Đề xuất nhu cầu dịch vụ người dùng ITS cho các đô thị lớn của Việt Nam định hướng thành phố thông minh

pdf 10 trang Gia Huy 1990
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất nhu cầu dịch vụ người dùng ITS cho các đô thị lớn của Việt Nam định hướng thành phố thông minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_xuat_nhu_cau_dich_vu_nguoi_dung_its_cho_cac_do_thi_lon_cu.pdf

Nội dung text: Đề xuất nhu cầu dịch vụ người dùng ITS cho các đô thị lớn của Việt Nam định hướng thành phố thông minh

  1. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải ĐỀ XUẤT NHU CẦU DỊCH VỤ NGƯỜI DÙNG ITS CHO CÁC ĐÔ THỊ LỚN CỦA VIỆT NAM ĐỊNH HƯỚNG THÀNH PHỐ THÔNG MINH Trịnh Quang Khải1*, Trần Thị Lan1 1Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội *Tác giả liên hệ: Email: khaitq@utc.edu.vn Tóm tắt: Thành phố thông minh đã và đang trở thành xu hướng phát triển tất yếu của các thành phố lớn trên thế giới nhằm đem lại cho người dân một cuộc sống tốt đẹp hơn trong xu thế tốc độ hóa đô thị tăng nhanh. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển đô thị thông minh bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030, một số đô thị trong nước đã bắt đầu triển khai xây dựng đề án phát triển thành phố thông minh, ở đó giao thông thông minh là một trong sáu thành tố đặc trưng của nó. Dựa trên hiện trạng giao thông vận tải đô thị ở trong nước, bài báo đề xuất nhu cầu dịch vụ người dùng hệ thống giao thông thông minh cho các đô thị lớn của Việt Nam trong giai đoạn sắp tới để làm tiền đề xây dựng kiến trúc hệ thống giao thông thông minh cho các thành phố lớn. Từ khóa: Thành phố thông minh, hệ thống giao thông thông minh (ITS), giao thông đô thị, ứng dụng ITS, dịch vụ người dùng ITS. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xây dựng và phát triển thành phố thông minh (TPTM) là xu hướng tất yếu và là ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Thực tế, TPTM đã được xây dựng ở nhiều quốc gia ở châu Âu, Mỹ, Canada, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Ấn Độ. Việc xây dựng TPTM nhằm đáp ứng xu thế đô thị hóa nhanh chóng trên thế giới. Đến năm 2050, dự đoán toàn cầu sẽ có trên 50 siêu đô thị [1]. Sự gia tăng các siêu đô thị này một phần nguyên nhân là do sự tăng trưởng của các gia đình và việc sinh nở, nhưng nguồn gốc chính là sự di cư liên tục từ các vùng nông thôn và nước nghèo hơn vào các thành phố lớn để tìm kiếm việc làm và tăng thu nhập. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hiện tại hơn một nửa dân số thế giới đang sống tại khu vực đô thị (con số này ở Việt Nam là 35%) và đến năm 2050 dự đoán tối thiểu sẽ là 70%. Quá trình đô thị hoá nhanh chóng đang đặt ra hàng loạt vấn đề và áp lực lên các thành phố lớn và vừa (trên một triệu dân) trong mọi mặt từ hạ tầng, năng lượng tiêu thụ đến môi trường và đời sống của người dân. Các nhà chính trị, khoa học và kinh tế trên thế giới đã nhận ra thách thức trên và từ đó khái niệm “thành phố thông minh” (smart cities) ra đời như một giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề này. -160-
