẹp hơn giá trị. - Lí luận về giá trị đã có từ thời xa xưa, gắn liền với triết học. Cuối thế kỷ XX, giá trị học mới tách thành một lĩnh vực khoa học độc lập và thuật ngữ giá trị được dùng để chỉ như khái niệm khoa học: - Thomat và Zananiecki dùng từ trước năm 1920 - Đến 1949 -1950 mới công khai trình bày, phân tích, diễn đạt khái niệm giá trị và nêu lên một số giá trị: + Trong Kinh tế học: phạm trù giá trị gắn liền giá trị hàng hoá, giá cả và sản xuất hàng hoá, và phía sau nó là lao động, giá trị của người lao động làm ra hàng hoá. K.Mác viết: “LĐ có một sức SX đặc biệt, hoạt động là một LĐ được nhân lên cấp số nhân, hay là trong một khoảng thời gian như nhau, nó Tạo ra một giá trị cao hơn so với một LĐ giá trị trung bình cùng loại.
  6. Theo quan điểm kinh tế, giá trị kinh tế là sức mạnh của vật này so với vật khác khi trao đổi. Để bộc lộ giá trị, vật phẩm phải có lợi ích, tức là có khả năng thoả mãn nhu cầu, lòng ham muốn của con người. Do đó, trong phân tích kinh tế, giá trị là vị trí tương đối của hàng hoá trong trật tự ưu tiên, vị trí của nó càng cao thì giá trị của nó càng lớn. + Trong Triết học: Tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về giá trị • Chủ nghĩa duy tâm tiên nhiệm (DTKQ)- Thuyết Kant mới, M.Sheler, N.Gartman Coi giá trị là tồn tại của những bản chất tiên nghiệm, những chuẩn mực lý tưởng tồn tại bên ngoài sự thật không phụ thuộc vào nhu cầu, ham muốn của con người. • Chủ nghĩa duy tâm chủ quan (chủ nghĩa thực chứng mới, cảm xúc luậnv.v) coi giá trị là hiện tượng của ý thức, là biểu hiện của thái độ chủ quan của con người đối với khách thể và chủ thể Các giá trị đêu được nhận thức và kiểm nghiệm bằng thực tiễn. Tính khách quan của quan hệ chủ thể và khách thể do thực tiễn quy định thực tiễn cũng là tiêu chuẩn khách quan của giá trị. + Trong XH học và Tâm lý học XH: Khái niệm giá trị có nhiều điểm giống nhau + Trong XHH: Khái niệm giá trị tương ứng với khái niệm tâm thế, thái độ trong TLH xã hội, nó chỉ cơ sở định hướng trong hành vi và hoạt động của con người. + Theo tài liệu “Giáo dục giá trị của Bộ Văn hoá Giáo dục thể thao của Philipin” khái niệm giá trị được hiểu: “Một vật có giá trị khi nó được thừa nhận là có ích và cần có; tiền bạc và nhà cửa có giá trị vì chúng được công nhận là có ích, và việc mong muốn có được những thứ đó đã ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của con người. Không chỉ có hàng hoá vật chất mà cả lý tưởng và những khái niệm đều có giá trị như “sự thật”, “lương thiện” và ”công lý” + Trong các từ điển của trong nước và nước ngoài: * Trong từ điển nước ngoài: - Từ điển bách khoa toàn thư Xô viết:
  7. “Giá trị là sự khẳng định hoặc phủ định ý nghĩa của các đối tượng thuộc TGXQ đối với con người, giai cấp, nhóm hoặc toàn bộ XH nói chung. Giá trị được xác định không phải bởi bản thân các thuộc tính tự nhiên, mà là bởi tính chất cuốn hút của thuộc tính ấy vào phạm vi HĐ sống của con người, phạm vi hứng thú và nhu cầu, các MQH xã hội . Các chuẩn mực và phương thức đánh giá ý nghĩa nói trên được biểu hiện trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức. mục đích, trong lý tưởng, tâm thế và mục đích. - Từ điển triết học của Liên Xô cũ, do M.M. Rozental chủ biên Các giá trị là các đặc tính của sự vật hoặc của hiện tượng, tuy nhiên, chúng không phải là cáí vốn do thiên nhiên ban cho SV, HT, không phải đơn thuần do kết cấu bên trong của bản thân khách thể, mà do khách thể bị thu hút vào phạm vi tồn tại XH của con người và trở thành cái mang những QH xã hội nhất định. Đối với chủ thể, các giá trị là những đối tượng lợi ích cuả nó, còn đối với ý thức của nó, thì chúng đóng vai trò những vật định hướng hàng ngày trong thực trang vật thể và XH, chúng biểu thị các QH thực tiễn của con người đối với các SV và HT chung quanh. - Từ điển Đức: “giá trị (triết học) là ý nghĩa tích cực của một chủ thể hoặc khách thể trong MQH với những chủ thể hoặc khách thể khác”. * Trong từ điển trong nước: - Từ điển Hán - Việt (GS Nguyễn Lân): nêu 3 nghĩa: • Là phạm trù kinh tế của SX hàng hoá, biểu hiện số lao động trừu tượng của XH đã hao phí vào việc SX ra hàng hoá. • Phẩm chất tốt hay xấu, tác dụng lớn hay nhỏ của sự vật hoặc con người • Phẩm chất tốt đẹp, tác dụng lớn lao. - Từ điển Tiếng Việt - Giá trị là: 1. Cái gì làm cho 1 vật có ích lợi, có ý nghĩa là đáng quí về một mặt nào đó.
