Đề tài Tìm hiểu về hệ thống cung cấp điện cho tòa nhà (PMS)

pdf 15 trang haiha333 07/01/2022 2370
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Tìm hiểu về hệ thống cung cấp điện cho tòa nhà (PMS)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_tim_hieu_ve_he_thong_cung_cap_dien_cho_toa_nha_pms.pdf

Nội dung text: Đề tài Tìm hiểu về hệ thống cung cấp điện cho tòa nhà (PMS)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN ĐIỆN  HỆ THỐNG BMS CHO TÒA NHÀ TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO TÒA NHÀ (PMS) Điểm Nhận xét và chữ ký của giáo viên Giảng viên hướng dẫn: T.S Nguyễn Thế Công Sinh viên thực hiện: Họ và tên: Phạm Quang Anh MSSV: 20181087 Lớp: 124664 Hà Nội, 15/06/2021
  2. Mục lục A. Giới thiệu tổng quan về hệ thống cung cấp điện tòa nhà 3 I. Hệ thống cung cấp điện cho tòa nhà 3 1. Hệ thống điện nặng 3 2. Hệ thống điện nhẹ 4 B. Bài tập vận dụng 7 I. Phân tích hệ thống 7 1. Hệ thống máy biến áp và máy phát dự phòng 7 2. Hệ thống đóng cắt và bảo vệ 8 3. Hệ thống tụ bù 9 4. Hệ thống thiết bị đo lường 10 C. Đề xuất các phần tử trong thiết bị đo lường và vận hành hợp lý 12 I. Vôn kế xoay chiều 12 II. Ampe kế xoay chiều 13 III. Đồng hồ đo công suất 풐풔흋 13 IV. Công tơ điện 3 pha 14 Tài liệu tham khảo 15
  3. A. Giới thiệu tổng quan về hệ thống cung cấp điện tòa nhà I. Hệ thống cung cấp điện cho tòa nhà 1. Hệ thống điện nặng Là hệ thống cấp nguồn chính cho tòa nhà, là hệ thống “xương sống” để vận hành toàn bộ hệ thống cơ điện còn lại. Nó cung cấp điện để thang máy hoạt động, để bơm nước sinh hoạt, để giám sát hoạt động tòa nhà thông qua BMS Hệ thống điện nặng là hệ thống điện chính của tòa nhà bao gồm hệ thống điện động lực (trạm biến áp điện lực và tủ bù và hệ thống điện điều khiển). Hệ thống điện động lực đảm nhiệm việc cấp nguồn điện từ lưới điện địa phương vào từng căn hộ được mô tả như sau: nguồn điện từ lưới điện trung thế của địa phương thông qua trạm chuyển đổi đóng cắt mạch vòng. Từ trạm trung thế, nguồn điện được cấp về các máy biến áp thô đưa nguồn điện từ trạm hạ thế phân bổ về các tòa nhà tại dự án và về các trục căn hộ. Từ các trục căn hộ sẽ cấp điện về các căn hộ trong tòa nhà. Hệ thống điện động lực bao gồm các thành phần như sau: • Các tủ trung thế, đường dây trung thế, máy biến áp 22kV/0.4kV và các tủ đóng cắt chính MSB (Main Switch Board).Tủ được thiết kế sử dụng để phân phối cho các phụ tải công suất lớn với ưu điểm là thiết kế theo kiểu modular. Mỗi khoang tủ có một chức năng riêng và các modular được đặt cạnh nhau tạo thành một hệ thống phân phối bao gồm ngăn lộ vào, ngăn phân đoạn và ngăn phân phối • Các trạm biến áp, tủ đo lường, đồng hồ điện, cáp trung thế, cáp hạ thế. • Các hệ thống các tủ điện phân phối (Submain Power Supply) cấp điện cho động lực, sản xuất, sinh hoạt, có thể có thêm hệ thống tự động điều chỉnh điện áp AVR (Automatic Voltage Regulator system). • Hệ thống công tắc ổ cắm điện (Socket outlet system). Yêu cầu cơ bản của hệ thống điện • Đảo bảo tính kinh tế cao • Đảm bảo cung cấp điện liên tục • Đảm bảo chất lượng điện • Tính linh hoạt và đáp ứng đồ thị phụ tải. Độ ưu tiên của 4 yêu cầu trên tùy thuộc vào tình hình thực tế và các yếu tố này không thể đạt được tuyệt đối bởi sự tối ưu bất kỳ yếu tố nào đều làm ảnh hưởng