  2. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Năm 2012, Đà Nẵng là đô thị đầu tiên ở Việt Nam phát triển và xây dựng TPTM, tiếp đó là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Việc xây dựng và phát triển các đô thị lớn hướng tới TPTM tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và thách thức đòi hỏi các nhà quản lý và các nhà khoa học cần hợp tác để đưa ra các giải pháp tối ưu nhất. Bài báo này phân tích các đặc tính của giao thông thông minh trong TPTM và đề xuất nhu cầu dịch vụ người dùng hệ thống giao thông thông minh (ITS) cho các đô thị lớn (đô thị đặc biệt, loại I, II) của Việt Nam trong giai đoạn sắp tới để làm tiền đề xây dựng kiến trúc hệ thống giao thông thông minh cho các cho các thành phố lớn. Phần 2, các tác giả làm rõ khái niệm TPTM, các đặc tính yêu cầu của “giao thông thông minh” trong TPTM. Hiện trạng giao thông đô thị ở các thành phố lớn của Việt Nam được thảo luận trong phần 3. Phần 4 đề xuất các loại dịch vụ người dùng ITS cho các đô thị lớn của Việt Nam. 2. GIAO THÔNG THÔNG MINH TRONG THÀNH PHỐ THÔNG MINH 2.14. Khái niệm thành phố thông minh Một TPTM có thể được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau, Albino và cộng sự đã đưa ra một danh sách hơn 20 định nghĩa về khái niệm này [2]. Cho dù các quan điểm được nhóm hoặc cá nhân khác nhau đưa ra nhưng vẫn có những điểm chung. Một thành phố thông minh trước hết được đặc trưng bởi việc sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) hiện đại mang tính chiến lược, có hệ thống, phối hợp với nhau trong một loạt các lĩnh vực hoạt động của đời sống đô thị. Một TPTM có khả năng giám sát tất cả cơ sở hạ tầng quan trọng của nó để có thể tối ưu hóa tốt hơn các nguồn lực, lập kế hoạch hoạt động bảo trì phòng ngừa và giám sát các khía cạnh an ninh trong khi tối đa hóa các dịch vụ cho công dân của mình. Nhìn chung, TPTM mang lại chất lượng cuộc sống bền vững, tốt hơn cho người dân. 2.15. Giao thông thông minh trong TPTM TPTM được đặc trưng bởi sáu thành phần: Con người thông minh, Kinh tế thông minh, Giao thông thông minh, Môi trường thông minh, Cuộc sống thông minh và Chính phủ thông minh như Hình 1. Động lực chính cho khả năng chuyển đổi thành phố thông minh là Con người thông minh và nền Kinh tế thông minh. Đề xuất này khác với cách tiếp cận đơn giản hóa của nhiều Chính phủ ở các nước đang phát triển, coi TPTM là việc đưa ra các quyết định đầu tư để triển khai cơ sở hạ tầng thông minh hỗ trợ bởi CNTT&TT như Internet of Things và các cơ sở hạ tầng TPTM khác có thể mua được từ các công ty đa quốc gia. TPTM có khả năng thúc đẩy ngày càng nhiều người thông minh hơn để nhân rộng cơ hội tham gia vào nền kinh tế thông minh. Nếu không có hai động lực chính này của hệ thống TPTM, không thể chuyển một thành phố trước đó sang TPTM và việc tạo TPTM không thể diễn ra chỉ bằng cách đầu tư một lần vào cơ sở hạ tầng thông minh và các công nghệ thông minh hỗ trợ bởi CNTT&TT. Giao thông thông minh trong TPTM đóng vai trò thiết yếu, là khối xây dựng thứ ba của hệ thống TPTM, cần bao gồm các tính năng sau [1]: -161-