  8. 2. Tác dụng, hiệu lực 3. Lao động xã hội, kết tinh trong sản phẩm hàng hoá 4. Số đo của một đại lượng
  9. + Trong quan điểm của một số tác giả: Theo J.H. Fichter- nhà XHH Hoa kỳ: “Tất cả cái gì có ích lợi, đang ham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân, hoặc XH đều có một giá trị” Theo TP. Tugarinov (LX) giá trị là “những khách thể, những hiện tượng và những thuộc tính của chúng mà tất cả đều cần thiết cho con người (ích lợi, hứng thú V.V.) của một XH hay giai cấp nào đó cũng như một cá nhân riêng lẻ, với tư cách là một phương tiện thoả mãn những nhu cầu và những lợi ích của họ, đồng thời cũng là những tư tưởng và những ý định với tư cách là chuẩn mực , mục đích hay lý tưởng” I. Dramaliev (Bungari) coi “giá trị là một thành tố khách quan XH. Nó là một loại hiện tượng XH đặc biệt (một vật, đối tượng, một liên hệ, một ý niệm khách quan hoá, thoả mãn được những nhu cầu nhất định của con người. Giá trị là một phẩm chất khách quan, một đặc tính, một khả năng thoả mãn những nhu cầu đã trở thành rõ rệt trong quá trình quan hệ qua lại có tính chất XH giữa người với người trong hành vi thực tế của họ. Với tính cách là một khách thể XH, giá trị không thể tách khỏi những nhu cầu, những mong muốn, những thái độ, những quan điểm và những hành động của con người với tính cách là một chủ thể của các quan hệ XH” Một trong những quan niệm được thừa nhận khá phổ biến trong nhiều tài liệu khoa học xã hội là coi giá trị như những quan niệm về cái đúng mong muốn ảnh hướng tới hành vi lựa chọn. Ở đây có sự phân biệt giữa cái được mong muốn và cái đáng mong muốn được xem ngang hàng với cái mà chúng ta phải mong muốn. Đây là một cách nhìn giá trị đã được xã hội hoá cao, nó loại trừ, chẳng hạn, những giá trị thuần tuý mang tính hưởng lạc. Có những cách nhìn rộng hơn, coi bất cứ cái gì tốt hay xấu đều là giá trị, hay giá trị là điều quan tâm của một chủ thể là con người. Con người dù công khai hay ngấm ngầm, họ luôn xem mọi vật như những cái tốt hay cái xấu, thật hay giả đều có một giá trị. Từ những quan điểm nêu trên về khái niệm giá trị, chúng ta có thể khái quát ở những điểm sau:
  10. - Bất cứ sự vật nào đó cũng có thể xem là có giá trị, dù nó là vật thể hay tý tưởng, miễn là nó được người ta thừa nhận, ngýời ta cần đến nó như một nhu cầu hoặc cấp cho nó một vị trí quan trọng trong đời sống của họ. - Cần phân biệt cái gọi là bản chất và quy luật của bản thân sự vật, hiện tượng với cái gọi là giá trị của sự vật, hiện tượng. Bản chất và quy luật của sự vật, hiện tượng tồn tại, không tồn tại vào xu hướng nói chung và nhu cầu nói riêng của con người. Còn giá trị chỉ có thể tồn tại trong MLH với nhu cầu của con người. Tuỳ theo việc con người có hay không có nhu cầu nào đó mà một sự vật hay hiện tượng đối với con người là có hay không có giá trị - Giá trị luôn mang tính khách quan - sự xuất hiện, tồn tại, mất đi của giá trị nào đó không phụ thuộc vào ý thức con người là chủ thể trong MQH với sự vật, hiện tượng mà nó phụ thuộc vào sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi một nhu cầu nào đó của con người, không phải do ý thức mà do yêu cầu của hoạt động, của thực tiễn, trong đó con người sống và hoạt động. -Trong mọi giá trị đều chứa đựng yếu tố nhận thức, yếu tố tình cảm và yếu tố hành vi của chủ thể trong MQH với sự vật, hiện tượng mang giá trị, thể hiện sự lựa chọn và đánh giá của chủ thể. 1.1.2. Khái niệm giá trị và các khái niệm có liên quan. - Trong mấy thập kỷ gần đây, khái niệm giá trị được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học xã hội và trong thực tiễn - Các nhà TLH đã sử dụng hàng loạt thuật ngữ có liên quan: nhu cầu, tình cảm, cảm hứng, thiên hướng, sở thích, mối quan tâm, động cơ, giá trị - Các nhà XHH và các nhà KH chính trị đã quy chiếu giá trị vào các khái niệm: khát vọng, mối quan tâm, thái độ, trách nhiệm, chuẩn mực - Các nhà nhân chủng học đã nói về trách nhiệm, đạo lý, phong cách sống