  4. tới các yếu tố còn lại do vậy thiết lập mối quan hệ hài hòa sẽ trở thành mục tiêu tối đa. Để đảm bảo được điều đó, hệ thống điện luôn cần được quản lý và giám sát chặt chẽ nhất 2. Hệ thống điện nhẹ Hệ thống điện nhẹ tòa nhà thường được gọi là ELV(Extra Low Votage System) thường chỉ chiếm 10-20% giá trị tòa nhà nhưng quyết định đến tính hiện đại, tiện nghi và sang trọng của cả dự án. Đó là do đặc thù của hệ thống điện nhẹ là hệ thống điện công nghệ cao, mang tính trải nghiệm tiện ích đồng thời liên tục được nâng cấp để tối ưu trải nghiệm của cư dân. Hệ thống điện nhẹ tại các tòa nhà bao gồm các hạng mục như sau: Với khả năng tích hợp với tất cả các hệ thống kỹ thuật khác và quản lý điều khiển đồng thời trên máy tính đặt tại phòng kỹ thuật, hệ thống quản lý tòa nhà BMS có thể giám sát hoạt động và cảnh báo các trạng thái lỗi phát sinh từ hệ thống kỹ thuật. • Hệ thống tổng đài (PABX): Duy trì kết nối thông tin liên lạc của tòa nhà với bên ngoài. Gồm hệ thống tổng đài (PBX) và các điện thoại (Telephone). • Hệ thống mạng dữ liệu nội bộ (LAN, WAN) và đường trục (Backbone). • Hệ thống camera giám sát (CCTV): Dùng trong ứng dụng quan sát hay giám sát an ninh cho công trình. • Hệ thống âm thanh công cộng(PA): Hệ thống âm thanh thông báo công cộng, nhằm truyền đạt các thông tin, tin nhắn và thông điệp cũng như thông báo khẩn cấp trong công trình. Ngoài ra, hệ thống này con có khả năng phát nhạc nền BGM (Background Music) trong công trình.
  5. • Hệ thống kiểm soát vào ra (Access Control): Hệ thống quản lý ra vào trong công trình, quản lý các cửa ra vào cũng như các thang máy. • Hệ thống báo cháy (Fire Alarm): Hệ thống phát hiện và cảnh cáo cháy trong công trình. Đôi khi hệ thống này được tích hợp thêm hệ thống Firemen Intercom. • Hệ thống cảnh báo xâm nhập (Intrusion): Hệ thống chống trộm, chống đột nhập trong các công trình, tòa nhà. • Hệ thống quản lý bãi đỗ xe (Car Parking): Hệ thống quản lý bãi đỗ xe thông minh và tự động giám sát, xếp xe • Hệ thống Intercom: Hệ thống liên lạc nội bộ, ứng dụng trong các chung cư cao tầng, kết hợp quản lý thang máy và bãi đỗ xe, cho phép người được vào ra các khu vực. Trong các bệnh viện thường sử dụng một loại hệ thống Intercom đặc biệt gọi là Nurse call. • Hệ thống truyền hình vệ tinh, cáp và Internet(MATV, CATV, IPTV): Hệ thống truyền hình có thể sử dụng tín hiệu trực tiếp từ đài phát hoặc thông qua nhà cung cấp dịch vụ truyền hình với các chuẩn HD khác nhau. • Hệ thống quản lý chiếu sáng (Lighting Control): Tự động hóa giám sát và điều khiển hệ thống chiếu sáng các khu vực của toàn nhà. Điều chỉnh độ sáng, tắt bật đèn theo lập