  3. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải (1) TPTM tập trung vào khả năng di chuyển của con người chứ không chỉ tập trung vào phương tiện. (2) Một TPTM sẽ khuyến khích việc đi bộ và đi xe đạp. (3) TPTM có các đường phố sôi động (không tính thêm phí). (4) TPTM quản lý hiệu quả lưu lượng xe cộ và người đi bộ cũng như tắc nghẽn giao thông. (5) TPTM có các tuyến đường thuận tiện (ví dụ cho xe đạp và đi bộ). (6) Một TPTM có các lựa chọn giao thông cân bằng. (7) Một TPTM sẽ có hệ thống giao thông nhanh, như tàu điện ngầm, tàu điện ngầm hạng nhẹ, tàu điện một ray hoặc 'tàu điện trên cao' để di chuyển với tốc độ cao. (8) Một TPTM sẽ có hệ thống tích hợp tính di động cao liên kết các khu vực cư trú, nơi làm việc, khu vực giải trí và bến bãi, nhà ga (ví dụ: xe buýt, nhà ga đường sắt và sân bay). (9) Một TPTM sẽ thực hành mật độ sống cao. (10) TPTM có khả năng di động liền mạch cho những người khuyết tật. Chính phủ thông minh - Các viện liên kết với nhau. - Truy cập dịch vụ cộng đồng được cải thiện. - Dịch vụ chính phủ/ công dân điện tử. Môi trường thông minh Giao thông thông minh - Môi trường mang tính bền vững. - Hệ thống giao thông hiệu quả. - Tiêu thị năng lượng được giảm thiểu - Khuyến kích người đi bộ. thông qua các cải tiến công nghệ. - Hệ thống điều khiển giao thông trức tuyến để quản lý sự di chuyển của con người, xe cộ và hàng hóa. Cuộc sống thông minh - Tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe Kinh tế thông minh (bao gồm e-health, giám sát sức khỏe từ xa), - Sự cạnh tranh vùng miền/ quốc tế quản lý thông tin sức khỏe điện tử. - Chất xúc tác thúc đẩy sự đổi mới, - Nhà thông minh, tự động, các dịch vụ xây khởi nghiệp và tạo ra giá trị. dựng thông minh. - Mở rộng kinh doanh chất lượng cao - Tiếp cận không gian mở và các dịch vụ xã - Phát triển kinh doanh điện tử (e- hội chất lượng cao. banking, e-shopping). Con người thông minh - Công dân tiếp cận với các thông tin thành phố mọi lúc. - Cộng đồng được kết nối. - Học trực tuyến (e-learning). Hình 1. Các thành phần của thành phố thông minh. Theo John Kosowatz [3], tốp mười thành phố thông minh trên thế giới hiện nay gồm: Singapore, Dubai, Oslo, Copenhagen, Boston, Amsterdam, New York, London, Barcelona và Hong Kong. Dễ nhận thấy giao thông thông minh được chọn làm tiêu chí quan trọng để đánh giá thành phố thông minh. -162-
  4. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải 3. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG Ở CÁC ĐÔ THỊ LỚN CỦA VIỆT NAM Ùn tắc giao thông (UTGT) vào giờ cao điểm đã trở thành vấn nạn của người dân tại các đô thị lớn của Việt Nam. Tổn thất kinh tế do UTGT tại các đô thị lớn của Việt Nam như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh dựa trên đánh giá của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), có thể lên đến từ 2% đến 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) [4]. Giao thông tại các đô thị Việt Nam gặp những bất cập sau: (1) Số lượng phương tiện giao thông quá lớn trong khi mạng lưới giao thông không đủ để đáp ứng: Quỹ đất dành cho giao thông rất thấp (20 ÷ 25%) trong khi dân số không ngừng tăng lên tại các đô thị lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh. (2) Sự mất cân đối giữa không gian đô thị và các tuyến đường trục của đô thị với mật độ dân cư đô thị: không gian đô thị chật hẹp, có ít tuyến đường trục, kết cấu đường chưa hợp lý. Ngoài ra, trung tâm các đô thị lớn và đô thị trung bình của nước ta thường là nơi tập trung các hoạt động kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, làm cho mật độ giao thông cao, xe chạy với tốc độ thấp gây ra nhiều sự cố giao thông. (3) Sự mất cân đối giữa các phương tiện, phương thức giao thông đô thị: Nếu các đô thị trên thế giới phương thức giao thông công cộng làm chủ đạo thì tại Việt Nam xe máy trở thành phương tiện đi lại chủ yếu của người dân, chiếm tới 70-80% và nhiều chủng loại xe được sử dụng, gây ra tình trạng giao thông rối loạn. (4) Những hạn chế và bất cập của thể chế quản lý đô thị: Quy hoạch, kế hoạch và xây dựng bị tách biệt, giữa quy hoạch và kế hoạch, kế hoạch và xây dựng không có sự đồng bộ với nhau. Giao thông, đường bộ có quan hệ mật thiết với cấp nước, điện lực, bưu điện nhưng chúng được quản lý bởi các cơ quan khác nhau, kế hoạch và kênh đầu tư cũng khác nhau, do vậy không có sự phối hợp hài hòa để cùng xây dựng. Để giải quyết các thách thức, bất cập của bài toán giao thông đô thị Việt Nam trong tiến trình phát triển, đòi hỏi phải có lộ trình áp dụng tối đa ứng dụng ITS. Các đô thị lớn ở Việt Nam như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng bước đầu đã có những triển khai thiết lập hệ thống ITS cho riêng mình. Từ năm 2019, Hà Nội triển khai trung tâm điều hành giao thông chung, hợp tác với tập đoàn Siemens và các công ty công nghệ triển khai thí điểm công nghệ điều khiển giao thông tiên tiến cho nút giao thông Phạm Hùng - Mễ Trì. Bên cạnh đó, 12 quận của thành phố có chủ trương lắp đặt thêm 3.000 camera quan sát, giúp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội và cung cấp thông tin cho bản đồ giao thông. Tại TP. Hồ Chí Minh, hệ thống giao thông thông minh được phát triển thành hai giai đoạn: Giao đoạn 1 (2017 ÷ 2020) xây dựng Trung tâm giám sát và điều khiển giao thông tập trung trên cơ sở hệ thống hạ tầng hiện hữu. Giai đoạn 2 (sau 2020) hoàn thành Trung tâm điều hành giao thông thông minh với quy mô toàn thành phố. Đà Nẵng phát triển hệ thống ITS theo bốn hướng chính: Hệ thống giám sát điều khiển giao thông, tạo lập cơ sở dữ liệu ngành giao thông vận tải, ứng dụng cổng thông tin giao thông trực tuyến và giám sát bãi đỗ xe. -163-
  5. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải 4. ĐỀ XUẤT DỊCH VỤ NGƯỜI DÙNG ITS CHO CÁC ĐÔ THỊ LỚN CỦA VIỆT NAM Kể từ năm 2012 đến nay, một số nhóm chuyên gia trong nước đã có những đề xuất về các dịch vụ ITS tổng thể cho Việt Nam [5]. Kế thừa, phương pháp tiếp cận, các tác giả dựa trên tiêu chuẩn ISO 14813-1:2015 [6] mới nhất hiện nay về các dịch vụ cơ bản của ITS làm cơ sở để đề xuất các loại dịch vụ người dùng ITS cho các đô thị lớn của Việt Nam theo định hướng thành phố thông minh. Dịch vụ người dùng ITS hay gọi tắt là dịch vụ ITS ở đây được hiểu là những chức năng cung cấp cho người dùng (người quản lý/giám sát/tham gia giao thông, ) hệ thống giao thông thông minh để tăng tính an toàn, bền vững, hiệu quả, tiện nghi. So với tiêu chuẩn ISO 14813-1 về các dịch vụ ITS tổng thể, các dịch vụ ITS ở đô thị lớn của Việt Nam trong Hình 2 sẽ lược bỏ các dịch vụ trên đường cao tốc, đường biên giới, liên tỉnh, dịch vụ trong điều kiện thời tiết đặc thù (tuyết rơi, ). Đây có thể coi là bản đầy đủ các dịch vụ cơ bản cho các đô thị lớn của Việt Nam, nhưng ở mỗi thành