  11. -Trong nhiều trường hợp rất khó phân biệt khái niệm giá trị với các khái niệm liên quan như niềm tin, nhu cầu hay động cơ. Vậy Giá trị có mối quan hệ như thế nào với các khái niệm này? - Trước hết giá trị không đồng nhất với ước muốn và nhu cầu: + Các nhu cầu nảy sinh từ sự thiếu hụt những đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần thoả mãn để tồn tại và phát triển. + Ước muốn là sự mong mỏi nhằm vào một đối tượng hay trạng thái nhất định, những ước muốn có thể trở thành một nhu cầu, trong đó pha trộn những ước muốn tương ứng + Giá trị là những cái cần và có ích cho chủ thể - Các giá trị không phải là những động cơ + Động cơ là cái thôi thúc con người hoạt động, là đối tượng mà hoạt động cần chiếm lĩnh. + Giá trị có sức mạnh tương đối độc lập so với bất cứ động cơ đặc thù nào đó - Trên thực tế, giá trị được sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau. Các giá trị chỉ được xem xét khi người ta muốn dự báo và tìm hiểu hành vi con người (HV xã hội của con người chịu sự chế ước bởi nhiều nhân tố khách quan, chủ quan, trong đó có nhu cầu, ước muốn, sở thích, động cơ, giá trị - Khái niệm giá trị một mặt phân biệt với các khái niệm khác có liên quan, mặt khác có quan hệ với các khái niệm này - Vì vậy cần có cách tiếp cận riêng với vấn đề giá trị cũng như cách tiếp cận liên ngành, phức hợp và hệ thống đối với khái niệm đa năng này).
  12. 1.1.3. Phân loại giá trị Tuỳ theo mục đích tiếp cận mà các tác giả đã Có nhiều cách phân loại khác nhau: - Theo sự tiến hoá của con người: có tác giả nêu lên những giá trị phân biệt con người với giới động vật. Trong tác phẩm “Sự tận cùng của triết học” Mark Lilla (Hoa kỳ) đã nêu lên 4 giá trị: lý trí, tình cảm, vinh dự, phẩm chất đạo đức. - Căn cứ vào sự thoả mãn nhu cầu vật chất hay tinh thần: + Giá trị vật chất: giá trị sử dụng, giá trị kinh tế + Giá trị tinh thần: giá trị khoa học (giá trị nhận thức, cái chân lý); giá trị chính trị (cái chính nghĩa, cái cách mạng ); giá trị đạo đức (cái thiện, cái ác ); giá trị pháp luật (cái hợp pháp ); giá trị tôn giáo (sự linh thiêng, sự thánh thiện ) - Theo JH. Fichter (nhà XXH Hoa kỳ): Mỗi hiện tượng XH có thể được dùng làm khởi điểm cho sự phân loại giá trị. Ông dùng 3 căn cứ để phân loại giá trị: + Nhân cách + Xã hội + Văn hoá - Theo M. Popon và J.R. William, các giá trị chi phối HV lớn của con người; HV cơ thể, HV nhân cách, HV Văn hoá và HV xã hội. Từ đó có các giá trị: + Giá trị tồn tại sinh học + Các giá trị tính cách + Các giá trị văn hoá + Các giá trị xã hội
  13. - Theo Rokeach và được Grichtinj thích nghi hoá cho phù hợp với XH Đài Loan, có 2 loại giá trị: + Giá trị mục đích + Giá trị công cụ - Theo cách tiếp cận hệ thống có thể cấp độ hoá hệ giá trị theo các lát cắt sau: + Lát cắt thứ nhất: · Hệ giá trị phổ quát của nhân loại · Hệ giá trị của XH hiện đại · Hệ giá trị của XH thời kỳ quá độ · Hệ giá trị các thành phần theo cơ cấu XH · Hệ giá trị của nhóm + Theo lát cắt khác: · Hệ giá trị phổ quát toàn nhân loại · Hệ giá trị khu vực (phương Đông, P. Tây) · Hệ giá trị của hình thái KT_ XH (PK, TB, XHCN · Hệ giá trị dân tộc · Hệ giá trị thời đại (thời đại phục hưng, thời hiện đại) - Theo cấu trúc giá trị của nhân cách hay hệ giá trị của cá nhân hoặc XH: 1. Cấu trúc chia theo bình diện của cuộc sống:
  14. + Bình diện kỹ thuật + Bình diện thông tin + Bình diện XH + Bình diện tâm lý 2. Cấu trúc chia theo các mặt của con người: + Giá trị kinh tế + Giá trị XH + Giá trị thể chất + Giá trị tinh thần + Giá trị tri thức + Giá trị đạo đức + Giá trị chính trị 3. Cấu trúc theo các mặt hoạt động, sinh sống: + Sản xuất + Tiêu dùng + Giao thông + Chỗ ở, sinh hoạt gia đình + Thõi gian rỗi 4. Cấu trúc của từng mặt. Thí dụ các giá trị của nền dân chủ Thuỵ Điển:
  15. + Công bằng + Hợp tác + Đoàn kết + Hoà bình + Tự do + An toàn XH + Sự đùm bọc che chở lẫn nhau 5. Cấu trúc áp dụng cho từng đơn vị XH * VD cho gia đình 5 tốt ở Trung Quốc: + Yêu TQ, tuân theo các quy định và pháp luật + LĐ và học tập tốt + KHHGĐ, kính trọng người già, GD tốt con cái + Chi dùng tiết kiệm và GĐ hoà hợp + Hàng xóm láng giềng giúp đỡ lẫn nhau Như vậy, khi xác định phân loại giá trị và nghiên cứu sự định hướng giá trị cần chú ý tới 4 điểm có liên quan đến mặt định tính, mặt chất của vấn đề: 1. Không phải tất cả những giá trị phổ biến đều có tính chân lý. Mặt khác tất cả những gì có tính chân lý sớm hay muộn cũng được mọi người công nhận. Như vậy, giá trị phổ biến chỉ là một trong những hệ quả của tính chân lý của tri thức, chứ không phải là tiêu chuẩn của chân lý.
  16. 2. Cần chú ý tới khuynh hướng gia đình, có thể có 3 nhóm khuynh hướng sau: + Các lợi ích chung cao nhất + Các lợi ích của nhóm bạn bè thân thích + Các lợi ích cá nhân 3. Dù sống ở đâu và làm gì, con người cũng mong muốn phấn đấu cho sự tự hoàn thiện, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh trong hoà bình, hữu nghị với các dân tộc trên TG 4. Cần phân biệt những giá trị đich thực, cái phản giá trị. Đồng thời không nên tuyệt đối hoá hoặc hạn chế các giá trị. Tóm lại khi xem xét sự phân loại các giá trị, cần xác định mỗi giá trị trong một cấu trúc, một hệ thống có thứ bậc, đồng thời chú ý tính đa dạng trong các biểu hiện sinh động của từng giá trị. 1.1.4. Hệ giá trị, thang giá trị, và chuẩn giá trị. a. Hệ giá trị (hệ thống giá trị): Đó là một tổ hợp giá trị khác nhau được sắp xếp, hệ thống lại theo những nguyên tắc nhất định thành một tập hợp mang tính toàn vẹn, hệ thống, thực hiện các chức năng đặc thù trong việc đánh giá của con người theo những phương thức vận hành nhất định của giá trị. * Các mô tả thông thường một hệ giá trị là chỉ ra: - Các thành phần của nó - Các MQH giữa các thành phần
  17. - Chức năng chung của chúng * Có khi người ta còn mô tả hệ giá trị theo chức năng của từng thành phần, cũng như chức năng chung của chúng. * Hệ thống giá trị luôn mang tính lịch sử, chịu sự chế ước bởi LS * Trong hệ thống giá trị có chứa đựng các nhân tố của quá khứ, của hiện tại và cả những nhân tố có thể có trong tương lai, các giá trị truyền thống, các giá trị thời đại, các giá trị có tính nhân loại, các giá trị có tính dân tộc, các giá trị có tính cộng đồng, tính giai cấp, các giá trị có tính lý tưởng và tính hiện thực Hệ giá trị chính trị Phương Tây là gì? Hệ giá trị chính trị là tầng sâu nhất của toàn bộ thể chế chính trị. Người ta có thể hình dung vị trí của nó như sau: • Kết cấu tầng nổi: Kết quả hành vi chính trị • Kết cấu tầng giữa: Tổ chức và thể chế chính trị • Kết cấu tầng sâu: Hệ giá trị chính trị • Khi nói đến giá trị của nền chính trị Phương Tây, nguời ta thường đề cập đến các khía cạnh cốt lõi sau đây: • Công bằng và chính nghĩa (justice) • Quyền lợi (rights) • Bình đẳng (equality) • Tự do (liberty/freedom) • Khoan dung (tolerantion)