trình. • Hệ thống tích hợp âm thanh, hình ảnh (Audio video Visual): Hệ thống tích hợp hình ảnh và âm thanh trong các buối thuyết minh, trình chiếu Hệ thống tích hợp tất cả những thiết bị từ nhiều hãng sản xuất khác nhau về một hoặc nhiều bộ điều khiển trung tâm theo một trong những phương pháp kết nối/giao tiếp chung như Relay, I/O, Infared(IR), truyền thông nối tiếp(RS232), enthernet để dễ dàng quản lý và sử dụng. • Hệ thống đăng ký xếp hàng(Queue system):Thường được ứng dụng trong bệnh viện, ngân hàng • Hệ thống hội nghị truyền hình(Teleconferencing) là hệ thống thiết bị (bao gồm cả phần cứng và phần mềm) truyền tải hình ảnh và âm thanh giữa hai hoặc nhiều địa điểm từ xa kết nối qua đường truyền để đưa tín hiệu âm thanh và hình ảnh của các phòng họp đến với nhau như đang ngồi họp cùng một phòng họp.
  6. • Hệ thống âm thanh hội nghị và hội thảo: Bao gồm các thiết bị âm thanh dùng cho mục đích hội thảo để trao đổi thông tin giữa người thuyết trình và những thành viên tham dự, có thể kết hợp phiên dịch trong các phòng hội nghị, các trung tâm hội nghị quốc tế. • Hệ thống đồng hồ trung tâm (Master Clock) là hệ thống dùng để đồng bộ thời gian tất cả các đồng hồ con cũng như tất cả các hệ thống trong công trình theo 1 nguồn thời gian chính xác. Thường ứng dụng trong trung tâm thể thao, sân vận động, sân bay, bến cảng, bệnh viện , trụ sở cơ quan, trường học • Hệ thống MPDP: Hệ thống hiển thị màn hình ghép • Hệ thống Camera giám sát giao thông: Ứng dụng cho giám sát tình trạng tại các nút giao thông, tình trạng hệ thống đèn điều khiển giao thông các ứng dụng kiểm soát tốc độ, hay các trường hợp vi phạm giao thông. • Hệ thống FIDS (Flight Information Display System): Hệ thống hiển thị thông tin chuyến bay, tàu điện. Được ứng dụng tại các sân bay hay nhà ga xe điện ngầm • Hệ thống nhà ở thông minh(Smart Home): Tổng thể các giải pháp như hệ thống chiếu sáng thông minh, hệ thống cảnh báo an ninh, hệ thống giám sát môi trường, hệ thống giải trí đa phương tiện và nhiều tiện ích khác sẽ mang lại cho chủ nhân ngôi nhà sự thoải mái, an toàn và tiết kiệm năng lượng
  7. B. Bài tập vận dụng Xét một hệ thống điện tòa nhà của một doanh nghiệp được biểu diễn trên giao diện phần mềm PMS như sau: I. Phân tích hệ thống 1. Hệ thống máy biến áp và máy phát dự phòng 1.1. Hệ thống máy biến áp Máy biến áp hay máy biến thế, tên ngắn gọn là biến áp, là thiết bị điện thực hiện truyền đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện thông qua cảm ứng điện từ. Trong sơ đồ trên, hệ thống bao gồm 2 máy biến áp 3 phase T1, T2 với các thông số: U1= 22 (kV) ; U2=0.4 (kV) ; S= 2000 (kVA) Tại đó, mỗi máy biến áp phân phối điện cho các phụ tải riêng biệt qua sơ đồ một thanh góp, cụ thể: • Máy biến áp T1 cung cấp cho hệ thống các nhà máy xí nghiệp (factory) và một nhà máy xử lý nước thải (MWWP) • Máy biến áp T2 cung cấp cho hệ thống điện tòa nhà, bao gồm các hệ thống HVAC, tải dự phòng (Spare) và văn phòng (Office).