phố có thể lựa chọn hoặc không lựa chọn như dịch vụ đa phương thức (phù hợp với Hà Nội, TP. HCM khi có các tuyến Metro, hệ thống xe bus, ), dịch vụ theo dõi và dự báo mực nước thủy triều (phù hợp với TP. HCM), Có tất cả 13 miền dịch vụ. Mỗi miền dịch vụ bao gồm một hoặc nhiều loại dịch vụ ITS. Mỗi loại dịch vụ ITS có thể bao gồm một số dịch vụ liên quan. Sự sắp xếp các dịch vụ liên quan được gọi là "nhóm dịch vụ ITS". Nhóm dịch vụ ITS bao gồm một hoặc nhiều dịch vụ tương tự hoặc bổ sung có thể được cung cấp cho người dùng ITS. Nhóm dịch vụ Dịch vụ Miền dịch vụ 1: Thông tin chuyến đi Thông tin trạng Thông tin giao thông và đường bộ thái giao thông Thông tin giao thông công cộng theo thời gian thực Thông tin đa phương thức Thông tin sân bay Thông tin bãi đỗ phương tiện Hiển thị thông tin Chỉ dẫn trong phương tiện - hướng dẫn và quy định tuyến đường theo thời gian thực Chỉ dẫn trong phương tiện - thông tin chỗ đỗ phương tiện trên phương tiện Chỉ dẫn trong phương tiện - kiểm soát tốc độ và làn đường Chỉ dẫn trong phương tiện - cảnh báo và tư vấn trước Thông tin liên quan đến phương tiện giao thông công cộng Thông tin và Hướng dẫn lộ trình trên phương tiện sử dụng thông tin thời gian thực hướng dẫn tuyến Hướng dẫn lộ trình cá nhân linh hoạt sử dụng thông tin thời gian thực đường theo thời gian thực Giao thông công cộng - Hướng dẫn chuyến đi cụ thể Lập kế hoạch Hướng dẫn chuyến đi – so sánh các phương thức chuyến đi đa phương thức Lập kế hoạch chuyến đi tập trung sử dụng đầu vào chính sách và theo thời gian thực Thông tin dịch vụ Thông tin dịch vụ du lịch - điểm đến du lịch Thông tin dịch vụ du lịch - vị trí hiện tại Miền dịch vụ 2: Quản lý và điều hành giao thông -164-
  6. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Quản lý và kiểm Giám sát giao thông soát giao thông Kiểm soát giao thông trên đường - điều khiển tín hiệu giao thông Ưu tiên cho các loại phương tiện cụ thể (ưu tiên tín hiệu và nhường đường) Quản lý làn đường được phép đổi hướng Quản lý bãi đỗ phương tiện Quản lý giao thông khu vực làm việc Thông tin tư vấn và cảnh báo giao thông Giám sát và xác nhận sự cố Quản lý sự cố giao Hỗ trợ xử lý sự cố cho người điều khiển phương tiện thông Hỗ trợ xử lý sự cố cho người tham gia giao thông Phối hợp và giải quyết sự cố Giám sát và quản lý các vật liệu nguy hiểm Thu thập thông tin sự cố từ các phương thức vận tải khác Quản lý nhu cầu Xác định phí sử dụng đường - làn đường dành riêng Xác định phí sử dụng đường - toàn bộ hệ thống đường Xác định phí sử dụng đường cho các khu vực hạn chế Quản lý truy cập (vào/ra) của phương tiện Quản lý làn đường dành cho phương tiện chở nhiều người Quản lý hệ thống đường dựa trên chất lượng không khí Quản lý bảo trì cơ Quản lý xây dựng và bảo trì hệ thống đường sở hạ tầng giao Quản lý điều kiện mặt đường thông đường bộ Quản lý đường tự động Quản lý an toàn khu vực công trường Chấp hành quy Kiểm soát truy cập (vào/ra) của phương tiện định giao thông Sử dụng làn đường dành cho phương tiện chở nhiều người Chấp hành quy định đỗ phương tiện Quy định giới hạn tốc độ Chấp hành tín hiệu giao thông Miền dịch vụ 3: Phương tiện giao thông Tăng cường khả Hỗ trợ khả năng quan sát cho người điều khiển phương tiện sử