  18. • Tự trị/ Tự lập (autonomy) • Dân chủ (democracy) • Toàn bộ hệ giá trị nêu trên không phải chỉ thấm nhuần vào nền chính trị, mà thực chất chúng là chuẩn mực của chỉnh thể một xã hội dân chủ mà lịch sử phát triển nhiều thế kỉ thấm đẫm máu và nước mắt các dân tộc Âu-Mĩ đã đạt được. • Trên thực tế, các giá trị ấy thấm đượm trong từng hành vi và nếp nghĩ của từng cá nhân cho ðến cả hệ thống chính trị, kinh tế, lâu đài văn hoá nguy nga của các quốc gia Âu-Mĩ. • Nhưng đó tuyệt nhiên không phải là hệ giá trị chỉ có ở Phương Tây và chỉ phù hợp với xã hội PhươngTây. • Ðó là kết quả của vận động lịch sử khách quan, mang tính phổ quát toàn nhân loại, là những mục tiêu cần hướng tới của mọi dân tộc (Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Amatya Sen). Hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam • Văn hóa là hoạt động sáng tạo và là hệ thống các giá trị do chính con người tạo ra trong mỗi thời đại lịch sử • Yêu nước và tình cảm yêu nước, thương người phát triển thành chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, đó không chỉ là một nét đẹp đạo đức, một nét văn hóa mà còn kết tinh thành giá trị bền vững của văn hóa truyền thống Việt Nam. Chính giá trị này làm nên sức sống của con người và dân tộc Việt Nam. Ðây cũng là cội nguồn sức mạnh của bản lĩnh văn hóa Việt Nam cần phải phát huy trong hội nhập quốc tế ngày nay (Hoàng Chí Bảo GS, TS Triết học, Hội đồng Lý luận Trung ương) b. Thang giá trị (thước đo giá trị):
  19. Là một tổ hợp giá trị, một hệ thống giá trị được sắp xếp theo một trật tự ưu tiên nhất định. - Thang giá trị không phải tự nhiên sinh ra như một thế lệ tiền định mà nó được hình thành, thay đổi theo thời gian cùng với sự phát triển, biến đổi của XH loài người, của dân tộc, của cộng đồng, của từng cá nhân - Thang giá trị luôn vận động và phát triển, được con người vận dụng để tiến hành HĐ trong các MQH với tự nhiên, XH, với người khác và với chính bản thân mình trong việc nhận thức và ĐG, lựa chọn và chấp nhận các giá trị cần hoặc không cần cho cuộc sống cũng như trong việc sáng tạo ra giá trị. - Thang giá trị là VĐ có tính nhân loại, tính thời đại, tính dân tộc sôi động được mọi thế hệ quan tâm - Thang giá trị của XH, của cộng đồng, của nhóm chuyển thành thang và thước đo giá trị của từng người. - Thang GT là một trong những động lực thôi thúc con người HĐ, HĐ được tiến hành theo những thang GT cụ thể sẽ tạo nên những GT nhất định, phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của con người. - Chính trong khi HĐ tạo ra những GT lại góp phần khẳng định, củng cố, phát huy, bổ sung, hoàn thiện hoặc thay đổi thang GT • Chủ tịch HCM và Đảng ta hết sức coi trọng con người, coi con người là giá trị cao nhất trong các giá trị vốn quý của xã hội, tất cả các giá trị khác đều sáng tạo ra vì con người. • Khổng Tử nói đến: “Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín”. • Bác Hồ nói đến: “Nhân - Nghĩa - Trí - Dũng - Liêm”
  20. Từ đó Người lấy hệ thống giá trị cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trung với nước, hiếu với dân là thang giá trị cao nhất, là thước đo giá trị của con người VN, trong đó cái đức, cái thiện là cái cốt lõi, là gốc của mọi giá trị. Theo nhà giáo dục T.Makiguchi (Nhật Bản), hệ giá trị “Lợi, Thiện , Mĩ” là cơ bản nhất. Theo cách mô tả của T.Makiguchi thì hệ thống thang giá trị trên cấu trúc như một hình tháp trụ mà đáy là các giá trị thẩm mĩ, và đỉnh là các giá trị đạo đức Thiện: giá trị XH, ảnh hưởng tới tồn tại của cộng đồng. Ích: giá trị cá nhân, ảnh hưởng tới sự tồn tại của cá nhân, hướng vào bản ngã. c. Chuẩn giá trị - Giá trị chuẩn: trong hệ thống giá trị được sắp xếp theo một trình tự nhất định, một thứ tự ưu tiên có những giá trị giữ vị trí là giá trị cốt lõi, chuẩn mực chung cho nhiều người, chiếm vị trí cao hoặc then chốt gọi là giá trị chuẩn. - Chuẩn giá trị: là việc xây dựng các