  8. Bình thường thì 2 hệ thống trên hoạt động riêng biệt, tuy nhiên trong trường hợp hệ thống T1 bị lỗi và ngược lại, thì hệ thống còn lại hoàn toàn có khả năng tiếp tục cung cấp điện cho phụ tải thông qua hệ thống kết nối giữa hai thanh góp Thông thường thì ở các hệ thống phổ biến, các khớp nối này thường là các máy cắt phân đoạn. Ở trạng thái bình thường, máy cắt này thường ở trạng thái mở ra. Khi một hệ thống gặp sự cố ngừng cung cấp thì máy cắt này sẽ đóng lại, hệ thống còn lại sẽ tiếp tục cung cấp điện cho phụ tải 1.2. Hệ thống nguồn dự phòng (G1, G2) Nguồn dự phòng được sử dụng để cấp điện cho tải khi nguồn chính gặp sự cố mất điện; điện áp cao quá mức cho phép; điện áp thấp quá mức cho phép; mất pha; thứ tự pha bị đảo Hai sơ đồ T1 và T2 đều có nguồn dự phòng. Đây là các máy phát Diesel có các thông số như sau: U= 400 (V) ; f= 50 (Hz) ; S= 1600 (kVA) Ngoài ra, giữa hệ thống máy biến áp T1 và máy phát Gen 01 có một thiết bị chuyển nguồn tự động ATS. Đây là thiết bị sử dụng để tự động chuyển tải từ nguồn chính sang nguồn dự phòng khi nguồn chính có sự cố, và tự động chuyển ngược lại khi nguồn chính phục hồi. Bây giờ chúng at hãy xét một ví dụ cụ thể. Hệ thống T1 đang hoạt động thì xảy ra sự cố khi đó hệ thống máy biến áp T1 sẽ dừng lại. Thông qua thiết bị chuyển mạch tự động (ATS), mạch nguồn dự phòng đóng lại, máy phát Gen 1 sẽ hoạt động. Khi sự cố đã được sửa, chu trình diễn ra ngược lại. Cuối cùng, hệ thống trở lại hoạt động bình thường 2. Hệ thống đóng cắt và bảo vệ Trong hệ thống trên, hệ thống chủ yếu sử dụng các thiết bị đóng cắt hạ áp. Các thiết bị có khả năng liên lạc với nhau để đóng cắt kịp thời khi xảy ra sự cố 2.1. Máy cắt không khí (ACB) Máy cắt không khí hay còn được gọi tắt là ACB (Air Circuit Breaker) là một thiết bị dùng để đóng cắt bảo vệ quá tải và ngắn mạch. ACB thì có cấu trúc phức tạp về mặt kết cấu, nhưng lại đơn giản về mặt công nghệ, giá thành thấp hơn so với VCB nhưng lại kích thước lớn hơn. ACB đòi hỏi công tác bảo trì, bảo dưỡng định kỳ nghiêm nhặt. Buồng dập hồ quang thường chế tạo theo kiểu khí nén kết hợp với các tấm ngăn bằng thủy tinh hữu cơ, các lá thép xẻ rãnh hình V và các cuộn dây tạo từ trường để kéo dài hồ quang
  9. Hệ thống sử dụng 5 máy cắt không khí 3 pha với các thông số dông định mức khác nhau. Các ACB thường đặt sau các bộ nguồn. Khi các ACB này được tích hợp với nhau sẽ tạo thành bộ chuyển nguồn tự động ATS giống như contactor, tuy nhiên lại có những ưu điểm vượt trội hơn so với ATS thường, bao gồm: • Tín hiệu đóng cắt là dạng xung • Tính năng bảo vệ sẵn có của ACB Ngoài ra phía bên hạ thống T1 phía hạ áp cũng có