dụng các ứng dụng từ bên năng quan sát liên trong phương tiện quan đến giao Hỗ trợ khả năng quan sát cho người điều khiên phương tiện sử dụng các ứng dụng bên thông đường bộ ngoài phương tiện Hỗ trợ khả năng quan sát cho người đi bộ và người đi xe đạp Vận hành phương Tự động điều khiển tốc độ thấp tiện tự động Dừng đỗ phương tiện tự động Điều khiển hành trình thích ứng Điều khiển hành trình thích ứng có tương tác Hỗ trợ phương tiện giao thông công cộng dừng/đỗ đúng vị trí Giảm thiểu / tránh Giảm thiểu/tránh va chạm theo chiều di chuyển của phương tiện va chạm Giảm thiểu/tránh các va chạm bên Giảm thiểu/tránh các va chạm tại các điểm giao cắt -165-
  7. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Nâng cao an toàn Giám sát hệ thống bên trong phương tiện Giám sát tình trạng bên ngoài phương tiện Triển khai hạn chế va chạm trước khi Triển khai hạn chế va chạm trước khi xảy ra sự cố xảy ra sự cố Miền dịch vụ 4: Vận chuyển hàng hóa Thông quan điện Hệ thống cân động tử cho phương Thông quan điện tử không cần dừng lại để kiểm tra tiện thương mại Giám sát hồ sơ an toàn phương tiện Quy trình quản lý Tự động xác định, theo dõi và trao đổi thông tin phản hồi khẩn cấp đối với hàng hóa phương tiện nguy hiểm thương mại Tự động cung cấp thông tin hồ sơ xác thực Quản lý tự động phương tiện thương mại Kiểm tra an toàn Truy cập từ xa vào dữ liệu an toàn phương tiện thương mại bên đường tự động Truy cập từ xa vào dữ liệu điều khiển phương tiện thương mại Giám sát an toàn Giám sát hệ thống bên trong phương tiện thương mại trên phương tiện Giám sát cảnh báo cho người điều khiển phương tiện thương mại thương mại Giám sát trạng thái hàng hóa trên phương tiện thương mại Quản lý thông tin Trao đổi thông tin giữa phương tiện và nơi đến của hàng hóa đa phương thức Hỗ trợ khách hàng truy cập thông tin vận chuyển hàng hóa Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa Quản lý và kiểm Quản lý trang thiết bị, nguồn lực trung tâm đa phương thức soát hoạt động các trung tâm đa Kiểm soát phương tiện và hàng hóa đa phương thức phương thức Quản lý vận Thu thập và chia sẻ dữ liệu vận chuyển hàng hóa nguy hiểm chuyển hàng hóa Đăng ký dữ liệu vận chuyển hàng hóa nguy hiểm nguy hiểm Phối hợp đoàn phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm Phối hợp trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm Giám sát vị trí di chuyển của hàng hóa nguy hiểm Quản lý phương Thu thập và chia sẻ dữ liệu phương tiện chở hàng nặng tiện chở hàng Xử lý đăng ký phương tiện chở hàng nặng nặng Giám sát vị trí phương tiện chở hàng nặng Quản lý phương Theo dõi đoàn phương tiện giao hàng tiện giao hàng địa Điều phối đoàn phương tiện giao hàng phương Dịch vụ thông tin bãi đỗ phương tiện và khu vực giao hàng Ứng dụng viễn Thủ tục và quy định thực thi đối với các nhà cung cấp dịch vụ được quy định thông đối với Cung cấp bảo mật hệ thống phương tiện được quy định Cung cấp thông tin phương tiện Cung cấp quản lý truy cập phương tiện Cung cấp giám sát thiết bị đo tốc độ từ xa Cung cấp hệ thống nhắn tin khẩn cấp -166-