giá trị theo các chuẩn mực nhất định về kinh tế, chính trị, đạo đức, xã hội, thẩm mĩ. Theo nhà giáo dục T.Makiguchi “Đặt đối tượng lên bàn cân thiện ác ta đo giá trị đạo đức của nó, đặt lên bàn cân lợi hại, lời lỗ ta xác định được giá trị kinh tế của nó, trên bàn cân đẹp xấu đối tượng đó lại được đo lường về giá trị mĩ học. Tất cả đều do tiêu chuẩn đánh giá quyết định” Các tiêu chuẩn giá trị của đá quí Muốn được coi là đá quý, một khoáng vật, một tập hợp khoáng vật một loại đá hay vật liệu tự nhiên khác phải đạt các tiêu chuẩn giá trị sau đây: * Ðẹp: Ðẹp là tiêu chuẩn đầu tiên của đá quý, quyết định sự hấp dẫn và giá trị của nó. Tiêu chuẩn này được quy định bởi:
  21. * Màu sắc: Màu sắc càng tươi, càng đậm thì viên đá quý càng đẹp, giá trị của nó càng cao. Ruby, Sapphire, Emerald, Ngọc Jade là những loại đá quý có màu hấp dẫn nhất. * Ðộ trong suốt: Nói chung, đá quý càng trong suốt thì giá trị càng cao. * Ánh (độ phản chiếu ánh sáng): Ðá quý có độ phản chiếu ánh sáng càng cao thì càng lôi cuốn con người. Kim cương, zircon là những ví dụ điển hình về đá quý có ánh cao. * Các hiệu ứng quang học đặc biệt: Có những loại đá quý không có màu sắc hấp dẫn, không có ánh cao và không trong suốt, nhưng lại có những hiệu ứng quang học rất đặc biệt, lôi cuốn thị hiếu của con người. Ví dụ như Opal với hiệu ứng “trò chơi ánh sáng” (play of colour). Những hiệu ứng quang học thường gặp trong các loại đá quý là: Hiện tượng ngũ sắc (trong Opal), hiện tượng sao, mắt mèo (trong ruby, saphir, chrysoberyl ). 1.2. Định hướng giá trị 1.2.1. Định hướng giá trị là gì? Thuật ngữ định hướng giá trị được sử dụng khá phổ biến trong XHH, TLH & TLHXH - Theo từ điển bách khoa toàn thư Xô Viết định hướng giá trị là : + Cơ sở tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mĩ giúp chủ thể đánh giá thực tại xung quanh và định hướng trong thực tại đó + Phương pháp các khách thể của cá nhân theo giá trị của chúng. Định hướng giá trị hình thành thông qua sự chiếm lĩnh XH và thể hiện trong các mục đích, tư tưởng của nhân cách - Trong XHH cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về định hướng giá trị :
  22. + Định hướng giá trị là khuynh hướng chung đã được quy định về mặt XH được ghi lại trong tâm lý của cá nhân, nhằm vào mục đích và phương tiện hoạt động trong lĩnh vực nào đó (những cơ sở nghiên cứu XHH) + I.JKon cho rằng : “định hướng giá trị là những định hướng vào những giá trị XH nào đó” - Trong Tâm lý học: + A.V.Petrovski, M.G.Jarosevski quan niệm : “định hướng giá trị là phương thức chủ thể sử dụng để phân biệt các sự vật theo ý nghĩa của chúng đối với chính mình, từ đó hình thành nội dung cơ bản của xu hướng, động cơ hoạt động của hoạt động” + Định hướng giá trị là một trong những trình độ cụ thể, giai đoạn nhất định của sự phát triển giá trị ở nhân cách ( TLH phương Tây) + TLHXH bàn đến nhiều khía cạnh của định hướng giá trị: üTheo I.T.Levýkin: Định hướng giá trị làm việc đánh giá các khả năng và tình hình hiện có, để xđ các phương tiện và phương pháp nhằm đạt những mục tiêu đã đề ra. üTheo Ladov : “Định hướng giá trị là những biểu tượng của con người về những mục đích chủ yếu của cuộc sống và các phương tiện cơ bản đạt những mục tiêu ấy. Định hướng giá trị đóng vai trò chủ đạo trong việc XD các chương trình hành vi lâu dài. ü Chúng hình thành trên cơ sở những nhu cầu của chủ thể về việc nắm vững những hình thức cơ bản của hoạt động sống trong những điều kiện lịch sử cụ thể XĐ và do tính chất của các quan hệ XH quy định. Các quan hệ này là nguồn gốc khách quan hình thành những nhu cầu ấy”