một ACB trước phụ tải factory 2, điều đó cho thấy đây là một phụ tải quan trọng nên mức độ bảo vệ tương đối cao Chúng ta sẽ xem xét một ví dụ đơn giản để hiểu rõ hơn hoạt động của hệ trên. Tình huống xảy ra là khi phía bên hệ thống T1 xảy ra sự cố quá tải hoặc ngắn mạch ở một vị trí nào đó, khi đó, ACB 01 sẽ cắt mạch khỏi tải, thông qua bộ chuyển nguồn tự động ATS, sẽ đóng khóa chuyển mạch và đóng ACB 02, nguồn dự phòng sẽ tiếp tục cung cấp điện cho phụ tải. Khi sự cố được khắc phục thì quá trình xảy ra ngược lại, mạch sẽ trở lại bình thường. Ngoài ra các thiết bị đóng cắt ACB còn được tích hợp liên lạc giữa hai hệ thống T1 và T2 và với máy cắt chuyển mạch. Điều này sẽ giúp nâng cao độ tin cậy cho hệ thống, khắc phục mọi sự cố xảy ra để đảm bảo cung cấp điện liên tục cho phụ tải 2.2. Aptomat khối (MCCB) MCCB là viết tắt của cụm từ tiếng anh Moulded Case Circuit Breaker, MCCB hay còn gọi là át khối, aptomat vỏ đúc. MCCB là một loại thiết bị bảo vệ điện được sử dụng để bảo vệ mạch điện khỏi dòng điện quá mức, có thể gây quá tải hoặc ngắn mạch. MCCB thường có dòng cắt định mức, dòng cắt ngắn mạch lớn Trong hệ thống trên, thông qua hệ thống thanh góp, trước mỗi phụ tải đều có một MCCB. Ở trạng thái bình thường, các MCCB này ở trạng thái đóng (cho phép dẫn dòng). Khi có sự cố ngắn mạch hoặc quá tải, với bản chất là Aptomat, sẽ cắt tải ra khỏi nguồn. Khi đã khắc phục được lỗi, thông qua tín hiệu điều khiển sẽ đóng lại, đưa mạch về trạng thái hoạt động bình thường 3. Hệ thống tụ bù Trong thực tiễn, một số loại phụ tải để có thể hoạt động được cần tiêu thụ công suất phản kháng, như động cơ, máy biến áp, đường dây tải điện, các thiết bị khác: Đèn huỳnh quang, các quá trình hồ quang điện, kháng điện Ta có công thức đơn giản tính hệ số 표푠휑 = 푃 = 푃 푆 √푃2 +푄2
  10. Khi Q càng lớn, 표푠휑 sẽ càng nhỏ. Trong thực tế công suất phản kháng Q không sinh công nhưng lại gây ra những ảnh hưởng xấu về kinh tế và kỹ thuật: • Về kinh tế: Chúng ta phải trả chi phí tiền điện cho lượng công suất phản kháng tiêu thụ trong khi thực tế nó không đem lại lợi ích gì. • Về kỹ thuật: Công suất phản kháng là nguyên nhân gây ra hiện tượng sụt áp và tiêu hao năng lượng trong quá trình truyền tải điện năng. Vì vậy, chúng ta cần phải bù công suất phản kháng. Và cách đơn giản nhất là dùng hệ thống tụ bù vì một số lợi ích sau: • Vốn đầu tư thấp, • Kết cấu đơn giản, dễ lắp đặt, • Tổn thất CS thiết bị bù thấp, • Hiệu suất sử dụng cao, điều chỉnh dung lượng bù tương đối linh hoạt Áp dụng vào hệ thống của công ty trên, chúng ta thấy rõ hệ thống bao gồm máy biến áp, đường dây truyền tải, các phụ tải công nghiệp