  8. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Cung cấp hồ sơ bản ghi công việc của người điều khiển phương tiện Cung cấp giám sát “tải trọng” phương tiện Cung cấp dữ liệu vị trí, tốc độ phương tiện và hàng hóa vận chuyển Cung cấp hướng dẫn đỗ phương tiện Nhận dạng và trao Thu thập dữ liệu nhận dạng vận chuyển hàng hóa đổi thông tin vận tải hàng hóa Trao đổi dữ liệu nhận dạng vận chuyển hàng hóa Miền dịch vụ 5: Giao thông công cộng Quản lý giao Quản lý vận hành giao thông công cộng thông công cộng Quản lý đội phương tiện vận tải công cộng Giám sát thiết bị phương tiện giao thông công cộng Lập kế hoạch và giám sát dịch vụ giao thông công cộng Chiến lược hoạt động giao thông công cộng Hiển thị trạng thái giao thông công cộng Vận chuyển có sự Quản lý đội phương tiện vận tải công cộng theo nhu cầu chia sẻ và đáp ứng Quản lý chia sẻ phương tiện theo nhu cầu nhu cầu Vận tải hàng hóa theo yêu cầu Miền dịch vụ 6: Dịch vụ khẩn cấp Thông báo vận Cuộc gọi cứu nạn từ người dùng chuyển khẩn cấp Cuộc gọi khẩn cấp tự động và tín hiệu cứu hộ và an toàn cá nhân Tự động cảnh báo xâm nhập và trộm cắp Thu hồi phương Ngừng hoạt động phương tiện từ xa tiện bị đánh cắp Theo dõi phương tiện bị đánh cắp Quản lý phương Theo dõi đội phương tiện khẩn cấp tiện khẩn cấp Quản lý đội phương tiện khẩn cấp Phối hợp quản lý giao thông cho phương tiện khẩn cấp - phối hợp quản lý giao thông Thông báo vật liệu Giám sát và theo dõi các phương tiện vận chuyển hàng hóa HAZMAT (vật liệu nguy hại) nguy hiểm và sự Giám sát lộ trình phương tiện vận chuyển hàng hóa HAZMAT cố Tự động thực hiện cuộc gọi khẩn cấp HAZMAT/thông báo nguy hiểm Dịch vụ ưu tiên HAZMAT Miền dịch vụ 7: Thanh toán trong giao thông vận tải Giao dịch thanh Hệ thống thu phí điện tử tương tác toán điện tử cho việc sử dụng Xác định phí sử dụng đường theo quãng đường đường bộ Quản lý nhu cầu dựa trên phí sử dụng đường Xác định phí sử dụng đường theo phân loại phương tiện Hệ thống thanh toán tại bãi đỗ phương tiện Dịch vụ quản lý Hệ thống vé điện tử vé điện tử Hệ thống quản lý vé tương tác Giao dịch thanh Thanh toán dịch vụ giao thông điện tử toán điện tử liên quan đến giao Hệ thống thanh toán điện tử liên quan đến dịch vụ vận tải đa phương thức thông vận tải Miền dịch vụ 8: An toàn cá nhân liên quan đến vận tải đường bộ -167-
  9. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Bảo đảm an toàn Báo động không âm thanh công cộng Cuộc gọi khẩn cấp/ cảnh báo nguy hiểm của phương tiện giao thông công cộng Phát hiện xâm nhập Giám sát giao thông công cộng Tăng cường an Giám sát phương tiện thô sơ và người đi bộ toàn cho người sử dụng đường bộ dễ Hệ thống giám sát phương tiện chuyên dụng bị tổn thương Tăng cường an Giám sát phương tiện giao thông chuyên dụng tại các điểm giao cắt toàn cho người khuyết tật Cảnh báo cho người điều khiển phương tiện về các phương tiện giao thông chuyên dụng Quy định an toàn Hiển thị tín hiệu cảnh báo trước cho người đi bộ sử Cảnh báo phương tiện phía trước sắp tới (đối với nút giao không có tín hiệu) dụng nút giao thông minh và liên Hệ thống cảnh báo và tín hiệu trong phương tiện kết Miền dịch vụ 9: Giám sát điều kiện thời tiết và môi trường Theo dõi Giám sát thông tin thời tiết thời tiết Dự báo thời tiết đường bộ Giám sát các điều Theo dõi và dự báo mực nước kiện môi trường Giám sát địa chấn Giám sát mức độ ô nhiễm Miền dịch vụ 10: Quản lý và điều