  23. üCác nhà TLHXH còn cho rằng : Hệ thống định hướng giá trị phản ánh hệ tư tưởng và văn hoá của XH, cõ sở bên trong của những quan hệ của con người đối với những giá trị khác nhau có tính vật chất, chính trị, tinh thần và đạo đức. Định hướng giá trị của nhóm được hình thành trong quá trình hoạt động cùng nhau. Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về định hướng giá trị sống có thể nêu lên các ý chung cơ bản : + Định hướng giá trị được hình thành trong quá trình cá nhân hoặc nhóm người gia nhập vào các quan hệ XH với tý cách chủ thể của hoạt động đó, hướng vào các giá trị có ý nghĩa cơ bản đối với cá nhân hay nhóm. + Quá trình định hướng bao giờ cũng chứa đựng các yếu tố nhận thức, ý chí và cảm xúc, cũng như các khía cạnh đạo đức, thẩm mĩ trong sự phát triển nhân cách. + Định hướng giá trị là cơ sở bên trong của hành vi, quyết định lối sống của cá nhân. 1.2.2 Định hướng giá trị và một số vấn đề liên quan - Định hướng GT và hướng sống - Định hướng GT và “thái độ” - Định hướng GT và “Tâm thế” a. Định hướng giá trị và hướng sống - Hướng sống ( lối sống ) bao gồm các yếu tố cấu thành như: + Cách thức lao động, làm ăn, kinh doanh + Các phong tục tập quán + Cách thức giao tiếp, ứng xử với nhau + Quan niệm về đạo đức và nhân cách
  24. - Lối sống của SV: + 60 % SV sống khép mình, ko tham gia hoạt động xã hội + 10 % SV hướng vào vui chơi, hưởng thụ + 30 % SV say mê học tập b. Một số giá trị cụ thể - Yêu chuộng cuộc sống, có trách nhiệm, biết tự kiềm chế, đánh giá cao và bảo tồn những gì con người đã đạt được. - Nghị lực vượt qua mọi trở ngại - Tự ý thức về bản thân phong phú và cao độ - Đề cao sự cởi mở đối với con người và thiên nhiên - Đặt lương tâm ở sự hưởng lạc,thỏa mãn lạc thú của cuộc sống - Xác định mục đích lối sống - Hình thành thế giới quan đúng đắn Thái độ là gì? Thái độ là sự sẵn sàng ổn định của cá nhân để phản ứng với một tình huống hay một phức thể tình huống. c. Sự liên quan giữa định hướng giá trị và thái độ - Trong định hướng giá trị có vấn đề thái độ : thái độ đánh giá, thái độ cảm xúc, thái độ lựa chọn các giá trị mà chủ thể chấp nhận. - Định hướng giá trị đúng đắn đem lại thái độ tích cực cho chủ thể. d. Định hướng giá trị và tâm thế
  25. - Tâm thế là gì? Tâm thế là sự chuẩn bị từ trước của cá nhân, của nhóm xã hội để tiếp nhận MTXQ và sự sẵn sàng hành động để thực hiện nhu cầu cấp bách. - Sự liên quan giữa định hướng giá trị và tâm thế. Theo quan điểm của I.L.KON có ý định đồng nhất định hướng giá trị và tâm thế: định hướng giá trị là một hệ thống tổng thể của các tâm thế, dưới ảnh hưởng của nó mà cá nhân (nhóm) tri giác tình huống và lựa chọn phương thức hành động tương ứng - Định hương giá trị và tâm thế. Theo quan điểm của trường phái XHH : tâm thế là một bộ phận tổ thành của định hướng giá trị nằm trong 1 cấu trúc phức hợp của nhân cách. Không nên đồng nhất định hướng giá trị và tâm thế, Tâm thế có liên quan đến QT định hướng giá trị trong thực tế HĐ có khi có sự trùng hợp giữa tâm thế XH và định hướng giá trị khi đó “tâm thế XH có thể được xuất hiện nhý là một định hướng giá trị”. 1.3. Quá trình hình thành giá trị và hình thành định hướng giá trị. 1.3.1. Quá trình hình thành giá trị. • Thông qua QT xã hội hoá, con người lĩnh hội các giá trị từ nền VHXH - Lịch sử cùng với các kiến thức, thái độvà những tình cảm đã được XH hoá. • Các tổ chức XH có vai trò trong việc giữ gìn, phổ biến các giá trị là gia đình, hệ thống giáo dục và tất cả các tổ chức hoạt động dưới danh nghĩa một hệ thống giá trị xác định, truyền đạt các mong đợi từ phía XH tới các cá nhân. • Sự lĩnh hội giá trị của cá nhân phụ thuộc vào sức mạnh chuẩn mực của giá trị và sự hoà hợp giữa các tổ chức XH truyền đạt giá trị.