với các động cơ, máy phát, là chủ yếu. Đây là những thiết bị tiêu thụ rất nhiều công suất phản kháng Vì vậy việc bù công suất phản kháng là điều cần thiết để đảm bảo kinh tế và sự hoạt động bình thường của phụ tải. Hai hệ thống T1 và T2 sử dụng hệ thống tụ bù nối sao giúp tăng công suất Q bù, lý do đơn giản là khi lắp sao, ta có điện áp đặt trên các tụ sẽ là điện áp dây, mà q thì tỷ lệ với bình phương điện áp nên nó sẽ tăng ba lần so với dùng điện áp pha 4. Hệ thống thiết bị đo lường Thiết bị đo lường hay thiết bị đo lường tiêu chuẩn là khái niệm dùng để chỉ các dụng cụ, thiết bị, máy móc được thiết kế, nghiên cứu và đưa vào ứng dụng nhằm mục đích đo đạc các chỉ số cần thiết cho con người sử dụng trong hoạt động thống kê, sản xuất, nghiên cứu, buôn bán Cùng với xu hướng phát triển hiện nay, nhu cầu sử dụng các thiết bị đo lường ngày càng gia tăng, hoạt động đo lường trở thành một trong những hoạt động không thể thiếu của con người ở mọi lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là trong khoa học và phát triển kinh tế. Đặc điểm của các thiết bị đo lường tiêu chuẩn cơ bản nằm ở việc số liệu đơn vị lấy theo tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, các thiết bị đo lường thường có cấu tạo đơn giản, dễ dàng, tiện lợi khi sử dụng.
  11. Trong bất cứ sơ đồ hệ thống điện nào thì các thông số liên quan đến dòng điện, điện áp và công suất đều được quan tâm để đảm bảo độ tin cậy và chất lượng điện năng. Và tương tự trong sơ đồ hệ thống cung cấp điện của công ty trên, chúng ta có thể dễ dàng quan sát các vị trí đặt thiết bị đo lường, thường là ở trước phụ tải. Các giá trị đo lường này sẽ cung cấp các thông tin cần thiết để xem xét điều chỉnh cũng như tính toán chi phí sử dụng điện năng của mỗi loại phụ tải. Giả sử như chúng ta xét ệh thống T1. Ngay sau khi qua hệ thống máy biến áp T1, một thiết bị đo lường đặt ngay sau đó để đo các giá trị điện năng đầu ra của máy biến áp. Các giá trị này sẽ đánh giá được máy biến áp có hoạt động ổn định hoặc chất lượng điện năng đầu vào có đảm bảo đúng giá trị xác lập hay không. Tiếp theo, sau khi qua hệ thống thanh cái, điện năng sẽ được phân phối cho các phụ tải. Do tính chất tải khác nhau nên việc phân bố công suất là không đều. Sau khi đi qua các thiết bị đo lường, bảo vệ, điện năng sẽ được các nhà máy, xí nghiệp, tòa nhà trực tiếp sử dụng. Tổng giá trị sử dụng sẽ được đưa qua các cơ cấu của thiết bị đo lường để đưa ra các thông số nhất định. Từ các thông số này có thể tính toán ra chi phí hàng ngày/tháng/năm. Ngoài ra các giá trị đo cũng có thể đánh giá được là điện năng cung cấp có đảm bảo độ tin cậy hay không.