phối ứng phó thảm họa Quản lý dữ liệu về Thu thập dữ liệu về thiên tai và các tình huống khẩn cấp thảm họa Chia sẻ dữ liệu về thiên tai và các tình huống khẩn cấp Quản lý ứng phó Lập kế hoạch ứng phó thảm họa thảm họa Triển khai ứng phó thảm họa Phối hợp với các đơn vị ứng phó Phối hợp ứng phó thảm họa khẩn cấp Miền dịch vụ 11: An ninh quốc gia Giám sát và kiểm Giám sát phương tiện vận chuyển để xác định vật liệu nguy hại (HAZMAT) và chất nổ soát các phương Xác định phương tiện khả nghi tiện khả nghi Vô hiệu hóa phương tiện khả nghi Quản lý giao thông đường bộ đối với các phương tiện khả nghi Thông báo khẩn cấp cho các cơ quan phụ trách hoặc các phương tiện khả nghi Giám sát đường Giám sát vật liệu nguy hại (HAZMAT) / chất nổ nơi có công trình hạ tầng và đường ống ống hoặc công Thực hiện các chiến lược giảm thiểu trình hạ tầng Thông báo khẩn cấp cho các cơ quan phụ trách Miền dịch vụ 12: Quản lý dữ liệu ITS Đăng ký dữ liệu Đăng ký các khái niệm dữ liệu ITS Đăng ký các chương trình con của ITS để sử dụng lại và khả năng tương tác Từ điển dữ liệu Đăng ký định nghĩa các thuật ngữ được sử dụng trong ITS Miền dịch vụ 13: Quản lý hiệu suất Lưu trữ dữ liệu Lưu trữ dữ liệu -168-
  10. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Kho dữ liệu Giám sát khí thải Mô phỏng Mô phỏng hiệu suất hệ thống (trực tuyến) Mô phỏng hiệu suất hệ thống (ngoại tuyến) Hình 2. Các dịch vụ ITS cho các đô thị lớn của Việt Nam. 5. KẾT LUẬN Trên cơ sở phân tích các đặc tính “giao thông thông minh” trong thành phố thông minh, hiện trạng giao thông đô thị và tình hình triển khai ITS thiếu đồng bộ ở các đô thị lớn của Việt Nam, bài báo đã đề xuất các dịch vụ người dùng ITS cho các thành phố lớn trong nước. Đây có thể coi là bản đầy đủ các dịch vụ cơ bản cho các đô thị lớn của Việt Nam, nhưng ở mỗi thành phố có thể cân nhắc lựa chọn dịch vụ phù hợp với định hướng phát triển thành phố thông minh và quy hoạch giao thông đô thị. Việc xác định nhu cầu dịch vụ người dùng ITS là tiền đề để các thành phố rà soát, xây dựng kiến trúc ITS đô thị trong thời gian tới. LỜI CẢM ƠN Cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tài trợ cho nghiên cứu trong khuôn khổ đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ mã số CT.2019.05.01. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. T. M. Vinod Kumar, Smart Environment for Smart Cities, Springer Nature Singapore Pte Ltd., 2020. [2]. Albino V., Berardi U., Dangelico R.M. (2015), Smart Cities: Definitions, Dimensions, Performance, and Intiatives, Journal of Urban Technology, 22 (1). [3]. John Kosowatz, Top 10 Growing Smart Cities, The American Society of Mechanical Engineers, Mar. 2020. [4]. PGS.TS Nguyễn Hồng Thái, Phát triển giao thông vận tải đô thị, kiểm soát phương tiện cá nhân tại các đô thị lớn Việt Nam, Hội thảo Khoa học Quốc gia, Nhà xuất bản Lao động xã hội, 03/2019. [5]. Lê Hùng Lân, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Quang Tuấn, Đặng Quang Thạch, Nguyễn Trung Dũng, Hệ thống giao thông thông minh, NXB Giao thông vận tải, 2012. [6]. ISO 14813-1:2015: Intelligent Transport Systems - Reference Model Architectures for the ITS Sector - Part 1: ITS Service Domains, Service Groups and Services. -169-