  26. • Theo tài liệu chương trình GD giá trị cho con người Philipin 1988, QT tạo nên GT có thể coi như qua 3 giai đoạn: Nhận thức, cảm xúc và hành vi 1.3.2. Quá trình hình thành định hướng giá trị 1) Chọn tự do: Đó là sự lựa chọn không bị thúc đẩy bởi một quyền lực hay sự cưỡng bách nào đó mà cá nhân tâm niệm, gửi gắm vào một sở thích, một mục đích nào đó. 2) Chọn từ các khả năng lựa chọn khác nhau: Có nhiều khả năng lựa chọn cần phải xác định một tiêu chuẩn thích hợp làm cơ sở cho một mối quan tâm, một chủ định hay một hành động. 3) Lựa chọn trên cơ sở đã dự đoán KQ có thể có của từng khả năng lựa chọn. 4) Cân nhắc và tâm niệm: Người ta ấp ủ tâm niệm hoặc cân nhắc một cái gì mà người ta có cảm tình với nó. 5) Khẳng định: Sau khi cái lựa chọn đã được cân nhắc, được tâm niệm người ta khẳng định và gắn bó với các lựa chọn đó. 6) Hành động theo lựa chọn: Thông qua hành động cái lựa chọn bộc lộ bản chất của giá trị. 7) Lặp lại hành động: Các giá trị phải được bộc lộ qua quá trình lặp lại hành động. Các cá nhân hành động phù hợp và kiên trì theo các giá trị mà mình ấp ủ, tâm niệm. Tóm lại, tập hợp những quá trình trên đây xác định sự đánh giá giá trị, KQ của quá trình định hướng giá trị là khẳng định được giá trị. 1.4. Định hướng giá trị và nhân cách a. Mối quan hệ: Định hướng giá trị là yếu tố cốt lõi của nhân cách
  27. - Nhân cách chính là MQH - mức độ phù hợp giữa thang giá trị, thước đo giá trị của chủ thể với thang giá trị và thước đo giá trị của nhóm, cộng đồng XH, nhân loại. Mức độ và phạm vi phù hợp càng cao thì nhân cách càng lớn. Đây chính là ND cốt yếu của GD. - T. Makiguchi nhấn mạnh: “Nhân phẩm hình thành là qua QT sáng tạo giá trị. Tốt hơn là các nhà GD phải tập trung mọi nỗ lực làm cho nền GD hồi sinh để nó thúc đẩy con người tham gia tích cực vào QT sáng tạo GT Giúp con người biết cách sống như những con người tạo ra giá trị. Đó là MĐ của GD” Điều có liên quan tới nhân cách với tư cách là cốt cách làm người và liên quan trước tiên đến cá tính và giá trị bản thân. b. Các tiêu chí cơ bản trong hệ giá trị mà con người VN cần là: · Các GT trí tuệ · Các GT đạo đức · Các GT kinh tế · Các GT chính trị - XH · Các GT văn hoá - thẩm mỹ · Các giá trị thể lực Từ các GT chung cần XĐ cụ thể hệ GT đặc thù cần định hướng với mỗi loại kiểủ người nhất định cho phù hợp với yêu cầu của thời đại và những đòi hỏi cấp bách lâu dài của đất nước.