Đề tài Chẩn đoán và xử trí bệnh động mạch chủ ngực

pdf 68 trang Miên Thùy 01/04/2025 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Chẩn đoán và xử trí bệnh động mạch chủ ngực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_chan_doan_va_xu_tri_benh_dong_mach_chu_nguc.pdf

Nội dung text: Đề tài Chẩn đoán và xử trí bệnh động mạch chủ ngực

  1. Khuyến cáo 2010 của Hội Tim Mạch Việt Nam về CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ BỆNH ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC (Bản dự thảo – Tóm tắt)
  2. Ban soạn thảo Trưởng tiểu ban: GS.TS. Nguyễn Lân Việt (Viện Tim Mạch – Bệnh Viện Bạch Mai) Thư kí: TS. Phạm Mạnh Hùng (Viện Tim Mạch – Bệnh Viện Bạch Mai) Ban biên soạn: GS.TS. Nguyễn Lân Việt (Viện Tim Mạch – Bệnh Viện Bạch Mai) GS.TS. Bùi Đức Phú (BVTƯ Huế) PGS.TS. Lê Ngọc Thành (Trung Tâm Tim mạch – Bệnh viện E Hà Nội) PGS.TS. Đinh Thị Thu Hương (Viện Tim Mạch – Bệnh Viện Bạch Mai) PGS.TS. Phạm Minh Thông (Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh - Bệnh Viện Bạch Mai) PGS.TS. Phạm Thọ Tuấn Anh (Bệnh Viện Chợ Rẫy – TP. HCM) PGS. TS. Võ Thành Nhân (Bệnh Viện Chợ Rẫy – TP. HCM) PGS.TS. Nguyễn Đạt Anh (Bệnh viện Bạch Mai) PGS.TS. Đỗ Doãn Lợi (Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai) TS. Dương Đức Hùng (Bệnh Viện Việt – Đức) TS. Đoàn Quốc Hưng (Bệnh Viện Việt – Đức) TS. Phạm Mạnh Hùng (Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai) TS. Nguyễn Lân Hiếu (Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai) Ths. Nguyễn Hoàng Hà (Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai) Ths. Nguyễn Ngọc Quang (Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai)
  3. Ph©n lo¹i møc ®é khuyÕn c¸o Nhãm I Nhãm IIa Nhãm IIb Nhãm III Lîi Ých >>> nguy c¬ Lîi Ých >> nguy c¬ Lîi Ých ≥ Nguy c¬ Lîi Ých ≤ Nguy c¬ cÇn thªm nghiªn cøu CÇn nhiÒu nghiªn cøu Kh«ng cÇn thªm N/C cñng cè b»ng chøng lín h¬n ®Ó kh¼ng ®Þnh Thñ thuËt/®iÒu trÞ TiÕn hµnh c¸c thñ Cã thÓ c©n nh¾c C¸c thñ thuËt/®iÒu trÞ N£N ®•îc tiÕn hµnh thuËt/®iÒu trÞ lµ HîP tiÕn hµnh kh«ng nªn tiÕn hµnh Lý C¸c thñ thuËt/®iÒu trÞ v× Kh«ng cã lîi hoÆc g©y h¹i Møc A: C¸c sè liÖu ®•îc lÊy tõ nhiÒu nghiªn cøu ngÉu nhiªn hoÆc meta-analyses ®•îc tiÕn hµnh trªn nhiÒu ®èi t•îng kh¸c nhau Møc B: B»ng chøng tõ mét nghiªn cøu ngÉu nhiªn, hoÆc nhiÒu N/C kh«ng ngÉu nhiªn B»ng chøng trªn mét sè ®èi t•îng h¹n chÕ Møc C: ChØ dùa trªn ý kiÕn ®ång thuËn cña c¸c chuyªn gia, theo c¸c ca l©m sµng hoÆc ®iÒu trÞ th•êng quy B»ng chøng trªn ®èi t•îng rÊt h¹n chÕ
  4. Đặt Vấn Đề • Bệnh lý động mạch chủ ngực (Thoracic aortic diseases (TADs) thường diễn biến âm thầm, không triệu chứng, không dễ chẩn đoán và hay có những biến chứng vô cùng nặng nế • Việc phát hiện sớm, điều trị tích cực khi bệnh nhân còn ổn định đóng vai trò quan trọng và mang lại lợi ích đáng kể • Chẩn đoán hình ảnh mang tính quyết định để xác định bệnh lý động mạch chủ, và để dự đoán tiên lượng cũng như các biến cố về sau: – Đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán X quang, cho phép chẩn đoán chính xác hơn. Tuy vậy, việc sử dụng nhiều chẩn đoán X quang làm tăng nguy cơ phơi nhiễm tia X và thuốc cản quang. – Chẩn đoán hình ảnh nên được đặt ra cho những bệnh nhân không có triệu chứng nhưng có nguy cơ cao dựa trên khai thác tiền sử bệnh và các bênh lý đi kèm