  12. C. Đề xuất các phần tử trong thiết bị đo lường và vận hành hợp lý Như chúng ta đã biết, tủ điện là nơi dùng để chứa/đựng các thiết bị/bảng thiết bị điện: Công tắc, cầu giao, biến dòng, biến áp ở các công trình, nhà cửa, nhà máy thường có hình chữ nhật hoặc vuông, tùy theo vị trí và mục đích sử dụng. Các thiết bị đo lường thường đi kèm với các tủ điện để thuận tiện cho việc theo dõi, sửa chữa và tránh bị hư hỏng (vì có các thiết bị đóng cắt bảo vệ đi kèm). Đáp ứng nhu cầu của hệ thống cung cấp điện của tòa nhà trên, em xin đề xuất việc lựa chọn các thiết bị đo lường theo các tiêu chí sau: • Dải đo phù hợp • Có khả năng tích hợp với tủ điện để đảm bảo an toàn, diện tích, thẩm mỹ • Phù hợp với kinh tế I. Vôn kế xoay chiều Vôn kế là dụng cụ đo điện dùng để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch (hoặc các dụng cụ điện như đèn ). Trong các sơ đồ mạch điện Vôn kế thường được thể hiện bằng ký hiệu (V). Đây sẽ là dụng cụ đo tương tự giúp chúng ta xác định được các giá trị điện áp. Với cấp điện áp của hệ thống cung cấp điện trên, em đề xuất sử dụng Vôn kế có các thông số như trên hình để đảm bảo tính kinh tế mà vẫn có được kết quả tương đối chính xác Cụ thể: Loại: gắn tủ Điện áp kiểm tra: 2kV 50~60Hz Đo AC thang V: 100, 150, 250, 300, 500, 600
  13. II. Ampe kế xoay chiều Ampe kế là thiết bị đo điện chuyên dụng được sử dụng với mục đích đo dòng điện với phạm vi lên đến 2000A. Đây là một trong những thiết bị không thể thiếu được ứng dụng trong ngành điện, điện tử. Trong các sơ đồ mạch điện, Ampe kế thường được thể hiện bằng ký hiệu (A) Tương tự như Vôn kế, Ampe kế được lựa chọn có các thông số như sau: Loại: gắn tủ Khoảng quá tải dòng AC: 200%, 300%, 500% Đo AC - Thang mA: 100,500 - Thang A : 1, 1.5, 2.5, 5, 10, 15, 20,25,30,40, 60,100 III. Đồng hồ đo công suất 풐풔흋 Như đã nói ở những mục trên, đây là thông số quan trọng giúp chúng xác định được công suất tiêu thụ, cũng như công suất phản kháng, từ đó tính ra được chi phí sử dụng. Thông thường, hệ số này phải đảm bảo ≥ 0.8 đối với các nhà máy, xí nghiệp, tòa nhà, Nếu thấp hơn, các chủ đầu tư cho các công trình trên có thể bị phạt. Vì vậy, một dụng cụ đo thông số này là hoàn toàn cần thiết để điều chỉnh hệ thống nếu cần thiết Dưới đây là một thiết bị mà em đề xuất:
  14. Các thông số kỹ thuật bao gồm: Chức năng : Hiển thị hệ số công suất Ngõ vào: DC 4~20mA Nguồn cấp: 110/220VAC, 50/60Hz, điện năng tiêu thụ 4VA Hiển thị: Cách hiển thị: Led đỏ 7 đoạn, chiều cao chữ số 14.1mm Với kích thước nhỏ gọn, thiết bị này hoàn toàn có thể tích hợp trong tủ điện IV. Công tơ điện 3 pha Và cuối cùng là một thiết bị cần thiết để tính toán chi phí sử dụng thông qua công suất tiêu thụ, đó là công tơ điện. Đây là loại thiết bị thường được sử dụng để đo điện năng tiêu thụ trong các mạng lưới điện 3 pha như ở các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất với các thiết bị điện có công suất lớn. Phía trên là hình ảnh một công tơ điện 3 pha mà em đề xuất, các thông số cơ bản bao gồm: Loại: 3 pha Điện áp định mức: 220-380V Tần số định mức: 50Hz Dòng điện: 50/100A
  15. Tài liệu tham khảo [1] [Trực tuyến]. Available: [2] [Trực tuyến]. Available: nha/. [3] [Trực tuyến]. Available: chung-cu/. [4] [Trực tuyến]. Available: nha/. [5] [Trực tuyến]. Available: automatic-transfer-switch-ats-3-phase. [6] [Trực tuyến]. Available: [7] [Trực tuyến]. Available: sao-phai-bu-cong-suat-phan-khang_2_69_31553_vn.aspx. [8] [Trực tuyến]. Available: tam-giac.html. [9] [Trực tuyến]. Available: [10] B. Q. Khánh, “Hệ thống cung cấp điện”.