  5. Đặt Vấn Đề (tiếp) • Có một bộ phận bệnh nhân bị bệnh lý động mạch chủ cấp nhưng dễ bị bỏ sót hoặc bị chậm trễ dấn tới những thảm họa. – Nhiều trường hợp có triệu chứng không rõ hoặc không điển hình, việc chẩn đoán khó khăn. – Có nhiều biến thể của bệnh lý ĐMC. • Có nhiều bằng chứng được củng cố về sự đột biến hoặc thay đổi gene trong bệnh lý ĐMC. – Việc nhận biết được thay đổi gene nguy cơ gây bệnh lý ĐMC có thể mang lại lợi ích của nhận biết sớm những cá thể có nguy cơ cao bị bệnh. – Có những bằng chứng về việc thay đổi sinh hóa trong bệnh lý ĐMC cấp giúp cho chẩn đoán sớm hơn dựa trên các biomarkers mới này. – Việc hiểu biết sinh bệnh học phân tử giúp ngăn ngừa và điều tị có hiệu quả bênh lý ĐMC. • Những thuốc và phương pháp điều trị bằng gen có nhiều hứa hẹn
  6. I. Khuyến cáo về sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh lý ĐMC ngực
  7. Khuyến cáo về sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh lý ĐMC ngực (1) I IIa IIbIII I IIa IIbIII Đo đường kính động mạch chủ NÊN được tiến hành thống nhất tại các mốc giải phẫu để có thể tiến hành đo lặp lại, đặt thước đo vuông góc với trục dòng máu, trình bày kết quả theo một mẫu thống nhất và rõ ràng II IIaIIaIIbIIbIIIIII Trên thăm dò chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ, đo đường kính mạch máu theo đường kính ngoài, đặt thước vuông góc với trục dòng máu. Đo đường kính gốc động mạch chủ ở vị trí có đường kính lớn nhất, nên đo ở vị trí ngang mức giữa của xoang Valsava
  8. Khuyến cáo về sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh lý ĐMC ngực (2) II IIaIIaIIbIIbIIIIII Trên siêu âm tim, đo đường kính mạch máu theo đường kính trong, đặt thước đo vuông góc với trục dòng máu. Đo đường kính gốc động mạch chủ ở vị trí có kích thước lớn nhất, thường đo ở điểm giữa xoang Valsava II IIaIIaIIbIIbIIIIII Cần phát hiện và mô tả những bất thường về hình thái động mạch chủ ngay cả khi các đường kính động mạch chủ trong giới hạn bình thường
  9. Khuyến cáo về sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh lý ĐMC ngực (3) II IIaIIaIIbIIbIIIIII Khi phát hiện có tổn thương phình, tách động mạch chủ hoặc tổn thương do chấn thương hoặc vỡ động mạch chủ, cần ngay lập tức báo cho bác sỹ chỉ định thăm dò hình ảnh để có biện pháp điều trị phù hợp II IIaIIa IIbIIb IIIIII Cần áp dụng các kỹ thuật nhằm hạn chế tối đa sự tiếp xúc ngắt quãng cũng như tiếp xúc tích lũy với tia X khi có thể I IIaIIb III Cần phối hợp với thăm khám lâm sàng để đánh giá mối liên quan của đường kính động mạch chủ theo tuổi và giới
  10. Những yếu tố chính khi đánh giá kết quả thăm dò hình ảnh ĐMC Những ghi nhận cần có khi đánh giá hình ảnh ĐMC trên CT và MRI Vị trí đoạn ĐMC bất thường 1. 2. Đường kính tối đa đoạn ĐMC bị giãn, đo theo đường kính thành ngoài của ĐMC, đặt vuông góc với trục dòng máu. Đo chiều dài đoạn ĐMC bất thường 3. Đối với bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã được xác định có hội chứng di truyền có nguy cơ cao bị bệnh lý động mạch chủ, cần đo kích thước vòng van, đường kính xoang Valsava, đường kính vị trí tiếp nối xoang Valsava và ĐMC lên, đường kính ĐMC lên 4. Đánh giá sự có mặt của tổn thương huyết khối hoặc xơ vữa trên bề mặt nội mạc thành mạch 5. Đánh giá sự có mặt của các tổn thương tụ máu trong thành mạch, loét xơ vữa và vôi hóa 6. Sự lan tỏa của tổn thương ĐMC vào các nhánh động mạch bao gồm cả phình và tách, các bằng chứng của tổn thương cơ quan đích thứ phát (giảm tưới máu ruột, thận) 7. Các bằng chứng của vỡ ĐMC bao gồm tụ máu quanh ĐMC, tụ máu trung thất, tràn dịch màng phổi, màng tim; thoát thuốc cản quang từ lòng ĐMC 8. Khi có kết quả thăm dò hình ảnh trước đó, so sánh trực tiếp hình ảnh giữa hai lần thăm dò để phát hiện sự gia tăng kích thước mạch máu